Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngã

Đánh giá hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng

Luận án đã tiến hành phỏng vấn 60 người từ các Sở ban ngành có

liên quan và người dân sống gần khu vực dự án trồng rừng. Để thấy

được hiệu quả trước và sau khi thực hiện, đường cơ sở được xây

dựng năm 2013 trước khi thực hiện dự án. Kết quả cho thấy:

- Nhóm chỉ số AC: (i) Chỉ số AC1: Diện tích rừng năm 2013 chỉ

chiếm khoảng 0,9% và đạt khoảng 7% năm 2016. Dựa theo các

ngưỡng đánh giá, chỉ số này được cho 1 điểm năm 2013 và 2 điểm

năm 2016; Chỉ số AC4: Chỉ số về mức độ thiệt hại về vật chất năm

2013 được đánh giá là cao hơn năm 2016. Do đó, giá trị chỉ số này

được cho 2 và 3 điểm vào năm 2013, 2016; (iii) Chỉ số AC5: Năm

2013, mặc dù dự án chưa được thực hiện nhưng tại địa bàn tỉnh đã có

các kế hoạch, chương trình phòng chống lụt bão nên chỉ số về tỉ lệ hộ

dân được bảo vệ khỏi bão lũ so với mục tiêu được cho 1 điểm. Năm

2016, tỉ lệ thiệt hại là ít hơn do vậy được cho 4 điểm.

- Nhóm chỉ số AAs: (i) Năm 2013, mặc dù dự án chưa thực hiện,

nhưng một phần rừng ngập mặn đã có trên địa bàn tỉnh, nên chỉ số

AAs1 được cho 0,5 điểm. Chỉ số AAs2 được lấy bằng 0. Năm 2016,14

dự án đã hoàn thành mục tiêu trồng mới 100 ha và phục hồi 30 ha

rừng ngập mặn. Do vậy, AAs1 và AAs2 đều được cho 3 điểm.

- Nhóm chỉ số SD: (i) SD1 và SD3: Trong quá trình thực hiện,

Ban quản lý dự án đã thuê các hộ dân tham gia vào hoạt động trồng

và quản lý rừng ngập mặn giúp gia tăng thu nhập, đồng thời cũng

được bảo vệ một phần khỏi bão lũ và xâm nhập mặn. Tuy nhiên,

không phải tất cả các hộ dân đều được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.

Do vậy, chỉ số S1 và SD3 được 0 và 1 điểm cho năm 2013 và 2016;

(ii) SD2: trước đây vào năm 2013 có một số loài chim di trú ở đây

nên chỉ số này được cho 0,5 điểm. Trong quá trình khảo sát, ý kiến

người dân đánh giá rằng sau khi thực hiện dự án có nhiều loài chim

hơn đã đến đây cư trú, có thêm ốc phát triển do vậy được cho 1 điểm.

Hình 3.3. Hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng ngập mặn

Từ các kết quả đánh giá trên, có thể thấy năm 2016 sau khi kết

thúc dự án, các chỉ số đánh giá đều cao hơn so với năm 2013 và về

cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2013, các chỉ số AC,

AAs và SD có giá trị lần lượt là 4, 1, và 0,5. Kết quả đánh giá này

trong năm 2016 là 9, 6, và 3. Hiệu quả thích ứng của dự án Trồng

mới và phục hồi rừng ngập mặn được trình bày tại Hình 3.3.

