3.3 Thiết lập cây dữ liệu trong mô hình
3.3.1 Dữ liệu đầu vào của mô hình
+ Dữ liệu về kinh tế - xã hội: Dữ liệu dân số quốc gia, tốc độ đô thị
hóa, Số người trung bình của 1 hộ gia đình. Dữ liệu về kinh tế: GDP,
tỷ suất chiết khấu, năm cơ sở, thời gian qui hoạch.
+ Dữ liệu về các ngành tiêu thụ điện: Khu vực Dân dụng sinh hoạt,
ngành Công nghiệp, ngành Nông nghiệp, Thương mại dịch vụ.
+ Dữ liệu về nguồn năng lượng: Chi phí cho các nguồn năng lượng sơ
cấp (than, khí tự nhiên, thủy điện, hạt nhân, gió, mặt trời, sinh khối,
địa nhiệt) và các nguồn năng lượng thứ cấp (điện nhập, dầu DO, dầu
FO) và khả năng cung cấp nhiên liệu.
+ Dữ liệu về công nghệ sản xuất điện, truyền tải và phân phối: Suất
chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định, chi phí biến
đổi, hiệu suất, tuổi thọ của các nhà máy sản xuất điện, tỷ lệ tổn thất và
tỷ lệ tự dùng, công suất tối đa, tối thiểu.
+ Dữ liệu về môi trường: mức thuế cácbon, mức trần phát thải CO2.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới
- Nghiên cứu của Wenjia Cai, Can Wang*, Ke Wang, Ying Zhang,
Jining Chen (2007) [74] đã sử dụng LEAP để đánh giá tiềm năng giảm
phát thải CO2 của ngành điện Trung Quốc thông qua việc xây dựng và
phân tích ba kịch bản giai đoạn 2000-2030. Tuy nhiên, đây chỉ là kết
quả nhận được sau khi đưa các dữ liệu đầu vào để LEAP tính toán chứ
không phải là kết quả tối ưu cho toàn bộ ngành điện.
- Luận án tiến sĩ của David Mora Fernando Alvarez năm 2012 cũng sử
dụng LEAP kết hợp với MESSAGE nhằm đưa ra kết quả tối ưu về lộ
trình mở rộng và công nghệ NLTT mới cho phát điện quy mô lớn ở
Colombia đến năm 2050 với chi phí thấp nhất.
- Nghiên cứu của Nyun-Bae Park, Sun-Jin Yun và Eui-Chan Jeon*
(2013) [66] đã phân tích hệ thống năng lượng, môi trường và tính khả
thi về mặt kinh tế của các kịch bản điện Hàn Quốc đến năm 2050. Tuy
nhiên nghiên cứu này chỉ đơn thuần sử dụng LEAP phiên bản 2008,
tận dụng tính mở, dễ thay đổi dữ liệu đầu vào để tính toán chứ chưa
tính tối ưu hệ thống.
* Nhận xét: Việc tính toán cơ cấu nguồn điện từ NLTT được đưa ra
7
trong Quy hoạch và một số nghiên cứu nhưng do mục tiêu nghiên cứu
khác nhau nên cơ cấu này vẫn chưa được mô tả rõ và tính toán đầy đủ,
cụ thể cho từng nguồn NLTT mà mà thông thường được gộp chung
vào một biến tổng hợp và chưa tương xứng với tiềm năng nguồn
NLTT ở nước ta, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra về phát triển
nguồn điện từ NLTT trong Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam
[40], Chiến lược Tăng trưởng xanh [37] và Cam kết của Việt Nam
trong Thỏa thuận Paris [36], chưa phù hợp với xu hướng phát triển
công nghệ sản xuất điện từ NLTT đang dần cạnh tranh được với công
nghệ sản xuất điện từ năng lượng truyền thống. Chính vì vậy, việc xây
dựng được một mô hình quy hoạch nguồn điện phù hợp, với phần
mềm được sử dụng phù hợp trong điều kiện số liệu thống kê và dự báo
chưa đầy đủ như ở nước ta là nội dung được đặt ra.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH NGUỒN
ĐIỆN VÀ CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH
NGUỒN ĐIỆN
2.1 Cơ sở lý thuyết về Quy hoạch nguồn điện
2.1.1 Khái niệm, nội dung và trình tự các bước Quy hoạch nguồn điện
Quy hoạch nguồn điện là bài toán để trả lời các câu hỏi: Nhà
máy điện mới công nghệ sản xuất điện nào và sử dụng loại nhiên
liệu/năng lượng gì? Công suất đặt của nhà máy bao nhiêu là phù hợp?
Khi nào nhà máy cần được xây dựng để đảm bảo tiến độ vào vận hành?
