Kết quả phân tích nhân tố EFA những yếu tố thuộc TTTM cho thấy 7 nhân tố
được rút trích với tổng phương sai trích là: 70,767 phản ánh phân tích nhân tố giải
thích được 70,767%. Mặt khác khi xem xét ma trận xoay các biến quan sát có hệ số
tải nhỏ hơn 0,5 và hội tụ về nhiều nhân tố, do đó theo nguyên tắc kiểm định EFA thì
sẽ loại các biến này, chỉ các biến quan sát chỉ hội tụ về một nhân tố có hệ số tải lớn
hơn 0,5 sẽ được giữ lại.
Nhân tố 1: Kết quả phân tích nhân tố EFA (phụ lục 8A) cho thấy có 8 biến
quan sát cùng tải về nhân tố 1 là HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, HH6, HH8, HH9.
Biến quan sát HH7 hội tụ về nhân tố thứ bảy. Xét về mặt nội dung cho thấy 8 biến
này vẫn mô tả về hàng hóa của TTTM, vì vậy nhân tố thứ nhất sẽ gồm 8 biến quan
sát và vẫn được giữ nguyên tên gọi là “Hàng hóa”
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí của khách hàng tại trung tâm thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc của
khách hàng phụ thuộc vào cảm nhận của họ mỗi khi tiếp xúc với những yếu tố thuộc
TTTM. Vì vậy, mô hình TTTM hiện đại và phù hợp với thị hiếu NTD Việt, cung cấp
TNMSGT cho khách hàng trở nên cấp thiết đối với nhà quản lý TTTM. Xuất phát từ
lý luận và sự cấp thiết của thực tiễn trên, NCS lựa chọn nghiên cứu riêng biệt những
yếu tố thuộc TTTM ảnh hưởng đến TNMSGT của khách hàng. Từ đó loại bỏ những
yếu tố thuộc TTTM không phù hợp và bổ sung những yếu tố phù hợp với dữ liệu thị
7
trường. Đồng thời, kết quả tổng quan cho thấy TNMSGT của khách hàng được đo
lường ở góc độ cảm xúc, tuy nhiên khi xem xét ở góc độ kết quả, khách hàng đạt
được tính giải trí trong quá trình mua sắm họ thường lưu lại lâu hơn, chi tiêu nhiều
hơn và mua sắm ngẫu hứng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, NCS mong muốn phát
triển thang đo TNMSGT dưới góc độ hành vi với mong muốn đóng góp thêm lý
thuyết mới vào kho tài liệu nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về lĩnh vực này.
2.3. Khung nghiên cứu
2.3.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Với xu hướng tiêu dùng “n trong 1”, TTTM đã trở thành điểm đến lý tưởng
cho NTD Việt Nam, họ có thể mua sắm những nhu yếu phẩm hàng ngày cho đến
những mặt hàng thời trang cũng như các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, giáo
dục, cho tất cả các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy 7 thuộc tính
TTTM ban đầu của Sit và cộng sự (2003) tương đối đầy đủ và phù hợp với những
thuộc tính TTTM của Việt Nam hiện nay. Do đó, NCS kế thừa mô hình nghiên cứu
của Sit và cộng sự (2003) để xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu của luận án.
Mô hình nghiên cứu ban đầu của luận án được mô tả như sau:
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu ban đầu
Nguồn: NCS đề xuất
2.3.2. Thang đo nghiên cứu nháp 1
Bảng 2.1: Tổng hợp khái niệm và thang đo những yếu tố hình ảnh
trung tâm thương mại của Sit và cộng sự (2003)
Yếu tố Thang đo
Hàng hóa (Merchandising)
Hàng hóa là thuộc tính cốt lõi của
Hàng hóa có thương hiệu
Cửa hàng có bán những thương hiệu tôi
Hàng hóa
An toàn
Khả năng tiếp cận
Không gian mua sắm
Dịch vụ
Ẩm thực
Giải trí
Trải nghiệm mua
sắm mang tính
giải trí
8
Yếu tố Thang đo
TTTM, được mô tả bởi sự đa dạng
của hàng hóa, sự hiện diện của hàng
hóa có thương hiệu và những thương
hiệu được yêu thích.
yêu thích
Đa dạng hàng hóa
Khả năng tiếp cận (Accessibility)
Khả năng tiếp cận TTTM được mô tả
gồm khả năng tiếp cận vi mô và khả
năng tiếp cận vĩ mô. Khả năng tiếp
cận vi mô đề cập đến bãi đỗ xe, khả
năng di chuyển dễ dàng trong TTTM.
