Công trình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến phân loại về cá nước
ngọt ở Việt Nam của H.E. Sauvage (1881) “Nghiên cứu về khu hệ cá
Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”. Công trình đã
thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài
mới ở miền Bắc Việt Nam. Kế tiếp là các công trình nghiên cứu của
G. Tirant (1883), H.E. Sauvage (1884), L. Vallant (1891), J.
Pellegrin (1906, 1907, 1928, 1932); P. Chabanaud (1924), v.v. Kế
tiếp là các công trình nghiên cứu của một số các nhà khoa học trong
nước và nước ngoài như: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958,
1959); Đào Văn Tiến và cs (1961); Mai Đình Yên (1962); Hoàng
đức Đạt (1964); Nguyễn Văn Hảo (1964); P. Bănărescu (1967, 1970,
1971); Mai Đình Yên (1978); Nguyễn Hữu Dực (1982); Mai Đình
Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991);
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu Đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển Kinh tế - Xãhội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bộ.
Hệ sinh thái thủy vực nước lợ, mặn
ĐBSCL có hai hệ sinh thái thủy vực đặc trưng gồm: nước ngọt và
nước lợ, mặn. Sự tương tác của thủy triều biển và hệ thống sông Cửu
Long tạo ra vùng nước lợ, vào thời điểm tương tác của thủy triều
mạnh hơn sông làm cho độ mặn tăng cao. Từ cửa Tiểu (Tiền Giang)
đến Hà Tiên (Kiên Giang) có nhiều sông, kênh, rạch đổ ra biển, trong
đó 17 sông và 3 kênh lớn đổ ra biển Đông và biển Tây, có tác động
mạnh đến vùng ven bờ. Hệ sinh thái thủy vực mặn, lợ ở ĐBSCL có
vai trò quan trọng cũng không kém so với hệ sinh thái thủy vực nước
ngọt ở ĐBSCL.
Hệ sinh thái thủy vực nước lợ là hệ sinh thái chuyển tiếp, tạo nên sự
phong phú và đa dạng, là vùng chuyển tiếp các quần thể và tạo cơ hội
cho các loài sống rộng sinh thái, các loài di cư kiếm ăn, sinh sản. Hệ
sinh thái vùng CSVB ở ĐBSCL là một phần của vùng hạ lưu hệ
thống sông Mê Công, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều biển Đông
và biển Tây, sự tương tác, giao thoa mạnh giữa sông và biển.
Các tiểu vùng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL có hệ sinh thái thủy vực phong phú và đa dạng, gồm
hệ sinh thái nước ngọt, lợ, mặn. Mang tính đặc trưng của vùng ngập
lũ, bán ngập, chịu tác động của thủy triều biển Đông, biển Tây. Có
nhiều quan điểm khác nhau về phân chia vùng sinh thái ở ĐBSCL,
7
tuỳ theo mục đích và đối tượng nghiên cứu (theo ngành, lĩnh vực
chuyên môn), như: phân vùng sinh thái theo địa lý, môi trường, nuôi
trồng thủy sản, v.v. Theo Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Văn Trọng
(2001), phân chia vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản ven biển
ĐBSCL thành các vùng, gồm: Vùng I, từ cửa sông Soài Rạp đến cửa
sông Bồ Đề; Vùng II, từ cửa sông Bồ Đề đến sông Đồng Cùng; Vùng
III, từ cửa sông Đồng Cùng đến Hà Tiên. Theo Lương Quang Xô,
phân chia vùng ĐBSCL thành 5 vùng chính gồm: Bán đảo Cà Mau
(BĐCM); Tứ giác Long Xuyên (TGLX); vùng giữa sông Tiền và
sông Hậu; vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và tiểu vùng Vàm Cỏ.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VÀ
HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI CÁ ĐBSCL
Công trình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến phân loại về cá nước