Bài toán chọn cấu trúc tối ưu trong quy hoạch nguồn điện thường
sử dụng phương pháp mô hình hóa toán học kết hợp máy tính. Quá
trình giải gồm 3 bước:
1.Thành lập hàm mục tiêu và những hàm ràng buộc
2.Chọn phương pháp giải
3.Thống kê, gia công, xử lý số liệu ban đầu và áp dụng giải bài toán
2.1.2 Các dữ liệu yêu cầu trong quy hoạch điện
Dữ liệu về kinh tế - xã hội; Dữ liệu về các ngành tiêu thụ điện;
Dữ liệu về nguồn năng lượng; Dữ liệu về môi trường; Dữ liệu về công
nghệ sản xuất điện, truyền tải và phân phối.
2.1.3 Các phương pháp sử dụng trong Quy hoạch nguồn điện
Phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp quy hoạch
phi tuyến và phương pháp quy hoạch động.
2.2 Một số mô hình sử dụng trong Quy hoạch nguồn điện
Các mô hình được đưa ra nghiên cứu về xuất xứ, đặc điểm, tính
8
năng, mô hình toán học, thuật toán và phần mềm bao gồm: EFOM-
ENV, WASP, STRATEGIST, MARKAL, MESSAGE và LEAP.
2.3 Đánh giá lựa chọn mô hình
Nhìn chung, các mô hình đều sử dụng phương pháp mô hình
toán kinh tế cho hệ thống năng lượng hay hệ thống điện, với hàm mục
tiêu là tối thiểu hàm chi phí trong thời gian quy hoạch dài hạn. Kết
quả cho ra các phương án tối ưu theo từng tập số liệu ban đầu được
chọn. Trong các các mô hình EFOM-ENV, WASP, MARKAL,
MESSAGE, LEAP thì mô hình LEAP được biết đến là dễ sử dụng, có
tính linh hoạt cao khi dữ liệu đầu vào có thể mở rộng hoặc hạn chế,
phù hợp trong điều kiện thiếu thông tin, dữ liệu về hệ thống năng
lượng như ở Việt Nam. Đặc biệt, rất nhiều mô hình phải mua bản
quyền sử dụng với chi phí rất cao nhưng với LEAP thì được miễn phí
sử dụng đối với các đối tượng là sinh viên và các nhà nghiên cứu.
Bảng 2.1 Đặc điểm của các mô hình sử dụng trong Quy hoạch nguồn điện
EFOM-
ENV
WASP STRATEGIST MARKAL MESSAGE LEAP
Mục
đích
QH tối
ưu
HTNL
QH tối
ưu
nguồn
điện
QH tối ưu hệ
thống điện
QH tối ưu
HTNL
QH tối ưu
hệ thống
năng lượng
Phân tích cân
bằng cung cầu
năng lượng; QH
tối ưu nguồn
điện
Phương
pháp
QH tuyến
tính
QH
động
QH động
QH tuyến
tính
QH nguyên
hỗn hợp
QH tuyến
tính
Phạm
vi
Quốc gia,
vùng
Quốc gia,
đa quốc
gia
Quốc gia, đa
vùng
Quốc gia, đa
quốc gia
Quốc gia,
đa vùng
Vùng, quốc
gia, đa quốc
gia
Dữ liệu
cần
Mở
rộng
Mở
rộng
Mở rộng (hạn chế) Mở rộng Mở rộng
Mở rộng
(hạn chế)
Tài liệu
hướng
dẫn
Ít tài
liệu
Nhiều Rất ít
Ít (phải
mua)
Chi tiết Rất nhiều
Yêu
cầu kỹ
năng
Cao Rất cao Hạn chế Rất cao Rất cao
Hạn chế, dễ
sử dụng
Khảo sát
môi
trường
Có Không Có Có Có Có
QH: Quy hoạch; HTNL: Hệ thống năng lượng Nguồn: [12], [25], [54]
* Nhận xét: Mô hình LEAP đã tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết
trong công tác quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng, hệ thống
điện và quy hoạch nguồn điện. Với những tính năng ưu việt trên, mô
9
hình LEAP đã được nghiên cứu sinh lựa chọn cho nghiên cứu của luận
án để tính toán xác định cơ cấu nguồn điện từ NLTT trong quy hoạch
nguồn điện Việt Nam đến năm 2030.
Hình 2.9 Giao diện phần mềm LEAP [70]
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN ĐIỆN TỪ
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG QUY HOẠCH NGUỒN
ĐIỆN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
3.1 Thiết lập mô hình toán học
3.1.1 Hàm mục tiêu
Chỉ tiêu tối ưu của bài toán là tổng chi phí hệ thống bao gồm
chi phí đầu tư (I), chi phí vận hành, bảo dưỡng (O&M), chi phí nhiên
liệu (F), chi phí môi trường (E) và giá trị thu hồi của chi phí đầu tư
cuối thời gian quy hoạch (S). Mỗi thành phần chi phí được quy dẫn về
thời điểm ban đầu của thời kì quy hoạch.
