Khối nạc: đây là thành phần cơ thể chính, xác định nên tốc độ chuyển hóa cơ bản, nhu cầu năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể. Khối nạc thay đổi trong suốt quá trình sống. Ở bất kỳ người nào, khối nạc thu hút hầu hết nhu cầu về năng lượng.
Khối mỡ: thay đổi rất lớn theo từng cá thể. Các khác biệt này phản ánh số lượng và kích thước của tế bào mỡ cấu tạo nên tổ chức mỡ. Lượng mỡ thay đổi theo tuổi, luyện tập và môi trường. Bình thường, khoảng một nửa mỡ cơ thể nằm dưới da, do đó đo bề dày lớp da có thể ước lượng được khối mỡ.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết thanh, thành phần khối cơ thể, mật độ khoáng của xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một thụ thể insulin (IR) để sản sinh osteocalcin. Osteocalcin sau đó chuyển thành dạng hoạt hóa là osteocalcin undercarboxylated (ucOC), có lẽ do nồng độ pH thấp của môi trường vi mô của xương đang hồi phục, sau đó là sự tương tác với các tế bào β của tuyến tụy để giải phóng insulin ảnh hưởng sự chuyển hoá năng lượng. Cơ chế phân tử của undercarboxylated (ucOC) với sự tương tác giữa osteocalcin với các tế bào β của tuyến tụy chưa rõ ràng. Mặt khác leptin có nguồn gốc từ tế bào mô mỡ có thể hoạt động như một tín hiệu ức chế hoạt động của osteocalcin trong vòng lặp chuyển tiếp nguồn cấp dữ liệu về hoạt động insulin. Như vậy, trên trục xương-tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng. Insulin tương tác với osteoblast thông qua một thụ thể insulin (IR) để sản xuất osteocalcin. Osteocalcin được carboxyl hóa thành undercarboxylated osteocalcin (ucOc) dưới dạng hoạt động.
Tế bào đích khác
Tiết insulin
Biểu hiện insulin
Tế bào β tụy
Insulin
Osteocalcin hoạt động
Osteocalcin không hoạt động
Xương
Hình 1.7. Liên quan giữa xương và tuyến tụy
+ Liên quan với chuyển hóa mỡ
Trên tế bào osteoblast có receptor của adiponectin và khi adiponectin gắn vào receptor đặc hiệu đó kích thích biểu hiện osteocalcin trong osteoblasts. Adiponectin kích thích sự biểu hiện của osteocalcin và các tế bào osteoblasts thông qua con đường kích hoạt protein kinase AMP hoạt động (AMPK).
Xương
Mô mỡ
Hình 1.8.Liên quan giữa xương – tuyến tụy và mô mỡ
1.3. Thay đổi thành phần khối cơ thể và mật độ khoáng của xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
1.3.1. Thay đổi thành phần khối cơ thể ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2:
Khối nạc: đây là thành phần cơ thể chính, xác định nên tốc độ chuyển hóa cơ bản, nhu cầu năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể. Khối nạc thay đổi trong suốt quá trình sống. Ở bất kỳ người nào, khối nạc thu hút hầu hết nhu cầu về năng lượng.
Khối mỡ: thay đổi rất lớn theo từng cá thể. Các khác biệt này phản ánh số lượng và kích thước của tế bào mỡ cấu tạo nên tổ chức mỡ. Lượng mỡ thay đổi theo tuổi, luyện tập và môi trường. Bình thường, khoảng một nửa mỡ cơ thể nằm dưới da, do đó đo bề dày lớp da có thể ước lượng được khối mỡ.
1.3.2. Thay đổi mật độ xương và loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cơ chế liên quan đến thay đổi chất khoáng rất phức tạp do nhiều yếu tố tác động có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ chế gây loãng xương trong ĐTĐ týp 2
1.3.3. Đo mật độ khoáng của xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA)
Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp chỉ 2 - 4 mrem, chi phí thấp. Có thể đo được ở những vị trí có nguy cơ cao như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và các vị trí ngoại biên như cổ tay, xương gót hoặc đo toàn thân.
