Mặt tích cực của lý thuyết đại diện là lý thuyết đã đề cập đến sự tách biệt
quyền sở hữu và kiểm soát. Hạn chế của lý thuyết đại diện là các đại diện có thể có
những sự tư lợi, hành vi cơ hội cho riêng mình. Khi công ty không do chính chủ sở
hữu quản lý dễ gặp phải những bất ổn về mặt tổ chức và mâu thuẫn có thể nảy sinh từ
đây vì hai lợi ích này có thể không gặp nhau. Theo Fama và Jensen (1983), “Người
quản lý công ty là người đại diện cho chủ sở hữu và khi người đại diện có sự quan
tâm và đề cao lợi ích cá nhân họ thì lợi ích thực sự của công ty sẽ bị đe dọa”.
Tuy nhiên, do đặc điểm của các công ty gia đình, cổ đông là thành viên GĐ và
thường là thành viên HĐQT hay CEO, có liên quan đến hoạt động QTCT nên mâu thuẫn
giữa cổ đông và người quản lý gần như bị triệt tiêu. công ty gia đình nếu được quản lý bởi
chính người chủ sở hữu thì họ sẽ làm việc hết sức mình để tối đa hóa lợi nhuận từ đó tối đa
hóa giá trị tài sản của họ vì sự thành bại của công ty gắn liền với tài sản của cá nhân họ.
Vì vậy, các nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong các công ty gia đình
thường cho rằng việc tách bạch giữa vị trí chủ tịch HĐQT và CEO không còn là quan
trọng. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng tăng số lượng thành viên HĐQT
độc lập có thể dẫn đến tăng KQTC và hiệu quả hoạt động trong các công ty gia đì
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch lợi thế cạnh tranh của nhiều
công ty gia đình so với công ty phi gia đình. Lý thuyết này cho rằng công ty gia đình có các
năng lực, nguồn lực và các mối quan hệ mà doanh nghiệp phi gia đình không có và không
thể phát triển được. Năm nguồn vốn mà công ty gia đình có được giúp giải thích các hiệu
ứng tích cực từ lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đó là: vốn con người, vốn xã hội, vốn của sự
kiên định, khả năng tồn tại và cơ cấu quản trị. Theo đó, lợi thế của công ty gia đình xuất
phát từ sự tương tác của gia đình và doanh nghiệp theo cách độc đáo mà họ quản lý, đánh
giá, thu nhận, loại bỏ và tận dụng các nguồn lực cần thiết.
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm đã được sử dụng rộng rãi
nhằm mục đích xây dựng khung tiếp cận nghiên cứu cũng như phát triển các giả thuyết
nghiên cứu nhằm dự doán về mối quan hệ giữa QTCT với hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm HĐQT trong các
công ty cổ phần nói chung và các công ty gia đình nói riêng. Đại đa số các nghiên cứu
tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các công ty cổ phần niêm yết.
Có thể tổng hợp một số khuynh hướng và kết quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về quy mô HĐQT và KQTC của công ty.
Về khía cạnh nghiên cứu này luôn có những kết quả trái ngược nhau và đặc biệt tập
trung vào so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm công ty gia đình và công ty phi gia đình.
Thứ hai, nghiên cứu về hiện tượng song trùng lãnh đạo (CEO đồng thời là chủ
tịch HĐQT) và mối quan hệ với KQTC.
Thứ ba, nghiên cứu về tính độc lập của thành viên HĐQT
Thứ tư, nghiên cứu về tính đa dạng của HĐQT (giới tính, độ tuổi, năng lực,
kinh nghiệm, trình độ) và KQTC của công ty.
Đối với các công ty gia đình ngoài một số kết quả nghiên cứu tương tự như các
công ty cổ phần, các hướng thể hiện rõ sự khác biệt trong các nghiên cứu về đặc điểm
HĐQT của công ty gia đình đó là:
Thứ năm, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích mối quan hệ
giữa sở hữu gia đình và hiệu quả của các công ty gia đình
Thứ sáu, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc HĐQT và hiệu quả hoạt
động của các công ty gia đình ở Việt Nam.
Thứ bảy, nghiên cứu về quá trình kế nhiệm hay sự chuyển giao giữa các thế hệ
ở các công ty gia đình Việt Nam.