𝒇(𝑷)
= ∑(
∑ ∑ 𝒂𝒎𝒇𝒕𝑷
𝟏
𝒎𝒇𝒕
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏
(𝟏 + 𝒊)𝒕−𝒕𝟎
𝑻
𝒕=𝒕𝟏
+
∑ ∑ ∑ [𝑽𝑨𝑹𝒎𝒇𝒕 ∗ (𝑷
𝒋
𝑚𝑓𝑡
∗ 𝒚𝒋
𝒎𝒇𝒕
) + 𝑭𝑰𝑿𝒎𝒇𝒕 ∗ 𝑷𝒎𝒇𝒕
𝒋
+ 𝒈𝒎𝒇𝒕 ∗ (𝑷
𝒋
𝒎𝒇𝒕
∗ 𝑦𝑗
𝑚𝑓𝑡
/
𝑚𝑓𝑡
𝑗 )]𝟏𝒋=𝟎
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏
(𝟏 + 𝒊)𝒕−𝒕𝟎+𝟎,𝟓
+
∑ ∑ ∑ (𝑷𝒋𝒎𝒇𝒕∗𝑦
𝑗
𝑚𝑓𝑡/𝑚𝑓𝑡
𝑗
)1𝑗=0 ∗𝑬𝑭𝒎𝒇𝒕∗𝒒𝒄𝒐𝟐
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏
(𝟏+𝒊)𝒕−𝒕𝟎+𝟎,𝟓
−
∑ ∑ 𝒅𝒎𝒇𝑷
𝟏
𝒎𝒇𝒕
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏
(𝟏+𝒊)𝒕−𝒕𝟎
) (𝟏)
Min
Trong đó: m Chỉ số kí hiệu các nhà máy điện (m = 𝟏, 𝑵̅̅ ̅̅ ̅)
N Tổng số nhà máy điện dự kiến đưa vào khảo sát
10
j Chỉ số trạng thái hoạt động của nhà máy điện m;
j = 0 cho nhà máy điện hiện tại đang hoạt động,
j = 1 cho nhà máy điện được xây dựng mới.
f Chỉ số kí hiệu loại nhiên liệu/năng lượng sử dụng cho các nhà
máy điện (f = 𝟏, 𝒖̅̅ ̅̅ ̅)
u Tổng số các loại nhiên liệu/năng lượng được sử dụng
v Số nguồn NLTT; f = 𝒖 − 𝒗 + 𝟏, 𝒖̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ cho các nguồn NLTT
T Năm cuối thời kì quy hoạch (năm 2030)
t Năm đưa nhà máy vào hệ thống (t = 𝑡1, 𝑻̅̅ ̅̅ ̅̅ ; t nhận các giá trị
2015, 2016, 2017, , 2030);
t0 Năm cơ sở (năm 2014); t1 Năm mô phỏng đầu tiên (2015)
i Tỉ suất chiết khấu (%)
amft Suất đầu tư trên một đơn vị công suất lắp đặt của nhà máy
điện m sử dụng loại nhiên liệu/năng lượng f tại năm t (USD/MW).
P1mft Công suất của nhà máy điện m sử dụng nhiên liệu/năng lượng
f được xây dựng mới tại năm t (MW).
VARmft Suất chi phí vận hành và bảo dưỡng biến đổi trên một đơn vị
điện năng sản xuất của nhà máy m sử dụng nhiên liệu/năng lượng f tại
năm t (USD/MWnăm)
Pjmft Công suất của nhà máy điện m sử dụng nhiên liệu/năng lượng
f được đưa vào vận hành tại năm t (MW).
yjmft Số giờ vận hành của nhà máy điện m sử dụng nhiên liệu/năng
lượng f trong năm t được quy đổi ra năm (năm).
Pjmft*yjmft Lượng điện năng sản xuất của nhà máy điện m sử
dụng nhiên liệu/năng lượng f tại năm t (MWnăm).
FIXmft Suất chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy m
sử dụng nhiên liệu/năng lượng f tại năm t (USD/MW)
gmft Giá nhiên liệu loại f sử dụng cho nhà máy điện m tại năm t
(USD/MWnăm)
ƞ𝑗𝑚𝑓𝑡 Hiệu suất của nhà máy m sử dụng nhiên liệu/năng lượng f tại năm t
EFmft Hệ số phát thải CO2 cho một đơn vị nhiên liệu tiêu thụ của
nhà máy điện m sử dụng nhiên liệu f ở năm t (tấn CO2/MWnăm)
qco2 Suất chi phí phát thải CO2 (USD/tấnCO2)
dmft Hệ số giá trị thu hồi vốn trên một đơn vị công suất lắp đặt của nhà
máy điện m sử dụng loại nhiên liệu/năng lượng f tại năm t (USD/MW).