Nhược điểm: có sai số nếu bệnh nhân có thoái hóa cột sống nặng với nhiều gai xương, hoặc canxi hoá động mạch, khi đó kỹ thuật viên cần sử lý cắt lọc gai xương để đảm bảo chính xác mật độ xương đốt sống. Phương pháp đo mật độ xương bằng DXA chi tính được mật độ xương trên bình diện phẳng (2D), do đó đơn vị tính là g/cm2, không tính được chiều cao (3D) và cũng không phân biệt được xương vỏ và xương xốp.
1.3.4. Đo thành phần khối cơ thể qua phương pháp DEXA
+ Ưu điểm: Có thể tính chính xác từng thành phần khối mỡ, khối nạc, khối khoáng ở từng bộ phận, liều tia thấp.
+ Nhược điểm: giá thành cao, chỉ có ở các trung tâm lớn.
1.4.5. Những vấn đề còn tồn tại
Các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến mật độ xương, loãng xương, thành phần khối nạc và mỡ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, đặc biệt nồng độ osteocalcin huyết thanh cũng được nghiên cứu và công bố kết quả. Vấn đề nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương tại Việt nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đề cập, tuy nhiên tỷ lệ khối nạc, khối mỡ và khối khoáng của xương chưa có nghiên cứu nào đề cập đến trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Nồng độ osteocalcin cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, ngay cả những nghiên cứu về nồng độ ở người bình thường cũng chưa có. Chính vì vậy, nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết thanh, thành phần khối cơ thể, và mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 còn cần thiết tại Việt nam.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 218 đối tượng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm bệnh: là 151 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2, được điều trị và theo dõi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ an.
- Nhóm chứng: Là 67 người không bị ĐTĐ tương đồng về tuổi và giới được chọn làm nhóm chứng.
- Thời gian từ năm 07/2015 – 12/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng
- Là những người bình thường tương đồng về giới và tuổi so với nhóm bệnh
- Không bị ĐTĐ, glucose máu tĩnh mạch đói sáng < 5,6 mmol/l; HbA1c < 5,6%.
- Không có tiền sử bệnh khớp viêm cấp và mãn tính.
- Không dùng thuốc gây ảnh hưởng đến loãng xương: corticoid, hormone thay thế, không điều trị thuốc chống loãng xương, thuốc có canxi, thuốc liên quan đến đông máu và vitamin k,...
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Là những bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn ADA năm 2016 được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.
- Không bị các bệnh xương, khớp: cắt đoạn xương, có dị vật xương, đã được chẩn đoán thoái hóa khớp, đã được chẩn đoán loãng xương, gù vẹo cột sống,.
- Không sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương: corticoid, hormone thay thế,
- Không mắc các bệnh ung thư hay di căn xương
- Bênh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính
- Bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin
- Các bệnh nội tiết và một số bệnh gây rối loạn chuyển hóa glucose: bệnh Basedow, suy giáp, hội chứng cushing, suy tuyến yên, to đầu chi, hội chứng thận hư, suy thận mạn.
- Bệnh nhân nữ đã được phát hiện có khối u buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang.
- Bệnh nhân nữ đã được phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng.
- Bệnh nhân nữ sử dụng hormone thay thế.
- Bất động kéo dài trên một tháng.
- Ung thư di căn xương.
- Bệnh nhân đang điều trị thuốc loãng xương, vitamin K, thuốc chống đông.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh với nhóm chứng không bị ĐTĐ týp 2. Áp dụng cỡ mẫu thuận tiện không xác suất.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân đều được tiến hành qua các bước sau:
2.2.2.1. Khám lâm sàng: Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được hỏi bệnh, khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất.
BMI (Body mass index): chỉ số khối cơ thể
BMI = Cân nặng (kg)/{Chiều cao (m)}2
2.2.2.2. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
Các xét nghiệm cận lâm sàng được làm tại khoa Hóa Sinh – Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.
Xét nghiệm máu:
- Lấy máu tĩnh mạch buổi sáng (lúc đói), ly tâm tách huyết tương.
- Định lượng các thành phần lipid TG, TC, LDL- C, HDL- C trong huyết tương, glucose máu, ure, creatinin, GOT, GPT tại khoa Hóa Sinh – Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An, bằng hệ thống máy tự động COBAS 6000 và COBAS e 601 của hãng Roch
- Xét nghiệm HbA1c: bằng phương pháp đo huyết thanh độ đục.
