Các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy các loài
chi Callicarpa là nguồn giàu có các hợp chất thiên nhiên có cấu
trúc hóa học và hoạt tính sinh học thú vị. Vì vậy, trong tương
lai tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính chống ung
thư của các bộ phận còn lại của hai loài trên và các loài chi
Callicarpa khác nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính
chống ung thư và hoạt tính sinh học khác từ các loài thuộc chi
Callicarpa của Việt Nam, để khẳng định thêm giá trị khoa học
của các loài này, góp phần trong việc tạo ra các sản phẩm phục
vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
30 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của loài nàng nàng (callicarpa candicans) và loài tử châu lá to (callicarpa macrophylla) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hợp chất phân lập được từ lá Tử châu lá to và Nàng nàng
Từ cặn dịch chiết n-hexane và ethyl acetate lá cây Tử châu
lá to 10 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học,
gồm 7 hợp chất terpenoid: callimacrophylla B (M8), 3β-
hydroxyolean-12-ene (M2), β-amyrin (M3), ursolic acid (M6),
oleanolic acid (M10), callimacrophylla A (M1) và ent-1β-acetoxy-
7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) và 3 hợp chất steroid:
spinasterol (M5), β-sitosterol (M4) và daucosterol (M9). Trong đó,
callimacrophylla A (M1) và callimacrophylla B (M8) là hai hợp
chất mới.
Từ cặn dịch chiết n-hexane và ethyl acetate lá cây Nàng nàng
(C. candicans) 11 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa
học, gồm 4 hợp chất flavonoid: 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon
(C1), 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3), Hợp chất genkwanin
(C9) và cynaroside (C10); 5 hợp chất terpenoid: ursolic acid (M6),
2α-hydroxy-ursolic acid (C7), 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic
acid (C8), seco-hinokiol (C5) và methyl seco-hinokiol (C6) và 2 hợp
chất steroid: β-sitosterol (M4) và daucosterol (M9). Trong đó, hợp
chất methyl seco-hinokiol lần đầu phân lâp được từ tự nhiên.
Thành phần hóa học chính của 2 loài thực vật chi Callicarpa
được nghiên cứu chủ yếu là các hợp chất flavonoid, diterpennoid và
7
triterpenoid. Một số hợp chất phân lập được giống nhau ở hai loài như:
ursolic acid, β-sitosterol và daucosterol.
Các hợp chất triterpenoid phân lập được từ 2 loài nghiên cứu cho thấy
thành phần hóa học chính là các hợp chất khung ursane và oleane, phù hợp với
thành phần hóa học chính của các hợp chất triterpenoid trong chi Callicarpa
trong các tài liệu đã công bố.
Các hợp chất diterpene phân lập được từ 2 loài nghiên cứu cho thấy
thành phần hóa học chính là các hợp chất khung ent-kaurane và abietane, phù
hợp với thành phần hóa học chính của các hợp chất diterpenoid trong chi
Callicarpa trong các tài liệu đã công bố.
Các hợp chất phân lập được từ lá 2 loài nghiên cứu
Bảng 4.26. Các hợp chất phân lập được từ 2 loài nghiên cứu
Tên hợp chất Lớp chất Loài phân lập
KL
(mg)
Tính
mới
callimacrophylla A (M1) Diterpneoid C. macrophylla 10,8 M
ent-1α-acetoxy-7β,14 α-dihydroxy-kaur-
16-en-15-on (M7)
Diterpenoid C. macrophylla 12,5 H
seco-hinokiol (C5) Diterpenoid C. candicans 22,8 H
methyl seco-hinokiol (C6) Diterpenoid C. candicans 31,0 H
3β-hydroxyolean-12-ene (M2) Triterpenoid C. macrophylla 10,3 L
8
β-amyrin (M3) Triterpenoid C. macrophylla 12,7 L
ursolic acid (M6) Triterpenoid
C. macrophylla
C. candicans
15,5
15,7
L
L
callimacrophylla B (M8) Triterpenoid C. macrophylla 10,1 M
2α-hydroxy-ursolic acid (C7) Triterpenoid C. candicans 12,5 L
2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic
acid (C8)
Triterpenoid C. candicans 11,5 L
oleanolic acid (M10) Triterpenoid C. macrophylla 8,5
spinasterol (M5) Steroid C. macrophylla 11,2 L
β–sitosterol (M4)
Steroid
C. macrophylla
C. candicans
20,0
19,0
daucosterol (M9) Steroid
C. macrophylla
C. candicans
16,5
5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon (C1) Flavonoid C. candicans 8,5 L
5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3) Flavonoid C. candicans 11,2 L
genkwanin (C9) Flavonoid C. candicans 13,0 L
cynaroside (C10) Flavonoid C. candicans 10,8 L
M: Hợp chất mới; L: Lần đầu tiên phân lập từ loài; H: Lần đầu tiên phân lập từ họ
Hai hợp chất mới thu được gồm 1 chất thuộc lớp chất
diterpenoid và triterpenoid. Chúng được xác định cấu trúc dựa trên các
dữ liệu phổ như sau:
4.2.1.1. Hợp chất callimacrophylla A (M1) – Hợp chất mới
Hợp chất M1 thu được dưới dạng tinh thể trắng. Công thức
phân tử của hợp chất M1 được xác định là C20H28O5 dựa trên sự xuất
hiện của các píc ion giả phân tử trên phổ khối lượng phân giải cao HR-
ESI-MS tại m/z 387,1940 [M + 35Cl] (tính toán lý thuyết cho
C20H32O535Cl: m/z 387,1938) và m/z 389,1918 [M + 37Cl] (tính toán lý
thuyết cho C20H32O537Cl: 389,1909).
