Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc

Sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, với sự kết hợp của cả dữ liệu sơ cấp được điều tra từ 370 DN và dữ liệu thứ cấp là báo cáo tài chính của 564 DN. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sự tác động của các nhân tố định lượng tới quy mô đầu tư TS bao gồm doanh thu, hệ số nợ và khả năng sinh lời của TS – ROA. Các nhân tố đều có mối quan hệ cùng chiều với quy mô đầu tư TS của DN. Thực trạng hoạt động đầu tư TS của các DN và kết quả nghiên cứu

từ mô hình các nhân tố tác động tới ĐTTS của DN (có hay không đầu tư) đã khẳng định sự tác động của các nhân tố định tính như cơ sở hạ tầng và công nghệ, thể chế địa phương, thị trường, văn hóa – xã hội địa phương, khả năng tiếp cận vốn vay và

hệ thống kiểm soát nội bộ của DN

pdf7 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2002) đều khẳng định vai trò của nhân tố chính sách ưu đãi đối với đầu tư. * Nhân tố thị trường Dunning (1980); Kravis và Lipsey (1982); Tatoglu và Glaister (1998), Galan và cộng sự (2007) cũng khẳng định thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong quyết định vị trí đầu tư của các công ty đa quốc gia. 1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam về nhân tố tác động tới ĐTTS của DN * Ảnh hưởng của nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm DN (Doanh thu, Vốn chủ sở hữu, Đòn bẩy nợ, Khả năng sinh lời, khả năng tiếp cận vốn vay, kiểm soát nội bộ) Lê Khương Ninh và cộng sự (2008) khẳng định tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư của DN nhưng Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2010) cho rằng doanh thu tỷ lệ nghịch với đầu tư của DN. Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2010) cho thấy biến số vốn tự có giảm đi khi quy mô của DN tăng lên. Lê Khương Ninh và cộng sự (2008) cho rằng nợ vay tỷ lệ thuận với đầu tư của DN. Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2010) cho thấy khả năng sinh lời có mối tương quan dương với đầu tư của DN. Nguyễn Phi Lan (2006), Lê Thị Lan (2017), Lê Hoằng Bá Huyền (2012) đã từng cho rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa chi phí đầu vào với đầu tư của các DN. * Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài DN (hạ tầng công nghệ, văn hóa xã hội, thể chế, chính sách địa phương, thị trường) Nguyễn Phi Lan (2006), Le Hoang Ba Huyen (2010) đã kết luận nhân tố cơ sở hạ tầng và công nghệ có mối quan hệ tích cực trong quyết định lựa chọn vị trí đầu tư của công ty đa quốc gia. Lê Hoằng Bá Huyền (2012) và Lê Thị Lan (2017) cho thấy chính sách ưu đãi có quan hệ cùng chiều với quyết định đầu tư của các DN tỉnh Thanh Hóa. Nguyễn Phi Lan (2006), Lê Hoằng Bá Huyền (2012) đã chỉ rõ mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố thị trường với nguồn vốn FDI của các DN. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu - Về nội dung, rất ít các nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ĐTTS của DN. Nghiên cứu trước đây chỉ 4 đề cập đến quyết định đầu tư hoặc đầu tư nói chung của DN, kết quả kiểm chứng chưa đồng nhất. - Về thang đo, việc đo lường tác động của các nhân tố định tính trong môi trường kinh doanh tới đầu tư của DN là tương đối mới. Trước đây, nhân tố kiểm soát nội bộ rất ít được đề cập, do đó, một nghiên cứu đo lường nhân tố kiểm soát nội bộ trong DN sẽ làm phong phú cả về lý luận và thực tiễn. - Về mẫu nghiên cứu, các tác giả trước đây mới tập trung nghiên cứu DN quốc doanh /ngoài quốc doanh, DN đã niêm yết/chưa niêm yết hoặc DN đặc thù theo ngành, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về ĐTTS của DNNVV. Kết quả nghiên cứu về DNNVV sẽ làm phong phú thêm về lý luận. - Về phương pháp nghiên cứu, việc kết hợp đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ làm phong phú thêm về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư của DN. 1.2. Cơ sở lý luận về ĐTTS và nhân tố tác động tới ĐTTS của DN 1.2.1. Các lý thuyết liên quan đến đầu tư TS của DN 1.2.1.1. Lý thuyết quản trị tài chính Brigham và Houston (2009) từng cho rằng quyết định đầu tư là một trong các quyết định của quản trị tài chính. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản, giá trị các bộ phận tài sản và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong DN. 1.2.1.2. Lý thuyết chiết trung Lý thuyết của Dunning (1997) có đề cập đến những lợi thế về khu vực chủ yếu bao gồm những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài DN. Xem xét sự tác động của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tới ĐTTS của DN là thực sự cần thiết. 1.2.1.3. Lý thuyết marketing địa phương (marketing vùng) Kotler (2002) khẳng định sự phát triển của các địa phương về tương lai sẽ phụ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương. Mỗi địa phương sẽ có những kế hoạch và chiến lược riêng để tạo nên những đặc trưng khác biệt. 1.2.1.4. Lý thuyết chi phí đại diện Trên thực tế, nhiều nhà sở hữu đa số cổ phần của DN hành động vì lợi ích cá nhân (Armour và cộng sự, 2009). Các DN có cơ cấu quản trị yếu phải đối mặt với nhiều vấn đề về lý thuyết đại diện hơn và người quản lý của các DN đó có thể có được nhiều lợi ích riêng hơn (Core và cộng sự, 1999). Năm 1976, Jensen và Meckling đã từng chỉ rõ đối với các DN tư nhân, sự tồn tại, xuất hiện của người đại diện cho chủ sở hữu có thể làm cản trở việc ra quyết định tối ưu của DN (Holmstrom, 1989). 1.2.2. Khái niệm đầu tư TS của DN Xuất phát từ quan điểm về đầu tư của Bernard Guerien (2007) và quan điểm về TS của Renata và Zuzana (2015), kết hợp với quan điểm của Sachs và Larrain (1993), đầu tư tài sản của DN được hiểu là hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để gia tăng quy mô TS phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. 1.2.3. Cơ sở lý luận các nhân tố tác động đến đầu tư TS của DN 1.2.2.1. Các nhân tố định lượng - Doanh thu: Doanh thu thường có tác động tích cực tới hoạt động đầu tư của DN (Lê Khương Ninh và cộng sự, 2008; Erkaningrum, 2013), DN cũng có thể sẽ phải cắt giảm đầu tư khi doanh thu tiêu thụ giảm (Fama, 1974). - Vốn chủ sở hữu: Với các DN quy mô nhỏ, hoạt động đầu tư thường chịu ảnh hưởng bởi vốn chủ sở hữu nhiều hơn (Gelos và Werner, 2002; Budina và cộng sự, 2000). - Nợ phải trả: Đầu tư của DN thường bị chi phối bởi quy mô nợ trong DN (Allen, 1993; Aivazian, Ge và Qiu, 2005; Noravesh và Yazdani, 2010). - Khả năng sinh lời: Đối với các DN quy mô nhỏ và vừa, một DN có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng đầu tư nhiều hơn (Baskin, 1989). Vì vậy, khả năng sinh lời từ TS hay từ hoạt động SXKD càng cao thì DN càng có xu hướng đầu tư nhiều hơn (Erkaningrum, 2013). 1.2.2.2. Các nhân tố định tính - Cơ sở hạ tầng và công nghệ của nền kinh tế: Một nền kinh tế với cơ sở hạ tầng và công nghệ phát triển có thể giúp DN tiết kiệm chi phí. - Thể chế địa phương: Chất lượng thể chế có mối quan hệ với đầu tư của DN (Sachs và Wanrner, 1995). - Chính sách ưu đãi của địa phương: Các chính sách ưu đãi có vai trò rất quan trọng với hoạt động đầu tư (Amado, 1989; Dunning, 1997; Kotler, 2002). - Văn hóa – Xã hội: Văn hóa - xã hội thể hiện thái độ xã hội và giá trị của văn hóa, là một trong những yếu tố thuộc môi 5 trường kinh doanh có tác động đến đầu tư của DN. - Thị trường: Sự hợp tác của các nhà cung cấp, sự sẵn có của lực lượng lao động là những yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động đầu tư của DN. - Khả năng tiếp cận vốn vay: Nếu các rào cản vay vốn là lớn, khả năng tiếp cận vốn vay thấp có thể sẽ khiến DN đánh mất cơ hội đầu tư. - Kiểm soát nội bộ của DN: Bằng việc tăng cường giám sát các hoạt động, DN có thể hạn chế được chi phí đại diện và kiểm soát được các hoạt động đầu tư (Agrawal và cộng sự, 1996). CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC 2.