9
2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, với đối tượng nghiên cứu là các công ty gia đình trên thế giới mặc dù
có rất nhiều hướng nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhưng vấn đề tranh luận nhiều nhất
trong lĩnh vực kinh doanh gia đình đặc biệt là việc đưa ra định nghĩa công ty gia đình để
phân biệt với các doanh nghiệp phi gia đình. Mỗi một cách tiếp cận định nghĩa công ty gia
đình với các tiêu chí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, luận án đã
đưa ra một định nghĩa khái quát, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam và phù hợp
với hướng nghiên cứu thực nghiệm về KQTC trong công ty gia đình. Nếu một định nghĩa
công ty gia đình không rõ ràng, thiếu những điều kiện cần thiết thì trong các nghiên cứu
thực nghiệm những biến số, những giả thuyết cũng sẽ không có ý nghĩa khoa học.
Thứ hai, ở Việt Nam hiện nay các nghiên cứu về QTCT cũng như đặc điểm
HĐQT thường tập trung vào nghiên cứu ở các công ty cổ phần niêm yết nói chung.
Nghiên cứu về đặc điểm HĐQT trong các công ty gia đình là cơ sở để tìm ra những
đặc trưng cơ bản, so sánh sự khác biệt trong đặc điểm HĐQT của các công ty gia
đình Việt Nam với các công ty phi gia đình.
Thứ ba, các công ty gia đình ở Việt Nam đa số là những công ty có quy mô
nhỏ hoặc chưa niêm yết trên TTCK nên rất cần thiết phải có những nghiên cứu về
các công ty gia đình niêm yết làm cơ sở để xây dựng khung QTCT hiệu quả, khuyến
nghị những định hướng đối với các công ty cũng như các cơ quan quản lý trong việc
giám sát, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của công ty gia đình ở Việt Nam. Các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến KQTC có sự khác
nhau trong các công trình nghiên cứu do sự khác biệt về thời gian và không gian,
phương pháp. Do đó, rất cần thiết phải củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm để
nâng cao KQTC và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của HĐQT trong công ty gia đình.
CHƯƠNG 3
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
3.1.1. Quy mô của hội đồng quản trị
Có hai trường phái nghiên cứu phân biệt rõ hai quan điểm khác nhau về
mối quan hệ giữa quy mô của HĐQT và KQTC.
Quan điểm thứ nhất cho rằng quy mô HĐQT có quan hệ ngược chiều với
KQTC. HĐQT có quy mô lớn sẽ một yếu tố quyết định quan trọng làm giảm KQTC
của công ty (Dalton và cộng sự, 1992; Lipton và Lorsch, 1992; Yermack. 1996). Hay
theo nghiên cứu của Mohammad Badrul Muttakin (2010) cho rằng quy mô HĐQT
lớn kết hợp với kiểm soát gia đình sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Điều
này được giải thích vì một HĐQT có quy mô lớn sẽ phải đối mặt với vấn đề phát sinh
các chi phí đại diện (Jensen và Meckling, 1976). Mặt khác, HĐQT có quy mô lớn sẽ
làm xuất hiện tính ỷ lại, chủ quan trong việc thực hiện chức năng giám sát hiệu quả
quản lý, việc trao đổi thông tin cũng trở nên phức tạp, các quyết định bị kéo dài làm
giảm sút tính hiệu quả và từ đó làm KQTC của công ty bị suy giảm. Trong khi đó,
10
một số các nghiên cứu của Mishra và cộng sự (2011), Ibrahim và cộng sự (2011) cho
thấy quy mô HĐQT nhỏ hơn có thể tạo nên một cơ chế quản trị tốt hơn cho các công
ty có sự kiểm soát của gia đình.
Quan điểm này cũng đồng nghĩa với một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở
Việt Nam đối với các công ty niêm yết nói chung là bằng chứng cho thấy mối quan
hệ trái chiều giữa quy mô của HĐQT và kết quả hoạt động của công ty (Võ Hồng
Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013a); Truong và cộng sự (1998). Điều này có thể hiểu
do sự nhấn mạnh đặc điểm khác biệt trong phong cách quản lý của Việt Nam ảnh
hưởng bởi văn hóa “khoảng cách quyền lực”, khi quy mô HĐQT gia tăng, sự ủy
quyền và cách làm việc nhóm trong HĐQT sẽ giảm.