Hình 4.7. Phổ ESI-MS của M1
Phổ 1H-NMR của hợp chất M1 cho thấy sự xuất hiện hai tín
hiệu dưới dạng singlet của 2 nhóm methyl [H 0,65 (3H, s, H3-19) và
1,02 (3H, s, H3-20)], 1 nhóm oxymethine [H 3,62 (1H, dd, J = 10,5; 5,5
9
Hz, H-7)], tín hiệu của 2 nhóm oxymethylen [H 2,85 (1H, dd, J = 10,5;
5,0 Hz, Ha-18); 3,18 (1H, dd, J = 10,5; 5,0 Hz, Hb-18) và H 3,45 (1H,
dd, J = 12,0; 6,5 Hz, Ha-17); 3,54 ((1H, dd, J = 12,0; 4,5 Hz, Hb-17)]
và tín hiệu của các proton khác nằm trong khoảng từ H 0,93 đến 2,38
ppm. Ngoài ra, phổ 1H-NMR của hợp chất M1 còn xuất hiện tín hiệu
của 4 nhóm hydroxyl [H 4,30 (1H, d, J = 5,0 Hz, 7-OH); 4,78 (1H, s,
16-OH); 4,43 (1H, dd, J = 4,5; 6,5 Hz, 17-OH)] và H 4,49 (1H, dd, J =
5,0; 10,0 Hz, 18-OH) (Bảng 4.3).
Hình 4.8. Phổ 1H-NMR của M1
Hình 4.9. Phổ 13C-NMR của M1
Phổ 13C-NMR và phổ DEPT của hợp chất M1 xuất hiện tín
hiệu của 20 nguyên tử carbon, bao gồm 1 nhóm keton tại C 219,3 (C-
15), 1 nhóm oxymethine tại C 69,5 (C-7), 2 nhóm oxymethylene [C
61,4 (C-17) và 69,9 (C-18)], 2 nhóm methyl tại C 17,4 (C-19) và C
17,7 (C-20), 4 tín hiệu carbon bậc 4 [C 36,9 (C-4), 38,6 (C-1), 58,4 (C-
10
8) và 78,4 (C-16)], 6 nhóm methylene [C 38,6 (C-1), 17,3 (C-2), 34,7
(C-3), 26,9 (C-6), 17,9 (C-11), 28,0 (C-12) và 25,3 (C-14)] và 3 nhóm
methine [C 44,9 (C-5), 52,6 (C-9) và 38,7 (C-13)]. Các dữ liệu trên cho
thấy hợp chất M1 là một hợp chất ent-kaurane diterpen và có cấu trúc
tương tự hợp chất ent-7α,16β,17-trihydroxy-18-acetoxykaur-15-one
ngoại trừ nhóm acetoxy tại C-18 của hợp chất ent-7α,16β,17-
trihydroxy-18-acetoxykaur-15-one [101].
Hình 4.10. Phổ DEPT của M1
Phổ HSQC cho thấy các proton tại H 0,65 (H3-19); H 1,02 (H3-20)
và H 3,62 (H-7) liên kết với các nguyên tử carbon tương ứng C 17,4 (C-19);
C 17,7 (C-20) và C 69,5 (C-7) cũng như các proton tại H 2,85/3,18 (H-18)
và H 3,45/3,54 (H-17) có tương tác với các nguyên tử carbon tương ứng tại
C 69,9 (C-18) và 64,1 (C-17). Ngoài ra, bốn tín hiệu proton tại H 4,30 (7-
OH); 4,43 (17-OH); 4,49 (18-OH) và H 4,78 (16-OH) không liên kết với bất
kỳ nguyên tử carbon nào trên phổ HSQC chứng tỏ rằng hợp chất M1 có 4
nhóm hydroxyl (hình 4.6 và bảng 4.3).