Khả năng tiếp cận vĩ mô đề cập đến
điều kiện di chuyển tới TTTM.
Gần nhà
Đường đi lại dễ dàng
Bãi đỗ xe có đủ chỗ
Dễ dàng tìm thấy lối ra vào TTTM
Dễ dàng đi vòng quanh TTTM
Thời gian mở cửa thích hợp với tôi
Không gian mua sắm
(Atmospherics)
Không gian mua sắm của TTTM
được mô tả bởi chất lượng bầu không
khí của TTTM như âm nhạc, ánh
sáng, nhiệt độ cùng với trang trí và
màu sắc của TTTM.
Nhạc nền dễ chịu
Màu sắc thời trang
Trang trí hiện đại
Ánh sáng đầy đủ
Có điều hòa nhiệt độ
Dịch vụ (Service)
Dịch vụ trong TTTM được đề cập đến
gồm dịch vụ dành cho cá nhân khách
hàng và các dịch vụ chung. Trong đó
dịch vụ dành cho cá nhân khách
hàng được giới hạn bởi hành vi của
nhân viên thông qua biểu hiện về thái
độ và kiến thức của nhân viên. Dịch
vụ chung cung cấp các tiện ích liên
quan đến tình trạng di chuyển nhanh
chóng trong TTTM và khu vực nhà vệ
sinh của TTTM. Cả hai loại dịch vụ
này được gọi là dịch vụ bổ sung cho
việc bán hàng (sản phẩm chính) của
TTTM.
Sự hỗ trợ nhiệt tình của nhân viên tại
quầy thông tin
Thái độ lịch sự của nhân viên tại quầy
thông tin
Đáp ứng dịch vụ nhanh chóng tại quầy
thông tin
Sự hiểu biết của nhân viên tại quầy thông tin
Đồng phục gọn gàng của nhân viên tại
quầy thông tin
Sự giúp đỡ của bộ phận quản lý TTTM
Thái độ tích cực của bộ phận quản lý TTTM
Thang cuốn đầy đủ
Thang máy đầy đủ
Có biển thông tin chỉ dẫn
Có tờ rơi về trung tâm
Nhà vệ sinh sạch sẽ
9
Yếu tố Thang đo
Nhà vệ sinh dễ tìm
Nhà vệ sinh có vị trí thuận tiện
Vệ sinh tổng thể của TTTM
Ẩm thực (Food)
Ẩm thực là một thuộc tính giải trí của
TTTM, chúng cung cấp thời gian
nghỉ ngơi cần thiết trong thời gian
mua sắm hoặc khi kết thúc hoạt động
mua sắm của khách hàng, chúng
được đại diện bởi khu ẩm thực.
Khu ẩm thực
Giải trí (Entertainment)
Giải trí được đánh giá là một thuộc
tính đặc thù của TTTM trong việc tạo
ra môi trường giải trí trong TTTM từ
đó dẫn đến TNMS vui vẻ và thú vị,
thuộc tính giải trí của TTTM bao
gồm sự kiện giải trí và khu vui chơi
giải trí.
Khu vui chơi giải trí riêng biệt (rạp chiếu
phim, khu vui chơi)
Nhiều loại hình giải trí theo mùa (biểu diễn)
An toàn (Security)
An toàn được khái quát bởi sự an
toàn của bản thân khách hàng khi tới
TTTM như an toàn trong khu vực gửi
xe, nhà vệ sinh, trong TTTM hay sự
an toàn của hệ thống thang máy,
thang cuốn và sự hiện diện của nhân
viên bảo vệ.
Xe tôi an toàn trong bãi đậu xe
An toàn của bản thân trong khu vực gửi
xe
An toàn của bản thân trong TTTM
An toàn của thang cuốn
An toàn của thang máy
Có nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ
An toàn của bản thân trong nhà vệ sinh
Nguồn: Sit và cộng sự (2003)
Bảng 2.2: Thang đo trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí
Thang đo Tác giả/Năm
Thoải mái
Lê Văn Huy (2011)
Vui vẻ
Căng thẳng
Thư giãn
Giải trí
Nguồn: Lê Văn Huy (2011)
10
2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu dự kiến
H1: Hàng hóa có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H2: Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H3: Không gian mua sắm có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H4: Dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H5: Ẩm thực có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H6: Giải trí có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
H7: An toàn có ảnh hưởng tích cực đến TNMSGT của khách hàng
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Theo tổng hợp của NCS đến tháng 12/2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có
18 TTTM (phụ lục 3A) đạt quy mô theo Quy chế siêu thị, TTTM ban hành kèm theo
Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương), trong đó có 3 TTTM hạng I, 6 TTTM hạng II
và 9 TTTM hạng III.
