Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Kết quả nghiên cứu mô bệnh học gan, thận chuột cho thấy T. pseudonana (liều 100 và 300 mg/kg

trọng lượng cơ thể/ngày) dùng bằng đường uống liên tục trong 28 ngày, không gây tổn thương trên gan

của chuột. Cấu trúc các bè gan bình thường, không thấy hình ảnh hoại tử, thoái hóa tế bào gan. Cấu trúc

các tế bào ống thận và các vùng chức năng khác của thận bình thường. Như vậy, có thể kết luận T.

pseudonana an toàn cho tôm thẻ chân trắng khi chúng sử dụng làm thức ăn tươi sống.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo thalassiosira pseudonana để ứng dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 - 200 mg CaCO3/L và pH 7,9 - 8,2; thức ăn sử dụng là tảo tươi Thalassiosira pseudonana + TATH + Artemia. Chúng tôi đã sử dụng tổng sinh khối T. pseudonana tươi sống từ 55 - 58 6 L cho 1 bể composite 50 L. MĐTB của T. pseudonana được sử dụng cho thí nghiệm này là 0,025 - 0,03 x 106 tb/mL. Thử nghiệm ảnh hưởng của mật độ tôm nuôi thích hợp đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng 30 m3: Thí nghiệm ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng được nuôi trong bể xi măng 30 m3 với các mật độ nuôi đã được lựa chọn lần lượt là 125, 130, 155 và 175 N/L. Tổng sinh khối Thalassiosira pseudonana tươi sống được sử dụng từ 33 - 35 m3 cho 1 bể xi măng thể tích 30 m3. MĐTB của T. pseudonana được sử dụng ở thí nghiệm này là 0,025 - 0,03 x 106 tb/mL. 2.3.6.4. Phương pháp thử nghiệm nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng với nguồn con giống được sản xuất bằng Thalassiosira pseudonana * Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên trong 9 ao gồm 2 công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Kích cỡ giống tôm thẻ chân trắng PL12 được thả nuôi trong ao có diện tích 6.400 m2. Mật độ thả ban đầu: 86 con/m2 được nuôi tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Điều kiện thí nghiệm: các ao lót bạt có diện tích và mật độ thả, chế độ sục khí 24/24 giờ, chế độ thức ăn, chế độ chăm sóc và quản lý như nhau. Đối với các ao thuộc lô thử nghiệm sử dụng nguồn giống PL12 được sản xuất từ nguồn thức ăn tươi sống của Thalassiosira pseudonana và các ao thuộc lô đối chứng được sử dụng nguồn giống PL12 được sản xuất từ nguồn thức ăn tươi sống Thalassiosira weissflogii. Nguồn sinh khối T. weissflogii tươi sống sử dụng để làm thức ăn cho ấu trùng TTCT được nuôi bằng bể composite 3,5 m3 trong môi trường AGP 20%, 29 - 30‰, pH 7,5, 27oC, 10,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12:12 giờ, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và CĐSK 24/24 giờ. Thành phần dinh dưỡng trong sinh khối của T. weissflogii có hàm lượng PUFAs đạt (34,77 ± 0,08)% so với TFA, EPA đạt (13,17 ± 0,14)%; protein đạt (6,63 ± 0,25)% so với SKK, lipít đạt (10,75 ± 1,17)%, carbohydrate (7,86 ± 0,76)%. 2.3.7. Xử lý số liệu nghiên cứu Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và đồ thị về sự biến thiên của chúng được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel. So sánh phương sai mẫu để đánh giá sai khác thống kê giữa các nghiệm thức ở mức (p<0,05) được xác định theo phương pháp phân tích ANOVA, bằng phép thử theo trắc nghiệm Tukey thông qua phần mềm SPSS 22.0. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh học của Thalassiosira pseudonana Thalassiosira sp. được phân lập lại từ các mẫu được nhận từ tập đoàn giống tảo của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã bị nhiễm vi sinh vật và tảo tạp trong quá trình lưu giữ và nuôi ở các cấp. Để chủ động cung cấp giống tại chỗ cho cơ sở nuôi tảo thì việc phân lập lại mẫu Thalassiosira sp. từ mẫu bị nhiễm vi sinh vật và tảo tạp là việc làm thường xuyên ở cơ sở nuôi tảo cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Mẫu tảo sau phân lập lại nuôi trồng được định tên lại dựa trên các đặc điểm hình thái của tế bào Thalassiosira