Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy
ở nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 4,4 ± 0,2; ở nơi nước đứng là 2,1
± 0,2. Số lượng cá thể trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 20,5 ± 2,8; nơi
nước đứng là 4,5 ± 0,6. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng. Nguyên nhân có thể được giải thích là do ở nơi nước chảy hàm lượng oxy tự
do cao, nước tương đối sạch, nền đáy chủ yếu là sỏi, đá hộc xen lẫn với cát. Các yếu
tố này là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Cánh lông.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu Đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước: bộ Phù du (Ephemeroptera), bộ Cánh úp (Plecoptera) và bộ Cánh lông (Trichoptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
spinosum, Afronurus separatus, Pothamanthellus
unicutibius và Rhoenanthus sapa).
3.1.2. Đa dạng về loài của bộ Cánh úp (Plecoptera)
Kết quả phân tích mẫu vật ở giai đoạn thiếu trùng của bộ Cánh úp cho thấy, tại
VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 17 loài, 14 giống của 4 họ thuộc bộ
Cánh úp. Trong đó, họ Perlidae có số lượng loài và giống nhiều nhất với 11 loài
(chiếm 64,7% tổng số loài) và 8 giống (chiếm 57,1% tổng số giống). Tiếp đến là họ
Nemouridae có 4 loài (chiếm 23,5% tổng số loài) thuộc 4 giống (chiếm 28,6% tổng
8
số giống). Họ Leuctridae và họ Peltoperlidae đều thu được 1 loài (cùng chiếm 5,9%
tổng số loài) và 1 giống (cùng chiếm 7,1% tổng số giống). Kết quả nghiên cứu cụ thể
được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại
thuộc bộ Cánh úp tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT Tên họ
Giống Loài
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Leuctridae 1 7,1 1 5,9
2 Nemouridae 4 28,6 4 23,5
3 Peltoperlidae 1 7,1 1 5,9
4 Perlidae 8 57,1 11 64,7
Tổng 14 100 17 100
Trong 17 loài thu được, loài Acroneuria magnifica được xem là loài đặc hữu
cho khu vực nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Cao Thị Kim Thu (2008), loài này chỉ
bắt gặp ở độ cao khoảng 2.000m tại suối Thác Bạc. Trong nghiên cứu của chúng tôi
loài này còn thu được ở khu vực suối Vàng, Sín Chải, Cát Cát nơi có độ cao hơn
1.200m.
3.1.3. Đa dạng về loài của bộ Cánh lông (Trichoptera)
Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại
thuộc bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT Tên họ
Giống Loài
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Brachycentridae 1 2,9 1 2,8
2 Calamoceratidae 1 2,9 1 2,8
3 Ecnomidae 1 2,9 1 2,8
4 Glossosomatidae 1 2,9 1 2,8
5 Hydrobiosidae 1 2,9 1 2,8
6 Hydropsychidae 10 28,1 10 27,5
7 Hydroptilidae 2 5,7 2 5,6
8 Lepidostomatidae 1 2,7 1 2,8
9 Leptoceridae 2 5,7 2 5,6
10 Limnephilidae 1 2,7 1 2,8
11 Odontoceratidae 1 2,7 1 2,8
12 Philopotamidae 3 8,6 3 8,3
13 Polycentropodidae 3 8,6 3 8,3
14 Psychomyiidae 3 8,6 3 8,3
15 Rhyacophilidae 2 5,7 2 5,6
16 Stenopsychidae 1 2,9 2 5,6
17 Xiphocentronidae 1 2,9 1 2,8
Tổng 35 100 36 100
9
Như vậy, tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã xác định được 36 loài, 35
giống, 17 họ thuộc giai đoạn ấu trùng của bộ Cánh lông. Trong đó họ Limnephilidae
lần đầu tiên thu được mẫu vật thuộc giai đoạn ấu trùng ở khu vực nghiên cứu. Đồng
thời bổ sung thêm một giống mới cho VQG là giống Wormaldia thuộc họ
Philopotamidae.