3.1.2 Các ràng buộc
Ràng buộc về nhu cầu điện năng của hệ thống:
∑ ∑ ∑ (𝑷𝒋
𝒎𝒇𝒕
∗ 𝒚𝒋
𝒎𝒇𝒕
)𝟏𝒋=𝟎 ≥
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏 (𝑫𝒆𝒕 + 𝑻𝒅𝒕) (2)
11
Det Nhu cầu điện năng của hệ thống điện tại năm t (MWnăm)
Tdt Lượng tổn thất điện năng của hệ thống điện tại năm t (MWnăm)
Ràng buộc về tổng công suất của hệ thống:
∑ ∑ ∑ 𝑷𝒋𝒎𝒇𝒕
𝟏
𝒋=𝟎 ≥
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏 𝑷𝒎𝒂𝒙𝒕 + 𝑷𝒅𝒑𝒕 (3)
Pmaxt Công suất phụ tải tối đa của hệ thống điện tại năm t (MW)
Pdpt Công suất dự phòng của hệ thống điện tại năm t (MW)
Ràng buộc về năng lực của nhà máy:
𝟎 ≤ 𝑷𝒎𝒇𝒕
𝒋
≤ 𝑷𝒎𝒇𝒕 𝒎𝒂𝒙
𝒋
(4)
𝑷𝒎𝒇𝒕 𝒎𝒂𝒙
𝒋 Công suất tối đa của nhà máy điện m sử dụng loại nhiên
liệu/năng lượng f tại năm t (MW).
Ràng buộc về nhiên liệu:
∑ ∑ ∑ (𝑷𝒋
𝒎𝒇𝒕
∗ 𝒚𝒋
𝒎𝒇𝒕
/𝒋𝒎𝒇𝒕)
𝟏
𝒋=𝟎 ≤
𝑵
𝒎=𝟏
𝑻
𝒕=𝒕𝟏 𝑳𝒇 (5)
Lf Khả năng cung cấp nhiên liệu/năng lượng loại f trong thời
gian quy hoạch (MWnăm)
Ràng buộc về phát thải:
∑ ∑ ∑ (
𝑷𝒋𝒎𝒇𝒕∗𝒚
𝒋
𝒎𝒇𝒕
ƞ𝒋𝒎𝒇𝒕
)𝟏𝒋=𝟎 ∗ 𝑬𝑭𝒎𝒇𝒕
𝒖
𝒇=𝟏
𝑵
𝒎=𝟏 ≤ 𝑻𝑪𝑶𝟐𝒎𝒂𝒙𝒕 (6)
Tco2max t Lượng phát thải CO2 của nhà máy m dùng nhiên liệu f tại
năm t (tấn)
3.2 Các bước tính toán của mô hình
Hình 3.1 Các bước tính toán xác định cơ cấu nguồn điện từ NLTT
12
3.3 Thiết lập cây dữ liệu trong mô hình
3.3.1 Dữ liệu đầu vào của mô hình
+ Dữ liệu về kinh tế - xã hội: Dữ liệu dân số quốc gia, tốc độ đô thị
hóa, Số người trung bình của 1 hộ gia đình. Dữ liệu về kinh tế: GDP,
tỷ suất chiết khấu, năm cơ sở, thời gian qui hoạch.
+ Dữ liệu về các ngành tiêu thụ điện: Khu vực Dân dụng sinh hoạt,
ngành Công nghiệp, ngành Nông nghiệp, Thương mại dịch vụ.
+ Dữ liệu về nguồn năng lượng: Chi phí cho các nguồn năng lượng sơ
cấp (than, khí tự nhiên, thủy điện, hạt nhân, gió, mặt trời, sinh khối,
địa nhiệt) và các nguồn năng lượng thứ cấp (điện nhập, dầu DO, dầu
FO) và khả năng cung cấp nhiên liệu.
+ Dữ liệu về công nghệ sản xuất điện, truyền tải và phân phối: Suất
chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định, chi phí biến
đổi, hiệu suất, tuổi thọ của các nhà máy sản xuất điện, tỷ lệ tổn thất và
tỷ lệ tự dùng, công suất tối đa, tối thiểu.
+ Dữ liệu về môi trường: mức thuế cácbon, mức trần phát thải CO2.
3.3.2 Kết quả đầu ra của mô hình
Chi phí hệ thống cho sản xuất điện; Công suất và cơ cấu công suất;
Điện năng sản xuất và cơ cấu điện năng của từng nhà máy điện hoặc
theo loại nhiên liệu/năng lượng sử dụng; Lượng phát thải.
3.3.3 Cây dữ liệu của mô hình
Hình 3.3 Cấu trúc dữ liệu trong Demand và Transformation
3.4 Cơ sở dữ liệu cho mô hình
Trên cơ sở các nguồn điện hiện có trong Hệ thống điện Việt Nam
và các dự án nguồn điện có khả năng vào vận hành đến năm 2030 [5],
nghiên cứu sử dụng mô hình đã được thiết lập ở trên để xác định cơ cấu
13
nguồn điện từ NLTT trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm
2030 với năm cơ sở là năm 2014.
