Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An

Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy trên cây lạc bọ trĩ

F. intonsa gây hại nặng trong tháng 4 và tháng 5 (trong thời kỳ cuối

vụ xuân và đầu vụ hè) và trong tháng 10 và 11 gây hại trung bình;

còn tháng 3, 6 và 12 trong năm thì mức gây hại của bọ trĩ F. intonsa

là không đáng kể. Khi không có cây lạc trên ruộng, bọ trĩ F. intonsa

chuyển lên gây hại các cây ký chủ khác. Tháng 12, 1 và 2 loài bọ trĩ

này gây hại trên cây đơn buốt, hoa cúc và hoa hồng, chờ đợi để tấn

công lên cây lạc vào vụ xuân tiếp theo.

pdf24 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm trong phòng về nuôi sinh học, sinh thái học và tìm hiểu hiệu lực của một số loài thuốc được thực hiện tại phòng thực tập côn trùng, khoa nông học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ. 2.1.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2011. 2.2 Vật liệu dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 2.2.1 Vật liệu nghiên cứu: + Giống lạc (L14, L20 và TB25) + Nylon phủ bề mặt luống và che phủ xung quanh ruộng. 2.2.2 Các dụng cụ nuôi sâu: - Túi nilon đựng mẫu, giấy lọc, giấy bản và bông thấm nước; - Ống tuýp, lọ thủy tinh, đĩa petri, hộp nhựa; lồng nuôi bọ trĩ. - Lồng nuôi sâu, bút lông, chổi lông, cồn, kim côn trùng (số 1-5), panh, kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi có thước đo, kính hiển vi, tủ định ôn, tủ sấy, nhiệt kế ẩm. 2.2.3 Các dụng cụ pha chế thuốc hóa học: - Ống đong cỡ 100ml, 500ml và 1000ml, Bình tam giác 25ml, 500ml, Bình phun thuốc 1 lít và 10 lít bằng tay; - Các loại hóa chất giữ mẫu: Cồn, axít acetic, glycerin. fluon, thuốc sâu hóa học: sử dụng là các loại thuốc trừ sâu không nằm trong danh mục các loại thuốc trừ sâu cấm sử dung tại Việt Nam: Tập kỳ 1,8 EC, Acotrin 440 EC, Alfapathrin 10 EC, Oshin 100 SL, Admire 200 OD.. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần thiên địch của chúng Điều tra thu thập thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng được tiến hành theo quy định lấy mẫu của Cục Bảo vệ thực vật (1995) Hà Quang Hùng (2005) [7] và phương pháp thu thập mẫu bọ trĩ ngoài đồng của Mound L.A. (2007) [71]. 7 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ An. Phương pháp nuôi tập thể và cá thể loại bọ trĩ được tiến hành theo Hà Quang Hùng (2005) [7] 2.3.3 Điều tra diễn biến của loài bọ trĩ chính Frankliniella intonsa Trybom và biến động số lượng của của chúng dưới ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An. Trên mỗi giống lạc, chọn ruộng điển hình, sau đó tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, định kỳ 7 - 10 ngày một lần. Mỗi ruộng điều tra 50 cây. Mỗi điểm lấy 100 hoa, lá, 1 điểm điều tra 10 cây, mỗi cây lấy 10 hoa, lá mang về phòng thí nghiệm trải trên giấy trắng lấy bút lông có tẩm cồn 700 sau đó đưa lên kính lúp để phân tỷ lệ giữa các loài và đếm tổng số bọ trĩ trên 100 hoa lạc, từ đó tính được mật độ bọ trĩ/hoa, lá. 2.