Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài rồng đất (Physignathus Cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế

1. Vào ban ngày

- Loại vi môi trường sống: Tổng số 102 lượt cá thể Rồng đất hoạt động trong sáu loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát và thảm cỏ ven bờ suối, vi môi trường sống khác. Cành cây được loài này sử dụng nhiều nhất (31,3%) (F2,15 = 9,49, P = 0,003).

- Độ cao vị trí bám so với mặt nước suối: 102 lượt cá thể Rồng đất ghi nhận cho thấy loài này bám khoảng 1,43 ± 0,89 m. Nhóm trưởng thành bám (2,26 ± 0,87 m) cao hơn so với nhóm con non (1,12 ± 0,67 m; F1,101 = 49,59, P < 0,0001). Độ cao từ 0,00-2,00 m ghi nhận chủ yếu cá thể non, độ cao từ 2,01 m đến trên 3,00 m ghi nhận chủ yếu cá thể trưởng thành.

- Độ che phủ rừng tại vị trí Rồng đất hoạt động khoảng 32,3 ± 29,0%; cá thể trưởng khoảng (26,1 ± 30,2%) thấp hơn so với con non (34,7 ± 28,4%; F1,101 = 1,79, P = 0,18). Vào ban ngày, Rồng đất có xu hướng hoạt động ở những vị trí thoáng, nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm giảm.

3.2.1.2. Vào ban đêm

- Loại vi môi trường sống: Quan sát 494 lượt cá thể Rồng đất sử dụng năm loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá và vi môi trường sống khác (nằm trong hốc cây, bơi dưới suối, ). Cành cây và tán lá là hai loại vi môi trường sống được Rồng đất sử dụng nhiều nhất (F1,9 = 0,80, P = 0,40). Ban đêm, Rồng đất bám trên cây, tán lá, dây leo ở ven bờ suối để ngủ. Không phát hiện bất kỳ cá thể Rồng đất nào hoạt động ở thảm cỏ và bãi cát ven suối, chứng tỏ hoạt động đẻ trứng, sinh sản của Rồng đất diễn ra chủ yếu vào ban ngày.

- Độ cao vị trí bám và phạm vi hoạt động: Đã xác định độ cao vị trí bám của 494 lượt cá thể Rồng đất, vị trí bám trung bình khoảng 1,81 ± 1,14 m so với mặt nước suối, cá thể trưởng thành khoảng 2,78 ± 1,44 m, cá thể non khoảng 1,54 ± 0,87 m (F1,493 = 122,26, P < 0,0001). Nhóm con non phân bố ở độ cao từ 0,00 m đến trên 3,00 m theo chiều hướng giảm dần, nhóm cá thể trưởng thành phân bố từ 0,51 m đến trên 3,00 m theo chiều hướng tăng dần. Phạm vi hoạt động khoảng 4,7 ± 6,1 m, nhóm cá thể trưởng thành có phạm vi di chuyển khỏi vị trí bám xa hơn so với nhóm con non.

- Loại địa hình suối nước chảy và vũng nước ghi nhận số lượt Rồng đất nhiều nhất, ở các khu vực có thác nước chúng tôi không ghi nhận bất kỳ cá thể Rồng đất nào ở cả hai nhóm tuổi.

- Chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của Rồng đất: Đo nhiệt độ không khí tại vị trí bám của nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 27,2 ± 1,5°C, 27,4 ± 1,1°C. Nhiệt độ cơ thể ở nhóm trưởng thành (23,9 ± 1,1°C) xấp xỉ bằng nhóm con non (23,8 ± 1,5oC). Nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 23,8 ± 1,5oC, 23,4 ± 1,5oC. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám giữa hai nhóm tuổi Rồng đất sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

- Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm khoảng 66,8 ± 29,2%. Nhóm cá thể trưởng thành cao hơn (77,3 ± 25,7%) con non (64,4 ± 29,5%; F1,430 = 13,50, P < 0,0001).

