Lực lượng lao động du lịch cội nguồn tăng nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch cội nguồn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất
lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Theo kết quả điều tra khách
du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch (Bảng 3.8), có 24,2%
du khách nhận định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém;
hơn 10% du khách đánh giá nhân viên tại nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn và hướng
dẫn viên du lịch là kém.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là tỷ lệ lao động làm việc tại các cơ sở du
lịch được đào tạo về nghề du lịch chỉ đạt khoảng 30%. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động
không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so với số phòng (0,45 người/phòng,
quy định là 1,5 - 2 người/phòng). Đây là những bất cập về nguồn nhân lực phục vụ
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần sớm được khắc phục.
28 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở từng khu vực so với tổng số điểm tối
đa của các yếu tố (48 điểm). Kết quả đánh giá trong bảng 3.3. cho thấy cụm 1 và cụm
2 có tài nguyên du lịch cội nguồn thuộc loại 2, tức là tài nguyên du lịch cội nguồn ở 2
cụm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương. Theo tiêu thức phân hạng thì Việt
Trì là khu vực có tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng 1 (95,83%) nên rất
thuận lợi để phát triển du lịch cội nguồn. Tiếp theo là các huyện Lâm Thao, Phù Ninh,
Cẩm Khê, Hạ Hòa,... Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn phục vụ
du lịch cần có kế hoạch, kịch bản cụ thể phù hợp với từng địa phương, phù hợp với
quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của quốc gia và những yêu cầu về bảo vệ di sản
quốc tế.
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ (ĐVT: điểm)
STT Địa điểm Độ hấp dẫn
Tính
thời vụ
Sức
chứa
Khả năng
tiếp cận Tổng
Tỷ lệ thực tế
đạt được (%)
Cụm
1
Việt Trì 34 4 4 4 46 95,83
Phù Ninh 27 3 3 3 36 75,00
Lâm Thao 30 3 3 3 39 81,25
Bình quân chung 30,33 3,33 3,33 3,33 40,33 84,03
Cụm
2
Thị xã Phú Thọ 25 3 3 3 34 70,83
Hạ Hòa 28 4 4 2 38 79,17
Thanh Ba 29 3 3 2 37 77,08
Đoan Hùng 24 3 3 2 32 66,67
Bình quân chung 26,50 3,25 3,25 2,25 35,25 73,44
Cụm
3
Yên Lập 20 3 3 1 27 56,25
Cẩm Khê 30 3 3 3 39 81,25
Tam Nông 26 3 3 3 35 72,92
Thanh Sơn 24 3 3 2 32 66,67
Thanh Thuỷ 29 3 3 2 37 77,08
Tân Sơn 11 3 3 1 18 37,50
Bình quân chung 23,33 3,00 3,00 2,00 31,33 65,28
3.2.2. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Số liệu tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy hệ thống cơ sở vật chất -
kỹ thuật du lịch của tỉnh giai đoạn 2000-2013 có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2000
toàn tỉnh có 12 cơ sở, 2.771 cơ sở ăn uống và không có doanh nghiệp lữ hành nào (Bảng
3.4). Đến năm 2013 năm, số khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Thọ đã tăng lên 213 cơ sở, cơ sở
ăn uống là 4.937 cơ sở và 12 doanh nghiệp lữ hành. Tổng số vốn của tỉnh Phú Thọ đầu
tư cho xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch giai đoạn 2006-2012 là 573 tỷ đồng.
9
Bảng 3.4. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu Năm 2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-2006 2006-2012
1. Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 130,77 122,42
2. Cơ sở ăn uống 2.771 3.922 4.934 105,96 103,90
3. Doanh nghiệp lữ hành 0 0 11 - -
Tổng hợp kết quả điều tra từ 12 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, 42 cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch cho thấy số lượng khách sạn được xếp vào nhóm tiêu
chuẩn sao trên địa bàn tỉnh thay đổi rõ rệt. Năm 2000, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa
có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn chất lượng sao, đến năm 2012 đã có 01 khách sạn 4
sao, 01 khách sạn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao và 08 khách sạn 1 sao (Bảng 3.5). Tuy
nhiên, theo kết quả đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và khách du lịch
thì hầu hết các nhà nghỉ mới chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú; các nhà hàng ăn
uống có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản, các món ăn chưa phong phú; các cơ sở lữ hành
có năng lực yếu, chưa phát huy được vai trò cầu nối trong phát triển du lịch cội nguồn.