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc 2.1.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội tại tiểu vùng Tây Bắc * Dân số và trình độ văn hóa Năm 2017, có tới hơn 21,825% dân số từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, cao nhất so với các địa phương khác trong cả nước cho thấy trình độ văn hóa của dân cư tại khu vực cũng là thấp nhất. * Đặc điểm kinh tế của địa phương Tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc được đánh giá là ổn định những năm gần đây. Nhìn chung, Tây Bắc được đánh giá là khu vực có xuất phát điểm thấp. Mặc dù có tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản phong phú nhưng lại khó khai thác, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực không có trình độ cao dẫn đến hiệu quả kinh tế rất thấp (Khánh, 2016). 2.1.2. Đặc điểm các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc * Về số lượng Năm 2017, tổng số DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc khoảng 3.965 DN. Số lượng DNNVV tại tỉnh Hòa Bình nhiều hơn so với các tỉnh khác, số lượng DNNVV của tỉnh Lai Châu ở mức thấp nhất trong khu vực. * Về cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản rất ít (7,8% trong tổng DNNVV của cả vùng Tây Bắc). Đa số các DN đều tập trung vào các ngành Công nghiệp và xây dựng hoặc Thương mại và Dịch vụ. * Về cơ cấu theo kết quả kinh doanh Trong tổng số 3.965 DNNVV tiểu vùng tây Bắc, chỉ có 2.445 DN hoạt động SXKD có lãi chiếm 61,67% trong tổng DNNVV của cả vùng trong khi số lượng DNNVV bị lỗ lên tới 1.001 DN chiếm 25,24%. 2.2. Thực trạng đầu tư TS của các DN nhỏ và vừa tại tiểu vùng Tây Bắc * Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc qua các năm Mặc dù số lượng các DN tăng đầu tư TS qua các năm ngày càng ít hơn nhưng nhìn chung, đa số các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc đều có xu hướng đầu tư thêm TS qua các năm. Mặc dù đa số các DN tăng quy mô đầu tư TS, nhưng ngày càng có ít DN đầu tư thêm TSDH và đa số các DN có xu hướng sử dụng ít TSDH hơn hoặc không thay đổi cơ cấu các loại TS. * Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo quy mô DN Tổng TS hay tổng nguồn vốn của các DN quy mô vừa bình quân cao gấp 4,97 lần, quy mô nợ phải trả bình quân cao gấp 6,06 lần so với các DN quy mô nhỏ. Hệ số nợ của các DN quy mô vừa cao hơn so với các DN quy mô nhỏ cho thấy các DN quy mô vừa có tỷ lệ sử dụng nợ nhiều hơn. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA và ROE của cả 2 nhóm DN đều giảm dần qua các năm, trong đó, ROE giảm mạnh nhất. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của các DN cũng đang giảm dần, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và TS đều giảm. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng TS của cả 2 nhóm DN cũng đều giảm theo thời gian, nhưng các DN quy mô vừa SXKD có hiệu quả hơn so với các DN quy mô nhỏ. * Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo loại hình DN Nhìn chung, hiệu suất sử dụng TS của các loại hình DN cũng đều theo xu hướng giảm theo thời gian. Trong đó, hiệu suất sử dụng TS của các công ty TNHH hàng năm vẫn là cao nhất trong khi các DNTN có hiệu suất sử dụng thấp nhất. * Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo ngành kinh doanh Số lượng các DN ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản ít nhất (chỉ chiếm 7,8% số DN được nghiên cứu) nhưng quy mô SXKD bình quân của DN không quá nhỏ (bình quân gấp 1,33 lần quy mô ngành Thương mại và dịch vụ) và