Đường cong phóng của điện cực Fe2O3/AB và
Fe2O3/AB + Bi2S3 (Hình 4.19) có hai đoạn bằng phẳng
xuất hiện ở điện thế khoảng −0,9 V và −0,7 V tương ứng
với phản ứng ôxy hóa của Fe/Fe(II) (a1) và Fe(II)/Fe(III)
(a2). Khi sử dụng chất phụ gia K2S cho dung dịch điện ly
(Hình 4.19b), đoạn bằng phẳng này được kéo dài ra
chứng tỏ phản ứng ôxy hóa của sắt được tăng cường bởi
K2S. Kết quả này trùng hợp với kết quả quan sát được
trên đường CV (Hình 4.3). Khi chất phụ gia Bi2S3 được
đưa vào trong điện cực Fe2O3/AB (Hình 4.19c), hai đoạn
bằng phẳng này được kéo dài ra rất nhiều so với khi sử
dụng chất phụ gia K2S chứng tỏ tốc độ phản ứng ôxy hóa
của sắt được tăng lên nhiều bởi Bi2S3. Xu hướng thay đổi
đường đặc trưng phóng này hoàn toàn giống xu hướng
thay đổi của đường CV trên Hình 4.9. Đặc biệt khi kết hợp cả hai chất phụ gia K2S và Bi2S3 (Hình 4.19d), hai
đoạn bằng phẳng này còn được kéo dài hơn nữa, giống như các đỉnh ôxy hóa trên đường CV mở rộng hơn,
cường độ dòng cao hơn (Hình 4.15)
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo vật liệu composit oxit sắt / các bon định hướng ứng dụng trong tích trữ năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
Hình 2.4. Đặc trưng CV của điện cực AB
(AB:PTFE = 90:10%) trong dung dịch KOH 8
M
Hình 2.4. Đặc trưng CV của điện cực AB
(AB:PTFE = 90:10%) trong dung dịch KOH 8 M
6
Trong trường hợp điện cực composit μm - Fe2O3/AB
(Hình 2.6a) các đỉnh ôxy hóa rất nhỏ a0, a1, a2 xuất hiện
ở thế khoảng −0,9 V; −0,8V và −0,5 V tương ứng theo
chiều quét thuận trong khi các đỉnh khử c1, c2 bị che phủ
hoàn toàn bởi đỉnh sinh khí hyđrô theo chiều quét ngược
lại. Đỉnh a0 xuất hiện ở thế khoảng −0,9 V được cho là
do sự hấp phụ nhóm OH của sắt tạo thành [Fe(OH)]ad
trước khi tạo thành Fe(OH)2 tại a1.
Đối với điện cực nm - Fe2O3/AB (Hình 2.6b) các đỉnh
ôxy hóa - khử sắc nhọn, cường độ dòng lớn được quan
sát. Đỉnh khử được tách biệt khỏi đỉnh sinh khí H2. Tuy
nhiên, cặp đỉnh a1/c1 rất nhỏ so với cặp đỉnh a2/c2 chứng
tỏ tại a2 diễn ra cả 2 cặp phản ứng Fe/Fe(II) và
Fe(II)/Fe(III) do quá thế cặp Fe/Fe(II) tăng lên vì tính thụ
động của lớp Fe(OH)2 hình thành tại a1.
Như vậy: a1: Fe Fe(II) / c1: Fe(II) Fe
a2: Fe(II) Fe(III) và Fe Fe(II)
c2: Fe(III) Fe(II)
So sánh với CV của điện cực nm - Fe2O3 và μm
- Fe2O3 không chứa AB tương ứng (Hình 2.5) chỉ
ra rằng khả năng chu trình hóa của điện cực
composit Fe2O3/AB đã được cải thiện đáng kể. So
sánh đặc trưng CV của điện cực nm - Fe2O3/AB
với μm - Fe2O3/AB chỉ ra điện cực nm - Fe2O3/AB
có đặc trưng CV tốt hơn thể hiện ở các cặp đỉnh
ôxy hóa - khử a1/c1 và a2/c2 sắc nhọn hơn, dòng
điện lớn hơn, đỉnh khử tách biệt khỏi đỉnh sinh khí
H2. Điều đó chứng tỏ tốc độ phản ứng của các hạt
nm - Fe2O3 được tăng lên khi AB được đưa vào
điện cực.
2.2.6. Sự phân bố của thành phần vật liệu trong
điện cực Fe2O3/AB sau phóng - nạp
Hình 2.7 mô tả sự phân bố của các thành phần
vật liệu trong điện cực sau 15 chu kỳ phóng - nạp.
Các hạt sắt bị co cụm lại thành những đám to hơn.
