Phương pháp nghiên cứu định tính, gồm:
+ Phương pháp GT: nhằm nghiên cứu tổng quan các lý thuyết, cơ
sở lý luận liên quan đến FDI.
+ Phương pháp phân tích tài liệu (Documents and Records
Analysis): nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp
của Việt Nam tại Campuchia.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nhằm so sánh kết quả OFDI
của Việt Nam nói chung và sang Campuchia nói riêng qua các năm
theo các sự kiện lịch sử, để tìm ra được xu hướng, những điểm khác
biệt, nhằm tìm kiếm nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt đó.
+ Phương pháp phỏng vấn: nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo và
để làm rõ thêm các nhân tố thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp8
Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Campuchia cũng như các khó khăn các
doanh nghiệp đang đối mặt khi đầu tư tại Campuchia.
+ Phương pháp quan sát: được thực hiện bởi chính tác giả để đánh
giá môi trường đầu tư Campuchia, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan
Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm:
+ Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha: để đánh giá độ tin
cậy thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá: nhằm đánh giá giá
trị thang đo ở bước nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức, nhằm
làm sạch thang đo cũng như khám phá nhóm các nhân tố.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA): nhằm kiểm
định thang đo trong bước nghiên cứu định lượng chính thức.
+ Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM):
nhằm kiểm định mô hình lý thuyết với giả thuyết đặt ra.
+ Phương pháp phân tích Bootstrap: nhằm ước lượng lại mô hình
lý thuyết lấy lại mẫu nghiên cứu để tiếp kiệm thời gian và chi phí.
28 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: Trường hợp Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển?.
Theo UNCTAD (2006) và Dunning (2006), có sự khác biệt về
các nguyên nhân tác động đến các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Đó
cũng chính là chủ đề thu hút sự nghiên cứu của các tác giả trên thế
giới.
Tính đến nay, đã có nhiều công trình lý thuyết giải thích về
nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài như: lý thuyết
giả sử thị trường hiệu quả, lý thuyết giả sử thị trường không hiệu
quả, lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết lựa chọn địa điểm... Tựu trung
lại, có 2 hướng nghiên cứu nguyên nhân hình thành FDI. Theo hướng
nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ trong nước, các nhà nghiên cứu
cho rằng, động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp quyết định đầu tư sang
nước ngoài có thể là do thị trường trong nước không còn hấp dẫn
(UNCTAD, 2006; Kayam, 2009; Masron & Shahbudin, 2010; Lu &
3
cộng sự, 2011, Lou & Wang, 2012), chi phí hoạt động kinh doanh
trong nước quá cao (Andreff, 2003; Kayam, 2009; Masron &
Shahbudin 2010), nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt hoặc khó để
tiếp cận (UNCTAD, 2006; Masron & Shahbudin, 2010; Yao & cộng
sự, 2010). Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp FDI có thể thuận lợi
đầu tư ra nước ngoài đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ trong
nước trong việc đưa ra các quy định, chính sách hỗ trợ đầu tư (Aykut
& Ratha, 2004; UNCTAD, 2006; Yao & cộng sự, 2010; Masron &
Shahbudin, 2010; Lu & cộng sự, 2011; Lou & Wang, 2012; Stoian,
2013).
Theo hướng nghiên cứu tập trung vào các nhân tố thu hút, các
nhà nghiên cứu lập luận rằng, các doanh nghiệp quyết định đầu tư
sang nước ngoài có thể xuất phát từ việc nhận ra sự hấp dẫn của thị
trường ở nước dự định đầu tư (Balassa, 1966; Dunning, 1988 &
2002; Wheeler & Mody, 1992; Moore, 1993; Wang & Swain, 1995;
Markusen & Venables, 1998, 2000; UNCTAD, 2006; Buckley và
cộng sự, 2007; Duanmu & Guney, 2009; Cuyvers & cộng sự, 2011;
Anil & cộng sự, 2011; Gill, 2014; Lee & cộng sự, 2016; Mourao,
2017), chi phí để hoạt động kinh doanh thấp (Dunning, 1988 & 2002;
MacCarthy & Atthirawong, 2003; UNCTAD, 2006; Anıl & cộng sự,
2011), Nguồn tài nguyên dồi dào hoặc dễ tiếp cận (Dunning, 1988,
2002; Anil & cộng sự, 2011), có vị trí địa lý gần gũi hoặc có sự
tương đồng về văn hóa (Anil & cộng sự, 2014), Cơ sở hạ tầng cho
kinh doanh (Dunning, 1988 & 2002; Wheeler & Moody, 1992,
Zhang & Zuk, 1998, Na và Lightfoot, 2006), Sự hỗ trợ kinh doanh
của chính phủ nước sở tại (Dunning, 1988 & 2002Anil & cộng sự,
2014; Buckley & cộng sự, 2007; Dunning, 1988 & 2002) hoặc do sự
4
hội nhập kinh tế quốc tế tốt (Dunning, 1988 & 2002; Anil & cộng sự,
2011).
