Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam - Dương Thị Hương Thanh

Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.4.1. Phương pháp lựa chọn mẫu

3.4.1.1. Mục tiêu tổng thể

Mục tiêu của tổng thể là xác định thu thập thông tin để trả lời các câu

hỏi nghiên cứu này trong ngành công nghiệp cấp II thuộc nhóm ngành chế

biến, chế tạo.

3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu

Để kiểm soát kích thước tương đối của mỗi mẫu, thủ tục lấy mẫu

phân tầng sẽ được sử dụng, vì mỗi mẫu của các lĩnh vực sản xuất khác

nhau được coi là không đồng nhất. Ý tưởng về lấy mẫu ngẫu nhiên phân

14

tầng để đảm bảo rằng mọi tầng lớp đều có một đại diện thích hợp (Ghauri

và cộng sự, 1995) thông qua quá trình phân tầng. Phương pháp này cho

phép các kết quả từ các nhóm nhỏ có thể so sánh để đảm bảo có hoặc

không sự khác biệt cỡ mẫu ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs.

3.4.1.3. Quy mô mẫu

Theo Hair và cộng sự (1990), để tiến hành hồi quy đa biến thì quy

mô mẫu phải đảm bảo theo công thức n≥8m+50 (trong đó n là cỡ mẫu, m

là số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu). Trong nghiên cứu này có

10 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu dùng để phân tích là 130. Để đảm

bảo số quan sát thu về đủ dùng trong phân tích hồi quy và đại diện cho cả

tổng thể, theo tính toán từ niên giám thống kê 2017 sẽ tiến hành gửi phiếu

khảo sát trên quy mô 750 DN (50% tổng thể) chi tiết theo theo mã ngành

(Bảng 3.3)