ngọt ở Việt Nam của H.E. Sauvage (1881) “Nghiên cứu về khu hệ cá
Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”. Công trình đã
thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài
mới ở miền Bắc Việt Nam. Kế tiếp là các công trình nghiên cứu của
G. Tirant (1883), H.E. Sauvage (1884), L. Vallant (1891), J.
Pellegrin (1906, 1907, 1928, 1932); P. Chabanaud (1924), v.v. Kế
tiếp là các công trình nghiên cứu của một số các nhà khoa học trong
nước và nước ngoài như: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958,
1959); Đào Văn Tiến và cs (1961); Mai Đình Yên (1962); Hoàng
đức Đạt (1964); Nguyễn Văn Hảo (1964); P. Bănărescu (1967, 1970,
1971); Mai Đình Yên (1978); Nguyễn Hữu Dực (1982); Mai Đình
Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991); Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực
(1994), v.v. Ở miền Nam, trước năm 1975 có một số công trình
nghiên cứu của các tác giả: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964);
Fourmanir (1965); M. Yamarmura (1966); Kawamoto và cs (1972);
8
Y. Taki (1975); Từ sau năm 1975 đến nay, được biết thêm một số tài
liệu của các tác giả: Akihito và Merguro (1976); Mai Đình Yên
(1982); Mai Đình Yên và cs (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương (1993); Hoàng Đức Đạt và Thái Ngọc Trí (2001), v.v.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về khu hệ cá ở ĐBSCL, còn có
một số công trình nghiên cứu về sinh học cá thể, sinh sản nhân tạo,
cá bột, cá con, sinh học phân tử, có thể kể một vài tác giả: Phạm Văn
Khánh (1996); Nguyễn Bạch Loan và Nguyễn Hữu Phụng (2002);
Nguyễn Tuần (2000); Nguyễn Văn Trọng (1997); Bùi Lai và cs
(2002, 2012); Hoàng Đức Đạt và cs (2003); Thái Ngọc Trí và cs
(2011, 2012); Nguyễn Thanh Tùng (2005); Nguyễn Bạch Loan
(2012); Vũ Đặng Hạ Quyên và cs (2014); v.v.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài cá tự nhiên thuộc vùng nước
nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số các cộng đồng ngư dân.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu ở 14
khu vực với 40 điểm tọa độ khảo sát vùng ĐBSCL từ tháng 10/2011
đến tháng 4/2015 (Hình 1).
Hình 1. Bản đồ thu mẫu nghiên cứu ở thực địa
9
- Thu mẫu: Mẫu cá được thu thập bằng nhiều loại ngư cụ khác
nhau, gồm: Lưới giăng (nhiều loại mắt lưới khác nhau), Câu (giăng,
cắm), Chài, Vó gạt, Vó bè, Te, Xiệp, Đáy, Dớn, Đăng mé, Lợp, v.v.,
đánh bắt trực tiếp cùng với ngư dân. Mẫu cá được sử dụng nghiên
cứu hình thái và sinh học phân tử.
- Điều tra, thu thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn theo từng hộ
gia đình, các cơ quan quản lý tại địa phương, hội thảo cộng đồng.
- Thiết bị và hóa chất sử dụng: thiết bị giải phẫu ngư loại,
Ethanol (EtOH) 70% và EtOH 90%, Formaldehyt 10%, lọ đựng mẫu
mô thể tích 1,5 ml có gắn mã vạch (Barcoding), Máy ảnh, GPS, v.v.
Dữ liệu thứ cấp ở thực địa; Các hình ảnh, cùng với sinh cảnh được
mô tả, thời gian, địa điểm (tọa độ địa lý), người thu thập, v.v. được
ghi chép vào nhật ký thực địa và lưu giữ trong máy tính xách tay.
XỬ LÝ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
- Nghiên cứu về hình thái học (Định loại, xác định tên khoa học
dựa vào đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài), xử lý dữ liệu, hoàn thành
luận án tại phòng Thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới, Việt Nam.