3.1.4 . Chỉ số đa dạng sinh học Shannon - Weiner (chỉ số H’)
Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học Shannon - Weiner (chỉ số H’) trung
bình của ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông cho thấy: chỉ số H’ trung bình dao
động từ 1,00 đến 3,95. Tính cho cả khu vực nghiên cứu chỉ số H’ trung bình là 2,68;
như vậy mức độ da dạng sinh học của ba bộ côn trùng nước (bộ Phù du, bộ Cánh úp
và bộ Cánh lông) ở khu vực nghiên cứu ở mức khá. Chỉ số H’ trung bình trong mùa
khô là 2,83 ± 0,11 và trong mùa mưa là 2,45 ± 0,10. Tiến hành so sánh hai giá trị
trung bình này chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa thống
kê (mức ý nghĩa α = 0,05). Như vậy, chỉ số H’ trung bình ở mùa khô cao hơn so với
mùa mưa.
3.2. Phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông
3.2.1. Phân bố theo tính chất của dòng chảy
3.2.1.1. Phân bố của bộ Phù du theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Phù du theo tính chất của dòng chảy ở
nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Phù du ở nơi nước chảy là 9,8 ± 0,3; ở nơi nước đứng là 6,0 ±
0,3. Số lượng cá thể trung bình của bộ Phù du ở nơi nước chảy là 48,3 ± 4,8; nơi
nước đứng là 21,1 ± 2,4. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Phù du ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng.
3.2.1.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Cánh úp theo tính chất của dòng chảy ở
nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy là 2,5 ± 0,2; ở nơi nước đứng là 1,1 ±
0,1. Số lượng cá thể trung bình của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy là 7,5 ± 1,1; nơi
nước đứng là 2,0 ± 0,3. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Cánh úp ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng. Kết quả này có thể được giải thích là do đa số thiếu trùng của các loài thuộc bộ
Cánh úp ưa sống ở những nơi nước sạch, hàm lượng oxy cao. Tại các vùng nước
chảy, dòng nước luôn được “xáo trộn” làm cho nước tương đối sạch, hàm lượng oxy
tự do trong nước lớn thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
úp.
10
3.2.1.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy
Kết quả nghiên cứu sự phân bố của bộ Cánh lông theo tính chất của dòng chảy
ở nơi nước chảy và nơi nước đứng (trên đơn vị diện tích 0,25m2) cho thấy: số lượng
loài trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 4,4 ± 0,2; ở nơi nước đứng là 2,1
± 0,2. Số lượng cá thể trung bình của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy là 20,5 ± 2,8; nơi
nước đứng là 4,5 ± 0,6. Tiến hành so sánh hai cặp giá trị trung bình này, chúng tôi
cũng nhận thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy
tại khu vực nghiên cứu, trên cùng một đơn vị diện tích số lượng loài cũng như số
lượng các thể của bộ Cánh lông ở nơi nước chảy luôn có ưu thế hơn so với nơi nước
đứng. Nguyên nhân có thể được giải thích là do ở nơi nước chảy hàm lượng oxy tự
do cao, nước tương đối sạch, nền đáy chủ yếu là sỏi, đá hộc xen lẫn với cát. Các yếu
tố này là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
lông.
3.2.1.4. So sánh sự phân bố của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính
chất của dòng chảy
Bảng 3.7. Số lượng loài trung bình và số lượng cá thể trung bình
của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông (trên đơn vị diện tích 1m2) theo tính
chất của dòng chảy tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Số lượng trung bình Bộ Phù du Bộ Cánh úp Bộ Cánh lông
Số loài
Nước chảy 39,4 ± 1,3 10,2 ± 0,9 17,6 ± 0,9
Nước đứng 24,2 ± 1,1 4,3 ± 0,5 8,3 ± 0,7
Số cá thể
Nước chảy 193,3 ± 19,4 30,2 ± 4,2 82,2 ± 11,3
Nước đứng 84,5 ± 9,6 8,0 ± 1,1 18,1 ± 2,6
Về số lượng loài: trên cùng một đơn vị diện tích tại nơi nước chảy và nơi nước
đứng bộ Phù du có số loài lớn nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và số loài của bộ Cánh
úp là ít nhất.
Về số lượng cá thể: trên cùng một đơn vị diện tích tại nơi nước chảy và nơi
nước đứng số cá thể của bộ Phù du luôn lớn nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và bộ
Cánh úp có số lượng cá thể ít nhất.
3.2.2. Phân bố theo đai độ cao
Tại đai cao 0-700m: đã xác định được 117 loài thuộc 82 giống, 28 họ của ba
bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 71 loài (chiếm 60,7% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 31 loài (chiếm
26,5% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 12,8% tổng số
loài).
Tại đai cao 700-1700m: đã xác định được 126 loài thuộc 89 giống, 32 họ của
ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 75 loài (chiếm 59,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 34 loài (chiếm
27,0% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 13,5% tổng số
loài).