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – áp dụng cho tỉnh Quảng Ngã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp RBM và phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET. Quy trình đánh giá bao gồm các bước cụ thể, rõ ràng, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện Việt Nam; - Luận án đã đề xuất được CSKH cho xây dựng Khung MRV cho các HĐTƯ với BĐKH, trong đó sử dụng công cụ ĐGHQ HĐTƯ. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của Luận án nhằm hỗ trợ các nhà quản lý tại địa phương ĐGHQ của các HĐTƯ với BĐKH. Trên cơ sở kết quả ĐGHQ của các HĐTƯ, các nhà quản lý có thể xác định các hoạt động cần được ưu tiên trong thời gian tới; - Quy trình được đề xuất trong khuôn khổ của Luận án có thể áp dụng cho các HĐTƯ với BĐKH ở các địa phương khác. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng ở cấp cao hơn như cấp Bộ, quốc gia để phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH. - Đề xuất được khung MRV cho đánh giá hiệu quả các HĐTƯ. 3 5. Tính mới của Đề tài luận án - Luận án đã phân tích lựa chọn và xây dựng được phương pháp ĐGHQ của các HĐTƯ với BĐKH trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp RBM và phương pháp Delphi theo quy tắc KAMET; đã xây dựng được quy trình ĐGHQ của các HĐTƯ với BĐKH phù hợp với điều kiện của Việt Nam. - Luận án đã đánh giá được hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH ở tỉnh Quảng Ngãi. Việc đánh giá HĐTƯ thông qua hiệu quả trong tăng cường khả năng thích ứng và thúc đẩy phát triển bền vững sẽ hỗ trợ đúc kết kinh nghiệm về thực hiện các HĐTƯ với BĐKH giai đoạn vừa qua và xây dựng kế hoạch trong tương lai. - Luận án đã đề xuất được khung MRV cho các HĐTƯ với BĐKH ở Việt Nam. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về Khung MRV cho các hoạt động giảm nhẹ BĐKH. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên khung MRV cho thích ứng với BĐKH được Luận án nghiên cứu và đề xuất. Kết quả của Luận án có thể được tiếp tục nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống MRV cho cấp tỉnh và cấp quốc gia. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận án được bố cục thành 3 Chương, gồm: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương 2. Cơ sở khoa học lựa chọn phương pháp và đề xuất quy trình đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương 3. Đánh giá hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định cho thích ứng với biến đổi khí hậu. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu ĐGHQ của các HĐTƯ với BĐKH là nhằm trả lời các câu hỏi: (i) hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH trong giảm mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH, (ii) chính sách cần được xây dựng và thực hiện nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH. Một số vài nghiên cứu được thực hiện bởi các cơ quan đã đưa ra các hệ thống giám sát đánh giá như Mạng lưới ứng phó với BĐKH châu Phi (ACCRA), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ), Phương pháp theo dõi các HĐTƯ (TRAC3), Khung theo dõi thích ứng và đo lường phát triển (TAMD)... đã đề xuất các hệ thống giám sát đánh giá trong đó sử dụng các bộ chỉ số khác nhau. Phương pháp của UNEP trong đưa ra báo cáo đánh giá về thiếu hụt trong HĐTƯ. WRI đưa ra Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả (Result Based Management - RBM) nhằm theo dõi hiệu quả của HĐTƯ dựa trên 3 nhóm chỉ số: (i) Nhóm chỉ số về tăng cường khả năng thích ứng; (ii) Nhóm chỉ số về thực hiện HĐTƯ; và (iii) Nhóm