Bảng 3.5. Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Tổng 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao
Số lượng
khách sạn khách sạn 19 1 1 9 8
Tỷ lệ % 100 5,26 5,26 47,37 42,11
Số phòng phòng 711 71 75 390 174
Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh bước đầu được quan tâm đầu tư, song
chủ yếu là các điểm nhỏ, phương tiện vui chơi giải trí còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, các
cửa hàng lưu niệm chưa có nhiều chủng loại hàng hoá, hình thức và kiểu dáng sản
phẩm đơn điệu,... nên chưa thu hút được du khách.
Theo đánh giá của khách du lịch cội nguồn, có tới 24,3% du khách đánh giá
chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ giải trí là kém và rất kém; 13,1% du
khách đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ lưu trú là kém và rất
kém; 17,7% du khách đánh giá dịch vụ ăn uống là kém và rất kém; chất lượng hàng
lưu niệm có 10,5% du khách đánh giá là kém và rất kém.
Theo kết quả điều tra, có tới hơn 1/2 khách du lịch cội nguồn đánh giá giá dịch
vụ ăn uống là đắt (49%) và quá đắt (3,2%). Các loại dịch vụ có mức giá đắt và quá
đắt là dịch vụ vận chuyển (33,9%), dịch vụ lưu trú (31,6%), dịch vụ giải trí (37,1%)
và hàng lưu niệm (43,1%) (Bảng 3.6). Nhìn vào những con số trên cho thấy, các cơ
sở dịch vụ du lịch cần xây dựng chiến lược giá sao cho phù hợp để cải thiện cái nhìn
của du khách về dịch vụ du lịch tại Phú Thọ.
Tóm lại, trong giai đoạn 2000-2013 hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng nhưng chất lượng còn thấp, giá dịch vụ
vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là do các cơ sở này thiếu vốn, thiếu đội ngũ lao
động có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Do đó, tỉnh Phú Thọ cần có giải pháp đối
với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho khách du lịch cội nguồn.
10
Bảng 3.6. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch
tại Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải Rất rẻ (5)
Rẻ
(4)
Bình thường
(3)
Đắt
(2)
Quá đắt
(1)
GTTB
(điểm)
Dịch vụ vận chuyển 0,5 0,2 65,4 30,2 3,7 2,64
Dịch vụ tham quan 0,5 2,9 94,1 2,4 0,0 3,01
Dịch vụ lưu trú 0,5 2,8 65,1 29,6 2,0 2,70
Dịch vụ ăn uống 0,5 3,4 43,8 49,0 3,2 2,49
Dịch vụ giải trí 0,5 2,0 60,4 32,8 4,3 2,62
Hàng lưu niệm 0,5 2,2 54,2 40,7 2,4 2,58
Dịch vụ khác 0,5 3,8 87,3 8,4 0,0 2,96
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã thể hiện được tình hình lao động du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.7). Số liệu trong bảng cho thấy, số
lượng lao động cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ tăng mạnh qua các năm. Năm
2000 lực lượng này là 375 người, đến năm 2012 đã tăng lên 2.250 người .
Bảng 3.7. Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ PTBQ (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
2000-
2006
2006-
2012
Tổng số lao động trực tiếp 375 100,0 874 100,0 2.250 100,0 115,15 117,07
1. Thạc sĩ 0 0 0 0 27 1,20 - -
2. Đại học 22 5,87 85 9,73 145 6,45 125,27 109,31
3. Cao đẳng, trung cấp 123 32,80 351 40,16 1067 47,42 119,10 120,36
4. Phổ thông 230 61,33 438 50,11 1038 46,13 111,33 115,47
Lực lượng lao động du lịch cội nguồn tăng nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch cội nguồn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất
lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Theo kết quả điều tra khách
du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch (Bảng 3.8), có 24,2%
du khách nhận định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém;
hơn 10% du khách đánh giá nhân viên tại nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn và hướng
dẫn viên du lịch là kém.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là tỷ lệ lao động làm việc tại các cơ sở du
lịch được đào tạo về nghề du lịch chỉ đạt khoảng 30%. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động
không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so với số phòng (0,45 người/phòng,
quy định là 1,5 - 2 người/phòng). Đây là những bất cập về nguồn nhân lực phục vụ
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần sớm được khắc phục.