 

doc29 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài rồng đất (Physignathus Cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thức sau: V=43π×L2×(W2)2 Trong đó: V là thể tích mẫu thức ăn (mm3), L là chiều dài mẫu thức ăn (mm), W là chiều rộng mẫu thức ăn (mm, phần rộng nhất) (Magnusson et al., 2003). Chỉ số quan trọng (Index of Relative Importance, IRI) loại thức ăn được tính theo theo công thức sau: IRI=F%+N%+V%3 Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng, F% là tần suất xuất hiện loại thức ăn, N% là phần trăm số lượng từng loại thức ăn, V% là phần trăm thể tích từng loại thức ăn (Caldart et al., 2012). Dùng chỉ số đa dạng Simpson (1949) để tính đa dạng về thành phần thức ăn của Rồng đất, công thức tính như sau: D=ni(ni-1)N(N-1) Trong đó: D là chỉ số đa dạng, ni là số lượng mẫu thức ăn trong loại thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn của các loại thức ăn. Chỉ số đa dạng được trình bày dưới dạng nghịch đảo 1/D, khi 1/D càng lớn thì đa dạng càng cao. Ứớc tính mức độ đồng đều giữa các loại thức ăn của Rồng đất, sử dụng chỉ số Shannon’s evenness, công thức tính như sau: E=H'Hmax Trong đó: E là chỉ số đồng đều (0 < E ≤ 1), khi E = 1 thì độ đồng đều cao nhất, Hmax = lnS (S là tổng số loại thức ăn của bộ mẫu), H’ là chỉ số đa dạng Shannon-Weiner. Chỉ số H’ được tính như sau: H'=- pi ×lnpi Trong đó: pi = ni/N (ni là số lượng mẫu thức ăn trong loại thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn của các loại thức ăn). Sử dụng phương pháp Rarefaction để đánh giá số lượng loại thức ăn kỳ vọng giữa cá thể trưởng thành, gần trưởng thành và con non (mức độ tin cậy 95%). Công thức tính toán như sau: ESn=i=1S1- N- NinNn Trong đó: E(Sn) là số lượng loại thức ăn kỳ vọng, S là tổng số các loại thức ăn, Ni là số lượng mẫu thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn trong bộ mẫu, n là giá trị kích thước mẫu được chọn ngẫu nhiên từ sự chuẩn hóa (n ≤ N) và Nn=N!/n!(N ­ n)! là số lượng kết hợp của n mục thức ăn có thể được chọn ra từ một tập hợp của N mẫu thức ăn (Hurlbert, 1971; Simberloff, 1972; Krebs, 1999). 2.3.2.6. Xác định các nhân tố đe dọa và đề xuất các biện pháp bảo tồn - Các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống của loài. - Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng. - Xác định địa điểm ưu tiên bảo tồn theo hình thức xếp hạng bằng cách chấm điểm theo các tiêu chí cho từng địa điểm nghiên cứu. 2.3.2.7. Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Kiểm tra mức sai khác ý nghĩa bằng phần mềm MINITAB 16.0 và SPSS 19.0. Các biểu đồ được vẽ trên phần mềm OriginPro 8.5.1 và SigmaPlot 12.0. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng quần thể 3.1.1. Cấu trúc quần thể 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái B A 20 mm 20 mm Đã xác định trọng lượng cơ thể và đo 15 chỉ số hình thái của 250 cá thể Rồng đất thuộc ba nhóm tuổi và giới tính ở ba địa điểm nghiên cứu. Về sai khác giới tính, kích cỡ con đực trưởng thành thường lớn hơn con cái trưởng thành (Hình 3.1). Hình 3.1. Rồng đất trưởng thành (A: con đực, SVL = 260 mm; B: con cái, SVL = 165 mm) A B D C E F Hình 3.2. Con đực: mào gáy (A), hàng vảy dưới cằm (B), lỗ đùi (C); Con cái: mào gáy (D), vảy dưới cằm (E), lỗ đùi (F) Căn cứ vào chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL), các cá thể Rồng đất có SVL từ 140 mm trở lên là trưởng thành, vì các đặc điểm sinh dục thứ cấp đã phát triển đầy đủ, có thể phân biệt được rõ giới tính của từng cá thể (Hình 3.2). 