2.3.3. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.3.3.1. Phân tích, xử lý mẫu thực vật và đánh giá thảm thực vật
* Xác định tên khoa học và lập bảng danh lục thực vật bậc cao có mạch
phân bố ở khu vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai) theo các bước: phân loại sơ
bộ, so mẫu chuẩn bảo tàng và xác định tên loài, kiểm tra và hiệu chỉnh tên khoa
học, Lập bảng danh lục.
* Phân tích, đánh giá thảm thực vật
- Phân tích phổ dạng sống của các loài thực vật bậc cao có mạch: áp dụng
hệ thống của Raunkiaer (1934) theo các sách chuyên khảo thực vật hiện có.
- Mô tả, phân tích, hệ thống hoá các kiểu thảm thực vật trên cơ sở các
thang phân loại trước đó của Thái Văn Trừng (1978) Phan Kế Lộc (1985) kết
hợp các kết quả nghiên cứu ô tiêu chuẩn.
- Đánh giá sự biến đổi của thảm thực vật theo độ cao: về số lượng và
thành phần loài; trạng thái và cấu trúc thảm thực vật, phân bố các loài đặc
trưng, các loài quý hiếm, các loài đặc hữu, mối tương quan giữa các đai
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái chủ đạo theo các đai độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u từ các nghiên cứu của các nhà
thực vật người Pháp Pê-tê-lô, Pierre,đến các tác giả Võ Văn Chi (1970),
Kem, L.M Chan và M.Dilger (1994), Nguyễn Nghĩa Thìn, Daniel Harder
(1996), Trần Đình Lý (1996), Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn
(1997); Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Andrew T., Steven Sw./
Mark G., Hanna S. (1999), Trương Ngọc Kiểm (2007), Nguyễn Quốc Trị
(2009) và Trần Minh Hợi (2012). Các nghiên cứu này tập trung đánh giá tính đa
dạng về thành phần loài, các chỉ số đa dạng, mô tả và hệ thống hoá các trạng
thái thảm thực vật ở các phần khác nhau của khu vực Hoàng Liên Sơn phục vụ
bảo tồn và phát triển bền vững.
1.5.4. Luận điểm phân đai cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai)
Trước đây, có nhiều nhà khoa học đã phân đai độ cao theo những tiêu
chuẩn khác nhau nên có sự chênh lệch về các mốc độ cao địa hình giữa các đai
theo các quan điểm khác nhau. Nguyễn Vạn Thường (1995) chia 4 vùng sinh
thái căn cứ vào độ cao so với mặt nước biển. Thái Văn Trừng (1999) phân đai
theo các nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật. Vũ Tự Lập (2006) phân đai
dựa trên sự phân hóa chế độ nhiệt ẩm của khí hậu. Nguyễn Quốc Trị (2009)
chia cố định các đai chênh lệch mỗi 500m để xem xét sự biến đổi trong cấu trúc
thảm thực vật theo độ cao. Nguyễn An Thịnh (2007) phân tích những biến đổi
trong điều kiện tự nhiên, thảm thực vật theo độ cao dựa trên quan điểm phân đai
tự nhiên của Vũ Tự Lập và quan điểm sinh thái phát sinh của Thái Văn Trừng
đã chia 05 đai: dưới 700m; từ 700 - 1700m; từ 1700 - 2200m; từ 2200 - 2800m
và trên 2800m.
Trên cơ sở sự phân hoá các đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình theo
độ cao cùng với những quan sát ngoài thực địa về thay đổi trạng thái thảm thực
vật, chúng tôi nhận thấy cách phân chia của Nguyễn An Thịnh (2007) là phù
hợp.
7
1.6. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC HOÀNG LIÊN SƠN (THUỘC TỈNH LÀO CAI)
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
1.6.1.1. Ranh giới hành chính: Dãy Hoàng Liên nằm trong khu vực tỉnh
Lào Cai với tổng diện tích đất tự nhiên là 366.005,39 ha bao gồm toàn bộ huyện
Bát Xát, Sapa, Văn Bàn và một phần huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Thành phố
Lào Cai.
1.6.1. 2. Địa hình: là một hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng
đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn.
