Quan sát kết quả khi phối trộn nano silica với oligochitosan sự
tạo gel sẽ xảy ra (Hình 3.9A giữa). Tuy nhiên gel tạo thành có
độ bền khác nhau và tùy thuộc theo điều chỉnh pH của hỗn hợp
dung dịch oligochitosan-silica nano. Kết quả cho thấy ở pH
thấp 5 và 6,5 hỗn hợp dung dịch oligochitosan-silica nano tạo
gel không tốt và bị lắng, pH 7,5 tạo gel bền và đồng nhất (Hình
3.9D). Kết quả quan sát về hiệu ứng pH khá phù hợp vớp kết
quả nghiên cứu của Tiraferri và cộng sự (2014) về ảnh hưởng
của pH lên mức độ hấp phụ chitosan lên bề silica. Nhằm gia
tăng độ ổn định gel của dung dịch hỗn hợp oligochitosan-silica
nano cho mục đích ứng dụng thực tiễn, HEC được thêm vào với
nồng độ 1% (w/v) (Hình 3.8E). Quan sát theo thời gian cho thấy
dung dịch hỗn hợp oligochitosan-silica nano thêm 1% HEC có
độ ổn định gel tốt hơn so với hỗn hợp không thêm HEC
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tạo oligochitosan - Silica nano và khảo sát tính kích kháng bệnh thán thư do nấm colletotrichum spp. gây hại cây ớt (capsicum frutescens l.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c xâm nhập bởi
sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Một vài elicitor có chức
năng chưa rõ. Trong tương tác gây bệnh thực vật, elicitor cảm
ứng sản xuất các enzyme phân hủy vách tế bào, phóng thích các
phân đoạn pectic, oligogalacturonides (OGAs) đóng vai trò các
nội elicitor (Abdul-Malik và cộng sự 2020) Hình 1.4.
Hình 1.4. Cơ chế kháng bệnh nấm ở thực vật (A) và cơ chế
kích kháng của chitin (B)
Các elicitor do virus hay côn trùng có thể là các acid béo amino
acid liên hợp (Fatty acid Amino acid Conjugates) dẫn tới sự
hình thành các hợp chất bay hơi dẫn dụ hay hoạt hóa các gen
kháng côn trùng. Các elicitor hóa học hoạt hóa tính kháng bao
gồm việc tích lũy phytoalexin. Các elicitor là những tác nhân
phi sinh học (abiotic) như ion kim loại và hợp chất vô cơ hay
các chất chuyển hóa từ các sinh vật khác như các chất hóa học
phóng thích từ vị trí tấn công hay tích lũy trong hệ thống do
bệnh hay côn trùng gây ra (Tawasaki và cộng sự 2017;
Jamiolkowska 2020).
7
1.4. Chitin/Chitosan và Silic trong kích kháng bệnh cây
trồng
1.4.1. Vai trò chitin/chitosan trong kích kháng bệnh
Chitin (poly N-acetylglucosamin) là một đại phân tử trùng hợp
từ N-acetyl-D-glucosamin liên kết bởi cầu nối β (1-4)
glucoside, có trọng lượng phân tử lớn. Chitosan là một
polyglucosamin được chuyển hóa từ chitin sau khi được khử
nhóm acetyl (deacetylation). Mức độ deacetyl hóa ảnh hưởng
đén khả năng hòa tan của chitosan trong dung dịch acid loãng.