3.1.1.2. Mối quan hệ giữa kích cỡ và trọng lượng cơ thể Đã đo 15 chỉ số hình thái của Rồng đất ở ba nhóm tuổi. Chỉ số SSD dương (SSD = 0,21), chứng tỏ ở loài Rồng đất, con đực và con cái có sự sai khác về SVL. Các chỉ số đo về kích thước đầu như: AG, HL, HW, HH ở con đực đều lớn hơn con cái. Mối quan hệ giữa SVL và trọng lượng cơ thể Rồng đất (W) được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính: W = 1,987×SVL - 2,226 (F1,200 = 353,76, P < 0,0001), với R2 = 0,64 được đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ giữa SVL và HL được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính: HL = 0,936×SVL - 0,402, với R2 = 0,943 (F1,197 = 211,60, P < 0,0001). Mối quan hệ giữa SVL và HW được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính: HW = 0,479×SVL - 0,243, với R2 = 0,892 (F1,197 = 1.620,96, P < 0,0001). Mối quan hệ giữa SVL và HH cũng được biểu thị phương trình hồi quy: HH = 0,817×SVL - 0,427, với R2 = 0,891 (F1,196 = 1.598,62, P < 0,0001). 3.1.1.3. Cấu trúc quần thể - Cấu trúc tuổi: Ở A Lưới: Năm 2016, kết quả hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng nhóm con non nhiều nhất (46,6%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (31,4%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (22,0%). Ở Phong Điền: Năm 2017, cấu trúc tuổi Rồng đất thay đổi theo thời gian: trong tháng 4 nhóm con non chiếm ưu thế, sau đó là nhóm tuổi trưởng thành; trong tháng 6 tuổi gần trưởng thành chiếm ưu thế, sau đó nhóm tuổi trưởng thành. Hai đợt khảo sát, nhóm con non nhiều nhất (45,9%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (29,6%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (24,5%). Chứng tỏ, cấu trúc tuổi Rồng đất tại các tuyến này thay đổi theo chiều hướng ổn định. Ở Nam Đông: Năm 2017, số lượng cá thể các nhóm tuổi đều giảm trên các tuyến khảo sát, đặc biệt nhóm trưởng thành giảm mạnh. Nhóm con non nhiều nhất (60,0%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (24,9%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (9,1%). Cấu trúc tuổi Rồng đất ở Nam Đông thay đổi theo hướng không ổn định. Cấu trúc tuổi Rồng đất ở A Lưới, Nam Đông và Phong Điền ghi nhận nhóm con non nhiều nhất (52,9%), nhóm gần trưởng thành (28,6%), nhỏ nhất là nhóm trưởng thành (18,5%). - Cấu trúc giới tính: Ở A Lưới: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái (19,5%) nhiều hơn con đực (18,6%), tuy nhiên, sự chênh lệch giữa đực và cái không nhiều. Ở Phong Điền: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái (24,0%) nhiều hơn 1,5 lần con đực (14,8%). Ở Nam Đông: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái (15,4%) nhiều hơn gấp hai lần con đực (6,6%). Như vậy, cấu trúc giới tính Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu A Lưới, Phong Điền và Nam Đông qua hai đợt khảo sát ghi nhận con cái (18,4%) nhiều hơn con đực (13,1%). 3.1.2. Mật độ quần thể 3.1.2.1. Ở Phong Điền: Năm 2017, ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên hai tuyến trong tháng 4 là 93 cá thể/10.000 m2, trong tháng 6 là 101 cá thể/10.000 m2. Trung bình tháng 4 và tháng 6 khoảng 97 cá thể/10.000 m2. Mật độ quần thể Rồng đất tăng nhưng không đáng kể. 3.1.2.2. Ở A Lưới: Ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên năm tuyến trong tháng 4 và tháng 6 năm 2016 khoảng 44 cá thể/10.000 m2. Ước tính mật độ quần thể Rồng đất hai tuyến vào tháng 6/2017 khoảng 64 cá thể/10.000 m2. 3.1.2.3. Ở Nam Đông: Trong tháng 4 và tháng 6 năm 2017, ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên bốn tuyến khoảng 28 cá thể/10.000 m2. Mật độ Rồng đất vào tháng 6 có xu hướng giảm so với tháng 4 trong cùng một năm, nguyên nhân chính do săn bắt quá mức, đặc biệt, ở Nam Đông và A Lưới. Ước tính mật độ quần thể Rồng đất ở Phong Điền cao nhất (khoảng 97 cá thể/10.000 m2), A Lưới khoảng 44 cá thể/10.000 m2 và thấp nhất là Nam Đông (28 cá thể/10.000 m2). Mật độ quần thể loài Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu chênh lệch khá nhiều. Mật độ quần thể Rồng đất phân bố ở đai độ cao dưới 100 m (97 cá thể/10.000 m2) nhiều hơn gấp hai lần so với độ cao từ 100-300 m (48 cá thể/10.000 m2) và hơn gấp ba lần so với đai độ cao từ 600-800 m (27 cá thể/10.000 m2). 