1.6.1.3. Địa chất và Thổ nhưỡng: cấu tạo từ các loại đá nguồn gốc mắc ma
như granit, amphilolit, filit, đá vôi. Khu vực có 2 nhóm, 5 nhóm phụ, 8 loại và
29 loại phụ, 8 loại đất chính.
1.6.1.4. Khí hậu: chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng kéo dài từ tháng V
đến tháng X, và mùa lạnh kéo dài từ tháng XI cho đến tháng IV năm sau. Nhiệt
độ trung bình từ 15 0C đến 24 0C, số giờ nắng trung bình năm trong khoảng
1.400 - 1.460 giờ. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10 với
lượng mưa trung bình khá cao. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 86%.
Sương mù tập trung chủ yếu từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Số ngày mưa
phùn trong năm khoảng 65 đến 72 ngày.
1.6.1.5. Thủy văn: hệ thống thủy văn khá dày đặc, gồm hệ thống sông
Hồng và các hệ thống suối lớn: Nậm Tha, Ngòi chăn, Ngòi Nhủ, suối Đun, suối
Bo và suối Mường Hoa.
1.3.1.6. Tài nguyên rừng: gồm 168.156,93 ha đất có rừng.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội dãy Hoàng Liên
1.3.2.1. Dân số: 203.448 người thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong đó
chiếm ưu thế là người Kinh, Mông, Dao.
8
1.3.2.2. Lao động và tập quán: người dân sống chủ yếu bằng nông
nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống. Tập quán canh
tác chủ yếu dụa vào độ phì tự nhiên sẵn có của đất, không sử dụng bón phân, kể
cả phân hữu cơ là nguồn tại chỗ, năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc
vào thiên nhiên. Giống mới chưa được sử dụng rộng rãi.
1.3.2.3. Văn hóa xã hội: cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc khác nhau
công việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ các hủ tục, phát huy thuần phong mỹ
tục còn hạn chế. Nạn thất học, mù chữ và trẻ em không được đến lớp vẫn còn
tồn tại. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít. Cơ sở y tế nghèo nàn,
thuốc men thiếu thốn, đội ngũ mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phòng và
chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Công tác vệ sinh, phòng bệnh chưa được
chú ý đúng mức, các loại bệnh như bướu cổ, sốt rét,còn tồn tại.
1.3.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng: được đầu tư nâng cấp và
làm mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng xét một cách tổng thể ở dãy
Hoàng Liên thì điều kiện giao thông của khu vực còn gặp nhiều khó khăn. Các
đường liên xã, liên thôn chủ yếu là đường mòn.
Chương 2. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm: dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận tỉnh Lào Cai (giới hạn bởi
sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam).
2.1.2. Thời gian: từ 5/2010 - 9/2013 với 8 đợt khảo sát (120 ngày) thực địa.
2.1.3. Đối tượng: các nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật gồm: khí hậu,
thảm thực vật, thổ nhưỡng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát, thu thập, phân loại mẫu; xây dựng danh lục phân bố các loài thực
vật bậc cao có mạch, loài đặc hữu, các loài quý hiếm theo các đai độ cao
phục vụ khoanh vùng bảo tồn đa dạng thực vật.
Mô tả và hệ thống hoá các trạng thái thảm thực vật theo thang phân loại của
9
UNESCO (1973) được Phan Kế Lộc (1985) vận dụng vào thực tế Việt Nam;
phân tích sự biến đổi về trạng thái và cấu trúc thảm thực vật theo các đai cao.
Phân tích sự thay đổi các yếu tố khí hậu, tính chất lý - hoá học đất theo các
đai độ cao và theo trạng thái thảm thực vật phục vụ việc phục hồi thảm thực
vật, bảo vệ các hệ sinh thái.
Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố khí hậu, đất với sự thay đổi cấu trúc
TTV theo các đai độ cao khác nhau để đề xuất định hướng bảo tồn đa dạng
thực vật và phát triển du lịch bền vững.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc và phát triển các kết quả
nghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhau ở khu vực Hoàng Liên Sơn.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa (ngoại nghiệp)
+ Xác định tuyến nghiên cứu: dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, ảnh vệ tinh của dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Lựa chọn điểm nghiên cứu: sử dụng la bàn, GPS và bản đồ địa hình,
ảnh vệ tinh để xác định vị trí của các điểm nghiên cứu ngoài thực địa.
