Từ thực trạng được xác định, các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện để
bảo tồn VBĐD:
- Bảo tồn 8 loài thực vật VBĐD ăn cả năm 8 loài: Phèn đen, Da lâm
vồ, Sung bầu, Gừa, Duối ô rô, Duối nhám, Dây vác, Quỳnh tàu. Tạo
hành lang xanh khu vực từ dưới chân núi đến độ cao 2m bằng việc
trồng các cây gỗ nhỏ như Da lâm vồ, Duối ô rô, Duối gai và một số
dây leo như Dây vác, Phèn đen và Quỳnh tàu.
- Tăng mật độ cây trên sinh cảnh vách- sườn- đỉnh núi bằng việc tạo
nơi ở và ổ sinh thái (niche và habitat) trong môi trường tự nhiên.
- Về giải pháp quản lý, đề xuất thành lập Khu Bảo tồn loài/sinh cảnh
núi đá vôi Kiên Lương; quy hoạch khu dịch vụ, du lịch phù hợp; giảm
thiểu tiến đến chấm dứt các hoạt động khai thác tài nguyên gây mất
sinh cảnh của loài.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của voọc bạc đông dương (trachypithecus germaini milneedwards, 1876) tại núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về loài voọc bạc Đông Dương
Voọc bạc Đông Dương (VBĐD) (Trachypithecus germaini) thuộc họ
Khỉ cựu thế giới Cercopithecidae, họ phụ voọc Colobinae, giống
Trachypithecus. VBĐD có bộ lông màu đen bạc được tạo ra bởi các
sợi lông màu đen hay xám đen nhưng có đầu mút màu trắng, lông dưới
cằm màu trắng, trên đầu có lông mọc dài thành hình chóp nhọn, mặt
màu đen không có vòng tròn trắng xung quanh khóe mắt, tay và chân
đen, đuôi có màu đen ở phía trên và phía dưới có màu đen bạc. Kích
thước từ đầu đến thân 550 mm, chiều dài đuôi 720-838 mm, trọng
lượng cơ thể 6.5-7.0 kg (Hình 1.1).
Voọc bạc Đông Dương phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á. Ở Việt
Nam, được ghi nhận phân bố trên đảo Phú Quốc (khoảng 54 cá thể),
4
khu vực núi đá vôi Hòn Chông, huyện Kiên Lương, Kiên Giang
(khoảng 286 cá thể) và một số nhỏ ở Cà Mau và An Giang.
VBĐD thường sống ở các rừng thấp thường xanh, bán thường xanh,
rừng hỗn giao ven sông, tại các núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng
tràm. VBĐD dành hầu hết thời gian hoạt động trong ngày ở trên cây.
Thức ăn chủ yếu là lá cây, hoa, trái. Mùa sinh sản được ghi nhận
khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hình 1.1. Voọc bạc Đông Dương
1.2. Các nghiên cứu về voọc bạc Đông Dương
Những nghiên cứu về VBĐD trên thế giới hiện nay chủ yếu tập trung
vào định danh và xác nhận phân bố của loài. Ngoài trừ một nghiên cứu
về đặc điểm sinh thái của VBĐD trong môi trường nuôi nhốt bán tự
nhiên tại Campuchia. Chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về
đặc điểm sinh thái dinh dưỡng, tập tính trong môi trường hoang dã.
Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít nghiên cứu về VBĐD. Các nghiên
cứu chủ yếu về đánh giá số lượng cá thể, xác định các vùng phân bố
của loài và một vài nghiên cứu sơ bộ về thành phần thức ăn.
1.3. Các vấn đề liên quan đến sinh thái dinh dưỡng của Colobinae
và giống Trachypithecus
5
Khỉ ăn lá (colobinae) không có túi má giống các loài thuộc phân họ
khỉ chính thức nhưng lại có cấu tạo hệ tiêu hóa phức tạp giúp thích
nghi với chế độ dinh dưỡng ít protein, nhiều chất xơ. Với dạ dày có
cấu tạo nhiều ngăn, thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn, nấm cộng sinh
lên men phân hủy các chất xơ, cấu trúc răng và tuyến nước bọt tối ưu
cho quá trình tiêu hóa thức chủ yếu là lá cây, quả và hạt của khỉ ăn lá.
