Vai trò của tín hiệu NF-κB đặc biệt quan trọng điều hòa hoạt
động của tế bào pDC bị bất hoạt gen A20 khi phơi nhiễm với TgPRF
trong nghiên cứu này vì chất ức chế IKK đã đảo ngược hoàn toàn
những thay đổi trong biểu hiện của dấu hiệu trưởng thành, sản phẩm
cytokine và khả năng di chuyển, trong khi fludarabine chỉ loại bỏ một
phần biểu hiện tăng cường của MHC II và sự tiết cytokine TNF-α.
Protein A20 đã được chứng minh là chất ức chế hoạt động tế bào qua
trung gian tín hiệu NF-κB khi tiếp xúc với các kháng nguyên khác.
Gần đây trong một số loại tế bào, gen A20 cũng được biết là có tác
dụng ức chế kích hoạt STAT1, giúp ngăn ngừa tử vong do nhiễm T.
gondii ở chuột. Dựa trên các kết quả đạt được, chúng tôi đã kết luận rằng
protein A20 ức chế sự trưởng thành của tế bào pDC thông qua tín hiệu
NF-κB và ức chế một phần phản ứng viêm thông qua tín hiệu STAT1.
Tác dụng của A20 đối với tế bào pDC có thể sẽ ảnh hưởng đến đáp ứng
miễn dịch trong nhiễm T. gondii.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu vai trõ điều hoà của gen mã hoá protein A20 và cơ chế phân tử tham gia kiểm soát quá trình sinh lý tế bào tua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm sự photphoryl hóa IκB-α, STAT1 và STAT3.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Protein A20
Protein A20 (hay còn được gọi là TNFAIP3 - tumor necrosis
factor a-induced protein 3 - protein kích thích yếu tố hoại tử khối u 3)
là protein ức chế phản ứng viêm chống lại các tác nhân gây viêm.
Protien A20 có chiều dài 790 acid amin và khối lượng phân tử 89,6
kDa. Protein A20 đóng vai trò là chất điều hoà của phản ứng miễn
dịch trung gian thông qua kích hoạt yếu tố phiên mã kappa B
(nuclear factor kappa B - NF-κB).
Protein A20 được mã hóa bởi gen A20, gen này được đặt tên
theo số bản sao cDNA, được xác định là gen cảm ứng với TNF trong
các tế bào nội mô. Gen A20 chứa 15.869 bp bao gồm 9 exon và 8
intron. Trong đó, exon 1, đầu 5’ của exon 2 và đầu 3’ của exon 9
không mã hoá protein. Độ dài của mRNA là 4.446 bp, trình tự mã
hóa (coding sequence - CDS) từ vị trí 67 đến 2439.
Các nghiên cứu trước đây về chức năng protein A20 đã chỉ ra
rằng A20 ngăn chặn phản ứng viêm thông qua ức chế tín hiệu phân
4
tử NF-κB. Nghiên cứu in vivo về vai trò của protein A20 cho thấy
chuột bị knock-out A20 quá mẫn cảm với TNF, chết sớm do viêm đa
cơ quan nghiêm trọng và chứng suy nhược do tín hiệu thụ thể TLR
phản ứng với vi khuẩn cộng sinh.
Protein A20 có vai trò rất quan trọng trong điều hoà hệ thống
miễn dịch thông qua tác động đến các tế bào miễn dịch khác nhau
như TBT, tế bào B, tế bào T và các đại thực bào. Vì vậy, bất hoạt gen
A20 có thể là một chiến lược để nâng cao hiệu quả phòng và điều trị
bệnh dựa trên TBT đối với bệnh ung thư và các bệnh truyền nhiễm.
Trên thực tế, TBT thiếu hụt protein A20 tạo ra đáp ứng miễn dịch
kháng thể đặc biệt tốt hơn so với các TBT kiểu hoang dại.
