Ảnh SEM của mẫu S1 được ăn mòn hóa học theo các mặt khác nhau
được thể hiện trên hình 3.28. Sự phân bố của MWCNT trên bề mặt được
hiện trên hình 3.28a-b, chứng tỏ sự phân bố của MWCNT trên bề mặt các
tấm Al. Trong khi đó ở các vùng mặt cắt ngang, ta thấy sự khác nhau về
quá trình kết khối cũng như sự phân bố của MWCNT giữa các lớp Al.
Độ cứng của vật liệu tăng khi hàm lượng MWCNT tăng lên từ S0
(43,5 HV) tới S1.5 (82,5 HV) và giảm với S2 (61,9 HV). Điều này có thể
ảnh hưởng bởi mật độ của mẫu S2 thấp và sự kết đám của MWCNT khi
hàm lượng MWCNT lớn hơn 1,5%.
Hệ số giãn nở nhiệt
Hệ số giãn nở nhiệt (CTE) của compozit được đo trong dải nhiệt độ
20-250oC được thể hiện trên hình 3.30a. Từ đồ thị ta thấy rằng CTE giảm
khi nồng độ MWCNT tăng lên, khoảng 12%, 18%, 25% and 30% với các
mẫu S0.5, S1, S1.5 và S2. Với mẫu S2, CTE là 15,36 x 10-6.K-1
30 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất của một số compozit nền kim loại gia cường bằng vật liệu ống nanô cácbon định hướng ứng dụng trong công nghiệp điện và điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng dẻo mãnh liệt và cán nguội.
Nghiên cứu đặc trưng tính chất của vật liệu chế tạo
Nghiên cứu chế tạo mẫu đế tản nhiệt cho đèn LED và thử nghiệm
2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU VÀ CÁC TÍNH CHẤT
1.1. Vật liệu compozit nền kim loại
Compozit là vật liệu được tổng hợp nên từ hai hay nhiều loại vật
liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt hơn so
với các vật liệu ban đầu.
1.2. Vật liệu nanô cácbon
1.2.1. Cấu trúc vật liệu nano cácbon
Vật liệu CNT có chứa các nguyên tử cácbon ở trạng thái lai hóa sp2.
CNTs có cấu trúc dạng ống được hình thành bới các tấm graphene cuộn
vào nhau, khoảng cách giữa các lớp graphene này được xác định bằng
0.36 nm. Tùy vào số lượng các lớp graphene cuộn lại với nhau, CNT
được chia thành 3 loại là CNT đơn tường (SWCNT), CNT hai tường
(DWCNT) và CNT đa tường (MWCNT) khi số lớp graphene cuộn lại lớn
hơn 2.
Hình 1.3. CNT đơn tường, CNT hai tường và CNT đa tường
1.2.2. Tính chất của vật liệu CNTs
Tính chất cơ học
CNT có độ bền cao với môđun Young của một sợi SWCNT được xác
định vào khoảng 1 TPa của DWCNT và TWCNT nằm trong khoảng 0,73-
1,33 TPa. MWCNT đã được công bố có giá trị rất khác nhau trong
khoảng từ 0.27 – 0.95 TPa
Tính chất nhiệt
Các báo cáo độ dẫn nhiệt (k) ở nhiệt độ phòng trong khoảng 400-
6,000 WmK-1 cho SWCNTs và trong khoảng 300-3,000 WmK-1 cho
MWCNTs, tùy thuộc vào loại CNTs. Nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về hệ số giãn nở nhiệt sử dụng kỹ thuật XRD cho thấy các bó
CNT có giá trị CTE âm ở nhiệt độ thấp và dương ở nhiệt độ cao
Tính chất điện
Tùy thuộc vào cặp chỉ số (n, m) mà độ dẫn của CNTs có thể là bán
dẫn hay kim loại.
3
1.3. Vật liệu compozit nền kim loại gia cường vật liệu nano cácbon
Compozit nền kim loại được gia cường bằng CNT với vai trò là lớp
vật liệu gia cường cho các hệ compozit nền kim loại được kỳ vọng là có
thể làm tăng các tính chất như độ bền, độ cứng, độ bền uốn của vật liệu.
cải thiện tính chất nhiệt và điện vv.
Hình 1.16. Số lượng các công trình nghiên cứu về
a) các loại vật liệu gia cường và b) vật liệu compozit nền kim loại
1.3.1. Các phương pháp chế tạo
Có nhiều phương pháp chế tạo nanocompozit kim loại/CNTs và
chúng có thể được phân loại như sơ đồ hình 1.17 dưới đây.