11
Hình 4.11. Phổ HSQC của M1
Hình 4.12. Phổ HMBC của M1
Phổ HMBC của hợp chất M1 xuất hiện các tương tác xa dị hạt
nhân của các proton tại H 0,65 (H3-19) và 2,85/3,18 (H-18) với các
nguyên tử carbon tại C 34,7 (C-3), 36,9 (C-4) và C 44,9 (C-5); proton
tại H 1,02 (H-20) với C 38,6 (C-1), C 44,9 (C-5), C 52,6 (C-9) và C
38,5 (C-10). Hơn nữa, các liên kết từ proton tại H 3,45/3,54 (H-17) đến
các nguyên tử carbon tại C 38,7 (C-13), C 219,3 (C-15) và C 78,4
(C-16) cũng xuất hiện trên phổ HMBC, điều đó khẳng định rằng 3
nhóm hydroxyl nằm ở vị trí C-18, C-6 và C-17 (Hình 4.6). Nhóm
hydroxyl cuối cùng được xác định tại C-7 bởi các liên kết HMBC
giữa proton tại H 4,30 (7-OH) với các nguyên tử carbon tại C 26,9
(C-6), C 69,5 (C-7) và C 58,4 (C-8). Ngoài ra, các liên kết từ proton
12
tại H 4,49 (18-OH) với các nguyên tử carbon tại C 69,9 (C-18) và C
36,9 (C-4); từ proton tại H 4,78 (16-OH) với các nguyên tử carbon tại
C 38,7 (C-13), C 219,3 (C-15), C 26,9 (C-16) và từ proton tại H
4,43 (17-OH) tới các nguyên tử carbon tại C 61,4 (C-17)/C 78,4 (C-
16) cũng xuất hiện trên phổ HMBC (Hình 4.6). Mặt khác, độ dịch
chuyển hóa học carbon tại vị trí C-18 (C 69,9) và C-19 (C 17,4) của
hợp chất M1 tương tự hợp chất scopariusol L [C 71,1 (C-18) và C
17,8 (C-19)] [102] và khác hẳn so với hợp chất diterpen SL-II [C 22,8
(C-18) và C 64,3 (C-19) [103] khẳng định thêm sự tồn tại của nhóm
hydroxyl ở vị trí C-18. Hằng số ghép lớn của H-7 (J = 10,5 Hz) giống
với hợp chất 7β,16α,17-trihydroxy-ent-kauran-19-oic acid [104] xác
định hướng α của nhóm hydroxyl (7-OH) trong hợp chất M1. Độ dịch
chuyển hóa học của các nguyên tử carbon tại C-16 (C 78,4) và C-17
(C 61,4) của hợp chất M1 phù hợp với các giá trị carbon tương ứng
của hợp chất ent-7α,16β,17-trihydroxykaur-18-acetoxy-15-one [C 77,4
(C-16) và C 63,1 (C-17)] [101] và khác hẳn so với hợp chất 16α,17-
dihydroxy-15-oxo-ent-kaur-19-oic acid [C 83,0 (C-16) và C 65,3 (C-
17)] [105] đề xuất cấu hình β của nhóm hydroxyl (16-OH). Từ các dữ
liệu trên, hợp chất M1 được xác định là ent-7α,16β,17,18-
tetrahydroxykaur-15-one. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là
callimacrophylla A.