2.3.2.1. Nghiên cứu thảm thực vật:
Áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong
Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật (1997) và Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
(2004).
2.3.2.2. Quan trắc các số liệu sinh khí hậu
Thiết lập 5 trạm quan trắc để đo đồng thời các chỉ tiêu khí hậu (nhiệt độ,
độ ẩm không khí, độ ẩm của đất, tốc độ gió, hướng gió, cường độ ánh sáng)
theo 05 đai độ cao với các thiệt bị hiện đại.
2.3.2.3. Nghiên cứu thổ nhưỡng
Đào, quan sát và mô tả phẫu diện đất ở các đai độ cao khác nhau và đại
diện cho các trạng thái thảm thực vật khác nhau; thu mẫu đất theo các tầng, bảo
quản để phân tích các đặc tính lý - hoá của đất.
10
2.3.3. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.3.3.1. Phân tích, xử lý mẫu thực vật và đánh giá thảm thực vật
* Xác định tên khoa học và lập bảng danh lục thực vật bậc cao có mạch
phân bố ở khu vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai) theo các bước: phân loại sơ
bộ, so mẫu chuẩn bảo tàng và xác định tên loài, kiểm tra và hiệu chỉnh tên khoa
học, Lập bảng danh lục.
* Phân tích, đánh giá thảm thực vật
- Phân tích phổ dạng sống của các loài thực vật bậc cao có mạch: áp dụng
hệ thống của Raunkiaer (1934) theo các sách chuyên khảo thực vật hiện có.
- Mô tả, phân tích, hệ thống hoá các kiểu thảm thực vật trên cơ sở các
thang phân loại trước đó của Thái Văn Trừng (1978) Phan Kế Lộc (1985) kết
hợp các kết quả nghiên cứu ô tiêu chuẩn.
- Đánh giá sự biến đổi của thảm thực vật theo độ cao: về số lượng và
thành phần loài; trạng thái và cấu trúc thảm thực vật, phân bố các loài đặc
trưng, các loài quý hiếm, các loài đặc hữu, mối tương quan giữa các đai.
2.3.3.2. Phân tích, xử lý số liệu khí hậu
Các dữ liệu về khí hậu thu được sẽ được xử lý sơ bộ, sắp xếp và phân chia
theo các cấp độ khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên
cứu phục vụ việc thành lập bản đồ sinh khí hậu (phân hoá khí hậu theo các đai
độ cao khác nhau).
2.3.3.3. Phân tích mẫu đất
* Xử lý mẫu đất thô
* Xác định độ pH bằng bằng máy pH meter
* Xác định độ mùn trong đất theo phương pháp Chiuria
* Xác định Photpho tổng số bằng phương pháp so mầu “xanh molipden”
* Xác định Nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl
* Xác định Photpho dễ tiêu theo phương pháp Oniani
* Xác định Nitơ dễ tiêu theo phương pháp Chiurin và Cononova
11
* Xác định Kali dễ tiêu theo phương pháp Matlova
* Xác định Cation trao đổi (Ca2+, Mg2+) theo phương pháp Trilon B
(EDTA)
* Đo các chỉ số về tổng lượng Sắt, Nhôm, Kali tổng số bằng phép đo cao
tần plasma ghép nối khổi phổ nhờ máy ICP-MS.
2.3.4. Các phương pháp thành lập bản đồ
Phương pháp cơ bản được sử dụng để tích hợp dữ liệu và thành lập các
dạng bản đồ chuyên đề là ứng dụng GIS và viễn thám
- Tư liệu: Ảnh vệ tinh Sport chụp năm 2010-2011; bản đồ địa hình, hiện
trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng năm 2010; bản đồ hành chính năm 2012
- Phần mềm ứng dụng: MAPINFO 11.0 (Vector hóa bản đồ), PCI 4.0 (Nắn
chỉnh hình học, nắn chỉnh phổ, phân loại và chỉnh sửa kết quả), ARC- GIS 10.0
- Các bước thành lập bản đồ: Quét bản đồ, Nắn bản đồ, VECTOR hóa,
Chỉnh sửa dữ liệu, Kiểm tra - bổ sung đối tượng, Tiếp biên, Biên tập và trình
bày bản đồ, Áp dụng công nghệ viễn thám và GIS cập nhật dữ liệu nền bản đồ
địa hình bằng ảnh viễn thám Sport, Tích hợp dữ liệu chuyên đề.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. SỰ PHÂN HOÁ CÁC NHÂN TỐ KHÍ HẬU THEO ĐAI ĐỘ CAO
3.1.1. Chế độ bức xạ và số giờ nắng
Từ thu đông sang xuân hè, số giờ nắng tăng dần, gia tăng nhiệt còn từ
xuân hè sang thu đông số giờ nắng giảm dần, giảm nhiệt. Đai núi trung bình và
núi cao, số giờ nắng thấp nhất vào tháng 6 - 7 do nhiều mưa, sương mù. Từ thấp
lên cao, số giờ nắng và mức độ dao động số giờ nắng có xu hướng tăng lên.
