Để kiểm tra sự khác biệt trung bình về phát triển CBT của khu vực nghiên cứu với
những giá trị khác nhau của biến nhân khẩu trong mô hình, tác giả sử dụng hai kiểm định Ttest và kiểm định ANOVA.
Tổng hợp kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình các biến nhân khẩu với sự phát
triển CBT với số mẫu là 518 tại khu vực nghiên cứu cho thấy có 2 biến (tình trạng hôn nhân
và vai trò tham gia đối với hoạt động CBT) có sự khác biệt trung bình về mức độ ảnh hưởng
của từng đối tượng tham gia đối với phát triển CBT.
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài
cộng đồng. Trong đó, các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng chủ yếu hỗ trợ giúp cộng đồng
trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch; tư vấn, hỗ trợ, đào tạo giáo dục người dân trong việc nâng
cao kỹ năng và kiến thức, tính chuyên nghiệp trong phát triển CBT.
1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu đánh giá phát triển du lịch nói chung và phát triển CBT nói
riêng thường theo hướng phát triển bền vững, dựa trên ba tiêu chí là: kinh tế, văn hóa - xã hội
và môi trường. Tuy nhiên, từ tổng quan cho thấy ngoài ba tiêu chí trên còn có các tiêu chí khác
đánh giá sự phát triển du lịch như: giáo dục, sức khỏe, đáp ứng nhu cầu khách du lịch tùy
thuộc vào đối tượng, quan điểm và mục tiêu nghiên cứu khác nhau của các học giả. Do vậy, tác
giả cho rằng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và mục đích nghiên cứu của luận án,
cần thống nhất quan điểm, các tiêu chí đánh giá sự phát triển CBT cho khu vực nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT cũng như các chỉ
tiêu đánh giá khá đa dạng, trên những góc độ khác nhau và ở các địa phương khác nhau là
không giống nhau, không mang tính đại diện, gắn với đặc điểm của từng quốc gia, vùng miền.
Do vậy, tác giả cho rằng trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây và mục đích
nghiên cứu của luận án, cần xác định những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển
CBT của khu vực nghiên cứu.
Thứ ba, tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam là những địa phương giàu tiềm năng phát triển
loại hình CBT do sở hữu những tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa gắn
liền với sự sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Tóm lại, trên cơ sở những đánh giá
trên, tác giả thấy rằng cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để:
- Xem xét điều chỉnh các quan điểm, tiêu chí đánh giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng
Tây Bắc, Việt Nam trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây;
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc;
7
- Xác định thước đo phù hợp để đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển
CBT tiểu vùng Tây Bắc trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây;
- Kiểm định, đo lường, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến phát triển CBT
tại tiểu vùng Tây Bắc;
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững
Quan điểm về phát triển bền vững đã được thảo luận trong rất nhiều nghiên cứu của
các học giả ở các lĩnh vực khác nhau kể từ năm 1987, tại Hội nghị Ủy ban Thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED) công bố báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Báo cáo
Brundtlant), thuật ngữ “Phát triển bền vững” đã chính thức được sử dụng để đưa ra cách nhìn
mới về việc hoạch định các chiến lược phát triển lâu bền.
Mặc dù còn những quan điểm khác nhau liên quan đến lý thuyết phát triển bền vững
trong lĩnh vực du lịch nói chung và CBT nói riêng. Tổng hợp các quan điểm, nghiên cứu của
các học giả cho thấy, điểm mấu chốt của phát triển CBT bền vững cần đảm bảo bốn tiêu chí
cơ bản, gồm:
Thứ nhất, đảm bảo tính bền vững về văn hóa - xã hội:
Thứ hai, đảm bảo tính bền vững về kinh tế:
Thứ ba, đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái:
Thứ tư, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và cộng đồng địa phương:
2.1.2. Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan được đề cập từ thế kỷ thứ 19, bắt nguồn từ những quan điểm
đánh giá vai trò quan trọng của hợp tác xã và sự tương hỗ (Clark, T, 1984). Tuy nhiên, khái niệm
về các bên liên quan được Viện nghiên cứu Stanford (SRI - Stanford Research Institute) đề cập lần
đầu tiên vào những năm 1960, theo đó, một công ty phải chịu trách nhiệm không chỉ đối với cổ
đông của mình mà còn cho các bên liên quan, sự hỗ trợ của họ được xem là quan trọng cho sự tồn
tại của công ty (Stoney, C., & Winstanley, D, 2001).