Gen A20 như là một locus nhạy cảm đối với các bệnh lý tự
miễn, bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tự phát, ban đỏ
lupus, viêm đại tràng, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường tuýp I, và bệnh
đa xơ cứng. Hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và quy định của gen
A20 có thể tạo cơ sở cho sự phát triển của phương pháp trị liệu kháng
viêm mới.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra A20 là protein điều
hòa ngược hoạt động và sự biệt hóa của tế TBT thông qua các tín
hiệu phân tử như NF-кB, STATs. Sự gắn kết giữa thụ thể toll-like
receptors TLRs trên bề mặt tế bào với các phối tử đặc hiệu của chúng
bao gồm các kháng nguyên xuất phát từ vi khuẩn, các cytokine gây
viêm, các yếu tố phóng xạ kích hoạt tín hiệu phân tử này. Bất
thường về di truyền của gen A20 xảy ra trong những bệnh nhân ung
thư máu như đột biến gen hoặc mất đoạn gen hoặc bất hoạt gen.
1.2. Tế bào tua (TBT)
Tế bào tua (Dendritic cells - TBT) là các tế bào trình diện
kháng nguyên chuyên nghiệp (antigen-presenting cells - APCs) để
5
tạo ra các phản ứng miễn dịch. Các TBT kết hợp và truyền thông tin
từ môi trường bên ngoài đến các tế bào của hệ thống miễn dịch. TBT
không chỉ quan trọng trong việc tạo ra các phản ứng miễn dịch bẩm
sinh, miễn dịch tập nhiễm mà còn điều chỉnh các loại đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào T. Gần đây, y học hiện đại đã áp dụng các
phương pháp trị liệu miễn dịch dựa trên TBT để chống lại ung thư và
các bệnh truyền nhiễm.
Các TBT dễ dàng tiếp xúc với nhiều loại kháng nguyên ngoại
sinh do TBT có mặt trong các cơ quan lympho như: lách và hạch
bạch huyết, biểu mô da, các ống tiêu hóa, hô hấp và trong dịch kẽ của
hầu hết các cơ quan nhu mô. Đặc điểm hình thái quan trọng của TBT
là sự hiện diện của lớp màng được trải ra từ thân tế bào chính, tương
tự như các tua (dendrites) trên nơ-ron nên được đặt tên là dendritic
cells, bắt nguồn từ chữ “Dendron” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là cây.
TBT được chia làm hai nhóm bao gồm: TBT dòng lympho có
nguồn gốc từ cơ quan lympho (DC plasmacytoid - pDC) và TBT
dòng tuỷ (classical DC - cDC). Tế bào dòng tủy cDC được phân chia
thành hai tập hợp con là CD8+DC và CD11b+DC có mức độ biểu
hiện các loại thụ thể TLR khác nhau, do đó đóng vai trò khác nhau
trong khả năng tương tác với mầm bệnh.
TBT có hai chức năng chính là trình diện kháng nguyên và
điều hoà miễn dịch. Các quá trình sinh lý TBT đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, bao gồm biệt hoá,
trưởng thành, di cư, thực bào, tiết cytokine và apoptosis.
Có rất nhiều loại tín hiệu phân tử tham gia kích hoạt TBT như:
PI3K, MAPK, NF-кB và STAT. Trong đó, NF-кB và STAT có liên
quan chặt chẽ đến hoạt động viêm trong bệnh tự miễn và ung thư.
Hiện nay, trong y học người ta đã nghiên cứu và ứng dụng các loại
6
thuốc ức chế NF-кB và STAT để phục vụ điều trị các loại bệnh mãn
tính và ác tính, vì gen A20 tham gia điều hòa hoạt động, mức độ
thuần thục và sự biệt hóa của tế bào thông qua hoạt động của các tín
hiệu phân tử như NF-кB và STAT.
Trên thế giới, liệu pháp vắc xin TBT đã được thử nghiệm điều
trị cho nhiều bệnh nhân ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt, ung
thư thận... Ở Việt Nam, phòng thí nghiệm tế bào gốc Trường ĐH
Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc Gia HCM đã và đang triển khai nghiên
cứu sử dụng liệu pháp TBT trong điều trị ung thư vú. Tuy nhiên, đây
chỉ là bước thử nghiệm trong PTN, chưa thể áp dụng vào thực tế
chữa bệnh trên bệnh nhân. Những tiến bộ đáng kể trong sự hiểu biết
về sinh học TBT đã mở ra con đường cho sự phát triển của các phác
đồ điều trị bệnh trong y học. Vì vậy, có thể hy vọng rằng đây sẽ là
liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả.
