Kiểm định độ tin cậy của thang đo trong luận án được thực hiện thông qua hệ số Cronbach Alpha.
Thang đo TNXHDN của ngân hàng gồm 7 nhân tố và 29 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của các biến quan sát đều năm trong khoảng từ 0.862 đến 0.924 là rất tốt. Trong 29 biến quan sát, tác giả giữ lại 27 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total correlation) lớn hơn 0.4, loại bỏ 2 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 bao gồm CG25 và CG26. Có 27 biến đạt yêu cầu và được giữ lại để tiến hành phân tích và kiểm định trong phần chính của luận án.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ánh trong lợi nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, giá trị gia tăng Orlitzky và các cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng kết quả tài chính được thể hiện thông qua 3 loại chỉ số: thị trường, kế toán và các phép đo khảo sát. Đây là những thông tin, căn cứ quan trọng trong việc phân tích, dự báo và đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư của NHTM.
2.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính của Ngân hàng
Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy, kết quả tài chính của ngân hàng được đo lường thông qua hai chỉ số cơ bản là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
ROE là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được tính bằng lợi nhuận ròng sau thuế trên bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ.
ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết một đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng trong kỳ chia cho bình quân tổng tài sản trong kỳ.
2.2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả tài chính của NHTM
Các nhân tố tác động tới kết quả tài chính của NHTM có thể được chia làm hai loại đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài (Aburime, 2005).
Các yếu tố bên trong gồm có mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hiệu quả quản lý là những yếu tố gắn liền với các đặc điểm của ngân hàng và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả tài chính.
Các yếu tố bên ngoài gồm có GDP, lạm phát, lãi suất là những yếu tố mang tính toàn ngành hay toàn quốc gia, nằm ngoài sự kiểm soát của các ngân hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Thực hiện TNXHDN có tác động không nhỏ đến kết quả tài chính của ngân hàng. Đây mà một mắt xích quan trọng trong việc kết nối các yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài đến kết quả tài chính của ngân hàng.
2.3. Cơ sở lý luận về tác động của TNXHDN đến KQTC của NHTM
2.3.1. Các hướng nghiên cứu về tác động của TNXHDN và KQTC
Trong những năm 1950 và 1960, trọng tâm lý thuyết của nghiên cứu TNXHDN là trên cơ sở xã hội vĩ mô nhằm thúc đẩy TNXHDN (Bowen & Johnson, 1953).
Phía đối lập chỉ trích và phản đối quan điểm TNXHDN do Milton Friedman đề xuất cho rằng trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là để kiếm tiền cho các cổ đông. Ông coi là TNXHDN là một "học thuyết lật đổ" đe dọa nền tảng của xã hội tự do doanh nghiệp (Friedman,1962).
Mối quan hệ gắn kết giữa TNXHDN và KQTC đã chuyển dần từ không có gắn kết, ít gắn kết và đến những năm 90 các nghiên cứu kiểm chứng sử dụng phương pháp phân tích các bên liên quan và quản trị chiến lược cho thấy mức độ gắn kết chặt chẽ giữa TNXHDN và kết quả tài chính.
Đến cuối những năm 1990, ý tưởng về TNXHDN gần như đã được thừa nhận trên toàn cầu và được khuyến khích bởi tất cả các thành phần trong xã hội từ các chính phủ và các tập đoàn cho đến các tổ chức phi chính phủ và những người tiêu dùng cá nhân.
2.3.2. Mô hình lý thuyết kiểm định tác động TNXHDN đến kết quả hoạt động tài chính của NHTM
2.3.2.1. Mô hình kim tự tháp (Caroll 1979/1991)
Đây là mô hình nghiên cứu được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, TNXHDN gồm bốn nội dung gồm có: trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện tách biệt nhau và tuân theo một thứ tự cấp bậc giảm dần.