Đối với nhóm khỉ ăn lá, liên quan đến chiến lược lựa chọn thức ăn, có
năm mô hình dinh dưỡng chính: (1) mô hình tối đa hoá năng lượng thu
nhận; (2) mô hình tối đa hoá protein thu nhận; (3) mô hình hạn chế thu
nạp các hợp chất chuyển hoá thứ cấp của thực vật; (4) mô hình hạn
chế thu nạp chất xơ; (5) mô hình cân bằng chất dinh dưỡng. Hơn nữa,
việc chọn lựa thức ăn của các loài voọc bị tác động bởi tập hợp nhiều
yếu tố như sự hiện diện và độ phong phú của nguồn thức ăn ưa thích
và nguồn thức ăn thay thế, đặc điểm nguồn thức ăn tại sinh cảnh.
Các nghiên cứu trên các loài thuộc giống Trachypithecus cho thấy lá
là thành phần chính thường chiếm hơn 50% khẩu phần ăn. Thành phần
loài thực vật làm thức ăn cũng rất đa dạng từ cây thân gỗ đến cây bụi,
dây leo và thân thảo. Hơn nữa, tập tính lựa chọn thức ăn cũng thay đổi
theo mùa và có khuynh hướng thay đổi giữa lá già, lá non, hoa và quả
hoặc hạt phụ thuộc sự sẵn có trong sinh cảnh sống.
Do đó, việc nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng giúp xác định mô hình
dinh dưỡng của VBĐD là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn loài.
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thảm thực vật và quần thể voọc bạc Đông Dương phân bố tại khu vực
núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang nằm ở tọa
độ 10o08’11”N và 104o38’21”E, trong diện tích diện tích 50 ha (bao
6
gồm núi Chùa Hang 47.7 ha, các mỏm núi lận cận trước Chùa Hang
1.95 ha, khu rừng ngập mặn 0.79 ha), độ cao tuyệt đối khoảng 180.7m,
dốc 200-450. Khu vực có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2017. Tháng
9/2013-8/2014: khảo sát thực địa, điều tra tập tính của VBĐD, xác
định quỹ thời gian hoạt động. Tháng 3/2015 đến 2/2016 thực hiện điều
tra, khảo sát thảm thực vật và vật hậu học. Các hoạt động: quan sát
hoạt động ăn, thu mẫu thức ăn và phân tích thành phần dinh dưỡng,
xác định vùng sống và kích thước quần thể thực hiện trong suốt thời
gian nghiên cứu. Tháng 9/2013- 2/2017: phân tích dữ liệu nội nghiệp,
viết bài báo và hoàn thành luận án.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thảm thực vật
Thành phần loài, các chỉ số sinh học (mật độ, độ phân bố, loài quan
trọng, % che phủ, độ quần hợp, chỉ số Simpson - D và chỉ số Margalef)
của các loài thực vật ở các sinh cảnh sống được xác định thông qua
phương pháp: (1) Phương pháp Braun- Blanquet với ô mẫu 1m2 để
khảo sát các cá thể của tầng cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo, dây leo trên
các sinh cảnh vách- sườn- đỉnh núi, có địa hình dốc. (2) Phương pháp
tuyến (2m x 100m) để khảo sát các cá thể của tầng cây gỗ nhỏ và lớn
có đường kính trên 5cm trên sinh cảnh sườn núi. (3) Phương pháp ô
tiêu chuẩn (5m x 5m) để khảo sát thành phần loài thực vật trên sinh
cảnh rừng ngập mặn. Các mẫu thực vật được định danh dựa vào tiêu
bản của Viện Viện Sinh thái học Miền Nam và Viện sinh học nhiệt đới
cũng như tài liệu phân loại thực vật của của Phạm Hoàng Hộ (1999).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học
7
Tỉ lệ phần trăm lá non, lá già, chồi, hoa, quả các loài thực vật làm thức
ăn trên các sinh cảnh ược ước tính theo phương pháp quan sát của
Chapman et al. (1992). Tỷ lệ các bộ phận được xác định theo 5 mức:
0= không thấy hiện diện bộ phân đó trên cây; 1= 0-25%; 2= 26-50%;
3 = 51%-75%; 4= 76-100% bộ phận hiện diện toàn bộ các cành. Thời
gian theo dõi vật hậu học được thực hiện từ 1-2 ngày trong tháng và
liên tục trong 12 tháng.