11
Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch
ở Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải Rất tốt (5)
Tốt
(4)
Bình thường
(3)
Kém
(2)
Rất kém
(1)
GTTB
(điểm)
Khách sạn/nhà nghỉ 3,1 31,9 52,4 12,6 0,0 3,26
Nhà hàng ăn uống 1,8 18,7 66,1 12,2 1,2 3,07
Khu vui chơi, giải trí 3,5 22,0 50,3 24,2 0,0 3,05
Dịch vụ vận chuyển 3,8 21,0 69,1 4,9 1,2 3,21
Hướng dẫn viên du lịch 4,7 25,4 49,0 19,2 1,7 3,12
An ninh 11,2 22,7 64,1 2,0 0,0 3,43
Lao động du lịch khác 3,7 7,0 84,1 3,9 1,3 3,08
3.2.4. Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, việc giới thiệu, quảng bá về du lịch cội nguồn của Phú Thọ
đã có sự cộng tác của nhiều đơn vị như Báo Phú Thọ điện tử, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh,... Nhiều thông tin về du lịch cội nguồn của tỉnh đã được các trang web dẫn
lại nguồn. Mặt khác, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc quảng bá
hình ảnh về đất Tổ và thông tin du lịch cội nguồn trên internet.
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn về nguồn thông tin du lịch ở tỉnh Phú
Thọ cho thấy, chủ yếu du khách có thông tin về du lịch cội nguồn tại Phú Thọ là thông
qua nhiều nguồn (43,7%), từ bạn bè, người thân (23,7%) và truyền hình (20,6%). Còn
thông tin từ báo chí, internet và đặc biệt là thông tin du lịch cội nguồn từ doanh nghiệp
lữ hành đến với du khách còn chiếm tỷ lệ quá thấp, chỉ 1,1% (Hình 3.2). Điều này cũng
cho thấy, các hãng lữ hành chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin về du lịch cội
nguồn đến với du khách.
1,1
4,0
6,9
20,6
23,7
43,7
0 10 20 30 40 50
Hãng lữ hành
Internet
Báo chí
Truyền hình
Bạn bè, người thân
Nhiều nguồn
(%)
Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về nguồn thông tin
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ lại chưa xây dựng trang web riêng cho “du lịch cội
nguồn”, các chương trình, chuyên mục giới thiệu du lịch cội nguồn còn chung chung,
chưa phân khúc thị trường khách du lịch cội nguồn và cũng chưa xây dựng được chiến
lược xúc tiến cụ thể. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cội nguồn
tại tỉnh còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào dịp lễ hội đầu năm và lễ hội Đền
Hùng. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần đổi mới công tác tuyên truyền để
nâng cao chất lượng việc quảng bá, góp phần phát triển du lịch cội nguồn.
12
3.2.5. Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế
xã hội ở tỉnh Phú Thọ
3.2.5.1. Lượng khách du lịch cội nguồn
Trong giai đoạn 2000-2013, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ liên
tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Theo kết quả tổng hợp từ số liệu của Cục
Thống kê tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2000 tỉnh Phú Thọ
mới chỉ đón được 66.033 lượt khách và 1,5 triệu lượt khách tham quan, đến năm
2013 tỉnh đã đón 553.215 lượt khách lưu trú và 6,2 triệu lượt khách tham quan. Song,
khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ chủ yếu là khách nội địa (chiếm trên 97%) như
thể hiện trong hình 3.3.
97,91 98,79 99,25
50
60
70
80
90
100
(%)
2000 2006 2012
Năm
Khách nội địa Khách quốc tế
Hình 3.3. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
theo nguồn khách nội địa và quốc tế
3.2.5.2. Chi tiêu của khách du lịch cội nguồn
Theo số liệu điều tra năm 2012, mức chi tiêu của du khách rất thấp, có đến hơn
60% du khách chỉ chi tiêu chưa đến 500 nghìn đồng khi ở Phú Thọ, trong đó tỷ lệ du
khách chi tiêu chỉ từ 101-300 nghìn đồng chiếm tới 43,5% (Hình 3.4).