Trong lĩnh vực du lịch, một số học giả (Sautter và Leisen, 1999; Henning, 1974) đã
vận dụng lý thuyết các bên liên quan để phân tích đánh giá sự khác biệt về quan điểm của các
nhóm khác nhau tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt ở khâu hoạch định chính
sách và lập kế hoạch.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn lý thuyết này phục vụ cho việc
xác định các bên liên quan đến phát triển CBT của khu vực nghiên cứu, gồm: người dân địa
phương, khách du lịch, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch.
2.1.3. Lý thuyết kỳ vọng
8
Lý thuyết kỳ vọng được học giả Victor Vroom đề cập vào năm 1964, áp dụng vào bối
cảnh tạo động lực lao động. Lý thuyết kỳ vọng xoay quanh ba yếu tố chính là kỳ vọng kết quả
cộng việc (Expectancy), niềm tin về phần thưởng (Instrumenttality) và sức hấp dẫn của phần
thưởng có giá trị (Valence). Vroom đã đưa ra công thức xác định động lực cá nhân thể hiện
mối quan hệ giữa ba yếu tố trên là: M = E x I x V.
Trong đó: M (Motivation): Động lực làm việc
E (Expectancy): Kỳ vọng kết quả cộng việc
I (Instrumenttality): Niềm tin về phần thưởng
V (Valence): Sức hấp dẫn của phần thưởng có giá trị
Trong lĩnh vực du lịch, lý thuyết kỳ vọng được Witt và Wright (1992) vận dụng để
đánh giá kỳ vọng về động lực đi du lịch của khách du lịch.
2.2. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án
Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia về các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT và các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc. Tác giả tổng hợp các hiệu chỉnh,
bổ sung và thay đổi trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Kết quả hiệu chỉnh các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT và các
nhân tố ảnh hưởng sau tham vấn ý kiến chuyên gia
TT Mô hình đề xuất Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia
1 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT
- Sử dụng 4 chỉ tiêu đánh giá là kinh tế; văn hóa -
xã hội; môi trường và nhu cầu của khách du lịch
được thỏa mãn;
- Thống nhât tên gọi của biến là “Phát triển CBT tiểu
vùng Tây Bắc Việt nam”
2 Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch
- Đưa vào mô hình nghiên cứu;
- Điều chỉnh lại tên nhân tố là “Sức hấp dẫn của
điểm CBT”;
- Đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu là: Điểm tham quan
tự nhiên; Điểm tham quan văn hóa - lịch sử và Các
hoạt động du lịch, giải trí.
3 Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch
- Đưa vào mô hình nghiên cứu
- Điều chỉnh lại tên gọi của nhân tố là “Khả năng
tiếp cận điểm CBT”
4 Tính tiện nghi của điểm đến du lịch
- Đưa vào mô hình nghiên cứu
- Điều chỉnh lại tên gọi của nhân tố là “Cơ sở hạ tầng
và dịch vụ của điểm CBT”
5 Sự tham gia của người dân đia phương - Không đưa vào mô hình nghiên cứu
- Sử dụng trong nghiên cứu định tính
6 Kiến thức và kỹ năng về du lịch của
người dân địa phương - Đưa vào mô hình nghiên cứu
7 Lãnh đạo cộng đồng - Không đưa vào mô hình nghiên cứu
9
TT Mô hình đề xuất Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia
- Sử dụng trong nghiên cứu định tính
8 Hỗ trợ của các tổ chức trong cộng
đồng
- Không đưa vào mô hình nghiên cứu
- Sử dụng trong nghiên cứu định tính
9 Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng
đồng
- Đưa vào mô hình nghiên cứu
- Tách biệt thành ba đối tượng đánh giá và so sánh
là: Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương;
Doanh nghiệp và Tổ chức phi chính phủ.