Hình 1.17. Các phương pháp chế tạo compozit CNT/kim loại
1.3.2. Các tính chất của vật liệu
1.3.3. Các ứng dụng của vật liệu
Vật liệu compozit thông thường có chứa sợi cácbon được ứng dụng
rộng rãi như là vật liệu cấu trúc cho các ngành công nghiệp hàng không
vũ trụ, ô tô, giao thông vận tải, và làm bộ phận tản nhiệt cho các thiết bị
điện tử
4
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng được trình bày trên
hình 2.1.
Hình 2.1. Các phương pháp nghiên cứu
2.2. Thực nghiệm
2.2.1. Khảo sát tính chất vật liệu ban đầu
2.2.2. Phương pháp chế tạo vật liệu
Các phương pháp chế tạo vật liệu được trình bày như trên hình 2.8.
Hình 2.8. Các phương pháp thực nghiệm chế tạo vật liệu
2.3. Kết luận chương 2.
Chương này trình bày kết quả khảo sát các đặc trưng và tính chất
của các vật liệu ban đầu như bột đồng, bột nhôm, vật liệu CNT và vật liệu
DWCNT và các phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm cũng như tên các
thiết bị được sử dụng trong luận án.
5
Chương 3
CHẾ TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT
VẬT LIỆU COMPOZIT CNT/Al
3.1. Nghiên cứu kỹ thuật phân tán CNT với bột nhôm
3.1.1. Bằng phương pháp nghiền năng lượng cao
Hình 3.1 .Sơ đồ quy trình phân tán
MWCNT với bột nhôm bằng phương pháp
HEBM
Hình 3.2. Sự phân tán của CNT trong mẫu
hỗn hợp bột MWCNT/Al với các hàm lượng
CNT khác nhau
3.1.2. Bằng phương pháp nghiền năng lượng cao cải tiến
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình chế tạo bột
MWCNT/Al bằng phương pháp HEBM cải
tiến
Hình 3.5. Ảnh SEM của hỗn hợp bột
Al+1,5%MWCNT (a-c) và mẫu bột Al+
2%MWCNT (d)
Phương pháp nghiền năng lượng cao cải tiến cho phép phân tán đều
CNT với bột nhôm và đồng đến hàm lượng 1,5% CNT. Tuy nhiên,
phương pháp này gây ra nhiều sai hỏng trong cấu trúc của CNT nhất so
với hai phương pháp còn lại.
6
3.1.3. Bằng phương pháp nghiền năng lượng thấp kết hợp chất kết dính
hữu cơ
Quy trình chế tạo hỗn hợp bột MWCNT/Al bằng phương pháp nghiền năng
lượng thấp kết hợp chất kết dính hữu cơ là EG được mô tả như hình 3.9
Hình 3.9. Quy trình chế tạo hỗn hợp bột MWCNT/Al bằng phương pháp
nghiền năng lượng thấp và sử dụng EG là chất kết dính
Hình 3.11. a) Ảnh SEM của hỗn hợp bột
CNT/Al với các hàm lượng CNT khác
nhau b) Al+0,5% CNT, c) Al+ 1%CNT,
d) Al+1,5% CNT và e-f) Al+2% CNT
Hình 3.12. a) Phổ Raman của vật
liệu CNT và hỗn hợp bột CNT/Al
sau khi nghiền và b) tỷ lệ ID/IG theo
tỷ lệ thành phần CNT khác nhau
Phương pháp sử dụng chất kết dính hữu cơ không những cải thiện
được khả năng phân tán của CNT mà còn tránh được những sai hỏng về
mặt cấu trúc của CNT trong suốt quá trình chế tạo.
7
3.1.4. Chế tạo bằng phương pháp kết hợp rung siêu âm và làm lạnh
nhanh
Hình 3.13. Quy trình chế tạo mẫu hỗn hợp bột DWCNT/Al bằng
phương pháp kết hợp rung siêu âm và làm lạnh nhanh
Hình 3.14. a) Mẫu hỗn hợp bột DWCNT/Al và sự phân bố của DWCNT trong
các mẫu hỗn hợp bột có hàm lượng CNT khác nhau 0,91% (b), 2,73% (c và d),
3.31% (e và f), 3,81% (g) và 5,91% (h)
Phương pháp rung siêu âm kết hợp với làm lạnh nhanh bằng nitơ lỏng
có thể phân tán đều CNT với bột Al đến hàm lượng 6% CNT, đồng thời
ít gây ra sai hỏng trong cấu trúc của CNT. Nhược điểm của phương pháp
này là khả năng bột kim loại bị ôxy hóa trong môi trường nước
3.2. Kết khối hỗn hợp bột CNT/Al và đặc trưng tính chất vật liệu
compozit
3.2.1. Kết khối bằng ép nóng đẳng tĩnh
Mẫu bột chế tạo bằng phương pháp nghiền năng lượng cao
Compozit được thiêu kết ở 3 nhiệt độ khác nhau 600oC, 620C và
640oC, thời gian thiêu kết là 60 phút dưới áp lực là 100 MPa. Các mẫu
compozit sau thiêu kết được ký hiệu là S0.5, S1, S1.5, S2 tương ứng với
các mẫu bột P0.5, P1, P1.5, P2.