11
Tại đai cao 1700-2200m: đã xác định được 106 loài thuộc 72 giống, 27 họ của
ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất
với 61 loài (chiếm 57,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 30 loài (chiếm
28,3% tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 14,2% tổng số
loài).
3.2.2.1 Phân bố của bộ Phù du theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã ghi nhận được 71 loài thuộc 38 giống của 9 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 32,4%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 25,4% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 14 loài (chiếm 19,7% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 7 loài (chiếm 9,9% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Isonychiidae, Potamanthidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao
động từ 1 đến 3 loài.
Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 75 loài, 42 giống của 12 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 30,7%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 24,0% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 14 loài (chiếm 18,7% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 8 loài (chiếm 10,7% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Neoephemeridae, Prosopistomatidae, Potamanthidae, Siphluriscidae,
Teloganodidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài.
Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 61 loài, 30 giống của 8 họ thuộc bộ
Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 19 loài (chiếm 31,1%
tổng số loài), tiếp đến là họ Heptageniidae với 18 loài (chiếm 29,5% tổng số loài). Họ
Ephemerellidae thu được 10 loài (chiếm 16,4% tổng số loài), họ Leptophlebiidae thu
được 8 loài (chiếm 13,1% tổng số loài). Các họ còn lại gồm họ Họ Caenidae,
Ephemeridae, Siphluriscidae và Vietnamellidae thu được số loài ít, dao động từ 1 đến
3 loài.
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Phù du là 22,4 ± 2,3
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 46,8 ± 5,6 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao
1700-2200m là 27,9 ± 3,8 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình
này chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Phù du ở đai cao 700-1700m cao
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 0-700m và đai cao 1700-2200m,
mật độ trung bình của bộ Phù du sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các cá
thể trong bộ Phù du có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 700-1700m.
3.2.2.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã ghi nhận được 15 loài thuộc 13 giống của 4 họ là
Leuctridae, Nemouridae, Peltoperlidae và Perlidae thuộc bộ Cánh úp. Trong đó họ
Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài (chiếm 60% tổng số loài), họ
Nemouridae có 4 loài (chiếm 26,6% tổng số loài). Hai họ còn lại là Leuctridae và
Peltoperlidae mỗi họ chỉ có 1 loài (cùng chiếm 6,7% tổng số loài).
12
Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 17 loài, 14 giống của 4 họ thuộc bộ
Cánh úp. Trong đó họ Perlidae có số lượng loài lớn nhất với 11 loài (chiếm 64,6%
tổng số loài). Tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 23,5% tổng số loài). Hai
họ còn lại là Leuctridae và Peltoperlidae mỗi họ chỉ có 1 loài (cùng chiếm 5,9% tổng
số loài).
Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 15 loài, 13 giống của 3 họ thuộc bộ
Cánh úp. Trong đó họ Perlidae có số lượng loài lớn nhất với 10 loài (chiếm 66,6%
tổng số loài). Tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 26,7% tổng số loài). Họ
Leuctridae có 1 loài (chiếm 6,7% tổng số loài). Tại đai cao 1700-2200m không bắt
gặp họ Peltoperlidae.
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Cánh úp là 2,4 ± 0,4
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 4,7 ± 0,9 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao 1700-
2200m là 9,0 ± 0,8 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình này
chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Cánh úp ở đai cao 1700-2200m cao
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 0-700 và đai cao700-1700m, mật
độ trung bình của bộ Cánh úp sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các cá thể trong
bộ Cánh úp có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 1700-2200m, tiếp đến là đai cao
700-1700m và sau cùng là đai cao 0-700m. Kết quả này có thể được giải thích là do
các điểm thu mẫu ở đai cao 1700-2200m có độ che phủ lớn, nước suối trong, lượng
thức ăn phong phú là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc bộ Cánh
úp.
3.2.2.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo đai độ cao
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Ở đai cao 0-700m: đã xác định được 31 loài, 31 giống thuộc 15 họ của bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài
(chiếm 32,3% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài (chiếm 3,2% đến 9,7% tổng số loài).
Ở đai cao 700-1700m: đã xác định được 34 loài, 33 giống của 16 họ thuộc bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae cũng có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài
(chiếm 29,4% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài (chiếm 2,9% đến 8,8% tổng số loài).
Ở đai cao 1700-2200m: đã xác định được 30 loài, 29 giống của 15 họ thuộc bộ
Cánh lông. Trong đó họ Hydropsychidae cũng có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài
(chiếm 30% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài
(chiếm 3,3 % đến 10% tổng số loài).