10,5
43,5
14,2 15,4
16,4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
(%)
<100 100-300 300-500 500-1000 ≥1000
(nghìn đồng)
Hình 3.4. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo mức chi tiêu bình quân chuyến
ở tỉnh Phú Thọ
Thời gian lưu trú của khách du lịch cội nguồn cũng rất thấp, bình quân 1,15
ngày/người. Trong khi đó, chúng tôi thấy điểm đến Phú Thọ được khách du lịch cội
nguồn đánh giá (3,95 điểm) cao hơn cả kỳ vọng của du khách (3,78 điểm).
Từ kết quả trên cho thấy, một vấn đề rất lớn đặt ra đối với phát triển du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ là phải làm thế nào để giữ chân du khách, để du khách chi tiêu
nhiều hơn trong chuyến du lịch của mình.
3.2.5.3. Đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2000-2012, du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã đạt được
13
những thành quả đáng khích lệ. Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ và
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi đã thể hiện được kết quả phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.9). Trong đó, tỷ trọng tổng thu
từ khách du lịch cội nguồn/tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80%. Tổng thu từ khách
du lịch cội nguồn có mức tăng trưởng cao với nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai
đoạn 2000-2006 đạt 17,55%, giai đoạn 2006-2012 đạt 8,67%. Giá trị tăng thêm của du
lịch cội nguồn có xu hướng tăng, bình quân tăng 14,96%/năm giai đoạn 2000-2012 và
14,6%/năm giai đoạn 2006-2012. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội
nguồn/giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới đạt 1,29%. Kết quả này cho thấy du lịch cội
nguồn tỉnh Phú Thọ chưa đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 3.9. Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-2006 2006-2012
1. Khách tham quan triệu lượt 1,5 3,0 6,1 112,25 112,56
2. Khách lưu trú lượt khách 66.033 183.816 436.540 118,61 115,51
- Khách quốc tế lượt khách 1.382 2.217 3.280 108,20 106,75
- Khách nội địa lượt khách 64.651 181.599 433.260 118,78 115,60
3. Tổng thu từ khách DLCN tỷ đồng 137,75 363,42 598,59 117,55 108,67
4. GTTT của DLCN tỷ đồng 54,15 125,01 283,20 114,96 114,60
5. Tỷ trọng GTTT của
DLCN/GTTT toàn tỉnh % 0,72 0,99 1,29 - -
Theo kết quả điều tra các cơ sở kinh doanh du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh
cho thấy, trong năm 2012, có 82,98% cơ sở cho rằng doanh thu gia tăng, có 76,6% cơ
sở cho biết có lợi nhuận tăng và có 55,88% nhà hàng, khách sạn đã tăng nguồn lực
lao động, phần lớn các cơ sở có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh. Như vậy,
phát triển du lịch cội nguồn trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ
sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận và sự mở rộng quy
mô của các cơ sở này cũng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Kết quả điều tra 100 hộ dân về tác động của du lịch cội nguồn đến thu nhập, đời
sống tinh thần và cơ hội việc làm (Bảng 3.10) cho thấy, có 54% hộ cho biết hoạt động
du lịch cội nguồn đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho họ, có 62% hộ đánh giá đời sống tinh
thần tốt hơn. Hoạt động du lịch cội nguồn cũng đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều
lao động, có 45% hộ điều tra cho rằng cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là vào mùa lễ
hội, những hộ dân này thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn. Tuy
trong đó vẫn còn một số hộ có thu nhập thấp hơn, cơ hội tìm việc làm khó khăn hơn.
Song nhìn chung, hoạt động du lịch cội nguồn đã bước đầu góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống và tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho các hộ dân ở địa phương.
Bảng 3.10. Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch cội nguồn
đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (ĐVT: %)
Chỉ tiêu Tốt hơn Không đổi Thấp hơn
1. Thu nhập (N=100) 54 39 07
2. Đời sống tinh thần (N=100) 62 32 04
3. Cơ hội việc làm (N=100) 45 46 09
14
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách ở
tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2000-2013, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và ban hành nhiều văn
bản, chính sách về phát triển du lịch. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định là sẽ xây dựng Phú Thọ thành
trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng. Chủ trương đó được cụ thể
hóa thành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch
phát triển du lịch của tỉnh trong từng giai đoạn. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch và
định hướng đầu tư phát triển du lịch cội nguồn, trong đó xác định dự án trọng điểm
đầu tư là Khu du lịch quốc gia Đền Hùng. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành
một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Theo đó, có nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định
đầu tư vốn phát triển các dự án kinh doanh du lịch tại tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy, có 83,33% cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đánh
giá tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu thị
trường và tạo dựng hình ảnh du lịch cội nguồn; 81% hộ dân nhận định tỉnh chưa có
chính sách khuyến khích các địa phương tham gia hoạt động phát triển du lịch cội
nguồn; 90,32% cơ sở kinh doanh du lịch khẳng định các chính sách khuyến khích
liên kết, phối hợp liên ngành để phát triển du lịch cội nguồn chưa phát huy tác dụng.
