Bên cạnh đó, so với các nghiên cứu trước đây về áp dụng IFRS cả trong nước lẫn
quốc tế, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đầy đủ hơn, bao quát được
hầu hết các biến tác động lên vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là trong nghiên cứu hành
vi. Cụ thể là từ mô hình chính là TPB vốn khá đơn giản, luận án đã xây dựng được
các biến ngoại sinh phù hợp với vấn đề nghiên cứu, phát triển từ mô hình TPB mở
rộng của Taylor và Todd (1995b). Các biến độc lập trong mô hình TPB mở rộng rất
linh hoạt so với các biến của mô hình TPB, và có thể thay đổi để phù hợp với vấn đề
nghiên cứu khi kết hợp với các lý thuyết bổ trợ phù hợp. Kết quả kiểm định mô hình
đo lường cho thấy mô hình TPB mở rộng là hoàn toàn phù hợp với việc nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ifrs tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và cộng sự (2012) tại Mỹ (bao gồm nhân tố Thái độ, Nhận
thức về áp lực xã hội và Nhận thức về sự kiểm soát). Một nghiên cứu kế thừa từ Djatej
và cộng sự (2012) cũng như Shima và Young (2012) là nghiên cứu của Simegn (2015)
tại Ethiopia. Một trong những nghiên cứu rất quy mô về hành vi là nghiên cứu của
Jermakowicz và Gornick-Tomaszewski (2006) nhằm xem xét quá trình triển khai
IFRS của các doanh nghiệp EU trước thềm áp dụng IFRS bắt buộc, Nghiên cứu của
Joshi và cộng sự (2008) về nhận thức của người làm kế toán và kiểm toán về việc áp
dụng IFRS tại Bahrain.. nghiên cứu Bozkurt và cộng sự (2013) về nhận thức của
người làm kế toán và người làm kiểm toán về việc áp dụng IFRS tại Thổ Nhĩ Kỳ;
nghiên cứu của Rezaee và cộng sự (2010) tại Mỹ nhằm đánh giá quan điểm của các
nhóm khác nhau về việc hội tụ chuẩn mực kế toán Mỹ với IFRS. Trong một số các
nghiên cứu được thực hiện sau này, bao gồm nghiên cứu của Moqbel và cộng sự
(2013), của Kurt và Ucma (2013), đều sử dụng lại phương pháp và bảng câu hỏi của
Rezaee và cộng sự. Một nghiên cứu kế thừa Moqbel và cộng sự (2013) là nghiên cứu
của Ahalik (2016) tại Indonesia.
Ở một khía cạnh khác, vấn đề mà doanh nghiệp hay phải đối mặt là IFRS quá phức
tạp trong khi trình độ của kế toán viên có sự hạn chế, và việc chi phí chuyển đổi quá
cao chẳng hạn như nghiên cứu của Alp và Ustundag (2009) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nghiên
cứu của Sawan và Alsaqqa (2013) về việc áp dụng IFRS ở UAE, nghiên cứu của
Fearnley và Hines (2007) ở Vương Quốc Anh hay Nghiên cứu của Bahadir và cộng
sự (2016) ở Thổ Nhĩ Kỳ.
1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam:
Hai nhóm nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam liên quan đến IFRS là nghiên cứu về sự
hòa hợp giữa VAS với IFRS, và nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng IFRS. Do Việt Nam chưa chính thức áp dụng IFRS, cho nên hầu hết các doanh
nghiệp đã lập báo cáo theo IFRS đều trên cơ sở tự nguyện. Và do đó, các nghiên cứu
8
về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam cũng xoay quanh các đối
tượng tự nguyện áp dụng IFRS. Mặt khác, do Việt Nam chưa áp dụng IFRS, hầu hết
các nghiên cứu liên quan đều mang tính mang tính chất khám phá, dựa vào nguồn dữ
liệu sơ cấp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Trong phần tổng quan này, sẽ chỉ đưa
vào các nghiên cứu tiêu biểu được thưc hiện tại Việt Nam có mô hình nghiên cứu cụ
thể và có tiến hành kiểm định các giải thuyết nghiên cứu.