cũng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với tốc độ gia tăng bình quân trong cả giai đoạn 2014-2017 là 11,6%. Đặc biệt, quy mô TSDH của các DN trong ngành này là lớn nhất chứng tỏ các DN ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản đầu tư nhiều TSDH hơn các DN ngành khác. Số lượng các DN ngành Công nghiệp và xây dựng là rất lớn, chiếm tới 53,5% số DN được nghiên 6 cứu, quy mô SXKD bình quân của các DN trong ngành này là lớn nhất và có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn chỉ đạt 9,59% chậm hơn so với các loại hình DN khác. Về hiệu suất sử dụng TS, các DN ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản và ngành Thương mại và dịch vụ có hiệu suất sử dụng TS giảm theo thời gian, riêng ngành Công nghiệp và xây dựng giảm mạnh trong năm 2015 và tiếp tục tăng nhẹ trong những năm gần đây. Ngành Thương mại và dịch vụ luôn có hiệu suất sử dụng TS cao hơn so với các ngành khác trong khi đó, ngành Công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sử dụng không ổn định theo thời gian và luôn thấp hơn so với các ngành khác. * Một số kết quả thống kê khác Kết quả thống kê cho thấy đa số các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc có nhu cầu cao trong việc mở rộng quy mô SXKD, điều đó cũng đồng nghĩa với nhu cầu đầu tư TS của các DN là rất lớn. Biểu hiện là hàng năm, có tới trên 61% số lượng các DN tăng quy mô đầu tư TS, riêng trong năm 2015 là thời điểm nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên số lượng các DN gia tăng quy mô chiếm tới 69,5% tổng số DN được nghiên cứu. Mặc dù số lượng các DN này có giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Đó là chưa kể đến các DN có nhu cầu gia tăng quy mô nhưng không có khả năng đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, năm 2015 có tới hơn 57% số lượng các DN tăng hệ số nợ và tỷ lệ này luôn ở mức trên 50% qua các năm chứng tỏ đa số các DN đều gia tăng quy mô nợ phải trả và hệ số nợ hàng năm. Kết hợp với số liệu thống kê theo các tiêu chí khác có thể khẳng định rằng các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc ngày càng có xu hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn để đầu tư cho TS. 7 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1.1 Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ vào thực trạng đầu tư TS của DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc câu hỏi quản lý cần làm rõ là: “Vì sao DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc liên tục đầu tư tăng TS theo thời gian trong khi khả năng sinh lời của TS lại đang có xu hướng giảm sút?” Theo đó, luận án xác định câu hỏi nghiên cứu như trình bày trong phần mở đầu. 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định các giả thuyết sau: Giả thuyết 1(H1.1): Vốn CSH của DN tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 2 (H1.2): Doanh thu có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 3 (H1.3): Hệ số nợ có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 4 (H1.4): Khả năng sinh lời có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 5 (H2.1): Cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 6 (H2.2): Chính sách ưu đãi của địa phương có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 7 (H2.3): Văn hóa - Xã hội của địa phương có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 8 (H2.4): Thị trường có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 9 (H2.5): Khả năng tiếp cận vốn vay có tác động thuận chiều tới ĐTTS của DN. Giả thuyết 10 (H2.6): Kiểm soát nội bộ của DN có tác động ngược chiều tới ĐTTS của DN. 3.2. Khung mô hình và thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Khung mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất khung mô hình kiểm chứng các nhân tố định lượng tác động đến