Ngoài ra, Aykut và Ratha (2004), UNCTAD (2006) đã tổng
hợp và kiến nghị có 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy tác động đến
FDI. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở tổng kết
các nghiên cứu rời rạc về các nhân tố thu hút ở nước nhập khẩu vốn
và thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn tác động đến FDI.
Công bố mới đây nhất bởi Li và cộng sự (2018) khuyến nghị
hướng nghiên cứu mới nên đánh giá đồng thời cả 3 thành phần tác
động đến FDI gồm: góc độ nội bộ doanh nghiệp (sở hữu, loại
FDI), góc độ nhà quản trị và bối cảnh quyết định lựa chọn địa
điểm (các nhân tố thuộc về nước đầu tư, các nhân tố thuộc về nước
tiếp nhận vốn, địa phương, tiểu vùng, mạng lưới).
Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu này đề xuất kiểm định sự
tác động đồng thời hai nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy FDI tác
động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp từ một quốc gia
đang phát triển. Đây chính là điểm trống về mặt học thuật mà luận án
kỳ vọng sẽ giải quyết.
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn của luận án
Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài với 1318 dự
án và hơn 22 tỷ USD, số vốn đầu tư trung bình/dự án gần 17 triệu
USD.
1
Trong số hơn 30 quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư từ Việt Nam,
tính đến hết năm 2017, Vương quốc Campuchia là quốc gia xếp thứ
2 về tổng số dự án với 168 dự án (chiếm tỷ tọng 16,05%) và thứ 3 về
vốn đầu tư với hơn 2,7 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 13,7%)2.
1
&
2
Tổng cục thống kê (2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2017.
5
Năm 2017, VN và Campuchia kỷ niệm 50 năm thiết lập quan
hệ ngoại giao với Campuchia, trong chiều dài lịch sử này, quan hệ
kinh tế - chính trị - quân sự giữa 2 nước luôn phát triển theo chiều
rộng và sâu. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là nhà đầu tư lớn thứ 5 trong
các nhà đầu tư nước ngoài vào Campuchia, kết quả này thể hiện chưa
tương xứng với tiềm năng, quan hệ 2 nước.
Tính đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu thực nghiệm
về hoạt động FDI từ Việt Nam ra nước ngoài, tuy nhiên các công
trình chưa tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết
định đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và đo
lường mức độ ảnh hưởng đồng thời của các nhân tố này đến quyết
định hoạt động đầu tư trực tiếp ở hải ngoại và cũng chưa có công
trình thực tế nào nghiên cứu chuyên sâu về đầu tư trực tiếp của Việt
Nam tại thị trường Campuchia.
Trên cơ sở bối cảnh lý thuyết và thực tiễn, tác giả đề xuất luận
án: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: trường hợp
Campuchia”.
1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu FDI của các doanh nghiệp Việt Nam
sang Campuchia
Campuchia là thị trường nhỏ nhưng có vị trí rất quan trọng đối
với VN vì 2 nước liền lãnh thổ, sự gắn kết về kinh tế, thâm nhập sâu
rộng vào thị trường của nhau sẽ giúp ổn định an ninh chính trị - xã
hội. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nguyện vọng
đầu tư ra nước ngoài3 thì kết quả của nghiên cứu không những bổ
3
huong-moi-cua-gioi-nha-giau-viet-5201715617949904.htm
6
sung vào hoạt động nghiên cứu về FDI từ các nước có nền kinh tế
đang phát triển nhưng khởi đầu muộn như Việt Nam mà còn giúp các
cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam có cơ sở để đề xuất chiến lược
và giải pháp phù hợp tăng cường hoạt động FDI từ Việt Nam sang
Campuchia nói riêng và sang các nước khác nói chung, góp phần to
lớn vào phát triển mối quan hệ kinh tế chính trị của Việt Nam đối với
Campuchia và các nước trên thế giới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
(1) Kiểm định đồng thời thang đo các nhân tố thúc đẩy từ nước
xuất khẩu vốn và các nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn tác động
đến quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp ra nước ngoài.