sp. 3.1.1. Đặc điểm hình thái tế bào của Thalassiosira sp. Chúng tôi đã thu mẫu sinh khối nuôi trồng được và định tên dựa trên các đặc điểm hình thái của tế bào Thalassiosira sp. Hình thái của chúng có tế bào ở dạng đơn bào, tế bào hình trụ hoặc hơi tròn, không có lông roi, màu nâu, kích thước tế bào: dài 2,5 ± 0,2 µm, rộng 2,0 ± 0,2 µm (hình 3.1). Hình 3.1. Hình thái tế bào của Thalassiosira sp. chụp dưới kính hiển vi quang học. Các giai đoạn nuôi: A - Tảo đĩa, B - Ống nghiệm; C - Bình thủy tinh 0,25 L; D - Bình thủy tinh 1 L; E - Bình thủy tinh 2 L; F - Nuôi bể composite 0,2 m3; G, H - Nuôi bể composite 1 m3; I, K - Nuôi bể composite 3,5 m3. 7 Ảnh hình thái tế bào của Thalassiosira sp. quan sát dưới SEM được trình bày ở hình 3.2. Hình 3.2. Hình thái tế bào của Thalassiosira sp. chụp dưới kính SEM 3.1.2. Định tên khoa học Thalassiosira sp. bằng kỹ thuật đọc và so sánh trình tự nucleotide của đoạn gen 18S rRNA Kết quả trình bày ở hình 3.4 đã cho thấy Thalassiosira sp. có độ tương đồng cao nhất với loài T. pseudonana CCAP 1085/12 (KU900218.1) đạt 99,5%. Trình tự đoạn gen 18S rRNA của vi tảo nêu trên đã được đăng ký trên GenBank với mã số được cấp là MH545685.1. Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại của Thalassiosira sp. dựa trên trình tự gen 18S rRNA 3.1.3. Nghiên cứu lưu giữ, khả năng sinh sản và sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana 3.1.3.1. Lưu giữ Thalassiosira pseudonana ở nhiệt độ phòng Kết quả trình bày ở hình 3.5 minh họa cho việc lưu giữ thành công loài vi tảo này trong môi trường lỏng với chu kỳ cấy chuyển 1 - 2 tuần/lần và giữ ở cả 3 đợt cấy chuyển liên tiếp (3 thế hệ). Hình 3.5. Thalassiosira pseudonana (A, B) trong môi trường lỏng Hình 3.6. Đĩa thạch (A, B) và khuẩn lạc của T. pseudonana (C, D) trên môi trường thạch agar 8 Đối với T. pseudonana đã lưu giữ thành công trong điều kiện phòng thí nghiệm sẽ tiếp tục được nuôi trên môi trường thạch. Chúng tôi đã thu nhận được khuẩn lạc riêng rẽ của các tế bào vi tảo nói trên (hình 3.6). 3.1.3.2. Đặc điểm sinh học sinh sản của Thalassiosira pseudonana Kết quả của nghiên cứu được trình bày ở trên hình 3.7. Các tế bào đặc biệt này ở trên ống nghiệm có nhân rõ ràng, có dấu hiệu sắp phân chia. Các tế bào bị đột biến dị dạng hoàn toàn so với giống gốc ban đầu và hình thù có thể ở dạng bình thường nhưng bên trong đã hình thành nhân của các tế bào con. Hình 3.7. Bào tử sinh trưởng của T. pseudonana ở ống nghiệm. A: các tế bào có dấu hiệu hình thành nhân của tế bào con, B: các tế bào con có nhân tăng lên chuẩn bị phân chia, C: các tế bào con phân chia thành tế bào mới 3.1.3.3. Sinh trưởng của Thalassiosira pseudonana Kết quả nghiên cứu đường cong sinh trưởng của T. pseudonana sau 14 ngày nuôi cấy ở quy mô bình thủy tinh 1 L được trình bày trên hình 3.8. Hình 3.8. Đường cong sinh trưởng của T. pseudonana sau 14 ngày nuôi cấy ở bình thủy tinh 1 L. Ghi chú: Lô thử nghiệm: T. pseudonana; Lô đối chứng: T. weissflogii Kết quả nghiên cứu được chỉ ra trên hình 3.8 đã cho thấy MĐTB cực đại của T. pseudonana đạt cao hơn (1,59 ± 0,05) x 106 tb/mL so với công thức đối chứng (Thalassiosira weissflogii - (1,11 ± 0,03) x 106 tb/mL) - đối tượng hiện đang được nuôi trồng chủ yếu trong các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, thời gian MĐTB đạt cực đại ở loài T. pseudonana là 6 ngày (tương tự như ở công thức đối chứng). 3.2. Điều kiện nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở các quy mô khác nhau 3.2.1. Điều kiện thích hợp để nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy mô phòng thí nghiệm 3.2.1.1. Quy mô bình thủy tinh 0,25 L Kết quả nghiên cứu được trình bày trên hình 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14, 3.15, 3.16 và hình 3.17. Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.10. Ảnh hưởng của môi trường khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy 9 Hình 3.11. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.13. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.14. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.15. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.16. Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.17. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 0,25 L sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d, e trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) Kết luận: điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của T. pseudonana ở quy mô bình thủy tinh 0,25 L đã xác định được như sau: môi trường dinh dưỡng AGP 20%, mật độ tế bào ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, nhiệt độ 25oC, cường độ ánh sáng 5,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, pH 7,0, độ mặn 30‰, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24 giờ có tốc độ sinh trưởng đặc trưng đạt cao nhất là µ = 0,30/ngày và MĐTB đạt cực đại là (1,35 ± 0,01) x 106 tb/mL ở ngày nuôi thứ 6. 3.2.1.2. Quy mô bình thủy tinh 1 L Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.18, 3.19, 3.20, 3.21, 3.22, 3.23, 3.24, 3.25 và hình 3.26. Hình 3.18. Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.19. Ảnh hưởng của môi trường lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy 10 Hình 3.20. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.21. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.22. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.23. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.24. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.25. Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.26. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 1 L sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) Kết luận: ở quy mô bình thủy tinh 1 L chúng tôi đã xác định được điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của T. pseudonana là: môi trường dinh dưỡng AGP 20%, mật độ tế bào ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, nhiệt độ 25oC, cường độ ánh sáng 5,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, pH 7,0, độ mặn 30‰, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24h có tốc độ sinh trưởng cao (µ = 0,29/ngày) và MĐTB đạt cực đại là (1,59 ± 0,05) x 106 tb/mL ở ngày nuôi thứ 6. 3.2.1.3. Quy mô bình thủy tinh 2 L Kết quả thu được được trình bày ở hình 3.27, 3.28, 3.29, 3.30, 3.31, 3.32, 3.33, 3.34 và hình 3.35. Hình 3.27. Ảnh hưởng của tỉ lệ % môi trường AGP lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.28. Ảnh hưởng của môi trường khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy 11 Hình 3.29. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.30. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 2 L sau 7 ngày nuôi cấy Hình 3.31. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.32. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.33. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.34. Ảnh hưởng của độ kiềm lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.35. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bình thủy tinh 2 L sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d, e, f trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) Kết luận: chúng tôi đã xác định được các điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của T. pseudonana ở quy mô bình thủy tinh 2 L như sau: môi trường AGP 20%, mật độ tế bào ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, nhiệt độ 25oC, CĐAS 5,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, pH 7,0, độ mặn 30‰, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24h có MĐTB đạt cực đại là (1,48 ± 0,03) x 106 tb/mL, tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao (µ = 0,33/ngày) và thời gian đạt mật độ cực đại là sau 6 ngày nuôi trồng. 