Quan điểm thứ hai cho rằng quy mô HĐQT có quan hệ cùng chiều với KQTC
của doanh nghiệp. Quy mô HĐQT lớn hơn sẽ cải thiện được KQTC tốt hơn (Pfeffer,
1972; Klein.1998; Coles và cộng sự, 2008). Vấn đề này được lý giải vì quy mô HĐQT
lớn sẽ tạo ra được sự hỗ trợ, tư vấn tốt hơn cho ban điều hành (Klein, 1998). Mặt khác,
một HĐQT có quy mô lớn sẽ dễ dạng thu thập và nắm bắt thông tin hỗ trợ trong việc ra
các quyết định từ đó có ảnh hưởng tích cực đến KQTC (Dalton và cộng sự, 1999).
Một số các nghiên cứu về công ty gia đình cho rằng quy mô HĐQT lớn hơn kết
hợp với việc kiểm soát gia đình có thể nâng cao hiệu quả hoạt động vì họ có bề dày
trong kinh nghiệm, chuyên môn và có những mối quan hệ có thể làm tăng các nguồn
lực đáng kể cho các công ty gia đình (Astranchan, 2002; Setia-Atmajia, 2009). Vì
trong giai đoạn đầu thành lập thì quyền quyết định thường tập trung trong tay của
những người sáng lập và người thân trong gia đình nên thường HĐQT có quy mô nhỏ
sẽ phát huy được tính hiệu quả. Tuy nhiên, các giai đoạn sau khi quy mô công ty lớn
dần và hoạt động kinh doanh trở nên phúc tạp thì HĐQT có quy mô lớn sẽ dễ ứng
phó với sự biến động trong hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, khác với đa phần các nghiên cứu ở Việt Nam về quy mô HĐQT với
đối tượng là tất cả các công ty cổ phần niêm yết nói chung, do những đặc trưng
riêng của công ty gia đình, những lợi ích từ các thành viên GĐ và khả năng đóng
góp vào các nguồn lực của công ty, luận án ủng hộ giả thuyết cho rằng quy mô
HĐQT lớn có tác động tích cực đến KQTC của các công ty gia đình. Giả thuyết
nghiên cứu được đặt ra như sau:
H1: Quy mô HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với KQTC của các công ty gia đình
3.1.2. Tính song trùng lãnh đạo
Các nghiên cứu về hiện tượng song trùng lãnh đạo hay tính kiêm nhiệm giữa vị
trí HĐQT và giám đốc điều hành cũng cho thấy các kết quả khác nhau thậm chí trái
ngược nhau. Theo Dahya và cộng sự (2009) “Các cổ đông, các nhà đầu tư tổ chức thì
cho rằng chủ tịch HĐQT không nên kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc hay giám đốc
điều hành vì sự kiêm nhiệm này sẽ dẫn đến tính trạng tư lợi tài sản cá nhân làm ảnh
hưởng đến lợi ích của các cổ đông”. Vì vậy, sự tách biệt của chủ tịch HĐQT và CEO
góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số tránh được việc thâu tóm của
HĐQT nhất là các thành viên HĐQT lại là các thành viên gia đình. Ở Châu Âu, có
11
đến 84% các công ty ở các quốc gia như Phần Lan. Đức, Hà Lan, Thụy Điển, và
Vương quốc Anh có sự tách biệt chức năng của chủ tịch HĐQT và CEO (Heidrick và
Struggles, 2009). Theo quan điểm của Fama và Jensen (1983), việc kiêm nhiệm sẽ
làm HĐQT giảm khả năng giám sát các nhà quản lí, từ đó sẽ làm tăng chi phí đại
diện. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tính
song trùng và KQTC như nghiên cứu của Bolton (2006), Võ Đức và Phan Thúy
(2013), và Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2015)
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho rằng tính song trùng có mối quan hệ
thuận chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, như nghiên cứu của Hermalin
và Weisbach (2003) và Bhagat và Black (2002) Một số các nghiên cứu ở Việt Nam
đều ủng hộ quan điểm cho rằng sự phân tách vị trí chủ tịch HĐQT và CEO đảm
bảo sự giám sát, giảm chi phí hoạt động của công ty giúp tăng năng lực điều hành
từ đó ảnh hưởng tích cực đến KQTC (Đào Thị Thiên Trang và cộng sự, 2014; Võ
Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013a) Điều này được lý giải bởi tính song
trùng này sẽ giúp HĐQT có thể kiểm soát ban giám đốc một cách độc lập và trở
thành người đại diện thực sự cho tất cả các cổ đông và người sở hữu doanh nghiệp.