10 Bổ sung thêm biến kiểm soát - Thống nhất tên gọi của biến là “Đặc điểm
nhân khẩu”
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
CBT tiểu vùng Tây Bắc
Phát triển
CBT
tiểu vùng
Tây Bắc
Việt Nam
H1a
Sức hấp dẫn của điểm CBT
Điểm tham quan tự nhiên
H1b
H1c
Các hoạt động du lịch giải trí
Điểm tham quan văn hóa - lịch sử
H2
Khả năng tiếp cận điểm CBT
H3
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT
H4
Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng
H5a
Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phươg
H5b
H5c
Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người
dân địa phương
Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp
Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ
Đặc điểm nhân khẩu
10
2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và dự đoán mối quan hệ kỳ vọng
TT Giả thuyết đề xuất Ký
hiệu
Mối quan
hệ kỳ vọng
1 Sức hấp dẫn của các điểm tham quan tự nhiên -> Phát triển CBT H1a Thuận chiều
2
Sức hấp dẫn của các điểm tham quan văn hóa - lịch sử -> Phát
triển CBT
H1b Thuận chiều
3 Các hoạt động du lịch giải trí tại mỗi điểm CBT -> Phát triển
CBT
H1c Thuận chiều
4 Khả năng tiếp cận điểm CBT -> Phát triển CBT H2 Thuận chiều
5 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT -> Phát triển CBT H3 Thuận chiều
6
Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương ->
Phát triển CBT H4 Thuận chiều
7
Sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền địa phương -> Phát triển
CBT
H5a Thuận chiều
8 Sự hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ->
Phát triển CBT
H5b Thuận chiều
9 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức phi chính phủ -> Phát triển
CBT
H5c Thuận chiều
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc
Theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020”, tiểu
vùng Tây Bắc gồm bốn tỉnh Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên và Lai Châu. Tổng diện tích tự
nhiên khoảng 37.335 km2, dân số 3.161 nghìn người, khoảng 22 dân tộc sinh sống, hầu hết là
các dân tộc thiểu số (bảng 3.1).
11
Bảng 3.1: Thống kê một số chỉ tiêu thuộc tiểu vùng Tây Bắc
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Địa bàn (tỉnh) Cộng
(trung
bình) Hòa Bình Sơn La
Điện
Biên
Lai
Châu
1 Diện tích
tự nhiên Km
2
4.600,30 14.125 9.541 9.068,8 37.335,1
2 Dân số Nghìn người 854,131 1.248,415 598,856 460,196 3.161,6
3 Mật độ
trung bình Người/km
2
186 88 63 49 96,5
4 Dân tộc Dân tộc 10 12 21 20 22
Nguồn: Niên giám thống kê - Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, 2019
3.1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực phát triển CBT
3.1.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
- Hệ thống nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay): Theo đánh giá của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, nhìn chung các homestay có thể đáp ứng được nhu cầu
nghỉ ngơi của du khách, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng và do vậy, cách thức trang
trí homestay của các điểm du lịch cũng khác nhau, có sức thu hút khách du lịch. Tuy nhiên,
chất lượng homestay chưa cao, mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của du khách,
các trang thiết bị còn thiếu và chưa đảm bảo vệ sinh.
- Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ du khách còn nhiều hạn chế, gần như
các bản không có sân chơi thể thao (trừ sân bóng đá), các dịch vụ tắm thuốc, tắm nước nóng là thế
mạnh của vùng nhưng vẫn chưa được phát huy, điều này không những không kích thích nhu cầu
chi tiêu của khách mà còn không giữ được khách lưu trú lại.
- Hệ thống hạ tầng giao thông về cơ bản đáp ứng được nhu cầu di chuyển, đi lại của
khách du lịch, hầu hết các điểm du lịch cộng đồng hệ thống giao thông đã được bê tông hóa,
tuy nhiên còn một số điểm tại một số bản CBT vẫn còn đường đất, gây ra những hạn chế nhất
định cho du khách trong việc di chuyển đi lại.
3.1.2.2. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, số lao động tại
các điểm du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc có xu hướng tăng qua các năm.