2.3.3. Quan sát tập tính của VBĐD
Tập tính được nghiên cứu bởi sự kết hợp phương pháp quét scan-
sampling và focal-sampling mô tả bởi Altmann (1974). Thông tin về
thời gian sử dụng cho các hoạt động (di chuyển, ăn, nghỉ nghơi, hoạt
động xã hội, quan sát và khác) và khả năng sử dụng vùng sống được
thu thập. Nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm từ 9/2013 đến tháng
2/2017, mỗi tháng gồm 3- 5 ngày, mỗi ngày 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến
6 giờ tối. Số lượng cá thể và tổ chức xã hội cũng được ghi nhận trong
quá trình quan sát các bầy VBĐD.
2.3.4. Xác định vùng sống và kích thước bầy
Dùng GPS và la bàn đánh dấu vùng sống của Voọc bằng cách bấm tọa
độ khi quan sát có sự xuất hiện, xác định vị trí của trung tâm của bầy
sau mỗi 15 phút hoặc khi đàn di chuyển một khoảng cách ≥ 50 m và
được xử lý bằng phần mềm Mapinfo 9.5. Vùng sống của bầy được tính
theo phương pháp đa giác lồi tối thiểu. Vùng lõi được xác định chiếm
75% số điểm ghi nhận có xuất hiện voọc và vùng rìa chiếm 25% số
điểm ghi nhận có xuất hiện voọc.
Kích cỡ và cấu trúc bầy được xác định khi bầy không di chuyển hoặc
đồng loạt di chuyển. Thực hiện đếm chính xác số cá thể của bầy cao
khi quan sát thấy cá thể đầu tiên di chuyển cho đến cá thể cuối cùng.
2.3.5. Phân tích hóa dinh dưỡng thức ăn và thành phần hoá học đất
8
Hai mươi tám loài thực vật làm thức ăn (20 mẫu lá ăn, 5 mẫu quả, 3
mẫu hoa) được lựa chọn ngẫu nhiên và 4 mẫu lá VBĐD không ăn
nhưng có chỉ số quan trọng cao trong sinh cảnh được thu thập để phân
tích hóa dinh dưỡng. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: hàm lượng đường
tổng số, hàm lượng lipid, hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng chất xơ
trung tính (NDF: Neutral Detergent Fiber), chất xơ acid (ADF: Acid
Detergent Fiber), lignin, hàm lượng Ca, hàm lượng tro (hàm lượng
khoáng tổng số), độ ẩm và tannin.
Mẫu đất tại các sinh cảnh sống được tiến hành thu nhận tại cùng vị trí
thu thập mẫu thức ăn. Mẫu đất được lấy theo phẩu diện, tại độ sâu 30
cm và tại độ sâu 60 cm để phân tích các chỉ tiêu pHnước, pHKCl, hàm
lượng khoáng chất, nitơ tổng số và carbon hữu cơ.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu về tập tính được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS, kiểm
định Chi-bình phương để xác định mối liên hệ giữa quỹ thời gian các
hoạt động và yếu tố thời gian theo ngày, tháng, mùa và theo giới tính;
phân tích hệ số tương quan spearman nhằm xác định mối tương quan
giữa các hoạt động. Sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng trong lá ăn
nhiều, lá ăn ít và lá không ăn được phân tích bằng R studio. Kiểm định
Shapiro-Wilk được sử dụng để xác định đặc tính phân phối chuẩn của
các thành phần hóa học. Các biến phân phối chuẩn được kiểm định
tham số và kiểm định phi tham số đối với biến không phân phối chuẩn,
bao gồm kiểm định Mann Whitney U hoặc Welch’s để so sánh sự khác
biệt từng cặp (lá ăn-không ăn; lá ăn nhiều-ăn ít; lá ăn ít-không ăn);
kiểm định Kruskal-Wallis hoặc ANOVA để so sánh sự khác biệt của
3 nhóm lá. Phân tích mô hình tuyến tính tổng quát (generalized linear
model-GLM) để xác định tương quan giữa việc lựa chọn thức ăn, thời
gian ăn và hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu lá.
9
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kích thước quần thể
Kết quả quan sát số lần bắt gặp VBĐD trong quá trình nghiên cứu, xác
định tại núi Chùa Hang có khoảng 134 cá thể, bao gồm 74 cá thể
trưởng thành, 50 chưa trưởng thành và 10 cá thể non. So với các khảo
sát trước đây, số lượng cá thể VBĐD ở khu vực núi Chùa Hang có sự
gia tăng theo thời gian (Hình 3.1). Trong số 134, có 17 con đực trưởng
thành, 23 con cái trưởng thành, 8 con đực chưa trưởng thành, 12 con
cái chưa trưởng thành, 10 con non, 34 cá thể trưởng thành và 29 con
chưa trưởng thành chưa xác định chính xác giới tính. Như vậy, tỷ lệ
đực:cái là 1:1,3; tỷ lệ con trưởng thành:con chưa trưởng thành là 1:0,7;
tỷ lệ con trưởng thành:con chưa trưởng thành:con non là 7,4:5:1.