pdf12 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam - Dương Thị Hương Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất như nhân tố mức độ cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN, cấu trúc DN dựa trên lý thuyết bất định và lý thuyết xã hội học. Thứ ba, luận án xác định được mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa việc sử dụng MAPs với hiệu quả hoạt động của DN sản xuất. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án cung cấp thông tin kết quả về thực trạng sử dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam, đồng thời luận án sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM trong nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng MAPs với hiệu quả hoạt động của DN. Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá được mức độ ảnh hưởng tích cực của các nhân tố: mức độ cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN và cấu trúc DN đến việc sử dụng MAPs trong DN sản xuất Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sản xuất Việt Nam. Thứ ba, luận án đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động cho DN trong lĩnh vực kế toán quản trị, tạo động lực thúc đẩy cải cách trong quản trị DN. Khuyến nghị các DN sản xuất đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao doanh thu, tổng tài sản, nâng cao nhận thức cho nhà quản lý DN về sự đa dạng cũng như tính hữu ích của MAPs. 6 6. Kết cấu luận án Luận án trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và để trả lời câu hỏi nghiên cứu, được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 3: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị giải pháp nhằm vận dụng phù hợp phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay đã có nhiều công trình nước ngoài liên quan đến KTQT nói chung, MAPs nói riêng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Mỗi công trình nghiên cứu ở một góc độ khác nhau nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu, dưới đây là tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.1.1. Công trình nghiên cứu về việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 1.1.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 1.1.3. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, KTQT mới thực sự được quan tâm và sử dụng trong những năm gần đây, do đó có rất ít tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ về hệ thống MAPs, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu cũng như các DN Việt Nam đặc biệt là các DN sản xuất Việt Nam, dưới đây là tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.2.1. Công trình nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 1.2.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 1.2.3. Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình liên quan đến đề tài 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2.1. Kế toán quản trị và hệ thống phương pháp kế toán quản trị 2.1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị 2.1.1.1. Quá trình phát triển của kế toán quản trị KTQT hình thành và phát triển từ rất lâu, theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 1998), KTQT nói chung và các phương pháp, kỹ thuật KTQT nói riêng phát triển theo bốn giai đoạn 2.1.1.2. Các khái niệm về kế toán quản trị Nhìn chung, tất cả các khái niệm được đưa ra theo thời gian đã chuyển từ quan điểm hẹp của quản trị truyền thống sang trọng tâm hỗ trợ các hoạt động quản trị cấp cao bao gồm cả việc tạo ra giá trị. Như vậy theo góc nhìn của tác giả KTQT là quá trình xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và thông tin liên lạc để cung cấp thông tin tài chính, thông tin liên quan đến yếu tố bên ngoài DN cũng như thông tin phi tài chính và thông tin được tạo ra trong nội bộ một cách chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý, nhằm đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn, cho phép DN theo đuổi mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng. 2.1.2. Hệ thống phương pháp kế toán quản