Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng

Ấn Độ thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp bắt buộc đối với người vay vốn. Hiện nay có

các chương trình bảo hiểm: Chương trình bảo hiểm cây trồng toàn diện (CCIS); Chương

trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia (NAIS); Chương trình thí điểm bảo hiểm mùa vụ dựa

trên thời tiết (WBCIS); Chương trình bảo hiểm cây trồng quốc gia (NCIP). Các hộ nông dân

có quy mô sản xuất nhỏ và trung bình được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm từ Chính phủ và chính

quyền bang (đồng tài trợ). Những tổn thất vượt quá 150% phí bảo hiểm, sẽ do Quỹ cứu trợ

nông nghiệp do Chính phủ trung ương và chính quyền bang đồng bồi thường theo tỷ lệ 1:1.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng hỗ trợ chi phí quản lý của chương trình

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở cho việc khảo sát tác động của nhân tố bên ngoài đối với niềm tin bên trong (Davis & cộng sự) của một người về việc chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ (Davis & Vankatest, 2000). Theo Ajzen & Fishbein (1975) những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến thái độ một cách gián tiếp thông qua niềm tin của người đó. 1.2.5. Mô hình kết hợp TPB và TAM Mô hình kết hợp TPB và TAM, được đề xuất bởi Taylor và Todd (1995). Theo mô hình này, một ý định hành vi chịu tác động bởi 3 yếu tố: (i) thái độ của cá nhân đối với một 8 hành vi; (ii) chuẩn chủ quan hay áp lực của xã hội lên hành vi của cá nhân đó; (iii) khả năng kiểm soát của cá nhân đó khi thực hiện hành vi. 1.2.6. Lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi Ajzen và Fishbein (2005) kết hợp các kết quả nghiên cứu của mình ở 2 mô hình TRA và TPB để cho ra đời mô hình tổng hợp với sự xem xét tác động của biến thái độ đến hành vi. Cốt lõi của mô hình là một chuỗi các hiệu ứng nhân quả bắt đầu với sự hình thành niềm tin hành vi, quy phạm và kiểm soát. Những niềm tin này là giả định ảnh hưởng đến thái độ, các chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức từ đó lần lượt tạo ra ý định và hành vi. 1.2.7. Một số mô hình có liên quan Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Thị Sinh (2019) đã loại nhân tố Thái độ ra khỏi mô hình của mình, với lý giải rằng Thái độ chưa thể coi là một trung gian hoàn chỉnh để đánh giá tác động của nhân tố Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng lên nhân tố Ý định của hành vi. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã bổ sung hai nhân tố Thu nhập và Truyền thông vào trong mô hình. Còn Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018) vận dụng mô hình TRA và mô hình TPB, bổ sung thêm nhân tố Tuyên truyền, Cảm nhận rủi ro, Thủ tục tham gia, Trách nhiệm đạo lý. Từ hai mô hình này, có thể thấy nhân tố truyền thông và nhân tố thủ tục tham gia có tác động đến ý định tham gia của người dân, đây là gợi ý về nhân tố cho mô hình nghiên cứu của luận án. Như vậy, từ tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết về ý định mua của khách hàng, luận án đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng là: Thái độ của hộ nông dân, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về kiểm soát rủi ro, Truyền thông và Thủ tục tham gia. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, luận án thiết lập quy trình nghiên cứu bao gồm 6 bước Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu. Bước 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các công trình trước đó. Bước 3: Nghiên cứu định tính, điều tra DNBH và hộ nông dân. Bước 4. Nghiên cứu định lượng. Bước 5: Tiến hành phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định giá trị các biến và đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức. Bước 6: Phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. 9 2.2. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia, mục đích là: - Kiểm tra và khám phá thêm các biến độc lập ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa trong mô hình lý thuyết ban đầu (được hình thành trên cơ sở tổng quan lý thuyết). - Điều chỉnh bổ sung thang đo. Thông qua phỏng vấn sâu, tác giả muốn kiểm tra xem đối tượng điều tra có hiểu đúng ý nghĩa của các thang đo hay không, về cấu trúc, từ ngữ của thang đo có dễ hiểu không, dễ trả lời hay không. Từ đó các thang đo sẽ được điều chỉnh trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng. 2.2.2. Nghiên cứu định lượng + Về phía DNBH: luận án gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp BHPNT trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, đối tượng khảo sát là lãnh đạo DNBH. + Về phía hộ nông dân: NCS tiến hành khảo sát tại Thái Bình và Nam Định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: mỗi tỉnh chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn chọn 10 hộ gia đình. Vì vậy, kích thước mẫu là 540 hộ, thõa mãn cả điều kiện nghiên cứu của Hair & cộng sự, (1998) và Tabachnick & Fidell (1991) Công cụ sử dụng để chạy mô hình là phần mềm SPSS 21.0 2.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp Phương pháp áp dụng khi sử dụng loại dữ liệu này chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả, như: phương pháp so sánh, phân tổ, đồ thị... Dữ liệu sơ cấp + Dữ liệu từ phía hộ nông dân: khảo sát 540 hộ nông dân ở Thái Bình và Nam Định. + Dữ liệu từ phía DNBH: NCS phỏng vấn và khảo sát các chuyên gia từ các DNBH. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê mô tả Luận án sử dụng công cụ thống kê mô tả để xử lý số liệu, phân tích kết quả, hiệu quả triển khai bảo hiểm cây lúa nói riêng. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Luận án kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha với tiêu chuẩn: Cronbach’s Alpha >= 0,6: Chấp nhận được với những nghiên cứu mới; Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Thang đo sử dụng được; Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo tốt Phân tích nhân tố khám phá EFA Luận án kiểm định Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của 10 EFA; chỉ số KMO thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA; giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ các nhân tố. Phân tích phương sai ANOVA Phân tích phương sai ANOVA giúp xem xét các thuộc tính khác nhau thì ý định tham gia bảo hiểm cây lúa có sự khác nhau hay không. Phương pháp phân tích hồi quy Luận án sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistics với phương trình như sau: Y= βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5 X5 + β6X6 Trong đó: + Biến Y1 là biến phụ thuộc đại diện cho ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng. + Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa. + βo, β1, β3, β4, β5, β6, là các hệ số của mô hình hồi quy. 2.4. Xây dựng mô hình và thang đo 2.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Luận án quyết định lựa chọn mô hình TPB để tiến hành nghiên cứu, quá trình khảo sát được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, NCS gửi phiếu điều tra tới các DNBH phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam, đồng thời phỏng vấn sâu 15 chuyên gia. Mục đích là để rà soát các thang đo và xác định ngoài 3 nhân tố trong mô hình TPB thì các nhân tố mới mà luận án dự định đưa vào mô hình là Truyền thông về bảo hiểm cây lúa, Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa, Chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ có khả quan hay không. Ở giai đoạn 2, sau khi xác định được các nhân tố khả quan, luận án xây dựng bảng hỏi, điều tra các hộ gia đình để kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của họ. Kết quả của giai đoạn 1 cho thấy các biến độc lập luận án dự định đưa vào mô hình có thể có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó, NCS đề xuất mô hình nghiên cứu có 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như sau: Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm cây lúa Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa Chuẩn chủ quan Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa Truyền thông về bảo hiểm cây lúa Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa Chính sách hỗ trợ phí của H1 H2 H3 H4 H5 H6 11 2.4.2. Xây dựng thang đo nghiên cứu Để đo lường các biến, luận án dựa vào các nghiên cứu trước đó và kết quả khảo sát DNBH cũng như phỏng vấn chuyên gia để xây dựng thang đo. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ phổ biến từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý 2.