chỉ số về phát triển bền vững. Bên cạnh đó, phương pháp Delphi cũng thường được áp dụng trong việc tìm sự đồng thuận của chuyên gia trong đánh giá. Phương pháp Delphi cũng được sử dụng trong xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững, tham vấn trong lĩnh vực BĐKH. Ở Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu ban đầu về tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng với BĐKH như bộ công cụ lựa 5 chọn ưu tiên đầu tư cho thích ứng với BĐKH do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và Ngân hàng thế giới xây dựng năm 2013; Mẫu hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình NTP-RCC giai đoạn 2012-2015; Đánh giá tác động của Chương trình SP-RCC; Tiêu chí lựa chọn các mô hình thích ứng của các Tổ chức phi chính phủ; Tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư theo Chương trình SP-RCC. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp thích ứng vẫn còn hạn chế về mặt đo lường, định lượng các hiệu quả mà các giải pháp thích ứng đem lại. Vì vậy cần lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp phù hợp nhằm đưa ra quy trình ĐGHQ HĐTƯ với BĐKH. Thoả thuận Paris về BĐKH quy định MRV cho hành động bao gồm giảm nhẹ KNK và thích ứng với BĐKH, tài chính cho và nhận. Hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có hướng dẫn chính thức về MRV đối với các HĐTƯ với BĐKH. Cần nghiên cứu một hệ thống tập trung vào xây dựng các chỉ số dựa trên kết quả của các dự án để theo dõi hiệu quả của các hành động thích ứng với BĐKH; xây dựng mẫu báo cáo tập trung vào hiệu quả HĐTƯ với BĐKH và bộ câu hỏi thẩm định được các thông tin nhận được. Quảng Ngãi một tỉnh Miền Trung Việt Nam, chịu nhiều tác động của BĐKH. Có thể nói, BĐKH tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Để ứng phó với BĐKH, tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt kế hoạch ứng phó với BĐKH năm 2011. Trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện một số HĐTƯ. Tuy nhiên các dự án này chưa được ĐGHQ một cách có hệ thống. Vì vậy cần phải nghiên cứu lựa chọn phương pháp ĐGHQ các HĐTƯ với BĐKH, áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi để từ đó xây dựng được khung MRV thích ứng với BĐKH. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Việc lựa chọn phương pháp phù hợp đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ BĐKH dựa vào: (i) Mục đích của việc đánh giá: Nhằm xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH. (ii) Quy mô việc đánh giá các phương pháp: Cấp dự án. (iii) Đối tượng của việc đánh giá: Hiệu quả HĐTƯ ở cấp dự án sau khi HĐTƯ đã được thực hiện. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp với mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) để tiếp tục lựa chọn phương pháp phù hợp và xét đến các tiêu chí lựa chọn phương pháp. Hai phương pháp được lựa chọn là Quản lý dựa trên kết quả (RBM) và Phương pháp Delphi. RBM là công cụ chủ chốt cho hệ thống giám sát đánh giá các HĐTƯ, giúp đánh giá chất lượng của HĐTƯ. Hiệu quả của các HĐTƯ với BĐKH cần được đánh giá dựa trên các kết quả thực hiện các hoạt động đó. Phương pháp Delphi được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, được sử dụng để đánh giá các HĐTƯ với BĐKH của cộng đồng địa phương khu vực ven biển, xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững tập trung vào các lĩnh vực môi trường. Áp dụng Delphi tham vấn ý kiến chuyên gia xác định bộ chỉ số và câu hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu. 2.2. Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu 7 2.2.1. Quy trình đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu - Bước 1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá: Quá trình lựa chọn các chỉ số áp dụng Delphi được thực hiện cụ thể qua 08 bước nhỏ: (i) Lựa chọn nhóm chuyên gia tham gia quá trình tham vấn; (ii) Xây dựng tiêu chí giám sát hiệu quả HĐTƯ dựa trên RBM; (iii) Các câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện của dự án; (iv) Áp dụng phương pháp Delphi vòng 1; (v) Phân tích dữ liệu vòng 1; (vi) Áp dụng phương pháp Delphi vòng 2; (vii) Phân tích dữ liệu vòng 2; và (viii) Phân tích và tổng hợp kết quả. Sự phù hợp của bộ chỉ số được xác định theo quy tắc KAMET. Bảng 2.1. Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi Vòng t Vòng t + 1 Vòng t + 2 Giá trị trung bình (qi) ≥ 3.5 Nếu (qi) ≥ 3.5, Q ≤ 0.5 và (%) < 15%, thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa. Giá trị trung bình (qi) < 3.5 Nếu (qi) <3.5 và Q ≤ 0.5 và (%) ≤ 15% thì qi bị loại, và không cần phải tham vấn về qi nữa Nếu (qi) ≥ 3.5, Q ≤ 0.5 và (%) ≤ 15% thì qi được chấp thuận và không cần phải tham vấn về qi nữa. Ghi chú: Giá trị trung bình (qi): giá trị trung bình của các câu hỏi cho qi; Phương sai (%): tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá đối với qi và Q là Độ lệch tứ phân vị. - Bước 2. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra quá trình/kết quả thực hiện hoạt động thích ứng: Việc xây dựng bộ câu hỏi phù hợp là một khâu quan trọng trong quy trình ĐGHQ các HĐTƯ với BĐKH. Bộ câu hỏi cần dễ hiểu và bám sát bộ chỉ số RBM. 8 - Bước 3. Thực hiện cuộc điều tra, khảo sát về quá trình/kết quả thực hiện HĐTƯ: Dựa trên các câu hỏi được xây dựng ở Bước 2, tiến hành khảo sát tại địa phương nhằm tìm hiểu về kết quả đạt được của HĐTƯ. - Bước 4. Phân tích số liệu thu được: Các bộ câu hỏi thu được sau quá trình phỏng vấn được phân tích, tổng hợp theo từng nhóm chỉ số. Kết quả được quy đổi qua các đơn vị tính toán được xác định theo từng chỉ số. Đối với những chỉ số định lượng được, các ngưỡng đánh giá được tham khảo từ các tài liệu về đánh giá thiệt hại do thiên tai và ý kiến chuyên gia. - Bước 5. Xây dựng đường cơ sở của hoạt động thích ứng: Đường cơ sở là thực trạng về mức độ dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng, dựa vào đó có thể đánh giá được sự thay đổi khi đã thực hiện các HĐTƯ. - Bước 6. So sánh kết quả thực hiện hoạt động thích ứng với đường cơ sở: Việc so sánh kết quả sau khi thực hiện HĐTƯ (hoặc tại thời điểm thực hiện phỏng vấn) so với đường cơ sở (trước khi thực hiện hoạt động thích ứng) sẽ cho chúng ta hiệu quả của HĐTƯ. Hình 2.4. Quy trình đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH 9 2.2.2. Các tiêu chí lựa chọn chỉ số đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng: Quy tắc SMART (Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Timebound) được áp dụng để lựa chọn bộ chỉ số giám sát đánh giá HQHĐTƯ ban đầu để tham vấn sự phù hợp ở các bước sau: Hình 2.5. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các HĐTƯ BĐKH 2.2.3. Đường cơ sở về hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu Đường cơ sở là thực trạng về mức độ dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng để dựa vào đó có thể đánh giá được sự thay đổi khi đã thực hiện các HĐTƯ. Để xây dựng được một đường cơ sở chuẩn cần thiết phải có đầy đủ các thông tin và dữ liệu liên quan. Nguồn dữ liệu có thể lấy được từ các tài liệu dự án; trên các trang web, số liệu quá khứ/hiện tại, số liệu phỏng vấn. 1. Lựa chọn nhóm chuyên gia 3. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kết quả thực hiện HĐTƯ 5. Phân tích dữ liệu vòng 1 6. Áp dụng PP Delphi vòng 2 4. Áp dụng PP Delphi vòng 1 Điều tra, khảo sát thu thập thông tin 2. Xây dựng tiêu chí giám sát RBM Giai đoạn trước khi tham vấn Giai đoạn tham vấn 7. Phân tích dữ liệu vòng 2 8. Phân tích và tổng hợp kết quả Giai đoạn sau khi tham vấn 10 2.2.4. So sánh kết quả thực hiện với đường cơ sở: Hình 2.6. Cách thức triển khai Quy trình ĐG các HĐTƯ BĐKH Tham vấn (2 vòng) Phương pháp Delphi, quy tắc KAMET; Phương pháp RBM Nhóm chỉ số Thực hiện hoạt động thích ứng Nhóm chỉ số Tăng cường khả năng thích ứng Nhóm chỉ số Phát triển bền vững Câu hỏi về Thực hiện hoạt động thích ứng Câu hỏi về Phát triển bền vững Câu hỏi về Tăng cường khả năng lực thích ứng Tổng hợp thông tin Phân tích thông tin Phỏng vấn các bên liên quan Xây dựng đường cơ sở So sánh, phân tích kết quả Chọn năm cơ sở, năm đánh giá Đề xuất giải pháp quản lý B2. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm tra quá trình/kết quả thực hiện HĐTƯ B4. Phân tích số liệu thu thập B5. Xây dựng đường cơ sở B6. So sánh với đường cơ sở B3. Điều tra, khảo sát B1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá 11 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG ĐO ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH CHO THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. Đánh giá hiệu quả của hoạt động trồng rừng ngập mặn ven biển Quảng Ngãi 3.1.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án trồng rừng và tham chiếu quy tắc SMART, bộ chỉ số giám sát ĐGHQ dự án trồng rừng được đưa ra để xin ý kiến của các chuyên gia được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Bộ chỉ số giám sát đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng Nhóm chỉ số Tăng cường năng lực thích ứng (Adaptive Capacity - AC) AC1. Tỉ lệ diện tích rừng ngập mặn trên tổng số diện tích đất tự nhiên; AC2. Độ mặn; AC3. Tỉ lệ diện tích bị xâm nhập mặn; AC4. Mức độ thiệt hại; AC5. Tỉ lệ hộ dân được bảo vệ so với mục tiêu (850 hộ) Nhóm chỉ số Thực hiện (Adaptation Actions - AAs) AAs1. Tỉ lệ diện tích rừng ngập mặn được trồng mới so với mục tiêu (100 ha); AAs2. Tỉ lệ diện tích rừng ngập mặn được phục hồi so với mục tiêu (30 ha) Nhóm chỉ số phát triển bền vững (Sustained Development - SD) SD1. Tỉ lệ dân số của địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ dự án; SD2. Tăng cường đa dạng sinh học hệ sinh thái ven biển; SD3. Giảm thiểu quá trình sạt lở bờ biển, chắn sóng, chắn cát. Các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ số đưa ra. Mức đồng thuận được sắp xếp từ 1-5 như sau: (1) rất không liên quan; (2) không liên quan; (3) có ít nhiều liên quan; (4) 12 liên quan; (5) rất liên quan. Theo ý kiến của các chuyên gia, các chỉ số AC2 và AC3 không liên quan chặt chẽ tới kết quả đầu ra của dự án và hiệu quả của HĐTƯ chưa rõ ràng nên không được đưa vào tính toán trong các bước tiếp theo. Hình 3.1 về mức độ phù hợp của bộ chỉ số giám sát đánh giá cho thấy, giá trị trung bình của AC2 và AC3 nằm dưới đường kẻ màu xanh lá cây; Phương sai của các chỉ số này nằm trên đường kẻ màu tím Như vậy, hai chỉ số AC2 và AC3 bị loại và không được sử dụng trong các bước tiếp theo của quy trình ĐGHQ của các HĐTƯ với BĐKH. Hình 3.1. Mức độ phù hợp của bộ chỉ số dự án trồng rừng 3.1.