8
Hình 3.17. Ảnh SEM của mẫu
compozit MWCNT/Al với các tỷ lể
gia cường khác nhau
Hình 3.18. Phổ tán xạ raman mẫu
vât liệu MWCNT, P1 và S1
Từ kết quả này ta có thể kết luận rằng thành phần gia cường CNT
không ảnh hưởng gì đến quá trình lớn lên của hạt kim loai trong suốt quá
trình thiêu kết, khi nhiệt độ thiêu kết càng cao thì sự lớn lên của hạt càng
lớn.
Hình 3.19. Ảnh hiển vi quang học và phân bố kích thước hạt sau khi thiêu kết
tại cùng nhiệt độ là 600oC (a-c): a) Al, b) Al+1%CNT, c)Al+2%CNT và tại các
nhiệt độ thiêu kết khác nhau của mẫu vật liệu compozit Al+1.5%CNT (d-f): d)
600oC, e) 620oC và f) 640oC
Trên giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu bột P1 và S1 (hình 3.20), sự
tồn tại của các đỉnh đặc trưng Al và pha -Al2O3. Điều này chứng tỏ rằng
sự hình thành các pha ôxít được hình thành cả ở các mẫu hỗn hợp bột và
mẫu sau thiêu kết, các pha oxit này có thể được hình thành trong quá trình
nghiền năng lượng cao.
Tỷ trọng của vật liệu được xác định bằng phương pháp Archimedes.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tỷ trọng vào nhiệt độ ép nóng đẳng tĩnh
9
và hàm lượng MWCNT như thể hiện trên hình 3.21. Từ đồ thị trên ta
thấy, khi hàm lượng CNT càng tăng thì tỷ trọng của vật liệu càng giảm.
với nhiệt độ ép nóng đẳng tĩnh 620oC tỷ trọng của vật liệu đạt giá trị lớn
nhất
Hình 3.20. Giản đồ nhiễu xạ tia X
của mẫu bột P1 và mẫu sau thiêu kết
S1
Hình 3.21. Sự phụ thuộc của tỷ
trọng tương đối vào nhiệt độ HIP
và hàm lượng MWCNT
Hình 3.22. Đồ thị biểu thị sự phụ
thuộc của độ cứng vào hàm lượng
CNT và nhiệt độ thiêu kết
Hình 3.23. Điện trở suất của
mẫu compozit MWCNT/Al thiêu
kết ở các nhiệt độ khác nhau
bằng HIP
Từ hình 3.22 cho thấy, khi có thêm chất gia cường MWCNT độ cứng
của vật liệu tăng lên gấp 1,43-1,9 lần so với Al nguyên chất và đạt giá trị
lớn nhất tại 1% MWCNT và sau đó độ cứng sẽ giảm xuống nếu tiếp tục
tăng hàm lượng MWCNT do sự tụ đám của MWCNT dẫn đến làm tăng
độ xốp và giảm hiệu quả gia cường.
Các số liệu đo đạc cho thấy rằng% các điện trở suất tăng khi tăng
hàm lượng MWCNT trong nền Al. Điện trở suất của compozit là cao hơn
gần 2 lần so với Al được chế tạo trong cùng điều kiện. Việc tăng điện trở
suất điện của mẫu thiêu kết là do anh hưởng của độ xốp và tán xạ electron
10
tại ranh giới hạt trên điện trở suất Bên cạnh đó, sự tồn tại của các pha ôxít
(Al2O3) như thể hiện trên giản đồ nhiễu xạ tia X cũng là một yếu tố dẫn
đến sự tăng của điện trở suất của các mẫu compozit.
Mẫu bột được chế tạo bằng kỹ thuật nghiền năng lượng thấp và chất hỗ
trợ kết dính
Hình 3.26. Mô hình khảo sát vi
cấu trúc và độ cứng của mẫu S1
Hình 3.27. Vi cấu trúc của mẫu S1
tại các vị trí khác nhau; ảnh bề mặt
a) từ tâm mẫu ra ngoài biên b)
vùng 1 c) vùng 2 và d) vùng 3; ảnh
mặt cắt e) từ tâm mẫu ra ngoài biên
f) vùng 1, g) vùng 2, và h) vùng 3.