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu Có 6 giả thuyết được đưa ra tương ứng với 6 nhân tố này: H1: Thái độ đối với hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa có tác động dương đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa H2: Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa H3: Kiểm soát nhận thức hành vi có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa H4: Truyền thông về bảo hiểm cây lúa có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa H5: Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa H56: Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm cây lúa có tác động tích cực đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa CHƯƠNG 3 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO HIỂM CÂY LÚA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN 3.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò Bảo hiểm cây lúa 3.1.1. Sự cần thiết khách quan 3.1.2. Vai trò của Bảo hiểm cây lúa 3.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cây lúa 3.2.1. Hình thức bảo hiểm 3.2.1.1. Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm, có thể triển khai bảo hiểm cây lúa theo 2 hình thức: bảo hiểm rủi ro chỉ định và bảo hiểm mọi rủi ro. a. Bảo hiểm rủi ro chỉ định 12 b. Bảo hiểm mọi rủi ro 3.2.1.2. Căn cứ theo phương thức bảo hiểm, người ta chia ra: bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm chỉ số. a. Bảo hiểm truyền thống b. Bảo hiểm cây lúa theo chỉ số 3.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm cây lúa là sản lượng thu hoạch vào cuối mùa vụ. Thời gian bảo hiểm thường tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch xong sản phẩm. 3.2.3. Giá trị bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm Đối với cây lúa, người nông dân mua bảo hiểm trước mỗi mùa vụ, vì thế GTBH, STBH được xác định căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế bình quân trong một số năm về trước và giá cả bình quân một đơn vị sản lượng trong những năm đó. 3.2.4. Kiểm soát rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất a. Kiểm soát rủi ro b. Đề phòng, hạn chế tổn thất 3.2.5. Giám định và bồi thường tổn thất Công tác giám định là kiểm tra hiện trường nguyên nhân và mức độ tổn thất. Và khi bồi thường, DNBH phải chú ý đến tỷ lệ bồi thường, mức miễn thường, giá trị tận thu 3.2.6. Phòng chống trục lợi trong bảo hiểm cây lúa Để phòng chống trục lợi trong bảo hiểm cây lúa, các điều khoản, quy tắc bảo hiểm cần được xây dựng chặt chẽ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, để các hộ nông dân thấy được tác hại lâu dài của việc trục lợi bảo hiểm 3.2.7. Tái bảo hiểm trong bảo hiểm cây lúa Việc thu xếp tái bảo hiểm là vấn đề bắt buộc. Mục đích của thu xếp tái bảo hiểm cây lúa là để bảo vệ cho doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho hộ nông dân. 3.3. Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân 3.3.1. Hành vi của khách hàng Theo hiệp hội Marketing Mỹ, hành vi khách hàng là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Phillip Kotker và Levy (2001), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của cá nhân khi quyết định mua sắm, sử dụng hay vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, hành vi khách hàng là toàn bộ quá trình diễn biến của khách hàng từ khi họ có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nào đó cho đến khi họ lựa chọn mua và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ này. 3.3.2. Ý định và quyết định của khách hàng Các giai đoạn trong quy trình mua hàng được giới thiệu bởi Engel và cộng sự (1968). Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin 13 Giai đoạn 3: Đánh giá các phương án Giai đoạn 4: Ra quyết định: Bình thường người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm theo ý định của họ, nhưng có hai yếu tố có thể gây ảnh hưởng đó là thái độ của người khác và những yếu tố bất ngờ của hoàn cảnh. Giai đoạn 5: Hành vi sau mua 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân 3.4.1. Thái độ đối với hành vi Thái độ là hành vi được định nghĩ là “đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi” (Ajzen, 1991), hay là “ý kiến nói chung của một người về việc tán thành hay không tán thành đối với hành vi cụ thể nào đó (Ajzen & Fishbein, 1980). 