đầu tư TS của DN: Hình 3.1. Khung mô hình đề xuất các nhân tố định lượng tác động tới đầu tư tài sản của DN (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả cũng nhận thấy có rất ít các nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố định tính với đầu tư TS nên đây cũng có thể là khoảng trống cần được nghiên cứu. Do đó, tác giả đề xuất khung mô hình nghiên cứu các nhân tố định tính được mô tả trong hình 3.2. Hình 3.2. Khung mô hình đề xuất các nhân tố định tính tác động tới đầu tư tài sản của DN (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới ĐTTS của DN qua kỹ thuật nghiên cứu tại bàn. - Tìm hiểu thực trạng, xây dựng và hoàn thiện thang đo/chỉ báo sau khi tham vấn ý kiến của chuyên gia và các nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn. - Kiểm chứng sự tác động của các nhân tố định lượng (các nhân tố tài chính). - Kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố định tính. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị. Nhân tố định lượng: - Vốn chủ sở hữu - Doanh thu - Hệ số nợ - Khả năng sinh lời - ROA Đầu tư TS (Tăng/giảm quy mô đầu tư TS) Hồi quy dữ liệu mảng Các Nhóm nhân tố định tính: - Cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế - Chính sách ưu đãi của địa phương - Văn hóa – Xã hội của địa phương - Thị trường - Khả năng tiếp cận vốn vay - Kiểm soát nội bộ Đầu tư TS (Có/không đầu tư) Nhân tố định tính EFA Hồi quy Binary 8 3.3 Mô hình nghiên cứu 3.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố định lượng Mô hình nghiên cứu có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + ε Trong đó: Y: Tổng Tài sản (log tự nhiên) (Asset); X1: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (Equity); X2: Doanh thu (log tự nhiên) (Sale); X3: Hệ số nợ (Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản) (Debtratio); X4: Khả năng sinh lợi ROA (Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản). 3.3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố định tính Mô hình nghiên cứu có dạng: Y =β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε Trong đó: Y: Biến phụ thuộc ĐTTS của DN, nhận giá trị 1 hoặc 0; X1: Nhân tố Cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế (TC); X2: Nhân tố Chính sách ưu đãi của địa phương (CS); X3: Nhân tố Văn hóa – Xã hội của địa phương (VH); X4: Nhân tố Thị trường (TT); X5: Nhân tố Khả năng tiếp cận vốn vay (VV); X6: Nhân tố Kiểm soát nội bộ (KS). a. Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng, công nghệ và thể chế Nhóm nhân tố này bao gồm thang đo phản ánh cả những nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng và công nghệ được phát triển từ bảng hỏi trong nghiên cứu của Galan và cộng sự (2007), Tatoglu và cộng sự (1998), Loree và cộng sự (1995), Lê Thị Lan (2017). Các vấn đề về thể chế địa phương được phát triển từ thang đo trong nghiên cứu của Salai-martin (1997), Sachs và Wanrner (1995), Đinh Phi Hổ (2012). b. Nhóm nhân tố về chính sách ưu đãi của địa phương Kế thừa thang đo trong nghiên cứu của Ulgado (1996), Tatoglu (1998), Yongqiang Gao (2011). Ngoài ra, căn cứ vào thực trạng xúc tiến đầu tư tại các địa phương, tác giả bổ sung thêm 2 thang đo mới: sự hỗ trợ của nhà nước/địa phương về tiếp cận mặt bằng SXKD và thuế. c. Nhóm nhân tố về Văn hóa – Xã hội của địa phương Được xác định trên cơ sở thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của Galan và cộng sự (2007), Hofstede (1980). Căn cứ vào phong tục, tập quán và thực trạng sinh sống của các dân tộc thiểu số tại tiểu vùng Tây Bắc, nghiên cứu bổ sung thêm thang đo về phong tục, tập quán của người dân. d. Nhóm nhân tố về thị trường Nhóm nhân tố này được phát triển dựa trên thang đo của Zhou và cộng sự (2002), Shane và cộng sự (1994) và những thang đo để đo lường