- Xét nghiệm insulin và C - peptid: bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (electro-chemiluminescence immunoassay).
- Xét nghiệm nồng độ osteocalcin huyết thanh: định lượng nồng độ osteocalcin tại Bộ môn Sinh lý bệnh - Học Viện Quân Y. Bộ kít sử dụng nguyên lý ELISA để xác định nồng độ ostecalcin trong huyết tương.
Đo mật độ khoáng của xương, thành phần khối cơ thể bằng phương pháp DEXA .
Thực hiện tại Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Loại Máy: Hologic Explorer của Mỹ.
2.2.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
- Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA 2016 .
- Phân loại thể trạng theo BMI dựa vào tiêu chuẩn của WHO 2000 áp dụng cho người trưởng thành Châu Á.
- Phân loại lipid máu theo theo NCEP-ATP III.
- Mât độ khoáng của xương và chuẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn của WHO 1994.
- HOMA2-% β, HOMA2 –%S và HOMA2-IR: được sử dụng trong phần mền máy tính HOMA2 Calculator v2.2.3 do Trường Đại Học OXFORD – Anh cung cấp.
Hình 2.5. Bảng tính chỉ số HOMA2
2.2.4. Phân tích số liệu
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để xử lý và phân tích số liệu theo các thuật toán thống kê.
- Các số liệu được kiểm định phân phối chuẩn bằng kiểm định Kolmogonov Smimov. Nếu biến sinh theo quy luật chuẩn sẽ được tính toán và trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Nếu biến không tuân theo quy luật phân bố chuẩn thì sẽ được trình trình bày dưới dạng trung vị và tứ phân vị.
- T – test để so sánh giá trị trung bình giữa 2 nhóm, phân tích phương sai để so sánh các giá trị trung bình khi có nhiều hơn 2 nhóm.
- So sánh các tỷ lệ (test c2).
- So sánh 2 trung vị bằng kiểm định phi tham số Mann - Whitney, nhiều số trung vị bằng kiểm định Kruskal-Wallis.
- Sử dụng phương trình tuyến tính với hệ số tương quan r tìm hiểu mối tương quan giữa hai biến định lượng. Nếu biến số phân theo quy luật phân bố chuẩn sẽ kiểm định mối tương quan Pearson, nếu biến không tuân theo quy luật phân bố chuẩn thì kiểm định phi tham số Spearman. Hệ số tương quan r có giá trị từ - 1 đến + 1. Khi r > 0: tương quan đồng biến, r < 0: tương quan nghịch biến; hệ số tương quan càng gần 1 thì tương quan càng chặt.
2.2.5. Đạo đức trong nhiên cứu
- Được hội đồng khoa học của bệnh viện cho phép thực hiện tại Bệnh Viện.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Thông tin đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.
- Đảm bảo trung thực, khách quan, không gây hại cho người bệnh.
- Việc nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh không tăng gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân.
- Các xét nghiệm osteocalcin, đo MĐX toàn thân nghiên cứu sinh tự túc tài chính.
- Quy trình nghiên cứu thực hiện nghiêm túc quy định về y đức của Bộ Y tế.
2.2.6. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế. Thứ nhất, phương pháp DEXA không thể tách mỡ dưới da và chất béo trong từng khối cơ trong từng vùng của cơ thể. Không đo được lượng mỡ nội tạng mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lượng mỡ cơ thể được đo bằng DEXA có tương quan đáng kể với mỡ nội tạng khi được đo bằng chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Thứ hai, ở nhóm chứng chúng tôi không đo thành phần khối cơ thể và mật độ khoáng của xương. Thứ ba, chúng tôi đã không điều chỉnh tập thể dục, quá trình sử dụng thuốc điều trị, uống rượu, dinh dưỡng hoặc hoạt động thể chất, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ chuyển hóa. Cuối cùng, cỡ mẫu trong nghiên cứu còn hạn chế, chọn mẫu thuận tiện, chưa đại diện hết được đặc điểm nhân chủng học của Việt Nam.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm giữa nhóm chứng và nhóm bị đái tháo đường týp 2
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐ là 62,12 ± 8,99 tuổi, của nhóm chứng là 60,3 ± 6,65 tuổi. BMI nhóm ĐTĐ là 22,96 ± 2,98 kg/㎡ nhóm chứng 22,48 ± 1,92 kg/㎡ (Bảng 3.1.).