Một tính năng đặc biệt của cấu trúc hóa học của chitosan là sự
hiện diện của các nhóm amin đã bị oxi hóa. Những nhóm này
trở thành cation trong môi trường acid thúc đẩy sự hòa tan của
chitosan thành các đơn vị poly-electrolyte trong dung dịch. Đây
là các sản phẩm tự nhiên, không độc, an toàn với môi trường và
được sử dụng rộng rãi (Katiyar và cộng sự 2015). Các khảo sát
về chitin và các phân đoạn thủy phân cho thấy chúng có khả
năng tác động trực tiếp chống lại các tác nhân gây bệnh như
nấm và Oomycete thông qua cơ chế gia tăng khả năng đề
kháng của cây dựa theo con đường PTI (PAMP triggered
Immunity), giúp cây tiết ra các chất kháng lại sự xâm nhập của
mầm bệnh (Imran và cộng sự 2020). Bên cạnh đó, khi chitin
xâm nhập vào mô cây, thường kết dính quanh các vị trí xâm
nhập và có ba tác động chính: Thứ nhất là lập hàng rào cách ly
vị trí xâm nhập để tránh mầm bệnh lây lan và bảo vệ các tế
bào khỏe mạnh khác. Tại vị trí cách ly, cây sẽ nhận biết để
kích thích sự phản ứng nhạy cảm giúp tiết ra các oxygen hoạt
hóa (Reactive oxygen species, ROS) để giúp tăng cường thành
tế bào và báo động cho các tế bào bên cạnh. Chitin có điện
tích dương và có khả năng bám chặt vào màng sinh học, chitin
cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có
tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công. Chitin là chất có khả
năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây, chitin tiếp xúc
với các mô thực vật và kích thích tiết ra các enzyme bảo vệ
như chitinase, glucanase, các protein kháng bệnh hay các hợp
chất phytoalexin để từ đó tiêu diệt mầm bệnh và kích kháng
cây trồng (Jamiolkorska 2020). Các nghiên cứu sử dụng chitin
8
và oligochitin cho kích kháng bệnh thực vật cho thấy cơ chế
kích kháng bệnh của chitin thông qua con đường PTI với vai
trò thụ quan kinase của chitin trong tương tác chitin và thực
vật (Hình 1.4B). Chitin liên kết với các tiểu phần thụ quan là
CEBiP (Chitin elicitor binding protein, motif lysine hay LYM)
và CERK1 (Chitin elicitor receptor kinase 1) trên màng tế bào
mở đầu con đường truyền tín hiệu RLCK (Receptor Like
cytoplasmic Kinase) dẫn truyền đến RLCK185 qua sự
phosphoryl hóa MAPKK (Mitogen activated ptotein kinase)
theo tầng để cảm ứng tính kháng bệnh thực vật từ chitin. Một
cơ chế tương tự cũng được tìm thấy trên thụ quan PBL27 của
Arabidopsis thaliana. Trong thí nghiệm này phân đoạn
oligochitin (DP = 7 - 8) được tìm thấy thích hợp cho con
đường truyền tín hiệu trong Arabidopsis thaliana (Kawasaki
và cộng sự 2017). Kết quả dựa trên cây mô hình được thực
hiện khẳng định vai trò kích kháng thực vật của chitin.
1.4.2. Vai trò Silic trong kích kháng bệnh
Silic (Si) được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp và nhiều
lĩnh vực khác nhau. Si được báo cáo làm tăng cường tăng
trưởng và nâng cao năng suất của thực vật. Si cải thiện một số
hình thái và đặc tính cơ học (chiều cao, chỉ số ure, tiếp xúc của
lá với ánh sáng, kích kháng) ở một số loài thực vật. Si giảm bốc
hơi nước và tăng cường sức đề kháng cho cây trồng chịu hạn,
mặn, nhiễm độc kim loại và làm tăng hoạt động của enzyme. Si
còn tham gia vào sự tái tạo vách tế bào một hàng rào phòng thủ
hữu hiệu ở thực vật. Si bảo vệ thực vật chống lại stress, không
làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng suất cây trồng. Hơn
nữa, Si đã được chứng minh giúp cải thiện sức đề kháng ở
nhiều thực vật đối với tác nhân gây bệnh (nấm, vi khuẩn và
virus) khác nhau (Sakr 2016; Bhat và cộng sự 2019]. Có hai giả
thuyết cho rằng SI nâng cao kháng nấm bệnh đã được đề xuất.
Đầu tiên là sự liên kết với lắng động cao hơn của sI trong lá để
hình thành các rào cản vật lý để cản trở tác nhân gây bệnh xâm
nhập (phòng thủ vật lý). Điều thứ hai có liên quan đến vai trò
hoạt tính sinh học của nó trong sự biểu hiện của cơ chế phòng
vệ tự nhiên (phòng thủ sinh hóa) với sự tăng hoạt động của các
9
enzyme phòng vệ liên quan trong lá như polyphenoloxidase,
peroxidase, phenylalanine ammonialyase, chitinase, β-1,3-
glucanase ; sự gia tăng hợp chất kháng nấm, như là sản phẩm
chuyển hoá phenolic (lignin), flavonoid, phytoalexin và protein
liên quan bệnh trên thực vật; và sự kích hoạt của một số gen
phòng bệnh trên thực vật (Epstein 2009).