Đối với các công ty gia đình, các thành viên gia đình có quyền kiểm soát chi
phối trong HĐQT và có thể nắm giữ những vị trí quản lý quan trọng hàng đầu như
giám đốc điều hành (Porta và cộng sự, 1997). Vì vậy, tính song trùng sẽ phổ biến
trong các công ty có sự kiểm soát của gia đình hơn là các công ty không phải là gia
đình (Lam và Lee, 2008). Tính song trùng trong việc kiểm soát các công ty gia đình
sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn cho quyền quản lý và tước quyền sở hữu của cổ đông
thiểu số làm tác động tiêu cực đến KQTC của công ty. Mặc khác, sự kiêm nhiệm 2
vị trí này giúp tạo ra một nền tảng quyền lực mạnh mẽ và quyền kiểm soát sâu rộng,
làm suy yếu sức mạnh của các nhóm lợi ích bên ngoài nhằm bảo vệ được cổ đông
thiểu số khỏi sự thâu tóm của công ty gia đình. Vậy nên các nghiên cứu này ủng hộ
quan điểm cho rằng tính song trùng chỉ tốt cho công ty không có sự kiểm soát gia
đình và có tác động ngược chiều đến KQTC của các công ty gia đình. Bởi vậy, giả
thuyết nghiên cứu đặt ra:
H2: Có mối tương quan ngược chiều giữa tính song trùng vị trí chủ tịch HĐQT
và CEO với KQTC trong các công ty gia dình.
3.1.3. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập
Đối với các công ty gia đình, trên thực tế thành viên HĐQT thường là các
thành viên gia đình. Thành viên độc lập trong HĐQT có vai trò hết sức quan trọng
nhất là khi hoạt động của các công ty gia đình đã đạt đến một quy mô và mức độ
phức tạp nhất định. Theo một nghiên cứu ở Mỹ trên 80 công ty thuộc sở hữu gia đình
cho đến thế hệ thứ ba trở lên điều hành cho thấy sự xuất hiện của một HĐQT không
thuộc sự kiểm soát của gia đình là yếu tố quan trọng nhất đới với sự tồn tại của các
công ty này (Fred và Alden, 1998).
Đứng trên góc độ QTCT, cả lý thuyết người đại diện và các lý thuyết khác đều
cho thấy vai trò của thành viên HĐQT độc lập và không điều hành. Thành viên
12
HĐQT độc lập trong công ty gia đình sẽ giúp duy trì sự kiểm soát của gia đình về
đường lối kinh doanh của công ty. Sự hiện diện của thành viên HĐQT độc lập giúp tận
dụng được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như khả năng chuyên môn mà
các thành viên gia đình còn thiếu và đặc biệt là tăng cường tính kỷ luật trong các buổi
họp của HĐQT không bị sa đà vào các vấn đề của gia đình mà tập trung vào chiến lược
và giám sát kinh doanh. Thành viên HĐQT độc lập còn đóng vai trò trung gian giữa các
thành viên gia đình khi có sự bất đồng ý kiến về các vấn đề kinh doanh
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc
lập và KQTC thường cho các kết quả khác nhau. Theo Vàerson và Reeb (2004), Daily
và cộng sự (2003), tỷ lệ thành viên độc lập có mối quan hệ tích cực lên KQTC của các
công ty gia đình, sự xuất hiện của họ trong HĐQT làm giảm xung đột giữa các cổ đông
kiểm soát và cổ đông thiểu số; ngăn chặn sự chiếm đoạt tài sản của các thành viên gia
đình thông qua bồi thường quá mức, cổ tức đặc biệt hoặc bổng lộc không có cơ sở; từ đó
giám sát tốt hơn các hoạt động trong công ty gia đình. Một số các nghiên cứu khác lại
cho rằng tính độc lập trong HĐQT có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty
(Setia-Atmaja và cộng sự, 2009, Mohammad Muttakin và cộng sự, 2010). Trái ngược
với các nghiên cứu đó, nghiên cứu của Chen và cộng sự (2005), Ibrahim và cộng sự
(2011) cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không có bất cứ một ý nghĩa nào ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của các công ty gia đình. Họ cho rằng HĐQT độc lập chỉ
là trên danh nghĩa mà không thực sự là độc lập, không đủ để thực hiện chức năng quản
lý giám sát và bảo vệ cổ đông thiểu số trước các thành viên gia đình.