3.2.2. Điều kiện thích hợp để nuôi sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy mô pilot 3.2.2.1. Quy mô bể composite 0,2 m3 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên hình 3.36, 3.37, 3.38, 3.39 và hình 3.40. Hình 3.36. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.37. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy 12 Hình 3.38. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.39. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.40. Ảnh hưởng của chế độ sục khí lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 0,2 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) Kết luận: ở bể composite 0,2 m3, chúng tôi đã xác định được điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của T. pseudonana như sau: môi trường AGP 20%, mật độ tế bào ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, nhiệt độ 25oC, cường độ ánh sáng 6,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, độ mặn 30‰, pH 7,0, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24h có tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao (µ = 0,29/ngày) và MĐTB đạt cực đại là (1,10 ± 0,04) x 106 tb/mL ở ngày nuôi thứ 6. 3.2.2.2. Trên quy mô bể composite 1 m3 Kết quả nghiên cứu được chỉ ra ở trên hình 3.41, 3.42, 3.43 và hình 3.44. Hình 3.41. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.42. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.43. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.44. Ảnh hưởng của chế độ sục khí khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 1 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d, e trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) 13 Kết luận: nuôi sinh khối T. pseudonana trong bể composite 1 m3 đã xác định được các điều kiện môi trường thích hợp như sau: môi trường dinh dưỡng AGP 20%, mật độ tế bào ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, nhiệt độ 25oC, cường độ ánh sáng 6,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, pH 7,0, độ mặn 30‰, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24h có MĐTB đạt cực đại ở ngày nuôi thứ 6 (0,82 ± 0,01 x 106 tb/mL) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng (µ = 0,26/ngày). 3.2.2.3. Quy mô bể composite 3,5 m3 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên hình 3.45, 3.46, 3.47 và hình 3.48. Hình 3.45. Ảnh hưởng của mật độ tế bào ban đầu khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.46. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.47. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại trong bể composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Hình 3.48. Ảnh hưởng của chế độ sục khí khác nhau lên sinh trưởng của T. pseudonana có MĐTB đạt cực đại ở bể composite 3,5 m3 sau 6 ngày nuôi cấy Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d, e trong cùng thời điểm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) Kết luận: Nuôi sinh khối T. pseudonana trên bể composite 3,5 m3 với những điều kiện thích hợp trong trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng: môi trường AGP 20%, MĐTB ban đầu 0,2 x 106 tb/mL, 25oC, CĐAS 10,0 klux với chu kỳ quang sáng : tối 12 : 12 giờ, pH 7,0, 30‰, độ kiềm 150 - 180 mg CaCO3/L và chế độ sục khí 24/24h có MĐTB đạt cực đại là (0,68 ± 0,01) x 106 tb/mL ở ngày nuôi thứ 6. 3.2.2.2. Quy trình công nghệ nuôi Thalassiosira pseudonana ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot Quy trình công nghệ nuôi T. pseudonana ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot được trình bày trên hình 3.49. Hình 3.49. Quy trình công nghệ nuôi T. pseudonana ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot 14 3.2.3. Thành phần hóa học của sinh khối Thalassiosira pseudonana ở quy mô pilot Tiến hành thu hoạch sinh khối T. weissflogii và T. pseudonana ở pha cân bằng sớm trong bể composite 3,5 m3 để phân tích thành phần và hàm lượng các axít béo được trình bày ở trên bảng 3.3. Bảng 3.3. Thành phần và