1.5. Chế tạo oligochitosan, nano silica và ứng dụng trong
kích kháng bệnh
Sự kết hợp chitosan/oligochitosan với các kim loại khác như
vàng, bạc hay kẽm (hạt nano) cho thấy có nhiều hiệu quả hơn
do hiệu ứng phối hợp và được áp dụng rộng rải trên nhiều lĩnh
vực khác nhau như y học, thực phẩm và nông nghiệp.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
* Nội dung 1: Phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh của các
mẫu phân lặp và định danh bằng hình thái, đặc điểm phân tử
loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt chỉ
thiên.
- Phân lập nấm gây bệnh thán thư trên cây ớt
-Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh của các mẫu phân
lập nấm bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm.
-Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng gây bệnh của các mẫu phân
lập nấm bệnh trong điều kiện nhà màng.
- Định danh hình thái và sinh học phân tử các loài nấm
Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt đã phân lập.
* Nội dung 2: Hoàn thiện công nghệ tạo oligochitosan-silica
nano.
- Điều chế các phân đoạn oligochitosan
- Đánh giá khả năng ức chế nấm bệnh thán thư C.
gloeosporioides của các phân đoạn oligochitosan điều chế
- Điều chế hạt nano silica từ vỏ trấu
- Điều chế oligochitosan-silica nano
* Nội dung 3: Đánh giá khả năng kích kháng bệnh thán thư do
nấm C. gloeosporioides và C. truncatum gây ra của
10
oligochitosan-silica nano trên cây ớt trong điều kiện phòng thí
nghiệm
- Thí nghiệm 3 và 4: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan.
- Thí nghiệm 5 và 6: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của nano silica.
- Thí nghiệm 7 và 8: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan-silica nano.
* Nội dung 4: Đánh giá khả năng kích kháng bệnh thán thư
do nấm C. gloeosporioides và C. truncatum gây ra của
oligochitosan-silica nano trên cây ớt trồng trong điều kiện
nhà màng và đồng ruộng
- Thí nghiệm 9 và 10: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan trong điều
kiện nhà màng.
- Thí nghiệm 11 và 12: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của nano silica trong điều kiện
nhà màng.
- Thí nghiệm 13 và 14: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan-silica nano
trong điều kiện nhà màng.
- Thí nghiệm 15 và 16: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan trong điều
kiện đồng ruộng.
- Thí nghiệm 17 và 18: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của nano silica trong điều kiện
đồng ruộng.
- Thí nghiệm 19 và 20: đánh giá khả năng kích kháng nấm C.
gloeosporioides và C. truncatum của oligochitosan-silica nano
trong điều kiện đồng ruộng.
Nội dung chi tiết theo sơ đồ sau:
Nội dung 2
Nội dung 3
Kết quả tốt nhất từ ND 1, 2
Nội dung 4
Nội dung 1
11
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1. Phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh và
định danh chủng nấm gây bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum spp. trên cây ớt
2.2.1.1 Phương pháp phân lập nấm gây bệnh thán thư trên cây
ớt
- Phân lập nấm sử dụng môi trường PDA
2.2.1.2 Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng nấm bệnh
đã phân lập trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà màng
- Khả năng gây bệnh của các chủng nấm bệnh được đánh giá
theo cấp độ bệnh trên lá/trái theo QCVN 01-
160:2014/BNNPTNT.
2.2.1.3 Định danh hình thái và sinh học phân tử các chủng nấm
gây bệnh
-Định danh hình thái các chủng nấm bệnh dựa theo Sutton
(1992). Định danh sinh học phân tử bằng kỹ thuật PCR dựa vào
tham khảo trình tự các mồi khuếch đại các vủng gene đặc trưng
của nấm ( ITS4,5; GPDH; TUB2; GS; CHS và CAL).
2.2.2 Nội dung2. Hoàn thiện công nghệ tạo oligochitosan-
silica nano (SiO2)
2.2.2.1 Điều chế các phân đoạn oligochitosan có trọng lượng
phân tử thấp bằng phương pháp xạ tia xác định liều lượng
chiếu xạ tia ɣ Co60 kết hợp với H2O2
Phương pháp điều chế các phân đoạn oligochitosan có trọng
lượng phân tử thấp (2,5 kDa-10 kDa), khảo sát một số đặc trưng
tính chất phân đoạn (IR và XRD).
