Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động giám sát của
Quốc hội
Thứ nhất, giám sát của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính
công vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đánh giá đúng tình hình thực tế.
Thứ hai, Quốc hội vẫn chưa chú trọng đến tính chuyên nghiệp trong giám sát tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành chính.
Thứ ba, Quốc hội chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động giám sát đối với tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành chính công.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở Việt
Nam
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước về Thanh tra Quốc hội và khả
năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam
Trước hết, về tình hình nghiên cứu Thanh tra Quốc hội ở trong nước, có thể đúc rút
một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu: Mặc dù ở Việt Nam đã có công trình nghiên cứu về
Thanh tra Quốc hội cả dưới hình thức nghiên cứu tổng hợp cũng như nghiên cứu ở một quốc
gia cụ thể, tuy vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về Thanh tra Quốc hội so với thế
giới là chưa nhiều và chưa có tính quy mô, các công trình mới dừng lại ở gốc độ khái quát,
chủ yếu nghiên cứu mô hình Thanh tra Quốc hội ở những quốc gia điển hình (chủ yếu là các
nước Bắc Âu). Do đó, luận án trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước cần
phải tiếp tục nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội ở góc độ rộng hơn, toàn diện hơn.
Không chỉ nghiên cứu những nước ở khu vực châu Âu nơi Thanh tra Quốc hội rất phát triển
mà còn nghiên cứu cả những nước ở các khu vực khác trên thế giới như châu Mỹ, châu Á,
châu Phi để tìm ra những nét đặc trưng và sự đa dạng của thiết chế Thanh tra Quốc hội ở các
nước trên thế giới, qua đó, đánh giá được xu hướng phát triển của mô hình này.
8
Thứ hai, về nội dung: Các nghiên cứu trong nước về Thanh tra Quốc hội cơ bản cũng
tiếp cận cơ quan này ở phương diện là cơ quan kiểm soát quyền lực hoặc là cơ quan nhân
quyền quốc gia.
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu: Đa phần các công trình sử dụng phương pháp
phân tích, thống kê làm phương pháp chủ đạo, số ít thực hiện dưới góc độ nghiên cứu so
sánh tuy nhiên số lượng quốc gia chỉ giới hạn ở hai nước thuộc khu vực Asean.
Tiếp theo, về nghiên cứu khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam, đa phần các
công trình đều có ý kiến đề xuất về việc áp dụng loại cơ quan này ở Việt Nam, tuy nhiên, các
kiến nghị mới chỉ dừng lại ở góc độ gợi mở và đưa ra một số lập luận mang tính cơ bản. Đặc
biệt, một điểm mà theo tác giả các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa đề cập đó là phân
tích những tác động của Thanh tra Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước có liên quan khi áp
dụng ở Việt Nam; lựa chọn và thiết kế mô hình Thanh tra Quốc hội nào là phù hợp cho Việt
Nam khi thiết chế thanh tra trên thế giới được tổ chức khá đa dạng, những khó khăn có thể
gặp phải, hướng khắc phục như thế nào khi áp dụng mô hình này... Đó là những nhiệm vụ
quan trọng mà nghiên cứu sinh muốn tiếp tục phát triển trong trình luận án này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua phân tích đánh giá tình hình nghiên cứu Thanh tra Quốc hội trong nước và trên
thế giới có thể thấy, đối với thế giới, đây là vấn đề không còn quá mới mẻ, việc nghiên cứu
đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên, những năm gần đây, vẫn có những học giả nước ngoài
tiếp tục nghiên cứu và nhìn nhận cơ quan này ở nhiều phương diện mới, gắn với bảo vệ
quyền con người hay vấn đề quản trị tốt. Đối với Việt Nam, so với thế giới thì việc nghiên
cứu thiết chế này vẫn chưa thực sự thoả đáng. Số lượng công trình quy mô còn hạn chế, chủ
yếu là những nghiên cứu mang tính nhỏ lẻ trong phạm vi nghiên cứu ở một vài quốc gia
nhất định.