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri ăn bọ trĩ F. intonsa tại Nghệ An. Nghiên cứu thời gian phát dục các pha và thời gian vòng đời của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri được tiến hành theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri được nuôi cá thể trong phòng thí nghiệm. Thức ăn để nuôi bọ xít bắt mồi là trứng ngài gạo, trứng của nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae và ấu trùng của bọ trĩ Frankliniella intonsa. 2.3.5 Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế thân thiện môi trường. Các thí nghiệm được bố chí theo Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2005) [12]. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ và thiên địch được tiến hành theo quy định lấy mẫu của Cục Bảo vệ thực vật (1995) Hà Quang Hùng (2005) [7] và phương pháp thu thập mẫu bọ trĩ ngoài đồng của Mound L.A. (2007) [71]. 2.4 Phương pháp định loại mẫu 2.4.1Phương pháp làm tiêu bản mẫu bọ trĩ Theo phương pháp của Mound L.A. (2007) [71]. 2.4.2 Phương pháp định loại bọ trĩ Mẫu bọ trĩ thu thập ở ngoài đồng, làm tiêu bản lam, đưa lên kính lúp soi nổi và kính hiển vi để tiến hành giám định. Dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài như màu sắc cơ thể, số 8 lượng đốt râu, kiểu râu đầu, các vị trí lông cũng như số lượng lông ở trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII, Mound et al, (1997) [70] Với sự giúp đỡ của GS.TS. Hà Quang Hùng, TS. Hà Thanh Hương và những mẫu không có trong tài liệu trên, chúng tôi gửi sang Úc để GS. TS Laurence A. Mound (CSIRO, Úc) giám định chính xác tên loài. 2.4.3 Phương pháp mô tả bọ trĩ Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt pha trưởng thành của các loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên lạc tại địa điểm nghiên cứu dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang. Ảnh minh họa trong báo cáo do GS.TS Hà Quang Hùng, TS. Hà Thanh Hương chụp. 2.5 Phương pháp tính toán số liệu Số liệu sẽ được tính toán và xử lý theo chương chình thống kê Excel ( X  ở độ tin cậy 95%, = n tS . ) trong đó  là sai số ước lượng, S là độ lệch chuẩn, t= 1,96 (giá trị tra bảng Student ở mức ý nghĩa =0,05); n là dung lượng mẫu thí nghiệm) và các chỉ tiêu khác được xử lý theo chương trình IRRISTAT dùng cho khối Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncan giữa các công thức thí nghiệm ở xác suất P  0,05 và P  0,01. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, phạm vi ký chủ, tác hại và triệu trứng của bọ trĩ hại lạc 3.1.1 Thành phần bọ trĩ gây hại lạc tại Nghệ An Kết quả điều tra trên cây lạc năm 2008 đến năm 2010 tại Nghệ An đã thu thập và xác định được 9 loài bọ trĩ thuộc 2 họ Phlaeothripidae và Thripidae, và thuộc 2 phân bộ (Terebrantia và Tubulifera). Trong đó, họ Thripidae có 8 loài và chỉ có một loài duy nhất thuộc họ Phlaeothripidae (bảng 3.1) Trong đó lần đầu tiên phát hiện 2 loài bọ trĩ hại lạc ở Nghệ An - Việt Nam. Đó là loài Megalurothrips sjostedti (Thripidae) và Haplothrips gowdeyi (Phlaeothripidae). Loài F. intonsa gây hại hoa ở mức độ rất phổ biến trên lạc vụ xuân tại Nghệ An. 9 Bảng 3.1 Thành phần bọ trĩ hại cây lạc trong năm 2008 - 2010 tại Nghệ An TT Tên khoa học của loài Mức độ phổ biến Bộ phận bị hại Terebrantia: Thripidae 1 Frankliniella intonsa Trybom +++ Hoa 2 Frankliniella schultzei Trybom + Lá, hoa 3 Megalurothrips usitatus Bagnall +++ Lá và hoa 4 Megalurothrips sjostedti Trybom + Hoa 5 Scirtothrips dorsalis Hood ++ Lá 6 Thrips palmi Karny + Lá, hoa 7 Thrips tabaci Lindeman + Lá, hoa 8 Thrips hawaiiensis Morgan + Hoa 5 Tubulifera: Phlaeothripidae 9 Haplothrips gowdeyi Franklin - Ngọn, lá, hoa Ghi chú: -: Rất ít phổ biến (với tần suất xuất hiện < 5%); +: Ít phổ biến (với tần suất xuất hiện 5 - 25%); ++: Phổ biến (với tần suất xuất hiện 26 - 50%); +++: Rất phổ biến (với tần suất xuất hiện >50%). 