Phương pháp đánh giá khả năng ức chế nấm bệnh của các phân
đoạn oligochitosan bằng cách đo hoạt lực ức chế đưởng kính
(mm) khuẩn lạc nấm Colletotrichum sp phát triển trên môi
trường PDA có hay không có bổ sung phân đoạn oligochitosan
điều chế
2.2.2.2 Điều chế hạt silica nano từ nguồn vỏ trấu
Phương pháp nung ở nhiệt độ cao 700oC kế hợp HCl 5-10%
dùng điều chế hạt silica nano từ vỏ trấu và đặc trưng tính chất
của hạt silica nano điều chế (TEM, XRD, EDX).
12
2.2.2.3 Điều chế hỗn hợp oligochitosan-silica nano
Dùng phương pháp phối trộn nguyên liệu giữa oligochitosan và
silica nano ở độ bền pH thích hợp (5; 6,5; 7,5; 8,5) kết hợp với
chất tạo đặc HEC (Hydroxylethylcellulose) và khảo sát tính
chất chế phẩm tạo hành (TEM, FT-IR)
2.2.3 Nội dung3. Đánh giá khả năng kích kháng bệnh nấm
Colletotrichum spp. của oligochitosan-silica nano trên cây ớt
trong điều kiện phòng thí nghiệm
2.2.3.1 Đánh giá về tình hình bệnh thán thư do nấm
Colletotricum spp. trên cây ớt
- Thí nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kích
kháng bệnh trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên vỉ xốp
loại 50 lỗ (55 cm x30 cm x5 cm). Cây ở giai đoạn 2 lá được
chuyển sang các ly nhựa được trồng trong phòng sinh trưởng
điều kiện 16 giờ sáng/ngày với nhiệt độ khoảng 28oC±2oC. Cây
ớt được xử lý nấm bệnh và chế phẩm theo từng nghiệm thức
trước khi phân tích
2.2.4. Nội dung 4. Đánh giá khả năng kháng nấm
Colletotrichum spp. của oligochitosan-silica nano trên cây ớt
trong điều kiện nhà màng và đồng ruộng
Thí nghiệm trong nhà màng và đồng ruộng được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố và 3 lần lặp lại. Mỗi
nghiệm thức bố trí 30 cây ớt/lần lặp lại. Số ô thí nghiệm là 5
nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 15 ô. Mỗi ô thí nghiệm có diện
tích là 20 m2, tổng diện tích thí nghiệm 900 m2
2.2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích phương sai ANOVA và trắc nghiệm
phân hạng Duncan với xác suất tin cậy P < 0,01 bằng chương
trình SAS 9.1.
Các số liệu được chuyển đổi trước khi phân tích: chuyển đổi
arsin√x đối với chỉ tiêu tỷ lệ bệnh; √x đối với chỉ tiêu chỉ số
bệnh (Gomez và Gomez, 1984).
13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân lập, khảo sát khả năng gây bệnh và định danh loài
nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây ớt chỉ
thiên (Capsicum frutescens L.)