Đặc điểm những TTTM hạng I:
Hạng I có 3 TTTM, gồm 2 TTTM (Vicom Mega Mall- Times City và Vincom
Mega Mall- Royal City) của tập đoàn Vingroup và Aeon Mall Long Biên của tập
đoàn bán lẻ Aeon Nhật Bản.
Đặc điểm những TTTM hạng II:
Hạng II có 6 TTTM, trong đó có 3 TTTM thuộc tập đoàn Vingroup (Vincom
Bà Triệu, Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Vincom Plaza Long Biên) và 3 TTTM
khác là: Mipec center Tây Sơn; Savico Mega Mall Long Biên; Lotte Shopping
Center.
Đặc điểm những TTTM hạng III:
Hạng III gồm 9 TTTM: Ruby Plaza, Artemis, Vincom Center Phạm Ngọc
Thạch; Mipec Center Long Biên; Tràng Tiền Plaza Shopping Center; Big C Thăng
Long; IPH Shopping Center- Xuân Thủy; Vincom Plaza Bắc Từ Liêm; The Garden
Shopping Center- Mễ Trì. Xét theo vị trí, 9 TTTM này đều tọa lạc tại các quận khác
nhau của Hà Nội và có giao thông thuận tiện.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Quy trình nghiên cứu
11
Quy trình nghiên cứu được thiết kế theo 4 bước: thứ nhất là nghiên cứu tài liệu,
thứ hai là nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm), thứ ba là
nghiên cứu định lượng sơ bộ và thứ tư là nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2.2. Dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu và công cụ phân tích dữ liệu
Trong luận án này NCS sử dụng hai loại dữ liệu: thứ cấp và sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các công trình khoa học đã công cố có liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu của luận án và các thông tin về thị trường nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp là những thông tin mới được thu thập lần đầu tiên để phục vụ
cho nghiên cứu, cụ thể là đặc điểm TTTM và ý kiến, quan điểm của các đối tượng
khảo sát về TNMSGT của khách hàng tại TTTM.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Đối với các công trình khoa học đã công bố: NCS tra cứu theo từ khóa thông
qua các trang tìm kiếm như google, google Schoolar, Siencedirect, Proquest,
Emerald,..
Đối với dữ liệu về thị trường: NCS tìm kiếm từ niêm giám thống kê, tạp chí
chuyên ngành, thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường, báo cáo nội bộ của các
TTTM.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập dữ liệu sơ cấp: kỹ thuật quan sát được áp dụng đối với TTTM; kỹ
thuật phỏng vấn sâu cá nhân, thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo
sát tại TTTM và phỏng vấn gián tiếp qua internet bằng công cụ google + được sử
dụng trong nghiên cứu định tính và định lượng nhằm thu thập ý kiến, quan điểm của
các chuyên gia, các nhà quản lý, chủ gian hàng, nhân viên của TTTM và khách hàng
mua sắm tại TTTM
Công cụ phân tích dữ liệu:
Đối với dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu khảo sát, NCS sử dụng phần
mềm SPSS V.22 để phân tích.
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính: là bước nghiên cứu quan trọng tiếp theo trong quá trình
nghiên cứu nhằm phát hiện những yếu tố thuộc TTTM phù hợp với bối cảnh nghiên
cứu tại thị trường Việt Nam. Đồng thời điều chỉnh, bổ sung thang đo những yếu tố
cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định tính là xây dựng mô
hình nghiên cứu và xác định thang đo nháp 2 cho luận án.
Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
12
Trong nghiên cứu này kỹ thuật quan sát, kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân và
thảo luận nhóm được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính.