Về mật độ: ở đai cao 0-700m mật độ trung bình của bộ Cánh lông là 7,8 ± 1,2
(cá thể/0,25m2), ở đai cao 700-1700m là 15,9 ± 3,0 (cá thể/0,25m2) và ở đai cao
1700-2200m là 17,2 ± 1,9 (cá thể/0,25m2). Tiến hành so sánh các giá trị trung bình
này chúng tôi nhận thấy mật độ trung bình của bộ Cánh lông ở đai cao 0-700m thấp
hơn mật độ trung bình ở 2 đai cao còn lại. Ở đai cao 700-1700m và đai cao 1700-
2200m, mật độ trung bình của bộ Cánh lông sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như
13
vậy, các cá thể trong bộ Cánh lông có xu hướng phân bố tập trung ở đai cao 700-
1700m và đai cao 1700-2200m.
3.2.3. Phân bố theo mùa
Vào mùa khô: tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 127 loài thuộc 89
giống, 32 họ của ba bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có
số lượng loài lớn nhất với 78 loài (chiếm 61,4% tổng số loài) thuộc 43 giống (chiếm
47,7% tổng số giống) và 13 họ (chiếm 40,6% tổng số họ), tiếp đến là bộ Cánh lông
với 33 loài (chiếm 26,0% tổng số loài) thuộc 32 giống (chiếm 36,4% tổng số giống)
và 15 họ (chiếm 46,9% tổng số họ). Bộ Cánh úp có số lượng loài ít nhất với 16 loài
(chiếm 12,6% tổng số loài) thuộc 14 giống (chiếm 15,9% tổng số giống) và 4 họ
(chiếm 12,5% tổng số họ). Như vậy, vào mùa khô số lượng họ, giống và loài của bộ
Phù du chiếm ưu thế nhất, tiếp theo là bộ Cánh lông và bộ Cánh úp có số lượng họ,
giống và loài ít nhất.
Vào mùa mưa: tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 108 loài thuộc 73
giống, 25 họ của ba bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có
số lượng loài lớn nhất với 62 loài (chiếm 57,4% tổng số loài) thuộc 33 giống (chiếm
45,2% tổng số giống) và 8 họ (chiếm 32% tổng số họ), tiếp đến là bộ Cánh lông với
30 loài (chiếm 27,8% tổng số loài) thuộc 28 giống (chiếm 38,4% tổng số giống) và
13 họ (chiếm 52% tổng số họ). Bộ Cánh úp có số lượng loài ít nhất với 16 loài
(chiếm 14,8% tổng số loài) thuộc 12 giống (chiếm 16,4% tổng số giống) và 4 họ
(chiếm 16% tổng số họ). Như vậy, vào mùa mưa số lượng giống và loài của bộ Phù
du vẫn chiếm ưu thế, tiếp đến là bộ Cánh lông và sau cùng là bộ Cánh úp.
3.2.3.1. Phân bố của bộ Phù du theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Kết quả phân tích số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Phù du
theo mùa được thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Phù du
ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT Tên họ
Mùa khô Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1 Baetidae 12 23 29,5 11 21 33,9
2 Caenidae 1 3 3,8 1 2 3,2
3 Ephemerellidae 7 14 17,9 6 12 19,4
4 Ephemeridae 1 3 3,8 1 2 3,2
5 Heptageniidae 9 19 24,4 9 18 29,0
6 Isonychiidae 1 1 1,3 0 0 0
7 Leptophlebiidae 5 8 10,3 3 5 8,1
8 Neoephemeridae 1 1 1,3 0 0 0
9 Prosopistomatidae 1 1 1,3 0 0 0
10 Potamanthidae 2 2 2,6 0 0 0
14
STT Tên họ
Mùa khô Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
11 Siphluriscidae 1 1 1,3 1 1 1,6
12 Teloganodidae 1 1 1,3 0 0 0
13 Vietnamellidae 1 1 1,3 1 1 1,6
Tổng 43 78 100 33 62 100
Vào mùa khô đã xác định được 78 loài thuộc 43 giống, 13 họ của bộ Phù du.
Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 23 loài (chiếm 29,5% tổng số
loài), tiếp theo là họ Heptageniidae có 19 loài (chiếm 24,4% tổng số loài) và họ
Ephemerellidae có 14 loài (chiếm 17,9% tổng số loài). Họ Leptophlebiidae có 8 loài
(chiếm 10,3% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3
loài.