Như vậy, các nghiên cứu cho thấy các kết quả khác nhau về mối quan hệ
giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và KQTC do có sự khác biệt về mặt không
gian, thời gian và mức độ tin cậy của số liệu được sử dụng. Tuy nhiên, trên
phương diện nghiên cứu lý thuyết người đại diện và các lý thuyết quản trị khác
đều hàm ý các thành viên HĐQT độc lập sẽ tác động tích cực đến KQTC của các
công ty cổ phần, công ty niêm yết nói chung. Chính vì những cơ sở trên, giả thuyết
nghiên cứu được đặt ra như sau:
H3: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có tác động tích cực đến KQTC của công ty
gia đình.
3.1.4. Tính đa dạng trong thành phần hội đồng quản trị
Không có một khái niệm thống nhất về tính đa dạng của HĐQT mà thường
được hiểu theo quan điểm về nhân khẩu học. Hiểu một cách đơn giản, tính đa dạng
của HĐQT là có nhiều người khác nhau về các yếu tố nhân khẩu học nằm trong
HĐQT của công ty như yếu tố về tuổi tác, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn và
trình độ chuyên môn, thành viên độc lập, thành viên nước ngoài hay yếu tố ít mang
tính hữu hình hơn như kinh nghiệm, thái độ
Tính đa dạng của HĐQT thường được tiếp cận trên 2 quan điểm lý thuyết: (i)
Lý thuyết người đại diện; (ii) Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Theo quan điểm lý
thuyết người đại diện, HĐQT được thiết lập để tối thiểu hoá các “chi phí đại diện”
thông qua các cấu trúc và thành phần của HĐQT. Và như vậy, sự đa dạng trong thành
13
phần của HĐQT sẽ góp phần làm giảm chi phí đại diện. Theo quan điểm sự phụ
thuộc nguồn lực “HĐQT có vai trò tiếp cận với các nguồn lực cần thiết cho sự thành
công của công ty, đo đó cần tận dụng được các nguồn lực về trí tuệ, sức sáng tạo
cũng như mối quan hệ của những người có thể cung cấp các nguồn lực cần thiết cho
sự tồn tại và phồn thịnh của một công ty”.
Vì vậy, khi xem xét tính đa dạng của HĐQT sẽ mang lại các lợi ích cho công
ty gia đình: (i) Sự sáng tạo và các quan điểm khác nhau tạo ra số lượng các quan
điểm và giải pháp lớn hơn cho các vấn đề (Watson, Kumar và Michaelse, 1993). Bên
cạnh đó sự đa dạng này cũng sẽ hạn chế khả năng về hiện tượng tư duy nhóm, các
thành viên có thể đóng góp thông tin từ đa dạng các nguồn khác nhau. (ii) Thứ hai, sự
tiếp cận với các nguồn lực và các mối liên kết. Với việc lựa chọn các thành viên
HĐQT có đặc điểm khác nhau, công ty có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực
khác nhau do sự hỗ trợ chia sẻ từ sự đa dạng về ngành nghề, kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn. (iii) Thứ ba, các mối quan hệ công chúng và các mối quan hệ với nhà đầu
tư. Một số công ty gia đình có thể được hưởng lợi hơn từ việc tuân thủ các kỳ vọng xã
hội hơn là những công ty phi gia đình. Trên thế giới, văn bản pháp luật của nhiều nước
đã yêu cầu quy định một HĐQT của các công ty cổ phần phải có sự đa dạng về cơ cấu,
giới tính, độ tuổi, sắc tộc với mục đích tạo ra tiếng nói đa dạng, kinh nghiệm đa dạng, có
khả năng mang lại các nguồn lực và các mối quan hệ có lợi cho công ty.
Tuy nhiên, xung quanh tính đa dạng của HĐQT cũng phát sinh một số chi
phí tiềm năng là những rủi ro thường gặp phải. Theo các tài liệu nghiên cứu về
tâm lý học xã hội cho thấy sự không tương đồng về mặt nhân khẩu học có hạn chế
sự liên lạc giữa các nhóm nhỏ, tạo ra sự xung đột và làm giảm sự hấp dẫn giữa các
cá nhân. Và như vậy, tính đa dạng trong HĐQT có thể dẫn đến sự xung đột, thiếu
hợp tác giữa các thành viên HĐQT.
Một số kết luận từ các kết quả nghiên cứu về tính đa dạng trong thành phần của
HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính:
H4a: Tỷ lệ nữ trong thành phần HĐQT có tác động thuận chiều đến KQTC của các
công ty gia đình.