Mô tả mẫu nghiên cứu
Phỏng vấn sâu cá nhân được thực hiện với: 06 chuyên gia (03 chuyên gia
marketing ở lĩnh vực đào tạo, 03 chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ); 10 đối tượng khác
nhau làm việc tại TTTM (quản lý của TTTM, chủ gian hàng và nhân viên của
TTTM). Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng khảo sát được mô tả trong phụ
lục 1B.
Thảo luận nhóm được thực hiện với 2 nhóm khách hàng thường xuyên của
TTTM. Cụ thể: một, nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng/công sở (gồm 8
người), gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 25- 40, với đặc điểm chung thích mua sắm tại
TTTM, có sức mua tốt. Hai, nhóm khách hàng là sinh viên (gồm 8 người).
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả quan sát trung tâm thương mại
Về TTTM: Kết quả quan sát 18 TTTM cho thấy các TTTM này đều hội tụ những
yếu tố cần thiết nhằm thỏa mãn “n trong 1” nhu cầu của khách hàng.
Về khách hàng: tương đối đa dạng, từ học sinh, sinh viên đến những người đi
làm, hưu trí. Họ đến để mua sắm, đi siêu thị, đi dạo chơi, săn hàng giảm giá, tham dự
sự kiện, ăn uống, sử dụng các dịch vụ giải trí như xem phim, chơi games,
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về những yếu tố thuộc TTTM đã
phát hiện 8 thuộc tính thuộc TTTM (Hàng hóa; Không gian mua sắm; Khả năng tiếp
cận; Dịch vụ cá nhân; Tiện ích; Ẩm thực; Giải trí; An toàn) được đánh giá là có ảnh
hưởng đến TNMSGT của khách hàng.
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy TNMSGT đều được hiểu
đúng nghĩa đồng thời TNMSGT của khách hàng không chỉ được xem xét ở góc độ
cảm xúc mà cần xem xét ở góc độ hành vi. Do đó, NCS bổ sung thêm thang đo hành
vi vào mô hình nghiên cứu để đo lường TNMSGT của khách hàng tại TTTM.
Kết quả thảo luận cho thấy có 2 quan điểm về mua sắm được hình thành, một
là quan điểm coi mua sắm là một loại hình giải trí, hai là quan điểm coi mua sắm như
là công việc bắt buộc hoàn thành.
Mô hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, mô hình những yếu tố thuộc TTTM
ảnh hưởng đến TNMSGT của khách hàng được mô tả như hình 3.2.
13
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án
Nguồn: NCS đề xuất
Đồng thời giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu chính thức
Thang đo “Cảm xúc” Thang đo “Hành vi”
H1a: Hàng hóa có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H1b: Hàng hóa có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
H2a: Không gian mua sắm có ảnh
hưởng tích cực đến cảm xúc của khách
hàng
H2b: Không gian mua sắm có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi của khách
hàng
H3a: Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng
tích cực đến cảm xúc của khách hàng
H3b: Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi của khách hàng
H4a: Dịch vụ cá nhân có ảnh hưởng
tích cực đến cảm xúc của khách hàng
H4b: Dịch vụ cá nhân có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi của khách hàng
H5a: Tiện ích có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H5b: Tiện ích có ảnh hưởng tích cực
hành vi của khách hàng
H6a: Ẩm thực có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H6b: Ẩm thực có ảnh hưởng tích cực
hành vi của khách hàng
H7a: Giải trí có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H7b: Giải trí có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
H8a: An toàn có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H8b: An toàn có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
Nguồn: NCS đề xuất
Hàng hóa
Không gian mua sắm
An toàn
Khả năng tiếp cận
Dịch vụ cá nhân
Tiện ích
Ẩm thực
Giải trí
Trải nghiệm mua sắm
mang tính giải trí
- Cảm xúc
- Hành vi
14
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng
Hình 3.2: Quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng
Nguồn: NCS tự xây dựng
Thiết kế bảng hỏi
Nội dung bảng hỏi được thiết kế trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính. Kết
cấu bảng hỏi trong cả hai giai đoạn sơ bộ và chính thức gồm các nội dung chính: (i)
Hành vi của khách hàng khi mua sắm tại TTTM, (ii) Nhận định của khách hàng về
những yếu tố ảnh hưởng đến TNMSGT của KH; (iii) Cảm nhận TNMSGT của khách
hàng; (iv) Thông tin cá nhân.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert với 5 mức, mức 1- Rất không
đồng ý; mức 2- Không đồng ý; mức 3- Bình thường; mức 4- Đồng ý; mức 5- Rất đồng
ý.
Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
cho nghiên cứu định lượng đối với cả hai giai đoạn sơ bộ và chính thức, một là thu
thập trực tiếp tại điểm (tại TTTM) thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, hai
là thu thập gián tiếp qua internet. Thời gian thực hiện khảo sát sơ bộ là tháng 4/2017
và chính thức là tháng 5, 6/2017.
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Dữ liệu trong nghiên cứu này được phân tích bằng phần mềm SPSS. Trình tự
phân tích dữ liệu được thực hiện tương ứng với từng giai đoạn nghiên cứu: sơ bộ và
chính thức.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ chỉ thực hiện phân tích hệ số
Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Giai đoạn chính thức được
thực hiện nhằm kiểm định mô hình và giả thuyết thống kê, dữ liệu được phân tích
theo trình tự như sau: Phân tích thống kê mô tả; Đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố EFA; Phân tích thống kê suy diễn,
luận án sử dụng kiểm định sự khác biệt và kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc; phân tích hồi quy tuyến tính bội
Xác định
tổng thể
nghiên cứu
Xác định
khung
mẫu
Xác định
kích thước
mẫu
Xác định
phương pháp
chọn mẫu
Tiến
hành
chọn mẫu
15
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Thang đo được điều chỉnh sau nghiên cứu định tính được đưa vào bảng hỏi
phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng. Thông qua việc phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha, các thang đo sẽ được đánh giá mức độ tin cậy. Kết quả phân
tích cho thấy các biến thành phần của các biến tổng (Hàng hóa, Không gian mua
sắm, Khả năng tiếp cận, Dịch vụ cá nhân, Tiện ích, Ẩm thực, Giải trí, An toàn)
đều có hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và hệ số conbach alpha nếu loại biến
đều > 0.6. Như vậy, các thang đo đều đạt độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu định
lượng chính thức được trình bày trong chương 4.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Để đạt được kích thước mẫu mong muốn là 500 quan sát, NCS thực hiện thu
thập dữ liệu bằng cách 2 cách, một là điều tra trực tiếp tại 18 TTTM ở Hà Nội, hai là
khảo sát gián tiếp qua internet. Kết quả điều tra đã thu thập được dữ liệu chính thức
của 495 đáp viên, trong đó thu thập tại TTTM đạt 381 đáp viên và qua internet là 114
đáp viên. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát (phụ lục 5) được mô tả
trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát
Nhân khẩu học Tần suất Tỷ lệ (%)
Giới
tính
Nam 193 38.99%
Nữ 302 61.01%
Độ tuổi 18- 25 tuổi 171 34.55%
26- 35 tuổi 139 28.08%
36- 45 tuổi 97 19.60%
45- 55 tuổi 75 15.15%
> 55 tuổi 13 2.63%
Tình
trạng hôn
nhân
Độc thân 210 42.42%
Có gia đình 178 35.96%
Khác (ly hôn/ly thân/góa) 107 21.62%
Trình
độ học
vấn
Dưới THPT 7 1.41%
Tốt nghiệp THPT 92 18.59%
Trung cấp/Cao đẳng 133 26.87%
Đại học 188 37.98%
Sau đại học 75 15.15%
Nghề Sinh viên 89 17.98%
16
Nhân khẩu học Tần suất Tỷ lệ (%)
nghiệp Nhân viên văn phòng (Doanh nghiệp) 114 23.03%
Công nhân trực tiếp sản xuất (Doanh nghiệp) 85 17.17%
Công chức/viên chức (Hành chính sự nghiệp) 81 16.36%
Quản lý/Chủ kinh doanh 74 14.95%
Nội trợ/ hưu trí 33 6.67%
Khác (lao động tự do) 19 3.84%
Thu
nhập
Dưới 5 triệu đồng 114 23.03%
5-10 triệu đồng 165 33.33%
từ 10-15 triệu đồng 120 24.24%
từ 15-20 triệu đồng 57 11.52%
Trên 20 triệu đồng 39 7.88%
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS của NCS
4.2. Kết quả đánh giá thang đo chính thức
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach’ Alpha)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 7 biến độc lập, có 2 biến quan sát bị
loại là KN5 và KN6 (thuộc biến Khả năng tiếp cận).