1.2.1 Nghiên cứu về sự hòa hợp giữa VAS với IFRS
Những nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến chủ để này gồm có: Nghiên cứu của Trần
Hồng Vân (2014) về sự hòa hợp trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất giữa kế
toán Việt Nam và kế toán quốc tế; Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2014) về hội tụ
giữa VAS với IFRS. Nghiên cứu của Pham Hoai Hương (2016) về hội tụ giữa VAS
và IFRS hay nghiên cứu mới của Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2018)
cũng về hội tụ giữa VAS và IFRS.
1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS
Đối với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, do Việt Nam
chưa áp dụng IFRS, số lượng các công bố liên quan chưa nhiều và đều là nghiên cứu
định lượng, mang tính chất khám phá, dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp để giải quyết vấn
đề nghiên cứu. Do số lượng nghiên cứu có chất lượng về IFRS tại Việt Nam không
nhiều, phần tổng quan này sẽ bao gồm cả một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng IFRS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như việc áp dụng VAS để
có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong phạm vi doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kể
đến gồm có nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2011), hoặc nghiên cứu Trần
Thị Thanh Hải (2015) khi nghiên cứu về xác lập và áp dụng khung pháp lý kế toán
cho doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Một công bố quốc tế của Dang
Duc Son (2011) đã xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT ở Việt
Nam cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu gần đây về các tác nhân bên ngoài
9
ảnh hưởng như thế nào đến việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam khi vận
dụng IFRS, Nguyễn Thị Ánh Linh (2018).
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi doanh nghiệp lớn/đại trà gồm có nghiên
cứu của Phan và cộng sự (2014) đã sử dụng dữ liệu thu thập từ Việt Nam nhằm nghiên
cứu về thuận lợi, những khó khăn, và các thách thức trong quá trình áp dụng IFRS,
nghiên cứu của Phan và cộng sự (2016) đã chứng minh được rằng các nhân tố thể chế
tại Việt Nam đều có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS. Nghiên cứu của Đặng Ngọc
Hùng (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng CMKT (VAS) tại Việt
Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) về các
nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tự nguyện tại Việt Nam. Nghiên cứu của Lê
Trần Hạnh Phương (2018) đã xác định ở phạm vi quốc gia gồm 4 nhân tố vĩ mô và 3
nhân tố vi mô, nghiên cứu của Nguyen Ngoc Hiep (2017) về chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS, nghiên cứu Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRSm hay nghiên cứu
của Thi Cam Thanh Tran và cộng sự (2019)về tác nhân ảnh hưởng đến áp dụng IFRS
tại Việt Nam.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Từ những phân tích nêu trên của các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước cho thấy,
có thể thấy rằng, khe hổng của nghiên cứu về IFRS có thể được tổng kết như sau:
Nghiên cứu về việc áp dụng IFRS theo hướng hành vi trong giai đoạn này vẫn
là phù hợp hơn cả với bối cảnh Việt Nam, khi số lượng doanh nghiệp áp dụng
IFRS chưa nhiều, việc nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh vẫn cần
thêm thời gian và số lượng doanh nghiệp áp dụng.
Hầu như chưa có nghiên cứu ở góc độ hành vi, đặc biệt là nghiên cứu trong
nước áp dụng lý thuyết nền chính là lý thuyết hành vi dự định hoặc lý thuyết
đẳng cấu thể chế một cách triệt để từ lý thuyết đến mô hình nghiên cứu để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.
10
Ngoài ra, chưa có nghiên cứu về áp dụng IFRS ở nước ngoài và trong nước có
sự kết hợp cả hai lý thuyết này vào cùng một mô hình nghiên cứu. Mô hình
nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước tương đối đơn giản, chỉ với các nhân
tố tác động trực tiếp đến việc áp dụng IFRS mà không xét đến các nhân tố gián
tiếp, tức là các thành phần tác động đến nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
IFRS.