Hình 3.28. Ảnh SEM bề mặt của mẫu S1 a-b) và
ảnh mặt cắt vùng 1 (c-d) vùng 2 (e-f), và vùng 3 (g-h).
11
Ảnh SEM của mẫu S1 được ăn mòn hóa học theo các mặt khác nhau
được thể hiện trên hình 3.28. Sự phân bố của MWCNT trên bề mặt được
hiện trên hình 3.28a-b, chứng tỏ sự phân bố của MWCNT trên bề mặt các
tấm Al. Trong khi đó ở các vùng mặt cắt ngang, ta thấy sự khác nhau về
quá trình kết khối cũng như sự phân bố của MWCNT giữa các lớp Al.
Độ cứng của vật liệu tăng khi hàm lượng MWCNT tăng lên từ S0
(43,5 HV) tới S1.5 (82,5 HV) và giảm với S2 (61,9 HV). Điều này có thể
ảnh hưởng bởi mật độ của mẫu S2 thấp và sự kết đám của MWCNT khi
hàm lượng MWCNT lớn hơn 1,5%.
Hệ số giãn nở nhiệt
Hệ số giãn nở nhiệt (CTE) của compozit được đo trong dải nhiệt độ
20-250oC được thể hiện trên hình 3.30a. Từ đồ thị ta thấy rằng CTE giảm
khi nồng độ MWCNT tăng lên, khoảng 12%, 18%, 25% and 30% với các
mẫu S0.5, S1, S1.5 và S2. Với mẫu S2, CTE là 15,36 x 10-6.K-1.
Hình 3.30. a) Hệ số giãn nở nhiệt (CTE) của vật liệu compozit MWCNT/Al và
b) so sánh các giá trị thực
Giá trị CTE tính toán từ mô hình ROM (vòng tròn mở trong hình
3.30 b) không phù hợp với các giá trị thực nghiệm và mô hình của
Schapery là phù hợp với các kết quả thực nghiệm, chỉ có một chút cao
hơn.
3.2.2. Gia công biến dạng compozit sau HIP bằng phương pháp xoắn
áp lực cao
Hình 3.31. a) Mô hình thiết bị HPT dùng để kết khối vật liệu và
b) mẫu vật liệu compozit CNT/Cu và CNT/Al sau khi kết khối bằng HPT
12
Hình 3.32. Ảnh SEM của sự phân tán của MWCNT trong nền Al
thu được bằng phương pháp ăn mòn hóa học
Hình 3.33. a) Các điểm khảo sát độ cứng và b) sự phụ thuộc của độ cứng của
vật liệu theo hàm lượng MWCNT gia cường và vị trí đo của mẫu
Hình 3.34. Ảnh TEM của Al (a) compozit Al gia cường bởi 0,5 %m
(b) 1,0 %m (c) và 1,5 %m (d) CNT được kết khối bằng HPT
13
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến độ cứng của vật liệu
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của độ cứng vào các nhiệt độ ủ khác
nhau được thể hiện trên hình 3.35. Đối với mẫu compozit không có thành
phần MWCNT, xu hướng tăng giảm độ cứng tương tự như các mẫu chứa
MWCNT ngoại trừ với nhiệt độ ủ 100oC có giá trị là 104 HV cao hơn so
với mẫu không được ủ nhiệt (101 HV). Các mẫu được ủ với nhiệt độ lớn
hơn thì có giá trị độ cứng thấp hơn hơn hẳn.
Hình 3.35. Sự phụ thuộc của độ
cứng vật liệu compozit MWCNT/Al
theo hàm lượng MWCNT và nhiệt
độ ủ khác nhau
Hình 3.36. Giản đồ XRD của vật
liệu compozit MWCNT/Al có chứa
1,5%m CNT
Đã phát hiện hiệu ứng hóa bền thứ cấp đối với compozit CNT/Al kết
khối bằng phương pháp ép nóng đẳng tĩnh, sau đó gia công xoắn áp lực
cao
3.2.3. Kết khối bằng kỹ thuật SPS
Bảng 3.5. Tính chất của vật liệu compozit DWCNT/Al chế tạo bằng SPS
14
Từ ảnh 3.39. ta thấy được sự phân bố của DWCNT trong nền kim loại
Al tương đối đồng đều, các sợi CNT phân bố riêng lẻ, khi hàm lượng
DWCNT tăng lên thì mật độ DWCNT trong các mẫu khối cũng tăng lên.