Vào mùa mưa đã xác định được 62 loài thuộc 33 giống, 8 họ của bộ Phù du.
Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 21 loài (chiếm 33,9% tổng số
loài), tiếp theo là họ Heptageniidae có 18 loài (chiếm 29,0% tổng số loài) và họ
Ephemerellidae có 12 loài (chiếm 19,4% tổng số loài). Họ Leptophlebiidae có 5 loài
(chiếm 8,1% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 2
loài. Trong mùa mưa không bắt gặp các họ Isonychiidae, Neoephemeridae,
Prosopistomatidae, Potamanthidae và Teloganodidae.
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của bộ Phù du là 42,9 ± 5,6 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Phù du là 27,0 ± 2,9 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Phù du vào mùa khô và mùa
mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau có ý nghĩa thống kê
(mức ý nghĩa α = 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Phù du trong mùa khô
cao hơn so với mùa mưa.
3.2.3.2. Phân bố của bộ Cánh úp theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Bảng 3.14. Tổng hợp số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc
bộ Cánh úp ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT Tên họ
Mùa khô Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1 Leuctridae 1 1 6.3 1 1 6,3
2 Nemouridae 4 4 25,0 4 4 25,0
3 Peltoperlidae 1 1 6,3 1 1 6,3
4 Perlidae 8 10 62,5 6 10 62,5
Tổng 14 16 100 12 16 100
Vào mùa khô đã xác định được 16 loài thuộc 14 giống, 4 họ của bộ Cánh úp.
Trong đó họ Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 62,5% tổng số
15
loài), tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 25,0% tổng số loài) và họ
Leuctridae và họ Peltoperlidae đều có 1 loài (cùng chiếm 6,3% tổng số loài).
Vào mùa mưa đã xác định được 16 loài thuộc 12 giống, 4 họ của bộ Cánh úp.
Trong đó họ Perlidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 62,5% tổng số
loài), tiếp theo là họ Nemouridae có 4 loài (chiếm 25,0% tổng số loài) và họ
Leuctridae và họ Peltoperlidae đều có 1 loài (cùng chiếm 6,3% tổng số loài).
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của Cánh úp là 4,4 ± 0,8 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Cánh úp là 5,2 ± 0,7 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Cánh úp vào mùa khô và
mùa mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (mức ý nghĩa α > 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Cánh úp không
có sự thay đổi giữa hai mùa nghiên cứu.
3.2.3.3. Phân bố của bộ Cánh lông theo mùa
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Bảng 3.15. Số lượng các taxon của các bậc phân loại thuộc bộ Cánh lông
ở mùa mưa và mùa khô tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
STT Tên họ
Mùa khô Mùa mưa
Giống Loài % loài Giống Loài % loài
1 Brachycentridae 1 1 3,0 1 1 3,2
2 Calamoceratidae 1 1 3,0 0 0 0
3 Ecnomidae 1 1 3,0 1 1 3,2
4 Glossosomatidae 1 1 3,0 1 1 3,2
5 Hydrobiosidae 1 1 3,0 1 1 3,2
6 Hydropsychidae 10 10 30,3 10 10 33,2
7 Hydroptilidae 2 2 6,1 0 0 0
8 Lepidostomatidae 1 1 3,0 0 0 0
9 Leptoceridae 2 2 6,1 0 0 0
10 Limnephilidae 0 0 0 1 1 3,2
11 Odontoceratidae 1 1 3,0 1 1 3,2
12 Philopotamidae 3 3 9,1 3 3 10,0
13 Polycentropodidae 2 2 6,1 3 3 10,0
14 Psychomyiidae 3 3 9,1 3 3 10,0
15 Rhyacophilidae 2 2 6,1 1 2 6,7
16 Stenopsychidae 1 2 6,1 1 2 6,7
17 Xiphocentronidae 0 0 0 1 1 3,2
Tổng 32 33 100 29 31 100
Vào mùa khô đã xác định được 33 loài thuộc 32 giống, 15 họ của bộ Cánh
lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm
30,3% tổng số loài), tiếp theo là các họ Philopotamidae, Psychomyiidae mỗi họ đều
16
có 3 loài (cùng chiếm 9,1% tổng số loài). Các họ còn lại có số lượng loài dao động từ
1 đến 2 loài (chiếm từ 3,0% đến 6,1% tổng số loài). Trong mùa khô chúng tôi không
bắt gặp họ Limnephilidae và họ Xiphocentronidae.