Về đánh giá tính khả thi trong việc áp dụng mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam,
một thực tế là vào thập niên 90, việc tham khảo kinh nghiệm các nước có mô hình Thanh tra
Quốc hội để đánh giá khả năng vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam đã từng
được Nhà nước đặt ra chứ không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy
vậy, tại thời điểm đó, vì những lý do khác nhau, mô hình này vẫn chưa được áp dụng. Mặt
khác, dưới góc độ nghiên cứu, các kiến nghị áp dụng chỉ dừng lại ở việc ủng hộ thành lập
mà chưa đề xuất mô hình cụ thể cho Việt Nam cũng như chưa đánh giá tác động của thiết
chế này trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
Như vậy, Thanh tra Quốc hội vẫn còn là một đề tài cần phải được tiếp tục khai thác
9
nghiên cứu ở Việt Nam để hiểu rõ hơn loại cơ quan này cũng như có được những đánh giá
toàn diện, chính xác để trả lời cho câu hỏi có nên áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam hay
không và nếu áp dụng, cơ quan này sẽ được thiết kế như thế nào trong bộ máy nhà nước.
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA QUỐC HỘI VÀ CÁC LOẠI
THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI DƢỚI GỐC ĐỘ SO SÁNH
2.1. Những vấn đề lý luận về Thanh tra Quốc hội
2.1.1. Khái niệm Thanh tra Quốc hội
2.1.1.1. Khái niệm thanh tra và thanh tra nhà nước
Từ điển giải thích từ ngữ Luật học cũng lý giải “thanh tra” chính là “kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá
nhân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền”. Hoạt
động thanh tra có thể thực hiện bởi nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
Như vậy, thuật ngữ “thanh tra nhà nước” được sử dụng để xác định chủ thể tiến hành
hoạt động thanh tra chính là cơ quan nhà nước chứ không phải là các tổ chức xã hội. Hay có
thể định nghĩa thanh tra nhà nước chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sử dụng các biện pháp, cách thức mang tính chuyên môn, nghiệp vụ như điều tra, xem xét,
đánh giá các hoạt động của các chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước hoặc các dịch vụ công
nhằm phát hiện những vi phạm hoặc ngăn chặn kịp thời các vi phạm bằng cách kiến nghị xử
lý hoặc tự mình xử lý theo thẩm quyền.
2.1.1.2. Thanh tra Quốc hội – Loại thanh tra nhà nước nằm ngoài hệ thống cơ quan
hành chính
Thanh tra Quốc hội là cơ quan được hiến định hoặc được thành lập bởi cơ quan lập
pháp (Quốc hội) và đứng đầu là một quan chức cao cấp độc lập chịu trách nhiệm trước cơ
quan lập pháp (Quốc hội), những người này có quyền nhận khiếu nại của người dân đối với
các quan chức hành chính và nhân viên của họ, trên cơ sở đó, thanh tra Quốc hội có quyền
điều tra, đề xuất hướng khắc phục và phát hành báo cáo. Như vậy, dựa vào khái niệm thanh
tra nhà nước cũng như phân loại thanh tra nhà nước, có thể khẳng định Thanh tra Quốc hội
là một loại thanh tra nhà nước nằm ngoài hệ thống cơ quan hành chính. Điều này mang lại
những ưu điểm nhất định trong việc kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước.