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tế bào tua được phân lập và nuôi cấy từ tế bào tủy xương ở
chuột BALB/c. Chuột BALB/c được cung cấp bởi công ty Taconic
Farms (Hudson, New York, USA). Chuột được nuôi theo đúng quy
trình thí nghiệm, thực hiện theo luật pháp Việt Nam về động vật và
được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức của Viện nghiên cứu hệ gen -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tế bào tủy xương ở chuột BALB/c được sử dụng hóc môn sinh
trưởng GM-CSF để biệt hóa thành tế bào CD11b+DC hoặc FLT3 để
biệt hóa thành 3 quần thể tế bào tua là CD8+DC, CD11b+DC và pDC
tùy thuộc mục đích của thí nghiệm. Các TBT được nuôi cấy trong điều
kiện phòng thí nghiệm tiêu chuẩn tại Viện nghiên cứu hệ gen.
7
2.2. Các hoá chất
Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu bao gồm TRIzol™ Plus
RNA Purification Kit; Lipofectamine RNAiMAX Transfection
Reagent; IL-6, IL-10, IL-12p70, TNF-α, INF- γ Mouse ELISA Kit;
kháng thể mouse IgG isotype control, anti-mouse CD11c, anti-mouse
CD86, anti-mouse CD40 và anti-mouse I-A/I-E.. đều là các hóa chất
đạt tiêu chuẩn quốc tế được cung cấp bởi các hãng có uy tín như:
Thermo, Sigma, Invitrogen, Gibco,
2.3. Thiết bị nghiên cứu
Các thiết bị được sử dụng cho nghiên cứu bao gồm tủ an toàn
sinh học cấp 2, kính hiển vi huỳnh quang, máy phân tích tế bào học
dòng chảy Flow cytometry, bộ dụng cụ Western blot, máy đọc ELISA
và các thiết bị chuyên dụng khác tại Viện nghiên cứu hệ gen - Viện
Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và Học viện Quân Y.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nuôi cấy và biệt hoá TBT: Tế bào tủy xương được phân lập từ
xương khớp đùi của chuột BALB/c. Sử dụng hóc môn GM-CSF (35
ng/ml) vào ngày thứ 3 và thứ 6 để biệt hoá thành CD11b+DC (hoặc
ngày thứ 8 bổ sung FLT3 (200 ng/ml) để biệt hoá thành 3 loại TBT.
Phương pháp đưa phân tử siRNA đặc hiệu gen đích A20 vào trong
các TBT nhằm bất hoạt gen A20.
Kỹ thuật Western blot đánh giá sự phosphoryl hoá phân tử tín hiệu
κBα, STAT-1 (727), và p-STAT-3 dựa vào việc phát hiện phức hợp
kháng thể đặc hiệu - protein được gắng trên màng.
Kỹ thuật ELISA đo nồng độ các cytokine IL-6, IL-10, IL-12p40,
TNF-α và IFN-γ tiết ra bởi TBT của nhóm chứng và nhóm bất hoạt
A20 và so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm này.
8
Phương pháp đếm tế bào theo dòng chảy (Flow cytometry) đo biểu
hiện các marker trưởng thành MHC II, CD86 và CD40 và phân tích
quá trình apoptosis thông qua Annexin V, 7-AAD và Caspase-3.
Phương pháp xác định sự di cư tế bào để xác định tỉ lệ TBT di cư
và so sánh giữa nhóm bất hoạt A20 và nhóm chứng.
Phân tích số liệu
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu vai trò của gen A20 trong việc điều hoà các chức
năng sinh lý TBT
3.1.1. Kết quả bất hoạt gen A20 trong TBT
Sau khi bất hoạt gen A20 trong TBT, tiến hành kiểm tra và so
sánh mức độ biểu hiện của protein A20 trong tế bào bất hoạt và tế
bào nhóm chứng bằng Western blot, kết quả như hình 3.1.
Hình 3.1. Kết quả biểu hiện protein A20 sau khi đưa A20-siRNA vào
tế bào tua
Kết quả trên hình ảnh Western blot cho thấy sau khi đưa phân
tử A20-siRNA vào TBT, biểu hiện protein A20 đã bị bất hoạt gần như
hoàn toàn so với nhóm chứng (control siRNA). Các băng chứng
(GAPDH) đều bắt màu đậm rõ nét, có kích thước tương đồng nhau ở
các giếng. Kết quả này đã khẳng định rằng sau khi đưa A20-siRNA
vào TBT, biểu hiện protein A20 đã bị bất hoạt.