- Nghiên cứu sinh học phân tử được thực hiện tại phòng Thí
nghiệm tích hợp Đa dạng sinh học, Bảo tồn và Gen, Khoa Sinh học,
Đại học Saint Louis, Missouri, Hoa Kỳ.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ ĐBSCL
Đa dạng về thành phần loài
Đa dạng về thành phần loài: Kết quả nghiên cứu khu hệ cá ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đã phân tích và xác định được 216 loài cá,
thuộc 60 họ, 19 bộ. Trong đó, lớp cá sụn có hai bộ: Bộ cá mập
(Carcharhiniformes) và bộ cá đuối ó (Myliobatiformes); Lớp cá
10
Tỷ lệ thành phần loài giữa các Bộ
Bộ cá thát lát Bộ cá mập Bộ cá đuối ó
Bộ cá nóc 0,5%
1,9%
2,3%
Bộ cá măng biển
0,9% 0,9%
Bộ cá mòi đường
0,5%
Bộ cá chình
2,3%
Bộ cá mù làn
0,5%
Bộ cá mang liền
2,8%
Bộ cá ngựa xương
0,5% Bộ cá kìm Bộ cá cóc
2,3% 0,5%
Bộ cá đèn sông
0,9%
Bộ cá hồng nhung
0,5%
xương có 17 bộ. Trong 19 bộ cá đã được xác định, bộ cá vược
(Perciformes) có số lượng loài nhiều nhất, với 66 loài thuộc 27 họ,
chiếm tỷ lệ 30,6%; Xếp thứ hai là bộ cá chép (Cypriniformes), có 55
loài thuộc 3 họ, chiếm tỷ lệ 25,5%; Xếp thứ ba là bộ cá nheo
(Siluriformes), có 40 loài thuộc 7 họ, chiếm tỷ lệ 18,5%. Các bộ còn
lại có số lượng loài dao động từ 1 loài - 12 loài, chiếm tỷ lệ từ 0,5% -
5,6% trong cấu trúc thành phần loài của khu hệ. (Hình 2).
Hình 2. Tỷ lệ thành phần loài của khu hệ cá ĐBSCL
Các loài ghi nhận mới cho khu hệ cá vùng ĐBSCL: Kết quả nghiên
cứu, đã ghi nhận mới 6 loài cá thuộc 3 họ 2 bộ, cho khu hệ cá vùng
ĐBSCL, gồm: cá Lòng tong đuôi vàng Rasbora tornieri Ahl, 1922;
cá Cóc nhiều râu Cyclocheilichthys heteronema (Bleeker, 1854); cá
Khoai (Acantopsis sp.1); cá Khoai (Acantopsis sp.2); cá Khoai
(Acantopsis sp.3) và cá Mang rổ Toxotes microlepis Günther, 1860.
Các loài cá quý hiếm và loài nhập nội ở ĐBSCL: Trong 216 loài cá
thuộc 60 họ, 19 bộ ở vùng ĐBSCL, có 19 loài nằm trong sách Đỏ
Việt Nam (2007) và danh lục Đỏ thế giới (IUCN, 2014), với tình
trạng bị đe dọa ở các mức độ khác nhau (Bảng 1).
B
ộ
c
á
ch
ép
2
5
,5
%
11
Bảng 1. Danh sách các loài bị đe dọa
Stt TÊN TIẾNG VIỆT TÊN KHOA HỌC (1) (2)
I BỘ CÁ ĐUỐI Ó MYLIOBATIFORMES
1 Họ cá Đuối bồng Dasyatidae
1 Cá đuối bồng viền trắng Himantura signifer Compagno & Roberts, 1982 EN
II BỘ CÁ THÁT LÁT OSTEOGLOSSIFORMES
2 Họ cá Thát lát Notopteridae
2 Cá còm Chitala ornata (Gray, 1831) VU LC
III BỘ CÁ MĂNG BIỂN ELOPIFORMES
3 Họ cá Măng biển Elopidae
3 Cá cháo biển Elops saurus Linnaeus, 1766 VU LC
4 Họ cá Cháo Megalopidae
4 Cá Cháo lớn Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782) VU DD
IV BỘ CÁ MÒI ĐƯỜNG ALBULIFORMES
5 Họ cá Mòi đường Albulidae
5 Cá Mòi đường Albula vulpes (Linnaeus, 1758) VU NT
V BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES
6 Họ cá Trích Clupeidae
6 Cá mòi không răng Anodontostoma chacunda (Hamilton, 1822) VU
7 Cá cháy nam Tenualosa thibaudeaui (Durand, 1940) VU VU
8 Cá cháy bẹ Tenualosa toli (Valenciennes, 1847) VU
VI BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES
7 Họ cá Chép Family Cyprinidae
9 Cá chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 VU
10 Cá duồng Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878 VU VU
11 Cá hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 EN CR
12 Cá trà sóc Probarbus jullieni Sauvage, 1880 VU EN
VII BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
8 Họ cá Lăng Bagridae
13 Cá chốt cờ Mystus bocourti (Bleeker, 1864) VU
9 Họ cá Tra Pangasiidae
14 Cá bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1949 VU
15 Cá tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1931 VU CR
16 Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) EN
VIII BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES
10 Họ cá Hường Datnioididae
17 Cá hường vện Datnioides polota (Hamilton, 1822) VU LC
18 Cá hường (Thái hổ) Datnioides microlepis Bleeker, 1854 VU
12
Stt TÊN TIẾNG VIỆT TÊN KHOA HỌC (1) (2)
11 Họ cá Mang rổ Toxotidae
19 Cá mang rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) VU
Ghi chú: (1) Sách Đỏ Việt Nam, (2007) (2) IUCN Red list Status, (2014)
Trong 19 loài cá bị đe dọa có mặt ở ĐBSCL, hiện nay một số loài đã
được sinh sản nhân tạo, gồm: cá Còm, cá Chép, cá Duồng, cá Hô, cá
Trà sóc, cá Tra, cá Hường vện, một số loài trong chúng là đối tượng
nuôi có giá trị kinh tế như cá Chép, cá Tra, cá Còm.