10
2.1.2. Vai trò của Thanh tra Quốc hội
2.1.2.1. Vai trò của Thanh tra Quốc hội trong kiểm soát quyền lực nhà nước.
a. Khái niệm kiểm soát quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Kiểm soát quyền lực nhà nước thực chất là việc nắm bắt được tổ chức và hoạt động
của các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước
hoặc từ phía nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm các chủ thể thực
hiện quyền lực một cách đúng đắn, không lạm quyền hay sử dụng quyền lực nhà nước vào
mục đích tư lợi, đi ngược lại bản chất của nhà nước dân chủ
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là phương thức, quy trình, quy định và các thiết
chế có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước, gắn kết chặt chẽ với nhau hợp thành
một chỉnh thể, thông qua đó việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện, nhằm ngăn
ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của nhà nước, cơ quan, nhân viên nhà
nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước
được tổ chức và thực hiện theo đúng các quy định của Hiến pháp, pháp luật, đúng mục đích
mong muốn và có hiệu quả
b. Thanh tra Quốc hội – Cơ quan kiểm soát độc lập có sự gắn kết giữa kiểm soát
quyền lực từ phía nhà nước với kiểm soát quyền lực từ phía xã hội
Trước hết, có thể khẳng định Thanh tra Quốc hội là loại cơ quan kiểm soát độc lập,
đáp ứng sự đa dạng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở nhà nước pháp quyền hiện đại, thể
hiện ở những khía cạnh:
Một là, Thanh tra Quốc hội ra đời do nhu cầu ngày càng mở rộng chức năng của
nhà nước.
Hai là, Thanh tra Quốc hội thường được hiến pháp quy định: Cũng giống như các cơ
quan cơ quan kiểm soát độc lập khác được thành lập trên cơ sở quy định của hiến pháp của
các quốc gia.
Ba là, Thanh tra Quốc hội có thể do Quốc hội thành lập nhưng tổ chức và hoạt động
của nó không phụ thuộc vào các cơ quan thuộc các nhánh quyền lực truyền thống.
Bốn là, Thanh tra Quốc hội có trách nhiệm giải trình song không chịu sự kiểm tra ràng
buộc thường xuyên của các thiết chế khác.
Năm là, hoạt động của Thanh tra Quốc hội mang tính chất chuyên môn thuần túy, có
những chức năng, thẩm quyền riêng trong một số lĩnh vực nhất định.
Sáu là, Thanh tra Quốc hội đóng vai trò là cơ quan kiểm soát quyền lực nhưng Thanh
11
tra Quốc hội không có thẩm quyền can thiệp vào phạm vi chức năng và nhiệm vụ của các
thiết chế của những nhánh quyền lực khác.
Tiếp đó, Thanh tra Quốc hội đáp ứng được sự linh hoạt trong kiểm soát quyền lực ở
nhà nước pháp quyền hiện đại, thể hiện ở việc Thanh tra Quốc hội chính là sự kết hợp hiệu
quả giữa kiểm soát quyền lực từ phía nhà nước với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ
phía xã hội. Các cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới đa phần có mối liên hệ rất chặt
chẽ với người dân. Nhờ có Thanh tra Quốc hội mà việc kiểm soát quyền lực nhà nước của
người dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo được đảm bảo hơn, thúc đẩy họ thực hiện
quyền này nhiều hơn.
2.1.2.2. Vai trò của Thanh tra Quốc hội trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Thanh tra Quốc hội ngày nay được biết đến là một trong những mô hình CQNQQG
được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Thanh tra Quốc hội là CQNQQG có những đặc điểm sau:
(1) Có vị trí độc lập, thường được hiến định và quy định chi tiết bằng một đạo luật, chức
năng bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
(2) Cơ quan Thanh tra được thiết kế một hoặc một nhóm thanh tra cùng đội ngũ giúp việc.
(3) Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của người dân và tiến hành thủ tục điều tra nếu xét thấy
các khiếu nại đó có căn cứ để đánh giá có hành vi xâm phạm đến quyền con người.
(4) Báo cáo cho Quốc hội các vấn đề liên quan đến quyền con người, phát hiện và kiến nghị
với Quốc hội về việc hoàn thiện pháp luật và những điểm còn hạn chế trong hoạt động
của cơ quan nhà nước đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính ảnh hưởng đến quyền con
người, quyền công dân.
(5) Thường xuyên thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy quyền con người như tổ chức các
cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn giữa các cơ quan Thanh tra thực hiện
chức năng trong lĩnh vực nhân quyền, tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động các
cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người
2.2. Các loại Thanh tra Quốc hội trên thế giới dƣới góc độ so sánh
2.2.1. Phƣơng pháp so sánh Thanh tra Quốc hội các nƣớc trên thế giới
Thứ nhất, về khái niệm, so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới chính là
việc phân tích nội dung quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của Thanh tra Quốc hội và
những vấn đề pháp lý liên quan như hoàn cảnh ra đời của Thanh tra Quốc hội, thực tiễn hoạt
động của Thanh tra Quốc hội ở những quốc gia có dạng cơ quan này, từ đó chỉ ra được
12
những điểm giống nhau và khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức, hình thức
hoạt động giữa Thanh tra Quốc hội ở các nước.