3.1.3. Kích thước quần thể 3.1.3.1. Ở A Lưới: Năm 2016, khảo sát hai đợt trên năm tuyến (dài 2.640 m). Tháng 4 ước tính kích thước quần thể nhiều nhất tại tuyến T-7 (38 cá thể), tiếp theo là tuyến T-6 (35 cá thể), tuyến T-5 có 12 cá thể, ít nhất là tuyến T-3 và T-4 có 6 cá thể/tuyến. Tổng cộng trong tháng 4 ước tính kích thước quần thể Rồng đất được 97 cá thể/năm tuyến. Tháng 6 khảo sát lặp lại năm tuyến trên, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tuyến T-6 nhiều nhất (42 cá thể), tiếp theo là tuyến T-7 có 33 cá thể, tuyến T-4 có 9 cá thể, tuyến T-5 có 6 cá thể và ít nhất là tuyến T-3 có 5 cá thể, tổng cộng tháng 6 ước tính được 95 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 năm 2016 ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại năm tuyến được 96 cá thể. Năm 2017, tháng 6 khảo sát hai tuyến T-6 và T-7 (dài 1.650 m), ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-6 được 35 cá thể, tuyến T-7 được 24 cá thể. Trong tháng 6 ước tính tại tuyến T-6 và T-7 là 59 cá thể. So sánh hai tuyến T-6 và T-7 của năm 2016 (75 cá thể) và năm 2017 (59 cá thể) cho thấy kích thước quần thể Rồng đất giảm rõ rệt, có thể các tuyến này đang bị tác động. 3.1.3.2. Ở Phong Điền: Năm 2017, khảo sát hai tuyến T-1 và T-2 (dài 2.160 m). Tháng 4, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-2 được 124 cá thể. Tháng 6, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-1 được 56 cá thể, tuyến T-2 được 87 cá thể. Tổng cộng tháng 6 ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại hai tuyến được 143 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước tính kích thước quần thể Rồng đất trên hai tuyến T-1 và T-2 là 81 cá thể. Số lượng Rồng đất tại tuyến T-2 giảm rõ rệt qua hai đợt khảo sát, chứng tỏ ở tuyến T-2 quần thể Rồng đất đang bị săn bắt quá mức. 3.1.3.3. Ở Nam Đông: Năm 2107 đã khảo sát hai đợt trên bốn tuyến T-8, T-9, T-10 và T-11 (dài 4.160 m). Tháng 4, khảo sát hai tuyến T-8 và T-9 (dài 2.700 m), ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-8 là 74 cá thể, tuyến T-9 là 52 cá thể. Tổng cộng trong tháng 4 ước tính kích thước quần thể Rồng đất trên hai tuyến khảo sát là 126 cá thể. Tháng 6, khảo sát hai tuyến T-10 và T-11, riêng tuyến T-11 chỉ khảo sát một lần, vì vậy không ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến này. Ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-10 (dài 1.000 m) được 30 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại ba tuyến khảo sát là 78 cá thể. Kết quả khảo sát 10 tuyến ở ba địa điểm nghiên cứu cho thấy đa số kích thước quần thể Rồng đất ở các tuyến trong tháng 6 có chiều hướng giảm so với tháng 4. Nguyên nhân chính do trong tháng 5 và tháng 6, người dân địa phương thường xuyên săn bắt Rồng đất. Như vậy, năm 2016 ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A Lưới là 96 cá thể/5 tuyến (dài 2.640 m), tính trung bình 28 m bắt gặp 1 cá thể. Năm 2017, ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A Lưới khoảng 59 cá thể/2 tuyến (tổng chiều dài 1.650 m), tính trung bình 30 m bắt gặp 1 cá thể; ở Nam Đông khoảng 78 cá thể/3 tuyến (tổng chiều dài 3.700 m) tính trung bình 48 m bắt gặp 1 cá thể; ở Phong Điền khoảng 81 cá thể/2 tuyến (tổng chiều dài 2.100 m) tính trung bình 26 m bắt gặp 1 cá thể. Như vậy, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền lớn nhất, tiếp theo là ở A Lưới và thấp nhất là ở Nam Đông. Tổng cộng, ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát năm 2016-2017 là 314 cá thể (mức sai số khoảng 314 ± 16 cá thể). 