Nguyên nhân của những vấn đề trên là do nội lực của tỉnh Phú Thọ còn yếu, hiệu lực
quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, Phú Thọ cần hoàn
thiện hệ thống chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và xin phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch chi tiết một số khu du lịch và các dự án
lớn, đã triển khai các chương trình giới thiệu điểm đến, đã xây dựng các chuyến, tuyến
du lịch mới. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú
Thọ trong thời gian qua còn có nhiều thay đổi, công tác quản lý chưa phát huy được
hiệu lực; hiệu quả thực thi chính sách chưa cao; quản lý liên ngành, liên vùng còn yếu.
Hạn chế trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch. Nguyên nhân cơ bản là
do đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Công tác quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ ngày càng được coi trọng.
Các quy hoạch đã được phê duyệt như Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng đến năm 2015; Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn
2006-2010; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, định hướng
đến năm 2030,... Vốn đầu tư cho công tác này giai đoạn 2006-2012 là 6,77 tỷ đồng.
Hệ thống tuyến, điểm du lịch cội nguồn đã hình thành. Tuy nhiên, theo đánh
giá của 88,09% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tuyến điểm được tập trung khai
thác để phát triển du lịch cội nguồn mới chỉ có Khu du lịch Đền Hùng, còn lại các
tuyến du lịch cội nguồn khác được quy hoạch nhưng chưa đưa vào khai thác hoặc
15
mới bước đầu đưa vào khai thác. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do năng lực
của các cơ sở kinh doanh lữ hành yếu, thiếu các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư các
dự án du lịch lớn. Theo nhận định của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng
đồng dân cư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch thì công tác quy hoạch phát
triển du lịch cội nguồn chưa có sự tham gia của cộng đồng dân cư và cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là vì năng lực của đội
ngũ cán bộ trong ngành còn hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Vì vậy,
trong thời gian tới, ngành du lịch Phú Thọ phải tiếp tục thực hiện quy hoạch phát
triển du lịch đã được duyệt. Đồng thời, tiến hành lập quy hoạch chi tiết một số khu,
điểm du lịch cội nguồn. Công tác quy hoạch phải gắn liền với các bên liên quan như
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng và địa phương nơi có khu, điểm du lịch
cội nguồn được lập quy hoạch.
3.3.3. Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ
Hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài hơn 11.483 km với 5 tuyến quốc lộ,
35 tuyến đường tỉnh, 137 tuyến đường huyện. Hệ thống đường bộ của tỉnh khá thuận
tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch cội nguồn. Bên cạnh đó, mạng lưới điện
và mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín ở tất cả các xã, đã đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch cội nguồn.
Theo đánh giá của 67,4% khách du lịch cội nguồn thì chất lượng đường giao
thông của tỉnh là tốt và rất tốt. Có 26% du khách nhận xét là bình thường và chỉ có
6,6% đánh giá là kém chất lượng. Và có 17,5% quyết định trở lại Phú Thọ của khách
du lịch cội nguồn được giải thích bởi chất lượng đường giao thông (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Kết quả phân tích ảnh hưởng của chất lượng đường giao thông tại Phú Thọ
tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn (ĐVT:%)
Diễn giải
Đánh giá chất lượng đường giao thông
Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt
Dự định của khách
du lịch cội nguồn
Không trở lại 0,0 13,5 27,0 56,1 3,4
Có trở lại 0,0 4,7 25,8 58,6 10,9
Tổng 0,0 6,6 26,0 58,2 9,2
Pearson Chi-Square = 12,62
(sig. = 0,006); Phi = 0,175 (sig. = 0,006)
Kết quả khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng cho thấy
có 67,4% du khách đánh giá chất lượng đường giao thông là tốt và rất tốt; 50,6% du
khách đánh giá chất lượng thông tin là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống
nước chỉ có 32,6% du khách có đánh giá tốt và rất tốt, còn có tới 20,3% du khách
đánh giá hệ thống nước có chất lượng kém. Như vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là cần cải thiện chất lượng hệ thống cấp
nước sạch để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.