Hình 4.6. Cấu trúc hóa học, tương tác chính HMBC(HC) của M1
Bảng 4.3. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của M1 và chất tham khảo
TT Hợp chất M1 [103]
δC δH (mult., J Hz) #δC #δH (mult., J Hz)
1 38,6 0,57 (1H, m)/ 1,66 (1H, m) 41,7 3,57 (m)
2 17,3 1,38 (1H, m)/ 1,57 (1H, m) 20,3
2,03 (m)
1,85 (overlap)
3 34,7 1,11 (1H, m)/ 1,40 (1H, m) 39,2
2,01 (m)
1,42 (m)
4 36,9 - 44,2
13
5 44,9 - 48,1 1,63 (dd, 11,9, 1,7)
6 26,9 1,75 (1H, m)/ 1,66 (1H, m) 30,5
1,75 (m)
1,40 (m)
7 69,5 3,62 (1H, dd, 10,5; 5,5) 78,1
2,28 (dt, 13,3, 4,1)
1,33 (overlap)
8 58,4 - 49,0 -
9 52,6 0,94 (1H, d, 9,0) 51,1 1,85 (overlap)
10 38,5 1,20 (1H, m)/ 1,53 (1H, m) 40,4 -
11 17,9 1,20 (1H, m)/ 1,53 (1H, m) 19,1
3,66 (dd, 10,7, 6,0)
1,68 (m)
12 28,0 1,18 (1H, m)/ 1,60 (1H, m) 27,6
1,98 (m)
1,57 (m)
13 38,7 2,21 (1H, br d, 3,5) 46,1 2,95 (br s)
14 25,3 1,66 (1H, m)/ 2,38 (1H, m) 37,5
2,45 (d, 11,8)
1,33 (overlap)
15 219,3 - 219,3 -
16 78,4 - 82,9 -
17 61,4
3,45 (1H, dd, 6,5; 12,0)
3,54 (1H, dd, 4,5; 12,0)
66,7 6,02 (br s)
5,16 (br s)
18 69,9
2,85 (1H, dd, 5,0; 10,5)
3,18 (1H, dd, 5,0; 10,5)
71,0 3,64 (d, 10,5)
3,32 (d, 10,5)
19 17,4 0,65 (3H, s) 16,8 0,88 (s)
20 17,7 1,02 (3H, s) 16,1 1,44 (s)
7-OH 4,30 (1H, d, 5,0)
16-OH 4,78 (1H, s)
17-OH 4,43 (1H, dd, 4,5; 6,5)
18-OH 4,49 (1H, dd, 5,0; 10,0)
#δH và #δC của scopariusol L (1H: 500 MHz, 13C: 125 MHz, pyridine-d5) [102]
4.2.2.1. Hợp chất callimacrophylla B (M8)- Hợp chất mới
Hợp chất M8 thu được dưới dạng tinh thể trắng. Công thức phân tử
của hợp chất M8 được xác định là C32H50O4 dựa trên sự xuất hiện của các píc
ion giả phân tử trên phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS tại m/z
499,3786 [M + H]+ (tính toán lý thuyết cho C32H51O4: m/z 499,3786).
Phổ 1H-NMR của hợp chất M8 xuất hiện 6 nhóm methyl
singlet tại H 0,83 (3H, s, H3-28); 1,17 (3H, s, H3-26); 1,18 (3H, s, H3-
25); 1,34 (3H, s, H3-27); 0,89 (6H, s, H3-23 và H3-24), 2 nhóm methyl
dưới dạng doublet tại H 0,80 (3H, J = 6,5 Hz, H3-29) và 0,93 (3H, J =
6,5 Hz, H3-30) và 1 nhóm methyl tại H 2,05 (3H, s, CH3CO) của nhóm
acetoxy. Phổ 1H-NMR của M8 còn cho thấy sự xuất hiện của 6 nhóm
methien [H 4,53 (1H, dd, J = 11,5; 4,5, H-3); 0,82 (1H, m, H-5); 2,50
(1H, s, H-9), 2,43 (1H, dd, J = 11,5; 1,5, H-18); 1,42 (1H, m, H-19) và
1,08 (1H, m, H-20)] và 8 nhóm methine có độ dịch chuyển hóa học
14
trong khoảng H 0,95-2,75 (H-1, H-2, H-6, H-7, H-15, H-16, H-21 và
H-22), một proton singlet tại H 6,27 (1H, s, 12-OH) (Bảng 4.7)
Hình 4.17. Phổ HR-ESI-MS của M8
Hình 4.18. Phổ 1H-NMR của M8
Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT cho thấy hợp chất M8 có
32 nguyên tử cacbon, trong đó có 8 cacbon bậc bốn [C 38,0 (C-4); 45,5
(C-8); 37,0 (C-10); 195,2 (C-11); 144,5 (C-12); 134,4 (C-13); 41,7 (C-
14) và 33,4 (C-17)], 6 nhóm methine [C 80,5 (C-3); 55,0 (C-5); 59,7
(C-9); 48,9 (C-18); 39,3 (C-19) và 40,8 (C-20)], 8 nhóm methilen [C
38,9 (C-1); 23,5 (C-2); 17,4 (C-6); 32,9 (C-7); 27,3 (C-15); 27,5 (C-
16); 31,2 (C-21) và 41,2 (C-22)] và 8 nhóm methyl [C 28,0 (C-23);
16,6 (C-24); 16,7 (C-25); 18,6 (C-26); 21,0 (C-27); 28,8 (C-28); 16,6
(C-29) và 20,9 (C-30)]. Ngoài ra, còn có tín hiệu của 01 nhóm acetoxy
tại C 170,9 (CH3CO) và 21,3 (CH3CO) cũng thu được từ phổ 13C-NMR