Hiện tượng này sẽ gây bất lợi cho quá trình phóng
Hình 2.7. Ảnh SEM và sự phân bố của Fe, AB của
mẫu (a) μm - Fe2O3/AB và (b) nm - Fe2O3/AB sau phóng -
nạp
Hình 2.6. Đặc trưng CV của điện cực Fe2O3/AB
(Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10%) trong dung dịch
KOH 8 M (a)µm - Fe2O3/AB và (b) nm - Fe2O3/AB
7
- nạp của điện cực sắt. Kết quả là sau mỗi chu kỳ phóng
- nạp, tốc độ phản ứng ôxy hóa - khử của sắt giảm dần,
khả năng chu trình trình hóa kém đi dẫn đến giảm dần
dòng điện theo số chu kỳ quét. Để khắc phục sự suy giảm
này phải có biện pháp ngăn chặn sự kết đám lại của hạt
sắt trong quá trình phóng - nạp.
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng điện hóa
của điện cực nm -Fe2O3/AB
2.2.7.1. Ảnh hưởng của chất kết dính
Kết quả đo CV của điện cực Fe2O3/AB có tỷ lệ khối
lượng Fe2O3:AB:chất kết dính = 45:45:10% với hai loại
chất kết dính PTFE và PVdF được thể hiện trên hình 2.8
chỉ ra chất kết dính PTFE (Hình 2.8b) cho kết quả CV
tốt hơn PVdF (Hình 2.8a). Như vậy trong nghiên cứu
này, chúng tôi chọn chất kết dính PTFE để tạo điện cực
cho các phép đo điện hóa.
Để xác định được hàm lượng tối ưu của chất kết dính
trong điện cực, các phép đo CV được thực hiện cho các
mẫu Fe2O3/AB với PTFE 5%, 10%, 15% và 20% và kết
quả được thể hiện trên Hình 2.9.Tại PTFE 5% dòng ôxy
hóa - khử giảm rất nhanh. Khi tăng nồng độ chất kết dính
PTFE từ 10% khối lượng (Hình 2.9b) lên 15% khối
lượng (Hình 2.9c) và 20% khối lượng (Hình 2.9d), dòng
ôxy hóa - khử tại các đỉnh đều giảm đi và các đỉnh khử
c1 và c2 dần bị bao phủ bởi đỉnh sinh khí hyđrô. Như vậy,
hàm lượng chất kết dính ảnh hưởng mạnh đến quá thế
hyđrô và tính chất điện hóa của điện cực Fe2O3/AB.
Trong nghiên cứu này nồng độ chất kết dính phù hợp
nhất là PTFE 10%.
2.3.7.2. Ảnh hưởng của hàm lượng Fe2O3 và AB
Do Fe2O3 là chất cách điện, AB dẫn điện tốt nên khi
tăng Fe2O3, giảm AB thì độ dẫn điện của điện cực cực
giảm đi, nội trở tăng. Khi Fe2O3 tăng lên và đạt đến 70%
khối lượng điện cực (Hình 2.10), các đỉnh ôxy hóa bị
dịch về phía thế dương hơn trong khi đỉnh khử bị dịch về
phía thế âm hơn do quá thế tăng lên dẫn đến các đỉnh ôxy
Hình 2.8. Đặc trưng CV của điện cực
Fe
2
O
3
/AB sử dụng chất kết dính (a) PVdF
và (b) PTFE trong dung dịch KOH 8 M
Hình 2.9. Đặc trưng CV của điện cực
Fe
2
O
3
/AB (a) Fe
2
O
3
:AB:PTFE = 45:45:10%,
(b) 42,5:42,5:15% và (c) 40:40:20% trong
dung dịch KOH 8 M
(a)
(b)
(c)
(d)
8
hóa bị rộng ra, thấp hơn và đỉnh khử c1 dường như bị chồng lấn hoàn toàn bởi đỉnh sinh khí hydro. Hiện tượng
này dẫn đến sự suy giảm dung lượng phóng và hiệu suất nạp của điện cực sắt. Như vậy, trong nghiên cứu này
tỷ lệ phù nhất của điện cực Fe2O3/AB là Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10 %.
2.3.7.3. Ảnh hưởng của chất phụ gia K2S
Hình 2.11 mô tả đặc trưng CV của điện cực composit Fe2O3/AB sử dụng chất phụ gia dung dịch điện ly
K2S với các nồng độ lần lượt là KOH 7,995 M + K2S 0,005 M; KOH 7,99 M + K2S 0,01 M; KOH 7,95 M +
K2S 0,05 M và KOH 7,9 M + K2S 0,1 M. Sự khác nhau dễ dàng nhận thấy giữa kết quả đo CV trong KOH
(Hình 2.10b) và trong KOH + K2S (Hình 2.11) được thể hiện ở cường độ dòng ôxy hóa - khử của điện cực
composit Fe2O3/AB đo trong dung dịch KOH + K2S (Hình 2.11a, 2.11b, 2.11c) tăng lên đáng kể so với trong
KOH (Hình 2.10B), các đỉnh ôxy hóa - khử rộng hơn, cao hơn, đặc biệt dòng điện tương đối ổn định ở các
vòng quét tiếp theo. Điều đó chứng tỏ tốc độ phản ứng ôxy hóa - khử của Fe/Fe(II), Fe(II)/Fe(III) được tăng
lên khi K2S có trong dung dịch điện ly. Như vậy ion S2- đã kết hợp vào mạng ôxit sắt và tương tác với Fe(I),
Fe(II) hoặc Fe(III) trong lớp màng ôxit để kích thích sự phân hủy của sắt và làm tăng độ dẫn điện của điện cực
Hình 2.10. Đặc trưng CV của điện cực
Fe
2
O
3
/AB (a) Fe
2
O
3
:AB:PTFE =30:60:10% ,
(b)45:45:10%, (c) 60:30:10% và (d) 70:20:10%
trong dung dịch KOH 8 M.