3.4.1 Khả năng cung cấp các nguồn nhiên liệu, năng lượng cho phát điện
Bảng 3.10 Tổng hợp tiềm năng, khả năng khai thác các nguồn năng
lượng cho phát điện [2],[5],[6],[80],[48]
Loại nguồn Tiềm năng, khả năng khai thác cho sản xuất điện
1. Than 6.140.683 (1.000 tấn) trong nước + nhập khẩu
2. Dầu, Khí Dầu: 3,8-4,2 (109tấn TOE); Khí: 341,11 (tỉ m3)
3. Thủy điện lớn 19.000 – 21.000 MW
4. Thủy điện nhỏ Lý thuyết: >7.000 MW; Kỹ thuật: 4.015,1 MW
5. Gió
WB: 513.360 MW; EVN: 1.785 MW;
PECC3: 10.637 MW
6. Mặt trời 4-5 kWh/m2/ngày ~ 41 triệu MWp
7. Sinh khối 1.000-2.000 MW
8. Địa nhiệt 200-400 MW
3.4.2 Hiện trạng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo cho phát điện
Bảng 3.11 Công suất nguồn giai đoạn 2010-2014 [44]
STT Nguồn ( MW) 2010 2012 2014
1 Thủy điện 7633 12009 13617
2 Than 2745 4900 9843
5 Khí 112 112 112
6 Dầu nhiệt 1059 1059 912
7 Tuabin khí 1837 6106 7334
8 Tuabin dầu 189 189 189
9 Dầu Diesel 62 62 62
10 Hạt nhân 0 0 0
11 Gió 0 30 46
12 Sinh khối 24 24 24
13 Mặt trời 0 0 1
14 Thủy điện nhỏ 438 986 1938
Tổng công suất (MW) 14.099 25.477 34.078
% NLTT 3,28 4,08 5,9
3.4.3 Tình hình xuất nhập khẩu điện năng
Năm 2015 lượng điện nhập từ Trung Quốc là 1,8 tỷ kWh. Dự
kiến năm 2016 EVN mua 1,2 tỷ kWh và trong thời gian tới, việc nhập
khẩu điện sẽ giảm, thay vào đó sẽ khai thác tối đa nguồn điện sản xuất
từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, dầu... và NLTT trong nước.
14
Về giá mua điện từ Trung Quốc, năm 2011 Việt Nam ký hợp
đồng mua điện với giá 5,8 cent/kWh, sang năm 2012, giá mua điện đã
tăng lên 6,08 cent/kWh (tương đương 1.300 đồng/kWh).
3.4.4 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội và các số liệu dự báo
Bảng 3.12 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội KB cơ sở [5], [23]
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2020 2025 2030
Dân số quốc gia Triệu người 91,377 96,0 100,1 102,42
Số HGĐ Nghìn hộ 25.459 28.345 31.389 34.455
Đô thị hóa % 33,6 37,1 40,7 44,4
Tốc độ tăng trưởng GDP % 7,5 8,0 7,83
GDP 1012 VNĐ 3.097,8 4.551,7 6.635,45 9.673,16
GDP bình quân HGĐ Triệu VNĐ 121,68 160,58 211,394 280,75
Tỷ trọng GDP ngành NN % 16,93 14,33 10,6 9,26
Tỷ trọng GDP ngành DV % 41,39 43,07 45,6 48,53
Tỷ trọng GDP ngành CN % 41,68 42,60 43,8 42,22
Bảng 3.13 Nhu cầu điện năng giai đoạn 2015-2030 (TWh) [5],[13]
Ngành 2015 2020 2025 2030
Nông nghiệp 1,71 2,98 4,45 6,49
Thương mại-Dịch vụ 25,72 61,99 132,88 246,78
Dân dụng 44,13 61,32 84,09 111,78
Công nghiệp 84,39 141,81 206,4 282,99
Tổng (Det) 155,94 268,11 427,83 648,04
Bảng 3.14 Tỷ lệ tổn thất điện năng và tự dùng [5]
Năm 2015 2020 2025 2030
Tỷ lệ tổn thất (%) 9 8 7,5 7
Tỷ lệ tự dùng (%) 3,6 4,0 4,5 4,5
Bảng 3.18 Chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật các nhà máy điện [5],[23],[69]
Loại nhà máy
Suất đầu tư
amf
(USD/kW)
FIXmf
(USD/kW
VARmf
(USD/kWy)
Tuổi
thọ
(năm)
Hiệu suất
(%)
Hệ số
khả
dụng
(%) 2014 2030 2014 2030
Nhiệt điện dầu DO 600 15,4 40 25 37 38 85
Nhiệt điện dầu FO 1200 19,5 38,5 30 28,5 38 85
Nhiệt điện than 1300 42 18,4 35 34 41 85
Tuabin khí (TBK) 750 15,4 38,5 25 37 38 92
TBK hỗn hợp 1020 21,6 7,88 30 57 58 92
15
Thủy điện 1648 13,44 0,0 60 93 95
Điện hạt nhân 2.800 66,2 18 40 34 90
Thủy điện nhỏ 1.700 40 0,0 30 30 32
Điện sinh khối 1.800 70 0,0 30 34 90
Điện địa nhiệt 1.800 51 0,0 30 20 50
Điện gió 2.560 1.280 15 0,0 30 30 80 30