Quần thể VBĐD tại núi Chùa Hang phân chia thành 6 bầy với số lượng
cá thể /bầy cao nhất là 42 cá thể và thấp nhất là 15 cá thể. Trong đó
mỗi bầy có tỷ lệ cá thể theo giới tính và độ tuổi khác nhau (Bảng 3.1).
Hình 3.1. Số lượng cá thể voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang
10
Bảng 3.1. Số lương VBĐD theo bầy tại núi Chùa Hang
Bầy Kích thước bầy
Số lượng
AM AF JM JF IF AU JU
1 42 7 9 5 6 4 6 5
2 16 2 4 0 1 1 3 5
3 17 2 3 1 1 1 4 5
4 15 3 2 0 1 1 3 5
5 28 2 4 1 2 1 11 7
6 16 1 1 2 1 2 7 2
Tổng 134 17 23 9 12 10 34 29
AM- đực trưởng thành, AF- cái trưởng thành, AU- con trưởng thành chưa xác định giới tính, JM- đực chưa
trưởng thành, JF- cái chưa trưởng thành, IF- con non.
Các bầy VBĐD có một hay nhiều cách tổ chức nhóm khác nhau, trong
đó bầy 1 có cách tổ chức bầy theo nhiều hình thức nhóm 1 (có từ 22
cá thể trở lên) chúng hoạt động thành nhóm lớn chủ yếu vào các tháng
mùa mưa ăn lá, quả hay chồi non; các tháng mùa khô chúng ăn theo
nhóm 2 (từ 8-15 cá thể), nhóm 3 (một gia đình có từ 3-4 cá thể), nhóm
4 (3-4 con cái trưởng thành và nhiều con non) và nhóm 5 (gồm 2-5 cá
thể trưởng thành). Bầy 5 cũng có cách hoạt động giống bầy 1, tuy nhiên
không có hình thức hoạt động theo nhóm 4. Bầy 2, 3, 4 và 6 hoạt động
chủ yếu theo hình thức nhóm 2 và nhóm 5, cách hoạt động theo nhóm
của các bầy có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa.
3.2. Vùng sống và khả năng sử dụng vùng sống
VBĐD phân bố trên Núi Chùa Hang (diện tích 47,7 ha), một khu vực
lân cận (1,95 ha) không thuộc diện tích núi Chùa Hang và một phần
nhỏ diện tích rừng ngập mặn cạnh núi về hướng Tây Bắc (0,79 ha).
Tổng diện tích khu vực có phân bố VBĐD là 50 ha.
11
Vùng sống của VBĐD là 36,8ha chiếm 74% tổng diện tích khu vực
phân bố. Phần diện tích còn lại khoảng 13,2ha không ghi nhận sự xuất
hiện của voọc, chủ yếu là đỉnh núi từ độ cao 110m trở lên. Trong diện
tích vùng sống 36,8ha, diện tích vùng lõi (chiếm 75% số điểm ghi nhận
có xuất hiện voọc) là 5,5ha, diện tích vùng rìa (chiếm 25% số điểm ghi
nhận có xuất hiện voọc) là 31,3ha (Hình 3.10).
Hình 3.10. Vị trí phân bố và diện tích vùng sống của VBĐD tại núi
Chùa Hang
Bảng 3.2. Vùng sống theo bầy của VBĐD tại núi Chùa Hang
Bầy
Số lượng
cá thể
Vùng sống
(bầy/ha)
Vùng sống
(cá thể/ha)
Mật đô (cá
thể/ha)
1 và 6 59 5,11 0,09 11
2 16 3,68 0,23 4
3 17 1,35 0,08 13
4 15 3,94 0,26 3
5 28 4,34 0,15 6
Cùng sống chung trên một sinh cảnh núi đá vôi, nhưng mật độ phân
bố của từng bầy là khác nhau (Bảng 3.2). Ngoài ra, mỗi bầy có một
12
vùng sống và khả năng sử dụng vùng sống; một số trường hợp vùng
sống trùng nhau giữa hai bầy gần nhau. Bầy 1 và bầy 6 có diện tích
vùng sống trùng nhau đến 60% diện tích, còn lại giữa bầy 2 và bầy 3,
bầy 3 và bầy 4 thì không đáng kể. Có sự khác biệt giữa mùa khô và
mùa mưa với diện tích vùng sống của từng bầy.