Ở Việt Nam, các loài cá nhập nội được di nhập vào từ những năm
1958, phục vụ cho nghề nuôi cá thịt và nghề nuôi cá cảnh. Các loài
cá và các dòng cá nhập có nguồn gốc từ nhiều nước và châu lục,
gồm: châu Phi, châu Mỹ (Brazil), châu Âu (Hungari), châu Á (Ấn Độ,
Trung Quốc,) và Đông Nam Á (Thái Lan, Philippine, v.v.). Cùng với
nghề khai thác cá, nghề nuôi cá ở ĐBSCL có truyền thống và phát
triển mạnh trong những thập niên gần đây. Các đối tượng nuôi khá
phong phú, có hai nguồn gốc: (1) Tuyển chọn sử dụng giống từ các
loài cá có nguồn gốc bản địa ở ĐBSCL; (2) Sử dụng nguồn giống là
các loài nhập nội hoặc từ vùng khác trong nước đến phục vụ cho
nghề nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt thực phẩm, hoặc di nhập
phục vụ nghề cá cảnh. Kết quả điều tra, thu thập thông tin từ ngư dân
và tham khảo các tài liệu, đã xác định ở ĐBSCL hiện nay có 14 loài
cá thuộc 7 họ, 5 bộ, là những loài nhập nội chủ yếu phục vụ nghề
nuôi cá thịt phổ biến ở ĐBSCL. Một số loài nhập nội đã hình thành
quần thể tác động đến các loài bản địa, đến hệ sinh thái, môi trường.
Chúng thích nghi với môi trường sống tự nhiên ở ĐBSCL, phát triển
nhanh về quần thể, cạnh tranh nguồn thức ăn, nơi sống của các loài
cá bản địa như: cá Tỳ bà (Hypostomus punctatus), cá Trê phi
(Clarias gariepinus), cá Rô phi đen (Oreochromis mossambicus), v.v.
Hiện nay, loài cá Tỳ bà (Hypostomus punctatus) là vấn nạn ở các
13
thủy vực nước ngọt và nước lợ ĐBSCL. Cá Tỳ bà là loài cá nhập nội
phục vụ nghề nuôi cảnh, thích nghi tốt với điều kiện vùng nước tự
nhiên ở ĐBSCL, phát triển mạnh về quần thể.
Đa dạng nguồn gen
Giải trình tự DNA và xây dựng cây phát sinh chủng loài của 20 loài
cá thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) (Hình 3).
Hình 3. Sơ đồ cây phát sinh chủng loài
Kết quả phân tích, kiểm tra đa dạng di truyền trong COI, cho thấy
khoảng cách di truyền giữa các taxon dao động từ 0.001 (1,0%)
Acantopsis sp1/ Acantopsis sp3 và 0,229 (22,9%) (Henicorhynchus
siamensis và Acantopsis sp.2). Sự sai khác giữa các trình tự nucleotic
của 3 taxon thuộc giống Acantopsis như sau: Acantopsis sp1/
Acantopsis sp2: 21,4%; Acantopsis sp1/ Acantopsis sp3: 1,0%;
Acantopsis sp2/ Acantopsis sp3: 21,6%.