(2) Xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố
thúc đẩy đến quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam.
(3) Xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố
thu hút tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp
Việt Nam.
(4) Đề xuất các hàm ý chính sách có cơ sở khoa học và khả năng
áp dụng thực tiễn đối với Nhà nước Việt Nam và nước tiếp nhận vốn
trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thúc đẩy FDI từ Việt
Nam, đồng thời đưa ra các gợi ý quản trị cho các doanh nghiệp Việt
Nam đang và có ý định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến quyết định
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhân tố tác
động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam, trong đó nghiên cứu các doanh nghiệp Việt Nam
7
có đăng ký xin phép đầu tư trực tiếp sang Vương Quốc Campuchia
bởi Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam) và có
đăng ký, được cấp phép đầu tư bởi Hội đồng phát triển đầu tư
Campuchia (CDC) và các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào
Campuchia.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án
Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án theo phương thức
nghiên cứu hỗn hợp gắn kết (Embedded Design) trong đó nghiên cứu
định lượng làm chính (Creswell, 2014).
Các phương pháp nghiên cứu, quy trình xây dựng thang đo,
chọn mẫu sẽ được trình bày chi tiết ở Chương ba của luận án. Có thể
khái quát như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính, gồm:
+ Phương pháp GT: nhằm nghiên cứu tổng quan các lý thuyết, cơ
sở lý luận liên quan đến FDI.
+ Phương pháp phân tích tài liệu (Documents and Records
Analysis): nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp
của Việt Nam tại Campuchia.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nhằm so sánh kết quả OFDI
của Việt Nam nói chung và sang Campuchia nói riêng qua các năm
theo các sự kiện lịch sử, để tìm ra được xu hướng, những điểm khác
biệt, nhằm tìm kiếm nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt đó.
+ Phương pháp phỏng vấn: nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo và
để làm rõ thêm các nhân tố thúc đẩy và thu hút các doanh nghiệp
8
Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Campuchia cũng như các khó khăn các
doanh nghiệp đang đối mặt khi đầu tư tại Campuchia.
+ Phương pháp quan sát: được thực hiện bởi chính tác giả để đánh
giá môi trường đầu tư Campuchia, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan
Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu định lượng, gồm:
+ Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha: để đánh giá độ tin
cậy thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá: nhằm đánh giá giá
trị thang đo ở bước nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức, nhằm
làm sạch thang đo cũng như khám phá nhóm các nhân tố.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA): nhằm kiểm
định thang đo trong bước nghiên cứu định lượng chính thức.
+ Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM):
nhằm kiểm định mô hình lý thuyết với giả thuyết đặt ra.
+ Phương pháp phân tích Bootstrap: nhằm ước lượng lại mô hình
lý thuyết lấy lại mẫu nghiên cứu để tiếp kiệm thời gian và chi phí.
Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn các cấp quản trị của DNVN,
đã/đang và có ý định đầu tư tại Campuchia và một số chuyên gia có
kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu liên quan đến đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài nói chung và sang Campuchia nói riêng.
- Dữ liệu thứ cấp: từ Cục đầu tư nước ngoài, GSO, Hội đồng phát
triển Campuchia, Đại sứ quán Việt Nam, Hội hữu nghị VN – CPC,
Hội người Campuchia gốc Việt tại Campuchia, và các tài liệu sách,
báo, trang web, văn bản luật liên quan đến hoạt động FDI Việt Nam
sang Campuchia.