15
Hình 4.19. Phổ 13C-NMR của M8
Tất cả dữ liệu trên gợi ý cho biết hợp chất M8 là một triterpene
khung ursane chứa một nhóm acetoxy và có cấu trúc giống hợp chất 3β-
acetoxy-urs-12-ene-11-one [94], ngoại trừ sự khác biệt về độ dịch chuyển
hóa học của các nguyên tử cacbon tại vị trí C-11, C-12 và C-13. Khi so sánh
dữ liệu NMR của các hợp chất M8 và hợp chất 3β-acetoxy-urs-12-ene-11-
one (TLTK) có thế thấy ở TLTK tín hiệu proton của nhóm olefin tại H 5,54
(1H,s) liên kết trực tiếp với C-12 là một cacbon bậc 4(không liên kết với
hydro) có độ chuyển dịch hóa học C 144,5 ppm (C-12). Đồng thời tại vị trí
C-12 có gắn với nhóm hydroxy cũng được thể hiện bởi phổ khối phân giải
cao. Ngoài ra còn được xác định bởi tương tác xa dị hạt nhân của proton tại
H 6,27 (1H, s, 12-OH) với các nguyên tử cacbon tại C 195,2 (C-11); 144,5
(C-12) và 134,4 (C-13). Thêm vào đó, các liên kết trên phổ HMBC giữa H-
18 (H 2,43) và C-12 (144,5)/C-13 (C 134,4) chỉ ra vị trí của liên kết đôi tại
C-12/C-13 và nhóm keton tại C-11 (Hình 4.16)
Hình 4.20. HSQC của M8
16
Hình 4.21. Phổ HMBC của M8
Bên cạnh đó, liên kết giữa các proton methyl tại H-23/H-24 (H
0,89) với C-3(C 80,5)/C-4 (C 38,0) và C-5(C 55,0) cũng như liên kết
giữa H-3 (H 4,53)/CH3CO (H 2,05) với nguyên tử carbon tại C 170,9
(CH3CO), kết hợp với hằng số ghép lớn của H-3 (J = 11,5 Hz) trên phổ
1H-NMR xác nhận nhóm acetoxy liên kết tại C-3 có hướng β. Ngoài ra,
proton H-3 có hướng α được xác định bởi các liên kết từ H-2α (H 1,65)
và H3-23 (H 0,89) đến H-3 (H 4,53) cũng như từ H3-25 (H 1,18) đến
H-2β (H 1,72) trên phổ ROESY. Mặt khác, các liên kết giữa H-20 với
H-29/H-19 và giữa các proton H-2 với H-1/H-3 cũng được tìm thấy trên
phổ 1H-1H COSY.
Hình 4.22 Phổ 1H-1H COSY và NOESY của M8
Kết hợp các dữ liệu phổ với HMBC, 1H-1H COSY và ROESY
và so sánh với dữ liệu phổ của hợp chất 3β-acetoxy-urs-12-ene-11-
one [94] trong tài liệu tham khảo cho phép khẳng định hợp chất M8 là
3β-acetoxy-urs-12-ene-11-one-12-ol. Đây là một hợp chất mới và
được đặt tên là callimacrophylla B
17
Hình 4.16. Cấu trúc hóa học, tương tác chính HMBC (HC) của M8
Bảng 4.7. Dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR của M8 và chất tham khảo
Vị trí
M8 [94]
δC δH (mult., J Hz) #δC #δH (mult., J Hz)
1 38,9
2,75 (1H, dt, 6,5; 3,5)
1,13 (1H, m)
38,9 2,75(lH,ddd, 3,5;3,5;13,5)
2 23,5 1,65 (1H, m) / 1,72 (1H, m) 23,6
3 80,5 4,53 (1H, dd, 11,5; 4,5) 80,7 4,51 (lH, dd, 4,6; 11,7)
4 38,0 - 38,1
5 55,0 0,82 (1H, m) 55,1
6 17,4 1,43 (1H, m)/ 1,58 (1H, m) 17,5
7 32,9 1,43 (1H, m)/ 1,68 (1H, m) 32,8
8 45,5 - 45,2
9 59,7 2,50 (1H, s) 61,5 2,34 (1H, s)
10 37,0 - 36,7
11 195,2 - 199,5
12 144,5 - 130,5 5,54 (1H, s)
13 134,4 - 164,8
14 41,7 - 43,7
15 27,3 0,95 (1H, m)/ 2,10 (1H, m) 27,2
16 27,5 1,17 (1H, m)/ 1,90 (1H, m) 27,3
17 33,4 - 33,9
18 48,9 2,43 (1H, dd, 11,5; 1,5) 59,1
19 39,3 1,42 (1H, m) 39,2
20 40,8 1,08 (1H, m) 39,3
21 31,2 1,25 (1H, m)/ 1,43 (1H, m) 30,9
22 41,2 1,39 (1H, m)/ 1,47 (1H, m) 40,9
23 28,0 0,89 (3H, s) 28,1 0,87 (3H, s)
24 16,6 0,89 (3H, s) 16,7 0,88 (3H, s)
25 16,7 1,18 (3H, s) 16,5 1,16 (3H, s)
26 18,6 1,17 (3H, s) 18,6 1,18 (3H, s)
27 21,0 1,34 (3H, s) 20,5 1,29 (3H, s)
28 28,8 0,83 (3H, s) 28,9 0,81 (3H, s)
29 16,6 0,80 (3H, d, 6,5) 17,5 0,80 (3H,d, 6,0)