H4b: Trình độ học vấn có mối tương quan thuận chiều với KQTC của các công
ty gia đình.
H4c: Độ tuổi của thành viên HĐQT có ảnh hưởng cùng chiều đến KQTC của các
công ty gia đình
H4d: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nước ngoài trong
HĐQT và KQTC của các công ty gia đình.
3.1.5. Tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và kết quả hoạt động của
công ty dựa trên nền tảng lý thuyết người đại diện (Jensen và Meckling, 1976) khi cho
rằng “tồn tại xung đột về mặt lợi ích giữa người ủy quyền dẫn đến người ủy quyền phải đối
mặt với hành vi cơ hội và rủi ro đạo đức của người đại diện”. Vấn đề đại diện và kiểm soát
trong các công ty gia đình được thể hiện qua số lượng các thành viên gia đình và tỷ lệ sở hữu
14
của thành viên HĐQT và người có liên quan. Các kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc
vào bối cảnh và thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tập trung vào ảnh
hưởng của tỷ lệ sở hữu gia đình đến KQTC và mối quan hệ nội sinh giữa 2 yếu tố đó.
Một trong những đặc điểm của công ty gia đình là tính chi phối được thể
hiện ở mức độ tập trung cao quyền sở hữu của các thành viên gia đình trong HĐQT.
Việc tập trung sở hữu sẽ trao quyền cho các thành viên gia đình giúp thực hiện tốt hơn
mục tiêu của mình so với các cổ đông thiểu số. Và đo đó sự kiểm soát của gia đình có
thể làm giảm thiểu hoặc loại bỏ các vấn đề đại diện xuất phát từ mâu thuẫn của các cổ
đông và nhà quản lý giúp cho việc chủ động kiểm soát hoạt động của công ty, tác động
tích cực đến KQTC (Maury, 2006). Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng sở
hữu gia đình làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty do tính chất gia đình trị mang
nặng tư tưởng bảo thủ, quản trị độc đoán xâm hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số và
lợi ích của công ty. Giả thuyết nghiên cứu của luận án:
H5: Tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong HĐQT có mối quan hệ cùng
chiều với KQTC của các công ty gia đình.
3.1.6. Tỷ lệ thành viên gia đình trong hội đồng quản trị
Tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT của các công ty gia đình được xác định
bằng số lượng thành viên gia đình trong HĐQT trên tổng số các thành viên gia đình.
Theo một số nghiên cứu khi số thành viên gia đình trong HĐQT chiếm ½ số ghế trong
HĐQT thì DN đó đã có sự chi phối về sở hữu gia đình (Jonchi Shyu, 2011). Bên cạnh đó,
gia đình cho dù chỉ có một thành viên trong HĐQT nhưng tỷ lệ sở hữu của họ và những
người có liên quan chiếm một tỷ lệ lớn cũng được coi là có sự chi phối trong các quyết
định. Đối với các công ty gia đình, do tính chất “Familiess” nên tỷ lệ tham gia về mặt số
lượng các thành viên gia đình trong HĐQT có tính chất chi phối trong việc giảm sát
quản lý và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra những quyết định chiến lược
ảnh hưởng KQTC của của công ty. Và do vậy thông thường mối quan hệ này là quan
hệ tuyến tính theo chiều thuận. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra:
H6: Số lượng thành viên gia đình trong HĐQT có quan hệ cùng chiều đến KQTC
của các công ty gia đình Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để tìm ra một định nghĩa về
công ty gia đình phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án, tác giả đã tổng hợp các
nghiên cứu thực tế tại các khu vực, các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong
khu vực Châu Á, kết hợp với tổng quan nghiên cứu tác giả đã tổng hợp và hệ thống
hóa thành 6 cách tiếp cận và lựa chọn cách tiếp cập theo định hướng của nghiên cứu
thực nghiệm để xác định những tiêu chí của một công ty gia đình.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia thực hiện
2 giai đoạn trước và sau khi có kết quả nghiên cứu. để củng cố và hoàn thiện phục vụ
cho việc giải thích kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Tác giả đã
15
phỏng vấn 10 chuyên gia bao gồm: 2 chuyên gia là những nhà quản lý từ cấp trưởng
phòng trở lên trong UBCKNN; 2 chuyên gia là lãnh đạo các doanh nghiệp (Chủ tịch
HĐQT hoặc các thành viên HĐQT, CEO hoặc các thành viên trong ban lãnh đạo); 2
chuyên gia là những người tư vấn, hỗ trợ và xây dựng pháp luật về QTCT; 2 chuyên
gia là những nhà nghiên cứu về cùng chủ đề ở các trường Đại học. Nội dung phỏng
vấn tổng hợp trong phần Phụ lục của luận án. Kết quả nghiên cứu của luận án cùng
với nội dung phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị và
bàn luận trong chương 5.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
(i) Mô hình nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu của luận án được hình thành trên cơ sở phân tích tổng
quan tài liệu nước ngoài và tài liệu trong nước kết hợp với việc xác định những đặc
trưng hoạt động của công ty gia đình để đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT với
KQTC của các công ty gia đình.