Hình 2.11. Kết quả CV của điện cực
Fe2O3/AB (Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10%)
trong (a) 0,005 M K2S; (b) 0,01 M K2S; (c)
0,05 M K2S và (d) 0,1 M K2S.
(a)
(b)
(c)
(d)
9
do đó cải thiện khả năng chu trình hóa của sắt đồng thời làm tăng tốc độ phản ứng khử sắt, giảm quá thế của
nó dẫn đến tăng hiệu suất nạp của sắt. Ngoài ra ion S2- hấp phụ trên bề mặt hạt sắt giúp ngăn chặn phản ứng
sinh khí H2 . Khi tăng nồng độ K2S lên 0,05 M (Hình 2.11c) đỉnh khử c1 dịch về phía thế âm hơn nên bị che
phủ hoàn toàn bởi đỉnh sinh khí H2. Tiếp tục tăng nồng độ K2S lên 0,1 M (Hình 2.11d), các đỉnh ôxy hóa - khử
gần như biến mất hoàn toàn. Đó có thể do ở nồng độ K2S cao, tác động mạnh của S2- làm quá thế phản ứng sắt
tăng cao dẫn đến các đỉnh ôxy hóa - khử bị dịch ra ngoài khoảng thế quét. Như vậy trong nghiên cứu này, nồng
độ K2S phù hợp nhất là 0,01 M (Hình 2.11b) và nồng độ này được sử dụng làm chất phụ gia dung dịch điện ly
trong các phần nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Kết luận
Bằng phương pháp nghiền trộn, chúng tôi đã chế tạo thành công mẫu composit nm - Fe2O3, µm - Fe2O3,
nm - Fe2O3/AB và µm - Fe2O3/AB sử dụng vật liệu nm - Fe2O3, µm - Fe2O3 thương mại để tạo ra điện cực sắt
cấu trúc xốp nhằm cải thiện những hạn chế của nó. Kết qủa khảo sát cho thấy kích thước, hình dạng hạt Fe2O
có ảnh hưởng mạnh đến khả năng chu trình hóa của điện cực Fe2O3. Vật liệu nm - Fe2O3 cho khả năng chu
trình hóa tốt hơn vật liệu µm - Fe2O3. Chất phụ gia AB làm tăng độ dẫn điện cực, cải thiện tốc độ phản ứng
ôxy hóa - khử của sắt dẫn đến cải thiện khả năng chu trình hóa của điện cực composit nm - Fe2O3/AB. Chất
phụ gia dung dịch điện ly K2S ảnh hưởng tích cực đến tính chất điện hóa của điện cực Fe2O3/AB như làm tăng
tốc độ phản ứng ôxy hóa của sắt, khử lượng hyđrô sinh ra giúp làm tăng hiệu suất nạp của điện cực. Nồng độ
chất phụ gia K2S phù hợp nhất trong dung dịch điện ly KOH là 0,01 M. Trong điện cực composit Fe2O3/AB
các thành phần cấu thành như Fe2O3, AB, chất kết dính, hàm lượng của mỗi thành phần đều có ảnh hưởng
mạnh đến đặc trưng điện hóa của nó. PTFE là chất kết dính phù hợp nhất để chế tạo điện cực composit
Fe2O3/AB và tỷ lệ thành phần khối lượng tối ưu nhất là Fe2O3:AB:PTFE = 45:45:10%.
10
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSIT ÔXIT SẮT/CÁC BON
BẰNG CÁC QUY TRÌNH THỦY NHIỆT VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA
CHÚNG
3.1. Quy trình thủy nhiệt một bước chế tạo vật liệu Fe2O3
Quy trình thủy nhiệt 1 bước bao gồm 3 quy trình thủy nhiệt khác nhau để chế tạo vật liệu Fe2O3 có hình
thái học khác nhau được thể hiện trên hình 3.1, 3.2 và 3.3.
Quy trình thủy nhiệt 1: Chế tạo vật liệu Fe2O3 xốp
Đầu tiên, hòa tan 0,06 M sắt (III) nitrat (Fe(NO3)3.9H2O) trong 80 ml nước khử ion, sau đó cho thêm 1 ml
demethylsulfoxide (DMSO; C2H6SO) vào dung dịch này, khuấy liên tục hỗn hợp này trong 2 giờ để được hỗn
hợp đồng nhất.