Cường độ chiếu sáng biến thiên rõ rệt theo nhịp điệu ngày đêm, tăng dần
từ sáng sớm và thường đạt cực đại trong khoảng từ 8 giờ đến 15 giờ sau đó
giảm dần đến tắt hẳn vào 18 giờ đến 19 giờ; càng lên cao số giờ nắng càng tăng
và cường độ chiếu sáng cũng càng tăng
12
3.1.2. Nhiệt độ
Chế độ nhiệt ở Hoàng Liên Sơn khá phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng cơ chế
gió mùa vừa có sự phân hoá mang tính phi địa đới do địa hình núi cao. Ở tất cả
các đai, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ tháng 1 (tháng lạnh nhất) đến tháng 6
- tháng 7 (tháng nóng nhất) rồi giảm dần cho đến tháng 1 năm sau. Mức độ
chênh lệch cũng như trị số trung bình của nhiệt độ không khí cao nhất và thấp
nhất trung bình tháng và năm thì không lớn. Chênh lệch giữa các tháng mùa
đông và các tháng mùa hè trị số cực trị của nhiệt độ trung bình từ 10 - 12 0C.
Biến trình nhiệt độ ngày đêm phản ánh rõ sự giảm nhiệt theo đai độ cao,
càng lên đai cao nền nhiệt và biên độ giao động nhiệt càng giảm, trung bình 0,5
- 0,7 oC/100m, giảm mạnh nhất lên tới 1,27 oC/100m từ đai 1700-2200m lên đai
2200-2800m (đai chuyển tiếp từ khí hậu á nhiệt đới lên đai ôn đới).
3.1.3. Độ ẩm
Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước của cây. Độ ẩm trung
bình thường cao trên 80%, càng lên cao độ ẩm không khí càng tăng. Khi độ ẩm
tương đối lớn dễ gây mưa, tăng chỉ số ẩm ướt cao tạo điều kiện cho thực vật
phát triển xanh tốt.
Biến trình độ ẩm không khí ngày đêm phù hợp với biến trình nhiệt độ và
cường độ chiếu sáng ngày đêm: đạt cực đại vào đêm và sáng sớm sau đó giảm
dần khi mặt trời lên cao và cực tiểu vào buổi trưa - chiều sau đó lại tăng dần
lên. Ban ngày có nền độ ẩm thấp hơn rõ rệt so với ban đêm. Càng lên cao độ ẩm
càng tăng, đạt cực đại ở đai trên 2800m. Biên độ dao động độ ẩm ngày đêm có
xu hướng giảm dần khi tăng độ cao.
3.1.4. Chế độ mây
Lượng mây tổng quan vào khoảng 6,8 - 8 phần mười bầu trời. Diễn biến
của lượng mây trong năm ngược với biến trình nắng nhưng phù hợp với diễn
biến của độ ẩm không khí.
3.1.5. Lượng mưa
13
Lượng mưa biến thiên theo đai độ cao, càng lên cao lượng mưa càng tăng.
Mùa mưa kéo dài trên 7 tháng, tập trung cao từ tháng 6 đến tháng 8, số ngày
mưa vào các tháng này lớn, khoảng 15-20 ngày, sự phân hoá lượng mưa theo
không gian và thời gian càng tạo nên sự đa dạng sinh thái của cây trồng.