3.1.2 Bảng định loại pha trưởng thành cái các loài bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An (Chi tiết theo báo cáo chính thức trang 59) 3.2 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom 3.2.1 Ký chủ và mức độ gây hại của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy trên cây lạc bọ trĩ F. intonsa gây hại nặng trong tháng 4 và tháng 5 (trong thời kỳ cuối vụ xuân và đầu vụ hè) và trong tháng 10 và 11 gây hại trung bình; còn tháng 3, 6 và 12 trong năm thì mức gây hại của bọ trĩ F. intonsa là không đáng kể. Khi không có cây lạc trên ruộng, bọ trĩ F. intonsa chuyển lên gây hại các cây ký chủ khác. Tháng 12, 1 và 2 loài bọ trĩ này gây hại trên cây đơn buốt, hoa cúc và hoa hồng, chờ đợi để tấn công lên cây lạc vào vụ xuân tiếp theo. 3.2.2 Vòng đời và thời gian phát dục của bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom trong phòng thí nghiệm Qua bảng 3.7 cho thấy nhiệt độ càng tăng thì vòng đời của bọ trĩ F. intonsa càng ngắn lại. Độ ẩm thấp cũng khiến bọ trĩ trải qua các pha phát dục nhanh hơn. Giai đoạn sống của trưởng thành bọ trĩ kéo dài 9 đến 18 ngày đây là điều kiện rất thuận lợi để bọ trĩ có thời gian nhân đàn với số lượng lớn (có thể đẻ 12-15 lứa) nếu điệu kiện thuận lợi. 10 Thời kỳ tiền nhộng và nhộng giả ngắn 2 - 4 ngày, chúng ta có thể lợi dụng điều này để hạn cế số lượng bọ trĩ trong đất bằng cách luân canh hoặc tưới nước trong thời gian ngắn để tiêu diệt giai đoạn nhộng giả của bọ trĩ. Đối chiếu với vòng đời của các loài bọ trĩ khác như T. palmi; F. occidentallis mà các tác giả Mau et al, [68] đã nghiên cứu trước đó, chúng tôi nhận thấy vòng đời của F. intonsa không chênh lệch quá nhiều so với các loài bọ trĩ khác ở cùng điều kiện nhiệt độ 3.3 Diễn biến mật độ bọ trĩ hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng 3.3.1 Ảnh hưởng của giống đến mật độ bọ trĩ F. intonsa 0 1 2 3 4 5 6 điều tra 4/4 11/4 18/4 25/4 2/5 9/5 16/5 23/5 30/5 6/6 13/6 Ngày điều tra Mậ t đ ộ co n/ ho a L14 L20 TB25 Hình 3.9 Diễn biến của giống lạc đến diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa Trybom trên hoa tại Nghi Lộc - Nghệ An (năm 2009) Hình 3.10. Diễn biến của giống lạc đến diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa Trybom trên lá lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An (năm 2009) 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 21/3 28/3 4/4 11/4 18/4 25/4 2/5 9/5 16/5 23/5 30/5 7/6 13/6 Ngày điều tra M ật đ ộ co n/ lá L14 L20 TB25 Hình 3.3. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An vụ Xuân 2008 11 Qua điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ trên các giống lạc phổ biến tại Nghệ An chúng tôi nhận thấy mật độ bọ trĩ trên giống lạc L14 có mật độ cao nhất ở cả hoa và lá, tiếp đến là giống lạc L20 và giống lạc TB25. 