3.3. Đặc điểm thảm thực vật núi Chùa Hang
Thảm thực vật núi đá vôi Kiên Giang thuộc kiểu rừng rậm thường xanh
mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp trên đá vôi, được chia thành
3 kiểu chính: (1) Kiểu thực vật trên vách núi; (2) Kiểu thực vật trên
sườn núi; (3) Kiểu thực vật trên đỉnh núi. Ngoài ra, phía mặt biển còn
có hệ sinh thái rừng ngập mặn. Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 185
loài thực vật thuộc 61 họ, với đa dạng dạng sống, trong đó cây bụi
chiếm 30%, dây leo 24%, cây thân gỗ lớn 22%, cây thân gỗ nhỏ 16%,
cây phụ sinh khoảng 7%, còn lại là cây ký sinh khoảng 1%. Thành
phần loài thực vật có sự thay đổi giữa các kiểu sinh cảnh, sinh cảnh
sườn núi có mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài thực vật
cao nhất trong bốn sinh cảnh, thấp nhất là sinh cảnh rừng ngập mặn.
3.4. Vật hậu các loài thực vật làm thức ăn cho VBĐD
Sự thay đổi khí hậu theo mùa và thành phần loài của thảm thực vật
làm thay đổi vật hậu của khu vực núi đá vôi Kiên Lương. Lá non xuất
hiện quanh năm trong đó mùa khô nhiều hơn mùa mưa, các tháng 2,
3, 4 có nhiều lá non nhất. Lá già xuất hiên quanh năm với mùa mưa
nhiều hơn mùa khô, nhiều nhất vào tháng 8 đến tháng 12. Chồi xuất
hiện nhiều vào mùa khô, và hầu hết các tháng khác nhưng với tỷ lệ
thấp. Có rất ít loài ra hoa trong thời gian khảo sát, một số loài ra hoa
rải rác trong năm và thường tập trung vào mùa mưa. Quả cũng xuất
hiện lần lượt các tháng trong năm và không khác nhau giữa hai mùa
khô và mùa mưa, các tháng cuối mùa mưa thường cho quả nhiều hơn.
13
3.5. Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của VBĐD
Kết quả quan sát 32.815 hoạt động của VBĐD cho thấy, Voọc hoạt
động từ sáng sớm từ 5 giờ 15 vào mùa mưa, và từ 6 giờ vào mùa khô.
Kết thúc hoạt động vào lúc chiều tối từ 18 đến 18 giờ 30. Thời gian
dành cho các hoạt động ăn, nghỉ ngơi và di chuyển chiếm tỉ lệ cao
(Hình 3.20).
Quỹ thời gian dành cho hoạt động ăn có sự khác biệt giữa sáng và
chiều (χ2=2402.07; df=5; p<0,05), giữa các tháng trong năm
(χ2=8447,7; df=55; p<0,05), và giữa các mùa (χ2=92,365; df=5;
p<0,05). Ngoài ra, cũng có sự khác biệt theo giới tính và độ tuổi
(χ2=429.037; df=15; p<0,05) và giữa các giới tính trong cùng độ tuổi
(χ2=429,03; df=15; p<0,05) về thời gian phân bổ cho các hoạt động.
Hình 3.20. Biểu đồ quỹ thời gian hoạt động của VBĐD
3.6. Thành phần loài thực vật trong thức ăn của VBĐD
Thành phần thức ăn VBĐD bao gồm 62 loài thực vật thuộc 37 họ;
trong đó, có 15 loài thân gỗ, 15 loài thân gỗ nhỏ, 21 loài dây leo, 7 loài
cây bụi và 4 loài phụ sinh. Ghi nhận được 124 bộ phận trên tổng số 62
loài thực vật voọc chọn làm thức ăn bao gồm: 51 loại lá non, 30 loại
14
lá trưởng thành, 7 loại hoa, 22 loại quả, 15 loại khác (chồi, vỏ hạt, hạt,
cuống lá, cuống hoa, vỏ cây, lá khô) (Hình 3.28).
Da lâm vồ được ghi nhận ăn nhiều nhất (18.26%) và đa dạng các bộ
phận nhất. Tám loài được lựa chọn ăn tất cả các tháng trong năm gồm
Phèn đen, Da lâm vồ, Sung bầu, Gừa, Duối ô rô, Duối nhám, Dây vác,
và Quỳnh tàu.