3.1.6. Chế độ gió
Hướng gió không phản ánh đầy đủ điều kiện hoàn lưu và mang tính chất
địa phương sâu sắc, phụ thuộc vào điều kiện địa lí. Về tốc độ gió, trung bình
phổ biến từ 1 - 2m/s, có nơi trên 2m/s, vùng núi cao có thể đạt 6 - 7m/s, có xu
hướng giảm từ Đông Nam lên Tây Bắc, cùng một khu vực thì gió tăng theo
chiều cao của địa hình. Gió mạnh nhất thường xẩy ra lúc giao giữa mùa lạnh và
mùa nóng, nhiều nơi sức gió tối đa đạt trên 40m/s.
3.1.7. Tổng kết đặc điểm và sự biến đổi của các nhân tố khí hậu theo các
đai độ cao ở khu vực Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai)
Bảng 3.3. Đặc điểm các đai khí hậu khu vực Hoàng Liên Sơn
Các đặc trưng khí hậu
Đai độ cao (mét)
dưới
700
700
- 1700
1700
- 2200
2200
- 2800
trên
2800
Tổng số giờ nắng trung bình 1573,4 1540 1471,8 1525 1568
Lượng mưa trung bình năm (mm) 1600 -
1900
1900-
2400 > 2400 > 2500 > 2500
Nhiệt độ trung bình năm (oC) > 22 16 -22 12 - 16 10 - 12 < 10
Nhiệt độ tối thấp (oC) 1,4 3,5 - 3,6 - 5,7 -
Nhiệt độ tối cao (oC) 42,4 34,3 29,2 24,4 -
Độ ẩm trung bình năm (%) 60 - 80 - 87 86 92
Các nhân tố khí hậu có sự thay đổi rõ nét theo độ cao. Chính sự phân hoá
này tạo nên các vành đai khí hậu theo độ cao là cơ sở cho việc hình thành các
lớp phủ thực vật và phân hoá thổ nhưỡng theo độ cao.
3.1.8. Phân vùng sinh khí hậu khu vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai)
Sự tồn tại và phát triển của thực vật phụ thuộc vào tổ hợp các điều kiện
môi trường, trong đó khí hậu là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc, đôi
khi có tính quyết định. Trên cơ sở bảng hệ thống chỉ tiêu sinh khí hậu thảm thực
14
vật tự nhiên ở khu vực Hoàng Liên Sơn (bảng 3.5), thành lập bản đồ phân vùng
sinh khí hậu khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định vùng phân bố mở
rộng của các cây quý hiếm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học.
3.2. SỰ PHÂN HOÁ CÁC NHÂN TỐ THỔ NHƯỠNG THEO ĐAI CAO
3.2.1. Phân bố các loại đất ở khu vực Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai)
Thổ nhưỡng có sự phân hóa rõ nét theo quy luật đai cao, hình thành 4 đai
đất. gồm 5 nhóm với 15 loại đất:
A/ Nhóm đất feralit đỏ vàng núi thấp (độ cao dưới 700m)
1. Đất feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fj)
2. Đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit/granit (Fa)
3. Đất feralit vàng nhạt trên đá cát (Fq)
4. Đất feralit vàng nâu trên phù sa cổ (Fp)
5. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)
B/ Nhóm đất mùn đỏ vàng núi trung bình (700 -1700m)
6. Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (HFj)
7. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (HFa)
8. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (HFq)
C/ Nhóm đất mùn alit núi cao (1700 - 2200, 2200 - 2800)
9. Đất mùn alit vàng nhạt trên đá macma axit (Ha)
10. Đất mùn alit vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hj)
11. Đất mùn alit nâu vàng trên đá vôi (mầu 31) (Hv)
D/ Nhóm đất mùn thô than bùn núi cao (>2800m)
12. Đất mùn thô than bùn núi cao (A)
E/ Nhóm đất khác
13. Đất phù sa ngòi suối (Py)
14. Đất phù sa sông (Pb) (được bồi/ không được bồi, lầy)
15. Đất dốc tụ đa nguồn gốc (D)
15
3.2.2. Đặc điểm phẫu diện đất ở các đai độ cao
Qua các phẫu diện đất rừng - đất trống và trảng cỏ, thấy có sự khác biệt
về hình thái của đất theo độ cao cũng như ở các trạng thái thảm phủ thực vật.
Đa số các loại đất có sự chuyển lớp rõ ràng theo mầu sắc, ở trên mặt có mầu
xám, nâu đến đen xuống các lớp dưới dần chuyển sang vàng nhạt đến vàng
đậm. Các trạng thái rừng, đất có lớp mùn dày hơn. Càng lên cao, sự tích luỹ lớp
mùn càng dày.