9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. Các lý thuyết liên quan đến nguyên nhân hình thành đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Có nhiều lý thuyết giải thích về FDI (Chi tiết tại mục 2.2 của luận
án), có thể tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp lý thuyết giải thích về FDI
Các lý thuyết Các nhân tố quyết định Tác giả (năm)
Thị trường
hiệu quả
Tỷ suất thu hồi cao, chi phí lao
động, rủi ro tỷ giá thấp, quy mô
thị trường và sản lượng đầu ra ở
nước tiếp nhận vốn cao
Heckscher and Ohlin (1933),
Agarwal (1980), (Tobin,
(1958), Markowitz (1959),
Balassa (1966), Moore
(1993), Wang & Swain
(1995).
Tổ chức công
nghiệp
Lợi thế theo quy mô, kiến thức,
sự khác biệt của sản phẩm và
nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ,
mạng lưới và kỹ năng tiếp thị,
khả năng tiếp cận với những
nguồn vốn rẻ.
Hymer (1976), Kindleberger
(1969), Caves (1971)
Quốc tế hóa
Thị trường trong các sản phẩm
trung gian là không hoàn hảo
Coase (1937), Hennart
(1977), Teece (1985),
Rugman & Brewer (2001),
Buckley & Casson (1976,
2000), Martin (1991)
Địa điểm
Sự không dịch chuyển của một số
yếu tố sản xuất quốc tế
Horst (1972), Wheeler &
Moody (1990)
10
Vòng đời sản
phẩm
Đặc trưng của các giai đoạn chu
kỳ sản phẩm
Vernon (1966)
Hành vi/Phản
ứng lại tình
trạng phi độc
quyền
Lo sợ mất đi cạnh tranh, theo sau
đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài,
nước chủ nhà
Aharoni (1966),
Knickerbocker (1973)
Thuyết chiết
trung (mô
hình OLI)
Lợi thế sở hữu, lợi thế địa điểm,
lợi thế quốc tế hóa
Dunning (1977, 1979, 1988,
2002)
Lý thuyết
thương mại
mới
Quy mô thị trường, chi phí vận tải
thấp, mức độ sẵn có yếu tố sản
xuất, mở cửa kinh tế
Markusen & Venables
(1998, 2000)
Thể chế
Các khuyến khích về kinh tế, tài
chính, ưu đãi thuế, thủ tục hành
chính thuận lợi
Bénassy Quéré & cộng sự
(2001, 2007), Cleeve (2008)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài
11
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến FDI từ các
nghiên cứu thực nghiệm
Kết quả từ các nghiên cứu Tác giả, năm
C
ác
n
g
h
iê
n
c
ứ
u
v
ề
n
h
ân
t
ố
t
h
ú
c
đ
ẩy
Quy mô, tiềm năng thị trường
Kyrkilis & Pantelidis (2003); Masron &
Shahbudin (2010); Lou & Wang (2012);
Saad & cộng sự (2014)
Mức độ cạnh tranh, mở cửa kinh
tế
Kyrkilis & Pantelidis (2003); Kayam
(2009); Masron & Shahbudin (2010); Wei
& Alon (2010); Lou & Wang (2012); Saad
& cộng sự (2014)
Điều kiện kinh tế vĩ mô
Kyrkilis & Pantelidis (2003); Kayam
(2009); Wei & Alon (2010); Saad & cộng
sự (2014)
Quy định, điều kiện kinh doanh
trong nước (chi phí, mức độ sẵn
có yếu tố sản xuất)
Andreff (2003); Yang (2003); Kayam
(2009); Lou & Wang (2012); Fan & cộng sự
(2018)
Chính sách thúc đẩy OFDI
Yao & cộng sự (2010); Lu & cộng sự
(2011); Wu & Chen (2014)
C
ác
n
g
h
iê
n
c
ứ
u
v
ề
n
h
ân
t
ố
t
h
u
h
ú
t
Quy mô, tiềm năng thị trường
Zhang & Zuk (1998); Buckley & cộng sự
(2007); Duanmu & Guney (2009); Anil &
cộng sự (2011); Zhang & Daly (2011); Gill
(2014); Yilmaz và cộng sự (2014); Mourao
(2017)
Mức độ cạnh tranh, mở cửa kinh
tế
Cuyvers & cộng sự (2008); Duanmu &
Guney (2009); Zhang & Daly (2011);
Yilmaz và cộng sự (2014)
Điều kiện kinh tế vĩ mô
Zhang & Zuk (1998); Cuyvers & cộng sự
(2008); Duanmu & Guney (2009); Gill
(2014)
Quy định, điều kiện kinh doanh
ở nước tiếp nhận vốn (chi phí,
mức độ sẵn có yếu tố sản xuất)
Zhang & Zuk (1998); Buckley & cộng sự
(2007); Anil & cộng sự (2011); Gill (2014);
Mourao (2017)
Chính sách thu hút
Zhang & Zuk (1998); Anil & cộng sự
(2011)
Sự gần gũi về văn hóa, địa lý, sự
ổn định, quan hệ chính trị
