Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh

Làng nghề truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử gắn với

nền văn hóa của dân tộc, và luôn luôn biến đổi do hoạt động sản xuất - kinh doanh cùng

với nếp sống và phong tục tập quán của người dân. Sản phẩm của các làng nghề truyền

thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo bởi bàn tay

tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công nên sản phẩm truyền thống có tính nghệ

thuật cao. Cụ thể: i) Làng nghề giấy Dương Ổ, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh; (ii)

Làng mộc mỹ nghệ xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn; (iii) Làng gốm Phù Lãng, xã Phù

Lãng, huyện Quế Võ; (iv) Làng sắt thép Đa Hội, xã Châu Khê, thị xã Từ Sơn.

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính sau: mộc dân dụng; sản xuất thép; sản xuất giấy; sản xuất đồ gốm. Từ đó, chúng tôi chọn 4 nhóm làng nghề thuộc 3 vùng là 4 điểm nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Ninh. - Phương pháp chon mẫu điều tra: Do số hộ ngành nghề bình quân đạt 200 hộ /làng. Vì vậy, trong mỗi làng nghề được chọn làm đại diện nghiên cứu điều tra, chọn điều tra 30 hộ. 2.2.4 Phương phâp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp về: quy hoạch, đầu tư, sản xuất, tổ chức hoạt động, thị trường tiêu thụ, tình hình dân số, lao động, đất đai sẽ được tiến hành thu thập qua các nguồn sách, báo, tạp chí, báo cáo, niên giám thống kê, các tài liệu liên quan từ các cơ quan, ban ngành của tỉnh để qua đó nhằm phân tích, khái quát tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, các giải pháp và kết quả đã thực hiện trong phát triển SXNN tỉnh Bắc Ninh thời gian qua. - Thông tin sơ cấp: Các thông tin sơ cấp được thu thập song song với quá trình thu thập thông tin thứ cấp nhưng diễn ra muộn hơn, được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra thực tế hiện trường và đánh giá có sự tham gia được trình bày trong bảng. Bảng 2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp qua phiếu điều tra Loại thông tin Đối tượng cung cấp Cách thu thập Thuận lợi khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, tình hình thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn. Là cán bộ các cấp, gồm: cấp tỉnh 5 người, cấp huyện 15 người, cấp xã 15 người. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Tình hình sản xuất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất kiến nghị của các tổ chức trong làng nghề. Chủ tịch các hội của tỉnh: hội doanh nghiệp, hội nghề gỗ, hội nghề thép, hội nghề giấy. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Tình hình sản xuất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất kiến nghị của các chủ hộ, doanh nghiệp và HTX làng nghề. Chủ hộ, chủ doanh nghiệp, chủ nghiệm HTX. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. 10 2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sơ cấp: Công cụ tính toán sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu. Số liệu đã công bố: Được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân tích 3 nhóm: (i) những tài liệu về lý luận; (ii) những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; (iii) những tài liệu của các địa phương. - Phương pháp phân tích số liệu: Các phương pháp phân tích gồm: (i) thống kê mô tả, (ii) so sánh, (iii) chuyên gia, (iv) PRA và phân tích SWOT. 2.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để nhằm phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu sau: (i) Nhóm chỉ tiêu phân tích phát triển làng nghề, (ii) Nhóm chỉ tiêu phân tích về ngành nghề và sản phẩm; (iii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả phát triển làng nghề; (iv) Nhóm chỉ tiêu phân tích yếu tố ảnh hưởng. Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1. Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề nghiên cứu Làng nghề truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử gắn với nền văn hóa của dân tộc, và luôn luôn biến đổi do hoạt động sản xuất - kinh doanh cùng với nếp sống và phong tục tập quán của người dân. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công nên sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao. Cụ thể: i) Làng nghề giấy Dương Ổ, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh; (ii) Làng mộc mỹ nghệ xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn; (iii) Làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; (iv) Làng sắt thép Đa Hội, xã Châu Khê, thị xã Từ Sơn. 3.1.2 Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã trong tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được quy hoạch chung, trong đó 35 xã đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; 8 xã điểm đều đạt trên 12 tiêu chí, cao nhất là xã Khắc Niệm đạt 18 tiêu chí, xã Đông Thọ đạt 17 tiêu chí, các xã khác đạt từ 5 đến 14 tiêu chí. Các xã điểm đều đạt thêm từ 2-3 tiêu chí, riêng xã Trung Kênh (Lương Tài) tăng 6 tiêu chí, xã Bình Dương 11 (Gia Bình) tăng 5 tiêu chí. Toàn tỉnh đã có 372 công trình được đầu tư xây dựng, trong đó có 278 công trình đã được phê duyệt với tổng giá trị khoảng 900 tỷ đồng. Kể từ khi triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đến nay diện mạo của khu vực nông thôn tỉnh đang thay đổi từng ngày, nhiều công trình hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng mới, khu vực dân cư trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Cụ thể các nội dung thực hiện: (i) Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và công tác triển khai thực hiện (Cấp UBND tỉnh, Cấp UBND huyện, xã); (ii) Tình hình thực hiện và kết quả đạt được chương trình xây dựng nông thôn mới; (iii) Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân. 3.2. Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình XDNTM 3.2.1 Phát triển kinh tế làng nghề 3.3.1.1 Phát triển sản xuất làng nghề a) Số lượng làng nghề Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, các làng nghề thuộc xã điểm XDNTM thì ở Thành phố Bắc Ninh có tỷ lệ cao nhất đạt 100%, còn thị xã Từ Sơn có số làng nghề thuộc xã điểm XDNTM ít nhất và chỉ đạt 22,22%. Tỷ lệ số làng nghề thuộc xã nông thôn mới giữa các huyện và thành phố có sự cách biệt đáng kể và trung bình chỉ đạt được 40,32% trên toàn tỉnh. Bảng 3.1 Số lượng các làng nghề Bắc Ninh và làng nghề thuộc xã điểm Chương trình xây dựng NTM năm 2013 S TT Thành phố, thị xã, huyện Số xã, phường Số làng nghề Số làng nghề truyền thống Số làng nghề thuộc xã điểm NTM SL (làng) TL (%) SL (làng) TL (%) 1 Tp Bắc Ninh 20 5 1 20,00 5 100,00 2 Từ Sơn 11 18 9 50,00 4 22,22 3 Tiên Du 14 3 2 66,67 2 66,67 4 Yên Phong 14 13 6 46,15 3 23,08 5 Lương tài 14 6 3 50,00 3 50,00 6 Gia Bình 14 8 2 25,00 2 25,00 7 Thuận thành 18 5 5 100 4 80,00 12 8 Quế Võ 21 5 4 80,00 2 40,00 Cộng 126 62 32 51,61 25 40,32 Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, 2013 b) Về sản phẩm của làng nghề: Bắc Ninh là tỉnh tập trung nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có nhiều ngành nghề xuất hiện lâu năm cũng như nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Được chia thành nhóm cụ thể: (i) Nhóm ngành nghề Cơ khí và SXKL; (ii) Nhóm ngành dệt, nhộm và tái chế giấy; (iii) Nhóm nghề Chế biến lương thực, thực phẩm; (iv) Nhóm ngành đồ gỗ, đồ mỹ nghệ; (v) Nhóm sản xuất gốm và VLXD. 3.3.1.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất tại các làng nghề Bắc Ninh bao gồm: hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH. - Kinh tế hộ gia đình chiếm tới trên 95% đơn vị sản xuất trong các làng nghề (19.752 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình) trên địa bàn tỉnh. - HTX tiểu thủ công nghiệp có 166 HTX đang hoạt động, hầu hết các HTX đều giữ vững được sản xuất và có chiều hướng phát triển tốt. Các ngành nghề chủ yếu có số hộ HTX tham gia nhiều là sản xuất đồ mộc (30,8%), sản xuất giấy (13,4%). Sản xuất các sản xuất từ kim loại 5,7%, dệt 4,8%, chế biến nông sản thực phẩm. Vốn đầu tư cho sản xuất bình quân một HTX năm 2011 là 500 triệu đồng, trong đó vốn cố định chiếm 57%. - Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Bắc Ninh có khoảng 250 công ty TNHH và DN tư nhân hoạt động trong các làng nghề, tốc độ tăng 33,6%/năm (2005-2011). Các DN hiện nay chủ yếu là DN vừa và nhỏ với vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, sử dụng khoảng 200 lao động. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với sản xuất hộ gia đình. 3.3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh - Kết quả sản xuất kinh doanh: Bên cạnh việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, các làng nghề cũng đã có những đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất của tỉnh. Thực tế, tính đến năm 2009, một số làng nghề tạo ra giá trị sản xuất rất lớn và trở thành những làng nghề lớn và nổi tiếng của Bắc Ninh. Chẳng hạn, giá trị sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ năm 2009 đạt trên 1050 tỷ đồng, tăng 15,4% so với 2008; giá trị sản xuất của làng nghề sản xuất thép Châu Khê đạt 1053 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2008 (chi cục PTNT tỉnh Bắc Ninh, 2010). Như vậy có thể thấy rằng, các làng nghề hiện vẫn là một trong những động lực phát triển kinh tế to lớn của tỉnh Bắc Ninh. Bảng 3.2 Giá trị sản xuất của một số làng nghề chính ở Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 13 St t Làng nghề Sản phẩm chính 2009 (Tỷ đồng) 2010 (Tỷ đồng) 2011 (Tỷ đồng) 2012 (Tỷ đồng) 2013 (Tỷ đồng) Tốc độ tăng BQ (%) 1 Đa Hội - Châu Khê Sắt thép các loại 620,1 646,4 680,0 711,6 930,5 10,68 2 Đồng Kỵ - Đồng Quang Gỗ mỹ nghệ 209,0 218,4 263,0 274,2 306,0 10,00 3 Phù Lưu - Tân Hồng Thương nghiệp 184,2 200,6 210,0 228,4 268,2 9,85 4 Hương Mạc Gỗ mỹ nghệ 91,3 100,4 112,6 133,8 143,9 12,03 5 Đại Bái Đúc Đồng 89,5 99,7 111,6 122,5 145,4 12,89 6 Quảng Bố Đúc đồng, nhôm 70,0 81,52 93,0 122,1 134,9 17,81 7 Kim Thiều - Hương Mạc Gỗ mỹ nghệ 42,6 51,22 60,2 65,8 85,9 19,20 8 Tổng giá trị sản xuất các làng nghề chính 1306,8 1398,2 1530,5 1658, 3 2014,7 11,43 9 Tổng giá trị sản xuất của tất cả các làng nghề 1782,1 1994,9 2235,8 2565, 4 2978,2 13,70 Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh, 2013 Hiện nay, do khủng hoảng kinh tế nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, sức tiêu thụ bị giảm sút, tồn kho sản phẩm nhiều, sản xuất của một số làng nghề phải cầm chừng. Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng nông thôn mới phần nào cũng có tác động đến sức sản xuất của làng nghề. - Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của làng nghề: Các hộ sản xuất tại điểm nghiên cứu đã tính toán tỷ suất lợi nhuận/chi phí và doanh thu /chi phí và thấy được tỷ lệ này tại các hộ sản xuất khá cao. Cao nhất trong số các nhóm ngành về là nhóm Gốm, và thấp nhất là nghề mộc. Trong đó nghề sản xuất tủ thờ có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong các ngành nghề, nghề này chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận là 0,17 thấp nhất trong các ngành nghề. Bảng 3.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các làng nghề giai đoạn 2009-2011 Một số sản phẩm 2009 2010 2011 Lợi nhuận/ chi phí Doanh thu/ chi phí Lợi nhuận/ chi phí Doanh thu/ chi phí Lợi nhuận/ chi phí Doanh thu/ chi phí 1, Nghề sản xuất giấy - Giấy Krap 0,47 1,47 0,45 1,45 0,43 1,43 - Giấy viết 0,45 1,45 0,43 1,43 0,42 1,42 2, Nghề mộc - Bàn ghế phòng khách 0,34 1,34 0,32 1,32 0,29 1,29 - Tủ thờ 0,22 0,22 0,18 1,18 0,17 1,17 3, Gốm - Gốm 0,7 1,58 0,67 1,5 0,67 1,47 - Sành 0,47 1,4 0,45 1,36 0,43 1,33 4, Nghề sắt thép - Thép D6 0,35 1,43 0,33 1,37 0,3 1,33 - Thép D8 0,34 1,42 0,33 1,37 0,3 1,33 14 3.2.2 Phát triển văn hóa - xã hội làng nghề gắn với chương trình XDNTM Bảo tồn làng nghề truyền thống: Hiện nay, Bắc Ninh có một số làng nghề truyền thống đang dần mai một, cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề như làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, gốm Luy Lâu, tơ tằm Vọng Nguyệt, Trong quá trình XDNTM, tỉnh đã có chủ trương xây dựng bảo tàng làng nghề nhằm gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề. Bên cạnh đó UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành có những chính sách cụ thể tập trung hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề truyền thống. Liên kết xã hội trong các làng nghề: Để góp phần XDNTM tại các xã có làng nghề, hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn đã chủ động tạo nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất. Tính đến hết tháng 5, các qũy tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã huy động được hơn 568,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ tiết kiệm cũng là một hình thức liên kết xã