12
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong kinh doanh CBT
Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở VH, TT và DL các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc
Về trình độ lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, các hộ tham gia kinh doanh du
lịch ban đầu chủ yếu mang tính tự phát, người dân tự thực hiện các công việc không qua đào
tạo nên trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Trình độ ngoại ngữ giao tiếp còn nhiều hạn
chế, đây cũng là một trong những khó khăn đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế (Báo
cáo của Sở VH, TT và DL các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc).
3.1.2.3. Số lượng khách du lịch cộng đồng
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các cơ quan chức năng, những năm qua
hoạt động CBT tiểu vùng Tây Bắc khá phát triển, thu hút được nhiều du khách đến thăm.
Khách du lịch nội địa luôn lớn hơn khách quốc tế, điều này cho thấy thị trường khách nội
địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển CBT của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lượt khách CBT so với tổng lượt khách tiểu vùng Tây Bắc
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tại
tiểu vùng Tây Bắc, tác giả trải qua hai giai đoạn nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
3.2.2. Quy trình nghiên cứu
7.23
67.54
22.48
2.75
Dưới 24
tuổi
Từ 24- 41
tuổi
Từ 41 - 55
tuổi
12%
88%
Khách CBT
Khách DL
13
Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày khái quát trong hình gồm 4 bước
chính sau: (1) Xây dựng thước đo; (2) Nghiên cứu định tính; (3) Nghiên cứu định lượng sơ
bộ; (4) Nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2.3. Nghiên cứu định tính
3.2.3.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu định tính
- Bước đầu xác định sự phù hợp của các thước đo được sử dụng để đánh giá sự phát
triển CBT của tiểu vùng Tây Bắc;
- Lựa chọn, điều chỉnh các nhân tố, biến số ảnh hưởng đến phát triển CBT phù hợp với
đặc thù, bối cảnh của tiểu vùng Tây Bắc;
- Tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá tính hợp lý của các nhân
tố, biến số mà tác giả dự kiến đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức.
- Kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp thực hiện
Các dữ liệu định tính chính sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các thành viên
trong cộng đồng tại 8 điểm CBT thuộc 4 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. Các điểm được lựa chọn là đại diện
cho những mức độ phát triển và thời gian hoạt động CBT khác nhau.
3.2.3.3. Phân tích dữ liệu
Các dữ liệu định tính thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được tổng
hợp, phân loại theo từng tiêu chí và nội dung nghiên cứu.
3.2.4. Nghiên cứu định lượng
3.2.4.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu định lượng
- Thống kê mô tả những đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát và các biến quan
sát liên quan đến nghiên cứu;
- Kiểm tra đánh giá trị hội tụ và phân biệt của các biến quan sát thông qua kiểm định
nhân tố khám phá EFA;
- Kiểm tra và đánh giá lại độ tin cậy thước đo của các nhân tố, biến số thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha;
- Phân tích mối quan hệ tương quan Pearson, thực hiện hồi quy tuyến tính các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển CBT và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
3.2.4.2. Phương pháp thực hiện
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), nghiên cứu định lượng bao gồm hai phương pháp
chính là khảo sát (survey method) và thử nghiệm (experimetation). Dựa vào đặc điểm của
nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, tác giả chọn phương pháp khảo sát, cũng theo Nguyễn
Đình Thọ (2011) thì đây là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu
14
định lượng, đặc biệt là các nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh trong các thị trường
chưa phát triển, dữ liệu thứ cấp không có hoặc không đầy đủ, độ tin cậy không cao.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm CBT, nghiên cứu định
lượng được thực hiện qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm phát hiện những lỗi mắc phải
trong điều tra và là căn cứ để tác giả điểu chỉnh bảng câu hỏi đảm bảo tính dễ hiểu và tính nhất
quán, đồng bộ, phù hợp với điều kiện chung nhất của các đối tượng khảo sát.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức dùng để kiểm định thước đo và mô hình
lý thuyết, thông qua hai kỹ thuật chính là phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
(Cronbach, 1951) và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS22 để loại bỏ các biến quan sát có chất lượng kém.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1. Đánh giá phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc
Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, mười hai thước đo được sử dụng để đánh giá sự phát
triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc được sử dụng trong nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành các
cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu hai đối tượng là người dân địa phương và khách du lịch:
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc
Sau khi xác định những thước đo được sử dụng để đánh giá phát triển CBT tại tiểu
vùng Tây Bắc trong nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân địa
phương và khách du lịch tiếp tục được trao đổi xoay quanh năm nhóm nhân tố tác động ảnh
hưởng đến phát triển CBT trong mô hình nghiên cứu.