2.3.2.2. Mô hình vòng tròn giao thoa
Mô hình này giải thích rằng 4 phạm vi trách nhiệm trên không tồn tại độc lập với nhau mà chồng chéo và giao thoa với nhau. Chính sự giao thoa phức tạp giữa các lĩnh vực trách nhiệm đã dẫn đến kết quả không đồng nhất giữa các nghiên cứu về tác động của TNXHDN tới kết quả tài chính.
2.3.2.3. Mô hình vòng tròn đồng tâm
Mô hình này được phát triển bởi OECD. Ở đó, các TNXHDN hòa nhập với nhau và đều có một yếu tố trung tâm cốt lõi đó là lợi ích kinh tế. Geva (2008) cho rằng các tác giả nghiên cứu về tác đông của TNXHDN và kết quả tài chính dựa trên mô hình này đều cho kết luận mối quan hệ theo hình chữ U ngược.
2.3.2.4.Mô hình nghiên cứu các bên liên quan
Mô hình này miêu tả mối quan hệ giữa các nhóm đối tượng khác nhau xung quanh một doanh nghiệp.
Theo Freeman (1984), mô hình hình được đưa ra với 11 nhóm các bên liên quan và được điều chỉnh trong các nghiên cứu sau này của tác giả. Trong nghiên cứu năm 2006, tác giả đã giải thích mô hình với các nhóm cổ đông bên trong bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng. Các nhóm cổ đông bên ngoài bao gồm: tổ chức phi chính phủ, truyền thông, nhà môi trường học, nhà phê bình, những bên khác... (Freeman và Miles, 2006).
Gần đây, Longo, Mura, & Bonoli (2005) cho rằng có 4 nhóm các bên liên quan. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích rõ các kỳ vọng của mỗi bên.
2.3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu
2.3.3.1. Khung phân tích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên lý thuyết và mô hình nghiên cứu TNXH của các bên liên quan để chỉ ra tác động giữa TNXHDN đến KQTC tại các NHTM Việt Nam.
Khung phân tích nghiên cứu được tóm tắt tại biểu đồ sau:
TNXHDN (Biến độc lập)
Quản trị công ty (CT)
Quyền con người (CN)
Thực hành lao động (LĐ)
Môi trường (MT)
Công bằng trong hoạt động (CB)
Khách hàng (KH)
Cộng đồng (CĐ)
Kết quả tài chính
ROA
Kết quả tài chính
ROE
Hình 3.1. Khung phân tích nghiên cứu (Tác giả đề xuất)
2.3.3.2. Các biến phụ thuộc, độc lập và kiểm soát trong nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ sử dụng khung lý thuyết nêu trên để kiểm định tác động của TNXHDN đến KQTC của NHTM theo các giả thuyết sau đây:
Giả thiết nghiên cứu 1: TNXHDN có tác động tích cực đến kết quả tài chính ROA của ngân hàng thương mại
Mô hình 1: Y1 = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7 + €
Giả thiết nghiên cứu 2: TNXHDN có tác động tích cực đến kết quả tài chính ROE của ngân hàng thương mại
Mô hình 2: Y2 = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6+ β7X7 + €
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y - Kết quả kết quả tài chính được đo bằng ROA và ROE của 38 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2014.
Các biến độc lập:
X1 - Quản trị công ty; X2 - Quyền con người; X3 - Thực hành lao động; X4 - Môi trường; X5 - Công bằng trong hoạt động; X6 - Khách hàng; X7 - Cộng đồng
β0 là hằng số; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là hệ số hồi quy; € là sai số ngẫu nhiên
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
3.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển các NHTM Việt Nam
Các NHTM ở Việt Nam lại có lịch sử hình thành và phát triển cách đây 25 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi kể từ khi hai pháp lệnh quan trọng được ban hành và tháng 5/1990: Pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh các Tổ chức Tín dụng. Theo đó, chức năng của NHNN được thu hẹp lại, chỉ có giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính được chuyển sang cho các NHTM.
3.1.2. Số lượng NHTM Việt Nam
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, các NHTM Việt Nam đã trở nên đa dạng hóa về hoạt động ngân hàng, hình thức sở hữu cũng như số lượng các ngân hàng. Bảng 3.2 cho thấy sự phát triển về số lượng và hình thức sở hữu NHTM.