3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ đến mật độ bọ trĩ F. intonsa Bảng 3.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa ở 3 khung thời vụ khác nhau trên giống lạc L14 vụ xuân năm 2009 tại Nghi Lộc - Nghệ An Đơn vị tính: con/lá Thời gian gieo Giai đoạn sinh trưởng 3-4 lá 6 lá Ra hoa H thành quả Chín Trung bình Ngày gieo 5/2 (vụ sớm) 0.66a 0.97c 1.08c 1.77b 1.69b 1.23 Ngày gieo 15/2 (chính vụ) 0.68a 1.09b 1.16b 1.83b 1.79b 1.31 Ngày gieo 25/2 (vụ muộn) 0.70a 1.33a 1.56a 2.14a 2.05a 1.56 LSD 5% 0.08 0.08 0.07 0.10 0.13 CV% 5,9 3,4 2,9 2,7 3,6 Qua bảng 3.6 Vụ muộn gieo ngày 25/2 mật độ bọ trĩ tăng cao ở giai đoạn hình thành quả 2,14 con/lá điều này chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất của lạc vị bọ trĩ F. intonsa gây hại chủ yếu trên hoa sẽ làm biến dạng quả lạc. 3.3.3 Ảnh hưởng của chân đất đến mật độ bọ trĩ F. intonsa Qua hình 3.12 cho thấy mật độ bọ trĩ cao ở chân đất cát là 1,69 con/lá, thấp nhất là đất thịt là 1,06 con/lá. Sở dĩ có kết quả chân đất cát có mật độ cao hơn đất thịt là do đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng tạo điều kiện thích hợp để sâu non đẫy sức hóa nhộng. Độ sâu hóa nhộng càng cao bao nhiêu càng an toàn bấy nhiêu, những cá thể có độ sâu hóa nhộng từ 3 cm trở lên có thể tránh được thiên địch 3.3.4 Ảnh hưởng của độ ẩm đất 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 21/3 31/3 10/4 20/4 30/4 10/5 20/5 30/5 10/6 19/6 Ngày điều tra M ật đ ộ co n/ lá đất cát cát pha đât thịt Hình 3.12. Diễn biến mật độ bọ trĩ F.intonsa trên ba chân đất khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc (năm 2008) 12 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 16\3 26\3 5\4 15\4 25\4 5\5 15\5 25\5 4\6 14\6 Ngày điều tra Mậ t đ ộ bọ tr ĩ c on /lá Độ ẩm đất > 60% Độ ẩm đất > 90% Hình 3.13. Diễn biến mật độ bọ trĩ trên ruộng cao và ruộng trũng tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ năm 2008 Qua hình 3.13 cho thấy mật độ bọ trĩ xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc giai đoạn tăng nhanh từ 25/4 đến 4/6 mật độ từ 1,72 con lên 2,89 con/lá. Ở ruộng chân ruộng có độ ẩm > 60% (1.89 con/lá) mật độ bọ trĩ cao gấp hai lần so với chân ruộng có độ ẩm >90% (1,07 con/lá). Sở dĩ mật độ trên ruộng có ẩm độ > 90% thấp hơn ruộng có độ ẩm >60% như vậy là do ruộng có độ ẩm đất quá cao làm thay đổi tính hóa nhộng của pha nhộng. 3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến mật độ của bọ trĩ trên ruộng lạc Mật độ bọ trĩ xuất hiện ở công thức 1, công thức 3 và công thức 4 lần lượt là 1,68 con/lá; 1,60 con/lá và 1,66 con/lá. Đặc biệt ở công thức 2 công thức luân canh cây trồng cạn với cây lúa lượng bọ trĩ thấy xuất hiện rất ít chỉ 1,04 con/lá. Điều này một lần nữa khẳng định việc luân canh cây trồng cạn với cây lúa nước làm cho mật độ bọ trĩ giảm vì lượng nhộng, sâu non bị tiêu diệt nhiều khi bị ngâm nước. Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các công thức luân canh đến diễn biến mật độ bọ trĩ F.intonsa tại Nghi Lộc - Nghệ An, 2008 Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ con/lá CT1 CT2 CT3 CT4 21/3 Giai đoạn cây con 0,75 0,40 0,66 0,68 31/3 0,93 0,62 0,86 0,89 10/4 Giai đoạn ra hoa 1,18 0,72 1,04 1,14 20/4 1,42 0,83 1,36 1,36 30/4 Giai đoạn đâm tia 1,53 0,95 1,42 1,48 10/5 Giai đoạn hình thành quả 1,74 1,13 1,71 1,70 20/5 1,96 1,22 1,92 1,94 30/5 2,38 1,41 2,22 2,35 09/6 2,52 1,68 2,42 2,51 19/6 Giai đoạn thu hoạch 2,42 1,42 2,43 2,54 TB 1,68 1,04 1,60 1,66 CT1: Lạc Xuân-Dưa hấu Hè-Khoai lang Đông; CT 2: Lạc Xuân-Lúa mùa-Ngô Đông; CT 3: Lạc Xuân - Vừng - Ngô Đông; CT 4: Lạc Xuân - Vừng - Rau Đông 13 Bảng 3.8 Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ trĩ tổng số tại Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ Thuốc thí nghiệm Liều lượng (lít/ha) Hiệu lực sau phun thuốc (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Tập kỳ 1,8 EC 0,80 45,76 ab 70,49 b 80,02 b 85,43 b Acotrin 440 EC 1,10 43,96 b 69,73 b 79,21 b 84,80 b Alfapathrin 10 EC 1,20 45,18 ab 70,47 b 79,50 b 84,96 b Oshin 100 SL 0,40 49,30 ab 79,66 a 87,05 a 93,53 a Admire 200 OD 0,20 54,61 a 79,32 a 86,71 a 92,10 a LSD 0,05 8,196 4,147 2,436 2,118 CV% 9,40 3,10 1,60 1,30 Ghi chú : Các chữ cái đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác đáng tin cậy 95% theo phép thử Duncan bằng chương trình IRRISTAT 4.0 Qua bảng 3.8 cho thấy ở 1 ngày sau phun thuốc hiệu lực của thuốc Admire 200 OD cao nhất với 54,61% trong khi đó hiệu lực của Acotrin 440 EC thấp nhất với 43,96%. Ở các giai đoạn 3, 5 và 7 ngày sau phun thuốc chúng tôi thấy hiệu lực của thuốc Oshin 100 SL và Admire 200 OD có hiệu lực cao gần tương đương nhau và có sự sai khác đáng tin cậy với 3 loại thuốc còn lại. Hiệu lực của 2 loại thuốc Oshin 100 SL và Admire 200 OD cao nhất ở 7 ngày sau phun thuốc với 93,53% và 92,10% trong khi đó 3 loại thuốc còn lại chỉ đạt từ 84,40 đến 85,43% 3.4 Khả năng sử dụng thiên địch để phòng trừ bọ trĩ F.intonsa hại lạc tại Nghệ An 3.4.1 Thành phần thiên địch của bọ trĩ hại lạc tại Nghệ An Bảng 3.10. Thành phần thiên địch của bọ trĩ F. intonsa hại lạc năm 2008 - 2010 tại Nghệ An T T Tên khoa học Họ Bộ Mức độ xuất hiện Pha bị ăn thịt, ký sinh 1 Orius sauteri (Poppius) Anthocoridae Hemiptera +++ SN, N,TT 2 Orius strigicollis (Poppius) Anthocoridae Hemiptera + SN, TT 3 Orius tantillus Mostchulsky Anthocoridae Hemiptera ++ SN, TT 4 Amphiareus obscuriceps Hiura Anthocoridae Hemiptera + SN, TT 5 Campylomma chinensis (schuh) Miridae Hemiptera + SN, TT 6 Campijlomma sp Miridae Hemiptera ++ SN, TT 7 Micrapis discolor (Fabricius) Coccinellidae Coleoptera ++ SN, TT 8 Paederus fuscipes Curtis Staphyllinidae Coleoptera + SN, TT 9 Ceranisus sp. Eulophidae Hymenoptera ++ SN 10 Amblyseius sp. Phytoseiidae Acarina + SN Ghi chú: +++ rất phổ biến (tần suất bắt gặp >50%); ++ phổ biến (tần suất bắt gặp 25-50%); + ít phổ biến (tần suất bắt gặp 0 -25%); SN:Sâu non; N:Nhộng; TT: Trưởng thành 14 Tại bảng 3.10. cho thấy trong 10 loài thiên địch có 06 loài thuộc bộ Hemiptera, 02 loài thuộc bộ Coleoptera, 01 loài thuộc bộ Hymenoptera và 01 loài nhện bắt mồi thuộc bộ Acarina. Trong các loài thiên địch của loài bọ xít F. intonsa được xác định, loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) xuất hiện với mức độ cao nhất. 3.4.2 Đặc điểm hình thái của loài thiên địch bọ trĩ F.intonsa trên lạc tại