Tổng cộng đã thu thập được 20 mẫu bệnh thán thư hại ớt (trên
thân, lá và trái) trên các ruộng ớt sản xuất tại Củ Chi (Thành
phố Hồ Chí Minh), Thanh Bình (Tỉnh Đồng Tháp) và Tân Châu
(Tỉnh Tây Ninh). Kết quả ghi nhận được cho thấy có 20 mẫu
phân lập nấm là Colletotrichum spp. dựa trên khóa phân loại
của Sutton (1992) [103] với các đặc điểm: hệ sợi nấm khí sinh
mọc bung trên mặt thạch hay mọc sát mặt thạch. Tản nấm có
dạng hình hoa hay hình tròn. Tản nấm có màu trắng, cam nhạt
đến màu hồng hay màu nâu xám đến xám đen; mép gợn sóng
hay mép cong tròn. Xuất hiện những hạch nấm màu đen trên bề
mặt hệ sợi nấm. Bào tử có dạng từ hình trụ, hai đầu tròn, một
đầu nhọn một đầu tròn hay hai đầu nhọn, đến dạng bào tử hình
hơi thoi nhọn hai đầu hay bào tử có dạng hình liềm. Ổ bào tử
dạng giọt dầu màu cam đến đen. Đĩa cành có hoặc không có
lông gai. Bào tử nảy mầm sau 12 giờ, hình thành giác bám sau
24 giờ, giác bám có dạng hình tròn, hình trụ, hình thùy, hình
trứng ngược hay bất định, có hoặc không có phân thùy. Lúc mới
hình thành giác bám không màu về sau có màu nâu đến nâu
đen, bề mặt trơn hay gồ ghề. Kết quả lây nhiễm của các chủng
nấm Colletotrichum spp. đã phân lập trên mẫu trái trong điều
kiện phòng thí nghiệm cho thấy có 20 chủng nấm
Colletotrichum spp. đều gây bệnh trên trái trong điều kiện gây
vết thương và có 4 mẫu nấm gây bệnh trong điều kiện không
gây vết thương sau 7 ngày NSLN là TN-Tr2 TN-L3, TN-Th1,
và ĐT-Th1.Kết quả lây nhiễm của các chủng nấm
Colletotrichum spp. đã phân lập trên mẫu lá cho thấy, trong
điều kiện có gây vết thương các dòng nấm gây bệnh nhưng
không gây bệnh ở điều kiện không gây vết thương. Các mẫu
phân lập TN-L3, TN-Tr2, TN-L1 và TN-Th1 cho tỷ lệ bệnh cao
tại thời điểm 3 NSLN, 7 NSLN và có khác biệt rất có ý nghĩa
trong thống kê. Các mẫu phân lập TN-L3, HCM-Tr2 và TN-
Th1 có chỉ số bệnh có giá trị cao nhất. Kết quả đánh giá khả
14
năng gây bệnh của các chủng nấm Colletotrichum spp. trên
giống ớt chỉ thiên trong điều kiện nhà màng cho thấy mẫu phân
lập TN–L3, HCM-Tr2, TN-Tr2, HCM-L2, TN-Th1 và ĐT-Th1
có khả năng gây bệnh trên cây ớt thí nghiệm là cao nhất. Sự
khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm rất có ý nghĩa về mặt
thống kê.
TN-Tr2 HCM-Tr2
Hình 3.2. Đặc trưng hình thái của Colletotrichum
gloeosporioides qua các mẫu
TN-Th1 HCM-L2 ĐT-Th1
Hình 3.3. Đặc trưng hình thái của Colletotrichum truncatum qua
các mẫu
Kết quả định danh các chủng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh
thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) đã phân lập có
độc tính cao bằng đặc điểm hình thái học và phương pháp sinh
15
học phân tử cho kết quả mẫu phân lập TN-Tr2 và HCM-Tr2
thuộc phức hợp loài Colletotrichum gloeosporioides và mẫu
phân lập TN-Th1, TN-L3, HCM-L2 và ĐT-Th1 là
Colletotrichum truncatum.
Bảng 3.6. Kết quả định danh loài Colletotrichum spp. dựa vào
trình tự các vùng gen
Tên mẫu/
Vùng gen
TN-Tr2 (1) HCM-Tr2 (2) ĐT-TH1 (3) TN-TH1 (4) HCM-L2 (5) TN-L3 (6)
ITS (I) C.gloeosporioides C. scovillei C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
ACTIN (A) C. siamense C. siamense C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
GAPDH (G) C. siamense C. scovillei C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
TUBULIN (T) C. siamense C. scovillei C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
GS (S) C. gloeosporioides C. acutatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
CHS (C) C. fructicola C. scovillei C. truncatum C. truncatum C. truncatum C. truncatum
CAL (L) C. siamense C. scovillei C. siamense C. siamense C. siamense C. siamense
3.2. Hoàn thiện công nghệ tạo oligochitosan-silica nano
3.2.1. Điều chế oligochitosan có trọng lượng phân tử thấp
bằng phương pháp xác định liều lượng chiếu xạ tia ɣ Co60
kết hợp với H2O2
Khi tăng liều xạ, khối lượng phân tử (KLPT) của chitosan đều
giảm xuống đối với cả 3 mẫu dung dịch chitosan 4% có và
không có H2O2 (Bảng 3.7). Khi có mặt H2O2, mức độ suy giảm
KLPT của chitosan nhanh hơn so với dung dịch không có H2O2
và mức độ suy giảm tăng khi hàm lượng H2O2 tăng từ 0,5 đến
1%. Từ kết quả Bảng 3.7, chọn được 02 mẫu oligochitosan từ
dung dịch chitosan 4%/H2O2 1%, chiếu xạ ở liều 10,5 và 17,5
kGy có KLPT tương ứng là 7,7 kDa và 4,6 kDa dùng cho thí
nghiệm ức chế nấm bệnh trên thực vật.