Bảng 3.2. Số lượng các NHTM Việt Nam 2010-2014
Loại hình Ngân hàng
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Ngân hàng thương mại Nhà nước
5
5
5
5
3
4
Ngân hàng thương mại cổ phần
37
35
34
33
34
30
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
5
5
5
5
5
5
47
45
44
43
42
39
Nguồn: báo cáo của NHNN cập nhật đến 31/12/2014
3.1.3. Đặc điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam
Vốn chủ sở hữu
Đến năm 2012, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, cho đến nay một số ngân hàng có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank (37.234), BIDV (31.481), Agribank (28.874), VCB (26.650). Bên cạnh những ngân hàng có vốn điều lệ cao vẫn còn nhiều NHTMCP với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng (Đồ thị 3.1)
Đồ thị 3.1. Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM 2014
Tổng tài sản
Tổng tài sản các NHTM có sở hữu Nhà nước vẫn chiếm ước tính 44% toàn hệ thống, tiếp đó là các NHTMCP chiếm 42%, NHTM 100% vốn nước ngoài và NHLD chỉ chiếm 11%, còn lại là các tổ chức tín dụng khác. Dẫn đầu hệ thống NHTM về quy mô tổng tài sản vẫn là Agribank. Tính đến ngày 31/12/2014, tổng tài sản của Agribank là 762.869 tỷ đồng. Tiếp theo đó lần lượt là Vietinbank, BIDV và Vietcombank.
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng
Trước năm 2008 thị phần chủ yếu tập trung vào NHTMNN, tuy nhiên sau năm 2008 số dư huy động vốn của các NHTMCP đã vượt NHTMNN nhờ việc sử dụng công cụ lãi suất cạnh tranh. Từ năm 2012 NHNN áp dụng công cụ trần lãi suất, việc huy động vốn của các NHTMCP chững lại. Đồng thời do các vụ bê bối của một số NHTMCP như ACB, Oceanbank, GPbank nguồn vốn huy động từ dân cư dịch chuyển sang các NHTMNN nhằm đảm bảo an toàn tiền gửi.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2014, NHTMNN và NHTMCP có cổ phần Nhà nước chi phối vẫn chiếm đa số thị phần trên toàn hệ thống. NHTMNN chiếm 52%, tiếp đó là các NHTMCP chiếm 40.7% và các NHNNg chiếm chưa đến 10% thị phần tín dụng.
Thực trạng kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam
3.2.1. Kết quả tài chính NHTM Việt Nam 2010-2012
Nhóm các ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận tốt đó là Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, ACB. Nhóm ngân hàng có chỉ tiêu lợi nhuận ở mức trung bình đó là BIDV, Sacombank, Eximbank, SHB, MBB, MSB... Hầu hết đó là những ngân hàng có quy mô lớn và có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Các ngân hàng còn lại có chỉ số ROE và ROA tương đối thấp, tiêu biểu trong số đó là VietAbank, Tienphongbank, BacAbank, Baovietbank, Saigonbank, Agribank. Những ngân hàng này đều có chỉ số ROE < 10% và chỉ số ROA <0.5%.
Nhìn chung chỉ số phản ánh lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012. Chỉ số ROA và ROE của hầu hết các ngân hàng, kể cả ở những ngân hàng lớn ở Việt Nam bị ảnh hưởng là do những vấn đề từ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
3.2.2. Kết quả tài chính NHTM Việt Nam 2012-2014
Trong giai đoạn 2012-2014, hầu hết chỉ số ROE, ROA của các NHTM đều ở mức thấp. Điều này thể hiện khả năng sinh lời của các ngân hàng đều không tốt. Năm 2012, các ngân hàng dẫn đầu về khả năng sinh ra lợi nhuận theo thứ tự đó là MBBank, Vietinbank, SHB với chỉ số ROE trên 15%. Đáng chú ý là sự tăng vọt trong chỉ số lợi nhuận ROE của ngân hàng Tienphongbank, tăng từ 3.51% năm 2012 lên 12.65% năm 2014. Ngược lại, nhóm ngân hàng có khả năng sinh lời thấp bao gồm Techcombank, VCB, VIB, Maritimebank dao động trong khoảng chỉ từ 5-7%.