Thứ hai, về mục đích của việc so sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau
giữa Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới trước hết là để thấy được bản chất của
Thanh tra Quốc hội
Thứ ba, về tiêu chí so sánh, có hai tiêu chí cơ bản: tiêu chí thời gian, có thể phân
Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới thành hai nhóm mô hình cơ bản là Thanh tra
“Quốc hội cổ điển” và “Thanh tra Quốc hội hiện đại” để so sánh; tiêu chí không gian, luận
án căn cứ vào vị trí địa lý và sự tương đồng về quá trình ra đời Thanh tra Quốc hội để phân
loại Thanh tra Quốc hội ở các nước theo khu vực
2.2.2.Thanh tra Quốc hội cổ điển
2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời Thanh tra Quốc hội cổ điển
Về bản chất, sự xuất hiện của Thanh tra Quốc hội chính là dựa trên dòng chảy khách
quan của lịch sử về nhu cầu kiểm soát đối với hoạt động quản lý hành chính. Về thực tiễn,
lịch sử phát triển tổ chức quyền lực nhà nước của Thụy Điển đã phản ánh nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời Thanh tra Quốc hội.
2.2.2.2. Đặc điểm của Thanh tra Quốc hội cổ điển
- Vị trí pháp lý và chức năng của Thanh tra Quốc hội cổ điển
Thanh tra Quốc hội cổ điển được xác định là cơ quan hiến định độc lập, có chức năng
giám sát việc tuân theo pháp luật của tòa án và của các cơ quan hành chính.
- Cơ cấu, tổ chức của Thanh tra Quốc hội cổ điển
Thanh tra viên: được Quốc hội bầu dựa trên tiêu chí về trình độ chuyên môn và phẩm
chất đạo đức, đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Phó Thanh tra: là sự
bổ trợ cho Thanh tra Quốc hội trong trường hợp cần thiết hơn là đóng vai trò là người giúp
việc thường xuyên cho Thanh tra như cách hiểu thông thường; Đội ngũ giúp việc: mặc dù
pháp luật không quy định cụ thể nhưng về cơ bản, Thanh tra Quốc hội luôn được sự trợ giúp
của đội ngũ giúp việc đông đảo.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội
Thanh tra Quốc hội cổ điển có thẩm quyền truy tố với tư cách là một Công tố viên đặc
biệt, mặt khác, Thanh tra Quốc hội còn có quyền kiến nghị, bình luận các vấn đề liên quan
trong quá trình điều tra.
13
2.2.3. Thanh tra Quốc hội hiện đại
2.2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của Thanh tra Quốc hội hiện đại
Thanh tra Quốc hội hiện đại ra đời xuất phát từ những nhu cầu thực tế: Một là, nhu cầu
kiểm soát cơ quan hành chính nhằm xây dựng nhà nước dân chủ. Hai là, xu hướng xây dựng
cơ quan nhân quyền quốc gia (CQNQQG) ở những nhà nước hiện đại.
2.2.3.2. Đặc điểm của Thanh tra Quốc hội hiện đại
Đặc điểm của loại Thanh tra Quốc hội hiện đại chính là những điểm “biến dạng” về tổ
chức và hoạt động so với cơ quan Thanh tra Quốc hội cổ điển:
Căn cứ phổ biến và nổi bật để xác định những “biến dạng” của Thanh tra Quốc hội
cổ điển là dựa trên sự thay đổi phạm vi chức năng của cơ quan Thanh tra Quốc hội. Theo
đó, có hai “biến dạng”: thứ nhất là cơ quan thanh tra đóng vai trò là Cơ quan chống tham
nhũng quốc gia; thứ hai là cơ quan thanh tra kết hợp với cơ quan nhân quyền để tạo thành
Cơ quan Thanh tra nhân quyền hỗn hợp (Hybrid Human Rights Ombudsman).