Điện mặt trời 3.500 1.550 60 0,0 25 21,6 44 30
Bảng 3.19 Giá nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất điện [5], [18]
STT Loại nhiên liệu Đơn vị Năm 2015 Năm 2030
1 Than USD/tấn 68,6 105,33
2 Dầu USD/thùng 50 100
3 Khí USD/106BTU 5,0 9,14
4 Uranium USD/kcal 2 2,5
Theo UESCAP, chính sách thuế cácbon là 10 USD/1tấn CO2
Bảng 3.20 Phát thải KNK năm 2010 và ước lượng năm 2020, 2030
(Triệu tấn CO2) [15]
Lĩnh vực 2010 2020 2030
Năng lượng
Trong đó: Nhiệt điện than
113,1
21
251,0
160
470,8
250
Nông nghiệp 65,8 69,5 72,9
LULUCF -9,7 -20,1 -27,9
Tổng cộng 169,2 300,4 515,8
Nhận xét: Sau khi lựa chọn LEAP, Chương 3 Luận án đã xây
dựng mô hình xác định cơ cấu nguồn điện từ NLTT trong quy hoạch
nguồn điện Việt Nam đến năm 2030. Tuy nhiên, do Luận án được
nghiên cứu trong nhiều năm, thời gian quy hoạch nguồn điện trong dài
hạn, đồng thời vấn đề năng lượng lại có tính chất liên ngành, hệ thống,
làm cho các thông số dự báo về kinh tế - kỹ thuật, công nghệ của mô
hình tính toán cũng có nhiều biến động, thay đổi nhanh và liên tục.
Một số thông số dự báo như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở bảng 3.12
hay tỷ lệ tổn thất điện năng, tỷ lệ tự dùng ở bảng 3.14 ... sẽ có chênh
lệch so với hiện trạng phát triển nền kinh tế hiện nay và số liệu dự báo
mới. Do đó, trong giới hạn nghiên cứu, Luận án chỉ đưa ra một số kịch
bản nghiên cứu điển hình dựa trên cơ sở dữ liệu dự báo của Quy
hoạch điện VII. Kết quả tính toán của mô hình này sẽ được phân tích
và luận giải trong Chương 4 của Luận án.
16
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG KỊCH BẢN VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CƠ CẤU
NGUỒN ĐIỆN TỪ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG QUY
HOẠCH NGUỒN ĐIỆN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
4.1 Xây dựng kịch bản
1. Kịch bản tự do cạnh tranh (BAU): là kịch bản cơ sở được tính toán
tối ưu trên LEAP cho các nguồn điện hiện có và các nguồn có khả
năng vào vận hành đến năm 2030 cạnh tranh tự do dựa trên số liệu đầu
vào từ Quy hoạch điện VII [5].
2. Kịch bản tỉ lệ điện sản xuất từ NLTT theo Quy hoạch (PDP): là
kịch bản BAU với tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT đạt
như tính toán trong Quy hoạch điện VII [5], không giới hạn lượng
phát thải CO2 [5].
3. Kịch bản giới hạn lượng phát thải CO2 (LOWC): là kịch bản tính
tối ưu trên LEAP khi có ràng buộc giới hạn giảm lượng phát thải CO2
so với kịch bản phát triển bình thường BAU theo cam kết trong Thỏa
thuận Paris Việt Nam đã kí kết [36].
4. Kịch bản xu thế phát triển nguồn điện từ NLTT (TREND): là kịch
bản tính tối ưu trên LEAP khi gia tăng tỉ lệ điện từ NLTT bằng cách
giới hạn tổng lượng phát thải CO2 thấp hơn so với kịch bản LOWC
hay dự báo chi phí đầu tư cho điện từ NLTT giảm nhiều hơn so với
các kịch bản trước theo xu thế phát triển công nghệ đạt được hiện nay.
Có hai trường hợp:
Trường hợp 1 (TREND1): giảm lượng phát thải CO2 trong giai
đoạn 2015 - 2030 so với kịch bản phát triển bình thường BAU ở
mức cao hơn kịch bản LOWC như đã đề ra trong [37], [40] và mức
giảm cao nhất khi có sự hỗ trợ của quốc tế [36].
Trường hợp 2 (TREND2): gia tăng tỉ lệ điện từ NLTT khi giảm
suất chi phí đầu tư cho điện gió và điện mặt trời theo tốc độ giảm
trung bình trên thế giới hàng năm (đến năm 2025) [69], [78] áp
dụng cho Việt Nam tính đến năm 2030.