Hình 3.28. Tỉ lệ các bộ phận của thực vật trong thành phần thức ăn
Hình 3.29. Biểu đồ sự thay đổi trong thành phần thức ăn theo tháng
Thành phần loài trong thức ăn có sự khác biệt giữa mùa mưa (27 loài)
và mùa khô (23 loài) (χ2=364.1; df=7; p<0.01). VBĐD ăn đa dạng các
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hoa lá non Lá trưởng thành Quả Chồi Khác
15
bộ phận, gồm lá non chiếm tỉ lệ cao nhất (58%), lá trưởng thành, quả,
hoa, chồi và một số bộ phận khác (cuống lá, vỏ cây, hạt, vỏ hạt, lá
khô). Tỉ lệ các loại thức ăn có sự khác biệt giữa các tháng trong năm
(χ2=3177,4; df =55; p<0.05) (Hình 3.29) và giữa các mùa (χ2=351,2;
df=5; p<0,05) (Hình 3.31), trong đó lá non và quả được ăn nhiều và
xuyên suốt các tháng.
Hình 3.31. Biểu đồ sự thay đổi tỉ lệ thành phần thức ăn theo mùa
3.7. Chất dinh dưỡng và sự lựa chọn thức ăn
3.7.1. Thành phần hoá học của thức ăn
Kết quả phần tích thành phần hoá học của 28 mẫu lá được ăn bởi
VBĐD (Bảng 3.16) cho thấy hàm lượng protein thấp hơn mức đề xuất
của National Research Council (2003) (từ 15-22%). Hàm lượng chất
xơ (NDF và ADF) cao hơn so với nhu cầu (5-15% và 10-30%). Hàm
lượng Ca và lipid đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần (0.8% và 0.5-2%).
VBĐD ăn lá của 58 loài (thuộc 37 họ). Các loài này được chia thành
2 nhóm: nhóm lá ăn nhiều với 13 loài có thời gian ghi nhận ăn >2%,
nhóm lá ăn ít với 45 loài có thời gian ghi nhận ăn <2%. Phân tích thành
phần hoá học của 16 mẫu (10 mẫu lá ăn nhiều và 6 mẫu lá ăn ít) cho
3.2
59.5
9.0
24.5
3.3 0.5
6.4
57.0
10.1
20.9
2.7 2.9
0
10
20
30
40
50
60
70
Hoa lá non Lá trưởng
thành
Quả Chồi Khác
%
Mùa khô Mùa mưa
16
thấy nước chiếm 74.3%, protein 5.6%, lipids 1.1%, khoáng 5.3%,
đường 7.8%, Ca 1.0% và tỉ lệ protein/chất xơ 0.14.
Hoa của 7 loài thực vật được VBĐD sử dụng làm thức ăn bao gồm:
Bảy thưa muốn quay, Hoa trang, Cánh dơi, Dây vác, Hổ nho, Bồ kết,
Phèn đen. Hoa được có hàm lượng dinh dưỡng gồm nước chiếm
73.19%, protein 5.73%, lipid 1.36%, khoáng 4.38%, đường 7.45%, Ca
0.63% và tỉ lệ CP/ADF 0.14.
Có 23 loại quả được VBĐD sử dụng làm thức ăn. Thành phần hoá học
của quả được ăn bao gồm nước chiếm 76.18%, protein 3.81%, lipids
1.58%, Khoáng 4.69%, đường 3.67%, Ca 0.89% và tỉ lệ CP/ADF 0.09.
Bảng 3.16. Thành phần hóa học trong thức ăn (lá, quả, hoa, n=28)
Thành phần (%) Mean (N=28) SD Min Max
Nước 73.68 8.63 57.77 89.80
Protein 5.58 3.98 0.88 15.9
ADF 37.74 9.58 18.8 56.4
NDF 45.76 11.68 22.60 76.30
Lignin 33.89 19.74 7.29 61.50
Tannin 3.44 3.98 0.42 17.6
Đường 6.80 3.91 2.00 14.87
Lipid 1.24 1.24 0.07 4.39
Ca 0.97 0.069 0.20 3.71
Khoáng 5.43 3.59 2.10 16.33
3.7.2. Ảnh hưởng thành phần hoá học đến sự lựa chọn thức ăn
Giữa Thành phần hoá học giữa hai nhóm lá có sự khác biệt rõ rệt đối
với thành phần lipid, lignin, tannin, khoáng, protein, và đường tổng số.