Bảng 3.7. Sự suy giảm KLPT của chitosan trong dung dịch 4%
có và không có H2O2 theo liều xạ
Liều xạ, kGy CTS 4% CTS 4%/H2O2 0,5% CTS 4%/H2O2 1%
0 44,500 44,500 44,500
3,5 19,000 17,900 16,700
7,0 14,800 12,600 10,500
10,5 12,300 9,000 7,700
14,0 10,500 6,600 5,500
17,5 9,100 5,500 4,600
21,0 7,900 5,000 4,200
16
Bảng 3.8. Độ ĐĐA% và chỉ số đa phân tán (PI) của chitosan
Liều
xạ,
kGy
CTS 4% CTS 4%/H2O2 0,5% CTS 4%/H2O2 1%
ĐĐA % PI ĐĐA % PI ĐĐA % PI
0 91,3 3,37 91,3 3,37 91,3 3,37
3,5 90,2 2,63 89,9 2,78 89,6 2,69
7,0 89,4 2,60 89,1 2,52 88,5 2,55
10,5 89,0 2,56 88,6 2,48 87,7 2,31
14,0 88,7 2,49 88,0 2,18 86,2 1,95
17,5 88,5 2,43 87,6 1,97 85,9 1,81
21,0 88,3 2,30 87,2 1,88 85,6 1,71
Kết quả Bảng 3.8 cho thấy đối với mẫu chitosan 4%/H2O2 1%,
liều xạ 21 kGy, ĐĐA giảm từ 91,3% của chitosan trước khi
chiếu xạ xuống thấp nhất là 85,6%. KLPT của chitosan hoặc
oligochitosan càng nhỏ chỉ số PI càng thấp chứng tỏ độ phân
tán hẹp và đồng nhất hơn mẫu chitosan ban đầu (PI=3,37).
Với nồng độ chitosan nhỏ hơn, cụ thể là 2% thì mức độ suy
giảm KLPT theo liều xạ nhanh hơn so với dung dịch chitosan
nồng độ cao (4%). Từ kết quả bảng 3.9, lựa chọn được mẫu
oligochitosan có KLPT 2,5 kDa nhận được ở liều xạ 21 kGy
dùng để thí nghiệm kích kháng trên cây ớt.
Bảng 3.9. KLPT (Mw), PI và ĐĐA của chitosan trong dung
dịch 2%/ H2O2 0,5% theo liều xạ
Liều xạ, kGy KLPT, Mw ĐĐA % PI
0,0 44.500 91,3 3,37
3,5 11.900 90,7 2,90
7,0 6.300 89,4 2,33
10,5 4.400 88,1 1,63
14,0 3.500 87,6 1,40
17,5 2.900 86,4 1,32
21,0 2.500 85,9 1,25
Tính chất phổ hồng ngoại (IR): Kết quả phổ hồng ngoại trên
hình 3.6 cho thấy chitosan cắt mạch tạo oligochitosan có KLPT
từ 2,5 kDa đến 7,7 kDa có cấu trúc chính hầu như không thay
đổi so với chitosan ban đầu (Hình IR 3.6a).
17
Đã lựa chọn 03 mẫu oligochitosan với KLPT là: 7,7 kDa; 4,6
kDa và 2,5 kDa để làm thí nghiệm kích kháng bệnh và tăng
trưởng đối với cây ớt. Mẫu oligochitosan cũng được dùng để
tạo hỗn hợp vật liệu lai với nano (SiO2) chế tạo từ vỏ trấu. Các
kết quả khảo sát cho thấy phân đoạn Oligochitosan 2 (4,6 kDa)
nồng độ 0,1% có khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp.
thích hợp nhất trong ba phân đoạn Oligochitosan được khảo sát.