3.2.3. Sự thay đổi hoá học đất theo độ cao
Kết quả phân tích 10 chỉ tiêu về thành phần hoá học của đất cho thấy sự
đa dạng và phức tạp trong cấu trúc tổ thành của đất. Các chỉ tiêu này có sự biến
thiên theo các đai độ cao và theo trạng thái lớp phủ thực vật cũng như chiều sâu
của phẫu diện. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự phân hoá thảm thực vật theo
các đai độ cao và mỗi loại đất đều có những nhóm thực vật ưu thế có vai trò
quan trọng trong quần xã thực vật ở khu vực Hoàng Liên Sơn.
Bảng 3.16. Tổng hợp xu hướng biến thiên các chỉ tiêu hoá học đất
STT Chỉ tiêu
theo độ sâu
phẫu diện đất
theo các
đai độ cao
Theo trạng thái
lớp phủ thực vật
1 pHKCl Tăng Giảm Tăng
2 Độ mùn Giảm Tăng Tăng
3 Nitơ tổng số Giảm Tăng Tăng
4 Photpho tổng số Giảm - -
5 Kali tổng số Tăng Tăng Tăng
6 Nitơ dễ tiêu Giảm - Tăng
7 Photpho dễ tiêu Giảm Giảm Tăng
8 Kali dễ tiêu Giảm Tăng Tăng
9 Hàm lượng sắt Tăng Giảm -
10 Hàm lượng nhôm Tăng Giảm -
3.3. SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC THẢM THỰC VẬT THEO ĐỘ CAO
3.3.1. Đặc điểm hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực Hoàng Liên Sơn
16
Mặc dù chỉ chiếm 1,01% diện tích trên đất liền nhưng khu vực Hoàng
Liên Sơn hiện lưu giữ 3252 loài, 1126 chi, 230 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc
cao có mạch chiếm 31,6% tổng số loài, 50,13% tổng số chi và 68,86% tổng số
họ hiện có ở Việt Nam. Trong đó, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta chiếm ưu
thế tuyệt đối với 2889 loài (chiếm 88,84%), 1006 chi (chiếm 89,34%), 195 họ
(chiếm 84,79%). Điều này khẳng định Hoàng Liên Sơn là một trong những
trung tâm đa dạng thực vậc vào bậc nhất của Việt Nam.
Dù phân bố ở nơi có hệ thống núi cao nhất của Việt Nam nhưng hệ thực
vật Hoàng Liên Sơn vẫn mang tính chất nhiệt đới điển hình. Lớp Ngọc lan luôn
chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lớp Loa kèn ở tất cả các bậc từ 4-5 lần, cụ thể ở
bậc loài là 4,39 lần, bậc chi là 4,00 lần, bậc họ là 5,5 lần.
10 họ đa dạng nhất có 1000 loài, 321 chi, (chiếm 30,75% tổng số loài và
28,51% tổng số chi), 10 chi đa dạng nhất có 322 loài chiếm 9,90% tổng số loài
của toàn khu vực.
Hệ thực vật khu vực Hoàng Liên Sơn có 236 loài cây quý hiếm (chiếm
7,26% tổng số loài), trong đó có 163 loài trong SĐVN, 83 loài trong danh mục
của IUCN, 48 loài theo NĐ32 và 22 loài trong danh mục CITES.
Trong tổng số 3252 loài thực vật bậc cao có mạch phân bố ở khu vực
Hoàng Liên Sơn có 775 loài đặc hữu chiếm 23,83% tổng số loài của toàn khu
hệ. Số loài đặc hữu Hoàng Liên Sơn là 77 loài (chiếm 2,37%), đặc hữu Bắc Bộ
là 155 loài (chiếm 4,77%), cận đặc hữu là 303 loài (chiếm 9,32%) và đặc hữu
Việt Nam là 240 loài (chiếm 7,38%).
3.3.2. Các kiểu thảm thực vật ở khu vực Hoàng Liên Sơn
Kết quả cho thấy thảm thực vật khu vực Hoàng Liên Sơn khá phong phú
với 12 quần hệ thực vật thuộc 8 nhóm quần hệ của 6 phân lớp quần hệ và 3 lớp
quần hệ: rừng kín, trảng cây bụi và trảng cỏ. Các kiểu thảm thực vật được mô tả
và sắp xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO (1973) được Phan Kế Lộc vận
dụng ở Việt Nam (1985).