Trong nhóm lá được ăn, lá ăn nhiều và ăn ít khác nhau có ý nghĩa về
thành phần lignin. Giữa lá ăn ít và không ăn có sự khác nhau đối với
17
hàm lượng khoáng (Bảng 3.17). Đặc biệt, khi so sánh thành phần hóa
học giữa ba nhóm cho thấy hàm lượng protein có sự khác biệt có ý
nghĩa (Bảng 3.18).
Bảng 3.17. Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu lá ăn và không ăn
Thành phần
(%)
Lá ăn (N=16) Lá không ăn (N=4)
Mean SD Mean SD
Nước 74.3 8.5 71.3 12.4
NDF 44.1 13.2 44.2 13.7
ADF 36.1 9.6 38.1 13.9
Protein 5.6 4.4 13.1 5.2
Lignin 24.8 18.0 51.5 11.3
Tannin 2.6 3.1 8.7 3.0
Đường 7.8 3.6 4.2 0.8
Lipid 1.1 1.3 3.1 1.4
Ca 1.0 0.9 1.2 0.48
Khoáng 5.3 3.4 11.7 3.79
CP/ADF 0.14 0.1 0.35 0.29
Bảng 3.18. So sánh hàm lượng dinh dưỡng giữa các mẫu lá
Mẫu lá Kiểm định tham số Kiểm định phi tham số
Lá ăn nhiều,
ăn ít và lá
không ăn
Anova test: protein
(F=4.314; df=2;
P=0.03)
Lá được ăn và
lá không được
ăn
Welch’s t-test: crude
protein (t= -2.66,
df=4.1712, P=0.05);
total sugar (t=3.63,
df=17.993, P=0.001)
Mann-Whitey U test:
lignin (U= 5.0,
P=0.007); ash (U= 7.0,
P=0.020); lipid (U=
18
9.0, P=0.020); Tannin
(U= 5.5, P=0.013)
Lá ăn ít và lá
ăn nhiều
Mann-Whitey U test:
lignin (U=10.0, P=
0.03)
Lá ăn ít và lá
không ăn
Mann-Whitey U test:
ash (U =3.0, P= 0.05)
Phân tích bằng mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) xác định mô hình
tốt nhất về tương quan giữa thành phần hoá học của lá được ăn và thời
gian ghi nhận ăn bao gồm 5 nhân tố: NDF, lignin, lipid, đường tổng số
và Ca.
Bảng 3.19. Mô hình tương quan giữa thành phần hoá học của lá và
thời gian ghi nhận ăn
Type Estimate Standard
error
z-
value
Pr(>|z|) Significant
AIC=-78.285
(Intercept) -5.18432 0.876649 -5.914 3.34E-09 ***
NDF 0.056421 0.015199 3.712 0.000206 ***
Đường 0.005839 0.054975 0.106 0.915418
Lignin -0.06951 0.015834 -4.39 1.14E-05 ***
Lipid 0.146817 0.194134 0.756 0.449491
Ca 0.529181 0.214671 2.465 8.59E-05 ***
*: at level of 0.1, ** at level of 0.05; *** at level of 0.01
Có sự tương quan mật thiết giữa thời gian ghi nhận ăn với thành phần
NDF (P<0.000), lignin (P<0.000) và Ca (P<0.000) của lá, nhưng
không tương quan với thành phần lipid (P=0.45) và đường tổng số
19
(P=0.91). Sự tương quan thuận giữa thời gian ghi nhận ăn với hàm
lượng NDF trong lá cho thấy VBĐD tiêu tốn nhiều thời gian để ăn lá
có chứa hàm lượng NDF (Bảng 3.19). Tuy nhiên, mô hình GLM để
phân tích mối liên hệ giữa sự lựa chọn lá ăn với thành phần hoá học
của lá không xác định được nhân tốt thiết yếu để giải thích cho mối
liên hệ này. Năm nhân tố, bao gồm hàm lượng nước (P=0.70), ADF
(P=0.998), tannin (P=0.183), lipid (P=0.543), và lignin (P=0.523) đều
không cho thấy mối liên hệ mật thiết với sự lựa chọn lá ăn.