hàm lượng các axít béo của sinh khối T. pseudonana nuôi trồng được ở bể composite 3,5 m3 Axít béo Tên khoa học Hàm lượng axít béo (% so với TFA) của T. pseudonana Hàm lượng axít béo (% so với TFA) của T. weissflogii Hàm lượng axít béo (% so với TFA) của T. pseudonana [8] C14:0 Axít Tetradecanoic 1,06 ± 0,01 0,53 ± 0,07 0,60 C14:1 - - 13,75 C15:0 Axít Pentadecanoic 1,07 ± 0,01 0,22 ± 0,05 0,51 C16:0 Axít Hexadecanoic 38,10 ± 0,03 43,01 ± 1,33 2,69 C16:1n - 9 Axít Hexadecenoic 4,74 ± 0,01 - - Axít 7 - Hexadecenoic - 12,51 ± 0,19 - C16:1n - 7 Axít 9 - Hexadecenoic 6,15 ± 0,01 3,46 ± 0,12 24,21 C16:2n - 4 Axít Hexadecadienoic 12,85 ± 0,02 - - Axít 7.10 - Hexadecadienoic - 11,13 ± 0,13 - C16:3n - 3 Axít Hexadecatrienoic 8,87 ± 0,01 - - Axít 7.10.13 - Hexadecatrienoic - 7,47 ± 0,11 - C17:0 Axít Heptadecanoic 0,72 ± 0,01 0,38 ± 0,00 27,33 C18:0 Axít Octadecanoic 1,31 ± 0,02 0,62 ± 0,07 3,11 C18:1n - 9 Axít Octadecenoic 2,06 ± 0,03 - - Axít 9 - Octadecenoic - 0,30 ± 0,00 - C18:1n - 7 Axít Octadecenoic 1,37 ± 0,01 - 4,51 Axít 11 - Octadecenoic - 0,53 ± 0,08 1,80 C18:3n - 6 Axít Octadecatrienoic 0,61 ± 0,01 - 3,99 C18:2n - 6 Axít Octadecenoic 1,16 ± 0,03 - 3,38 Axít Hexadecenoic - 0,80 ± 0,02 - C19:0 Axít Nonadecanoic 0,31 ± 0,01 0,99 ± 0,02 - C20:0 Axít Eicosanoic - 0,40 ± 0,00 1,46 C20:1n - 7 Axít 13 - Eicosenoic 0,68 ± 0,01 - - C20:3 - - 3,33 C20:4n - 6 Axít Arachidonic (AA) 0,14 ± 0,00 - - Axít Docosenoic - 0,65 ± 0,02 - C20:4n - 3 Axít 5.8.11.14 - Eicosatetraenoic - 1,55 ± 0,06 - C20:5n - 3 Axít 5.8.11.14.17 - Eicosapentaenoic (EPA) 16,42 ± 0,06 13,17 ± 0,14 2,15 C22:0 Axít Docosanoic - 2,28 ± 0,08 - C22:1 - - 0,397 C22:4n - 6 Axít Docosatetraenoic 0,73 ± 0,02 - - C22:6n - 3 Axít Docosahexaenoic (DHA) 1,65 ± 0,01 - - C24:0 - - 1,01 Khác 0,02 ± 0,01 - - Tổng số axít béo no (SFAs) 42,50 ± 0,08 48,43 ± 0,20 36,72 Tổng số axít béo không no có 1 nối đôi (MUFAs) 14,99 ± 0,06 16,80 ± 0,10 44,67 Tổng số axít béo không no đa nối đôi (PUFAs) 42,44 ± 0,16 34,77 ± 0,08 12,85 Ghi chú: (-) Không phát hiện; SFAs: Axít béo no; MUFAs: Axít béo không no có 1 nối đôi; PUFAs: Axít béo không no đa nối đôi; Lô thử nghiệm: T. pseudonana; Lô đối chứng: T. weissflogii Chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng các khoáng chất đa và vi lượng của sinh khối T. pseudonana được nuôi trong bể composite 3,5 m3 và thu hoạch ở pha logarít sau 6 ngày nuôi trồng. Kết quả được trình bày ở trên bảng 3.4. 15 Bảng 3.4. Thành phần hóa học của T. pseudonana STT Chỉ tiêu phân tích T. pseudonana T. weissflogii QCVN 8 - 2:2011/BYT 1 Xơ tổng số (%) 0,64 ± 0,00 0,23 ± 0,01 2 Nitơ tổng số (%) 0,47 ± 0,00 0,28 ± 0,03 3 Phospho tổng số (%) 0,06 ± 0,00 0,04 ± 0,02 4 Tro (550oC) 38,76 ± 0,02 40,42 ± 0,04 5 Protein (% SKK) 13,20 ± 0,01 6,63 ± 0,25 6 Lipít (% SKK) 20,80 ± 0,24 10,75 ± 1,17 7 Carbohydrate (% SKK) 10,00 ± 0,12 7,86 ± 0,76 8 Chlorophyll a (% SKK) 1,01 ± 0,13 0,23 ± 0,01 9 Chlorophyll b (% SKK) 0,61 ± 0,25 0,05 ± 0,01 10 Carotenoit (% SKK) 0,55 ± 0,07 0,12 ± 0,02 11 K (mg/kg) 693,02 719,74 12 Na (mg/kg) 8227,80 8676,52 13 Mg (mg/kg) 1072,52 1098,72 14 Ca (mg/kg) 200,97 207,46 15 Co (mg/kg) <0,10 0,04 16 Mn (mg/kg) 3,11 <0,01 17 Fe (mg/kg) 57,74 59,65 18 Cu (mg/kg) 1,96 1,22 19 Zn (mg/kg) 4,75 <0,01 20 Cr (mg/kg) 0,89 0,85 21 Se (mg/kg) <0,10 0,14 22 B (mg/kg) KPH 1,07 23 I (mg/kg) 55,10 76,7 24 Pb (mg/kg) 0,47 0,49 <0,5 25 Cd (mg/kg) 0,28 <0,02 <0,5 26 As (mg/kg) 0,38 0,48 <0,5 27 Hg (mg/kg) <0,05 0,49 <0,5 28 Mo (mg/kg) 0,55 0,05 Ghi chú: KPH - không phát hiện; Lô thử nghiệm: T. pseudonana; Lô đối chứng: T. weissflogii 3.3. Ứng dụng Thalassiosira pseudonana trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng 3.3.1. Đánh giá độ an toàn và tác dụng sinh dược của sinh khối Thalassiosira pseudonana để làm thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng 3.3.1.1. Độc tính cấp của Thalassiosira pseudonana Theo phân loại độc tính của Hệ thống phân loại hóa chất và hợp chất toàn cầu GHS dựa trên giá trị LD50, những chất có giá trị độc tính cấp LD50 trong khoảng >5000 mg/kg trọng lượng cơ thể, được coi là chất không độc. Như vậy, sinh khối T. pseudonana là không độc (non - toxic). 