Đối tượng khảo sát của các nghiên cứu trước vẫn còn dàn trải, bao gồm cả kế
toán viên, kiểm toán viên, nhà nghiên cứu và nhà lập quy trong cùng một
nghiên cứu với cùng một bộ câu hỏi, trong khi đối tượng chính áp dụng IFRS
là các doanh nghiệp thì hầu như không có nghiên cứu nào độc lập.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam” với mục tiêu chính là xác định các nhân tố ảnh
hưởng trong bối cảnh Việt Nam sắp áp dụng IFRS trong thời gian tới. Qua đó có thể
đóng góp vào lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
cũng như kỳ vọng có những đóng góp nhất định về thực tiễn khi các doanh nghiệp áp
dụng IFRS.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về IFRS
2.1.1 Quá trình phát triển của IFRS
Hệ thống CMKT quốc tế hay còn gọi là chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (International
Financial Reporting Standards) ra đời trên cơ sở kế thừa các CMKT quốc tế IAS trước
đây. IFRS được hình thành từ việc nhóm các nước phát triển đặt ra mục tiêu có một
tiếng nói chung về việc lập và trình bày BCTC, IFRS trong thời gian gần đây đã dần
được chấp nhận rất rộng rãi khi mà ngày càng có nhiều giao dịch vượt qua ranh giới
của từng quốc gia riêng biệt. Theo thống kê của IFRS Foundation (2018), hơn một
phần ba trong số các giao dịch tài chính là giao dịch xuyên biên giới, tức là giữa các
11
nước với nhau. Với mục tiêu cốt lõi của IFRS là giúp các doanh nghiệp trên toàn cầu
áp dụng một chuẩn chung chấp nhận được khi lập BCTC.
2.1.2 Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới
Theo số liệu mới nhất được công bố bởi IFRS Foundation từ tháng 9/2018 và chưa
có sự thay đổi cho đến tháng 4/2020, hiện đã có 166 nước và vùng lãnh thổ đã áp
dụng IFRS và bước đầu có ý định áp dụng IFRS (bao gồm cả những quốc gia mới chỉ
bước đầu nộp hồ sơ như Việt Nam), tổng GDP của các nước này chiếm 98.8% GDP
của toàn thế giới. Trong số này, các nước bắt buộc áp dụng hoặc cho phép áp dụng
IFRS đối với doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tài chính chiếm 54% GDP.
2.1.3 Tình hình thực tế áp dụng IFRS tại Việt Nam
2.1.3.1 Thực trạng áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp trong nước
Theo IFRS Foundation thì tính đến tháng 7/2019 Việt Nam vẫn là một trong số ít các
nước chưa áp dụng IFRS. Trên thực tế, các đơn vị tiên phong trong việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam cho tới thời điểm này là các ngân hàng và các tập đoàn có quy mô hàng
đầu trong nước, vì họ không chỉ thu hút nhà đầu tư nội mà còn có được sự quan tâm
rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Việc lập BCTC theo IFRS để thu hút vốn ngoại
là điều tất yếu. Đối với các doanh nghiệp đại trà, việc áp dụng IFRS (không tính các
doanh nghiệp FDI hoặc liên doanh vì IFRS là bắt buộc để lập báo cáo tập đoàn) chỉ
mang tính tự phát chứ chưa có hướng dẫn từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, để áp ứng
nhu cầu hội nhập, cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng lập BCTC
theo VAS lẫn IFRS mặc dù điều này gây tốn kém không ít công sức và tiền bạc của
các doanh nghiệp.
2.1.3.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo Narayan và Godden (2000), kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc
(trong giai đoạn 1960-1969), sau đó là Liên Xô cũ (1969-1989), Pháp và Mỹ (1989-
1995). Một cột mốc đáng nhớ của kế toán Việt Nam thời kỳ mở cửa là vào năm 1995
khi Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT về CĐKT doanh
12
nghiệp mới, và năm 2001 khi những chuẩn mực VAS đầu tiên dựa trên IAS được ban
hành. Năm 2009, thông tư 210/2009/TT-BTC được ban hành ngày 6/11/2009 mặc dù
đề cập đến việc áp dụng IFRS về các công cụ tài chính để trình bày thông tin và thuyết
minh, nhưng lại không có quy định về đo lường giá trị của các công cụ tài chính theo
giá trị hợp lý. Việc chính thức ban hành và áp dụng thông tư 200 cuối năm 2014 hay
thông tư 133 ban hành cuối tháng 8 năm 2016 về hướng dẫn CĐKT doanh nghiệp
Việt Nam là bước đệm rất cần thiết để đạt đến mục tiêu áp dụng IFRS.