Zhang & Zuk (1998); Buckley & cộng sự
(2007); Cuyvers & cộng sự (2008); Duanmu
& Guney (2009); Quer & cộng sự (2012);
Mourao (2017)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (Chi tiết xem Phụ lục 1 của luận án)
12
2.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Có 03 giả thuyết đặt ra như sau:
Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa Nhóm nhân
tố thu hút với nhóm nhân tố thúc đẩy đối với hoạt động FDI của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết H2: Nhóm nhân tố thúc đẩy từ trong nước tác động
tích cực đến quyết định FDI của DNVN ra nước ngoài nhằm đạt
được mục tiêu tìm kiếm thị trường, hiệu quả và nguồn lực.
Giả thuyết H3: Nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn
tác động tích cực đến quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt
Nam sang nước đó nhằm đạt được mục tiêu tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm hiệu quả và tìm kiếm nguồn lực.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cũng như quy trình xây dựng và điều
chỉnh thang đo của luận án nghiên cứu có thể được khái quát hóa qua
sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu và đánh giá thang đo của luận án
14
3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập, xử lý dữ liệu
Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu sơ bộ định tính:
tác giả luận án chọn mẫu gồm các quản trị viên có quyền/tham gia
vào việc ra quyết định FDI và các chuyên gia có nghiên cứu chuyên
sâu về OFDI của Việt Nam.
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ:
tác giả chọn quy mô mẫu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ này
là 120 doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định lượng chính
thức: tác giả thực hiện nghiên cứu với quy mô mẫu có kích thước
gồm 489 doanh nghiệp, thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện
- phát triển mầm.
- Phương pháp chọn mẫu cho bước nghiên cứu định tính chính
thức: tác giả luận án phỏng vấn sâu ý kiến chuyên gia với mẫu có
kích thước N = 10. Bao gồm chuyên gia ở nước tiếp nhận đầu tư
(Campuchia).
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn bán chuẩn hóa
(Semistandardized interview) với dàn bài thảo luận mở để thu thập
dữ liệu cho bước nghiên cứu định tính sơ bộ.
- Tác giả sử dụng thiết kế khảo sát với bảng câu hỏi đóng để thu thập
dữ liệu cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Ở
nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát trực
tiếp các doanh nghiệp, thu về được 135 phiếu đạt yêu cầu, trong đó
sử dụng kết quả 120 phiếu để phân tích. Ở nghiên cứu định lượng,
15
tác giả phát ra 525 phiếu, thu về được 489 phiếu đạt yêu cầu đưa vào
phân tích.
- Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia là những nhà
nghiên cứu, quản lý kinh nghiệm liên quan đến FDI của Việt Nam và
bên phía Campuchia để thu thập dữ liệu cho bước nghiên cứu định
tính chính thức.
Công cụ xử lý dữ liệu khảo sát
Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu định lượng được đưa vào nhập
liệu, mã hóa và xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS
20.
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng
Qua nghiên cứu định tính sơ bộ với 6 chuyên gia, nghiên cứu
định lượng sơ bộ với mẫu nghiên cứu 120 quan sát thông qua đánh
giá độ tin cậy thang đo với Cronbach’s Alpha và giá trị thang đo với
EFA, có 7 biến quan sát độc lập được loại khỏi mô hình nghiên cứu
gồm CPVN7, KTC5, CPC2, HTC3, HTC7, VDC3, VDC7, còn lại
tập 40 biến quan sát sẽ được đưa vào thực hiện ở bước nghiên cứu
định lượng và định tính chính thức ở chương bốn.