Không có sự khác biệt về tuổi, giới, BMI giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa HbA1c và glucose máu lúc đói giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,01).
3.1.2. Đặc điểm tuổi, giới, thời gian bị bệnh, BMI, HOMA2-IR và HbA1c của nhóm đái tháo đường týp 2
Có 151 bệnh nhân ĐTĐ tham gia nghiên cứu, trong đó 76 nam tỷ lệ 50,3% và 75 nữ chiếm tỷ lệ 49,7%. Tuổi trung bình nam là 61,71 ± 9,59 tuổi và nữ 62,53 ± 8,38 tuổi, tuổi thấp nhất là 36 và cao nhất 81 tuổi. Thời gian bị bệnh trung bình là 5,74 ± 4,13 năm (Bảng 3.2). Có 39 bệnh nhân mới phát hiện bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 25,8%, 61 bệnh nhân phát hiện bệnh dưới 5 năm tỷ lệ 40,4% và 51 bệnh nhân phát hiện bênh từ 5 năm trở lên chiếm 33,8% (Bảng 3.3). Không có sự khác biệt về tuổi, giới, HOMA2-IR, BMI, HbA1c ở bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ ĐTĐ týp 2 (Bảng 3.2; Bảng 3.4; Bảng 3.5; Bảng 3.7).
3.1.3. Đặc điểm về thành phần khối mỡ và tỷ lệ mỡ, khối nạc của nhóm đái tháo đường týp 2
Khối mỡ và tỷ lệ mỡ toàn cơ thể, vùng thân và vùng chậu hông của bệnh nhân nữ ĐTĐ týp 2 đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhâm nam bị ĐTĐ týp 2 với p < 0,01 (Bảng 3.8; Bảng 3.9). Ngược lại, khối nạc ở bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân nữ ĐTĐ týp 2 với p < 0,01(Bảng 3.10).
3.1.4. Đặc điểm mật độ khoáng của xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Giá tri trung vị mật độ khoáng của xương chung ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 1,02 g/cm², trong đó mật độ khoáng của xương ở nhóm bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân nữ ĐTĐ týp 2 với p < 0,001 (Bảng 3.11).
3.1.5. Tỷ lệ loãng xương của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.12. Tỷ lệ loãng xương của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Đặc điểm
Loãng xương
p
n
%
Chung (n = 151)
47
31,1
Nam (n = 76)
13
8,6
< 0,001
Nữ (n = 75)
34
22,5
Kết quả từ bảng 3.12 cho thấy:
Tỷ lệ loãng xương chung của nhóm nghiên cứu là 31,1%, trong đó tỷ lệ loãng xương của nam ĐTĐ týp 2 là 8,6% thấp hơn nữ ĐTĐ týp 2 là 22,5%. Ở bệnh nhân nữ thì khả năng bị loãng xương cao gấp 2,19 lần so với nam bị bệnh với CI95% (1,35 - 3,57) và p < 0,001.
3.2. Đặc điểm nồng độ osteocalcin huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
3.2.1. Nồng độ osteocalcin huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu
Bảng 3.13. Đặc điểm nồng độ osteocalcin huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Osteocalcin
(± SD) ng/ml
p
Nhóm chứng (n = 67)
2,52 ± 0,93
< 0,01
Nhóm ĐTĐ (n = 151)
1,88 ± 1,21
Kết quả tại bảng 3.13 cho thấy:
Trung bình nồng độ osteocalcin nhóm chứng không bị ĐTĐ là 2,52 ± 0,93 ng/l cao hơn nhóm bị ĐTĐ là 1,88 ± 1,21 ng/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
3.2.2.Giá trị osteocalcin huyết thanh để chẩn đoán phân biệt nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng
Hình 3.2. Đường cong ROC biểu hiện giá trị osteocalcin chẩn đoán phân biệt ở nhóm đái tháo đường týp 2 và nhóm chứng
-Tại điểm cắt 1,99 ng/l osteocalcin có độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 62%. Diện tích dưới đường cong 0,69 và p < 0,0001.