30 20,9 0,93 (3H, d, 6,5) 21,2 0,94 (3H, d, 6,0)
CH3CO 170,9 - 170,9 -
18
CH3CO 21,3 2,05 (3H, s) 21,1 2,04 (3H, s)
12-OH 6,27 (1H, s)
#δH và #δC của 3β-acetoxy-urs-12-ene-11-one (1H: 500 MHz,13C:125MHz,CDCl3) [94]
4.3. Đánh giá hoạt tính sinh học của Nàng nàng và lá Tử châu lá to
4.3.1. Đánh giá hoạt tính sinh học của tinh dầu lá Nàng nàng và Tử châu lá to
Kết quả cho thấy, tinh dầu lá Nàng nàng khô thể hiện hoạt tính
yếu trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 (IC50 = 94,5 µg/mL). Tinh
dầu lá tươi được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất lôi quấn hơi
nước thông thường và tinh dầu lá tươi Tử châu lá to không thể hiện
hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm.
Bảng 4.20. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của tinh dầu lá Nàng
nàng và Tử châu lá to trên các dòng tế bào ung thư: gan (Hep-G2), ung thư tiền
liệt tuyến (PC3) và ung thư phổi (A549).
Tên mẫu
IC50 (µg/mL)
Hep-G2 PC3 A549
Tinh dầu lá khô 94,53 >100 >100
Tinh dầu lá tươi cất thông thường >100 >100 >100
Tinh dầu lá tươi sử dụng lò vi sóng 14,65 23,87 56,21
Tinh dầu lá tươi Tử châu lá to >100 >100 >100
Đối chứng (paclitaxel) 4,03 3,48 3,69
Kết quả còn cho biết phương pháp cất tinh dầu có hỗ trợ vi
sóng đã thu được các cấu tử hoặc hỗn hợp cấu tử trong tinh dầu lá Nàng
nàng có hoạt tính sinh học tốt hơn so với phương pháp chưng cất tinh
dầu lôi quấn hơi nước thông thường. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cho
định hướng nghiên cứu tiếp theo về tinh dầu loài Nàng nàng nói riêng
và các tinh dầu từ các loài thực vật khác nói chung.
Bảng 4.21. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu
lá Nàng nàng và Tử châu lá to
Tên mẫu
MIC (g/mL)
EC PA BS SA AN FO SC CA
Tinh dầu lá khô >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200
Tinh dầu lá tươi cất thông
thường
>200 >200 >200 >200 >200 200 >200 200
Tinh dầu lá tươi dùng lò
vi sóng
>200 >200 >200 >200 >200 100 >200 200
Tinh dầu lá Tử châu lá to >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200 >200
EC: Escherichia coli, PA: Pseudomonas aeruginosa, BS: Bacillus subtillis,
SA: Staphylococcus aureus, AN: Aspergillus niger, FO: Fusarium oxysporum,
SC: Saccharomyces cerevisiae, CA: Candida albicans
19
4.3.2 Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của cao chiết từ loài
Tử châu lá to và Nàng nàng
Các số liệu từ bảng 4.22 cho thấy cặn chiết ethanol từ lá, quả,
thân loài Tử châu lá to và Nàng nàng thể hiện hoạt tính ức chế tốt trên 3
dòng tế bào ung thư thử nghiệm với các giá trị CS(%) từ 29,69 0,8
đến 89,62 1,2%. Đặc biệt cặn chiết ethanol của lá loài Tử châu lá to
và Nàng nàng (L.CM và L.CC) có tác dụng ức chế tốt với giá trị CS(%)
lần lượt là 47,84 2,1 và 56,28 2,6 (đối với dòng tế bào ung thư Hep-
G2); 39,40 2,2 và 29,69 0,8 (đối với dòng tế bào ung thư Lu-1) và
30,23 1,5 và 35,18 1,0 (đối với dòng tế bào ung thư MCF-7). Kết
quả sàng lọc sơ bộ hoạt tính gây độc tế bào ung thư đối với ba dòng tế
bào ung thư Hep-G2, Lu-1 và MCF-7 cho thấy lá loài Tử châu lá to và
Nàng nàng có tác dụng mạnh hơn quả và thân cành của chúng. Do vậy,
các nghiên cứu về thành phần hóa học tiếp theo ưu tiên tập trung vào lá
loài Tử châu lá to và Nàng nàng.