3.2.3. Đánh giá chung về kết quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam
Kết quả tài chính của các NHTM Việt Nam từ 2010-2014 có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như ảnh hưởng của tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong các ngân hàng. Năm 2008-2010 là thời kỳ hoàng kim của các ngân hàng về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và huy động. Tuy nhiên, đến năm 2012, hàng loạt các ngân hàng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ thị trường bất động sản đóng băng và đây cũng là thời kỳ tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chạm đáy của các ngân hàng. Và cũng trong năm 2012, để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành đề án 254 về tái cấu trúc toàn diện các tổ chức tín dụng, điều này đã dẫn đến hàng loạt mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng sau giai đoạn này.
3.3. Thực trạng thực hiện TNXHDN tại các NHTM Việt Nam
3.3.1. Các nội dung và các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTM
3.3.1.1. Các nội dung thực hiện TNXHDN của NHTM
Các hoạt động TNXHDN của ngân hàng bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh, tuy vậy, trong luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000, do vậy các hoạt động TNXHDN về cơ bản có 7 nội dung lớn, bao gồm:
Quản trị doanh nghiệp
Quyền con người
Người lao động
Môi trường
Công bằng trong hoạt động
Khách hàng
Cộng đồng
3.3.1.2. Các bên liên quan trong thực hiện TNXHDN của NHTM
Các bên liên quan bên trong ngân hàng
Đối với chủ sở hữu và cổ đông ngân hàng: Các hoạt động TNXHDN với đối tượng này được thể hiện và được đánh giá thông qua các hoạt động cải thiện quản trị công ty theo thông lệ của OECD
Đối với người lao động: Thực hiện thông qua các hoạt động sau: Tiến hành các biện pháp giáo dục về đạo đức và các quy tắc ứng xử trong ngân hàng, công bố rõ ràng thông tin về điều kiện làm việc của doanh nghiệp, thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống thông tin nội bộ; Có ý thức bảo vệ sự riêng tư của người lao động, tạo ra nơi làm việc an toàn (cướp, cháy nổ), tổ chức các chương trình nâng cao an toàn phòng vệ khi có sự cố phát sinh;
Đối với các bên liên quan ở bên ngoài ngân hàng
Đối với người gửi tiền và khách hàng: TNXHDN được thể hiện bằng các hành động và hành vi ứng xử như: Tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; tuân thủ pháp luật về bảo vệ người gửi tiền; thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng; v.v.
Đối với các đối tác kinh doanh: Ngân hàng cần tuân thủ pháp luật về hợp đồng phụ; thực hiện các hành vi đấu thầu, mua sắm có đạo đức; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khác; cần công bố công khai và rõ ràng cho các đối tác biết triết lý kinh doanh cũng như các quy tắc ứng xử của mình;...
Đối với cơ quan nhà nước: Hoạt động TNXHDN của ngân hàng cần thể hiện rõ sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước thông qua các hoạt động như: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, môi trường, lao động, thương mại, tham gia đóng góp vào các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước khi có yêu cầu.