hội trong các làng nghề đang XDNTM. Hiện nay, toàn thành phố Bắc Ninh có 77 tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý, cho gần 2.846 hộ nông dân vay với số tiền trên 38 tỷ đồng. Một hình thức liên kết khác là quỹ hỗ trợ nông dân. Đây là một mô hình mới, xuất hiện ở một số làng nghề thuộc ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm ở thành phố Bắc Ninh. Năm qua, đã có 54 gia đình nông dân được hỗ trợ từ vốn của loại hình này. Hiệp hội ngành nghề: Hiện nay, trong xu thế đổi mới, dưới tác động của một số chính sách trong XDNTM, trong các làng nghề của Bắc Ninh có nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và thành lập hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Một số hiệp hội hoạt động có hiệu quả có thể kể ra là: Hội sản xuất, kinh doanh Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ; Hội gốm Phù Lãng; Hiệp hội Giấy tỉnh Bắc Ninh...Các hiệp hội này quy tụ hàng trăm hội viên tham gia, có đăng ký nhãn hiệu tập thể riêng... 3.2.3 Môi trường làng nghề Qua tổng hợp nghiên cứu, phân loại mức độ ô nhiễm tại 51 làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy: + Làng nghề ô nhiễm nhẹ: 12/51 làng nghề, chiếm 23,5% + Làng nghề ô nhiễm trung bình: 31/51 làng nghề, chiếm 60,8% + Làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng: 8/51 làng nghề, chiếm 15,7% 3.2.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức * Điểm mạnh của nhóm ngành nghề: - S1: Thị trường tiêu thụ rất rộng rãi, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - S2: Các làng nghề góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, đóng góp cao cho ngân sách địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động với mức thu nhập trung bình khá. - S3: Tận dụng được lao động ở tất cả các nhóm tuổi, không qua trường lớp đào tạo, được huy động tại địa phương. - S4: Ngành nghề có truyền thống lâu đời và * Điểm yếu của ngành nghề: - W1: Máy móc thiết bị cũ, chắp vá, tỷ lệ tự chế rất cao, công nghệ sản xuất lạc hậu. - W2: Sản xuất mang tính cá thể là phổ biến, chủ yếu là sản xuất nhỏ, lẻ manh mún, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại chung về kinh tế. - W3: Trình độ học vấn, năng lực quản lý của người chủ sản xuất hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - W4: Phần lớn các cơ sở sản xuất không xây dựng chiến lược kinh doanh. Rất ít cơ sở chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 15 nổi tiếng trong, ngoài nước. - W5: Thiếu mặt bằng sản xuất và vốn đều tư còn hạn hẹp. * Cơ hội đối với ngành, nghề: - O1: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội mới cho những sản phẩm của các làng nghề, cũng như nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. - O2: Hiệp hội trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh được thành lập là cơ hội tốt cho doanh nghiệp giấy, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới vai trò của hiệp hội đang trở nên rất quan trọng. - O3: Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. - O4: Những tiến bộ khoa học công nghệ đựơc áp dụng vào sản xuất ngày một hiệu quả hơn. * Thách thức của ngành, nghề: - T1: Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, trên thị trường có nhiều mẫu sản phẩm đa dạng - T2: Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đã qua đào tạo khan hiếm nên khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn, nhiều thách thức. - T3: Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp. 3.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 3.3.1 Chính sách phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề liên quan đến công tác quy hoạch phát triển làng nghề, hỗ trợ tín dụng, hạn chế và xử lý ô nhiễm trong các làng nghề, Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này chưa cao. Mặt khác, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ quan Nhà nước cấp tỉnh chuyên trách về quản lý làng nghề. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước liên quan trong quản lý làng nghề chưa rõ ràng, thiếu thống nhất, chồng chéo, giữa vai trò các sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như sở Tài nguyên và Môi trường. 