Hỗn hợp dung dịch được đưa vào bình thủy nhiệt 100 ml và thủy nhiệt ở 140oC trong 14 giờ, sau đó bình
thủy nhiệt được để nguội dần đến nhiệt độ phòng. Kết tủa màu vàng α-FeOOH thu được bằng cách quay ly
tâm, rồi rửa bằng cồn và nước khử ion nhiều lần và sau đó được sấy khô ở 60oC trong 12 giờ.
Cuối cùng ủ nhiệt vật liệu kết tủa màu vàng α-FeOOH ở 600oC trong 2 giờ ta thu được bột α-Fe2O3 xốp
Quy trình thủy nhiệt 2: Chế tạo vật liệu Fe2O3 cầu rỗng, ống và đĩa
Hòa tan hỗn hợp vật liệu gồm 30 mM FeCl3.6H2O và 0,5 mM (NH2)2CO trong 80 ml nước khử ion, sau đó
khuấy liên tục hỗn hợp này trong 2 giờ để được dung dịch đồng nhất.
Đưa hỗn hợp dung dịch này vào bình thủy nhiệt 100 ml để thủy nhiệt ở 200oC trong 24 giờ, sau đó bình
thủy nhiệt được để nguội dần đến nhiệt độ phòng.
Kết tủa màu nâu đỏ thu được bằng cách quay ly tâm, rửa bằng cồn và nước khử ion trong nhiều lần sau đó
sấy khô ở 60oC trong 12 giờ.
Cuối cùng ủ nhiệt kết tủa màu nâu đỏ ở 400oC trong 2 giờ ta thu được bột α-Fe2O3.
Quy trình thủy nhiệt 3: Chế tạo vật liệu Fe2O3 dạng hạt tự do, hình cầu, hình que, hình que + lập phương,
hình lập phương và hình đa diện.
Cho 80 ml dung dịch CTAB (nồng độ thay đổi từ 0,001 đến 0,04 M) vào 80 ml dung dịch FeCl3.6H2O
(nồng độ thay đổi từ 0,01 đến 0,07 M) được hòa tan trong nước khử ion, tiếp theo hỗn hợp dung dịch được
khuấy từ liên tục trong 2 giờ để được dung dịch đồng nhất. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch hỗn
hợp cho đến khi độ pH bằng 10.
Hỗn hợp dung dịch đồng nhất được đưa vào bình thủy nhiệt để thủy nhiệt ở 120oC trong 14 giờ. Bình thủy
nhiệt được để nguội dần đến nhiệt độ phòng.
Kết tủa màu nâu đỏ thu được bằng cách quay ly tâm, rửa bằng cồn tinh khiết và nước khử ion trong nhiều
lần trước khi sấy khô ở 60oC trong 12 giờ.
Cuối cùng ủ nhiệt kết tủa màu nâu đỏ ở 400oC trong 2 giờ ta thu được bột α-Fe2O3.
11
3.2. Quy trình thủy nhiệt 2 bước chế tạo vật liệu Fe2O3/AB
Quy trình chế tạo vật liệu Fe2O3/AB bằng phương pháp thủy nhiệt gồm hai bước:
Bước 1: Chế tạo Fe2O3 bằng phương pháp thủy nhiệt theo quy trình 1, 2 và 3 nêu trên. Chọn ra vật liệu
Fe2O3 có đặc trưng điện hóa tốt nhất để tiến hành bước 2.
Bước 2: Thủy nhiệt hỗn hợp hạt Fe2O3 với AB để thu được vật liệu Fe2O3/AB. Thủy nhiệt hỗn hợp hạt Fe2O3
với nano các bon AB để thu được vật liệu Fe2O3/AB.
3.3. Kết quả phân tích hình thái, cấu trúc và đặc trưng điện hóa của vật liệu Fe2O3 chế tạo bằng quy
trình thủy nhiệt 1
3.3.1. Hình thái và cấu trúc vật liệu Fe2O3
Vật liệu tổng hợp được bằng quy trình thủy nhiệt 1 là
-Fe2O3 theo phổ chuẩn ICSD-No 82135 (Hình 3.1).
Tùy thuộc vào liều lượng của DMSO ban đầu mà vật liệu
Fe2O3 thu được có hình thái học khác nhau như hình lá
xốp (Hình 3.2a) gồm các kim nano sắp xếp lại hoặc dạng
cầu xốp (Hình 3.2b, 3.2c, 3.2d) gồm các kim nano mọc
ra từ 1 điểm tạo thành quả cầu gai xốp.
Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu Fe
2
O
3
tổng hợp bằng quy trình thủy nhiệt 1 ở các nồng độ
khác nhau của DMSO: (a) 1 ml, (b) 2 ml, (c) 4 ml
và (d) 8 ml
Hình 3.2. Ảnh SEM của mẫu Fe2O3 chế tạo theo
quy trình thủy thiệt 1: (a) DMSO-1 ml, (b) DMSO-
2 ml, (c) DMSO-4 ml và (d) DMSO-8 ml
12
3.3.2. Đặc trưng điện hóa của điện cực
Fe2O3/AB
Kết quả đo đặc trưng CV của các điện cực
Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3 chế tạo theo quy trình
thủy nhiệt 1 (Hình 3.3) chỉ ra hình thái học của
Fe2O3 có ảnh hưởng mạnh đến tính chất điện hóa
của điện cực Fe2O3/AB. Khi lượng DMSO bằng
4 ml hoặc ít hơn (Hình 3.3a, 3.3b và 3.3c), các
đỉnh ôxy - hóa khử xuất hiện rõ ràng. Hai đỉnh
ôxy hóa được quan sát ở thế khoảng −0,8 V (a1)
và −0,65 V (a2) trong khi hai đỉnh khử tương ứng
xuất hiện ở xung quanh −1,0 V (c2) và −1,15 V
(c1). Ngoài ra một đỉnh nhỏ ôxy hóa a0 đã được
quan sát. Khi hàm lượng của DMSO là 8 ml
(Hình 3.3d), các đỉnh ôxy hóa nhỏ hơn nhiều và
bị dịch về phía điện thế dương hơn trong khi các
đỉnh khử dịch về phía điện thế âm hơn gây nên
sự tăng quá thế. Hiện tượng này dẫn đến sự biến mất của các đỉnh ôxy hóa - khử. Do mẫu Fe2O3 tổng hợp ở
hàm lượng DMSO 8 ml cho Fe2O3 cầu xốp giống DMSO 4 ml nhưng độ xốp của nó lớn hơn nhiều nên gây ra
sự tăng nội trở của điện cực Fe2O3/AB dẫn đến giảm tốc độ phản ứng ôxy hóa - khử, giảm dòng điện, tăng quá
thế và không quan sát được các đỉnh trên đường CV. Như vậy, trong điều kiện thực nghiệm này, lượng DMSO
phù hợp là 4 ml và lượng DMSO tối ưu là 4 ml.
Dung lượng phóng của các điện cực Fe2O3/AB (Hình 3.4) sử dụng Fe2O3 tổng hợp được và Fe2O3 thương
mại được tính toán từ kết quả đo CV cho thấy các mẫu chế tạo được bằng phương pháp thủy nhiệt cho dung
lượng phóng cao hơn mẫu thương mại. Tuy nhiên, dung lượng phóng của các mẫu chế tạo được vẫn bị suy
Hình 3.3. Đặc trưng CV của điện cực
Fe2O3/AB trong dung dịch KOH 8 M sử dụng
Fe2O3 chế tạo theo quy trình thủy nhiệt 1: (a)
DMSO-1 ml, (b) DMSO-2 ml (c) DMSO-4 ml
và (d) DMSO-8 ml
0 1 2 3 4 5 6
0
100
200
300
400
1 ml DMSO
2 ml DMSO
3 ml DMSO
4 ml DMSO
Thương mại
Chu kỳ
D
u
n
g
l
ư
ợ
ng
p
h
ó
n
g
(m
A
h
/g
)
Hình 3.4. Dung lượng phóng của điện cực
Fe
2
O
3
/AB
13
giảm theo số chu kỳ phóng - nạp. Trong số các mẫu Fe2O3 tổng hợp theo quy trình thủy nhiệt 1, mẫu chế tạo
ở DMSO 4 ml cho dung lượng phóng lớn nhất. Điều này một lần nữa khẳng định hình thái học và độ xốp vật
liệu Fe2O3 ảnh hưởng mạnh đến đặc trưng điện hóa của điện cực Fe2O3/AB.
3.4. Kết quả phân tích hình thái, cấu trúc và đặc trưng điện hóa của vật liệu Fe2O3 chế tạo bằng quy
trình thủy nhiệt 2
3.4.1. Hình thái và cấu trúc vật liệu Fe2O3
Vật liệu tổng hợp được bằng quy trình thủy nhiệt 2 là -Fe2O3 theo phổ chuẩn ICSD-No 82135 (Hình 3.5).
Thay đổi liều lượng của (NH2)2CO và Na2HPO4 sẽ cho Fe2O3 có hình thái học khác nhau (hình 3.6) bao gồm
Fe2O3 hình cầu rỗng (Hình 3.6a), hình ống (Hình 3.6b) và hình đĩa (Hình 3.6c).
3.4.2. Đặc trưng điện hóa của điện cực Fe2O3/AB
Đặc trưng CV của các điện cực Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3
chế tạo theo quy trình thủy nhiệt 2 (Hình 3.7) cho thấy cả ba
mẫu Fe2O3 hình cầu rỗng, hình ống và đĩa đều cho các đỉnh
ôxy hóa - khử rõ ràng, cường độ dòng lớn và độ rộng đỉnh lớn.