Đối với cộng đồng: Các hoạt động TNXHDN của ngân hàng hiện nay chủ yếu được thể hiện bằng việc tài trợ từ thiện và tài trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa giáo dục, thể thao, y tế, các đối tượng chính sách, biển đảo quê hương, thiên tai
3.3.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTM
3.3.2.1. Thực trạng thực hiện theo cách tiếp cận truyền thống (cộng đồng-tài trợ thực hiện)
Hiện nay NHTM đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện TNXHDN. Tuy nhiên, các NHTM mới chỉ chú trọng thể hiện các hoạt động cộng đồng, đóng góp cho xã hội thông qua những đóng góp về tài chính. Hay nói cách khác, các NHTM Việt Nam mới tập trung phản ánh TNXHDN ở khía cạnh cộng đồng mà chưa chú trọng khai thác nhiều đến các vấn đề khác như: quản trị công ty, công bằng trong hoạt động, người lao động, khách hàng, môi trường Chính vì vậy, vai trò của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn môi trường và xã hội thông qua hoạt động cho vay tín dụng chưa được phát huy. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên môn nào đánh giá và xếp loại các ngân hàng trong việc thực hiện TNXHDN. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng thực hiện TNXHDN trong NHTM Việt Nam chủ yếu được áp dụng bằng phương pháp thu thập và phân tích các nội dung lấy từ các báo cáo thường niên của ngân hàng.
Như vậy, có thể thấy hoạt động tài trợ cộng đồng chỉ phản ánh một khía cạnh về thực hiện TNXHDN của ngân hàng mà chưa phản ánh được bản chất các hoạt động TNXHDN của ngân hàng. Do vậy, cần sử dụng phương pháp phân tích nội dung để có đánh giá chính xác về thực trạng thực hiện TNXHDN của ngân hàng theo cách tiếp cận ISO 26000.
3.3.3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000
Quản trị công ty
Trong lĩnh vực Quản trị công ty, các báo cáo thường niên thể hiện đa số các ngân hàng đều thực hiện TNXHDN, ngoại trừ một số ngân hàng Saigonbank, Kienlongbank, NCB, BacAbank... Trong đó, 5/7 ngân hàng không thực hiện TNXHDN gắn liền với lĩnh vực Quản trị công ty là những ngân hàng có quy mô nhỏ (dưới 100.000 tỷ đồng).
Quyền con người
Kết quả phân tích từ báo cáo thường niên của các ngân hàng chỉ ra rằng một số ngân hàng không thực hiện các vấn đề TNXHDN gắn liền với Quyền con người. Đó là các ngân hàng ACB, MBB, VPBank, Saigonbank, DongAbank, Agribank.
Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện chính sách không phân biệt đối xử, công bằng đối với mọi người. Bên cạnh đó, số ngân hàng thể hiện vấn đề tôn trọng quyền con người và đảm bảo an toàn lao động lại rất ít, chỉ có báo cáo thường niên của ngân hàng Sacombank thể hiện hai vấn đề này.
Thực hành lao động
Trong vấn đề thực hành lao động, chỉ có duy nhất ngân hàng Bắc Á không thể hiện các hoạt động thể hiện trách nhiệm trong báo cáo thường niên. Các ngân hàng còn lại rất tích cực thể hiện TNXHDN trong lĩnh vực này, đặc biệt là ngân hàng Techcombank. Techcombank đã thực hiện và có đề cập tất cả các hoạt động trách nhiệm: đào tạo lao động, triển khai hoạt động công đoàn, đánh giá sự hài lòng NLĐ, thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động. Ngoài ra, có thể thấy rằng việc thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động và đào tạo lao động là 2 nội dung phổ biến hơn được các ngân hàng sử dụng để thể hiện TNXHDN.
Môi trường
Tất cả đều thể hiện các trách nhiệm xã hội gắn liền với lĩnh vực môi trường tại báo cáo thường niên. tất cả các NHTM đều có thực thi các chính sách về giảm mức tiêu thụ năng lượng như tiết kiệm điện, tiết kiệm giấycũng như áp dụng các công nghệ như ngân hàng điện tử, phát hành các sản phẩm thân thiện với môi trườngTuy nhiên so sánh với các nội dung còn lại, còn rất ít ngân hàng áp dụng và quan tâm đến chính sách tín dụng xanh và hỗ trợ các dự án giảm thải khí thải, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
3.3.3.5. Khách hàng
Tất cả các ngân hàng đều thực hiện vấn đề TNXHDN gắn liền với các nội dung liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, trong khi tất cả các ngân hàng đều thể hiện nỗ lực hiểu rõ nhu cầu của khách hàng nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều triển khai các cuộc điều tra khảo sát đo lường sự hài lòng của khách hàng. Có khoảng 50% số NHTM không thực hiện nội dung này hoặc có thực hiện nhưng không đề cập đến trong báo cáo thường niên. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại thực trạng một số ngân hàng không báo cáo về vấn đề bảo đảm an toàn và bảo mật cho khách hàng.