Bảng 4.22. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các cặn chiết tổng ethanol
từ lá, quả và thân cành cây Tử châu lá to và Nàng nàng
TT KH mẫu
Nồng độ
đầu
(g/mL)
Giá trị CS (%)
Dòng tế bào
Hep-G2 LU-1 MCF-7
DMSO - 100 100 100
Chứng (+) 5 1,34 0,8 2,66 0,9 1,21 0,71
1 Q.CC 20 89,29 1,1 33,04 1,4 40,43 2,79
2 T.CC 20 89,62 1,2 33,53 1,6 91,29 0,32
3 L.CC 20 56,28 2,6 29,69 0,8 35,18 1,0
4 Q.CM 20 60,02 2,3 47,31 1,5 38,86 2,26
5 T.CM 20 64,66 2,2 55,64 2,8 90,22 0,15
6 L.CM 20 47,84 2,1 39,40 2,2 30,23 1,5
(Q: quả, T: thân cành, L: lá, CC: C. candicans, CM: C. macrophylla)
Tiếp tục thử hoạt tính của các cặn chiết phân đoạn n-hexane,
EtOAc và methanol của lá cây Tử châu lá to và Nàng nàng đối với
dòng tế bào ung thư Hep-G2, Lu-1 và MCF-7. Ngoại trừ cặn chiết phân
đoạn methanol hầu như không thể hiện hoạt tính, cả 2 cặn chiết phân
đoạn còn lại của lá loài hai loài này đều có tác dụng ở các mức độ khác
nhau, trong đó phân đoạn n-hexane (L.CM.H) của cây Tử châu lá to và
20
EtOAc (L.CC.E) của lá cây Nàng nàng thể hiện hoạt tính mạnh nhất
với các giá trị CS(%) thấp với giá trị CS (%) từ 12,49 1,4 - 30,17
0,1 %. Kết quả này được giải thích là do sự hiện diện của các nhóm
chất có hoạt tính gây độc tế bào mạnh như terpenoid và flavonoid trong
các phân đoạn có độ phân cực yếu và trung bình.
Bảng 4.23. Hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết phân đoạn từ lá loài
Tử châu lá to và Nàng nàng
TT KH mẫu
Nồng độ đầu
(g/mL)
Giá trị CS (%)
Dòng tế bào
Hep-G2 LU-1 MCF-7
DMSO - 100 100 100
Chứng (+) 5 1,34 0,8 2,66 0,9 1,21 0,71
1 L.CM.H 20 20,18 0,8 12,49 1,4 11,61 2,11
2 L.CM.E 20 98,03 0,9 18,20 1,3 40,43 2,79
3 L.CM.M 20 100 100 91,29 0,32
4 L.CC.H 20 98,84 0,9 73,04 1,5 38,86 2,26
5 L.CC.E 20 30,17 0,1 15,69 2,3 19,93 0,11
6 L.CC.M 20 100 100 90,22 0,15
(L: lá, H: n-hexane, E: ethyl acetate, M: methanol, CC: C. candicans,
CM: C. macrophylla)
4.3.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất
sạch phân lập được từ lá Tử châu lá to và Nàng nàng
Bảng 4.24. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các chất
trên các dòng tế bào ung thư (Hep-G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7)
TT Hợp chất
Giá trị IC50 (g/mL)
Dòng tế bào
HepG2 Lu1 MCF7
Ellipticine 0,29 0,51 0,48
1 methyl seco-hinokiol (C6) 8,65 8,53 2,20
2 seco-hinokiol (C5) 8,25 9,13 2,46
3 callimacrophylla A (M1) 2,72 2,68 1,57
4 ent-1β-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7) 0,31 1,55 0,23
5 callimacrophylla B (M8) 0,32 1,87 0,28
6 ursolic acid (M6) 0,25 0,31 0,21
7 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8) - - -
8 β-amyrin (M3) - - -
9 3β-hydroxyolean-12-ene (M2) 5,85 - 2,36
10 spinasterol (M5) 8,22 8,29 1,82
21
11 5-hydroxy-7,4’-dimethoxyflavon (C1) - - -
12 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3) - - -
13 genkwanin (C9) - - -
14 cynaroside (C10) - - -
Đánh giá hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư đã thử nghiệm:
Bảng 4.24 cho thấy hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-
G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) của các hợp chất terpenoid mạnh hơn so
với các hợp chất steroid và flavonoid. Các hợp chất thể hiện hoạt tính
gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) tốt hơn dòng tế bào ung thư gan
(Hep-G2) và phổi (Lu-1). Hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-G2),
phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) trong số 14 hợp chất thử kết quả hoạt tính có
6 hợp chất không có hoạt tính với IC50 > 100 (g/mL) gồm: 5-hydroxy-
7,4’-dimethoxyflavon (C1), 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxyflavon (C3),
2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (C8), Genkwanin (C9) và
cynaroside (C10) và β-amyrin (M3). Các hợp chất còn lại thể hiện hoạt
tính tương mạnh là methyl seco-hinokiol (C6), seco-hinokiol (C5), ent-1
α-acetoxy-7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7), callimacrophylla B
(M8), ursolic acid (M6), spinasterol (M5), 3β-hydroxyolean-12-ene (M2),
callimacrophylla A (M1) với 0,2 g/mL < IC50 < 9,2 g/mL. Đặc biệt
hợp chất ursolic acid (M6) có hoạt tính kháng tế bào ung thư gan (Hep-
G2), phổi (Lu-1) và vú (MCF-7) rất mạnh với giá trị IC50 = 0,25; 0,31 và
0,21 g/mL nhỏ hơn cả nồng độ chất đối chứng Ellipticine với IC50 =
2,9; 0,51 và 0,48 g/mL. Hợp chất ent-1α -acetoxy-7β,14α-dihydroxy-
16-kauren-15-on (M7) và callimacrophylla B (M8) thể hiện hoạt tính
kháng tế bào ung thư vú MCF-7 mạnh với IC50= 0,23 và 0,21 g/mL,
mạnh hơn so với chất đối chứng Ellipticine với IC50 = 0,48 g/mL.
Hai hợp chất abietane (methyl seco-hinokiol (C6), seco-hinokiol (C5))
và một hợp chất steroid (spinasterol (M5) thể hiện hoạt tính gây độc
mạnh đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) với giá trị IC50 trong
khoảng 1,82 g/mL < IC50 < 2,46 g/mL nhưng thể hiện hoạt tính gây
độc đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) với giá trị
8,22 g/mL < IC50 < 9,13 g/mL, kém hơn khoảng 5 lần so với ung thư
vú (MCF-7). Các hợp chất có hoạt tính còn lại đều thể hiện hoạt tính gây
độc đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) mạnh hơn không đáng kể
so với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1). Trừ hợp chất 3β-
hydroxyolean-12-ene (M2) không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối
với dòng ung thư phổi (Lu-1), hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng ung
thư vú (MCF-7) tốt hơn đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2) với
giá trị IC50 tương ứng bằng 2,36 g/mL và 5,85 g/mL
Đối với dòng ung thư gan (Hep-G2), phổi (Lu-1) các hợp chất
khung ent-kaurane diterpenoid (callimacrophylla A (M1) và ent-1β-acetoxy-
7β,14α-dihydroxy-16-kauren-15-on (M7)) và ursane-triterpenoid
(callimacrophylla B (M8) và ursolic acid (M6) với 0,25 g/mL < IC50 <
2,72 g/mL biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh hơn gấp 8 lần so với
các hợp chất khung abietane (methyl seco-hinokiol (C6), seco-hinokiol
(C5)) và steroid (spinasterol (M5)) với 8,22 g/mL < IC50 < 9,13 g/mL.
Đối với dòng ung thư vú (MCF-7) các hợp chất này thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào gần tương đương nhau với giá trị 0,21 g/mL < IC50 < 2,46 g/
22
mL. Trừ hợp chất ursane-triterpenoid: 2α,3β,23-trihydroxyurs-12-en-28-oic
acid (C8) không thể hiện hoạt tính.
Nhóm hydroxyl ở vị trí C-3 trong hợp chất seco-hinokiol (C5)
được thay thế bằng nhóm CH3O- tại vị trí C-3 trong methyl seco-
hinokiol (C6) của hai hợp chất khung abietane-diterpenoid dẫn đến hoạt
tính hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng ung 25 g/mL và 8,65 g/
mL) nhưng lại kém hơn dòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_hoat_tinh_sinh.pdf