các yếu tố đầu vào của DN của Dunning (1998), Tatoglu và cộng sự (1998), Galan (2007). e. Nhóm nhân tố về Khả năng tiếp cận vốn vay Trên cơ sở thang đo về rào cản tài chính đối với DN của Wit (1996) và khả năng tiếp cận vốn vay của Kochar (1997), Stiglitz và Weiss (1981), Bigsten và cộng sự (2003), tác giả phát triển thang đo nhóm nhân tố phản ánh khả năng tiếp cận vốn vay đối với DN. f. Nhóm nhân tố về Kiểm soát nội bộ Nhóm nhân tố về kiểm soát nội bộ được phát triển dựa trên thang đo của Orapan Khongmalai và cộng sự (2010), Mohd Hassan và cộng sự (2008), Holmstrom (1989); Quttainah và cộng sự (2013); Hasan và Song (2014) về quản trị DN. 3.4. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 3.4.1 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu mô hình nghiên cứu các nhân tố định lượng 3.4.1.1. Nguồn và cách thu thập dữ liệu Dữ liệu định lượng được thu thập từ năm 2014 đến năm 2017 tại Cục thống kê các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình. Dữ liệu của các DN tại tỉnh Lai Châu được thu thập tại Cục thuế tỉnh Lai Châu. 3.4.1.2. Quy mô mẫu nghiên cứu Tác giả lựa chọn các DNNVV tại 4 tỉnh: Điện Biên, Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu để nghiên cứu. Theo công thức tính toán quy mô mẫu của Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng (2015), cỡ mẫu đảm bảo cho nghiên cứu là 350 quan sát. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 564 DN. 3.4.1.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Các số liệu thống kê cho thấy số lượng DN quy mô nhỏ chiếm đa số (69,32%), các DN được tổ chức dưới 2 loại hình là DN tư nhân và công ty TNHH là chủ yếu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu của mô hình về cơ bản đảm bảo được sự tương đồng với tổng thể nghiên cứu. 3.4.1.4. Xử lý thông tin Tiến hành kiểm tra sự tương quan; kiểm định sự phù hợp của các mô hình: OLS, FEM và REM; kiểm tra các khuyết tật của mô hình (hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi). 9 3.4.2 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu của mô hình nghiên cứu các nhân tố định tính 3.4.2.1. Nguồn và cách thức thu thập dữ liệu Với sự phối hợp của Hiệp hội DN tỉnh Sơn La và Hòa Bình, Hội DN trẻ tỉnh Lai Châu, Cục thống kê tỉnh Điện Biên, cuộc điều tra tiến hành từ 4/2018 đến 6/2018. Số phiếu thu về đạt yêu cầu: 370 phiếu. 3.4.2.2. Quy mô mẫu nghiên cứu Theo Hair & cộng sự (2006), quy mô nghiên cứu tối thiểu là: 32*5 = 160 quan sát. Ngoài ra, theo công thức xác định quy mô mẫu của Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng (2015) đã xác định ở trên, cỡ mẫu tối thiểu là 350 quan sát. Nghiên cứu tiến hành khảo sát với 700 phiếu điều tra. 3.4.2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng các DN tư nhân và công ty TNHH chiếm chủ yếu trong mẫu nghiên cứu, tập trung trong ngành Công nghiệp và xây dựng, số lượng các DN trong ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản rất hạn chế. 3.5 Kỹ thuật xử lý dữ liệu 3.5.1 Kỹ thuật xử lý dữ liệu mô hình nghiên cứu các nhân tố định lượng Tiến hành thống kê mô tả, kiểm tra sự tương quan; kiểm tra đa cộng tuyến, kiểm định sự phù hợp của các mô hình: OLS, FEM và REM; kiểm tra các khuyết tật của mô hình (phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi). 3.5.2 Kỹ thuật xử lý dữ liệu mô hình nghiên cứu các nhân tố định tính 3.5.2.1 Kỹ thuật đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá Tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy Binary logistic. Từ đó, hoàn thiện được bộ thang đo đảm bảo cả giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. 3.5.2.2 Kỹ thuật hồi quy Binary logistic Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy bằng kiểm định Wald và Kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng kiểm định Chi-bình phương với mức ý nghĩa quan sát được đưa ra trong bảng Omnibus Test of Model Coefficients. 