Hình 3.6. Phổ hồng ngoại (IR) và nhiễu xạ tia X (XRD) của các
mẫu chitosan (a) và các phân đoạn oligochitosan 7,7 kDa (b);
4,6 kDa (c) và 2,5 kDa (d)
3.2.2 Điều chế hạt nano silica (SiO2) từ nguồn vỏ trấu
Vỏ trấu xử lý với axít khi nung tạo ra nano SiO2 màu trắng và
độ tinh khiết cao. Hiệu suất tạo nano SiO2 từ vỏ trấu được xử lý
thống kê là: 10,21± 0,38% (Bảng 3.15). Kích thước hạt nano
SiO2 chế tạo được trong khoảng 10-30 nm.
Bảng 3.15. Hiệu suất tạo nano silica từ vỏ trấu đã xử lý với axít
5%
Mẫu Vỏ trấu (g) nano-SiO2 (g) Hiệu suất (%)
1 5 0,5105 10,33
2 5 0,5022 10,04
3 5 0,5128 10,26
Kết quả (theo Hình 3.8A, B) cho thấy kích thước hạt nano silica
chế tạo được trong khi nung vỏ trấu ở 700oC, 2 giờ khoảng 10 -
30 nm. Kết quả cũng cho thấy phân bố kích thước hạt nano
silica là phân bố hình chuông (Gaussian distribution). Giản đồ
18
nhiễu xạ tia X của nano silica trên Hình 3.8D cho thấy chỉ có 1
đỉnh 2 ~22o. Thí nghiệm dùng vỏ trấu (không phải là than đốt
từ vỏ trấu) được xử lý với acid HCl trước khi nung, do đó các
tạp chất oxíd kim loại đã được loại bỏ. Mặc dù vậy trong nano
silica vẫn còn tạp chất Al2O3 (k tại đỉnh 1.486 keV) với hàm
lượng ~0,7% tính theo thành phần nguyên tử. Các giá trị k của
Silicon (Si) và oxy (O) trên phổ EDX tương ứng là 1,739 và
0,525 keV (Hình 3.8E). Kết quả nầy tương tự với cấu trúc vô
định hình nano silica nhận được từ nung vỏ trấu.
Hình 3.8. Hình chụp TEM (A, B); phân bố kích thước hạt đo
bằng phương pháp tán xạ laser (C); và các giản đồ XRD (D) và
EDX (E) hạt nano silica điều chế
Kết luận: Đã chế tạo được nano silica theo phương pháp nung
vỏ trấu đã được xử lý với acid để loại bỏ các tạp chất chủ yếu là
ion kim loại. Kích thước hạt nano silica nhận được trong
khoảng 10 - 30 nm với đặc trưng cấu trúc pha vô định hình có
đỉnh nhiễu xạ tia X góc 2 ~22o. Sản phẩm nano silica nhận
được dùng cho thí nghiệm kích kháng bệnh và tăng trưởng đối
với cây ớt. Ngoài ra, nano silica còn được sử dụng chế tạo hỗn
hợp vật liệu lai oligochitosan-silica nano cũng với mục đích
19
dùng cho thí nghiệm kích kháng bệnh và tăng trưởng đối với
cây ớt.
3.2.3 Điều chế hỗn hợp oligochitosan-silica nano
Quan sát kết quả khi phối trộn nano silica với oligochitosan sự
tạo gel sẽ xảy ra (Hình 3.9A giữa). Tuy nhiên gel tạo thành có
độ bền khác nhau và tùy thuộc theo điều chỉnh pH của hỗn hợp
dung dịch oligochitosan-silica nano. Kết quả cho thấy ở pH
thấp 5 và 6,5 hỗn hợp dung dịch oligochitosan-silica nano tạo
gel không tốt và bị lắng, pH 7,5 tạo gel bền và đồng nhất (Hình
3.9D). Kết quả quan sát về hiệu ứng pH khá phù hợp vớp kết
quả nghiên cứu của Tiraferri và cộng sự (2014) về ảnh hưởng
của pH lên mức độ hấp phụ chitosan lên bề silica. Nhằm gia
tăng độ ổn định gel của dung dịch hỗn hợp oligochitosan-silica
nano cho mục đích ứng dụng thực tiễn, HEC được thêm vào với
nồng độ 1% (w/v) (Hình 3.8E). Quan sát theo thời gian cho thấy
dung dịch hỗn hợp oligochitosan-silica nano thêm 1% HEC có
độ ổn định gel tốt hơn so với hỗn hợp không thêm HEC.