3.3.2 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch Hiện nay, một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã làm dự án làng nghề, quy hoạch làng nghề. Song, cần phải khẳng định rằng, đây là kiểu quy hoạch dự án, phát triển làng nghề như quy hoạch đô thị. Tại các xã xây dựng nông thôn mới, quy hoạch làng nghề được gắn với quy hoạch nông thôn mới, trong đó tách khu vực sản xuất có khả năng gây ô nhiễm ra riêng, khu dịch vụ có thể tồn tại trong không gian dân cư hoặc độc lập tùy quỹ đất của từng xã, không gắn với khu đô thị trong các làng nghề. Tuy nhiên, việc không nhất quán và thường điều chỉnh quy hoạch đã phá vỡ kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào các làng nghề. 3.3.3 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. Kết quả báo cáo tổng kết giai đoạn I qúa trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh cho thấy: Chỉ có 7 xã (bằng 7%) đạt tiêu chí giao thông nông thôn (tiêu chí 2); 83 xã (bằng 83%) đáp ứng yêu cầu về hệ thống thuỷ lợi, thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh (tiêu chí thứ 3); 89 xã (bằng 89%) đạt tiêu chí điện nông thôn. (tiêu chí 4); 19 xã (bằng 19%) đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí thứ 6); 44 xã chưa có chợ (tiêu chí số 7); 79 xã (bằng 79%) đạt tiêu chí bưu điện (tiêu chí thứ 8). Qua nghiên cứu cho thấy 2 vấn đề nổi cộm về cơ sở hạ tầng, cản trở sự phát triển làng nghề hiện nay ở Bắc Ninh chính là hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống lưới điện. Khắc phục được 2 trở ngại này cũng là góp phần 16 để làng nghề trên địa bàn phát triển. 3.3.4 Các yếu tố đầu vào 3.3.4.1 Nhân lực Bắc Ninh có đến 89/100 xã chưa đạt tiêu chí về cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6,45%. Trong số 6,45% lao động đã qua đào tạo đó thì lao động lành nghề và lao động có trình độ trung cấp lại chiếm tỷ lệ đến 84% lao động đã qua đào tạo. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 9% lao động đã qua đào tạo). Trình độ quản lý thấp, chưa qua một khóa đào tạo về quản lý kinh tế, các kiến thức về sản xuất, kinh doanhlà tình trạng chung, phổ biến ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 3.3.4.2 Công nghệ Nhìn chung với công nghệ hiện nay tại các làng nghề của Bắc Ninh chủ yếu là bán cơ giới hóa (một phần máy móc và một phần thủ công) chỉ có một số làng nghề có trình độ máy móc tương đối đồng bộ như làm sắt, làm gỗ, làm giấy. Bảng 3.4 Công nghệ tại điểm nghiên cứu sử dụng vào sản xuất Diễn giải Làng thuộc NTM Làng không thuộc NTM Phù Lãng Phong Khê Châu Khê Hương Mạc 1. Công nghệ sản xuất CN truyền thống 83,33 57,89 43,48 50,00 CN hiện đại 0,00 21,05 39,13 50,00 CN Kết hợp 16,67 21,05 17,39 0,00 2. Nguồn gốc của công nghệ Trong nước 100,00 75,00 63,33 53,33 Ngoài nước 0,00 25,00 23,33 13,33 Kết hợp 0,00 0,00 13,33 33,33 Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất trong các làng nghề Bắc Ninh hiện nay đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý chất thải. Chất thải tại các làng nghề không qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí. Không gian sản xuất chật hẹp, liền kề với nơi sinh hoạt hàng ngày, cộng với một lượng chất thải lớn không qua xử lý đã và đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe và môi trường sống. 3.3.4.3 Vốn cho sản xuất Nhìn chung quy mô vốn của các hộ làng nghề trên địa bàn tỉnh khoảng dưới 10 tỷ đồng. Một số làng nghề thuôc nhóm tái chế phế liệu, sản xuất đồ gỗ, tái chế giấy có quy mô dưới 100 tỷ. Các hộ làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực thực phẩm có quy mô < 100 triệu. Hầu hết các làng nghề có tỷ lệ vốn cố định/ vốn lưu động cao. Một vấn đề hết sức bức xức đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh trong làng nghề ở Bắc Ninh là việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng có nhiều rào cản về thủ tục, không có sự hiểu nhau giữa bên cho vay và bên đi vay. Tổn phí về thời gian và tiền bạc để có được vốn vay từ các tổ chức tín dụng quá lớn, nên người đi vay đã từ chối các dòng vốn này mà đi tìm các nguồn vốn phi chính thức. Kết quả báo cáo tổng kết giai đoạn I qúa trình xây dựng NTM ở Bắc Ninh cho thấy, 17 trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân 1 xã ngân sách Tỉnh đầu tư là: 20,7 tỷ đồng, các tổ chức và cộng đồng dân cư đóng