Hình 3.39. Sự phân bố của DWCNT trong nền Al sau khi thiêu kết bằng SPS
a-b) S2, c-d) S6 và e-f) S9
Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Al và compozit S3, S6, S8, S9
được thể hiện như hình 3.40, sự tồn tại của các đỉnh đặc trưng Al pha ôxít
nhôm (-Al2O3), pha Al4C3 và đỉnh đặc trưng của CNT với hàm lượng
DWCNT trong compozit lớn hơn 3,31 %.
Hình 3.40. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu compozit DWCNT/Al
Độ cứng cho vật liệu Al là 43,4 HV. Độ cứng có giá trị lớn nhất với
compozit có chứa 2,73 wt.% CNT với giá trị là 69,5 HV ccao hơn 1,6 lần
so với vật liệu Al không có DWCNT.Sự tăng độ cứng của compozit tương
tự như những báo cáo về các compozit kim loại/CNT khác.
15
Hình 3.41. Độ cứng của compozit
DWCNT/Al
Hình 3.42. Hệ số ma sát (COF) của
compozitDWCNT/Al khi được kiểm
tra với các loại bi và lực khác nhau
Hệ số ma sát trung bình khi được khảo sát bằng bằng cả bi thép và bi
ôxít nhôm đều giảm với tất cả các lực dụng từ và khi tác khi hàm lương
CNT tăng dần, với trường hợp bi thép là giảm từ 0,82 (Al, 1N) đến 0,26
(S9, 1N) và từ 0,79 (Al, 5N) đến 0,14 (S9, 5N), còn đối với bi ôxít nhôm
thì giảm từ 0,82 (Al, 1N) tới 0,27 (S9, 1N) và từ 0,77 (Al, 5N) đến 0,19
(S9, 5N). Với hàm lượng DWCNT đưa vào là 5,91 % thì hệ số ma sát
giảm đi hơn 3 lần (1N) và gần 6 lần (5N). Tương tự như vậy, khi bi ôxít
nhôm được sử dụng thì hệ số ma sat của compozit cũng giảm đi đáng kể
khoảng 3 lần (1N) và gần 4 lần (5N).
Hình 3.43. Đường COF đặc trưng của một số compozit DWCNT/Al đặc trưng
tương ứng với lực tải và bi khác nhau a) 1N- bi thép, b) 5N – bi thép, c)1N –
ôxít nhôm, và 5N- ôxít nhôm
16
Chương 4
CHẾ TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT
VẬT LIỆU COMPOZIT CNTCu
4.1. Phương pháp phân tán MWCNT với bột Cu
Quy trình chế tạo hỗn hợp bột MWCNT/Cu được mô tả như trên
hình 4.1.
Hình 4.1. Quy trình chế tạo hỗn hợp bột MWCNT/Cu bằng
phương pháp HEBM cải tiến
Hình 4.2. Phân bố của
MWCNT trong hỗn hợp bột
với các hàm lượng MWCNT
khác nhau
Hình 4.3 a) Phổ raman và b) tỷ lệ ID/IG của
hỗn hợp bột MWCNT/Cu theo các hàm
lượng khác nhau
Như được thể hiện trên hình 4.2, sau quá trình nghiền MWCNT
được phân tán đồng đều khi hàm lượng MWCNT đạt đến 1,5 % theo khối
lượng, khi tỷ lệ MWCNT cao hơn được đưa vào thì thấy xuất hiện những
đám MWCNT như thể hiện trên hình 4.2d. Điều này cho thấy rằng khả
năng phân tán đồng đều MWCNT bằng phương pháp nghiền năng lượng
cao cải tiển có thể đạt được đến 1,5 %m CNT.
17
4.2. Kết khối hỗn hợp bột MWCNT/Cu và đặc trưng tính chất vật
liệu compozit
4.2.1. Gia công biến dạng compozit sau HIP bằng phương pháp xoắn
áp lực cao
Kích thước trung bình của các hạt trong vật liệu tổng hợp là 50 nm
(Hình 4.4b). Trong kim loại nguyên chất, phương pháp HPT hiếm khi tạo
được hạt có kích thước nhỏ hơn 100 nm.
Hình 4.4. Ảnh TEM của compozit MWCNT/Cu sau HPT quan sát ở chế độ:
(a) trường sáng và (b) trường tối.
4.2.1.1. Độ cứng
Độ cứng theo phương pháp HPT thì các vị trí bên ngoài biên luôn
lớn hơn các vị trí tâm mẫu. Cụ thể, với tỷ lệ gia cường 3% MWCNT thì
độ cứng đo được ngoài biên là 235 HV cao hơn so với giá trị độ cứng đo
tại tâm mẫu 201 HV.