trị Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu Chenhall và Langfield-Smith (1998); Abdel-Kader và Luther (2006); Ahmad (2012), tác giả tóm tắt hệ thống MAPs theo năm nhóm phương pháp sau: Phân loại chi phí; Xây dựng dự toán; Hỗ trợ ra quyết định; Đánh giá hiệu quả và Phân tích chiến lược. Cụ thể: 2.1.2.1. Nhóm phương pháp phân loại chi phí Phương pháp phân loại chi phí là công cụ sắp xếp các loại chi phí khác nhau trong hệ thống chi phí vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định; nhằm xác định các chi phí của các sản phẩm, dịch vụ hoặc các hoạt động 9 phù hợp. Gồm các phương pháp sau: Chi phí theo công việc; Chi phí theo quá trình; Giá thành toàn bộ; Chi phí biến đổi; ABC. 2.1.2.2. Nhóm phương pháp xây dựng dự toán Theo Emmanuel và cộng sự (1990) xây dựng dự toán là việc sử dụng dễ thấy nhất trong việc cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát quản lý; bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn về hiệu quả và cung cấp phản hồi từ nội bộ về các báo cáo điều chỉnh, kế toán cung cấp nhiều thông tin cơ bản cần thiết để lập kế hoạch và kiểm soát tổng thể. Hệ thống phương pháp xây dựng dự toán gồm: Lập dự toán tiêu thụ; Lập dự toán lợi nhuận; Lập dự toán chi phí sản xuất; Lập dự toán sản lượng sản xuất; Lập dự toán dòng tiền; Lập dự toán kế hoạch tình trạng tài chính; Lập dự toán năm; Lập dự toán linh hoạt. 2.1.2.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ ra quyết định Phương pháp hỗ trợ ra quyết định là công cụ cung cấp thông tin hỗ trợ các hoạt động ra quyết định kinh doanh hoặc tổ chức; phục vụ quản lý, vận hành và lập kế hoạch của một tổ chức và giúp nhà quản lý ra quyết định về các vấn đề có thể thay đổi nhanh chóng và không dễ dàng xác định trước. Hệ thống phương pháp hỗ trợ ra quyết định nhấn mạnh tính linh hoạt và khả năng thích ứng để phù hợp với những thay đổi trong môi trường và cách tiếp cận ra quyết định của người sử dụng. Gồm: Phân tích CVP; Phân tích lợi nhuận sản phẩm; Phương pháp NPV; Phương pháp IRR; Phương pháp TQM. 2.1.2.4. Nhóm phương pháp đánh giá hiệu quả Trong nghiên cứu của tác giả Emmanuel và cộng sự (1990) cho rằng đánh giá hiệu quả là một chức năng rất quan trọng trong KTQT. Đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin cho nhà quản lý để hỗ trợ đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức (Jusoh và Parnell, 2008). Việc lựa chọn các biện pháp để hướng dẫn và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh là một trong những thách thức quan trọng nhất mà các tổ chức phải đối mặt. Nhìn chung cả biện pháp tài chính và phi tài chính đều được 10 dùng để đo lường hiệu quả. Gồm: Giá trị kinh tế giá tăng; Phương pháp ROI; Phân tích chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch; Chi phí định mức và phân tích biến đổi so với định mức; Lợi tức dòng tiền đầu tư; Khảo sát độ thỏa mãn của khách hàng; Thái độ của nhân viên. 2.1.2.5. Nhóm phương pháp phân tích chiến lược Nhóm cuối của MAPs là phân tích chiến lược. Phương pháp phân tích chiến lược là sử dụng các công cụ để cung cấp, phân tích thông tin tài chính về thị trường sản xuất của DN và chi phí của đối thủ cạnh tranh, nhằm sử dụng trong việc phát triển và giám sát chiến lược kinh doanh của DN, đặc biệt là mức độ tương đối hướng về giá cả, chi phí thực tế, khối lượng, thị phần, dòng tiền và tỷ lệ yêu cầu của tổng thể nguồn lực trong DN. Nhóm phương pháp này cung cấp thông tin tài chính cần thiết để theo dõi chiến lược hiện tại hoặc hỗ trợ xây dựng chiến lược hay nói cách khác hỗ trợ xây dựng thành công lợi thế cạnh tranh cho DN. Bao gồm các phương pháp sau: Chi phí mục tiêu; Phân tích chu kỳ sống sản phẩm; Phân tích chuỗi giá trị; Thẻ điểm cân bằng; Hệ thống sản xuất tức thời. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị 2.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài Mức độ cạnh tranh Mức độ cạnh tranh trên thị trường được định nghĩa là một tổ chức này cạnh tranh với tổ chức khác về sản phẩm, dịch vụ và giá cả trong môi trường bên ngoài (Cadez và Guilding, 2008). Các tổ chức thường cạnh tranh về nguồn lực chẳng hạn như cạnh tranh về nguyên vật liệu, kênh bán hàng và phân phối, chất lượng và đa dạng sản phẩm, giá bán sản phẩm (Gordon và Narayanan, 1984). 