3.4.2. Chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan được mô tả là “nhận thức của một người về việc hầu hết những người quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là người đó nên hay không nên thực hiện một hành vi nào đó” (Ajzen & Fishbein, 1980) hay là “nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi” (Ajzen, 1991). 3.4.3. Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là “cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). Nhận thức kiểm soát hành vi thể hiện mức độ một cá nhân cảm nhận về khả năng thực hiện một hành vi nào đó là độ dễ hay khó. 3.4.3. Truyền thông Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. 3.4.5. Thủ tục tham gia Thủ tục tham gia thể hiện quá trình tiếp cận, tìm hiểu các thông tin liên quan của khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. 3.4.6. Chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ Chính sách hỗ trợ phí của Chính phủ là sự tài trợ một phần hoặc toàn bộ phí bảo hiểm cho người tham gia. Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm giúp hộ nông dân giảm nhẹ gánh nặng tài chính khi tham gia bảo hiểm, đồng thời giúp họ tin tưởng hơn vào chính sách. 3.3. Bảo hiểm nông nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3.3.1. Bảo hiểm nông nghiệp của một số nước trên thế giới 3.3.1.1. Ở Tây Ban Nha Ở Tây Ban Nha, có ba chương trình được cung cấp: Bảo hiểm thiệt hại Đa rủi ro, Bảo hiểm năng suất, dựa trên khu vực địa lý, Bảo hiểm năng suất, dựa trên trang trại cá nhân. Trợ cấp phí bảo hiểm là yếu tố chính trong chính sách của Tây Ban Nha. Tỷ lệ trợ cấp cho 14 phí bảo hiểm đã thay đổi đáng kể trong khoảng từ 0,47% năm 1998 đến 0,58% năm 2008 và Chính phủ là nhà tái cuối cùng cho các DNBH. 3.3.1.2. Ở Mỹ Chính phủ Mỹ thành lập Tổng công ty bảo hiểm cây trồng liên bang (FCIC) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và hiện nay chịu sự quản lý của cơ quan quản lý rủi ro (RMA). Mỹ là quốc gia thực hiện đa dạng các chương trình bảo hiểm. Chương trình Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro (Multi-Peril Crop Insurance), bao gồm 3 chương trình: Bảo hiểm rủi ro thảm họa (CAT);Bảo hiểm toàn phần (Buy-up Coverage); Bảo hiểm rủi ro nhóm (GRP). Chương trình Bảo hiểm thu nhập (Revenue Insurace) bao gồm 3 chương trình: Bảo vệ thu nhập (Income Protection), Đảm bảo thu nhập mùa màng (CRC), Bảo đảm doanh thu (RA). Chính phủ Mỹ hỗ trợ bằng nhiều cách: cung cấp các khoản trợ cấp bảo hiểm, miễn phí bảo hiểm năng suất thiên tai cơ bản cho toàn bộ diện tích cây trồng, hỗ trợ bồi thường, hỗ trợ chi phí quản lý cho các công ty bảo hiểm và Chính phủ nhận tái bảo hiểm 3.3.1.3. Ở Ấn Độ Ấn Độ thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp bắt buộc đối với người vay vốn. Hiện nay có các chương trình bảo hiểm: Chương trình bảo hiểm cây trồng toàn diện (CCIS); Chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia (NAIS); Chương trình thí điểm bảo hiểm mùa vụ dựa trên thời tiết (WBCIS); Chương trình bảo hiểm cây trồng quốc gia (NCIP). Các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và trung bình được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm từ Chính phủ và chính quyền bang (đồng tài trợ). Những tổn thất vượt quá 150% phí bảo hiểm, sẽ do Quỹ cứu trợ nông nghiệp do Chính phủ trung ương và chính quyền bang đồng bồi thường theo tỷ lệ 1:1. Bên cạnh đó Chính phủ cũng hỗ trợ chi phí quản lý của chương trình. 3.3.1.4. Ở Trung Quốc Ủy ban Điều hành bảo hiểm Trung Quốc hình thành 4 công ty bảo hiểm chuyên về bảo hiểm nông nghiệp. Chính quyền địa phương ở một số tỉnh làm việc chặt chẽ với PICC và CUPIC để phát triển và thí điểm một hàng loạt sản phẩm nông nghiệp và các chương trình mới. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ khoảng 35% phí bảo hiểm cho nông dân, chính quyền cấp tỉnh trợ cấp 25%, còn chính quyền cấp huyện trợ cấp không dưới 10% phí bảo hiểm cho nông dân. Như vậy hộ nông dân chỉ phải trả khoảng 10-30% phí bảo hiểm. 3.3.1.5. Ở Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia điển hình trong việc xây dựng Hội tương hỗ bảo hiểm nông nghiệp theo ba cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp thôn bản. Bảo hiểm nông nghiệp Nhật Bản dựa trên sự hợp tác của nông dân địa phương để thành lập quỹ dự trữ chung bằng cách tích lũy phí bảo hiểm nhằm giảm thiểu thiệt hại của người nông dân khi gặp thiên tai. Chính phủ Nhật Bản tài trợ khoảng 50% phí bảo hiểm và là nhà tái bảo hiểm cuối cùng. 3.