3.2. Môi trường sống, phương thức hoạt động và đặc điểm phân bố 3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống 3.2.1.1. Vào ban ngày - Loại vi môi trường sống: Tổng số 102 lượt cá thể Rồng đất hoạt động trong sáu loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát và thảm cỏ ven bờ suối, vi môi trường sống khác. Cành cây được loài này sử dụng nhiều nhất (31,3%) (F2,15 = 9,49, P = 0,003). - Độ cao vị trí bám so với mặt nước suối: 102 lượt cá thể Rồng đất ghi nhận cho thấy loài này bám khoảng 1,43 ± 0,89 m. Nhóm trưởng thành bám (2,26 ± 0,87 m) cao hơn so với nhóm con non (1,12 ± 0,67 m; F1,101 = 49,59, P < 0,0001). Độ cao từ 0,00-2,00 m ghi nhận chủ yếu cá thể non, độ cao từ 2,01 m đến trên 3,00 m ghi nhận chủ yếu cá thể trưởng thành. - Độ che phủ rừng tại vị trí Rồng đất hoạt động khoảng 32,3 ± 29,0%; cá thể trưởng khoảng (26,1 ± 30,2%) thấp hơn so với con non (34,7 ± 28,4%; F1,101 = 1,79, P = 0,18). Vào ban ngày, Rồng đất có xu hướng hoạt động ở những vị trí thoáng, nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm giảm. 3.2.1.2. Vào ban đêm - Loại vi môi trường sống: Quan sát 494 lượt cá thể Rồng đất sử dụng năm loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá và vi môi trường sống khác (nằm trong hốc cây, bơi dưới suối,). Cành cây và tán lá là hai loại vi môi trường sống được Rồng đất sử dụng nhiều nhất (F1,9 = 0,80, P = 0,40). Ban đêm, Rồng đất bám trên cây, tán lá, dây leo ở ven bờ suối để ngủ. Không phát hiện bất kỳ cá thể Rồng đất nào hoạt động ở thảm cỏ và bãi cát ven suối, chứng tỏ hoạt động đẻ trứng, sinh sản của Rồng đất diễn ra chủ yếu vào ban ngày. - Độ cao vị trí bám và phạm vi hoạt động: Đã xác định độ cao vị trí bám của 494 lượt cá thể Rồng đất, vị trí bám trung bình khoảng 1,81 ± 1,14 m so với mặt nước suối, cá thể trưởng thành khoảng 2,78 ± 1,44 m, cá thể non khoảng 1,54 ± 0,87 m (F1,493 = 122,26, P < 0,0001). Nhóm con non phân bố ở độ cao từ 0,00 m đến trên 3,00 m theo chiều hướng giảm dần, nhóm cá thể trưởng thành phân bố từ 0,51 m đến trên 3,00 m theo chiều hướng tăng dần. Phạm vi hoạt động khoảng 4,7 ± 6,1 m, nhóm cá thể trưởng thành có phạm vi di chuyển khỏi vị trí bám xa hơn so với nhóm con non. - Loại địa hình suối nước chảy và vũng nước ghi nhận số lượt Rồng đất nhiều nhất, ở các khu vực có thác nước chúng tôi không ghi nhận bất kỳ cá thể Rồng đất nào ở cả hai nhóm tuổi. - Chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của Rồng đất: Đo nhiệt độ không khí tại vị trí bám của nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 27,2 ± 1,5°C, 27,4 ± 1,1°C. Nhiệt độ cơ thể ở nhóm trưởng thành (23,9 ± 1,1°C) xấp xỉ bằng nhóm con non (23,8 ± 1,5oC). Nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 23,8 ± 1,5oC, 23,4 ± 1,5oC. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám giữa hai nhóm tuổi Rồng đất sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê. - Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm khoảng 66,8 ± 29,2%. Nhóm cá thể trưởng thành cao hơn (77,3 ± 25,7%) con non (64,4 ± 29,5%; F1,430 = 13,50, P < 0,0001). 3.2.2. Phương thức hoạt động 3.2.2.1. Vào ban ngày: Rồng đất hoạt động chủ yếu vào thời điểm có nắng, ít hoạt động vào thời điểm ít nắng và âm u, đặc biệt khi trời mưa. Thời gian hoạt động từ 8:00-16:00 giờ, hoạt động mạnh nhất từ 12:00-14:00 giờ. Theo Döring (2015), Rồng đất sống trong khu vực có độ ẩm tương đối trung bình từ 40-80% và nhiệt độ không khí từ 26-32°C. Trong nghiên cứu này, nhiệt độ không khí trung bình tại thời điểm phát hiện Rồng đất khoảng 30,6 ± 1,4oC tương ứng với độ ẩm tương đối trung bình khoảng 65,3 ± 10,6%. Rồng đất hoạt động săn mồi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là