Căn cứ vào nguồn gốc hình: Thanh tra Quốc hội hiện đại được hình thành từ nhánh
quyền lực khác, không phải là Quốc hội như hình thành từ Chính phủ hoặc từ Tổng thống.
Căn cứ vào phạm vi giám sát: Thanh tra Quốc hội hiện đại có thể giám sát cả khu vực
tư và hạn chế giám sát hoạt động của Tòa án.
Căn cứ vào tổ chức: Thanh tra Quốc hội hiện đại cũng chủ yếu được thiết kế là cơ
quan nhà nước ở trung ương. Một số nước xây dựng Thanh tra Quốc hội được tổ chức thành
hệ thống từ trung ương xuống địa phương. Trong đó, cá biệt có những nước không có
Thanh tra Quốc hội trung ương (national Ombudsman) nhưng lại có Thanh tra Quốc hội ở
khu vực và địa phương như: Đức, Canada, Hoa Kỳ
2.2.4. Những điểm giống và khác nhau giữa Thanh tra Quốc hội cổ điển và Thanh
tra Quốc hội hiện đại
Trước hết, có thể thấy, Thanh tra Quốc hội cổ điển và Thanh tra Quốc hội hiện đại có
những điểm tương đồng:
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội cổ điển và hiện đại đều là thiết chế kiểm soát độc lập
thông thường tồn tại dưới dạng cơ quan hiến định độc lập.
Thứ hai, tính chất kiểm soát quyền lực của Thanh tra Quốc hội cổ điển và hiện đại đều
thuộc cơ chế kiểm soát quyền lực “mềm”, bổ trợ cho cơ chế kiểm soát quyền lực truyền
thống.
Thứ ba, về vai trò của Thanh tra Quốc hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực, tính
14
chất kiểm soát quyền lực của Thanh tra Quốc hội cổ điển và hiện đại đều mang tính bổ
trợ cho cơ chế kiểm soát quyền lực truyền thống.
Thứ tư, về cơ chế hoạt động, đều dựa trên cơ chế điều tra làm sáng tỏ sự việc trên cơ
sở tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của người dân.
Thứ năm, trong mối quan hệ với các cơ quan quyền lực truyền thống, Thanh tra
Quốc hội cổ điển hay Thanh tra Quốc hội hiện đại đều có sự gắn bó với cơ quan đại
diện.
Thứ sáu, về mối quan hệ giữa Thanh tra Quốc hội với người dân, có thể thấy, tổ
chức, hoạt động của Thanh tra Quốc hội cổ điển và hiện đại đều dựa trên nền tảng gắn
bó chặt chẽ trong mối quan hệ của công chúng.
Bên cạnh những điểm giống nhau thì Thanh tra Quốc hội hiện đại còn có những điểm
khác hay nói cách khác là có sự phát triển so với Thanh tra Quốc hội cổ điển.
Thứ nhất, về chức năng, Thanh tra Quốc hội hiện đại có nhiều chức năng hơn bên cạnh
chức năng giám sát hệ thống cơ quan hành chính.
Thứ hai, chủ thể hình thành Thanh tra Quốc hội ngày nay cũng được đa dạng hơn, có
thể hình thành bởi sự phối hợp từ cơ quan hành pháp
Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội hiện đại cũng rộng hơn so với
Thanh tra Quốc hội cổ điển.
Thứ tư, về vai trò của Thanh tra Quốc hội đối với xã hội, so với Thanh tra Quốc
hội cổ điển, Thanh tra Quốc hội hiện đại ngày càng được biết đến với nhiều vai trò
hơn trên phương diện đối với xã hội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Từ việc làm rõ cơ sở lý luận về Thanh tra Quốc hội cũng như nghiên cứu so sánh tổ
chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới, có thể rút ra một số kết
luận sau:
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội là loại cơ quan thanh tra được xác định là cơ quan hiến
định độc lập, đóng vai trò bổ trợ rất quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở
nhà nước pháp quyền hiện đại bên cạnh cơ chế kiểm soát quyền lực truyền thống. Mặc dù
nhà nước pháp quyền vẫn xem yếu tố phân quyền là hình thức kiểm soát quan trọng nhất
nhưng trong bối cảnh hiện nay, với sự biến đổi phức tạp của xã hội, những quan niệm mới
về chức năng của nhà nước đòi hỏi phải phát huy cơ chế kiểm soát từ phía người dân và sự
hỗ trợ đắc lực của các thiết chế kiểm soát độc lập (cơ quan hiến định độc lập) đối với một số
15
lĩnh vực nhất định sẽ góp phần hoàn thiện bức tranh kiểm soát quyền lực nhà nước ở nhà
nước pháp quyền hiện đại.