3.2.3. Liên quan giữa nồng độ osteocalcin với thành phần khối cơ thể và mật độ khoáng của xương ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ khối mỡ toàn cơ thể với nồng độ osteocalcin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (r = - 0,18; p < 0,05) (Bảng 3.15). Ở nữ giới ĐTĐ týp2 có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống giữa các thành phần khối mỡ cũng như tỷ lệ các khối mỡ với nồng độ osteocalcin huyết thanh với p < 0,05 (Bảng 3.16).
Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa khối nạc với nồng độ osteocalcin huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với
r = 0,2 và p < 0,05 (Hình 3.3).
3.2.4.Liên quan giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.18. Liên quan giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Loãng Xương
Osteocalcin
(± SD) ng/l
p
Có loãng xương (n = 47)
1,53 ± 1,25
< 0,05
Không loãng xương (n = 104)
2,04 ± 1,16
Kết quả tại bảng 3.18 cho thấy:
Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 loãng xương có nồng độ osteocalcin huyết thanh thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm đáit tháo đường týp 2 không loãng xương với p < 0,05.
Hình 3.4. Đường cong ROC biểu thị giá trị chuẩn đoán loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
- Tại điểm cắt 1,57 ng/l osteocalcin có giá trị chẩn đoán loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với độ nhạy 61%, độ đặc hiệu 66%. Diện tích dưới đường cong 0,65 và p < 0,05.
3.3. Mối liên quan giữa osteocalcin huyết thanh, thay đổi thành phần khối cơ thể, mật độ khoáng của xương với một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
3.3.1. Liên quan giữa nồng độ osteocalcin với một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Hình 3.5. và Hình 3.7. Tương quan giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với chỉ số HbA1c, HOMA2 -IR ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa HbA1c với nồng độ osteocalcin huyết tương với p < 0,05, r = -0,191. Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với chỉ số đề kháng insulin HOMA2-IR (r = - 0,203; p < 0,05).
3.3.2. Mô hình hồi quy đa biến giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.22. Mô hình hồi quy đa biến giữa nồng độ osteocalcin huyết thanh với một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Osteoalcin
Hằng số B
Beta
T
p*
HbA1c
-0,143
-0,243
-2,35
0,02
Glucose
0,032
0,128
1,046
> 0,05
HOMA2-IR
-0,104
-0,243
-2,464
0,015
BMI
-0,01
-0,025
-0,305
> 0,05
p* chung = 0,018
R² = 0,078
Kết quả tại bảng 3.22 cho thấy:
Kết quả trong mô hình hồi quy đa biến này vẫn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và R² = 0,078. Ngoài ra osteocalcin là yếu tố tương quan nghịch độc lập với HbA1c (β = - 0,243, p = 0,02) và HOMA2-IR (β = - 0,243, p = 0,015).
3.3.2. Mối liên quan giữa thành phần khối cơ thể với đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
3.3.2.1. Liên quan giữa khối mỡ với đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.24. Liên quan giữa tỷ lệ khối mỡ cơ thể với HbA1c
Đặc điểm
HbA1c (%)
Tứ phân vị 25
Trung vị
Tứ phân vị 75
p*
Tỷ lệ mỡ cơ thể (%)
≥ 7,0 (n = 97)
25,75
31,20
37,15
0,014
< 7,0 (n = 54)
22,87
28,50
32,50
Tỷ lệ mỡ vùng thân (%)
≥ 7,0 (n = 97)
28,00
32,80
39,00
0,045
< 7,0 (n = 54)
24,05
31,15
35,32
Tỷ lệ mỡ vùng bụng (%)
≥ 7,0 (n = 97)
30,05
36,30
42,10
>0,05
< 7,0 (n = 54)
27,97
34,65
41,10
Kết quả tại bảng 3.24 cho thấy:
Có mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ toàn cơ thể và tỷ lệ mỡ vùng thân với chỉ số HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (p < 0,05).
3.3.2.2. Mối liên quan giữa khối mỡ với HOMA2-IR ở bệnh nhân đái tháo đường týp2
Bảng 3.25. Tương quan giữa khối mỡ với đề kháng insulin HOMA2-IR ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
HOMA2-IR
r
p
Khối mỡ vùng bụng
0,164
= 0,044*
Khối mỡ vùng thân
0,065
> 0,05*
Khối mỡ toàn cơ thể
0,035
> 0,05*
Khối mỡ vùng chậu hông
0,084
>0,05*
Kết quả tại bảng 3.25 cho tháy:
Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa khối mỡ vùng bụng với chỉ số đề kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (p < 0,05).