Công bằng trong hoạt động
Đa số các ngân hàng đều thực hiện chính sách cạnh tranh lành mạnh: điều chỉnh chính sách dành cho khách hàng, triển khai nhiều hoạt động huy động vốn hấp dẫn Bên cạnh đó, việc có quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức và có quy trình giải quyết khiếu nại không được đề cập trong rất nhiều các báo cáo tài chính của ngân hàng. Vấn đề đảm bảo an toàn cho khách hàng chưa được quan tâm đúng mức trong các NHTM do những đòi hỏi từ phía khách hàng đối với ngân hàng chưa cao.
Cộng đồng
Tất cả các NHTM đều thực hiện vấn đề TNXHDN hướng tới cộng đồng. Qua đó, các NHTM đều triển khai các hoạt động tài trợ gắn liền với nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa thể thao... Đây được coi là lĩnh vực TNXHDN được quan tâm nhất đối với các NHTM Việt Nam.
3.3.3. Đánh giá thực hiện TNXHDN và KQTC của NHTM
Kết quả phân tích cho thấy về cơ bản các ngân hàng có mức độ tuân thủ thực hiện TNXHDN tốt có kết quả tài chính tốt. Ngược lại, các NHTM có mức độ tuân thủ TNXHDN thấp thì đa số cũng nằm trong nhóm NHTM có kết quả tài chính thấp.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Thiết kế nghiên cứu
4.1.1. Quy trình nghiên cứu
Các bước cụ thể của quy trình nghiên cứu gồm có:
Bước 1- Nghiên cứu tại bàn: Tổng quan nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, so sánh các khung phân tích, đánh giá tác động của TNXHDN đến kết quả tài chính của ngân hàng trên thế giới và đề xuất khung phân tích, đánh giá phù hợp trong bối cảnh Việt Nam.
Bước 2-Khảo sát quy mô nhỏ: Sau khi tổng quan lý thuyết, hình thành mô hình nghiên cứu và phiếu điều tra sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia và các nhà quản trị doanh nghiệp để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cũng như phiếu điều tra.
Bước 3- Khảo sát diện rộng đối với các nhà quản lý trong các NHTM Việt Nam để kiểm định các giả thiết. Tiếp đó tác giả tổ chức các seminar và tham dự các Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực TNXHDN và tài chính ngân hàng nhằm kiểm chứng các kết quả phân tích số liệu. Các thông tin thu thập được thông qua khảo sát sẽ được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 22.
Bước 4- Phân tích dữ liệu để đưa ra các kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý và ban hành chính sách cũng như đối với các NHTM Việt Nam.
4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được mô tả tại hình sau:
Hình 4.2. Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp
Bước 1: Tìm kiếm thông tin nghiên cứu
Xác định sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn
Những vấn đề cấp thiết về lý luận
Bước 2: Lọc các nguồn dữ liệu thứ cấp
Sử dụng các từ chìa khóa kết hợp để lọc
Tập trung vào các bài báo nghiên cứu trong nước và quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao
Tập trung vào nguồn dữ liệu báo cáo tài chính do các NHTM đã được kiểm toán
Tập trung lựa chọn dữ liệu cụ thể tại quốc gia, ngành.
Bước 3: Đánh giá sơ bộ nguồn dữ liệu
Đọc các tóm tắt và tiêu đề của bài báo hoặc chương sách.
Phân loại dữ liệu vào nhóm quan trọng, ít quan trọng, không quan trọng
Tập trung vào dữ liệu liên quan để tính ROA, ROE trong báo cáo tài chính
Bước 4: Phân tích dữ liệu
Tìm những tài liệu nguồn thông qua danh mục tài liệu tham khảo
Phân loại nghiên cứu theo ứng dụng lý thuyết, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và giới hạn của nghiên cứu
Bước 5: Tổng hợp, đánh giá dữ liệu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu định tính
Tác giả sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia.