Thứ hai, qua nghiên cứu so sánh cơ quan Thanh tra Quốc hội cho thấy, từ mô hình
Thanh tra Quốc hội cổ điển đến những mô hình Thanh tra Quốc hội hiện đại với sự biến đổi
khá linh hoạt, bắt kịp nhu cầu của nhà nước và xã hội đã giúp Thanh tra Quốc hội lan tỏa
khắp nơi trên thế giới. Sự có mặt của Thanh tra Quốc hội trong bộ máy nhà nước của
nhiều quốc gia không chỉ là các nước có hệ thống pháp luật phát triển, mà còn vươn tới
nhiều quốc gia đang hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã
khẳng định được những ưu thế của mô hình này trong vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước. Thanh tra Quốc hội đã vận dụng được sức mạnh kiểm soát quyền lực từ phía nhà
nước và cả từ phía người dân, kết hợp chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước với chức
năng bảo vệ quyền con người vốn là những điểm nổi bật thể hiện bản chất của nhà nước
pháp quyền.
CHƢƠNG 3
NHU CẦU VẬN DỤNG THANH TRA QUỐC HỘI NHẰM KIỂM SOÁT QUYỀN
LỰC ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VÀ XÂY DỰNG
CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
3.1. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam
hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong việc kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính
Một là, cơ quan thực hiện quyền hành pháp đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất, thậm chí, có thời kỳ chúng ta quan niệm hành pháp với hành chính là một.
Hai là, bộ máy hành chính công có thẩm quyền rất rộng. Đây cũng là đặc điểm chung
của bộ máy hành chính ở nhiều nước trên thế giới.
Ba là, bộ máy hành chính chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất là Quốc hội
Bốn là, tổ chức bộ máy hành chính công của Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách,
hướng tới nền hành chính phục vụ.
Với những đặc điểm trên đây cho thấy kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành
chính là điều tất yếu. Đồng thời, những đặc điểm của nền hành chính công đặt ra những
yêu cầu mang tính đặc thù cho cơ chế kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan
hành chính. Cụ thể:
16
Thứ nhất, cơ chế kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính cần phải đa dạng.
Thứ hai, kiểm soát cơ quan hành chính đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp.
Thứ ba, kiểm soát cơ quan hành chính đòi hỏi phải có tính linh hoạt. Tính linh hoạt
được thể hiện ở sự đa dạng hoá phương thức kiểm soát
3.2. Thực trạng kiểm soát cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động giám sát của
Quốc hội
Thứ nhất, giám sát của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính
công vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đánh giá đúng tình hình thực tế.
Thứ hai, Quốc hội vẫn chưa chú trọng đến tính chuyên nghiệp trong giám sát tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành chính.
Thứ ba, Quốc hội chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động giám sát đối với tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành chính công.
3.2.2. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua Toà án và Viện kiểm sát
Thứ nhất, Tòa án xét xử các vụ án liên quan đến quan chức hành chính còn gặp nhiều
khó khăn.
Thứ hai, việc quy định Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
như hiện nay chưa thực sự hiệu quả.
3.2.3. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống cơ quan thanh tra
Vai trò kiểm soát nền hành chính công của cơ quan thanh tra chưa thực sự hiệu quả.
Nguyên nhân lớn nhất của thực trạng này đó chính là thanh tra hiện nay chưa thực sự độc
lập đối với đối tượng chịu sự kiểm tra, xem xét của cơ quan thanh tra, cũng như việc thanh
tra vẫn còn chịu sự chi phối nhiều từ người đứng đầu cơ quan hành chính.