Các đỉnh ôxy hóa - khử xuất hiện rất rõ ràng, sắc nét chứng tỏ
phản ứng ôxy hóa - khử của các cặp Fe/Fe(II)(a1),
Fe(II)/Fe(III)(a2) diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, cường độ đỉnh
ôxy hóa a1 rất nhỏ so đỉnh a2 chứng tỏ lớp Fe(OH)2 hình thành tại đỉnh a1 vẫn ngăn cản sự ôxy hóa tiếp theo
của sắt, làm giảm tốc độ ôxy hóa lớp sắt bên trong dẫn đến tại đỉnh a2 diễn ra cả hai cặp phản ứng ôxy hóa
Hình 3.5. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu
Fe
2
O
3
tổng hợp bằng quy trình thủy nhiệt 2:
(a) (NH
2
)
2
CO-0,5 mM; (b) (NH
2
)
2
CO-1 mM
và (c) (NH
2
)
2
CO-2 mM
Hình 3.6. Ảnh SEM của mẫu Fe2O3 chế
tạo theo quy trình thủy thiệt 2: (a)
NH2)2CO-0,5 mM: Fe2O3 hình cầu rỗng,
(b) (NH2)2CO-1 mM, Na2HPO4-1mM:
Fe2O3 hình ống, (c) (NH2)2CO-2 mM,
Na2HPO4-2 mM: Fe2O3 hình đĩa
(b)
(c)
14
Fe/Fe(II) và Fe(II)/Fe(III). So sánh dáng điệu đường CV của các mẫu với nhau ta thấy có sự khác biệt chứng
tỏ kích thước, hình thái học của α-Fe2O3 đã ảnh hưởng
đến tính chất điện hóa của điện cực Fe2O3/AB.
So sánh dáng điệu đường CV của các mẫu với nhau
ta thấy có sự khác biệt chứng tỏ kích thước, hình thái
học. So sánh dung lượng phóng của ba mẫu với nhau
(Hình 3.8) ta thấy mẫu Fe2O3 cấu trúc cầu rỗng cho giá
trị lớn nhất. Như vậy, trong ba mẫu chế tạo được bằng
quy trình thủy nhiệt 2, mẫu Fe2O3 cấu trúc cầu rỗng thể
hiện đặc trưng điện hóa tốt nhất.
3.5. Kết quả phân tích hình thái, cấu trúc và đặc
trưng điện hóa của vật liệu Fe2O3 chế tạo bằng
quy trình thủy nhiệt 3
3.5.1. Hình thái và cấu trúc vật liệu Fe2O3
Vật liệu tổng hợp được bằng quy trình thủy nhiệt
3 là -Fe2O3 theo phổ chuẩn ICSD-No 82135 (Hình
3.9). Thay đổi CTAB và hàm lượng muối sắt ban
đầu sẽ tạo ra Fe2O3 có kích thước, hình thái học khác
nhau (hình 3.10) bao gồm Fe2O3 hình hạt tự do,
hình cầu, hình que, hình que + lập phương, hình
lập phương, lập phương rỗng và hình đa diện.
Kết quả này chứng tỏ rằng CTAB quyết định hình
thái học của hạt Fe2O3 trong khi nồng độ muối sắt
ban đầu ảnh hưởng đến kích thước hạt Fe2O3.
Hình 3.7. Đặc trưng CV của Fe2O3/AB chế tạo theo
quy trình thủy nhiệt 2 trong dung dịch KOH 8 M: (a)
hình cầu rỗng, (b) hình ống, (c) hình đĩa
0 1 2 3 4 5 6
0
100
200
300
Cầu rỗng
Ống
Đĩa
Thương mại
D
u
n
g
l
ư
ợ
n
g
p
h
ó
n
g
(m
A
h
/g
)
Chu kỳ
Hình 3.8. Dung lượng của điện cực
Fe2O3/AB
Hình 3.9. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu α-
Fe
2
O
3
tổng hợp bằng quy trình thủy thiệt 3: (a) Fe
2
O
3
dạng hạt, (b ) hình cầu, (c ) dạng que, (d) Fe
2
O
3
dạng
que + lập phương, (e)
dạng lập phương, (f) Fe
2
O
3
dạng lập phương rỗng, (g) Fe
2
O
3
dạng đa diện
15
3.5.3. Đặc trưng điện hóa của vật liệu Fe2O3/AB
Kết quả đo CV (Hình 3.11) cho thấy đường dáng
điệu đường CV của các mẫu có dạng tương tự nhau,
đều có các đỉnh ôxy hóa - khử sắc nét xuất hiện trong
khoảng thế quét. Hai đỉnh ôxy hóa được quan sát ở thế
khoảng −0,8 V (a1) và −0,6 V (a2) trong khi hai đỉnh
khử tương ứng xuất hiện ở xung quanh −1,0 V (c2) và
−1,1 V (c1). Ngoài ra, còn có một đỉnh nhỏ a0 do sự
ôxy hóa của sắt tạo thành Fe(OH)ad xuất hiện ở thế khoảng −1,0 V trên đường quét thuận và đỉnh sinh khí H2
được quan sát thấy ở thế khoảng −1,2 V theo chiều quét ngược lại. Cặp đỉnh a1/c1 tương ứng với cặp phản ứng