Đa dạng hệ sinh thái thủy vực ĐBSCL
Đa dạng hệ sinh thái thủy vực: Hệ sinh thái thủy vực nội địa ĐBSCL
phong phú và đa dạng, chịu sự tác động của một số yếu tố vô sinh
14
như: pH, sự xâm nhập mặn, chế độ dòng chảy của hệ thống sông Mê
Công, chế độ bán nhật triều của biển Đông, nhật triều của biển Tây,
các hệ thống công trình thủy lợi, đê bao ngọt hóa, ngăn mặn, các
công trình ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, v.v. Trên cơ sở
đó, có thể phân chia ĐBSCL thành 5 tiểu vùng sinh thái gồm: (1) tiểu
vùng sinh thái thuộc vùng TGLX, (2) tiểu vùng sinh thái thuộc vùng
ĐTM, (3) tiểu vùng sinh thái thuộc vùng trung tâm ĐBSCL, (4) tiểu
vùng sinh thái thuộc vùng BĐCM và (5) tiểu vùng sinh thái thuộc
vùng CSVB (từ cửa Tiểu Tiền Giang đến Kiên Giang).
Tiểu vùng TGLX và tiểu vùng ĐTM, đặc trưng cho vùng thượng
nguồn ĐBSCL chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ bởi lưu vực
sông Mê Công, các loài cá chiếm ưu chế chủ yếu có nguồn gốc ngọt,
đồng thời cũng là tiểu vùng chịu ảnh hưởng bởi phèn có nhiều loài
“cá đen” sinh sống trong mùa khô.
Tiểu vùng trung tâm ĐBSCL được xem là vùng giao thoa và chuyển
tiếp giữa nước ngọt và nước mặn. Tùy vào chế độ tương tác giữa
nguồn nước ngọt của sông Mê Công và chế độ triều của biển theo
mùa (mưa hoặc khô), tạo nên vùng lợ hoặc xâm nhập mặn (XNM)
sâu trong tiểu vùng. Đây là vùng có thành phần loài đa dạng gồm
nhóm cá có nguồn gốc ngọt, mặn, lợ.
Tiểu vùng CSVB chịu sự chi phối và tác động chính của chế độ thủy
triều (bán nhật triều và nhật triều) biển Đông, biển Tây cùng với các
yếu tố về TĐL của biển - sông và chế độ GMĐB hoặc GMTN. Ngoài
yếu tố chi phối bởi tác động sông - biển, còn chịu sự chi phối và tác
động bởi các hệ thống công trình thủy lợi và đê biển. Các nhóm cá
đại diện có nguồn gốc mặn, lợ chiếm ưu thế.
Tiểu vùng BĐCM, chịu sự chi phối và tác động chính của chế độ
thủy triều biển Đông và biển Tây và sự tương tác giữa biển Đông và
200
150
100
50
0
Mùa lũ Mùa khô
Mùa khô Mùa lũ
53% 47%
15
biển Tây theo chế độ GMĐB hoặc GMTN; Sự chi phối của các hệ
thống công trình thủy lợi, đê biển; Sự tương tác giữa sông Mê Công
và biển Đông, biển Tây. Các nhóm cá đại diện và đặc trưng cho tiểu
vùng này có nguồn gốc biển Đông và biển Tây chiếm ưu thế và một
số đại diện có nguồn gốc ngọt của hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
Đặc điểm cấu trúc thành phần loài theo mùa và nguồn gốc phân bố:
Khu hệ cá ĐBSCL, có hai nhóm cá điển hình: (1) Nhóm cá có nguồn
gốc ngọt hoàn toàn chiếm ưu thế vào mùa lũ, có 178 loài chiếm tỷ lệ
47% thành phần loài của khu hệ cá ĐBSCL. Ở ĐBSCL về mặt sinh
thái các loài cá nước ngọt thường phân biệt: nhóm “cá trắng” hay cá
sông, ưa nước chảy, thoáng có hàm lượng oxy hòa tan trong nước
(DO) cao, và nhóm “cá đen” sống ở lung đầm, trong rừng tràm nước
đứng, nhiễm phèn, pH thấp, DO thấp. Tuy vậy, về mùa lũ “cá trắng”,
“cá đen” đều cùng sống, kiếm ăn trong vùng ngập lũ của ĐBSCL. (2)
Nhóm cá có nguồn gốc mặn, lợ sống rộng muối chiếm ưu thế vào
mùa khô ở vùng hạ lưu cửa sông, ven biển, có 197 loài chiếm tỷ lệ
53% về thành phần loài của khu hệ cá ĐBSCL (Hình 4).