Hình 4.5. Sự phụ thuộc của độ cứng của vật liệu theo
a) hàm lượng MWCNT và vị trí đo của mẫu b) nhiệt độ ủ
18
4.2.2. Kết khối và gia công compozit MWCNT/Cu bằng kỹ thuật cán
nguội
Quy trình chế tạo compozit được thể hiện như trên hình 4.8
Hình 4.8. Sơ đồ mô tả quy trình gia công
compozit MWCNT/Cu bằng kỹ thuật cán
4.2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc vật liệu
Hình 4.10. Cấu trúc tế vi của mẫu compozit Cu+0,5%m CNT với
số lần cán khác nhau a-b) cán lần 1 và c-d) cán lần 2
Hình 4.11. a-b) Sự phân bố của CNT trong mẫu compozit MWCNT/Cu với
hàm lượng MWCNT là 1,5 % và c-d mẫu compozit chứa hàm lượng MWCNT
là 2%m sau khi cán
Hình 4.11 thể hiện sự phân bố của CNT trong nền Cu sau quá trình
cán. Với mẫu chứa hàm lượng CNT là 1,5%m ta thấy rằng CNT được
19
phân bố tương đối đồng đều và định vị tại các biên của hạt Cu. Sự phân
bố đồng đều của CNT làm tăng độ cứng đồng thời làm giảm hệ số ma sát
của vật liệu sẽ được thảo luận ở phần sau. Trong khi đó với mẫu compozit
chứa hàm lượng CNT là 2%m thì một số vết nứt đã được quan sát sau khi
cán như thể hiện trên hình 4.11c. Sự hình thành các vết nứt này nguyên
nhân là do sự kết đám của CNT (hình 4.11d). Điều này cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu phân tán CNT và bột Cu đã được trình bày ở phần
trên.
4.2.2.2. Tỷ trọng và độ cứng của vật liệu
Sau lần cán thứ nhất tỷ trọng được cải thiện hơn khoảng từ 8-10%
so với mẫu thiêu kết trong môi trường Ar, và sau khi cấn lần hai thì cải
thiện được khoảng 13-17
Hình 4.12. So sánh tỷ trọng của
vật liệu compozit sau khi trong môi
trường Ar và biến dạng bằng
phương pháp cán
Hình 4.13. Độ cứng của vật liệu
composzit CNT/Cu theo các tỷ lệ
thành phần CNT và số lần cán
nguội khác nhau
Độ cứng của vật liệu tăng lên khi hàm lượng MWCNT tăng lên đến 1,5
%m với độ cứng đạt được là 104 HV lớn hơn gần gấp 1,5 lần so với mẫu
Cu được chế tạo ở cùng điều kiện.
4.2.2.3. Hệ số ma sát
Hình 4.14. Hệ số ma sát của vật liệu CNT/Cu được khảo sát theo các tải trọng
khác nhau a) 1N, b) 5N, c) 10N và hệ số ma sát trung bình của vật liệu theo tỷ
lệ %CNT
20
Hình 4.15. Ảnh chụp bề mặt của rãnh ma sát sau khi được
kiểm tra ma sát với tải là 1N
Hệ số ma sát của vật liệu được thể hiện như trên hình 4.14. Từ hình
4.14 cho thấy hệ số ma sát của vật liệu sau khi được gia cường bằng vật
liệu MWCNT đều giảm xuống, càng nhiều MWCNT được đưa vào thì hệ
số ma sát của vật liệu càng giảm. Với tải trọng lớn hơn thì có hệ số ma sát
thấp hơn. Khi được gia cường với tỷ lệ MWCNT là 1,5% và được kiểm
tra với tải trọng 10 N thì hệ số ma sát của vật liệu compozit là 0,21 thấp
hơn 1/3 lần so với mẫu vật liệu Cu (0,68).
Hình 4.18. So sánh hiệu suất làm giảm hệ số ma sát của các loại compozit
CNT/Cu được chế tạo bằng các phương pháp khác nhau: thiêu kết xung plasma
(SPS), thiêu kết chân không (VC), hàn ma sát (FSP) và thiêu kết trong môi
trường khí bảo vệ và cán nguội (CS+CR).
21
4.2.2.4. Tính chất nhiệt và điện
Hệ số giãn nở nhiệt của compozit MWCNT/Cu
MWCNT có hệ số giãn nở nhiệt rất thấp và thấp hơn nhiều so với
Cu (16.5x10-6K-1), nhờ đó mà vật liệu có hệ số giãn nở nhiệt thấp hơn Cu
nguyên chất.