Bên cạnh đó, việc Bộ tài chính ban hành thông tư 202/2014/TT-BTC nhằm hướng
dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất cho thấy những định hướng nhất
định về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế ở phạm vi báo cáo của các tập đoàn trong
nước. Ngoài ra, thông tư 210 /2014/TT – BTC ngày 30/12/2014 về hướng dẫn kế toán
đối với công ty chứng khoán cho phép áp dụng giá trị hợp lý cũng là một bước tiến
rất lớn đến việc chuẩn bị áp dụng IFRS.
2.1.3.3 Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam
Bản chính thức của Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam đã được
ban hành theo Quyết định 345/QĐ-BTC vào ngày 16 tháng 3 năm 2020. Bộ tài chính
đã xây dựng một lộ trình rõ ràng hơn, cụ thể hơn nhằm xây dựng một hệ thống chuẩn
mực mang tính quốc tế nhưng phải phù hợp với tình hình Việt Nam. Đề án cho thấy
việc thực hiện IFRS sẽ áp dụng theo từng giai đoạn, tự nguyện và bắt buộc.
2.2 Những lý thuyết nền được vận dụng trong luận án
Trong lĩnh vực kế toán, có rất nhiều lý thuyết có thể vận dụng trong nghiên cứu với
dữ liệu sơ cấp cũng như dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam theo nghiên cứu về hành vi, việc
áp dụng lý thuyết nền là rất thiết yếu để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu, đặc biệt với
những nghiên cứu tiếp cận với dữ liệu sơ cấp. Trong đó, phần tổng hợp ở trên cho
thấy hai lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, đó là lý thuyết về hành vi dự định TPB của tác
giả Ajzen (1985, 1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983).
13
2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Nhóm giả thuyết liên quan đến mô hình TPB gốc
H1: Thái độ có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp
Việt Nam
H2: Nhận thức về áp lực xã hội có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại
các doanh nghiệp Việt Nam
H3: Nhận thức về sự kiểm soát có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại
các doanh nghiệp Việt Nam
Nhóm giả thuyết liên quan đến phần mở rộng của mô hình TPB
H4: Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại
các doanh nghiệp Việt Nam.
H5: Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến thái độ
H6: Nhận thức về độ khó của IFRS có tác động ngược chiều đến đến thái độ.
H7: Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội.
H8: Áp lực mô phỏng có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội.
H9: Áp lực chuyên môn có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội.
H10: Nguồn lực tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát.
H11: Điều kiện cần có tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trong luận án này gồm có các bước cơ bản sau (dựa vào quy
trình kiểm định lý thuyết khoa học của Nguyễn Đình Thọ 2012, trang 53):
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu để tìm ra khe hổng nghiên cứu, qua đó xác
định vấn đề nghiên cứu; Tổng kết các lý thuyết có liên quan để xây dựng mô
14
hình nghiên cứu dự kiến và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang
đo.
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ, bao gồm nghiên cứu định tính với chuyên gia
nghiên cứu định lượng sơ bộ với các doanh nghiệp.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức với các doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả.
3.2 Xây dựng thang đo
Từ mô hình nghiên cứu dự kiến trong chương 2, có thể nhận thấy các khái niệm
nghiên cứu được trình bày trong luận án đều là biến tiềm ẩn (latent variable, tức là
các biến này không thể xác định được cụ thể, khác với các khái niệm không tiềm ẩn
như là doanh thu hay lợi nhuận) cho nên phải đo lường thông qua thang đo chứ không
để xác định trực tiếp. Các khái niệm nghiên cứu này được chia thành hai nhóm, nhóm
biến nội sinh và nhóm biến ngoại sinh. Trong đó nhóm biến nội sinh thuộc về mô
hình TPB gốc, còn nhóm biến ngoại sinh thuộc về phần mở rộng của mô hình TPB
với sự kết hợp của các mô hình đã trình bày trong chương hai.