16
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu khảo sát bao gồm 489 quan sát, trong đó các doanh nghiệp
đã, đang đầu tư trực tiếp tại Campuchia có 75 doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng 15,33%; các doanh nghiệp chưa đầu tư nhưng đã, đang có hoạt
động kinh doanh, khảo sát thị trường Campuchia thông qua các hình
thức xuất nhập khẩu, đấu thầu, dịch vụ với Campuchia gồm 414
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 84,66%.
Trong đó, 75 nhà đầu tư trực tiếp là những nhà đầu tư tiêu
biểu, có đầu tư vốn lớn nhất của Việt Nam tại Campuchia như:
Vinamilk, Công ty Metfone, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển tại Campuchia, Công ty Phân bón Bình Điền, CTCP
Đầu tư và phát triển Cao su Đông Dương, một số công ty thành viên
đầu tư dự án thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam tại Campuchia. Qua
đó, cho thấy mẫu khảo sát riêng 75 nhà đầu tư còn đảm bảo tính đại
diện về phần vốn cho các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia.
Đối với đặc điểm của 414 doanh nghiệp thâm nhập thị trường
Campuchia nhưng không thông qua hình thức FDI, đây là những
doanh nghiệp đã, đang có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ và nghiên cứu thị trường Campuchia mới được tác giả
chọn khảo sát.
4.1. Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Kết quả chung Cronbach’s Alpha của tập 40 biến quan sát là 0,928.
Sau khi đánh giá Cronbach’s Alpha thành phần, 1 biến bị loại do có
hệ số tương quan biến tổng thấp, còn lại 39 biến đạt độ tin cậy. Với 2
lần phân tích EFA, 2 biến bị loại do hệ số biến thiên
(Communalities) nhỏ hơn 0,4, còn lại 37 biến quan sát được gom lại
17
thành 9 nhóm nhân tố tại eigenvalue với tổng phương sai trích là
58,73%.
4.2. Kết quả khẳng định các nhân tố tác động đến quyết định đầu
tư trực tiếp của DNVN sang Campuchia
Với kết quả phân tích CFA chuẩn hóa như Hình 4.1, cho thấy giá trị
CMIN/df là 1,151 nhỏ hơn 2 (đạt yêu cầu), chỉ số TLI bằng 0,982 và
chỉ số CFI bằng 0,984 (lớn hơn 0,9 và nhỏ hơn 1), chỉ số RMSEA
bằng 0,018 (nhỏ hơn 0,8), tất cả đều đạt yêu cầu. Ngoài ra theo kết
quả phân tích CFA (chuẩn hóa), tất cả các thang đo thành phần đều
có trọng số ước lượng lớn hơn 0,5; trong đó thấp nhất là biến CPVN5
thuộc thang đo CPVN có trọng số 0,553. Bên cạnh đó, giá trị tới hạn
(t-value) cao hơn rất nhiều so với 1,96 và giá trị P ở trong các bảng
ước lượng ký hiệu (***), nên kết luận rằng kết quả ước lượng đạt
mức ý nghĩa thống kê.
Tiếp theo, kết quả tính toán phương sai trích trung bình và chỉ số tin
cậy tổng hợp của từng thang đo cho thấy: phương sai trích của tất cả
các thang đo đều lớn hơn 40%, thang đo QCC có giá trị AVE lớn
nhất với 50,62%, mặt khác tất cả thang đo đều có chỉ số tin cậy tổng
hợp lớn hơn 60%, tối thiểu là thang đo KTVN có giá trị chỉ số này
đạt 63,83%. Từ đó, khẳng định rằng tất cả các thang đo đều đạt được
giá trị hội tụ.
Thêm vào đó, giá trị các hệ số tương quan và sai số đo lường
giữa các khái niệm đều lớn hơn 0 và khác 1. Ngoài ra, giá trị tới hạn
(t-value) của các sai số đo lường đều lớn hơn rất nhiều so với 1,96,
nên xác suất sai lệch nhỏ hơn 1% (Schumacker & Lomax, 2010) qua
đó kết luận rằng các khái niệm nghiên cứu đều đạt giá trị phân biệt
và độ tin cậy cao cũng như đạt được tính đơn hướng.