ôxy hóa - khử của Fe/Fe(II) trong khi cặp đỉnh a2/c2 tương ứng với cặp phản ứng ôxy hóa - khử của
Hình 3.11. Đặc trưng CV của Fe
2
O
3
/AB chế tạo
theo quy trình thủy nhiệt 3 trong dung dịch KOH 8
M: (a) Fe
2
O
3
dạng hạt, (b) Fe
2
O
3
dạng hình cầu,
(c) Fe
2
O
3
dạng que, (d) Fe
2
O
3
dạng
que + lập
phương, (e) Fe
2
O
3
dạng lập phương, (f) Fe
2
O
3
dạng
lập phương rỗng, (g) Fe
2
O
3
dạng đa diện
Hình 3.10. Kết quả đo SEM của mẫu α-Fe
2
O
3
chế tạo
theo quy trình thủy thiệt 3: (a) Fe
2
O
3
dạng hạt, (b )
hình cầu, (c ) dạng que, (d) Fe
2
O
3
dạng
que + lập
phương, (e)
dạng lập phương, (f) Fe
2
O
3
dạng lập
phương rỗng, (g) Fe
2
O
3
dạng đa diện
Hình 3.12. Dung lượng của điện cực Fe2O3/AB
chế tạo theo quy trình thủy nhiệt 3
16
Fe(II)/Fe(III). Đường CV của các mẫu có sự khác
biệt chứng tỏ kích thước, hình thái học của hạt
Fe2O3 ảnh hưởng mạnh đến đặc trưng điện hóa
của điện cực Fe2O3/AB. So sánh dung lượng
phóng của các mẫu chế tạo bằng quy trình thủy
nhiệt 3 (Hình 3.12) với nhau cho thấy mẫu Fe2O3
lập phương cho dung lượng lớn nhất. Fe2O3 que
và que + lập phương cho giá trị thấp hơn Fe2O3
lập phương nhưng cao hơn các mẫu còn lại.
Như vậy ba mẫu tốt nhất của ba quy trình thủy
nhiệt đã được tìm ra, đó là mẫu Fe2O3 cầu xốp
cho quy trình thủy nhiệt 1, mẫu Fe2O3 cầu rỗng
cho quy trình thủy nhiệt 2 và mẫu Fe2O3 lập
phương cho quy trình thủy nhiệt 3 (Hình 3.13).
3.6. Đặc trưng điện hóa của điện cực
Fe2O3/AB chế tạo bằng quy trình thủy nhiệt
hai bước
Các mẫu Fe2O3 tổng hợp bằng quy trình thủy
nhiệt 1 bước có đặc trưng điện hóa tốt nhất được
sử dụng trong quy trình thủy nhiệt hai bước nhằm
tạo ra tiếp xúc chặt chẽ giữa các hạt Fe2O3 với các bon AB trước khi chế tạo điện cực từ đó giúp giảm nội trở
điện cực.
Kết quả đặc trưng CV và dung lượng tính toán trong 5 chu kỳ đầu của ba vật liệu Fe2O3 tốt nhất của 3 quy
trình thủy nhiệt cho thấy dáng điệu đường CV của mẫu Fe2O3/AB thủy nhiệt 2 bước (Hình 3.14) không khác
so với CV mẫu Fe2O3/AB thủy nhiệt 1 bước, tuy nhiên giá trị dung lượng phóng của các mẫu thủy nhiệt hai
bước (Hình 3.15) cao hơn dung lượng phóng của mẫu thủy nhiệt 1 bước (Hình 3.13) mặc dù tỷ lệ giữa các
Hình 3.15. Dung lượng của điện cực
Fe2O3/AB chế tạo bằng các quy trình thủy
nhiệt 2 bước
Hình 3.13. Dung lượng của điện cực Fe2O3/AB
chế tạo bằng các quy trình thủy nhiệt 1 bước
Hình 3.14. Đặc trưng CV và dung lượng của Fe
2
O
3
/AB
chế tạo theo quy trình thủy nhiệt hai bước trong dung
dịch KOH 8M: (a) Fe
2
O
3
-dạng cầu xốp, (b) Fe
2
O
3
-dạng
cầu rỗng, (c) Fe
2
O
3
-dạng lập phương
17
thành phần trong hai mẫu như nhau. Như vậy phương pháp thủy nhiệt 2 bước đã cải thiện dung lượng của cả
ba mẫu đại diện cho 3 quy trình thủy nhiệt.
3.7. ĐẶC TRƯNG ĐIỆN HÓA CỦA ĐIỆN CỰC Fe2O3/AB SỬ DỤNG VẬT LIỆU Fe2O3 CÓ KÍCH
THƯỚC MICRO MÉT
3.7.1. Hình thái học của vật liệu Fe2O3
Các kết quả nghiên cứu ở phần trên chỉ ra rằng vật
liệu Fe2O3 tổng hợp được bằng phương pháp thủy nhiệt
đều có kích thước nhỏ, dưới 1 µm. Bột µm - Fe2O3 có
cấu trúc rhombohedral (khối hộp thoi) và polyhedral
(khối đa diện) (Hình 3.15) được TS. Nguyễn Việt Long
cung cấp để chúng tôi khảo sát tính chất điện hóa của
điện cực Fe2O3/AB nhằm so sánh với vật liệu chế tạo
được.