3.1.2. Vai trò của protein A20 đối với sự trƣởng thành TBT
9
Từ TBT tuỷ xương chuột, sau khi nuôi cấy và biệt hoá bởi
FLT3 tạo thành 3 tập hợp là CD8+DC, CD11b+DC và pDC. Mỗi tập
hợp này được thiết kế thành nhóm bất hoạt A20 bằng siRNA-A20 và
nhóm chứng không bất hoạt. Kết quả so sánh biểu hiện các marker bề
mặt MHC II, CD86 và CD40 giữa nhóm bất hoạt gen A20 và nhóm
chứng của CD8+DC và CD11b+DC đều không có sự khác biệt. Như
vậy, A20 không ảnh hưởng đến sự trưởng thành của CD8+DC và
CD11b
+
DC, tuy nhiên, protein A20 ức chế sự trưởng thành của pDC.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của A20 đối với sự trưởng thành của pDC
Khi tế bào thiếu hụt protein A20, biểu hiện của MHC II và
CD40 trên các tế bào pDC trưởng thành được xử lý với TgPRF tăng
hơn nữa, nhưng biểu hiện của CD86 thì không tăng. Biểu đồ FACS
chỉ ra rằng gen A20 chống lại biểu hiện của marker bề mặt MHC II
và CD40 trên tế bào pDC. Như vậy, protein A20 đã ức chế nột phần
sự trưởng thành của pDC thông qua ức chế biểu hiện của MHC II và
CD40. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Pepper và
cộng sự chỉ ra rằng pDC là một tập hợp TBT nổi bật, liên quan đến
giai đoạn đầu của nhiễm trùng T. gondii, khả năng trình diện các
kháng nguyên ký sinh trùng và sản xuất các cytokine đóng vai trò rất
quan trọng để kiểm soát nhiễm trùng.
10
Trong nghiên cứu về vai trò của protein A20 đối với sự trưởng
thành của TBT, nhóm của tác giả Nguyễn Thị Xuân và cộng sự đã
tiến hành biệt hoá với GM-CSF để thu được TBT là CD11b+DC. Sau
khi phơi nhiễm với LPS và so sánh kết quả giữa nhóm TBT bất hoạt
A20 và nhóm chứng, biểu hiện của các marker MHC II, CD86 và
CD40 đều tăng cường rõ rệt ở nhóm bất hoạt gen A20. Như vậy, thí
nghiệm này đã chỉ ra rằng protein A20 đóng vai trò ức chế sự trưởng
thành ở nhóm tế bào tua CD11b+DC. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của luận án này, sau khi biệt hoá TBT với FLT3 để thu được
CD8
+
DC, CD11b
+DC và pDC rồi phơi nhiễm 3 nhóm TBT với
profilin thì protein A20 chỉ ức chế sự trưởng thành của pDC nhưng
không ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nhóm tế bào CD8+DC và
CD11b
+DC. Như vậy, khi phơi nhiễm TBT với các kháng nguyên
khác nhau thì vai trò điều hoà của protein A20 đối với sự biểu hiện
các marker trưởng thành là khác nhau.
3.1.3. Vai trò của protein A20 đối với sự tiết cytokine của TBT
3.1.3.1. Vai trò của protein A20 đối với sự tiết cytokine của TBT khi
biệt hóa TBT bằng FLT3 và kích hoạt bằng profilin
Bất hoạt gen A20 ảnh hưởng đến sự tiết cytokine của nhóm
CD11b
+DC và pDC nhưng không ảnh hưởng đến nhóm CD8+DC.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của A20 lên sự tiết cytokine của CD11b+DC
khi phơi nhiễm với profilin
11
Kết quả trên cho thấy protein A20 có vai trò ức chế sự sản xuất
cytokine IL-6 và TNF-α của nhóm tế bào CD11b+DC.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của protein A20 lên sự tiết cytokine của pDC
khi phơi nhiễm profilin
Protein A20 ức chế sự tiết các cytokine IL-6, IL-12p40, TNF-α
và IFN-γ khi xử lý với profilin. Bằng chứng này đã chỉ ra rằng A20
ức chế phản ứng viêm ở pDC và một phần phản ứng viêm của
CD11b
+
DC. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu gần đây
của nhóm Cohen và cộng sự đã công bố rằng cytokine IL-12p40 và
IFN-γ không được sản xuất bởi CD11b+DC khi nhiễm T. gondii.