18
Hình 4.1. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.3. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức
4.3.1. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H1
Theo kết quả phân tích cho thấy, mô hình có 518 bậc tự do, chi
bình phương có giá trị 591,593 với p là 0,013; Chi bình phương trên
bậc tự do là 1,143 (nhỏ hơn 2), các chỉ số đo lường mức độ phù hợp
khác của mô hình có giá trị khá cao, trong đó chỉ số GFI đạt 0,934,
TLI đạt 0,984, CFI đạt 0,986 (gần bằng 1), RMSEA đạt 0,017 (nhỏ
hơn 0,8). Qua đó, kết luận rằng mô hình này hoàn toàn phù hợp với
19
dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo, dựa vào kết quả phương sai và độ lệch
chuẩn, giá trị tới hạn (t-value) thấp nhất đạt 5,325 (lớn hơn 1,96), cho
thấy tất cả các biến đo lường đều đạt mức ý nghĩa thống kê rất cao.
Giá trị ước lượng các sai số đo lường đều lớn hơn 0, cho thấy mô
hình không bị hiện tượng Heywood.
Mặt khác, với hệ số tương quan đạt 1,04 cho thấy có mối
tương quan khá cao giữa 2 nhóm nhân tố. Từ đó, kết luận rằng giả
thuyết H1 được chấp nhận.
4.3.2. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức
Vì hệ số tương quan rất cao của nhóm nhân tố thúc đẩy và
nhóm nhân tố thu hút (kiểm định giải thuyết H1 ở trên) nên tác giả
luận án loại bỏ mối quan hệ tương quan của 2 nhóm nhân tố thu hút
và thúc đẩy trong kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM dưới
đây. Tuy nhiên 2 nhóm nhân tố này đều có mối quan hệ trong sự tác
động đồng thời đến quyết định FDI của các doanh nghiệp. Vì vậy mô
hình SEM dưới đây sẽ đánh giá đồng thời giả thuyết H2 và H3.
Đánh giá mức độ phù hợp mô hình
Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính như ở Hình 4.3 cho thấy,
mô hình có 619 bậc tự do, chi bình phương có giá trị 1057 với p là
0,000; Chi bình phương trên bậc tự do là 1,709 (nhỏ hơn 2), các chỉ
số đo lường mức độ phù hợp khác của mô hình có giá trị khá cao,
trong đó chỉ số GFI đạt 0,905, TLI đạt 0,915, CFI đạt 0,921 (gần
bằng 1), RMSEA đạt 0,038 (nhỏ hơn 0,8). Qua đó, kết luận rằng mô
hình này hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Với kết quả ước
lượng các tham số chính trong mô hình cấu trúc lý thuyết cho thấy có
mối quan hệ có ý nghĩa (vì p=0,00 <5%) giữa nhóm nhân tố thu hút
20
và thúc đẩy đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp. Hay nói
cách khác, mô hình đạt được giá trị liên hệ lý thuyết.
Kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Kết quả ước lượng cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa tích cực
trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
từ nhóm nhân tố thúc đẩy, thể hiện thông qua hệ số ước lượng là
0,331 với sai lệch chuẩn 0,097, với mức ý nghĩa thống kê p= 0,000.
Mặt khác dựa theo giá trị phương sai của sai số đo lường đều lớn hơn
0 (không gặp hiện tượng Heywood) và giá trị tới hạn (t-value) rất cao
với giá trị thấp nhất đạt 4,458 (lớn hơn 1,96), cho thấy mô hình đạt
được mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%. Như vậy giả
thuyết H2 được chấp nhận.
Tương tự, dựa vào kết quả ước lượng, cho thấy có mối quan hệ
có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài từ nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn
(Campuchia), thể hiện thông qua hệ số ước lượng là 0,57 với sai lệch
chuẩn 0,101 và với mức ý nghĩa thống kê p= 0,000. Kết quả này
cũng không gặp hiện tượng Heywood, và đạt độ tin cậy rất cao thông
qua giá trị của sai số đo lường và giá trị tới hạn (t-value). Theo đó,
giả thuyết H3 được chấp nhận.
21
Hình 4.3. Kết quả mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
22
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận
Thứ nhất, kết quả nghiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_quyet_di.pdf