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 15 Thứ nhất, Bảo hiểm cây lúa được thiết kế là sản phẩm thương mại, phát triển dựa trên quy luật cung cầu. Thứ hai, Nhà nước thường tiến hành tài trợ cho bảo hiểm nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu triển khai. Thứ ba, Kết hợp BHNN cùng các công cụ tài chính khác và Nhà nước đóng vai trò là người nhận tái bảo hiểm cuối cùng cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ tư, phải đảm bảo được quy luật số đông trong bảo hiểm nông nghiệp. Thứ năm, hầu hết các nước đã tiến hành bảo hiểm trên phạm vi toàn quốc, đồng thời quy định một số nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm để hạn chế tình trạng lựa chọn đối nghịch. Thứ sáu, Nhà nước thường tạo “cú hích” cho thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Thứ bảy, thiết kế sản phẩm đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu và khả năng của hộ nông dân, kết hợp triển khai bảo hiểm truyền thống với bảo hiểm chỉ số; về lâu dài đều hướng tới bảo hiểm theo chỉ số. Thứ tám, lựa chọn mô hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp phù hợp CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bằng sông Hồng với phát triển sản xuất lúa 4.1.1. Về điều kiện tự nhiên 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.2. Thực trạng bảo hiểm cây lúa ở khu vực đồng bằng sông Hồng 4.2.1. Giai đoạn trước năm 2011 Năm 1982, Chính phủ đã bắt đầu triển khai chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh (tỉnh Hà Nam Ninh cũ). DNBH được chỉ định triển khai bảo hiểm cây lúa lúc đó là Bảo Việt. Thời gian thí điểm từ năm 1982 đến hết năm 1983. Sang năm 1984, do thay đổi phương thức sản xuất từ mô hình hợp tác xã sang mô hình sản xuất kinh tế hộ, đồng thời người dân được mùa nên phần lớn hộ nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa không gặp tổn thất, điều này khiến họ không còn nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa nữa, vì thế từ 1984, Bảo Việt phải dừng triển khai. Đến năm 1993, Bảo Việt triển khai trở lại bảo hiểm cây lúa ở 12 tỉnh. Tuy các tỉnh này là những tỉnh trồng lúa điển hình nhưng những vùng được bảo hiểm lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Kết quả sau đó cho thấy đối tượng chính tham gia bảo hiểm là những nông hộ đến từ khu vực có nguy cơ thiệt hại cao nhất, thực trạng lựa chọn đối nghịch này đã gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng cho Bảo Việt (FAO, 1999). Năm 1997, Bảo Việt tiếp tục mở rộng bảo hiểm cây lúa ở 16 tỉnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự có ý nghĩa, bởi vì diện tích tham gia bảo hiểm chỉ chiếm một phần rất nhỏ, vì thế sau 2 năm buộc phải chấm dứt do những tổn thất quá lớn. 16 4.2.2. Giai đoạn từ năm 2011 - 2013 4.2.2.1. Cơ sở triển khai bảo hiểm cây lúa khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2013 Ngày 01/03/ 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh thành trong giai đoạn 2011-2013; trong đó có 7 tỉnh triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa. Chính Phủ cũng quy định 2 DNBH triển khai thí điểm là Bảo Việt và Bảo Minh. Đồng thời, Chính phủ cũng quy định hỗ trợ phí bảo hiểm theo phân loại hộ nông dân. Từ khi Quyết định 315/2011/QĐ-TTg ra đời, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã liên tiếp ra một loạt các văn bản nhằm định hướng triển khai loại hình này 4.2.2.2. Đánh giá tình hình tham gia bảo hiểm cây lúa Do Quyết định 315/2011/QĐ-TTg được áp dụng từ ngày 01/7/2011, khi đó vụ xuân và vụ mùa đã qua, vì thế năm 2011 ở đồng bằng sông Hồng không có bảo hiểm cây lúa. Đến 2012 và 2013, số hộ dân tham gia bảo hiểm và diện tích trồng lúa được bảo hiểm cũng tăng lên trong ba năm triển khai thí điểm này. Mặc dù diện tích trồng lúa năm 2013 có giảm xuống so với 2012, song tỷ lệ tham gia bảo hiểm lại cao hơn do diện tích tham gia bảo hiểm tăng. Trong 3 năm thí điểm, cơ cấu hộ nghèo tham gia bảo hiểm nông nghiệp ở hai tỉnh này vẫn chiếm đa số: 96,74% năm 2012 và 94,84% năm 2013 ở Thái Bình; 95% năm 2012 và 94,3% năm 2013 ở Nam Định. Năm 2012, Sau cơn bão số 8, Bảo Việt đã chi trả hơn 2,690 tỷ đồng cho các hộ dân ở huyện Tiền Hải, Thái Thụy. 4.2.3. Giai đoạn từ năm 2014 - 2019 Từ sau khi Quyết định 315/2011/QĐ-TTg hết hiệu lực vào năm 