Các bài nghiên cứu liên quan đến các thang đo của khái niệm nghiên cứu đều đã được
trình bày chi tiết trong hai chương đầu tiên của luận án, đa số đều thuộc những tạp
chí quốc tế có thứ hạng. Cụ thể, các thang đo chính được kế thừa, điều chỉnh và bổ
sung mới cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận án gồm có:
Thang đo của Liu và cộng sự (2008) đối chiếu với thang đo của Djatej và
cộng sự (2012). Trong đó, thang đo của Djatej và cộng sự (2012) vận dụng
mô hình TPB gốc, còn thang đo của Liu và cộng sự (2008) vận dụng mô
hình TPB mở rộng. Khi xây dựng thang đo, Djatej và cộng sự (2012) thừa
nhận đã kế thừa và rút gọn từ thang đo của Liu và cộng sự (2008) cho nên
2 thang đo này có nhiều điểm tương đồng với nhau mặc dù khác vấn đề
nghiên cứu. Do đó, trong quá trình kế thừa thang đo, tác giả luận án luôn
kết hợp giữa hai thang đo này với nhau để đảm bảo sự chuẩn xác của thang
đo cũng như đảm bảo không bỏ sót câu hỏi khảo sát.
15
Thang đo của Phang và Mahzan (2013) về áp dụng IFRS tại Malaysia. Đây
là thang đo liên quan đến mô hình đẳng cấu thể chế.
Thang đo của Rezaee và cộng sự (2010) về lợi ích của IFRS và những rào
cản tại Mỹ. Nghiên cứu này được kế thừa bởi khá nhiều nghiên cứu liên
quan đến IFRS đã đề cập trong chương tổng quan. Tuy nhiên Rezaee và
cộng sự (2010) không vận dụng lý thuyết nào cụ thể, cho nên việc kế thừa
các biến quan sát trong thang đo gốc của các tác giả sẽ được chọn lọc cho
phù hợp với phần cơ sở lý thuyết của luận án cũng như phù hợp bối cảnh
nghiên cứu tại Việt Nam.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai
đoạn chính thức. Trong đó giai đoạn sơ bộ gồm có nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng sơ bộ; giai đoạn sau là nghiên cứu định lượng chính thức. Mục tiêu
của nghiên cứu sơ bộ là để hiệu chỉnh thang đo, trong đó thực hiện phỏng vấn chuyên
gia để hoàn thiện thang đo nháp; sau đó tiến hành khảo sát thử để kiểm định thang
đo. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là thang đo đã hiệu chỉnh để sử dụng ở giai đoạn
nghiên cứu chính thức. Cụ thể hơn, giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bao gồm nghiên cứu
định tính với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng phương pháp phỏng vấn sâu
đối với người quản lý và am hiểu về kế toán doanh nghiệp, giảng viên, các kiểm toán
viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, và chuyên gia soạn thảo IFRS
tại Việt Nam để điều chỉnh thang đo; và nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định
thang đo. Tiếp sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định
mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong chương này tác giả luận án sẽ trình bày kết quả nghiên cứu từ quy trình đã đề
xuất ở chương 3, tức là xuất phát từ nghiên cứu định tính, tác giả sẽ loại bỏ các biến
16
quan sát không phù hợp, từ đó sẽ gởi bảng câu hỏi để phục vụ cho nghiên cứu định
lượng sơ bộ và xử lý số liệu với phần mềm SmartPLS phiên bản 3.2.8. Sau khi loại
các biến không đạt yêu cầu, bảng câu hỏi sẽ được điều chỉnh lại và gởi đến những
người làm quản lý từ cấp phòng kế toán trở lên để tổng hợp và xử lý dữ liệu với kỹ
thuật PLS-SEM.