Hình 4.19. Đồ thị biểu thị sự phụ
thuộc của hệ số giãn nở nhiệt
lượng MWCNT
Hình 4.20. Ảnh hưởng của hàm
lượng MWCNT tới điện trở suất
của vật liệu
Tính chất điện
Khi tăng hàm lượng MWCNT thì điện trở suất của vật liệu tăng lên
nhiều so với Cu nguyên chất chế tạo ở cùng điều kiện. Như được thể hiện
trên hình 4.19, với mẫu vật liệu sau khi thiêu.
4.3. Thử nghiệm vật liệu compozit MWCNT/Cu cho ứng dụng tản
nhiệt LED
4.3.1. LED và vấn đề tản nhiệt
LED khá nhạy cảm với nhiệt độ hoạt động, hiệu quả của nó, như 1).
Độ sáng 2). hiệu suất phát quang, 3). thời gian sống, và 4) độ ổn định màu
giảm khi tăng nhiệt độ.
Hình 4.21. Công suất ra của chíp LED
4.3.2. Tính chất nhiệt và khả năng ứng dụng tản nhiệt của compozit
CNT/Cu
Từ những kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy rằng vật liệu compozit
CNT/Cu có đầy đủ những tính chất vượt trội để ứng dụng làm vật liệu tản
nhiệt cho các hệ thống.
22
4.3.3. Thử nghiệm vật liệu compozit CNT/Cu để tản nhiệt cho đèn LED
50W
Ý tưởng thử nghiệm
Hình 4.26. Mô hình thử nghiệm hiệu quả tản nhiệt của đế compozit
CNT/Cu a) Đế LED thương mại công suất 50 W, a) Đế LED 50 W có gắn
thêm đế tản nhiệt bằng vật liệu compozit CNT/Cu, c) Cơ chế tản nhiệt ra
các vây trên đế LED thương mại và d) Cơ chế tản nhiệt trên đế LED khi
có gắn thêm đế tản nhiệt bằng compozit CNT/Cu
Mục đích của thử nghiệm
Phân tích thành phần vỏ đèn LED thương mại bán trên thị trường,
ước lượng tính chất nhiệt của vỏ đèn
Khảo sát sự phân bố nhiệt độ trên các đế LED 50 W thương mại khi
hoạt động
Đánh giá hiệu suất tản nhiệt của đế hỗ trợ làm bằng vật liệu
compozit CNT/Cu
Đánh giá hiệu suất tản nhiệt
Phương pháp khảo sát
Cách bố trí các vị trí đo được thể hiện như trên hình 4.28 với các
điểm đo xác định là TCOB là nhiệt độ của chip LED được đặt ngay sau
chip LED, các nhiệt độ T1, T2, T3, T4 là nhiệt độ của các vị trí khác nhau
được xác định từ tâm chip LED ra ngoài biên của vỏ đèn LED, cách đều
nhau một khoảng cách là 1,5 cm.
23
Hình 4.29. Mô hình khảo sát phân bố nhiệt độ trên đế đền LED công suất
50W và cách bố trí các cặp nhiệt điện trên các điểm đo khác nhau
Đánh giá hiệu suất tản nhiệt
Phân bố nhiệt độ của đèn LED được đo bởi 5 cặp nhiệt điện được đo
ở các vị trí khác nhau và sử dụng các đế tản nhiệt khác nhau.
Hình 4.30. Phân bố nhiệt độ trên đèn LED công suất 50 W
a) Không sử dụng đế tản nhiệt và b) sử dụng đế tản nhiệt bằng Cu
Hình 4.31. Phân bố nhiệt độ trên đèn LED công suất 50 W sử dụng
đế compozit MWCNT/Cu -0.5% CNT a) cán 1 lần và b) cán 2 lần
24
Hình 4.32. Phân bố nhiệt độ trên đèn LED công suất 50 W sử dụng đế
compozit CNT/Cu -1% MWCNT a) cán 1 lần và b) cán 2 lần
Đồ thị biểu diễn sự so sánh hiệu quả tản nhiệt của đèn LED sử dụng
các loại tấm tản nhiệt khác nhau được thể hiện như trên hình 4.25. Từ đồ
thị này ta có thể thấy rằng khi sử dụng thêm các tấm tản nhiệt thì hiệu quả
tản nhiệt cho đèn LED được cải thiện tương đối lớn. Nhiệt độ trên COB
của LED giảm từ 12 -15oC.
Hình 4.33. So sánh hiệu quả tản nhiệt trên COB của chip LED
với các tấm tản nhiệt khác nhau
Compozit Cu-0.5%CNT có hiệu quả tản nhiệt cao, có thể cao hơn
khi mật độ đạt 100%, có độ bền cơ học cao đồng thời hệ số mài mòn được
cải thiện có thể được phát triển làm đế tản nhiệt cho các chip LED nói
riêng và các linh kiện điện tử nói chung.