2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp 2.2.2.1. Công nghệ sản xuất Theo Kennedy (2006) định nghĩa công nghệ sản xuất là một nhóm các công nghệ dựa trên phần cứng và phần mềm tích hợp, mà nó được thực 11 hiện, giám sát và đánh giá, sẽ giúp cải thiện hiệu quả và năng suất sản xuất một sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ. Theo tác giả công nghệ sản xuất được định nghĩa ở phạm vi rộng là hệ thống sản xuất tự động của con người, máy móc và công cụ để lập kế hoạch và kiểm soát quá trình sản xuất bao gồm việc mua nguyên liệu, linh kiện và giao hàng/dịch vụ/thành phẩm. Bao gồm thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) và hệ thống kỹ thuật, hệ thống lập kế hoạch tài nguyên vật liệu, hệ thống xử lý vật liệu tự động, robot, máy tính điều khiển hệ thống sản xuất linh hoạt, JIT, trao đổi dữ liệu điện tử và hệ thống sản xuất tích hợp máy tính. 2.2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa DN là một khái niệm quan trọng trong quản lý. Văn hóa được xác định là tập hợp đặc trưng về tâm hồn, tri thức, là sự khác biệt thành viên của một nhóm này với nhóm khác (Hofstede, 1980; Choe, 2004). Văn hóa DN được sử dụng nhằm đề cập tới “những giá trị, niềm tin, phương thức hành độngđược chia sẻ rộng rãi” bởi các thành viên của tổ chức đó và cho phép tạo ra những nét riêng biệt của tổ chức này so với tổ chức khác. 2.2.2.3.Cấu trúc doanh nghiệp Cấu trúc DN được định nghĩa theo những cách khác nhau trong các nghiên cứu. Theo Macy và Arunachalam (1995, tr.69): “Cấu trúc DN thể hiện các mô hình và mối quan hệ tồn tại giữa các yếu tố đơn vị công việc và tổ chức”; “cấu trúc DN là sản phẩm không chỉ áp đặt nhu cầu liên kết bởi công nghệ phức tạp mà còn áp dụng chuẩn mực hợp lý hóa việc áp dụng các mô hình cấu trúc thích hợp” 2.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tác động của việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị tới hiệu quả hoạt động 2.3.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của tổ chức là một phạm trù kinh tế quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của DN, được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. 12 Vậy theo quan điểm tác giả, hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ lựa chọn sử dụng các nguồn lực trong DN có đạt được mục tiêu đã xây dựng không. Để đo lường hiệu quả hoạt động của DN theo tác giả đo lường cả về mặt tài chính và phi tài chính. Về đánh giá hiệu quả tài chính được đo lường theo các chỉ tiêu sau: ROI, Lợi nhuận gộp, Tăng trưởng doanh thu, Doanh thu tiêu thụ, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu...Về đánh giá hiệu quả phi tài chính được đo lường theo các chỉ tiêu như: Chất lượng hàng hóa/dịch vụ, Năng suất lao động, Mức độ hài lòng của khách hàng, Thị phần, Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, so sánh với đối thủ cạnh tranh... 2.3.2. Tác động việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị tới hiệu quả hoạt động. Theo tác giả cho rằng đánh giá hiệu quả hoạt động trong DN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và khó khăn đối với hầu hết các DN. Do đó, việc sử dụng MAPs như là một công cụ cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, đánh giá và phục vụ cho việc ra quyết định quản trị của những nhà quản trị nội bộ trong DN. Các nhà quản trị sẽ được cung cấp các thông tin đầy đủ về các khoản chi phí phát sinh và nếu vượt quá dự toán, nhà quản trị sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục cần thiết. Nhà quản trị chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của các bộ phận và toàn tổ chức để đạt mục tiêu của tổ chức là giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng hiệu quả sử dụng vốn và sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của DN. 2.4. Một số lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.4.1. Lý thuyết bất định 2.4.1.1. Nội dung lý thuyết 2.4.1.2. Áp dụng lý thuyết bất định vào vấn đề nghiên cứu 2.4.2. Lý thuyết xã hội học 2.4.2.1. Nội dung lý thuyết 2.4.2.2. Áp dụng lý thuyết xã hội học vào vấn đề nghiên cứu 13 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp (Face to Face) trên quy mô hẹp với các chuyên gia (kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, giám đốc DN; Trường phòng kỹ thuật) là những người có kinh nghiệm trong việc lựa chọn sử dụng MAPs trong một số DN sản xuất. Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi: “Theo quan điểm của Anh/Chị thì việc sử dụng MAPs trong DN của Anh/Chị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Vì sao?”. Để tìm hiểu sâu hơn về sự tác động của việc sử dụng MAPs tới hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất ở Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi: “Theo quan điểm của Anh/Chị thì việc sử dụng MAPs trong DN của anh (chị) có tác động đến hiệu quả hoạt động đạt được tại DN không? Tác động như thế nào? Vì sao”. 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.4.1. Phương pháp lựa chọn mẫu 3.4.1.1. Mục tiêu tổng thể Mục tiêu của tổng thể là xác định thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này trong ngành công nghiệp cấp II thuộc nhóm ngành chế biến, chế tạo. 3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu Để kiểm soát kích thước tương đối của mỗi mẫu, thủ tục lấy mẫu phân tầng sẽ được sử dụng, vì mỗi mẫu của các lĩnh vực sản xuất khác nhau được coi là không đồng nhất. Ý tưởng về lấy mẫu ngẫu nhiên phân 14 tầng để đảm bảo rằng mọi tầng lớp đều có một đại diện thích hợp (Ghauri và cộng sự, 1995) thông qua quá trình phân tầng. Phương pháp này cho phép các kết quả từ các nhóm nhỏ có thể so sánh để đảm bảo có hoặc không sự khác biệt cỡ mẫu ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs. 3.4.1.3. Quy mô mẫu Theo Hair và cộng sự (1990), để tiến hành hồi quy đa biến thì quy mô mẫu phải đảm bảo theo công thức n≥8m+50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu). Trong nghiên cứu này có 10 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu dùng để phân tích là 130. Để đảm bảo số quan sát thu về đủ dùng trong phân tích hồi quy và đại diện cho cả tổng thể, theo tính toán từ niên giám thống kê 2017 sẽ tiến hành gửi phiếu khảo sát trên quy mô 750 DN (50% tổng thể) chi tiết theo theo mã ngành (Bảng 3.3). 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu này tiến hành khảo sát thu thập số liệu từ gửi phiếu điều tra (trực tiếp; thông qua đường bưu điện; kết hợp gửi thư điện tử đối với DN có địa chỉ thư điện tử). Bảng hỏi được xây dựng gửi trực tiếp tại công ty (dựa trên mối quan hệ quen biết) hoặc qua đường bưu điện và kết hợp bảng hỏi thông qua công cụ Google form (đối với DN gửi thư điện tử theo đường link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdes- zfXmJdKp83vgesinrFpcXUVl2p8Urg6oYHyLLj59jXtw/viewform) là một công cụ phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu kế toán thực nghiệm. 3.4.3. Xây dựng thang đo 3.4.3.1. Các phương pháp kế toán quản trị 3.4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs 3.4.3.3. Hiệu quả hoạt động của DN 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 15 Mô hình cấu trúc (SEM) được sử dụng như là kỹ thuật thống kê chính để kiểm định mô hình giả thuyết được phát triển trong nghiên cứu này (H1- H5). Ngoài ra, còn sử dụng kỹ thuật phân tích cấu trúc đa nhóm để kiểm định giả thuyết H6-H8. 3.4.4.1. Mô hình cấu trúc SEM Cách tiếp cận SEM được lựa chọn cho trả lời câu hỏi 2,3 (Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng MAPs và tác động của việc sử dụng MAPs đến hiệu quả hoạt động của DN) và để kiểm định giả thuyết từ H1- H8. SEM là “một tập hợp các kỹ thuật thống kê cho phép thiết lập các mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập, liên tục hoặc rời rạc và một hoặc nhiều biến phụ thuộc hoặc liên tục hoặc rời rạc được kiểm tra” (theo Tabachnick và Fidell, 2007 trích dẫn trong Doan, 2012, tr.89). 