4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
4.1.1 Nghiên cứu định tính
Về cơ bản, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết thang đo đều được chuyên
gia tán thành về nội dung, như vậy đã đạt được mục tiêu chính đã đặt ra trong chương
3 trong phần nghiên cứu định tính về giá trị nội dung và tính đơn hướng của thang
đo. Kết thúc việc tổng hợp ý kiến với chuyên gia cho thấy hầu hết các thang đo đều
nhận được sự đồng tình, trong đó các chuyên gia có một số đề xuất mới cho thang đo
Nhận thức về tính hữu ích, Nguồn lực và Điều kiện cần có. Đặc biệt, thang đo Nhận
thức về tính hữu ích được các chuyên gia đánh giá cao và dành nhiều thời gian trao
đổi hơn so với các thang đo còn lại. Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu định tính
với sự đồng tình của các chuyên gia, tác giả luận án bổ sung thêm 1 biến quan sát cho
thang đo Nhận thức về tính hữu ích (bằng cách tách biến HI4 thành hai câu khác
nhau), bỏ biến Nhận thức về độ khó, bỏ bớt biến quan sát HI3 do có thể trùng với
biến HI5), bỏ biến NL3 cũ, thay bằng NL3 với nội dung mới, bỏ DK 3 cũ, bổ sung
biến DK3 mới, và sửa một số câu trong các biến quan sát để làm rõ nghĩa theo gợi ý
của chuyên gia.
4.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Kết quả kiểm định thang đo sau khi khảo sát 102 doanh nghiệp cho thấy có 3 biến
quan sát là ACC4, AMP4 và HI5 có hệ số tải ngoài lần lượt là 0.642, 0.689 và 0.568,
tức là không đạt yêu cầu do thấp hơn ngưỡng cho phép là 0.7. Bên cạnh đó, độ tin
cậy của các biến quan sát này lần lượt là 0.412, 0.475, 0.323, tức là đều không đạt
ngưỡng cho phép là 0.5. Cho nên, tác giả sẽ loại các biến này khỏi các thang đo ACC,
17
AMP và HI nhằm đảm bảo giá trị hội tụ cho các thang đo. Trước khi loại biến, tác
giả đã cân nhắc về giá trị nội dung của thang đo có bị ảnh hưởng hay không và có đối
chiếu lại với ý kiến chuyên gia trong phần nghiên cứu định tính về những biến quan
sát này và đánh giá rằng việc loại biến này theo tác giả vẫn phù hợp với giá trị nội
dung trong bối cảnh Việt Nam. Sau khi loại 3 biến này, tác giả chạy lại thủ tục PLS
Algorithm chính thức lần 2 với kết quả cho thấy độ tin cậy của thang đo và giá trị hội
tụ của các biến quan sát đều tăng so với kết quả lần 1, điều đó cho thấy việc loại cả 3
biến này là phù hợp. Kết quả chạy PLS Algorithm lần thứ 2 cho thấy các chỉ số về
giá trị hội tụ của thang đo và độ tin cậy nhất quán nội tại của các thang đo trong mô
hình đều đạt yêu cầu.
4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức
4.2.1 Mẫu nghiên cứu
Bảng câu hỏi chính thức được gởi đến các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, Hà
Nội, Bình Dương, Đồng Nai, theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất. Bên cạnh
TP.HCM, mẫu chính thức được mở rộng thêm chủ yếu ở các tỉnh thành lớn gồm Hà
Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và đa
dạng ngành nghề. Khảo sát chính thức được thực hiện từ tháng 12/2019 đến đầu
tháng 3/2020 với số phiếu trả lời chính thức là 221 sau khi lọc dữ liệu. Cũng như
trong nghiên cứu sơ bộ, tất cả đối tượng tham gia trả lời được chọn đều làm quản lý
doanh nghiệp hoặc quản lý cấp phòng kế toán, hầu hết đều có thâm niên trong lĩnh
vực kế toán từ 5-10 năm hoặc trên 10 năm.
Bảng 4. 1: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả
thuyết
Nội dung Hệ số P
Values
Kết quả
H1 Thái độ có tác động cùng chiều đến việc
áp dụng IFRS tại Việt Nam
0.290 0.000 Chấp
nhận
18
H2 Nhận thức về áp lực xã hội có tác động
cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam
0.248 0.000 Chấp
nhận
H3 Nhận thức về sự kiểm soát có tác động
cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam
0.229 0.000 Chấp
nhận
H4 Nhận thức về tính hữu ích có tác động
cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt
Nam.