3.2.4. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước từ xã hội
Thứ nhất, kiểm soát cơ quan hành chính từ xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu này, do đó, hoạt động phản biện xã hội của MTTQ vẫn
còn lúng túng và mang tính hình thức.
Thứ hai, kiểm soát cơ quan hành chính từ xã hội thông qua thực hiện các quyền cơ bản
của người dân như quyền khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của
người dân.
3.2.5. Đánh giá chung về tính hiệu quả của các cơ chế kiểm soát đối với cơ quan
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
17
Thứ nhất, kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính còn thiếu tính độc lập.
Thứ hai, nhiều cơ chế kiểm soát đối với hệ thống cơ quan hành chính ở Việt Nam còn
thiếu tính chuyên nghiệp.
Thứ ba, còn có nhiều hạn chế trong sự phối hợp giữa các cơ chế kiểm soát đối với hệ
thống cơ quan hành chính.
3.3. Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay
Theo pháp luật hiện hành, các cơ quan nhà nước đều phải có nhiệm vụ bảo vệ quyền
con người, quyền công dân. Bên cạnh đó còn có một số cơ quan, tổ chức thực hiện công tác
chuyên sâu trong lĩnh vực nhân quyền. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam vẫn
chưa có CQNQQG - Một thiết chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người mang tính chuyên
nghiệp, sự vận hành đa dạng, linh hoạt, tạo ra độ tin cậy với xã hội cũng như quốc tế. Thiếu
CQNQQG là một hạn chế trong tổ chức bộ máy nhà nước dưới góc độ bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người. Không chỉ vì sự độc lập va chuyên nghiệp trong vấn đề bảo vệ quyền con
người mà đây là cơ quan nhà nước về nhân quyền duy nhất được định kỳ đánh giá về tính
độc lập và hiệu quả bởi một tổ chức quốc tế (ICC trước đây, G NHRI hiện nay), theo đó,
sự tồn tại cơ quan này sẽ tạo ra độ tin cậy cao cho xã hội và quốc tế khi đánh giá về trách
nhiệm của nhà nước trong vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
3.4. Nhu cầu vận dụng Thanh tra Quốc hội trong tổ chức và hoạt động bộ máy
Nhà nƣớc ở Việt Nam
3.4.1. Thanh tra Quốc hội góp phần nâng cao năng lực giám sát của Quốc hội đối
với hệ thống cơ quan hành chính
Một là, Thanh tra Quốc hội sẽ giúp Quốc hội đẩy mạnh hình thức giám sát thông qua
hoạt động điều tra vốn là mảng đang còn mờ nhạt so với các hình thức giám sát khác của
Quốc hội.
Hai là, Thanh tra Quốc hội sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Quốc hội để
thực hiện tốt hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
Ba là, Thanh tra Quốc hội Việt Nam cũng giống như nhiều Thanh tra Quốc hội trên
thế giới, có thể giúp Quốc hội rà soát được các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội do các cơ quan hành chính ban hành.
3.4.2. Thanh tra Quốc hội thực hiện một số hoạt động tư pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm soát quyền lực thông qua cơ quan tư pháp
Thanh tra Quốc hội được trao một số quyền hạn liên quan đến hoạt động tư pháp nhằm
18
phối hợp với toà án hay cơ quan công tố nhằm nâng cao hiệu kiểm soát của cơ quan tư pháp đối
với hệ thống cơ quan hành chính như có quyền truy tố với những vụ án về tham ô, tham nhũng;
thực hiện thanh tra nhà tù, cơ sở giáo dụcnâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người.
3.4.3. Thanh tra Quốc hội nâng cao hiệu quả kiểm soát đối với cơ quan hành
chính nhà nước thông qua hoạt động thanh tra
Để tăng khả năng độc lập của cơ quan thanh tra với hệ thống cơ quan hành chính, cơ
quan thanh tra tách hẳn khỏi cơ quan hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_so_sanh_co_quan_thanh_tra_quoc_ho.pdf