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc, có 1 biến quan sát bị
loại là CX5 (thuộc biến phụ thuộc Cảm xúc).
4.2.3. Đánh giá giá trị thang đo (phân tích EFA)
Kết quả đánh giá giá trị thang đo biến độc lập
Kết quả phân tích nhân tố EFA những yếu tố thuộc TTTM cho thấy 7 nhân tố
được rút trích với tổng phương sai trích là: 70,767 phản ánh phân tích nhân tố giải
thích được 70,767%. Mặt khác khi xem xét ma trận xoay các biến quan sát có hệ số
tải nhỏ hơn 0,5 và hội tụ về nhiều nhân tố, do đó theo nguyên tắc kiểm định EFA thì
sẽ loại các biến này, chỉ các biến quan sát chỉ hội tụ về một nhân tố có hệ số tải lớn
hơn 0,5 sẽ được giữ lại.
Nhân tố 1: Kết quả phân tích nhân tố EFA (phụ lục 8A) cho thấy có 8 biến
quan sát cùng tải về nhân tố 1 là HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, HH6, HH8, HH9.
Biến quan sát HH7 hội tụ về nhân tố thứ bảy. Xét về mặt nội dung cho thấy 8 biến
này vẫn mô tả về hàng hóa của TTTM, vì vậy nhân tố thứ nhất sẽ gồm 8 biến quan
sát và vẫn được giữ nguyên tên gọi là “Hàng hóa”.
Nhân tố 2: Kết quả phụ lục 8A chỉ ra 7 biến quan sát cùng tải về nhân tố 2,
gồm: 04 biến quan sát DV1, DV2, DV3, DV4 của yếu tố “Dịch vụ khách hàng”;
01 biến quan sát HH7 của yếu tố “Hàng hóa”; 01 biến quan sát TI9 của yếu tố
“Tiện ích” và 01 biến quan sát GT4 của yếu tố “Giải trí”. Xét về mặt nội dung có
17
thể thấy các biến quan sát này phản ánh cách thức vận hành của TTTM. Như vậy,
nhân tố 2 gồm có 7 biến quan sát phản ánh cách thức vận hành của TTTM và
được đặt tên là “Vận hành”.
Nhân tố 3: Phụ lục 8A cho thấy có 8 biến quan sát cùng tải về nhân tố 3 là TI1,
TI2, TI3, TI4, TI5, TI6, TI7, TI8 (TI9 hội tụ về nhân tố thứ bảy). Xét về mặt nội
dung, 8 biến này vẫn mô tả về những tiện ích chung mà TTTM cung cấp cho khách
hàng trong quá trình mua sắm tại TTTM. Như vậy, nhân tố 3 gồm 8 biến quan sát và
được giữ nguyên tên thang đo ban đầu là “Tiện ích”.
Nhân tố 4: Có 6 biến quan sát cùng tải về nhân tố 4 là AT1, AT2, AT3, GT1,
GT2, GT3. Trong đó có 3 biến quan sát thuộc thang đo ẩm thực là AT1, AT2, AT3 và
3 biến còn lại của thang đo giải trí là GT1, GT2, GT3 (GT4 hội tụ về nhân tố thứ
bảy). Ba biến quan sát của thang đo gốc Ẩm thực hội tụ cùng với 3 biến quan sát của
hoạt động Giải trí, điều này có thể hiểu ở góc độ thị trường là các loại hình ăn uống
và vui chơi giải trí đều phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn dành cho khách hàng. Vì
vậy, nhân tố 4 gồm 6 biến quan sát và được đặt tên là Ẩm thực và Giải trí.
Nhân tố 5: Quan sát phụ lục 8A cho thấy có 6 biến quan sát cùng tải về nhân tố
2 là KG1, KG2, KG3, KG4, KG5, KG6. Như vậy thang đo “Không gian mua sắm”
không có gì thay đổi.
Nhân tố 6: Được hội tụ bởi 4 biến quan sát: KN1, KN2, KN3, KN4, đây là bốn
biến quan sát của thang đo “Khả năng tiếp cận”. Xét về mặt nội dung có thể thấy 4
biến quan sát này đều phản ánh vị trí của TTTM, vì vậy nhân tố 6 gồm 4 biến quan
sát và được đặt tên là “Vị trí”.