So sánh hàm lượng NDF, ADF và lignin giữa nhóm lá được ăn và
không được ăn cho thấy nhóm lá không được ăn có hàm lượng lignin
cao hơn (51.5%±11.3 so với 24.8%±18). Hàm lượng lignin có sự khác
biệt rõ rệt giữa hai nhóm lá và tương quan nghịch đối với thời gian ghi
nhận ăn. Ngoài ra, hàm lượng NDF cũng như ADF của nhóm lá được
ăn khá cân bằng với nhóm lá không được ăn (NDF: 44.2%±13.7 so
với 44.1%±13.2; ADF: 38.1%±13.9 so với 36.1%±9.6). Hơn nữa, hàm
lượng NDF cho thấy có sự tương quan thuận với thời gian ghi nhận
ăn. Tất cả những kết quả này cho thấy, VBĐD giành nhiều thời gian
để ăn lá với hàm lượng NDF cao (NDF có thành phần bao gồm
hemicellulose và cellulose là những chất xơ có khả năng tiêu hoá)
nhưng có ít lignin (là hợp chất khó tiêu hoá). Như vậy, có thể thấy hàm
lượng chất xơ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn
thức ăn của VBĐD.
3.8. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất
Núi đá vôi Chùa Hang có địa hình dốc, đất trên núi có tầng mặt mỏng,
từ độ sâu 3-30 cm đất có kết cấu vón cục xen lẫn đá nhỏ và rễ cây,
xuống sâu >30 cm xuất hiện nhiều đá với kích thước lớn.
Thành phần cơ giới và hoá học của đất trên các sinh cảnh núi Chùa
Hang cho thấy đất tại 3 sinh cảnh sườn núi, đỉnh núi và vách núi có sự
20
khác nhau. Phân loại đất theo tỷ lệ cấp hạt sét-thịt-cát, sinh cảnh sườn
núi và đỉnh núi là loại đất sét, vách núi là đất thịt nhẹ. Đất trên 3 sinh
cảnh có hàm lượng các chất dinh dưỡng (OM%, N%, P%) cao đáp ứng
nhu cầu phát triển của thực vật. Tuy nhiên, đất trên sinh cảnh vách núi
có hàm lượng K và Mg nghèo, hàm lượng Ca cao, pH kiềm là các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Đất trên sinh cảnh sườn
núi và đỉnh núi tỷ lệ sét cao, đất kết vón cục, nhiều đá, hàm lượng Mg
nghèo và khả năng phân giải chất hữu cơ kém là những yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển của cây (Bảng 3.23).
Bảng 3.23. Thành phần hóa lý đất trên các sinh cảnh núi Chùa Hang
Chỉ tiêu
Sườn núi 0-80m
(n=3)
Đỉnh núi >80m
(n=3)
Vách núi
(n=1)
0-30cm 30-60cm 0-30cm 30-60cm
Nước% 4.45 4.44 3.77 3.79 3.95
pHKCL 5.66 5.46 5.93 6.01 7.22
Cát% 15 12 17 15 42
Thịt% 29 29 35 33 35
Sét% 55 59 48 51 23
OM% 5.29 3.86 4.83 3.24 9.71
C% 3.07 2.24 2.80 1.88 5.63
N% 0.39 0.31 0.35 0.31 0.66
P% 0.35 0.22 0.29 0.16 0.26
K% 0.56 0.45 0.56 0.38 0.37
Ca% 0.89 0.74 1.59 1.19 9.03
Mg% 0.63 0.8 0.67 0.78 0.83
C/N 7.8 7.2 8 6.06 8.5
OM: hàm lượng chất hữu cơ
3.9. Chiến lược lựa chọn thức ăn của Voọc bạc Đông Dương tại
núi Chùa Hang
21
Có 185 loài thực vật phấn bố trên các sinh cảnh núi Chùa Hang, trong
đó có 62 loài được VBĐD chọn làm thức ăn. Các loài thực vật được
ăn phân bố với mật độ và thành phần khác nhau trên các sinh cảnh,
trong đó có 41 loài ở sinh cảnh vách núi, chiếm 68% số loài làm thức
ăn; 31 loài ở sinh vảnh sườn núi, chiếm 52%; 24 loài ở sinh cảnh đỉnh
núi, chiếm 40% và chỉ 4 loài ở sinh cảnh rừng ngập mặn, chiếm 5%
(Hình 3.35). Quần thể voọc tìm kiếm thức ăn chủ yếu ở ba sinh cảnh
có số loài thực vật làm thức ăn phong phú. Tuy nhiên, một số trường
hợp, voọc cũng di chuyển xuống rừng ngập mặn để ăn.
Hình 3.35. Số loài làm thức ăn trên các sinh cảnh núi Chùa Hang
VBĐD sử dụng hiệu quả vùng sống (74% tổng diện tích khu vực núi
Chùa Hang) đặc biệt cho các hoạt động ăn. Voọc bạc Đông Dương ăn
đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_thai_cua_vooc_bac_d.pdf