Hình 4. Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá ĐBSCL theo mùa
Khu hệ cá ĐBSCL một phần của khu hệ cá sông Mê Công có mối
quan hệ chặt chẽ trong chu kỳ sống và phát triển gắn liền với chế độ
thủy văn của sông Mê Công; Hàng năm về mùa lũ cá bột, cá con của
nhiều loài từ sông Mê công di cư theo dòng nước lũ về ĐBSCL vào
S
ố
l
o
ài
,
1
7
8
S
ố
h
ọ
,
3
7
S
ố
b
ộ
,
1
2
S
ố
l
o
ài
,
1
9
7
S
ố
h
ọ
,
6
0
S
ố
b
ộ
,
1
9
16
sinh sống trong vùng ngập, lớn lên bổ sung vào trữ lượng cho khu hệ
cá ĐBSCL. Các loài cá có nguồn gốc biển sống rộng muối ở vùng
biển gần bờ, cửa sông, vào sâu trong vùng hạ lưu theo sự xâm nhập
mặn trong mùa khô, một số loài di cư vượt sông Cửu Long lên trung
lưu sông Mê Công sinh sản.
Đặc điểm sinh học, sinh thái khu hệ cá ĐBSCL: Đặc điểm về sinh
học, sinh thái của khu hệ cá ĐBSCL gắn liền với điều kiện tự nhiên
vùng ĐBSCL (Thời tiết, khí hậu, mùa khô và mùa mưa lũ), chế độ
thủy văn của sông Mê Công, sự tương tác giữa sông - biển và chế độ
triều của biển Đông, biển Tây. Hoạt động sinh sản, dinh dưỡng, sinh
trưởng của phần lớn các loài cá ĐBSCL phụ thuộc vào chế độ mưa lũ
của sông Mê Công và chế độ thủy triều của biển Đông và biển Tây.
Di cư là đặc điểm sinh thái học quan trọng của phần lớn các loài cá
ĐBSCL. Di cư sinh sản: nhiều loài trong bộ cá Chép (Cypriniformes),
bộ cá Nheo (Siluriformes), một số loài cá có nguồn gốc biển di cư
lên trung lưu sông Mê Công để sinh sản. Nhều loài cá trong bộ cá
Chép (Cypriniformes), bộ cá Vược (Perciformes) sống ở sông, kênh
rạch đến mùa lũ di cư vào vùng ngập lũ để sinh sản. Di cư phát triển,
dinh dưỡng, sinh trưởng: trứng phôi, cá bột, cá con từ trung lưu sông
Mê Công theo dòng nước lũ di cư thụ động về hạ lưu theo sông Cửu
Long, vào các vùng ngập lũ rộng lớn phát triển thành cá con, kiếm ăn
lớn lên, nước lũ rút chúng theo xuống kênh, rạch, sông lớn. Ấu trùng,
cá con (Cá trưởng thành) của một số loài cá có nguồn gốc biển theo
dòng thủy triều vào vùng hạ lưu sinh sống.
Giá trị và vai trò của khu hệ cá ĐBSCL
ĐBSCL có hệ thống thủy vực phong phú đa dạng, tài nguyên thủy
sản đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng, sản lượng
khai thác hàng năm lớn, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu trong nước
17
và xuất khẩu, trong đó các loài cá chiếm tỷ trọng lớn. Trong 216 loài
cá của khu hệ cá ĐBSCL có 79 loài cá thuộc 30 họ, 9 bộ chiếm tỷ lệ
36,57%, có 24 loài là đối tượng nuôi. Những năm gần đây, sản lượng
cá da trơn (các loài trong giống Pangasius) nuôi ở ĐBSCL đã đạt trên
một triệu tấn/năm. Một số loài cá có chất lượng thịt ngon được coi là
đặc sản. Nhiều loài cá có màu sắc, hình dạng đẹp, có tập tính đặc biệt
có thể tuyển chọn thuần hóa làm cá cảnh. Khu hệ cá ĐBSCL là một
phần của khu hệ cá sông Mê Công, nhiều loài cá có giá trị cao là
nguồn gen quí hiếm cá nước ngọt của thế giới, (cá Hô, cá Tra dầu,
v.v.) trong chu kỳ sống của chúng gắn liền với cả dòng sông Mê
công từ trung, thượng lưu đến hạ lưu - ĐBSCL.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG KHU
HỆ CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trong những thập niên gần đây, sự xuất hiện các hiện tượng cực
đoan của thời tiết (sự BĐKH), đã tác động không nhỏ đến hệ sinh
thái thủy vực nội địa vùng ĐBSCL. Theo Bộ TN&MT (2012), nếu
mực nước biển dâng 1 m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập, gần 35% dân số thuộc các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng kịch bản BĐKH và NBD (B2,
A1F1) chi tiết đến cấp xã, vùng ven biển của 5 cửa sông từ cửa Tiểu,
Tiền Giang đến cửa Cổ Chiên, Bến Tre (Bảng 2), (Hình 5 và Hình 6).