Vào mùa mưa đã xác định được 30 loài thuộc 28 giống, 13 họ của bộ Cánh
lông. Trong đó họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm
33,2% tổng số loài), tiếp theo là các họ Philopotamidae, Polycentropodidae,
Psychomyiidae mỗi họ đều có 3 loài (cùng chiếm 10,0% tổng số loài). Các họ còn lại
có số lượng loài dao động từ 1 đến 2 loài (chiếm từ 3,2% đến 6,7% tổng số loài).
Trong mùa mưa chúng tôi không bắt gặp các họ Calamoceratidae, Hydroptilidae,
Lepidostomatidae và Leptoceridae. Như vậy, có thể thấy điều kiện tự nhiên khác
nhau giữa hai mùa đã ảnh hưởng đến sự bắt gặp của các họ. Mặt khác có thể do đặc
điểm sinh học, sinh thái học và tập tính của các họ này có sự khác nhau.
Về mật độ: vào mùa khô, mật độ trung bình của Cánh lông là 17,7 ± 3,0 (cá
thể/0,25m2), vào mùa mưa mật độ trung bình của bộ Cánh lông là 7,3 ± 0,6 (cá
thể/0,25m2). Tiến hành so sánh mật độ trung bình của bộ Cánh lông vào mùa khô và
mùa mưa, chúng tôi nhận thấy hai giá trị trung bình này khác nhau có ý nghĩa thống
kê (mức ý nghĩa α < 0,05). Như vậy, mật độ trung bình của bộ Cánh lông trong mùa
khô cao hơn so với mùa mưa.
3.2.4. Phân bố theo các cấp độ suối
Các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông bắt gặp ở tất cả các cấp
độ suối nhưng chủ yếu chúng tập trung ở các suối cấp 2, cấp 3 và cấp 4 với số lượng
họ, giống và loài cao. Cụ thể như sau:
Tại suối cấp 1: đã xác định được 104 loài thuộc 71 giống, 23 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 61
loài (chiếm 58,7% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 28 loài (chiếm 26,9%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 15 loài (chiếm 14,4% tổng số loài).
Tại suối cấp 2: đã xác định được 118 loài thuộc 83 giống, 31 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 68
loài (chiếm 57,6% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 33 loài (chiếm 28,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 14,4% tổng số loài).
Tại suối cấp 3: đã xác định được 120 loài thuộc 82 giống, 30 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69
loài (chiếm 57,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 34 loài (chiếm 28,3%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 17 loài (chiếm 14,2% tổng số loài).
Tại suối cấp 4: đã xác định được 118 loài thuộc 83 giống, 30 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69
loài (chiếm 58,5% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 33 loài (chiếm 28,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 16 loài (chiếm 13,5% tổng số loài).
Tại suối cấp 5: đã xác định được 111 loài thuộc 78 giống, 28 họ của ba bộ Phù
du, Cánh úp và Cánh lông. Trong đó bộ Phù du có số lượng loài nhiều nhất với 69
loài (chiếm 61,3% tổng số loài), tiếp theo là bộ Cánh lông với 30 loài (chiếm 27,0%
tổng số loài). Bộ Cánh úp có số loài ít nhất với 13 loài (chiếm 11,7% tổng số loài).
17
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở tất cả các cấp độ suối, số lượng loài của
bộ Phù du luôn chiếm ưu thế, tiếp theo là bộ Cánh lông và sau cùng là bộ Cánh úp.
3.2.4.1. Phân bố của bộ Phù du theo các cấp độ suối
Về số lượng và thành phần các taxon của các bậc phân loại
Tại suối cấp 1: đã xác định được 61 loài thuộc 32 giống, 8 họ của bộ Phù du.
So với các cấp độ suối khác, số lượng các bậc phân loại của bộ Phù du ở suối cấp 1 là
ít nhất, cả về số lượng họ, giống và loài. Tại các suối cấp 1 không thu được các họ
Isonychiidae, Neoephemeridae, Prosopistomatidae, Potamanthidae và Teloganodidae.
Tại suối cấp 2: đã xác định được 68 loài thuộc 37 giống, 10 họ của bộ Phù du.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 2 chưa bắt gặp các họ
Isonychiidae, Neoephemeridae và Potamanthidae.
Tại suối cấp 3: đã xác định được 69 loài thuộc 35 giống, 10 họ của bộ Phù du.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tại các suối cấp 3 chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (1).pdf