3.3.4. Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở tỉnh Phú Thọ
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có lực lượng nhân viên đủ năng
lực và trình độ để phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế như vay vốn,
chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh,... qua hệ thống điện tử hiện đại. Hệ thống y tế cũng
16
cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ
trợ (Bảng 3.12) cho thấy, có trên 20% du khách đánh giá chất lượng hệ thống y tế và
ngân hàng là kém, đặc biệt chất lượng y tế có 5,8% du khách đánh giá là rất kém.
Trong khi đó, hệ số ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ phụ trợ tới sự hài lòng của
khách du lịch cội nguồn là 0,212. Vì vậy, cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc
biệt là chất lượng dịch vụ y tế để tăng sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn.
Bảng 3.12. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ trợ
tại Phú Thọ (ĐVT: %)
Diễn giải Rất tốt (5)
Tốt
(4)
Bình thường
(3)
Kém
(2)
Rất kém
(1)
GTTB
(điểm)
Y tế 1,2 19,0 48,7 25,3 5,8 2,84
Ngân hàng 1,2 20,2 50,6 27,0 1,0 2,94
3.3.5. Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn
Kết quả điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch cội nguồn về chuyến du
lịch tại Phú Thọ cho thấy có 24,9% du khách thấy hài lòng, 2,4% du khách rất hài
lòng, còn phần lớn du khách cảm thấy bình thường và vẫn có tới 9,5% khách du lịch
cội nguồn thấy không hài lòng (Bảng 3.13). Như vậy, để du lịch cội nguồn phát triển
đòi hỏi tỉnh Phú Thọ cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao sự hài lòng cho du khách.
Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Rất không hài lòng 0 0,0
Không hài lòng 39 9,5
Bình thường 361 63,2
Hài lòng 103 24,9
Rất hài lòng 10 2,4
Tổng 413 100,0
Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài
lòng của khách du lịch cội nguồn với mô hình nghiên cứu gồm 24 biến quan sát.
Sau 03 vòng phân tích nhân tố khám phá (EFA) với độ tin cậy của các biến quan
sát (Factor loading > 0,5): Kết quả cho 22 biến đảm bảo độ tin cậy, còn 02 biến bị loại
bỏ là chất lượng dịch vụ tham quan và giá dịch vụ tham quan vì có độ tin cậy < 0,5.
Theo đó, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh còn 22 biến quan sát.
Phân tích nhân tố khám phá với 22 biến quan sát cho kết quả có 64,466% biến
thiên của dữ liệu được giải thích bởi 05 nhân tố.
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) đối với 05 nhân tố trong
mô hình nghiên cứu cho thấy cả 05 nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và
22 biến quan sát đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp >0,3. Như vậy, 05 nhân
17
tố và 22 biến quan sát tương ứng trong mô hình nghiên cứu đều thoả mãn điều kiện.
Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của
khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ với phương pháp Enter cho kết quả được thể
hiện trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng
của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ
Nhân tố Hệ số tiêu chuẩn (Beta)
Mức ý nghĩa
(Sig.)
Hệ số phóng đại
phương sai (VIF)
Sự phục vụ của lao động du lịch 0,296 0,000 1,469
Chất lượng dịch vụ phụ trợ 0,212 0,000 1,395
Giá dịch vụ du lịch 0,254 0,000 1,296
Chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 0,107 0,011 1,886
Chất lượng cơ sở hạ tầng 0,269 0,000 1,459
R2 = 0,62; Hệ số Durbin Watson = 1,715; Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2012)
Mô hình hồi quy với các hệ số Beta chuẩn hóa là:
Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn = 0,296×Sự phục vụ của lao động du
lịch+0,269×Chất lượng cơ sở hạ tầng+0,254×Giá dịch vụ du lịch+0,212×Chất lượng
dịch vụ phụ trợ+0,107×Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Kết quả phân tích hồi qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktnn_ttla_le_thi_thanh_thuy_6006_2005221.pdf