Bảng 2. Kịch bản trị số nước biển dâng ở vùng nghiên cứu
MỐC THỜI GIAN
2020 (kịch
bản B2)
2050
(kịch bản
B2)
2100
(kịch bản
B2)
2100
(kịch bản
A1F1)
Trị số NBD (cm) theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường (2011)
8 29 70 100
Trị số mức tăng độ sâu ngập lụt 18 40 83 115
18
cực đại (cm) tại VNC theo kết
quả tính toán và số liệu thực đo
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2020 (lũ+triều
cường)
Bản đồ phân bố độ ngập
lụt cực đại vào năm 2020
(lũ+triều cường), có
GPTU
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2020 (lũ+triều
cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2050 (lũ+triều
cường)
Bản đồ phân bố độ ngập
lụt cực đại vào năm 2050
(lũ+triều cường), có
GPTU
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2050 (lũ+triều
cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2100 (lũ+triều
cường+bão cấp 12)
Bản đồ phân bố độ ngập
lụt cực đại vào năm 2100
(lũ+triều cường+bão cấp
12), có GPTU
Bản đồ phân bố độ
ngập lụt cực đại vào
năm 2100 (lũ+triều
cường) kịch bản
A1F1
Hình 5. Kịch bản ngập lụt vùng CSVB (từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên)
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2020 do kiệt, triều
cường và gió chướng
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2020 do kiệt, triều
cường và gió chướng;
có GPUP
Biên độ mặn cực
đại 4g/l vào năm
2020 do kiệt, triều
cường và gió
chướng
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2050 do kiệt, triều
cường và gió chướng
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2100, B2 do kiệt và
triều cường
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2050 do kiệt, triều
cường và gió chướng;
có GPUP
Bản đồ phân bố độ
mặn cực đại vào năm
2100, B2 do kiệt và
triều cường; có GPUP
Biên độ mặn cực
đại 4g/l vào năm
2050 do kiệt, triều
cường và gió
chướng
Biên độ mặn cực đại
4g/l vào năm 2100,
B2 do kiệt và triều
cường
Hình 6. Kịch bản XNM vùng CSVB (từ cửa Tiểu đến cửa Cổ Chiên)
Kết quả kịch bản BĐKH và NBD (B2) cho thấy: vào những năm
2020, 2050, 2100 nước biển dâng làm cho vùng nhiễm mặn ở
ĐBSCL mở rộng và thời gian nhiễm mặn có thể kéo dài hơn, làm
thay đổi, thu hẹp và hạn chế vùng phân bố của các loài cá có nguồn
gốc nước ngọt; Các loài cá nguồn gốc biển, sống rộng muối có thể
tăng số lượng thành phần loài và phân bố sâu vào vùng nước nội địa
nhiễm mặn trong thời gian dài. Cấu trúc về thành phần loài của khu
hệ cá VCSVB sẽ thay đổi, các loài cá có nguồn gốc ngọt sẽ bị đẩy lùi,
các loài có nguồn gốc mặn, lợ sẽ tiến sâu vào vùng nội địa (có thể sẽ
xuất hiện trong các kênh rạch nội đồng). BĐKH và NBD, sẽ gây ra
những tác động không nhỏ đối với nghề cá và cộng đồng ngư dân
sinh sống ở VCSVB, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, tài sản
phương tiện đánh bắt, ngoài ra còn có khả năng đe dọa đến tính
mạng của cộng đồng ngư dân trong khi đánh bắt.
19
Tác động của các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội
Các hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, phát
triển công, nông nghiệp: Trong khoảng 30 năm nay ĐBSCL đã phát
triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến), nông nghiệp,
thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, đô thị hoá, lượng chất thải ngày
càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước, ảnh
hưởng đến các loài thủy sinh vật trong đó có các loài cá. Gia tăng sản
xuất nông nghiệp (trồng lúa 3 vụ), xây dựng đê bao chống lũ hoàn
toàn, hoặc lũ đầu và giữa vụ để bảo vệ lúa vụ 3 làm giảm diện tích
vùng ngập trong mùa lũ ở ĐBSCL, dẫn đến vùng sinh sống của các
loài cá bị thu hẹp, đặc biệt là cá bột và cá con. Việc vận hành hệ
thống cống thoát lũ đã đưa một lượng lớn cá bột và cá con ra biển,
chúng sẽ bị chết trong môi trường nước lợ, mặn ở vùng CSVB.
Những ảnh hưởng của hoạt động Kinh tế - Xã hội trên toàn lưu vực
sông Mê Công đối với ĐDSH khu hệ cá ĐBSCL: Những hoạt động
ngăn dòng sông chính, các phụ lưu để xây dựng thủy điện, thủy lợi,
khai phá rừng trong lưu vực để làm nông nghiệp, v.v., ở trung,
thượng lưu sông Mê Công đã và sẽ ảnh hưởng đến vùng hạ lưu,
trong đó có ĐBSCL. Việc trữ nước cho các hồ chứa thủy điện, thủy
lợi từ đầu đến giữa mùa mưa, làm thay đổi thời gian và cường độ lũ
trên sông, các loài cá có tập tính sinh sản trên sông vào đầu mùa lũ sẽ
không có đủ điều kiện sinh thái để sinh sản. Nguồn cá bột, cá con di
cư theo nước lũ về ĐBSCL sẽ giảm sút, v.v.
Phương thức khai thác, sử dụng nguồn lợi cá: Trong những thập niên
gần đây, hoạt động nghề cá ở ĐBSCL luôn là áp lực đối với nguồn
lợi cá, lực lượng khai thác lớn, cường độ khai thác cao, thời gian khai
thác liên tục (quanh năm), khai thác ở khắp các loại hình thuỷ vực,
ngư cụ khai thác đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng, sử
20
dụng nhiều loại ngư cụ lạc hậu, lạm sát, kích điện; Cùng với sở thích
sử dụng các loài cá con, chưa trưởng thành (cá lóc con, cá rô hạt bí),
các loài cá đang mang trứng, v.v., đã góp phần không nhỏ làm suy
giảm nguồn lợi cá trong tự nhiên.
Hiện trạng bảo vệ ĐDSH khu hệ cá ĐBSCL: Cùng với hệ thống văn
bản pháp lý (Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật
Thủy sản, sách Đỏ Việt Nam, v.v.), Cơ quan quản lý Trung ương và
các địa phương ở ĐBSCL, đã thực hiện các giải pháp quản lý và bảo
vệ nguồn lợi cá, như: chương trình thả cá phục hồi nguồn lợi hàng
năm, xây dựng các khu Bảo tồn Thủy sản nội địa; Kiểm tra xử phạt
những vi phạm trong khai thác cá, các hoạt động khác gây hại nguồn
lợi thủy sản. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình vẫn chưa được cải
thiện nhiều. Một trong các giải pháp để tổ chức bảo vệ và khai thác,
sử dụng bền vững nguồn lợi cá, đã được lựa chọn và áp dụng cho
ngành thủy sản là xây dựng mô hình Đồng quản lý nghề cá. Đây là
một hướng đi mới tạo điều kiện để ngư dân tham gia chủ động vào
quản lý, bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên thủy sản vì sự phát
triển bền vững, hướng đến quản lý nghề cá thích ứng.
KẾT QUẢ LỒNG GHÉP XÂY DỰNG MÔ HÌNH
ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ GẮN VỚI BẢO TỒN
ĐDSH
Kết quả xây dựng mô hình ĐQL nghề cá
Vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên đã được nghiên cứu về hiện
trạng Kinh tế - Xã hội, hệ sinh thái, môi trường, tài nguyên đa dạng
sinh học và đánh giá, xác định các nhu cầu, năng lực của cộng đồng,
các bên có liên quan, để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (8).pdf