2013, cơ sở triển khai bảo hiểm cây lúa của Bảo Việt và Bảo Minh không còn như trước, động lực tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân cũng biến mất. Ngày 18/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp. Nghị định này quy định chính sách hỗ trợ BHNN thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định. Đến ngày 26/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ BHNN, trong đó có đối tượng là cây lúa. Về cơ bản mức hỗ trợ phí bảo hiểm cây lúa theo quy định của Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg đã thấp hơn so với giai đoạn 2011 - 2013. Từ khi Quyết định 315/2011/QĐ-TTg hết hiệu lực cho đến khi hai văn bản mới có hiệu lưc, bảo hiểm cây lúa gần như không được triển khai. 4.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, song kết quả thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn một số hạn chế như: Diện tích tham gia bảo hiểm chưa lớn, 17 Số hộ nông tham gia bảo hiểm nông nghiệp ít, đa số là các hộ nông dân nghèo. Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thực sự chưa mặn mà với việc triển khai bảo hiểm cây lúa. Những hạn chế trên do một số nguyên nhân sau: 1) Về phía hộ nông dân: Thứ nhất: Nhận thức về quản lý rủi ro và bảo hiểm còn thấp; Thứ hai: Khả năng tài chính để tham gia bảo hiểm còn hạn chế; Thứ ba: Sản xuất lúa ở quy mô nhỏ, manh mún; Thứ tư: Sản xuất lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; Thứ năm: Tâm lý ỷ lại vào cơ chế hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước vẫn còn tồn tại phổ biến 2) Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm: Thứ nhất: Các DNBH có chung nhận định về cây lúa có rủi ro phức tạp, tần suất xảy ra rủi ro lại khá cao, việc xác định tính chất cùng với nguyên nhân xảy ra rủi ro khó khăn; Thứ hai: Lợi nhuận thu được từ hoạt động bảo hiểm cây lúa thấp; Thứ ba: DNBH gặp nhiều khó khăn trong quản lý rủi ro; Thứ tư: mức độ thiệt hại có xu hướng vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ năm: Doanh nghiệp bảo hiểm chưa đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực thực hiện bảo hiểm nông nghiệp. Thứ sáu: Các nhà bảo hiểm cũng chưa thể chủ động kiểm soát quy trình canh tác. 3) Về phía Nhà nước: Thứ nhất: Chính phủ đang tập trung hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo; Thứ hai: Thời gian thực hiện thí điểm quá ngắn, quy mô thí điểm rộng; Thứ ba: Nhà nước chưa hỗ trợ đúng mức về công tác truyền thông. Thứ tư: Nhà nước chưa hỗ trợ kinh phí thực hiện cho các địa phương; Thứ năm: Chính phủ chưa chú trọng công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo dẫn đến thiếu cơ sở dữ liệu để tính toán phí và xây dựng chỉ số bảo hiểm; Thứ sáu: Chưa xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, thường xuyên giữa doanh nghiệp bảo hiểm với chính quyền địa phương và các ngành liên quan trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp; Thứ bảy: Chưa có sự tham gia tích cực của Nhà nước vào thị trường bảo hiểm cây lúa. 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Luận án khảo sát 540 hộ dân ở Nam Định, Thái Bình; thu được 426 phiếu, sau khi loại 28 phiếu không hợp lệ, NCS tiến hành phân tích 398 phiếu hợp lệ còn lại. Trong đó, có 188 hộ gia đình ở tỉnh Nam Định chiếm 47,2% và 210 hộ gia đình ở tỉnh Thái Bình chiếm 52,8% mẫu khảo sát. Có 351 nam giới tương ứng với tỷ lệ 88,2% và 47 nữ giới chiếm tỷ lệ 11,8%. Độ tuổi của chủ hộ gia đình dao động từ 26 đến 67 tuổi, trong đó đông nhất là các hộ gia đình trong độ tuổi từ 40 đến 50. Đa số các hộ gia đình có thu nhập tháng từ 5 đến dưới 10 triệu đồng. Có 285 hộ đã từng tham gia bảo hiểm cây lúa, chỉ có 113 hộ chưa tham gia bảo hiểm 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo Các biến đo lường đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả các hệ số tương quan của từng biến tổng với các biến đo lường thành phần đều đạt 18 giá trị lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0.7. Vì vậy có thể kết luận rằng thang đo của 6 biến độc lập (25 biến quan sát) và một nhân tố phụ thuộc (5 biến quan sát) được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy. 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Trước khi kiểm định giá trị của các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh.pdf
Tài liệu liên quan