17
3.3.3. Sự thay đổi trạng thái thảm thực vật theo độ cao
Bảng 3.22. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật ở Hoàng Liên Sơn theo độ cao
Quần hệ 2800m
IA2b + +
IA2c + +
IA2d + +
IA2e + + +
IIIA1a + + + + +
IIIA1b + +
VA3a + + +
VA5a + + +
VB2a + +
VB3a + +
VC2a + +
VD1a + + +
Nhân tác + + + +
Dưới 700m, theo lý thuyết có rừng kín nhiệt đới thường xanh gió mùa
trên núi thấp nhưng do tác động mạnh của con người nên kiểu rừng này chỉ còn
ở dạng thứ sinh, tối đa 2 tầng cây gỗ. Mức độ tác động của con người ở đai
700m- 2200m ít hơn nên rừng có từ 2 đến 3 tầng. Rừng có xu hướng giảm số
tầng tán và giảm chiều cao cây ở các đai trên 2200m, bản chất thảm thực vật
chuyển từ á nhiệt đới thấp tầng trên (2 tầng) sang á nhiệt đới núi vừa tầng dưới
(1 tầng), thảm thực vật có bản chất giống với thực vật ôn đới theo vĩ độ. Tỷ lệ
của trảng (gồm trảng cỏ và trảng cây bụi) cũng phân hóa theo độ cao. Ở các
vùng thấp, trảng hình thành do tác động chặt phá khai thác gỗ hoặc đốt nương
làm rẫy làm suy thoái rừng thì ở những đai cao, trảng được hình thành một cách
tự nhiên nên diện tích trảng của các đai là khá lớn nhưng trong tương lai, với
việc quản lý tốt công tác phát triển rừng thì rõ ràng diện tích trảng của các đai
thấp là thấp hơn so với các đai cao.
3.3.4. Sự thay đổi cấu trúc thảm thực vật theo độ cao
3.3.4.1. Số lượng và thành phần các bậc taxon
18
Bảng 3.23. Sự thay đổi thành phần các bậc taxon theo các độ cao
TT Đai độ cao Ngành Họ Chi Loài SL % SL % SL % SL %
1 Dưới 700m 6 100 201 87,39 859 76,29 1988 61,13
2 700-1700m 6 100 221 96,09 1029 91,38 2790 85,79
3 1700-2200m 5 83,33 165 71,74 493 43,78 1023 31,46
4 2200-2800m 3 50 89 38,69 186 16,52 319 9,81
5 Trên 2800m 3 50 43 18,69 77 6,84 116 3,57
Tổng số 6 100 230 100 1126 100 3252 100
Nếu như không tính đai dưới 700 m thì càng lên cao thì thành phần các
bậc taxon càng ít phong phú hơn, thấp nhất là đai trên 2800m, cao nhất là đai
700 - 1700m. Phần lớn các loài tập trung ở đai độ cao dưới 1700 m, chỉ có 28
loài chỉ phân bố ở trên 2200m (không có mặt ở các đai dưới) chiếm 0,86% tổng
số loài của khu vực nghiên cứu và chỉ có 136 loài chỉ phân bố ở trên 1700m
(chiếm 4,18%) và có 326 loài chỉ phân bố ở dưới 700m (chiếm 10,02%). Vì
vậy, công tác bảo tồn đa dạng thực vật cần đặc biệt quan tâm đến đai độ cao từ
700 -1700m, nhất là trong bối cảnh ở đai độ cao này các trạng thái thảm thực
vật tự nhiên đang bị tác động mạnh bởi con người. Hiện ở đai độ cao này của
dãy Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai) chỉ còn những mảnh nhỏ rừng nguyên sơ ở
KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn.