3.7.2. Đặc trưng điện hóa của điện cực
Fe2O3/AB sử dụng vật liệu µm-Fe2O3
Hình 3.16 biểu diễn kết quả đo đặc trưng CV
của các điện cực composit Fe2O3/AB sử dụng
Fe2O3 - rhombohedral và polyhedral cho thấy các
đường CV có dáng điệu tương tự nhau cho cả hai
trường hợp. Hai đỉnh ôxy hóa được quan sát ở thế
khoảng −0,85 V (a1) và −0,65 V (a2) trong khi hai
đỉnh khử xuất hiện lần lượt ở thế khoảng −0,9 V
(c1) và −1,1 V (c2). Ngoài ra còn có sự xuất hiện
một đỉnh ôxy hóa nhỏ a0 ở thế khoảng −1,0 V và
phản ứng sinh khí hyđrô quan sát thấy ở khoảng
−1,2 V. Tương tự như mẫu nm - Fe2O3 tổng hợp
được bằng phương pháp thủy nhiệt, mẫu µm -
Fe2O3 vẫn có hiện tượng giảm dòng điện theo số
chu kỳ quét. Đó là do bản chất thụ động của lớp
Fe(OH)2 được hình thành trong quá trình phóng.
Tốc độ phản ứng diễn ra chậm gây ra sự suy giảm
dòng theo số chu kỳ quét.
Sự phân bố của hạt sắt trước và sau phóng - nạp của điện cực Fe2O3/AB (Hình 3.17, 3.18) chỉ ra trước khi
đo CV (Hình 3.17a, 3.18a) hầu hết các hạt Fe2O3 đều nhỏ, có kích thước khoảng chục micro mét. Sau chu kỳ
thứ 15 (Hình 3.17b, 3.18b), các hạt Fe2O3 được phân tán chỉ một lượng nhỏ trên bề mặt các bon, kích thước
của các hạt Fe2O3 vẫn còn lớn ở thang micro mét, nhưng hình thái học của chúng đã bị thay đổi. Sự thay đổi
Hình 3.15. Ảnh SEM của µm - Fe
2
O
3
(a) Rhombohedral và (b) Polyhedral
Hình 3.16. Đặc trưng CV của điện cực Fe
2
O
3
/AB
(a) Fe
2
O
3
rhombohedral và (b) Fe
2
O
3
polyhedral
18
hình dạng các hạt Fe2O3 như vậy trong quá trình phóng - nạp cũng có thể làm suy giảm dung lượng của nó khi
tiếp tục chu trình hóa.
Dung lượng phóng của điện cực composit Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3 - rhombohedral và polyhedral được
tính toán và so sánh với dung lượng phóng điện cực Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3 cầu rỗng, là mẫu tốt nhất tạo
bằng phương pháp thủy nhiệt (Hình 3.19) chỉ ra nm - Fe2O3 chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt cho dung
lượng phóng lớn hơn mẫu µm - Fe2O3.
3.8. Kết luận
Đã chế tạo thành công vật liệu Fe2O3 có hình
dạng, kích thước khác nhau bằng quy trình thủy
nhiệt 1 bước và tìm ra được các mẫu có đặc trưng
điện hóa tốt nhất, đó là Fe2O3 dạng cầu xốp, cầu
rỗng và lập phương. Đã chế tạo thành công vật
liệu Fe2O3/AB bằng quy trình thủy nhiệt 2 bước
sử dụng AB và các vật liệu Fe2O3 tổng hợp được
bằng các quy trình thủy nhiệt 1 bước có đặc trưng
điện hóa tốt nhất. Vật liệu Fe2O3/AB chế tạo bằng
quy trình thủy nhiệt 2 bước cho dung lượng lớn
hơn vật liệu Fe2O3/AB chế tạo bằng quy trình thủy
nhiệt 1.
(a) (a)
Hình 3.18. Ảnh SEM và sự phân bố các hạt Fe và
AB của mẫu composit Fe2O3/AB sử dụng Fe2O3 -
rhombohedral (a) trước và (b) sau 15CV
Hình 3.17. Ảnh SEM và sự phân bố các hạt
Fe và AB của mẫu composit Fe2O3/AB sử dụng
Fe2O3 - polyhedral (a) trước và (b) sau 15CV
(b) (b)
Hình 3.19. Dung lượng phóng của điện cực
Fe
2
O
3
/AB trong dung dịch KOH 8 M
19
CHƯƠNG 4
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT PHỤ GIA LÊN TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA ĐIỆN CỰC COMPOSIT
ÔXIT SẮT/CÁC BON CHẾ TẠO BẰNG QUY TRÌNH THỦY NHIỆT
4.1. Ảnh hưởng của K2S
Kết quả đo CV điện cực Fe2O3/AB của Fe2O3 cầu xốp, cầu rỗng và lập phương trong dung dịch KOH +
K2S (Hình 4.1, Hình 4.3, Hình 4.5) cho thấy đặc trưn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_vat_lieu_composit_oxit_sa.pdf