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả dự án Mười sáu câu hỏi được xây dựng để lấy ý kiến của các chuyên gia. Kết quả đánh giá từ vòng tham vấn thứ nhất, Bảng câu hỏi tiếp tục được chỉnh sửa và đưa ra tham vấn ở vòng thứ 2 và phù hợp với yêu cầu theo nguyên tắc KAMET nên bộ câu hỏi được áp dụng để phỏng vấn ở các bước tiếp theo của luận án. 13 Hình 3.2. Mức độ phù hợp của bộ câu hỏi dự án trồng rừng 3.1.3. Đánh giá hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng Luận án đã tiến hành phỏng vấn 60 người từ các Sở ban ngành có liên quan và người dân sống gần khu vực dự án trồng rừng. Để thấy được hiệu quả trước và sau khi thực hiện, đường cơ sở được xây dựng năm 2013 trước khi thực hiện dự án. Kết quả cho thấy: - Nhóm chỉ số AC: (i) Chỉ số AC1: Diện tích rừng năm 2013 chỉ chiếm khoảng 0,9% và đạt khoảng 7% năm 2016. Dựa theo các ngưỡng đánh giá, chỉ số này được cho 1 điểm năm 2013 và 2 điểm năm 2016; Chỉ số AC4: Chỉ số về mức độ thiệt hại về vật chất năm 2013 được đánh giá là cao hơn năm 2016. Do đó, giá trị chỉ số này được cho 2 và 3 điểm vào năm 2013, 2016; (iii) Chỉ số AC5: Năm 2013, mặc dù dự án chưa được thực hiện nhưng tại địa bàn tỉnh đã có các kế hoạch, chương trình phòng chống lụt bão nên chỉ số về tỉ lệ hộ dân được bảo vệ khỏi bão lũ so với mục tiêu được cho 1 điểm. Năm 2016, tỉ lệ thiệt hại là ít hơn do vậy được cho 4 điểm. - Nhóm chỉ số AAs: (i) Năm 2013, mặc dù dự án chưa thực hiện, nhưng một phần rừng ngập mặn đã có trên địa bàn tỉnh, nên chỉ số AAs1 được cho 0,5 điểm. Chỉ số AAs2 được lấy bằng 0. Năm 2016, 14 dự án đã hoàn thành mục tiêu trồng mới 100 ha và phục hồi 30 ha rừng ngập mặn. Do vậy, AAs1 và AAs2 đều được cho 3 điểm. - Nhóm chỉ số SD: (i) SD1 và SD3: Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án đã thuê các hộ dân tham gia vào hoạt động trồng và quản lý rừng ngập mặn giúp gia tăng thu nhập, đồng thời cũng được bảo vệ một phần khỏi bão lũ và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ dân đều được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Do vậy, chỉ số S1 và SD3 được 0 và 1 điểm cho năm 2013 và 2016; (ii) SD2: trước đây vào năm 2013 có một số loài chim di trú ở đây nên chỉ số này được cho 0,5 điểm. Trong quá trình khảo sát, ý kiến người dân đánh giá rằng sau khi thực hiện dự án có nhiều loài chim hơn đã đến đây cư trú, có thêm ốc phát triển do vậy được cho 1 điểm. Hình 3.3. Hiệu quả thích ứng của dự án trồng rừng ngập mặn Từ các kết quả đánh giá trên, có thể thấy năm 2016 sau khi kết thúc dự án, các chỉ số đánh giá đều cao hơn so với năm 2013 và về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2013, các chỉ số AC, AAs và SD có giá trị lần lượt là 4, 1, và 0,5. Kết quả đánh giá này trong năm 2016 là 9, 6, và 3. Hiệu quả thích ứng của dự án Trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn được trình bày tại Hình 3.3. 15 3.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Ngãi 3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá Tương tự với Dự án trồng rừng ngập mặn, để ĐGHQ của Dự án QLTHĐB, Luận án đã tiến hành tham vấn chuyên gia để xây dựng bộ chỉ số giám sát đánh giá. Bảng 3.7. Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án QLTHĐB Nhóm chỉ số AC AC1. Văn phòng QLTHĐB được xây dựng và vận hành; AC2. Ban chỉ đạo và tổ chuyên gia liên ngành được thành lập; AC3. Chương trình giám sát và đánh giá dự án được xây dựng; Nhóm chỉ số AAs AAs1. Số lượng cán bộ tham gia chương trình đào tạo về quản lý tổng hợp đới bờ so với mục tiêu; AAs2. Số lượng chương trình truyền thông tổng hợp so với mục tiêu; AAs3. Cơ sở dữ liệu IIMS và GIS - đào tạo và chuyển giao được xây dựng, duy trì và thực hiện; AAs4. Kế hoạch QLTHĐB tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng Nhóm chỉ số SD SD1.