Ảnh TEM trên Hình 3.9G cho thấy nano silica đã phân bố trong
dung dịch oligochitosan với kích thước có phần biến dạng so với
nano silica dạng tinh khiết. Phổ FTIR của silica nano trên Hình
3.8B cho thấy giải số sóng trong khoảng 3416-3454/cm là đặc
trưng cho dao động co giãn của nhóm silanol bề mặt (Si−O−H)
do silica hấp thụ nước (Yan và cộng sự 2015). Đặc trưng dao
động bất đối xứng của khung silica (Si−O−Si) bao gồm dao
động co giãn bất đối xứng (asymmetric stretching vibration) tại
đỉnh 1.101/cm, dao động co giãn đối xứng (symmetric
stretching vibration) tại đỉnh 802/cm và dao động uốn (bending
vibration) tại đỉnh 467/cm. Ngoài ra, Phổ FTIR còn xuất hiện
đỉnh 1.635/cm, theo các tác giả công trình (Wang và cộng sự
2011) thì đỉnh này đặc trưng cho giao động uốn của liên kết
H−O−H liên quan đến các phân tử nước bị bẫy (trapped water
moleces) trong cấu trúc matrix của nano silica.
Phổ FTIR của oligochitosan trên Hình 3.9C cho thấy dao động
co giãn nhóm (C=O) tại đỉnh 1.647/cm và nhóm (C−N) tại đỉnh
1593/cm (Al-Mla và cộng sự 2013). Dao động uốn của nhóm
(N−H) đặc trưng cho chitin xuất hiện tại đỉnh 771/cm. Dao
20
động co giãn bất đối xứng của nhóm (C−O−C) đặc trưng tại
đỉnh 1.153/cm tại đỉnh và dao động co giãn nhóm (C−O) đặc
trưng chung cho polysacarit xuất hiện tại đỉnh 1.031 và
1.074/cm. Nhóm (OH) dao động đặc trưng trong vùng số sóng
3.420 – 3.450/cm.
Phổ FTIR của hỗn hợp oligochitosan-silica nano trên Hình 3.9F
cho thấy sự xuất hiện của 2 đỉnh 1.083/cm và 781/cm đặc trưng
cho liên kết Si−O−C, các đỉnh này không xuất hiện trên phổ
FTIR của oligochitosan và nano silica. Ngoài ra trên phổ đồ
FTIR của hỗn hợp oligochitosan-silica nano (Hình 3.9I) còn
xuất hiện thêm đỉnh mới tại 927/cm đặc trưng cho liên kết
Si−O−H do quá trình tạo liên kết hydro giữa nhóm silanol của
nano silica và các nhóm –NH2, −OH của oligochitosan (Kim và
Rajapakse, 2005). Nói chung khi đưa silica nano vào dung dịch
oligochitosan cường độ các đỉnh đặc trưng của chitosan bao
gồm cả nhóm (N−H) đều giảm về số sóng thấp hơn so với
oilgochitosan tinh khiết do sự tương tác bề mặt của
oilgochitosan với pha vô cơ là nano silica.
Hình 3.9. Sự phối trộn tạo gel tạo chế phẩm (A), khảo sát độ
bền gel theo pH 5; 6,5; 7,5; 8,5 (D) thành phẩm pH 7,5 và 1%
HEC (E). Các tính chất chế phẩm tạo thành như hình chụp TEM
(G) và TEM pH 5 (H) và phổ FTIR ban đầu hạt nano silica (B)
oligochitosan (C) khi phối trộn (F) và thành phẩm (I).
21
3.3. Khả năng kích kháng bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum gloeosporioides và C. truncatum gây ra của
oligochitosan-silica nano trên cây ớt trồng trong điều kiện
phòng thí nghiệm
Kết quả cho thấy khi phun oligochitosan ở nồng độ 25 đến
100 ppm đều cho kết quả về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn
so với hai đối chứng. Điều này khẳng định rằng, oligochitosan
có ảnh hưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tao_oligochitosan_silica_nano_va.pdf