4.1.3. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu sau kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là giai đoạn đầu tiên, được sử dụng để thăm dò nhằm kiểm tra
mô hình lý thuyết, đồng thời khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong
nghiên cứu định lượng. Từ đó có cơ sở điều chỉnh, bổ sung hoặc khẳng định sự phù hợp của
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết có được từ tổng quan trước đó. Các chuyên gia đều cho
rằng các thước đo đưa vào nghiên cứu là hợp lý, có thể đo lường các khái niệm nghiên cứu
và các đối tượng khảo sát có thể đưa ra thông tin về những nội dung này. Trên cơ sở đó, mô
hình nghiên cứu cũng được điều chỉnh lại sau nghiên cứu định tính (hình 4.1):
15
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Đặc điểm nhân khẩu
Sức hấp dẫn của điểm CBT
H1a
Điểm tham quan tự nhiên
H1b
H1c
Điểm tham quan văn hóa - lịch sử
Các hoạt động du lịch giải trí
H2
Khả năng tiếp cận điểm CBT
H4
Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng
H5a
Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phươg
H5b
Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp
Phát triển
CBT
tiểu vùng
Tây Bắc
Việt Nam
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch
H3a
H3b
H3c
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung
H5c
Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ
Kiến thức và kỹ năng về du lịch
của người dân địa phương
16
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát
Sau khi phát đi 600 phiếu điều tra, tác giả đã thu về được tổng cộng 534 phiếu, tuy
nhiên có nhiều phiếu không hợp lệ, một số lỗi mắc như người được hỏi điền không đầy đủ
các thông tin cần thiết; trả lời một phương án đối với các câu hỏi hoặc trả lời không đủ các
phương án. Tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu, kết quả còn lại 518 phiếu được đưa vào
phân tích thống kê mô tả mẫu để kiểm tra tính phù hợp và khả năng đại diện của mẫu.
4.2.2. Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu
4.2.2.1. Thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT
Nhân tố sức hấp dẫn của điểm CBT gồm 13 thước đo, được đánh giá trên ba khía cạnh
là sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên (STT); sức hấp dẫn điểm tham quan văn hóa - lịch
sử (SVL) và sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch giải trí (SHG). Thang đo Likert 5 điểm từ
1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), mức điểm trung gian là 3.
4.2.2.2. Thống kê mô tả biến khả năng tiếp cận điểm CBT
Bảng 3.5 trình bày kết quả thống kê mô tả nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT (ký
hiệu: KTC) gồm 4 thước đo từ KTC1 đến KTC4, tổng cỡ mẫu là 518.
4.2.2.3. Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT
Kết quả thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT gồm 12 thước đo
đánh giá trên ba khía cạnh là Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản (ký hiệu CHC); Cơ sở hạ tầng và
dịch vụ lưu trú du lịch (ký hiệu CHL) và Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung (ký hiệu CHB). Sử
dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), mức điểm trung gian là
3, với số mẫu là 518.
4.2.2.4. Thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân
Kết quả thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương
(ký hiệu: KKT) gồm 7 biến quan sát, được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm từ (1) =
hoàn toàn không đồng ý đến (5) = hoàn toàn đồng ý, tổng số mẫu là 518.
4.2.2.5. Thống kê mô tả biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng
Biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng được đánh giá qua ba biến số là hợp tác và
hỗ trợ từ phía chính quyền (ký hiệu: HCQ); hợp tác và hỗ trợ từ phía doanh nghiệp (ký hiệu:
HDN) và hợp tác và hỗ trợ từ phía các tổ chức phi chính phủ (ký hiệu: HPC).
4.2.2.6. Thống kê mô tả biến phát triển CBT
Biến phát triển CBT gồm 12 biến quan sát, ký hiệu từ PTT1 đến PTT12, đo lường bằng
thang đo Likert 5 điểm, tổng số mẫu là 518.