0.211 0.012* Bác bỏ ở
mức ý
nghĩa 1%
H5 Nhận thức về tính hữu ích có tác động
cùng chiều đến thái độ
0.760 0.000 Chấp
nhận
H6 Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều
đến nhận thức về áp lực xã hội
0.200 0.005 Chấp
nhận
H7 Áp lực mô phỏng có tác động cùng chiều
đến nhận thức về áp lực xã hội
0.240 0.000 Chấp
nhận
H8 Áp lực chuyên môn có tác động cùng
chiều đến nhận thức về áp lực xã hội
0.457 0.003 Chấp
nhận
H9 Nguồn lực tác động cùng chiều đến nhận
thức về sự kiểm soát
0.491 0.000 Chấp
nhận
H10 Điều kiện cần có tác động cùng chiều đến
nhận thức về sự kiểm soát
0.343 0.005 Chấp
nhận
(Nguồn: tác giả luận án)
19
4.3 Tổng hợp kết quả và bàn luận
4.3.1 Tổng hợp kết quả
Căn cứ vào kết quả đã trình bày ở phần trên từ mô hình đo lường 1 (là mô hình nghiên
cứu chính thức của luận án) cho thấy tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận với
mức ý nghĩa 5%. Chỉ có một điểm lưu ý rằng đối với giả thuyết H4, nếu mức ý nghĩa
khắt khe hơn ở mức 1%, thì giả thuyết này sẽ bị bác bỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của mô hình TPB hay mô hình TPB mở rộng
khi đánh giá ý định hành vi, đặc biệt là hành vi áp dụng IFRS trong bối cảnh Việt
Nam đang trong lộ trình áp dụng. Kết quả tính toán R² cho thấy mô hình có cấu trúc
nội sinh khá mạnh, tức là đảm bảo về mặt chất lượng của mô hình. Và khi xem xét
các hệ số f² và Q², q², kết quả cũng cho thấy các biến ngoại sinh đều có tính dự báo
cho các biến nội sinh từ mức trung bình trở lên.
4.3.2 Bàn luận
4.3.2.1 Tác động của các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận
thức về sự kiểm soát đối với Việc áp dụng IFRS
Đây là các biến trong mô hình TPB gốc và tác động trực tiếp đến Việc áp dụng IFRS
tại Việt Nam. Trong số này, biến Thái độ có tác động mạnh nhất với hệ số tác động
là 0.290, tiếp theo sau lần lượt là Nhận thức về ảnh hưởng xã hội (0.248) và Nhận
thức về sự kiểm soát (0.229).
4.3.2.2 Tác động của các biến trong phần mở rộng của mô hình TPB gốc đối với
các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát
Tác động của Nhận thức về tính hữu ích với các biến Thái độ là rất mạnh (0.760).
Mặc dù các nghiên cứu trước đây đều bỏ qua mối quan hệ này, tuy nhiên kết quả
kiểm định trong luận án cho thấy tác động này rất phù hợp với lý thuyết TPB gốc của
Ajzen (1991) hay mô hình TPB mở rộng của Taylor và Todd (1995b)
20
Áp lực chuyên môn có tác động mạnh nhất đến Nhận thức về áp lực xã hội, tiếp theo
sau lần lượt là Áp lực mô phỏng và Áp lực cưỡng chế. \
Nguồn lực của doanh nghiệp và Điều kiện cần có đều có tác động ở mức khá mạnh
đến Nhận thức về sự kiểm soát với các mức tác động lần lượt là 0.491 và 0.343. Kết
quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò rất quan trọng của nguồn lực doanh nghiệp đối
với nhận thức về sự kiểm soát, và thậm chí còn có tác động gián tiếp (0.12) đối với
Việc áp dụng IFRS.
4.3.3.3 Tác động của các thành phần mở rộng trong mô hình nghiên cứu đối với
Việc áp dụng IFRS
Thành phần bậc nhất của biến Thái độ là biến Nhận thức về tính hữu ích cũng có tác
động đến Việc áp dụng IFRS với hệ số 0.211. Mối quan hệ này đã được chứng minh
qua các công bố của Kurt và Ucma (2013), Moqbel và cộng sự (2013), Rezaee và
cộng sự (2010), hay Joshi và cộng sự (2008). Tuy nhiên, p-value của mối quan hệ
này cho thấy, nếu đánh giá một cách khắt khe ở mức ý nghĩa 1% thì mối quan hệ này
không có ý nghĩa.
Kết quả cho thấy Áp lực chuyên môn và Nguồn lực cũng có tác động đến việc áp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_ap.pdf