Nghệ An 3.4.2.1 Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri Poppius Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri thuộc họ Anthocoridae, Hemiptera. Trứng có màu trắng, có nắp trứng hơi gồ lên. Bọ xít non có 5 tuổi: tuổi 1 mới nở có màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Tuổi 2 và tuổi 3 có màu vàng tối. Tuổi 3 có màu vàng tối. Bọ xít non tuổi 4 có màu vàng sẫm hơn tuổi 3, bắt đầu xuất hiện mầm cánh. Bước vào tuổi 5 bọ xít non có màu vàng nâu sẫm, xuất hiện mầm cánh hơn nửa lưng. Bảng 3.11. Kích thước các pha phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri Poppius Các pha phát dục Kích thước trung bình (mm) Chiều dài Chiều rộng Trứng 0,39  0,02 0,11 0,02 Bọ xít non tuổi 1 0,53  0,02 0,16  0,03 Bọ xít non tuổi 2 0,87  0,02 0,31  0,03 Bọ xít non tuổi 3 1,20  0,02 0,51  0,03 Bọ xít non tuổi 4 1,42  0,03 0,58  0,02 Bọ xít non tuổi 5 1,63  0,03 0,71  0,02 Bọ xít trưởng thành 2,05  0,01 0,72  0,02 Trưởng thành: Cơ thể có màu nâu đen đến đen. Râu đầu 4 đốt thon nhỏ, màu vàng nhạt, đốt gốc của râu đầu có màu đen. Mắt kép lồi rõ có màu nâu đen, bụng có 8 đốt, đốt bàn chân có hai móc hình lưỡi câu có màu nâu. Chúng tấn công bọ trĩ ở giai đoạn sâu non, nhộng và trưởng thành. Trên mặt lưng có hình dạng giống chữ M. Kích thước các pha của pha phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri là thiên địch của bọ trĩ F. intonsa hại lạc xuân được trình bày ở bảng 3.11. 15 3.4.3 Đặc điểm sinh học của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri Poppius Kết quả nuôi sinh học bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri cho thấy chúng thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn. Tổng hợp các kết quả thí nghiệm cho thấy pha ấu trùng (bọ xít non) của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri có 5 tuổi. Thời gian phát triển của các tuổi không giống nhau khi nuôi bằng các con mồi khác nhau. Ở điều kiện 250C và ẩm độ 70%; Ở điều kiện 30 0C và ẩm độ 70%; thức ăn bọ trĩ non thì bọ xít nâu nhỏ có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, thức ăn là trứng nhện đỏ có thời gian sinh trưởng dài nhất. 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 Trứng Bọ xít non tuổi 1 Bọ xít non tuổi 2 Bọ xít non tuổi 3 Bọ xít non tuổi 4 Bọ xít non tuổi 5 Tiền trưởng thành Vòng đời thời gian phát dục N gà y ph át d ục Trứng ngài gạo Trứng nhện đỏ Bọ trĩ non Hình 3.23. Thời gian phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri trên 3 loại vật mồi (ở điều kiện 250C± 1, ẩm độ 70%) 0 5 10 15 20 25 Trứng Bọ xít non tuổi 1 Bọ xít non tuổi 2 Bọ xít non tuổi 3 Bọ xít non tuổi 4 Bọ xít non tuổi 5 Tiền trưởng thành Vòng đời thời gian phát dục ng ày p há t d ục Trứng ngài gạo Trứng nhện đỏ Bọ trĩ non Hình 3.24. Thời gian phát dục của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri trên 3 loại vật mồi (ở điều kiện 300C, ẩm độ 70 %) So sánh giữa 2 điều kiện nhiệt độ và 3 loại vật mồi nhân nuôi cho thấy thời gian phát dục các pha bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri ở nhiệt độ 25oC đều dài hơn ở 30oC, đồng thời thời gian vòng đời ngắn nhất khi nuôi bằng bọ xít non F. intonsa, điều này sẽ mở ra hướng phòng trừ sinh học