Để định hướng các yếu tố thuộc về đặc điểm của HĐQT có thể ảnh hưởng đến
KQTC của các công ty niêm yết sở hữu gia đình trên, luận án đã kế thừa kết quả
nghiên cứu từ bảng 1.3 tóm lược tổng quan nghiên cứu trong chương 1 với 4 nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến KQTC là: (i) Quy mô của HĐQT; (ii) Tính song trùng lãnh
đạo; (iii) Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập; (iv) Tính đa dạng của HĐQT. Các kết quả
này được kế thừa từ các nghiên cứu của trước đây, và áp dụng tại điều kiện của Việt
Nam. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra có 2 nhóm yếu tố là đặc điểm khác biệt thể hiện đặc
trưng cơ bản của công ty gia đình, giúp phân biệt với công ty phi gia đình là đặc điểm
về Tỷ lệ sở hữu của thành viên gia đình trong HĐQT và Tỷ lệ thành viên gia đình
trong HĐQT cũng sẽ ảnh hưởng đến KQTC của công ty.
Về biến phụ thuộc KQTC được đo lường căn cứ vào 2 nhóm: (i) Chỉ tiêu phản
ánh giá trị sổ sách kế toán (ROA, ROE); (ii) Chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường
(Tobin’Q) theo nghiên cứu của tác giả Phạm Nguyễn Hoàng (2013). Để đảm bảo tính
chặt chẽ của mô hình nghiên cứu, qua trao đổi sơ bộ và tham khảo ý kiến của một số
chuyên gia các biến kiểm soát phản ánh đặc điểm của công ty là Quy mô công ty, tốc
độ tăng trưởng, số năm hoạt động, số năm niêm yết được bổ sung vào mô hình.
16
Nguồn: Tác giả xây dựng
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của luận án
(ii) Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, thông tin thu thập từ các 3 loại báo: BCTC,
BCTN và báo cáo QTCT. Đối với các công ty niêm yết, yêu cầu về công bố thông tin
trên thị trường chứng khoán là một trong những nội dung quan trọng được thực hiện
theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06/10/2015
của Bộ Tài chính. Mẫu nghiên cứu của luận án là các công ty gia đình thỏa mãn các
tiêu chí nhận diện và có đầy đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu trong tổng thể các
công ty niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE.
Về tổng số các công ty niêm yết theo công bố của UBCKNN tính đến tháng
12/2017 là 728 công ty, trong đó sàn HNX có 384 công ty và sàn HOSE có 344 công
ty niêm yết. Về cơ cấu doanh nghiệp, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp thuộc Bộ tài chính đánh giá tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái
vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp 6 tháng
đầu năm 2018 mới chỉ có 150 trong số khoảng 700 DNNN đã cổ phần hóa thực hiện
niêm yết. Như vậy, trong tổng số 728 công ty niêm yết thì số còn lại là 578 doanh
nghiệp thuộc khu vực tư nhân.
Về số lượng các công ty gia đình, luận án đã lọc ra được 57 công ty thỏa mãn
các tiêu chí nhận diện công ty gia đình theo nghiên cứu của luận án. Như vậy 57 công
ty gia đình trong mẫu nghiên cứu cho thấy công ty gia đình chiếm 9,87% trong khu
vực kinh tế tư nhân. Đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ nhưng lại phù hợp với các nghiên
cứu ở Trung Quốc - quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về văn hóa,
truyền thống, về hệ thống tài chính và cơ cấu sở hữu Trên sàn chứng khoán Trung
Quốc, tổng số công ty niêm yết tại thời điểm cuối năm 2017 là 3485 c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_hdqt_anh_huong_den_ket_q.pdf