Tóm tắt Luận văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 1

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 2

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 3

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 3

7. Kết cấu của luận văn. 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG

XUYÊN NSNN QUA KBNN. 4

1.1. Tổng quan về chi thường xuyên NSNN qua KBNN . 4

1.1.1. Khái niệm chi NSNN và chi thường xuyên NSNN . 4

1.2.2. Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN

. 6

1.2.3. Kiểm soát phương thức chi trả các khoản chi NSNN. 8

1.3. Kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua

Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương và bài học cho KBNN Phú Lộc . 10

1.3.1. Kinh nghiệm của KBNN Hải Phòng . 11

1.3.2. Kinh nghiệm của KBNN Vĩnh Long. 11

 

pdf35 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.1. Khái niệm chi NSNN và chi thường xuyên NSNN “Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước”. “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước: là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm, chi để mua các hàng hoá và dịch vụ không lâu bền, thường mang tính chất lặp đi lặp lại thường xuyên phục vụ các nhu cầu hoạt động thường xuyên của các tổ chức công” . Đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách Nhà nước Chi thường xuyên chủ yếu là chi cho con người, sự việc nên không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. 1.1.3. Phân loại chi thường xuyên NSNN - Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể như sau: + Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân + Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn + Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ + Nhóm các khoản chi thường xuyên khác. - Căn cứ theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên bao gồm: + Chi cho các đơn vị sự nghiệp 5 + Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính) + Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội + Chi khác 1.2. Tổng quan về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 1.2.1. Khái quát về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN a. Giới thiệu về KBNN Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. b. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN là việc KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức, phương thức quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, góp phần loại bỏ các khoản chi sai chế độ, định mức. c. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. d. Điều kiện chi thường xuyên NSNN tại KBNN - Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm 6 quyền quy định. - Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. - Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. e. Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Xuất phát từ yêu cầu nội tại của công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện khả năng NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công cuộc đổi mới quản lý tài chính, quản lý NSNN. 1.2.2. Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ NSNN a. Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước Sơ đồ 1.1. Quy trình rút dự toán từ ngân sách nhà nước - Hồ sơ kiểm soát, thanh toán đối với hình thức rút dự toán: Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm: Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; Giao dịch viên Đơn vị sử dụng NSNN Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Thủ quỹ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 7 Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ (Đối với Khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên); Trường hợp Khoản chi phải thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu thì đơn vị gửi thêm: Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Ngoài ra, các đơn vị gửi cho KBNN Quy chế chi tiêu nội bộ và / hoặc Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền Trường hợp tạm ứng: Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán. Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản: - Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát; Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Tùy theo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau: - Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt: Đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán do Thủ trưởng đơn vị ký duyệt để gửi Kho bạc Nhà nước. - Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản: Các tài liệu, chứng từ kèm theo đối với từng nội dung chi như trường hợp thanh toán trực tiếp theo quy định. Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm: - Giấy rút dự toán (thanh toán); - Tuỳ theo từng nội dung chi, khách hàng gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau: + Đối với khoản chi thanh toán cá nhân: anh sách những người hưởng lương, học bổng, sinh hoạt phí Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: danh sách theo từng lần thanh toán. Đối với thanh toán cá nhân thuê ngoài: hợp đồng thuê khoán, thanh lý 8 hợp đồng (nếu có); + Chi mua hàng hóa, dịch vụ: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; thông tin, tuyên truyền liên lạc: Bảng kê chứng từ thanh toán. Chi mua vật tư văn phòng, chi hội nghị, chi thuê mướn, chi mua sắm tài sản: Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng). + Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán. b. Kiểm soát chi trả theo hình thức lệnh chi tiền - Đối tượng chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm: + Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước. + Chi trả nợ nước ngoài. + Chi cho vay của ngân sách nhà nước. + Chi kinh phí ủy quyền + Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính. - Hồ sơ kiểm soát, thanh toán đối với hình thức lệnh chi tiền: Hồ sơ thanh toán là lệnh chi tiền của cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát và lưu giữ hồ sơ chứng từ chi bằng hình thức lệnh chi tiền. 1.2.3. Kiểm soát phương thức chi trả các khoản chi NSNN Các phương thức chi trả cụ thể như sau: a. Tạm ứng Nội dung tạm ứng: - Tạm ứng bằng tiền mặt, bao gồm: + Các khoản chi thanh toán cá nhân như: tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng + Chi một số nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: mật phí; chi nuôi phạm nhân, can 9 phạm và các nhu cầu chi thường xuyên khác bằng tiền mặt + Các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi; các khoản chi khác của đơn vị giao dịch cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng. - Tạm ứng bằng chuyển khoản: nội dung tạm ứng bằng chuyển khoản bao gồm: + Chi mua vật tư văn phòng + Chi hội nghị (trừ các khoản thanh toán cho cá nhân được phép tạm ứng bằng tiền mặt). + Chi thuê mướn (thuê nhà, thuê đất, thuê thiết bị....). + Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. + Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn Thanh toán tạm ứng: - Đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, các ĐVSDNS phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. - Đối với những khoản chi tạm ứng bằng chuyển khoản: các khoản không có hợp đồng đã hoàn thành và đủ hồ sơ chứng từ thanh toán, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau. Đối với những khoản chi có hợp đồng, ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng, các ĐVSDNS phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. b. Thanh toán trực tiếp - Nội dung chi thanh toán trực tiếp: + Các khoản chi tiền lương; chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên; chi trả dịch vụ công (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh). + Các khoản chi có đủ hồ sơ chứng từ chi NSNN theo quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp quy định. - Mức thanh toán: Căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong 10 phạm vi dự toán NSNN được giao và còn đủ số dư dự toán để thanh toán. c. Tạm cấp kinh phí ngân sách Tạm cấp kinh phí thực hiện trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán NSNN chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, Cơ quan tài chính và KBNN thực hiện tạm cấp kinh phí NSNN cho các nhiệm vụ chi theo quy định. d. Chi ứng trước dự toán cho năm sau Việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện trong trường hợp các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NSNN qua KBNN a. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô - Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý NSNN - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Yếu tố khoa học công nghệ - Yếu tố văn hóa - xã hội - Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế: b. Nhóm yếu tố thuộc về Kho bạc Nhà nước - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi tại Kho bạc - Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Kho bạc - Sự phối hợp giữa cơ quan tài chính với cơ quan Kho bạc c. Nhóm yếu tố thuộc về đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước - Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng kinh phí - Trình độ, năng lực của Thủ trưởng và cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN 1.3. Kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương và bài học cho KBNN Phú Lộc 11 1.3.1. Kinh nghiệm của KBNN Hải Phòng 1.3.2. Kinh nghiệm của KBNN Vĩnh Long 1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lộc Một là, cần phải xây dựng một quy trình rất cụ thể, chính xác, chặt chẽ trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Hai là, kiểm soát ở kết quả đầu ra Ba là, hạn chế hình thức chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền Bốn là, tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên để thực hiện vai trò nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN một cách tốt nhất có thể. Tóm tắt chương 1 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, trong đó chỉ rõ sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nêu ra những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn được trình bày trong các chương tiếp theo. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ LỘC 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc và Kho bạc Nhà nước Phú Lộc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628 người, mật độ dân số 187 người/km2 (theo niên giám thống kê năm 2013). Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn. Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm 12 ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam). 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Thu - chi ngân sách: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong tháng 11/2018 đạt 65,139 tỷ đồng, trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu 10,350 tỷ đồng, thu nội địa 54,789 tỷ đồng; lũy kế 11 tháng 380,435 tỷ đồng, trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu 185,35 tỷ đồng, thu nội địa 195,085 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương tháng 11/2018 đạt 11,452 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển địa phương quản lý 1,22 tỷ đồng, chi thường xuyên 10,232 tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2018 là 495,303 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Phú Lộc Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Phú Lộc gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 01 Kế toán trưởng, 07 Giao dịch viên và 02 bảo vệ. Tổng biên chế gồm 12 người, với trình độ chuyên môn gồm 11 đại học, 01 sơ cấp. Hiện nay, KBNN Phú Lộc quản lý gần 750 tài khoản giao dịch của hơn 140 đơn vị trên địa bàn, doanh số hoạt động bình quân 4.500 tỷ/năm. 2.1.4. Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lộc giai đoạn 2014-2018 Bảng 2.1. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2014-2018 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chi thường xuyên 472.608 488.699 480.068 492.099 660.078 2 Chi đầu tư XDCB 431.287 196.679 102.347 108.507 160.318 3 Tổng chi NSNN 903.895 685.378 582.415 600.606 820.396 13 (Nguồn: Báo cáo chi KBNN Phú Lộc) Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy chi thường xuyên NSNN tăng đột biến từ 472.608 triệu đồng năm 2014 lên 660.078 triệu đồng năm 2018, tăng đến 139,7% tương đương với 187.470 triệu đồng, một phần chi thường xuyên tăng mạnh là do hai lần cải cách tiền lương, đồng thời các chương trình mục tiêu quốc gia về dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất các huyện nghèo, ven biển và dự án xây dựng nông thôn mới được chính phủ bổ sung kinh phí rất lớn. Bảng 2.2. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN giai đoạn 2014- 2018 ĐVT: Triệu đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chi NSNN 903.895 685.378 582.415 600.606 820.396 Chi thường xuyên 472.608 488.699 480.068 492.099 660.078 Tỷ trọng (%) 52,29% 71,3% 82,43% 81,93% 80,46% (Nguồn: Báo cáo chi KBNN Phú Lộc) Mặc dù tỷ trọng chi thường xuyên so với tổng chi NSNN có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2015 và giảm dần ở giai đoạn 2016-2018 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 50% trong tổng chi NSNN và thậm chí năm 2016 tỷ trọng này đạt mức rất cao 82,43%. Từ đó cho thấy nhu cầu chi thường xuyên qua KBNN trên địa bàn huyện Phú Lộc ngày càng lớn. 2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lộc 2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Phú Lộc KBNN Phú Lộc là KB cấp huyện không có tổ chức phòng và các cán bộ của đơn vị được phân công nhiệm vụ liên quan đến quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN, bao gồm: - Giám đốc và người được