đối với bọ trĩ hại F.intonsa lạc tại Nghệ An. 16 3.4.1.2 Khả năng đẻ trứng của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Với thức ăn là ấu trùng nhện đỏ hai chấm và ấu trùng bọ trĩ, số lượng trứng đẻ hàng ngày của 1 trưởng thành cái bọ xít bắt mồi không khác nhau và là 2,20-2,36 trứng/ngày (bảng 3.20). Trong thời gian 18 ngày, một trưởng thành cái bọ xít bắt mồi khi ăn nhện đỏ hai chấm đẻ được trung bình 42,40 trứng/cái cao hơn so với 39,95 trứng/cái khi thức ăn là ấu trùng bọ trĩ (bảng 3.15). Bảng 3.15 Khả năng đẻ trứng của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Chỉ tiêu theo dõi Khả năng đẻ trứng (trứng/cái) khi ăn các con mồi Ấu trùng nhện đỏ hai chấm Ấu trùng bọ trĩ Số trứng đẻ hàng ngày trứng/ngày 2,36 ± 0,04 2,20 ± 0,50 Tổng số trứng đẻ trong 18 ngày 42,40 ± 0,79 39,95 ± 0, 83 Ghi chú: Thí nghiệm ở điều kiện 300C, ẩm độ 70%±1; Số lượng cá thể thí nghiệm n = 20 3.4.4 Khả năng ăn thịt bọ trĩ F.intonsa của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri Kết quả ghi nhận ở bảng 3.17 cho thấy sức tiêu thụ trung bình trong 5 ngày theo dõi của một cặp bọ xít bắt mồi đối với nhện non thấp hơn (15,43) so với bọ trĩ non (31,85). Bảng 3.17. Sức tiêu thụ của bọ xít bắt mồi Orius sauteri Thời gian theo dõi (ngày) Số lượng con mồi do một cá thể bắt mồi tiêu thụ trong ngày (con/ngày) Bọ trĩ non Nhện non Ngày 1 23,45 ± 4,77 14,50 ± 1,47 Ngày 2 28,75 ± 2,94 16,00 ± 1,65 Ngày 3 32,90 ± 4,24 15,60 ± 1,74 Ngày 4 29,00 ± 2,31 15,65 ± 1,52 Ngày 5 31,85 ± 3,31 15,40 ± 1,79 Trung bình 29,19 ± 0,24 15,43 ± 0,46 3.5 Biện pháp phòng chống bọ trĩ hại lạc theo hướng quản lý tổng hợp Thực hiện nghiên cứu trên 02 mô hình chúng tôi thu được kết quả như sau: 3.5.1 Luân canh cây trồng Hình 3.25 cho thấy mật độ bọ trĩ F. intonsa trên ruộng lạc luân canh theo 02 Mô hình và 2 nêu trên bắt đầu sai khác sau khi cây lạc 17 hình thành 6 lá thật cho đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Mô hình luân canh Lạc Xuân - Dưa hấu Hè - Khoai lang Đông có mật độ bọ trĩ F. intonsa luôn cao hơn công thức luân canh Lạc Xuân - Vừng - Ngô Đông lần lượt là 0,87 con/lá và 0,7 con/lá. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 22/3 1/4 11/4 21/4 1/5 11/5 21/5 31/5 10/6 20/6 Ngày điều tra Mậ t đ ộ bọ tr ĩ c on /lá Mô hình 1 Mô hình 2 Hình 3.25 Diễn biến mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 có chế độ luân canh khác ở 02 mô hình tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2009 Trong cả 2 công thức luân canh thì diễn biến mật độ bọ trĩ F. intonsa đều đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa của cây lạc: 1,45 con/lá trên công thức 1 và 1,4 con/lá ở công thức 2, sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần do cây lạc già là thức ăn không thích hợp cho bọ trĩ sinh trưởng và phát triển. 3.5.2 Dùng nylon làm hàng rào quanh ruộng Kết quả điều tra theo dõi mật độ bọ trĩ F. intonsa trên 2 mô hình, mô hình 1 và mô hình 2 (ruộng có nylon làm hàng rào cao 1m tính từ mặt đất) cho thấy, ngay từ ngày điều tra lần đầu đến ngày điều tra lần cuối, mật độ bọ trĩ F. intonsa trên mô hình 1 (không có nylon làm hàng rào) (5,46 con/lá) có lượng bọ trĩ cao hơn trên ruộng có nylon làm hàng rào xung quanh ruộng (3,94 con/lá) . 