4.2 Kết quả tính toán cơ cấu nguồn điện từ NLTT
Kết quả tính toán kịch bản BAU cho thấy, khi để cho các
nguồn năng lượng hoàn toàn cạnh tranh tự do thì nguồn điện từ NLTT
vẫn chưa thể cạnh tranh được với các nguồn năng lượng truyền thống
do chi phí sản xuất điện vẫn đắt hơn. Khi đó tổng chi phí hệ thống cho
sản xuất điện là thấp nhất, 274,43 tỷ USD nhưng đi kèm theo đó là
lượng phát thải ra môi trường rất lớn, 3.409,33 triệu tấn CO2.
17
Bảng 4.3 Công suất lắp đặt nguồn điện từ NLTT và Công suất bổ sung từng năm kịch bản PDP (MW)
Bảng 4.5 Công suất lắp đặt nguồn điện từ NLTT và Công suất bổ sung từng năm kịch bản LOWC (MW)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
1. Thủy điện nhỏ 2050 2163 2275 2388 2500 2640 2780 2920 3060 3200 3360 3520 3680 3840 4000
Thủy điện nhỏ
bổ sung
112 113 112 113 112 140 140 140 140 140 160 160 160 160 160
2. Sinh khối 169 314 460 605 750 900 1050 1200 1350 1500 1600 1700 1800 1900 2000
Điện sinh khối
bổ sung
145 145 146 145 145 150 150 150 150 150 100 100 100 100 100
3. Địa nhiệt 30 60 90 120 150 184 218 252 286 320 336 352 368 384 400
Điện địa nhiệt
bổ sung
30 30 30 30 30 34 34 34 34 34 16 16 16 16 16
4. Gió 237 428 618 809 1000 1520 2040 2560 3080 3600 4120 4640 5160 5680 6200
Điện gió
bổ sung
191 191 190 191 191 520 520 520 520 520 520 520 520 520 520
5. Mặt trời 7 13 18 24 30 144 258 372 486 600 920 1240 1560 1880 2200
Điện mặt trời
bổ sung
6 6 5 6 6 114 114 114 114 114 320 320 320 320 320
Tổng công suất
nguồn điện từ NLTT
2493 2978 3461 3946 4430 5388 6346 7304 8262 9220 10336 11452 12568 13684 14800
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
1. Thủy điện nhỏ 1938 1938 1938 1938 1938 1938 1938 1938 1938 1938 2016 2450 3026 3647 4000
Thủy điện nhỏ
bổ sung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 78 432 576 621 353
2. Sinh khối 24 24 24 24 24 344 664 984 1300 1500 1600 1700 1800 1900 2000
Điện sinh khối
bổ sung
0 0 0 0 0 320 320 320 320 200 100 100 100 100 100
3. Địa nhiệt 0 0 0 0 0 0 0 120 286 320 336 352 368 384 400
Điện địa nhiệt
bổ sung
0 0 0 0 0 0 0 120 166 34 16 16 16 16 16
4. Gió 46 46 46 46 46 46 46 46 46 460 890 1350 2023 2650 3100
Điện gió
bổ sung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 414 430 460 673 627 450
5. Mặt trời 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 120 350 710 1135 1250
Điện mặt trời
bổ sung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 119 230 360 425 115
Tổng công suất
nguồn điện từ NLTT
2009 2009 2009 2009 2009 2329 2649 3089 3571 4219 4964 6202 7927 9716 10750
18
Bảng 4.7 Công suất lắp đặt nguồn điện từ NLTT và Công suất bổ sung từng năm kịch bản TREND1 (MW)
Bảng 4.9 Công suất lắp đặt nguồn điện từ NLTT và Công suất bổ sung từng năm kịch bản TREND2 (MW)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
1. Thủy điện nhỏ 2075 2212 2349 2487 2625 2745 2865 2965 3065 3175 3313 3455 3620 3800 4000
Thủy điện nhỏ
bổ sung
137 137 137 138 138 120 120 100 100 110 138 142 165 180 200
2. Sinh khối 154 284 434 584 750 870 990 1100 1220 1350 1460 1580 1720 1860 2000
Điện sinh khối
bổ sung
130 130 150 150 166 120 120 110 120 130 110 120 140 140 140
3. Địa nhiệt 0 60 90 120 150 184 218 252 269 286 308 330 352 374 400
Điện địa nhiệt
bổ sung
0 0 30 30 30 34 34 34 17 17 22 22 22 22 26
4. Gió 217 388 558 729 900 1420 1940 2460 2980 3380 4880 6380 7880 9280 10600