ủy quyền. - Kế toán trưởng và người được ủy quyền. - Giao dịch viên. 14 - Thời hạn giải quyết hồ sơ chi thường xuyên: + Đối với các khoản tạm ứng và thanh toán trực tiếp: thời hạn xử lý tối đa 02 ngày làm việc. + Đối với các khoản thanh toán tạm ứng: thời hạn xử lý tối đa là 03 ngày làm việc. 2.2.2. Tình hình kiểm soát chi qua KBNN Phú Lộc Bảng 2.3. Tình hình kiểm soát chi qua KBNN Phú Lộc Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Tổng chi TX đã qua KSC (triệu đồng). Trong đó: - Chi tiền mặt - Chuyển khoản 472.608 280.159 192.449 488.699 299.172 189.527 480.068 295.406 184.662 492.099 292.265 199.834 660.078 201.492 458.586 2. Tổng số món từ chối thanh toán (món) 879 1.562 2.007 2.678 3.996 3. Tổng số tiền từ chối thanh toán (triệu đồng). 2.674 2.908 3.546 4.382 6.603 Trong đó: Chi vượt, không có dự toán (triệu đồng) 891 1.223 1.267 1.377 2.953 Sai mục lục NSNN; sai số tiền; sai chế độ tiêu chuẩn định mức (triệu đồng) 1.598 1.309 1.892 2.371 3.065 Chứng từ tẩy xóa 127 219 275 378 310 Mẫu dấu, chữ ký trên chứng từ không giống với bản đăng ký tại KBNN 26 39 27 65 73 15 Các trường hợp sai khác 32 118 85 191 202 (Nguồn: Báo cáo KBNN Phú Lộc) Qua số liệu ở bảng 2.3 ta thấy, tổng chi thường xuyên bằng tiền mặt qua KBNN Phú Lộc chiếm hơn 50% tổng số chi thường xuyên, cụ thể là năm 2014, tổng chi thường xuyên bằng tiền mặt chiếm 68,69% tổng chi thường xuyên, năm 2015, con số này đạt 53,35%, tuy nhiên tổng số chi tiền mặt lớn là do chi cho các khoản kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra huyện Phú Lộc có nhiều xã ven biển đặc biệt khó khăn, các ngân hàng thương mại chưa triển khai lắp đặt cây ATM tại đó do vậy các ĐVSDNS ở địa bàn các xã này đều rút lương, phụ cấp bằng tiền mặt. Hơn nữa, các đơn vị thuộc khối An ninh – Quốc phòng như Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, các đồn biên phòng do tính chất bảo mật của các khoản chi nên các đơn vị này vẫn rút tiền mặt để chi lương, chi hoạt động. Ngoài ra các ĐVSDNS còn tạm ứng tiền mặt để chi cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị mình. Tổng số tiền KB Phú Lộc từ chối thanh toán tăng dần qua các năm, từ 2.674 triệu đồng năm 2014 lên đến 6.603 triệu đồng năm 2018. Cụ thể, KB Phú Lộc từ chối thanh toán do các nguyên nhân sau: + Chi vượt, không có dự toán: Tổng số tiền KB từ chối chi là 2.953 triệu đồng năm 2018, tăng 2.062 triệu đồng so với năm 2014. + Sai mục lục NS, sai số tiền, sai chế độ tiêu chuẩn định mức: Đây là nguyên nhân làm cho KB từ chối thanh toán nhiều nhất các khoản chi của ĐVSDNS, KB từ chối thanh toán 3.065 triệu đồng năm 2018, đây là con số rất cao chứng tỏ các đơn vị thường xuyên sai ở các nội dung này. + Chứng từ tẩy xóa: Vẫn còn hiện tượng các ĐVSDNS tẩy xóa, cạo sửa các nội dung trên chứng từ, trên các hồ sơ kèm theo + Mẫu dấu, mẫu chữ ký trên chứng từ không giống với mẫu dấu chữ ký đăng ký với KBNN: Khi phát hiện ra điều này, KB Phú Lộc đã từ chối 16 thanh toán 73 triệu đồng trong năm 2018. a. Kiểm soát các khoản thanh toán cá nhân Bảng 2.4. Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân qua KBNN Phú Lộc ĐVT: Triệu đồng Năm Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng chi thường xuyên 472.608 488.699 480.068 492.099 660.078 Tổng chi thanh toán cá nhân 268.441 295.679 291.252 303.838 411.937 Tiền lương 95.871 98.560 101.047 97.457 122.294 Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng 8.533 7.392 8.083 8.771 9.784 Phụ cấp lương 73.820 76.877 79.321 76.991 96.612 Chi phí tập huấn, đào tạo 742 750 802 864 907 Tiền thưởng 680 698 710 754 797 Phúc lợi tập thể 428 446 473 492 596 Các khoản đóng góp 16.298 17.740 23.240 20.542 24.235 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 72.069 93.216 77.576 97.967 156.712 Số tiền KBNN từ chối thanh toán 795 867 806 901 982 (Nguồn: Báo cáo KBNN Phú Lộc) Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, năm 2014 chi thanh toán cá nhân chỉ 268.441 triệu đồng nhưng đến năm 2018 lên đến 411.937 triệu đồng, tăng đến 143.496 triệu đồng tương đương gần 153%, một phần của chi thanh toán cá nhân tăng nhanh cũng do lộ trình tăng lương cơ bản từ 1.050.000 đồng năm 2013 lên đến 1.300.000 vào năm 2017 và tăng lên mức 1.390.000 từ tháng 7/2018, và năm 2015 là năm nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và 17 người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống có hiệu lực làm cho chi thanh toán cá nhân tăng nhanh. b. Các khoản chi về hàng hóa dịch vụ; công tác phí, hội nghị; nghiệp vụ chuyên môn Bảng 2.5. Các khoản chi hàng hóa, dịch vụ, công tác phí hội nghị, nghiệp vụ chuyên môn ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I Tổng chi thường xuyên 472.608 488.699 480.068 492.099 660.078 II Chi hoạt động 94.819 97.739 101.755 118.615 175.045 1 Dịch vụ công cộng 9.155 9.460 9.653 10.984 15.203 2 Vật tư văn phòng 7.622 7.826 8.547 9.130 10.142 3 Thông tin liên lạc 2.431 2.835 3.350 6.128 12.753 4 Hội nghị 9.642 1.058 695 2.693 3.159 5 Công tác phí 3.269 4.150 4.781 5.286 6.360 6 Chi phí thuê mướn 15.813 16.129 17.013 18.021 20.672 7 Sửa chữa tài sản nhỏ 16.888 16.560 16.766 20.206 38.150 8 Nghiệp vụ chuyên môn 29.999 39.721 40.950 46.167 68.606 (Nguồn: Báo cáo KBNN Phú Lộc) Đối với các khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc: Căn cứ vào bảng kê chứng từ và giấy rút do đơn vị gửi đến, KBNN kiểm soát số tiền trên giấy rút và bảng kê khớp đúng thì tiến hành thanh toán cho ĐVSDNS để chi trả cho đối tượng được hưởng hoặc thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng mở tài khoản tại ngân hàng. 18 Đối với thanh toán chi phí hội nghị bao gồm các khoản chi hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề: KBNN kiểm soát dựa trên TT 40/2017/TT- BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Khoản chi công tác phí: bao gồm các khoản chi tàu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng nghỉ khoản chi này KBNN kiểm soát theo quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSDNS sao cho không vượt quá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chi phí thuê mướn bao gồm thuê phương tiện vận chuyển, thuê lao động và chi phí thuê mướn khác.. để phục vụ cho các hoạt động thực tế tại đơn vị. Sửa chữa nhỏ tài sản phục vụ công tác chuyên môn: đối với nội dung chi này, đơn vị gửi đến KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng). Qua số liệu ở bảng 2.5 ta thấy mục chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn trong chi hoạt động thường xuyên, chi phí này chủ yếu là chi phí làm việc với các phòng ban về kiểm tra, chi phí họp, chi mua sắm hàng hóa, thiết bị dùng cho chuyên môn c. Chi mua sắm và sửa chữa lớn tài sản Khoản chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn: Chủ yếu là thiết bị phòng cháy, chữa cháy; sách, tài liệu và chế độ dùng cho công tác chuyên môn; thiết bị tin học; máy photocopy; máy fax; máy phát điện; máy bơm nước; tài sản khác Bảng 2.6. Chi sửa chữa lớn tài sản và mua sắm tài sản ĐVT: Triệu đồng Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng chi thường xuyên 472.608 488.699 480.068 492.099 660.078 Tổng chi mua sắm, 20.775 25.148 37.084 41.152 50.093 19 sửa chữa lớn TSCĐ Sữa chữa lớn tài sản 13.416 15.875 19.203 21.561 25.906 Mua, đầu tư tài sản vô hình 659 728 750 814 843 Mua, đầu tư tài sản hữu hình 6.699 7.251 8.523 8.911 11.205 (Nguồn: Báo cáo KBNN Phú Lộc) Qua bảng 2.6 cho thấy, năm 2014 tổng chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản chỉ 20.775 triệu đồng nhưng đến năm 2018 thì tăng đến 50.093 triệu đồng, tăng đến gần 241% tương đương với 29.318 triệu đồng. Lý do tăng đột biến khoản chi này là do giai đoạn 2014-2018, các ĐVSDNS được bổ sung kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính...như bàn ghế, tivi, máy chiếu, máy vi tính... 2.2.3. Sự phối hợp giữa phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và KBNN Phú Lộc trong kiểm soát chi thường xuyên KBNN Phú Lộc thường xuyên làm việc với phòng TC-KH huyện để thống nhất nhiều vấn đề trong quá trình cấp phát dự toán và chấp hành dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện, phòng TC-KH huyện đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng cho NS, tồn quỹ NS các cấp luôn đảm bảo, chủ động đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên cũng như chi đột xuất. 2.2.4. Ứng dụng dịch vụ công điện tử trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Lộc Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hơn 580 đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công trực tuyến của kho bạc. Tại huyện Phú Lộc, do có nhiều xã ở vùng sâu vùng xa, điều kiện máy móc công nghệ để tham gia dịch vụ công còn hạn chế, nên thời điểm KBNN Phú Lộc bắt đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến là muộn hơn so với các Kho bạc khác trong tỉnh, đến cuối năm 2018 mới có 10 đơn vị tham gia DVCTT, tuy nhiên đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_kiem_soat_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nu.pdf
Tài liệu liên quan