0 2 4 6 8 10 12 22/3 1/4 11/4 21/4 1/5 11/5 21/5 31/5 10/6 20/6 Ngày điều tra m ật đ ộ co n/ lá Mô hình 1 Mô hình 2 Hình 3.26 Mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 ở mô hình 1 và mô hình 2 tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 18 Sở dĩ mật độ bọ trĩ F. intonsa trên mô hình sử dụng nylon làm hàng rào bao quanh ruộng thấp hơn mô hình 1 là do hàng rào cao 1m có tác dụng ngăn cản một lượng lớn các cá thể bọ trĩ di chuyển từ nơi khác đến. Khi mà chúng bay đến sẽ đâm vào hàng rào rồi rơi xuống đất. Một số lượng lớn không bò lên hàng rào để vào trong ruộng được. Sự ngăn cản này có thể hạn chế được sự gây hại khoảng 27,9% so với ruộng không có nylon làm hàng rào. 3.5.3 Dùng vòi phun nước lên lá Chúng tôi tiến hành thí nghiệm tưới nước dạng phun mưa trên mô hình 2; 5 ngày một lần sau đó tiến hành điều tra số lượng bọ trĩ trên lạc kết quả cho thấy lượng bọ trĩ ở mô hình 2 (ruộng có tưới nước dạng phun mưa) giảm khoảng 40% so với mô hình 1 (ruộng không tưới nước) với mật độ bọ trĩ lần lượt là 3,28 con/ lá và 5,47 con/lá. 0 2 4 6 8 10 12 22/3 1/4 11/4 21/4 1/5 11/5 21/5 31/5 10/6 20/6 Ngày điều tra m ật đ ộ bọ tr ĩ c on /lá Mô hình 1 Mô hình 2 Hình 3.27. Mật độ F. intonsa trên giống lạc L14 ở mô hình 1 và mô hình 2 tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 3.5.4 Biện pháp sinh học Trên mô hình 1 (không thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri) thấy bọ trĩ F. intonsa, xuất hiện sớm còn bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri xuất hiện muộn hơn khoảng nửa tháng, và giai đoạn trưởng thành có mặt sớm hơn sâu non. Mật độ tăng chậm sau đó giảm xuống do phun thuốc trừ sâu. Sau 15 ngày mật độ mới bắt đầu xuất hiện trở lại và tăng lên khá nhanh. Đỉnh cao mật độ của O. sauteri khoảng 0,2 con/lá vào cuối giai đoạn thu hoạch. Rõ ràng với mật độ như vậy thì chúng không có khả năng khống chế quần thể bọ trĩ F. intonsa ở mức không làm giảm năng suất lạc. Để làm tăng số lượng đủ để khống chế quần thể bọ trĩ F. intonsa không làm giảm năng suất nghiêm trọng chỉ có một con đường là thả thêm bọ xít nâu nhỏ bắt mồi. 19 0.10 1.00 10.00 100.00 1/4 8/4 15/4 29/4 6/5 13/5 20/5 27/5 3/6 10/6 17/6 Ngày điều tra M ật đ ộ c o n /c ây Mô hình 1 F. intonsa Mô hình 1 O. sauteri Mô hình 2 F. intonsa Mô hình 2 O. sauteri Hình 3.28 Diễn biến mật độ F. intonsa và O. sauteri trên 2 mô hình thí nghiệm trong vụ Xuân tại Nghi Lộc, Nghệ An, 2010 Trên mô hình 2 (thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O.sauteri) mật độ bọ trĩ F. intonsa xuất hiện sớm với mật độ trung bình 12 con/cây tiến hành thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi giai đoạn sâu non tuổi II và III với mật độ (tỷ lệ 1/200) ngày 15/4. Sau khi thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri vào ruộng mật độ chúng tăng lên khá nhanh, điều này chứng minh rằng bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri đã thiết lập được quần thể của chúng trên ruộng. Mật độ tăng nhanh sau 3 lần thả và đạt cao nhất là 0,7 con/cây (trưởng thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_ttla_nguyen_duc_thang_5578_2005293.pdf
Tài liệu liên quan