Điện gió
bổ sung
171 171 170 171 171 520 520 520 520 400 1500 1500 1500 1400 1320
5. Mặt trời 201 401 600 800 1000 1500 2000 2600 3200 3800 5360 6920 8480 10040 11639
Điện mặt trời
bổ sung
200 200 199 200 200 500 500 600 600 600 1560 1560 1560 1560 1599
Tổng công suất
nguồn điện từ NLTT
2.647 3.345 4.031 4.720 5.425 6.719 8.013 9.377 10.734 11.991 15.321 18.665 22.052 25.354 28.639
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030
1. Thủy điện nhỏ 2.075 2.212 2.349 2.487 2.500 2.831 3.200 3.550 3.900 4.250 4.600 4.950 5.300 5.650 6.000
Thủy điện nhỏ
bổ sung
137 137 137 138 13 330,98 369,02 350 350 350 350 350 350 350 350
2. Sinh khối 154 284 434 584 900 980 1060 1140 1220 1300 1440 1580 1720 1860 2000
Điện sinh khối
bổ sung
130 130 150 150 316 80 80 80 80 80 140 140 140 140 140
3. Địa nhiệt 0 58,02 150 200 250 264 278 292 306 320 336 352 368 384 400
Điện địa nhiệt
bổ sung
0 0 92 50 50 14 14 14 14 14 16 16 16 16 16
4. Gió 217 388 558 729 900 1520 2140 2760 3380 4000 5320 6640 7960 9280 10600
Điện gió
bổ sung
171 171 170 171 171 620 620 620 620 620 1320 1320 1320 1320 1320
5. Mặt trời 225 450 675 900 1200 1750 2300 2850 3400 3969 5969 7969 9969 11969 14000
Điện mặt trời
bổ sung
224 225 225 225 300 550 550 550 550 569 2000 2000 2000 2000 2031
Tổng công suất
nguồn điện từ NLTT
2.671 3.392 4.166 4.900 5.750 7.345 8.978 10.592 12.206 13.839 17.665 21.491 25.317 29.143 33.000
19
Bảng 4.10 Cơ cấu công suất và điện năng từ nguồn NLTT, phát thải CO2, chi phí hệ thống các kịch bản
Kịch
bản
Cơ cấu công suất nguồn
điện từ NLTT(%)
Cơ cấu điện năng từ
NTTT (%)
Phát thải CO2 (triệu tấn) Tổng
phát
thải
(tr.tấn)
Chi phí hệ thống (tỷ USD) Tổng
CPHT
(tỷ
USD)
2015 2020 2025 2030 2015 2020 2025 2030 2015 2020 2025 2030 2015 2020 2025 2030
BAU 5,3 3,4 2,2 1,5 3,2 1,9 1,2 0,8 69,7 140 257 427 3409,3 7,6 12,6 20,1 30,8 274,4
PDP 5,3 7,2 9,6 10,4 3,2 4,5 5,8 6,0 70,4 134 205,4 322 2858,1 7,6 12,9 21,5 32,8 288,1
LOWC 5,3 3,3 4,5 7,4 3,2 1,9 3,0 4,6 69,7 125 230 388 3134,3 7,6 12,7 20,4 33,5 280,8
TREND1 5,3 8,7 12,1 19,0 3,2 5,4 7,2 11,0 69,1 115 180 292 2560,1 7,6 12,76 21,9 34,2 293,6
TREND2 5,3 9,6 13,8 21,4 3,2 6,25 8,3 12,6 69,7 112 170 282 2465,1 7,6 14,14 21,89 33,95 292,9
Nguồn: Tính toán từ nghiên cứu
Bảng 4.12 Mối quan hệ giữa lượng phát thải và chi phí hệ thống các kịch bản
Kịch bản
Tổng
chi phí
xã hội
Tổng phát
thải CO2
Chi phí tăng so
với kịch bản
BAU
Phát thải tăng so
với kịch bản
BAU
Phát thải
/Chi phí
∆Phát
thải
/∆Chi phí
Chi phí
giảm thải
(tỷ USD) (triệu tấn) (tỷ USD) (%) (triệu tấn) (%)
(tấn/
103USD)
(tấn/
103USD)
(USD/tấn)
BAU 274,4 3409,3 12,4
PDP 288,1 2858,1 13,7 5,0 -551,2 -16,2 9,9 -40,23 24,85
LOWC 280,8 3134,3 6,4 2,3 -275,0 -8,0 11,2 -42,97 23,27
TREND1 293,6 2560,1 19,2 7,0 -849,2 -25,0 8,7 -44,23 22,61
TREND2 292,9 2465,1 18,5 6,7 -944,2 -27,7 8,4 -51,04 19,59
Nguồn: Tính toán từ nghiên cứu
20
Với công suất nguồn điện từ NLTT như các bảng 4.3-4.9 thì
lượng điện năng sản xuất từ NLTT và cơ cấu điện năng từ NLTT cũng
thay đổi tương ứng ở các kịch bản (bảng 4.10).
Khi kịch bản được xây dựng theo Quy hoạch điện VII (kịch
bản PDP) thì cơ cấu công suất nguồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phat_trien_nguon_dien_tu_nang_luong_tai_tao_trong_quy_hoach_nguon_dien_viet_nam_den_nam_2.pdf