Nhân tố 7: Là sự hội tụ của 4 biến quan sát: AN1, AN2, AN3, AN4. Xét về
mặt nội dung cho thấy 4 biến này vẫn phản ánh vấn đề an toàn của khách hàng khi ở
TTTM, vì vậy nhân tố 7 gồm 4 biến quan sát và vẫn được giữ nguyên tên gọi là An
toàn.
Kết quả đánh giá giá trị thang đo biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho TNMSGT của khách hàng cho thấy 2 nhân
tố được rút trích với tổng phương sai trích là: 63,045 phản ánh phân tích nhân tố giải
thích được 63,045%. Mặt khác, kết quả ma trận xoay (phụ lục 8B) cho thấy các biến
quan sát của hai nhân tố này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, do đó các biến quan sát đều
được giữ lại.
Nhân tố 1: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có 5 biến quan sát cùng tải
về nhân tố 1 là CX1, CX2, CX3, CX4, CX6. Xét về mặt nội dung cho thấy 5 biến này
vẫn phản ánh cảm xúc của khách hàng khi tới TTTM, vì vậy nhân tố thứ nhất sẽ gồm
5 biến quan sát và vẫn được giữ nguyên tên gọi là “Cảm xúc”.
18
Nhân tố 2: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có 3 biến quan sát cùng tải
về nhân tố 2 là HV1, HV2, HV3. Như vậy nhân tố 2 sẽ gồm 3 biến quan sát của thang
đo gốc hành vi, do đó vẫn được giữ nguyên tên gọi là “Hành vi”.
Từ kết quả phân tích EFA, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án
Nguồn: NCS đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất trong bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.2: Giả thuyết nghiên cứu chính thức
Thang đo “Cảm xúc” Thang đo “Hành vi”
H1a: Hàng hóa có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H1b: Hàng hóa có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
H2a: Không gian mua sắm có ảnh hưởng
tích cực đến cảm xúc của khách hàng
H2b: Không gian mua sắm có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi của khách
hàng
H3a: Vị trí có ảnh hưởng tích cực đến
cảm xúc của khách hàng
H3b: Vị trí có ảnh hưởng tích cực hành
vi của khách hàng
H4a: Tiện ích có ảnh hưởng tích cực đến
cảm xúc của khách hàng
H4b: Tiện ích có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
H5a: Ẩm thực và Giải trí có ảnh hưởng
tích cực đến cảm xúc của khách hàng
H5b: Ẩm thực và Giải trí có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi của khách hàng
H6a: An toàn có ảnh hưởng tích cực đến
cảm xúc của khách hàng
H6b: An toàn có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
H7a: Vận hành có ảnh hưởng tích cực
đến cảm xúc của khách hàng
H7b: Vận hành có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi của khách hàng
Nguồn: NCS đề xuất
Hàng hóa
Không gian mua sắm
Vị trí
Tiện ích
Ẩm thực và Giải trí
An toàn
Vận hành
Trải nghiệm mua sắm
mang tính giải trí
- Cảm xúc
- Hành vi
19
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo sau phân tích EFA (Cronbach’ Alpha)
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, có 43 biến quan sát của 7 thang đo biến
độc lập được mã hóa lại được đem vào phân tích Cronbach’s Alpha. Kết quả đánh giá độ
tin cậy của thang đo biến độc lập chính thức (phụ lục 9) được khái quát như sau các biến
thành phần có hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 và hệ số conbach alpha nếu loại
biến đều > 0,6, vì vậy các thang đo đạt độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
Tương tự như vậy, 8 biến quan sát của 2 thang đo biến phụ thuộc được đem
vào phân tích Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích cho thấy các biến thành phần có
hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3 và hệ số conbach alpha nếu loại biến đều > 0,6,
vì vậy các thang đo đạt độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
4.2.4. Đánh giá giá trị trung bình của thang đo
Kết quả đánh giá giá trị trung bình của thang đo cho thấy thang đo 7 biến độc
lập và 2 biến phụ thuộc trong mô hình đủ điều kiện để thực hiện kiểm định và phân
tích tiếp theo.
4.3. Phân tích mối quan hệ giữa những yếu tố thuộc trung tâm thương mại
với trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí của khách hàng
4.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa những yếu tố thuộc trung tâm thương mại
với cảm xúc của khách hàng
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa những yếu tố thuộc
TTTM với cảm xúc của khách hàng.
Kết q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_nhung_yeu_to_anh_huong_den_trai_n.pdf