3.3.1.2. Độc tính bán trường diễn của Thalassiosira pseudonana a. Ảnh hưởng của Thalassiosira pseudonana lên tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của chuột cống trắng khi dùng dài ngày Kết quả đánh giá tình trạng chung của chuột ở các lô thí nghiệm, thể trọng của chuột cũng được tiến hành theo dõi ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của T. pseudonana đối với trọng lượng cơ thể chuột (n = 8, ± SD) Thời điểm xét nghiệm Trọng lượng cơ thể (g) Lô chứng Lô trị 1 Lô trị 2 Trước thí nghiệm 195,93 ± 3,02 202,58 ± 2,14 197,00 ± 3,51 Sau 14 ngày 208,60 ± 3,34 215,65 ± 2,70 202,15 ± 7,20 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 Sau 28 ngày 223,99 ± 4,04 229,97 ± 4,22 216,52 ± 8,53 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 16 Ghi chú: Lô chứng: uống dung dịch NaCl 0,9% tương ứng với liều 1,00 mL/kg trọng lượng cơ thể/ngày; Lô trị 1: uống vi tảo liều 100 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (liều dự kiến có tác dụng); Lô trị 2: uống vi tảo liều 300 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Mức liều ở lô trị 2 gấp 3 lần mức liều lô trị 1 Như vậy, T. pseudonana với các mức liều và thời gian sử dụng trong nghiên cứu không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể trọng của chuột. b. Ảnh hưởng của Thalassiosira pseudonana lên một số chỉ tiêu huyết học của chuột Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.7 và bảng 3.8. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của T. pseudonana lên một số chỉ tiêu huyết học của chuột (n = 8, ± SD) Thời điểm xét nghiệm Lô chứng Lô trị 1 Lô trị 2 Số lượng hồng cầu trong máu chuột (x 1012 tế bào/L) Trước thí nghiệm 8,06 ± 0,61 7,95 ± 0,86 7,53 ± 0,40 Sau 28 ngày 7,79 ± 0,52 6,99 ± 0,87 6,80 ± 0,71 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 Hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột (g/dL) Trước thí nghiệm 139,25 ± 6,71 137,00 ± 10,81 132,25 ± 7,23 Sau 28 ngày 155,63 ± 5,58 145,13 ± 12,44 146,25 ± 8,26 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 Số lượng bạch cầu trong máu chuột (x 109 g/L) Trước thí nghiệm 7,34 ± 0,39 7,21 ± 0,62 7,35 ± 0,53 Sau 28 ngày 9,52 ± 3,27 9,56 ± 3,35 9,83 ± 3,15 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 Ghi chú: Lô chứng: uống dung dịch NaCl 0,9% tương ứng với liều 1,00 mL/kg trọng lượng cơ thể/ngày; Lô trị 1: uống vi tảo liều 100 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (liều dự kiến có tác dụng); Lô trị 2: uống vi tảo liều 300 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Mức liều ở lô trị 2 gấp 3 lần mức liều lô trị 1 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của T. pseudonana lên công thức bạch cầu trong máu chuột (n = 8, ± SD) Thời điểm xét nghiệm Lô chứng Lô trị 1 Lô trị 2 Lympho (%) Trung tính (%) Lympho (%) Trung tính (%) Lympho (%) Trung tính (%) Trước thí nghiệm 42,41±9,98 38,34±7,81 50,55±9,88 36,24±10,26 42,06±11,46 34,54±10,55 Sau 28 ngày 48,91±2,77 40,64±12,24 42,39±12,37 43,08±11,85 47,84±13,95 37,24±5,57 P trước - sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Ghi chú: Lô chứng: uống dung dịch NaCl 0,9% tương ứng với liều 1,00 mL/kg trọng lượng cơ thể/ngày; Lô trị 1: uống vi tảo liều 100 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày (liều dự kiến có tác dụng); Lô trị 2: uống vi tảo liều 300 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Mức liều ở lô trị 2 gấp 3 lần mức liều lô trị 1 Như vậy, T. pseudonana sử dụng với các mức liều và thời gian khác nhau trong nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dieu_kien_nuoi_sinh_khoi_vi_tao_t.pdf
Tài liệu liên quan