3.3.2.3. Mối liên quan giữa khối nạc và tổng khối cơ thể với HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa khối nạc và tổng khối cơ thể với HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Đặc điểm
HbA1c (%)
Tứ phân vị 25
Trung vị
Tứ phân vị 75
p*
Khối nạc (kg)
≥ 7,0 (n = 97)
29,78
34,00
39,18
0,001
< 7,0 (n = 54)
33,33
39,04
43,43
Tổng khối cơ thể (kg)
≥ 7,0 (n = 97)
47,76
52,59
59,26
0,024
< 7,0 (n = 54)
50,45
55,38
62,78
Khối nạc xương (kg)
≥ 7,0 (n = 97)
31,34
35,83
41,28
0,001
< 7,0 (n = 54)
35,05
41,16
45,44
Kết quả tại bảng 3.31 cho thấy:
Ở nhóm kiểm soát tốt glucose máu HbA1c < 7,0% thì trung bình khối nạc, tổng khối cơ thể và khối nạc xương đều cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với nhóm chưa kiểm soát được glucose máu HbA1c ≥ 7%.
3.3.3. Mối tương quan giữa mật độ khoáng xương với một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
3.3.3.1. Mối liên quan giữa mật độ khoáng của xương với chỉ số HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 3.34. Liên quan giữa BMD với chỉ số HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
HbA1c (%)
BMD (n = 151) g/cm²
p*
Tứ phân vị 25
Trung vị
Tứ phân vị 75
≥ 7,0 %
(n = 54)
0,90
0,98
1,09
0,006
< 7,0 %
(n = 97)
0,96
1,06
1,13
Kết quả tại bảng 3.34 cho thấy:
Có mối liên quan giữa mật độ khoáng của xương với chỉ số HbA1c ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (p < 0,01).
3.3.3.2.Tương quan giữa mật độ khoáng xương với khối mỡ và tỷ lệ mỡ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Hình 3.11.Mối tương quan giữa khối mỡ và tỷ lệ mỡ cơ thể với mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa khối mỡ cơ thể (p < 0,01) và tỷ lệ mỡ cơ thể (p < 0,001) với mật độ khoáng của xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
3.3.3.3. Liên quan giữa mật độ khoáng của xương với khối nạc và tổng khối cơ thể ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Hình 3.12.Tương quan giữa khối nạc và tổng khối cơ thể với mật độ khoáng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) giữa khối lượng nạc cơ thể và tổng khối cơ thể với mật độ khoáng xương.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, cân nặng, BMI, HbA1c và glucose máu của nhóm bệnh và nhóm chứng
Nghiên cứu này chúng tôi chọn 151 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 67 người bình thường không bị ĐTĐ. Khi so sánh về các đặc điểm như tuổi, giới, cân nặng, BMI, HbA1c và glucose máu lúc đói của hai hóm này này có kết quả như sau: không có sự khác biệt về tuổi, giới, cân nặng, BMI ở hai nhóm. Riêng HbA1c và glucose máu đói của nhóm ĐTĐ týp 2 đều cao hơn nhóm chứng không bị bệnh có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Như vậy, nghiên cứu này có sự tương đồng về tuổi, giới, cân nặng và BMI ở nhóm ĐTĐ týp 2 và nhóm không bị bệnh.