hoạt động phơi nắng và uống nước. Rồng đất săn mồi chiếm phần lớn thời gian, tập tính này phù hợp với mô hình “tìm kiếm rộng - wide forager” hơn là mô hình nằm và đợi (sit-and-wait), kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu về phương thức hoạt động phổ biến của nhóm thằn lằn. 3.2.2.2. Vào ban đêm: Thời gian từ 20:00 giờ đến 21:30 giờ ghi nhận số lượng cá thể Rồng đất xuất hiện ven bờ suối nhiều nhất trong hai nhóm tuổi. Cá thể non xuất hiện nhiều từ 19:31 giờ, cá thể trưởng thành xuất hiện nhiều khoảng sau 20:00 giờ (F1,19 = 2,86, P < 0,0001). 3.2.3. Phân bố theo đai độ cao và sinh cảnh 3.2.3.1. Phân bố theo đai độ cao: Rồng đất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m, ít phân bố ở độ cao trên 600 m. Bain và Hurley (2011) cho rằng nhóm thằn lằn ghi nhận phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m, ở độ cao từ 300-800 m ghi nhận số lượng loài ít. 3.2.3.2. Phân bố theo sinh cảnh: Rồng đất phần bố chủ yếu ở sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng và sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh, ít phân bố ở sinh cảnh rừng nguyên sinh. 3.3. Đặc điểm dinh dưỡng 3.3.1. Thành phần thức ăn Rồng đất ăn 20 loại thức ăn gồm: 18 loại là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật và 1 loài thuộc các mẫu thức ăn không xác định (Hình 3.3). Bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (Isoptera: 37,35%), họ Kiến (Formicidae: 14,10%), bộ Cánh thẳng (Orthoptera: 9,30%), và Ấu trùng côn trùng (Insect larvae: 7,32%). Hình 3.3. Chỉ số quan trọng (IRI) về thành phần thức ăn của Rồng đất ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế (n = 291) Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) cho rằng trong điều kiện nuôi nhốt Rồng đất ăn nhiều nhất là côn trùng (56,47%), tiếp theo là giun đất (24,25%), Rồng đất trưởng thành sử dụng 16/22 loại thức ăn Rồng đất còn non chỉ sử dụng 11/14 loại thức ăn. Trong nghiên cứu này, Rồng đất sử dụng 20 loại thức ăn, chủ yếu là côn trùng (Mối, Kiến), Nhện, Ấu trùng côn trùng, các loài Dế và Châu chấu trong bộ Cánh thẳng; trong đó, Mối và Kiến là hai loại thức ăn chính của Rồng đất, Giun đất chiếm tỉ lệ rất thấp, thực vật cũng là loại thức ăn của loài này. Huey & Pianka (1981) cho rằng các loài thằn lằn có tập tính săn mồi theo mô hình tìm kiếm rộng (widely foraging) sử dụng thức ăn chủ yếu là các loài trong bộ Cánh đều (Isoptera) kể cả số lượng và thể tích. 3.3.2. Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu 3.3.2.1. A Lưới: Rồng đất ăn 20 loại thức ăn, sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (35,57%), họ Kiến (14,00%), bộ Cánh thẳng (9,31%), Ấu trùng côn trùng (6,66%), bộ Giun đất (6,29%) và bộ Nhện (5,36%). 3.3.2.2. Nam Đông: Rồng đất ăn 17 loại thức ăn, bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (32,30%), Bộ Kiến (22,37%), bộ Cánh thẳng (10,09%) và Ấu trùng côn trùng (9,55%). 3.3.2.3. Phong Điền: Rồng đất ăn 18 loại, sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (44,69%), bộ Cánh thẳng (8,59%), thực vật (7,93%), Ấu trùng côn trùng (7,05%), bộ Cánh cứng (6,98%) và họ Kiến (5,72%). Thành phần thức ăn Rồng đất sử dụng ở ba địa điểm khá giống nhau. Có bốn loại thức ăn ưu thế đều xuất hiện ở ba địa điểm nghiên cứu là: bộ Cánh đều, họ Kiến, Ấu trùng côn trùng và bộ Cánh thẳng. Ở Nam Đông, trong dạ dày Rồng đất có thể tích thức ăn lớn nhất; tiếp theo là Phong Điền và thấp nhất là A Lưới (F2,290 = 2,97, P = 0,05). Số lượng mẫu thức ăn ở A Lưới lớn nhất (16,4 ± 32,2 mẫu), tiếp theo là Phong Điền (15,4 ± 36,7 mẫu) và thấp nhất là Nam Đông (13,9 ± 16,1 mẫu; F2,290 = 0,14, P ˃ 0,05). Chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ở Nam Đông lớn nhất, tiếp theo là Phong Điền và thấp nhất là