10 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu các nhân tố định lượng tác động đến đầu tư tài sản của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.1. 4.1.2. Kết quả phân tích tương quan Kết quả phân tích cho thấy các biến số độc lập trong mô hình có hệ số tương quan với nhau thấp nên ít có khả năng xảy ra đa cộng tuyến. 4.1.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không bị vi phạm khuyết tật về hiện tượng đa cộng tuyến. 4.1.4 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp * Ước lượng với Pooled OLS: Kết quả ước lượng cho thấy ước lượng OLS có thể là một ước lượng phù hợp. * So sánh Pooled OLS với REM: Kết quả kiểm định cho thấy Prob > chibar2 = 0,000 <0,05. Như vậy, mô hình REM là phù hợp hơn mô hình OLS. * So sánh Pooled OLS với FEM: Kết quả kiểm định F-test cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình OLS. * So sánh REM với FEM: kết quả kiểm định cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM. Như vậy, mô hình FEM là phù hợp nhất. 4.1.5. Kết quả kiểm định sự phù hợp, tin cậy và khuyết tật của mô hình * Kiểm định sự phù hợp của mô hình Kết quả kiểm định cho thấy mô hình được đánh giá là phù hợp, mô hình giải thích được 32,73% sự biến động của quy mô đầu tư TS của DN. * Các khuyết tật của mô hình Kiểm định cho thấy mô hình xảy ra cả hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Theo đề xuất của Arellano (1987) và Froot (1989), sử dụng kiểm định “sai số chuẩn mạnh theo nhóm” sẽ giúp mô hình khắc phục được cả 2 hiện tượng này. 4.1.6. Kết quả ước lượng của mô hình Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động tới quy mô đầu tư tài sản của DN Biến số Hệ số Beta Hệ số chặn 3,539619 (0,000) ERT 0.0543113 (0,463) Sale 0,0602643*** (0,000) Debtratio 0,3065588*** (0,000) ROA 0,1666791** (0,031) Số quan sát 2256 Hệ số xác định của mô hình 0.3273 Ghi chú: *, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%, 5%, 1% Các giá trị trong ngoặc đơn () là t kiểm định. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm STATA) Mô hình giải thích được 32,73% sự biến động của quy mô đầu tư TS của DN. Kết quả cho thấy biến số ERT không có ý nghĩa thống kê, các ước lượng tham số còn lại trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bao gồm: Hệ số nợ (Debtratio) và ROA. Riêng biến Doanh thu (Sale) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. 4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố định tính tác động đến đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc 4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo 4.2.1.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 cho thấy cần loại bỏ 6 chỉ báo. Sau khi loại bỏ 6 chỉ báo, bộ thang đo còn lại 6 nhóm nhân tố với 26 chỉ báo và được tiến hành kiểm định lại, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. 11 4.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO và kiểm định Barlett đều đạt yêu cầu, các chỉ báo trong mô hình hội tụ về 7 nhân tố. Kết quả ma trận nhân tố xoay Varimax cho thấy không có chỉ báo nào bị loại. Khi phân tích, các chỉ báo HT1, HT2 và HT3 cùng hội tụ vào 1 nhóm riêng, các chỉ báo HT5, HT6, HT7 cùng hội tụ vào 1 nhóm riêng. Căn cứ vào đặc điểm chung của các chỉ báo, gọi tên là nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng và công nghệ (HT) và nhóm nhân tố thể chế địa phương (TCH). Tiến hành kiểm tra lại độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhóm nhân tố, kết quả kiểm tra đều đạt yêu cầu. Như vậy, từ 6 nhóm nhân tố với 26 chỉ báo ban đầu, sau khi phân tích nhân tố khám phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_dau_tu_t.pdf
Tài liệu liên quan