Đánh giá rủi ro môi trường vùng bờ Quảng Ngãi được thực hiện; SD2. Điều tra đánh giá hiện trạng xả thải, ô nhiễm và công tác BVMT đới bờ được thực hiện; SD3. Điều tra, đánh giá hiện trạng và sử dụng ĐNN vùng ven biển và hải đảo được thực hiện; SD4. Tăng cường đa dạng hệ sinh thái ven biển; SD5. Điều tra, đánh giá xói lở bờ biển được tiến hành và các giải pháp khắc phục được đề xuất; SD6. Các cuộc điều tra, đánh giá rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển của Tỉnh được thực hiện; SD7. Các cuộc điều tra, đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển bền vững đảo Lý Sơn được tiến hành 16 Kết quả xây dựng bộ chỉ số giám sát của dự án QLTHĐB như sau: Vòng tham vấn 1, có 13/14 chỉ số đáp ứng tiêu chí đánh giá của các chuyên gia ngoại trừ chỉ số SD4 không phù hợp vì dự án chủ yếu xây dựng chính sách, các chương trình truyền thông, để thấy được hiệu quả của HĐTƯ cần phải thực hiện trong một thời gian. Kết quả Vòng 2 cho thấy các chỉ số đáp ứng quy tắc KAMET nên không cần tiếp tục tham vấn. Mức độ phù hợp của các chỉ số được trình bày trong Hình 3.4. Hình 3.4. Mức độ phù hợp của bộ chỉ số dự án QLTHĐB 3.2.2. Xây dựng bộ câu hỏi thẩm định kết quả của dự án Các câu hỏi được xây dựng để thẩm định kết quả thực hiện của các HĐTƯ. Kết quả tham vấn mức độ phù hợp của bộ câu hỏi phỏng vấn dự án QLTHĐB tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1 được trình bày trong Hình 3.5. 17 Hình 3.5. Mức độ phù hợp của bộ câu hỏi dự án QLTHĐB 3.2.3. Đánh giá hiệu quả thích ứng của dự án QLTHĐB Để thấy được hiệu quả trước và sau khi thực hiện HĐTƯ, đường cơ sở được xây dựng vào năm 2013, thời điểm khi chưa thực hiện dự án. - Nhóm chỉ số AC: Chỉ số AC1, AC2, AC3: Năm 2013, do dự án chưa được thực hiện nên hầu hết các chỉ số nhóm AC cho điểm 0. Năm 2015 các chỉ số AC1, AC2, AC3 đã hoàn thành được cho 1 điểm; - Nhóm chỉ số AAs: Năm 2013 các chỉ số AAs được đánh giá 0 điểm do dự án chưa được thực hiện. Năm 2015, AAs1 và AAs2 đạt chỉ tiêu nên được cho 3 điểm; AAs3 cơ sở dữ liệu IIMS và GIS - đào tạo và chuyển giao được xây dựng, duy trì và thực hiện vào năm 2015, nên chỉ số này được cho 1 điểm; AAs4 hoàn thành nên được 1 điểm. - Nhóm chỉ số SD: Năm 2013, các chỉ tiêu SD được thực hiện nên các chỉ số này được cho 0 điểm. Năm 2015, các báo cáo này được thực hiện nên các chỉ số này được cho 1 điểm. Đánh giá chung: Năm 2015 sau khi kết thúc giai đoạn 1 của dự án, các chỉ số đánh giá đều cao hơn so với năm 2013 và về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2013, các chỉ số AC, AAs và SD có giá trị lần lượt là 0, 0 , 0 năm 2013 và 1, 8, 5 năm 2016 ( Hình 3.6). 18 Hình 3.6. Hiệu quả thích ứng của dự án QLTHĐB Như vậy, dự án đã góp phần làm tăng năng lực thích ứng của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, cần tiếp tục MRV để đảm bảo tính bền vững ở giai đoạn 2 của dự án. 3.4. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu 3.4.1. Đánh giá khó khăn và các yếu tố cần thiết để thực hiện thực hiện Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu - Khó khăn khi triển khai thực hiện MRV HĐTƯ với BĐKH: + Về chỉ số ĐGHQ của dự án theo RBM: Hiện nay các dự án, chương trình có xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá về quá trình và kết quả đạt được. Tuy nhiên các chỉ số này chưa được xây dựng theo 03 nhóm chỉ số như yêu cầu trong RBM gây khó khăn cho MRV sau này. + Về hệ thống báo cáo hiện nay: Các biểu mẫu báo cáo thường ở dạng chữ và chỉ yêu cầu báo cáo về hiệu quả kinh tế xã hội so với mục tiêu của dự án mà không quy định việc báo cáo hiệu quả theo RBM vì vậy khó tổng hợp được hiệu quả HĐTƯ. Các báo cáo HĐTƯ BĐKH chưa được gửi về cơ quan quản lý nhà nước về BĐKH để tổng hợp (ngoại trừ các dự án đầu tư theo Chương trình SP-RCC). + Về nguồn lực và dữ liệu thực hiện: MRV thích ứng với BĐKH có thể tốn kém hơn so với báo cáo thông thường (cần nguồn lực thực 19 hiện các cuộc điều tra ở địa phương). Ngay cả khi có nguồn lực tốt, việc hạn chế về dữ liệu có thể làm giảm hiệu quả của MRV thích ứng với BĐKH. + Các thách thức khác: Khung thời gian ngắn hạn và dài hạn: Hệ thống MRV thích ứng với BĐKH sẽ cần phải theo dõi hiệu quả của HĐTƯ trong ngắn hạn (<5 năm), trung hạn (5-20 năm) và dài hạn (20 năm). Trong khi đó dự án thường kéo dài vài năm gây khó khăn trong việc báo cáo sau này.Việc xây dựng đường cơ sở hay lượng hoá các chỉ số RBM là một thách thức lớn do thiếu số liệu. - Khó khăn khi triển khai thực hiện MRV thích ứng với BĐKH cấp quốc gia: (i) Không có đầy đủ dữ liệu và dẫn tới thiếu tính đại diện của các bộ chỉ số cho từng lĩnh vực. Trên cơ sở các kết quả đầu ra của một tập hợp các HĐTƯ của một lĩnh vực, cần tổng kết để đưa ra nhóm chỉ số chung của lĩnh vực; (ii) Các HĐTƯ không chỉ được xây dựng với mục đích TƯBĐKH mà còn cho các mục đích khác và phải theo mẫu báo cáo khác nhau. Vì vậy cần phải có lộ trình thử nghiệm, bổ sung nội dung về HQTƯ vào báo cáo. Để thiết lập được hệ thống MRV quốc gia cần xem xét các yếu tố: Bối cảnh; nội dung và vận hành hệ thống. 3.4.2. Đề xuất khung Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định thích ứng với biến đổi khí hậu 1) Xây dựng bộ chỉ số giám sát các HĐTƯ với BĐKH (Bước Đo đạc - M) Dựa vào các bước xây dựng hệ thống MRV cho thích ứng với BĐKH, các chỉ số giám sát, báo cáo và thẩm định các HĐTƯ được xây dựng theo RBM. Quá trình lựa chọn các chỉ số giám sát các HĐTƯ với BĐKH (bước M) được thực hiện cụ thể qua 08 bước như được trình bày trong Chương 2. 20 2) Xây dựng khung báo cáo hoạt động thích ứng với BĐKH (Bước Báo cáo - R) Để tổng hợp được thông tin kết quả thực hiện các HĐTƯ cần xây dựng chỉ số theo dõi giám sát theo RBM ngay từ khi xây dựng HĐTƯ. Các Ban quản lý dự án cần báo cáo cho cơ quan đầu mối về BĐKH cấp tỉnh, cơ quan đầu mối về BĐKH cấp quốc gia để tổng hợp và báo cáo cho UNFCCC về các nỗ lực thích ứng đã được thực hiện tại Việt Nam thông qua các Thông báo quốc gia định kỳ. Bảng 3.2. Khung báo cáo các hoạt động thích ứng với BĐKH Tiêu chí Kí hiệu Chỉ số giám sát, đánh giá Đơn vị Năm cơ sở Tiến độ Tăng cường năng lực thích ứng AC1 ACn Thực hiện hoạt động thích ứng AAs1 AAsn Phát triển bền vững SD1 SDn 3) Xây dựng bộ câu hỏi nhằm thẩm định kết quả hoạt động thích ứng với BĐKH (Bước Thẩm định - V) Trước khi các chỉ số và báo cáo về ĐGHQ của HĐTƯ được công nhận bởi các cơ quan đầu mối về BĐKH cấp địa phương và cấp quốc gia, các chỉ số và báo cáo này cần được thẩm định bởi bên thứ 3 có chuyên môn và chức năng phù hợp. Bên thứ 3 này có thể là các viện nghiên cứu, các trường đại học hay các tổ chức, nhóm chuyên gia có năng lực chuyên môn về ĐGHQ thích ứng với BĐKH. Khung MRV cho thích ứng với BĐKH cấp dự án được trình bày trong Hình 3.7. 21 Hình 3.7. Khung MRV cho thích ứng với BĐKH ở cấp dự án 22 4) Hệ thống MRV thích ứng với biến đổi kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_trong_viec_danh_gi.pdf
Tài liệu liên quan