3.4.4.2. Các kỹ thuật phân phối và ước lượng dữ liệu Trước khi xây dựng mô hình SEM, một số kiểm định cần được tiến hành với các giả định của SEM. - Kiểm định độ tin cậy (Test for Reliability) của thang đo bằng hệ số Cronbach’Alpha: - Phân tích nhân tố khám phá - EFA: - Phân tích nhân tố khẳng định - CFA: 3.4.4.3. Phân tích cấu trúc đa nhóm Phân tích cấu trúc đa nhóm được lựa chọn để so sánh mô hình nghiên cứu theo nhóm của các biến định tính (như quy mô DN vừa và lớn, nhóm thời gian hoạt động mới và cũ; nhóm lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng...). 16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 4.1.1. Thủ tục mẫu và thu thập dữ liệu 4.1.2. Phân tích dữ liệu 4.1.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu thử nghiệm 4.1.3.1. Các phương pháp kế toán quản trị 4.1.3.2. Mức độ cạnh tranh 4.1.3.3. Công nghệ sản xuất 4.1.3.4. Văn hóa doanh nghiệp 4.1.3.5. Cấu trúc doanh nghiệp 4.1.3.6. Hiệu quả hoạt động 4.1.4. Kết luận và ý nghĩa cho nghiên cứu chính thức 4.2. Kết quả nghiên cứu chính thức 4.2.1. Kết quả phản hồi Như trình bày trong Bảng 4.8 (từ Phụ lục số 3), đa số người được hỏi đều thuộc lĩnh vực sản xuất dệt may và giày dép các loại (32,5%); sau đó là các lĩnh vực như Xi-măng, vật liệu xây dựng (15,8%); Nội thất (11,8%); Sản xuất thực phẩm, đồ uống (9,6%); Dược phẩm và hóa chất (6,6%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plasstic (6,1%); các lĩnh vực sản xuất khác (5,3%); Sản xuất giấy và in ấn (4,8%); Sản phẩm thiết bị điện-điện tử (4,4%); Máy móc và động cơ (3,1%). 4.2.2. Kết quả việc sử dụng các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam Bảng 4.10 tóm tắt các kết quả khảo sát về tỷ lệ áp dụng MAPs trong DN sản xuất ở Việt Nam. Trong bảng này, các phương pháp được liệt kê theo thứ tự ưu tiên, từ những DN có tỷ lệ áp dụng MAPs cao nhất đến những DN có tỷ lệ áp dụng thấp nhất. Nhìn chung, trung bình tỷ lệ áp dụng 17 MAPs trong tất cả các DN tham gia khảo sát và đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất được khảo sát là 68,77%. 4.2.3. Kết quả kiểm định thang đo 4.2.3.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’Alpha Qua kiểm định các thang đo về MAPs, các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của DN cho thấy các thang đo đều phù hợp, đáng tin cậy có ý nghĩa thống kê để sử dụng phân tích trong DN sản xuất ở Việt Nam 4.2.3.2.Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả của các hệ số tải của các nhân tố, AVE và Crongbach’alpha. Tất cả các chỉ số đều tốt (> 0,5) và giá trị của các biến quan sát đáng tin cậy và AVE đều nằm ở ngưỡng cho phép (Crongbach’alpha> 0,7; AVE> 0,5). 4.2.3.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) a- Kết quả kiểm định CFA thang đo cho nhân tố MAPs Kết quả CFA thu được có các giá trị Chi-square/df=2,259; GFI=0,903; TLI=0,952; CFI=0,966; RMSEA=0,075. Những giá trị này chứng tỏ thang đo của biến trung gian MAP về cơ bản phù hợp với dữ liệu thị trường. b- Kết quả kiểm định CFA thang đo cho các nhân tố độc lập Kết quả CFA thu được có các giá trị Chi-square/df=1,549; GFI=0,906; TLI=0,952; CFI=0,959; RMSEA=0,049. Những giá trị này chứng tỏ thang đo các nhân tố môi trường cạnh tranh, công nghệ sản xuất, văn hóa DN và cấu trúc DN phù hợp với dữ liệu thị trường. c. Tác động của biến định tính đến việc sử dụng MAPs - Quy mô DN: Theo số liệu trình bày ở Phụ lục số 5a cho thấy Sig.= 0,844> 0,05 thì phương sai giữa hai quy mô DN là không khác nhau nên ta sử dụng giá trị Sig.T-test ở hàng Equal Variances Assumed cho giá trị sig T-test= 0,884>0 ,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc sử dụng MAPs của những DN có quy mô khác nhau. 18 - Thời gian hoạt động: Theo số liệu trình bày ở Phụ lục số 5b cho thấy Sig.=0,657>0 ,05 thì phương sai giữa hai khoảng thời gian hoạt động là không khác nhau nên ta sử dụng giá trị sig.T-test ở hàng Equal Variances Assumed cho giá trị sig T-test=0,573>0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc sử dụng MAPs của những DN có thời gian hoạt động mới và lâu năm. - Lĩnh vực hoạt động: Theo số liệu trình bày ở Phụ lục số 5c cho thấy Sig.