3.3.4.2. Mức độ phân hoá số loài theo độ cao
Bảng 3.25. Sự phân hóa số loài theo độ cao ở dãy Hoàng Liên Sơn
TT Đai độ cao Số loài/ ha Mức độ biến thiên
1 Dưới 700m 89
2 700-1700m 116 + 2,7
3 1700-2200m 168 + 10,3
4 2200-2800m 109 - 11,8
5 Trên 2800m 29 -13,3
Sự thay đổi độ cao và sự tác động của con người là nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu. Từ đai độ cao dưới
700m lên đến đai 1700-2200m số lượng loài/ hecta tăng lên do tác động của con
19
người giảm đi còn từ đai 1700 -200m đến đai trên 2800m, số loài /hecta giảm đi
do sự thay đổi độ cao kéo theo các điều kiện bất lợi về khí hậu và thổ nhưỡng.
3.1.4.3. Mối quan hệ giữa các đai độ cao
Chỉ số Sorensen thể hiện mức độ quan hệ giữa 2 quần xã thực vật, xác
định mức độ phân hóa về thành phần loài giữa các đai. Ở khu vực Hoàng Liên
Sơn, giữa các đai chỉ số này dao động từ 0,22 đến 0,35. Điều này phản ánh sự
phân hoá về thành phần loài thực vật giữa các đai là rất rõ nét hay nói cách khác
các mốc độ cao này là phù hợp để phân chia ranh giới cho sự biến đổi về thành
phần loài của hệ thực vật theo chiều cao địa hình ở Hoàng Liên Sơn.
3.1.4.4. Sự thay đổi thành phần các loài quý hiếm
Bảng 3.27. Phân hoá số loài quý hiếm theo các đai độ cao ở Hoàng Liên Sơn
Đai độ cao < 700m 700-1700m
1700-
2200m
2200-
2800m >2800m HLS
Tổng số loài 1988 2790 1023 319 116 3252
Loài quý hiếm
(%)
125
(52,97)
203
(86,02)
91
(38,56)
24
(10,17)
6
(2,54)
236
(100)
% tổng số loài 6,29 7,27 8,89 7,52 5,17 7,26
Các loài quý hiếm phân bố không đều trên các đai độ cao, tập trung nhiều
nhất ở đai 700-1700 m với 203 loài (chiếm 7,27% số loài của đai và 86,02%
tổng số loài quý hiếm của toàn khu vực). Thấp nhất là đai trên 2800m chỉ có 6
loài (chiếm5,17% số loài của đai và 2,54% tổng số loài quý hiếm của khu vực).
3.1.4.5. Sự thay đổi về thành phần các loài đặc hữu
Bảng 3.28. Phân hoá các loài đặc hữu theo các đai độ cao ở Hoàng Liên Sơn
Đai độ cao < 700m
700-
1700m
1700-
2200m
2200-
2800m >2800m HLS
Tổng số loài 1988 2790 1023 319 116 3252
Loài đặc hữu
(%)
335
(43,22)
638
(82,32)
217
(28,00)
59
(7,61)
19
(2,45)
775
(100)
% tổng số loài 16,85 22,87 21,21 18,49 16,38 23,81
Số loài đặc hữu thay đổi theo các đai độ cao, càng lên cao số loài đặc hữu
giảm đi. Đai từ 700 -1700m có số lượng loài đặc hữu nhiều nhất.
20
3.1.4.5. Sự thay đổi phổ dạng sống
Công thức phổ dạng sống 5 đai độ cao như sau:
SB (I) = 81,24Ph + 3,92Ch + 1,51Hm + 5,38Cr + 7,95Th
SB (II) = 80,49Ph + 5,16Ch + 2,23Hm + 5,13Cr + 6,99Th
SB (III) = 78,96Ph + 5,87Ch + 2,05Hm + 6,46Cr + 6,66Th
SB (IV) = 77,74Ph + 6,90Ch + 0,63Hm + 9,40Cr + 5,33Th
SB (V) = 72,41Ph + 7,76Ch + 0,86Hm + 11,21Cr + 7,76Th
Đi từ chân núi đến đỉnh núi ở Hoàng Liên Sơn, tổ thành loài ưu thế cũng
thay đổi, tỷ lệ nhóm cây chồi trên (Ph) đặc biệt là nhóm cây gỗ lớn (Mg), cây
gỗ trung bình (Me), cây dây leo (Lp) có xu hướng giảm đi trong khi nhóm cây
chồi sát đất (Ch) và nhóm cây chồi ẩn (Cr) tăng lên. Bản chất thảm thực vật
chuyển từ á nhiệt đới sang á ôn đới núi cao.
3.1.4.6. Chiều cao cây gỗ
Bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (66).pdf