4.1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng
Sau khi điều chỉnh mô hình nghiên cứu (các biến nghiên cứu) và phiếu điều tra (các thang đo), tác giả tiến hành điều tra trên diện rộng đến các đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý chiến lược trong các NHTM Việt Nam để kiểm định các giả thiết.
4.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu định tính: bóc băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, sử dụng phần mềm excel 2013 để nhập liệu và phân tích đối với các phiếu phỏng vấn. Các kết quả sẽ được phân tích dựa trên tần suất xuất hiện các từ, cụm từ để từ đó xây dựng và kiểm định các yếu tố cấu thành, biến quan sát và thang đo TNXHDN tại các NHTM Việt Nam.
Xử lý dữ liệu kết quả tài chính của Ngân hàng: Sử dụng phần mềm excel 2013 nhập liệu các chỉ số như tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, số lượng chi nhánh, số lượng nhân viên và tính toán tỷ suất ROA và ROE từ năm 2010-2014 tại các NHTM Việt Nam.
Xử lý dữ liệu định lượng thu thập bằng bảng hỏi: Sử dụng phần mềm SPSS 22, phân tích hệ số Cronbach Alpha và sử dụng phân tích nhân tố khám phá để phân tích đánh giá, kiểm định độ tin cậy của thang đo. Kiểm định tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương quan Pearson. Kiểm định giả thuyết thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS). Sử dụng phân tích ANOVA và Ttest để kiểm định sự phù hợp của mô hình.
4.2. Nghiên cứu định lượng
4.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng
Kích thước mẫu này được tính theo công thức tính mẫu được đề xuất bởi Yamane (1973) như sau:
Trong đó, n là kích thước mẫu, N là tổng số điều tra, e2 là sai số cho phép.
Số mẫu cần lấy cho nghiên cứu này là 37 NHTM.
Phỏng vấn sâu được thực hiện với 9 đại diện: 01 nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 01 nhà hoạch định chính sách Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 01 nhà hoạch định chính sách Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 02 thành viên ban điều hành tại các NHTM Việt Nam, 01 thành viên Hội đồng quản trị NHTM Việt Nam; 01 chuyên gia trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 02 chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
4.2.2. Quy trình thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng
Bước 1: Dựa vào mục tiêu, khung lý thuyết nghiên cứu và phỏng vấn sâu để xác định các thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thước đo.
Bước 2: Xác định loại câu hỏi
Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi
Bước 4: Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi
Bước 5: Xác định tính logic cho các câu hỏi
Bước 6: Dự thảo phiếu khảo sát
Bước 7: Kiểm tra phiếu khảo sát với bạn bè và người thân và sửa lại
Bước 8: Gửi giảng viên hướng dẫn bảng hỏi xin ý kiến
Bước 9: Giảng viên hướng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho triển khai khảo sát.
Bước 10: Điều tra sơ bộ với 30 quan sát tại 8NHTM
Bước 11: Hiệu chỉnh lại phiếu khảo sát và phát phiếu khảo sát trên diện rộng.
4.2.3. Các nhân tố, biến số và thang đo trong bảng hỏi
Các nhân tố về TNXHDN dựa trên lý thuyết về các bên liên quan và bộ tiêu chuẩn hướng dẫn ISO26000 gồm 7 nhân tố theo bảng sau:
Bảng 4.1. Các nhân tố, biến số và thang đo trong bảng hỏi
Mã
Biến số
Thang đo
QT
Quản trị công ty trong ngân hàng OECD 2004 và Basel 2014
Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả
Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản
Đối xử bình đẳng với cổ đông
Vai trò của các bên có liên quan trong quản trị công ty
Công bố thông tin và tính minh bạch
Trách nhiệm của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tac_dong_trach_nhiem_xa_hoi_cua_d.doc