4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố cho thấy các nhân tố được đo bởi các thước
đo được đề xuất hầu hết là có độ tin cậy tốt, giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Riêng nhân
tố sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,672
17
Trong biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung có thước đo CHB4 (Các sản phẩm quà lưu
niệm nhỏ gọn, thuận tiện để khách du lịch có thể vận chuyển mang về nhà) có hệ số tương quan
biến - tổng (Item - Total Correlation) = 0,077 < 0,3 do đó tác giả quyết định loại thước đo này
ra khỏi biến CHB4, khi đó hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng sẽ tăng từ 0,720 lên 0,826.
4.2.4. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy kết quả kiểm định tương đối tốt
(phụ lục 5). Hệ số KMO = 0,810 > 0,5 nên việc sử dụng bộ dữ liệu này để phân tích nhân tố
là thích hợp (Kaiser, 1974). Kiểm định Bartlett’s Test dùng để xem xét các biến quan sát trong
nhân tố có tương quan với nhau không, giá trị này cũng đạt khi giá trị Sig của kiểm định =
0,000 < 0,5, do đó các biến quan sát có quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân
tố bằng EFA (bảng 4.12).
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .810
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 12125.972
df 946
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Điểm dừng của phân tích nhân tố được đặt trên cơ sở hệ số Eigenvalue, số lượng nhân
tố tối đa được lựa chọn khi hệ số này có giá trị nhỏ nhất > 1 và phần trăm tích lũy lớn hơn
50%. Với các điều kiện trên, có 11 nhân tố được rút trích ra tại Initial Eigenvalues là 1,250 >
1, tổng phương sai trích được là 68,810% > 50% cho thấy 11 nhân tố trích được trong EFA
phản ánh được 68,810% sự biến thiên của tất cả các thước đo được đưa vào mô hình.
Kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố khám phá các thước đo của biến độc lập, 44
biến quan sát được tải về 11 nhân tố.
4.2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ nhất cho biến phụ thuộc, xem nhanh
qua bảng ma trận xoay Rolated Component Matrix (phụ lục 4) cho thấy biến phụ thuộc không
hội tụ vào một nhân tố. Có 2 nhân tố được rút trích, trong đó xuất hiện vấn đề ở các biến quan
sát PTT1; PTT3; PTT4; PTT7; PTT12 cùng tải lên ở hai nhóm biến số 1 và số 2. Đồng thời,
biến PTT11 hoàn toàn không tải về nhân tố mong muốn (nhóm biến số 1) cùng các biến quan
sát trong thước đo phát triển CBT.
Kết quả chạy EFA lần thứ hai sau khi loại biến PTT11 cho thấy kết quả kiểm định
tương đối tốt. Hệ số KMO = 0,900 > 0,5 nên việc sử dụng bộ dữ liệu này để phân tích nhân
tố là thích hợp (Kaiser, 1974). Kiểm định Bartlett’s Test cũng đạt khi giá trị Sig của kiểm
định = 0,000 < 0,5, do đó các biến quan sát có quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích
nhân tố bằng EFA
18
4.2.5. Kiểm định sự khác biệt trung bình các biến nhân khẩu với phát triển CBT
Để kiểm tra sự khác biệt trung bình về phát triển CBT của khu vực nghiên cứu với
những giá trị khác nhau của biến nhân khẩu trong mô hình, tác giả sử dụng hai kiểm định T-
test và kiểm định ANOVA.
Tổng hợp kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình các biến nhân khẩu với sự phát
triển CBT với số mẫu là 518 tại khu vực nghiên cứu cho thấy có 2 biến (tình trạng hôn nhân
và vai trò tham gia đối với hoạt động CBT) có sự khác biệt trung bình về mức độ ảnh hưởng
của từng đối tượng tham gia đối với phát triển CBT.
4.2.6. Phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội
4.2.6.1. Phân tích tương quan Pearson
Mười biến còn lại có hệ số Sig từ 0,000 đến 0,04 (nhỏ hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_mot_so_nhan_to_anh_huong_den_phat.pdf