góp 232,2 tỷ đồng. Giai đoạn: 2016 - 2020, bình quân 1 xã ngân sách Tỉnh đầu tư là 26,8 tỷ đồng, các tổ chức và cộng đồng dân cư đóng góp 181 tỷ đồng. Trong khi đó, đại bộ phận làng nghề đều thiếu vốn sản xuất. Nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư chính là nguồn vốn của người dân trong làng nghề hoặc từ đấu giá quyền sử dụng đất. Như vậy rất khó thực thi. 3.3.4.4 Nguyên vật liệu Kết quả điều tra thực địa tại vùng nghiên cứu cho thấy hầu hết nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, nguồn cung không ổn định. Bảng 3.5 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất của các ngành nghề Nhóm nghề Nguồn cung ứng nguyên vật liệu (%) 2009 2010 NVL tại địa phương NVL trong nước NVL nước ngoài NVL tại địa phương NVL trong nước NVL nước ngoài Sắt thép - 100 - - - - Dệt 82 28 - 77 23 - Chế biến nông sản 100 - - - - - Vận tải, xây dựng - - - - - - Đồ gỗ 13 67 20 - 62 38 3.3.4.5 Mặt bằng sản xuất Hầu hết các cơ sở trong làng nghề có mặt bằng sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu, diện tích sản xuất hạn chế, số nhà xưởng được xây dựng kiên cố thấp, chủ yếu là nhà tạm và bán kiên cố. Các cơ sở sản xuất vẫn chưa được tách biệt với nơi ở. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ sản xuất thường hình thành một cách tự phát, tập quán làng nghề thủ công là sản xuất nhỏ và ngay tại nhà để tận dụng thời gian và nhân lực nhàn rỗi cũng như tận dụng mặt bằng nên khu sản xuất xen lẫn với khu vực sống của người dân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gây ô nhiêm môi trường. Nghề phát triển cũng kéo theo việc quá tải của cơ sở hạ tầng như cấp, thoát nước, rác thải, khí thải, tiếng ồn và đường xá chật hẹp, xuống cấp nhanh. 3.3.5 Các yếu tố đầu ra 3.3.5.1 Thị trường Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước, đa phần các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong vùng (gần 50%), một phần xuất đi các tỉnh khác (35,6%) và còn lại rất ít các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Tỉnh Bắc Ninh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do các sản phẩm làm ra mang tính đơn điệu, lại gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các mặt hàng công nghiệp, thương hiệu của các mặt hàng lại chưa có hoặc không đủ mạnh để có thể vươn ra thị trường. 3.3.5.2 Các sản phẩm thay thế 18 Sản phẩm thay thế có thể hiểu là các sản phẩm cùng tác dụng nhưng từ nguyên liệu khác hoặc cách sản xuất khác. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta có thể làm rất nhiều sản phẩm từ các nguyên vật liệu nhân tạo như nhựa, thủy tinh,... Nhiều sản phảm cũng được làm bằng máy móc, sản xuất hàng loạt, phổ biến và giá rất rẻ. Vì thế, để tìm được hướng cạnh tranh và tồn tại trên thị trường là một bài toán đặt ra cho bất kì một sản phẩm thủ công mĩ nghệ nào. Điều đó dựa trên rất nhiều những yếu tố như chất lượng cao, có những yếu tố đặc sắc riêng có, mang đậm nét văn hoá địa phương,... 3.3.6 Môi trường và bảo vệ môi trường * Môi trường làng nghề Đánh giá kết quả giai đoạn I xây dựng NTM tại Bắc Ninh cho thấy: Chỉ có 8 xã (bằng 8%) đạt tiêu chí môi trường. 49 xã (bằng 49%) có các cơ sở SX - KD liên quan đến làng nghề đạt tiêu chuẩn về môi trường. 25 xã (bằng 25%) có hệ thống nước thải và chất thải được thu gom và xử lý theo quy định. 31 xã (bằng 31%) có tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia (>90%) và 66 xã (bằng 66%) không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường: xanh, sạch, đẹp. Như vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không có chiều hướng giảm mà ngược lại ngày càng tăng cả nguồn nước, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hàng ngày và ý thức BVMT của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các làng nghề từ lâu. Trong 28 cụm công nghiệp và công nghiệp làng nghề, không có cụm công nghiệp nào có hệ thống xử lý nước thải. * Bảo vệ môi trường Một số biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề đã được triển khai, tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn chồng chéo và không rõ ràng giữa các bộ, ngành, địa phương. 3.3.7 Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_ttla_le_xuan_tam_8581_2005222.pdf
Tài liệu liên quan