=0,710> 0,05 thì phương sai giữa hai nhóm hoạt động (sản xuất cung cấp nguyên liệu và cung cấp hàng tiêu dùng) là không khác nhau nên ta sử dụng giá trị Sig.T-test ở hàng Equal Variances Assumed cho giá trị sig T- test= 0,137> 0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc sử dụng MAPs của những DN sản xuất khác nhau. Hay nói cách khác chưa đủ điều khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc. d- Kết quả kiểm định CFA mô hình đo lường tới hạn Mô hình tới hạn là mô hình trong đó các biến tiềm ẩn nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau. Để kiểm định giá trị phân biệt của tất cả các biến tiềm ẩn, tác giả sẽ sử dụng mô hình tới hạn (Saturated model) như hình 4.4, cho thấy các giá trị như Chi-square/df=1,376; GFI=0,902; TLI=0,922; CFI=0,927; RMSEA=0,041. Những giá trị này chứng tỏ thang đo lý thuyết tới hạn phù hợp với dữ liệu thị trường. Như vậy, sau khi kiểm định CFA, kết quả thu được bộ thang đo chuẩn làm có sở để tiến hành kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 4.2.3.4. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu a- Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu nhằm xác định các hệ số tải thang đo của mỗi biến tiềm ẩn. Mỗi biến tiềm ẩn không được quan sát trực tiếp, nó được đo dựa trên số thang đo (biến quan sát) thu được từ cuộc điều tra hoặc các nguồn khác. Sáu biến tiềm ẩn được xây dựng theo mô hình đề xuất: - Mức độ cạnh tranh - Công nghệ sản xuất 19 - Văn hóa DN - Cấu trúc DN - MAPs - Hiệu quả hoạt động Kết quả cho thấy các giá trị Chi-square/df=1,378; GFI= 0,901; TLI=0,921; CFI=0,926; RMSEA=0,041. Kết quả này chứng tỏ mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Phân tích SEM mô hình cấu trúc tuyến tính ta có kết quả kiểm định cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê. Trong các mối quan hệ, tác động của mức độ cạnh tranh đến mức độ sử dụng MAPs mạnh nhất (0,255); và tác động của cấu trúc DN đến việc sử dụng MAPs yếu nhất (0,146); 4.2.3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Từ kết quả kiểm định SEM, nhận xét các giả thuyết từ H1-H5 như sau: - Kết quả được trình bày trong Hình 4.5 và Bảng 4.26 chỉ ra rằng mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và việc sử dụng MAPs là tích cực (trọng số hồi quy chuẩn β=0,26) và mức ý nghĩa (p<0,05), do đó ủng hộ giả thuyết H1 (Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam). - Theo kết quả trình bày trong Bảng 4.26, mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất và việc sử dụng MAPs là tích cực (trọng số hồi quy chuẩn β= 0,24; p < 0,05), ủng hộ giả thuyết H2 (Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng MAPs trong các DN sản xuất ở Việt Nam). - Theo kết quả trình bày trong Bảng 4.26, chỉ ra rằng mối quan hệ giữa văn hóa DN và việc sử dụng MAPs là tích cực (trọng số hồi quy chuẩn β=0,17; p<0,05), ủng hộ giả thuyết H3 (Các DN có văn hóa DN hỗ trợ mạnh thì khả năng sử dụng MAPs thành công cao hơn trong DN sản xuất ở Việt Nam). - Cấu trúc DN trong các DN sản xuất Việt Nam có mối quan hệ cùng chiều với việc sử dụng MAPs (trọng số hồi quy chuẩn β=0,15; p< 0,05), 20 chấp nhận giả thuyết H4 (Cấu trúc DN có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng MAPs của DN sản xuất ở Việt Nam). - Giả thuyết H5 đề xuất rằng việc sử dụng MAPs có một ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đối với hiệu quả hoạt động. Các kết quả được trình bày trong Bảng 4.26 cho thấy ảnh hưởng của việc sử dụng MAPs đến hiệu quả hoạt động là tích cực và có ý nghĩa (trọng số hồi quy chuẩn=0,20; p<0,05) cung cấp sự ủng hộ cho giả thuyết này. 4.2.3.6. Phân tích tác động của biến điều tiết bằng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm Tác động của biến điều tiết xuất hiện khi biến thứ ba thay đổi mối quan hệ giữa hai liên kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_dung_cac_phuong_phap_ke_toan_q.pdf
Tài liệu liên quan