4.1.2. Đặc điểm HbA1c ở nhóm đái tháo đường týp 2
Trong 151 bệnh nhân chỉ có 54 bệnh nhân đạt được mục tiêu kiểm soát glucose máu với chỉ số HbA1c < 7,0% chiếm tỷ lệ 35,8%. Kết quả về kiểm soát glucose máu của chúng tôi cũng tương tự như một số tác giả nghiên cứu tại Việt Nam. Đây cũng là một thực trạng không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề của nhiều nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
4.1.3. Đặc điểm khối mỡ, khối nạc ở nhóm đái tháo đường týp 2
Ở nữ giới tổng khối mỡ và tỷ lệ phân bố mỡ ở các vùng khác nhau đều cao hơn nam giới bị ĐTĐ. Có sự khác biệt về khối lượng mỡ và tỷ lệ mỡ giữa nữ giới và nam giới có lẽ liên quan đến các hormone sinh dục đặc biệt là hormone estrogen của nữ. Ngược lại, tổng khối cơ thể, khối nạc ở nam cao hơn nữ. Sự khác biệt này có thể liên quan nhiều đến hormone sinh dục là testoteron và estrogen. Ở nam giới hormone testoteron tiết ra bởi tinh hoàn hơn gấp nhiều lần so với buồng trứng tiết ra. Mà một trong những vai trò chính của testoteron là tổng hợp protien, tăng kích thước khối cơ và tăng sức mạnh cơ. Cả hai hormone này sẽ giảm dần khi tuổi cao kết quả là giảm khối lượng cơ và tăng khối lượng mỡ do đó việc giảm cân là rất khó khăn.
4.1.4. Tỷ lệ loãng xương và mật độ khoáng của xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Tăng nguy cơ gãy xương cao và giảm mật độ xương ở người ĐTĐ có biến chứng như: biến chứng mắt, biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch. Ở những bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ týp 2, được theo dõi trung bình 2,63 năm, tăng nguy cơ gãy xương hông lên 20% (lugana- thêm mới). Một nghiên cứu khác, phân tích gộp của 30 nghiên cứu liên quan giữa nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 năm 2017 kết quả là tăng nguy cơ gãy nhiều xương trung bình 1,05 lần CI 95%; 1,04-1,06) ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có ý nghĩa. Những năm gần đây, người ta cho rằng mô xương cũng là một cơ quan nội tiết độc lập liên quan đến các gen (FoxO1, ATF4), các receptor, hormone osteocalcin và các tín hiệu của insulin ở tế bào osteoblast của xương tiết ra. Loãng xương, gãy xương cũng là một biến chứng của ĐTĐ.
4.2. Sự biến đổi nồng độ osteocalcin huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
4.2.1. Đặc điểm về nồng độ osteocalcin ở nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu của Lee N.K. và cộng sự thấy rằng con chuột thiếu protein tyrosine phosphatase OST-PTP là hạ glucose máu và được bảo vệ không bị bệnh béo phì và không dung nạp glucose vì sự tăng sinh tế bào β, tiết insulin và tăng nhạy cảm với insulin. Ngược lại, chuột thiếu tế bào osteoblast tiết ra osteocalcin giảm tăng sinh tế bào β, không dung nạp glucose và kháng insulin. Ở in vivo, osteocalcin có thể kích thích biểu hiện CyclinD1 và Insulin trong tế bào β và tiết adiponectin của các adipokin trong adipocytes làm nhạy cảm insulin. Osteocalcin trong cơ thể có thể cải thiện dung nạp glucose. Những con chuột được tiêm insulin có thể cải thiện được chuyển hóa glucose và dự phòng ĐTĐ týp 2. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ osteocalcin ở người ĐTĐ týp 2 thấp hơn nhóm không bị ĐTĐ. Kết quả này cũng tương tự như nhiều tác giả khác trên thế giới đã công bố.
4.2.2. Mối liên qua giữa osteocalcin huyết thanh với mô mỡ, khối nạc cơ thể ở bênh nhân đái tháo đường týp2
Nồng độ osteocalcin có tương quan nghịch với mô mỡ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Điều này gợi ý cho chúng ta rằng, lượng mỡ của bệnh nhân ngoài trực tiếp ảnh hưởng xấu đến ĐTĐ týp 2 mặt khác còn tác động đến quá trình giảm mật độ xương và loãng xương. Khối cơ có ảnh hưởng tích cực lên nồng độ osteocalcin huyết thanh.
4.2.3. Mối liên quan giữa osteocalcin huyết thanh với mật độ khoáng của xương và loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Osteocalcin trong máu liên quan đến tốc độ tạo xương và sự khoáng hoá của xương. Nồng độ osteocalcin trong máu được xem như là chất đánh dấu phản ánh tốc độ chu chuyển xương ở các bệnh lý xương, đặc biệt là loãng xương. Như vậy, sự kết hợp của dấu ấn chu chuyển xương osteocalcin và BMD có thể là một yếu tố dự báo tốt hơn về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_nong_do_osteocalcin_huyet_thanh_t.doc