A Lưới (chiều dài: F2,4.585 = 16,07, P < 0,0001; chiều rộng: F2,4.585 = 159,24, P < 0,0001 và thể tích: F2,4.585 = 10,14, P < 0,0001). Loại thức ăn Rồng đất sử dụng ở Nam Đông đa dạng nhất (3,11), theo sau là ở A Lưới (2,04) và ở Phong Điền nhỏ nhất (1,52). Ở Nam Đông (0,23) Rồng đất sử dụng đồng đều các loại thức ăn hơn so với A Lưới (0,15) và Phong Điền (0,14). Có thể khi thành phần thức ăn đa dạng, Rồng đất có xu hướng sử dụng đồng đều các loại thức ăn. 3.3.3. Thành phần thức ăn theo sinh cảnh 3.3.3.1. Rừng thứ sinh lẫn rừng trồng: Bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (38,85%), họ Kiến (14,48%), bộ Cánh thẳng (9,47%), Ấu trùng côn trùng (8,46%). 3.3.3.2. Sinh cảnh rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh: Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 36,36%), họ Kiến (14,91%), bộ Giun đất (9,06%), Ấu trùng côn trùng (7,82%), bộ Cánh thẳng (5,84%) và bộ Nhện (5,61%). 3.3.3.3. Sinh cảnh rừng nguyên sinh: Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (34,41%), họ Kiến (12,62%), bộ Cánh thẳng (14,45%), họ Ốc sên trần (5,96%), bộ Nhện (5,00%) và Ấu trùng côn trùng (5,00%). Mỗi dạ dày Rồng đất ở sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng có số lượng mẫu thức ăn (14,6 ± 27,7 mẫu) thấp nhất, ở sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (16,6 ± 29,1 mẫu) và ở sinh cảnh rừng nguyên sinh (16,1 ± 36,4 mẫu) khác nhau không nhiều. Tuy nhiên, thể tích thức ăn trong dạ dày của Rồng đất ở sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng lớn nhất (4.106,4 ± 5.931,4 mm3), sau đó là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (3.131,3 ± 5.195,3 mm3) và thấp nhất là sinh cảnh rừng nguyên sinh (2.921,6 ± 3.151,2 mm3). Sự sai khác về số lượng mẫu thức ăn và thể tích thức ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba dạng sinh cảnh không có ý nghĩa. Sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng có chỉ số đa dạng (2,56) lớn nhất, tiếp theo là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (2,09) và nhỏ nhất là sinh cảnh rừng nguyên sinh (1,97). Ở sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn có chiều dài (12,3 ± 7,6 mm), chiều rộng (4,5 ± 2,6 mm) và thể tích (281,0 ± 684,8 mm3) lớn nhất; chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn giữa sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh và sinh cảnh rừng nguyên sinh chênh lệch nhau không nhiều (chiều dài: F2,4.585 = 14,20, P < 0,0001, chiều rộng F2,4.585 = 146,94, P < 0,0001 và thể tích: F2,4.585 = 5,40, P = 0,005). 3.3.4. Thành phần thức ăn theo nhóm tuổi Rồng đất trưởng thành sử dụng bốn loại thức ăn có IRI ưu thế: bộ Cánh đều (43,79%), họ Kiến (13,46%), bộ Cánh thẳng (6,97%), Ấu trùng côn trùng (5,86%). Rồng đất gần trưởng thành sử dụng năm loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (43,12%), họ Kiến (9,91%), bộ Cánh thẳng (10,20%), bộ Nhện (5,39%) và Ấu trùng côn trùng (5,72%). Con non sử dụng sáu loại thức ăn có IRI ưu thế: bộ Cánh đều (22,52%), họ Kiến (21,11%), bộ Cánh thẳng (9,98%), Ấu trùng côn trùng (10,53%), bộ Giun đất (7,81%) và bộ Nhện (5,76%). Bốn loại thức ăn: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng và Ấu trùng côn trùng ghi nhận nhiều trong dạ dày ở cả ba nhóm tuổi. Theo Pough et al. (1998) hầu hết các loài thằn lằn trưởng thành thường tiêu thụ loại thức ăn tương tự như con non, nhưng trong giai đoạn phát triển chúng chỉ cần sử dụng thêm vài loại thức ăn khác. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, ngoài việc lựa chọn loại thức ăn chính là côn trùng, cá thể gần trưởng thành và con non đang ở độ tuổi phát triển nên chúng có xu hướng lựa chọn thêm các loại con mồi như Giun đất, Nhện. Nhóm tuổi trưởng thành sử dụng mẫu thức ăn có chiều dài, chiều rộng với thể tích lớn nhất, nhóm tuổi gần trưởng thành và con non sử dụng mẫu thức ăn có kích thước gần bằng nhau (chiều dài: F2,4.585 = 166,88, P < 0,0001; chiều rộng: F2,4.585 = 70,41, P < 0,0001; thể tích: F2,4.585 = 4,34, P = 0,01). Như vậy, Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn có kích thước và thể tích khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Trung bình số lượng mẫu thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm tuổi gần trưởng thành lớn nhất (21,7 ± 44,9 mẫu), tiếp theo là số lượng mẫu thức ăn trong dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành (15,0 ± 20,1 mẫu) và nhỏ nhất là nhóm con non (11,0 ± 19,3 mẫu; F2,290 = 3,50, P = 0,03). Thể tích thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành (4.447,2 ± 6.430,3 mm3) và nhóm tuổi gần trưởng thành (4.175,7± 5.514,3 mm3) chênh lệch nhau không nhiều, riêng nhóm con non có thể tích thức ăn trong dạ dày nhỏ nhất (2.257,2 ± 3.359,9 mm3; F2,290 = 5,94, P = 0,003). Rồng đất gần trưởng thành tiêu thụ số lượng mẫu thức ăn lớn hơn nhiều so với nhóm trưởng thành và con non. Theo Rocha và Anjos (2007), hầu như những loài thằn lằn còn non bị giới hạn bởi kích cỡ miệng nên chúng thường sử dụng các loại con mồi có kích thước tương đối nhỏ so với thằn lằn trưởng thành, nên các cá thể non có xu hướng sử dụng số lượng mẫu thức ăn bằng hoặc nhiều hơn cá thể trưởng thành, tuy nhiên, về thể tích thức ăn có thể nhỏ hơn. Việc sử dụng số lượng thức ăn nhiều ở cá thể non nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để duy trì quá trình phát triển và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Con non sử dụng loại thức ăn đa dạng nhất (3,12), tiếp theo là nhóm trưởng thành (2,06) và nhỏ nhất là nhóm gần trưởng thành (1,76). Nhóm trưởng thành (0,13) và gần trưởng thành (0,14) có xu hướng lựa chọn loại thức ăn ưa thích hơn con non (0,22). Kết quả phân tích Rarefaction cho thấy nhóm con non và nhóm trưởng thành sử dụng đa dạng loại thức ăn hơn nhóm gần trưởng thành. Nhóm trưởng thành và nhóm gần trưởng thành sử dụng đồng đều các loại thức ăn hơn nhóm con non (Hình 3.4). Hình 3.4. Đường cong tích lũy kỳ vọng số lượng mẫu thức ăn (A) và loại thức ăn trong dạ dày (B) của Rồng đất B A 3.3.5. Thành phần thức ăn theo giới tính Con đực sử dụng 5 loại thức ăn có IRI ưu thế gồm: bộ Cánh đều (45,16%), họ Kiến (9,79%), thực vật (5,91%), bộ Cánh thẳng (5,55%) và Ấu trùng côn trùng (5,29%). Con cái sử dụng 6 loại thức ăn có IRI ưu thế: bộ Cánh đều (42,17%), họ Kiến (17,23%), bộ Cánh thẳng (8,33%), bộ Cánh cứng (6,64%), Ấu trùng côn trùng (6,50%) và bộ Cánh màng (5,53%). Số lượng mẫu thức ăn trung bình trong mỗi dạ dày con đực nhiều hơn con cái nhưng không có ý nghĩa (F1,62 = 0,17, P = 0,678). Thể tích thức ăn con cái tiêu thụ lớn hơn so với con đực nhưng không có ý nghĩa (F1,62 = 0,08, P = 0,781). Con cái (2,24) sử dụng loại thức ăn đa dạng hơn con đực (1,88), con đực có xu hướng lựa chọn một số loại thức ăn ưa thích hơn con cái được thể hiện qua chỉ số đồng đều (con cái: 0,21 và con đực: 0,19). Chiều rộng miệng của con đực trưởng thành lớn nhất (25,5 ±7,3 mm), sau đó là con cái trưởng thành (22,5 ± 3,1 mm) và nhỏ nhất là nhóm con non (16,2 ± 1,9 mm). Chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn con đực sử dụng cũng lớn nhất, sau đó là con cái và nhỏ nhất là con non (F3,1.404 = 20,32, P < 0,0001). Theo Reilly et al. (2007) cho rằng các loài thằn lằn có tập tính săn mồi theo mô hình tìm kiếm rộng thì độ rộng miệng có quan hệ mật thiết với kích thước mẫu thức ăn. Trong nghiên cứu này, độ rộng miệng của Rồng đất càn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_hien_trang_sinh_thai_hoc_quan_the.doc
Tài liệu liên quan