25
KẾT LUẬN CHUNG
Luận án đã tập trung nghiên cứu các phương pháp chế tạo và đặc
trưng tính chất của 02 loại vật liệu là compozit CNT/Al và CNT/Cu. Từ
những kết quả nghiên cứu nhận được, có thể rút ra một số kết luận chính
như sau:
1. Đã phát triển thành công 03 phương pháp phân tán đều ống nanô
cácbon với bột nhôm và bột đồng. Đã phát hiện thấy, cả ba phương pháp
đều tạo ra những sai hỏng nhất định trong cấu trúc của CNT. Trong đó:
Phương pháp nghiền năng lượng cao cải tiến cho phép phân tán đều
CNT với bột nhôm và đồng đến hàm lượng 1,5% CNT. Tuy nhiên,
phương pháp này gây ra nhiều sai hỏng trong cấu trúc của CNT nhất so
với hai phương pháp còn lại.
Phương pháp nghiền năng lượng thấp kết hợp với chất kết dính hữu cơ
cho phép phân tán đều CNT với bột nhôm đến hàm lượng 1,5% CNT,
đồng thời ít gây ra sai hỏng trong cấu trúc của CNT hơn so với phương
pháp nghiền năng lượng cao. Hạn chế của phương pháp này là việc chưa
thể loại bỏ hoàn toàn chất kết dính hữu cơ sau quá trình phân tán.
Phương pháp rung siêu âm kết hợp với làm lạnh nhanh bằng nitơ lỏng
có thể phân tán đều CNT với bột Al đến hàm lượng 6% DWCNT, đồng
thời ít gây ra sai hỏng trong cấu trúc của CNT. Nhược điểm của phương
pháp này là khả năng bột kim loại bị ôxy hóa trong môi trường nước.
2. Đối với vật liệu compozit CNT/Al, đã sử dụng 03 phương pháp kết khối
và gia công biến dạng vật liệu là: (i) kết khối bằng phương pháp ép nóng
đẳng tĩnh; (ii) kết khối bằng phương pháp ép nóng đẳng tĩnh, sau đó gia
công xoắn áp lực cao làm nhỏ mịn cấu trúc vật liệu; (iii) kết khối bằng kỹ
thuật xung plasma.
- Khi kết khối bằng HIP, compozit MWCNT/Al xử lý HIP tại nhiệt độ
620oC có độ cứng và mật độ cao nhất so với vật liệu được HIP tại 2 nhiệt
độ khác là 600 và 640oC. Độ cứng của compozit có chứa 1,5% CNT cao
gần gấp 2 lần so với mẫu vật liệu Al không gia cường MWCNT được chế
tạo ở cùng điều kiện. Hệ số giãn nở nhiệt của compozit giảm khi hàm
lượng CNT trong vật liệu tăng, giá trị CTE của compozit CNT/Al chứa
2% CNT giảm hơn 30% so với vật liệu không chứa CNT. - Đã phát hiện
hiệu ứng hóa bền thứ cấp đối với compozit MWCNT/Al kết khối bằng
phương pháp ép nóng đẳng tĩnh, sau đó gia công xoắn áp lực cao.
3. Đối với vật liệu compozit MWCNT/Cu, đã sử dụng 02 phương pháp
kết khối và gia công biến dạng vật liệu là: (a) kết khối bằng phương pháp
26
ép nóng đẳng tĩnh, sau đó gia công xoắn áp lực cao; (b) kết khối bằng
phương pháp thiêu kết thông thường trong môi trường khí trơ, sau đó gia
công cán nguội làm tăng mật độ của vật liệu. Trong đó, vật liệu
MWCNT/Cu chứa 1,5% CNT chế tạo bằng phương pháp thiêu kết + cán
nguội có hệ số giãn nở nhiệt giảm 30%, hệ số ma sát giảm 6 lần so với
mẫu vật liệu không chứa CNT. Đây là hiệu suất giảm hệ số ma sát lớn
nhất, khi so sánh với những kết quả được công bố trên thế giới.
4. Đã thử nghiệm ứng dụng vật liệu compozit MWCNT/Cu chế tạo bằng
phương pháp thiêu kết + cán nguội làm tấm hỗ trợ tản nhiệt cho đèn LED
công suất lớn. Việc sử dụng thêm tấm tản nhiệt bằng MWCNT/Cu chứa
0,5% CNT đã giúp nhiệt độ của LED COB công suất 50W giảm 15oC so
với khi không có tấm hỗ trợ tản nhiệt.
5. Đối với cả ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (17).pdf