3.1.3.2. Vai trò của protein A20 đối với sự tiết cytokine của TBT khi
biệt hóa TBT bằng GM-CSF và kích hoạt bằng LPS
Hình 3.5. Ảnh hưởng của A20 lên sự tiết cytokine của CD11b+DC
khi phơi nhiễm LPS
12
Bất hoạt A20 trong CD11b+DC dẫn đến việc sản xuất IL-10 và
TNF-α được tăng cường so với nhóm chứng không bất hoạt, nhưng
không ảnh hưởng tới sự tiết IL-6. Kết quả này cũng nhất quán với
những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng IL-6 không liên quan đến vai
trò điều hoà của gen A20 ở TBT và mức độ của nó trong huyết thanh
chuột thậm chí còn thấp hơn ở những con chuột thiếu A20 ở TBT so
với chuột nhóm chứng.
Ở nhóm thí nghiệm thứ hai này, bất hoạt A20 trong TBT dẫn
đến việc sản xuất IL-10 và TNF-α được tăng cường so với nhóm
chứng không bất hoạt, nhưng không ảnh hưởng tới sự tiết IL-6. Tuy
nhiên, ở nhóm thí nghiệm thứ nhất, khi phơi nhiễm với profilin thì ở
nhóm CD11b+DC bất hoạt gen A20 làm tăng tiết IL-6 và TNF-α. Như
vậy, sử dụng các kháng nguyên khác nhau để kích thích sự trưởng
thành dẫn đến khả năng tiết cytokine khác nhau hay có thể nói là dẫn
đến những biểu hiện trưởng thành khác nhau.
3.1.4. Vai trò của protein A20 đối với sự di cư của TBT
3.1.4.1. Vai trò của protein A20 đối với sự di cư của tế TBT khi biệt
hóa TBT bằng FLT3 và xử lý bằng profilin
Hình 3.6. Ảnh hưởng của protein A20 lên sự di chuyển của các nhóm
TBT khi biệt hoá bởi FLT3 và phơi nhiễm profilin
Khi thiếu hụt gen A20, việc di chuyển các tế bào pDC được
tăng cường hơn so với không bất hoạt, cho thấy việc di chuyển các tế
13
bào pDC bị ức chế bởi sự hiện diện của gen A20. Trong khi đó, hoạt
động di chuyển của CD8+DC và CD11+DC không bị ức chế bởi A20.
Kết quả này phù hợp với báo cáo trước đây rằng protein A20 tham
gia điều hòa việc di chuyển của các tế bào. Khi nghiên cứu biểu hiện
của A20 trên ung thư biểu mô tế bào gan HCC, nhóm của Chen H. và
cộng sự đã chỉ ra rằng biểu hiện của protein A20 đã tăng lên trong
các mô và dòng tế bào HCC. Tăng biểu hiện của protein A20 có
tương quan nghịch với kích thước khối u, giai đoạn phát triển, sự
hình thành huyết khối khối u, sự xâm lấn và di căn ung thư.
3.1.4.2. Vai trò của protein A20 đối với sự di cư của TBT khi biệt
hóa bằng GM-CSF và kích hoạt bằng LPS
Hình 3.7. Ảnh hưởng của protein A20 lên sự di chuyển của các nhóm
CD11b
+
DC khi biệt hoá bởi GM-CSF và phơi nhiễm LPS
Ở nhóm CD11b+DC, bất hoạt A20 làm tăng cường khả năng di
chuyển khi xử lý với LPS. Tuy nhiên, kết quả này không hoàn toàn
khớp với thí nghiệm trước đó khi tiến hành phơi nhiễm với profilin.
Điều này lần nữa khẳng định là khi kích thích sự trưởng thành bởi
các kháng nguyên khác nhau thì dẫn đến những biểu hiện trưởng
thành khác nhau.
3.1.5. Vai trò của protein A20 đối quá trình apoptosis của TBT
14
Hình 3.8. Ảnh hưởng của protein A20 đối với apoptosis thông qua số
lượng tế bào phản ứng dương tính với marker Annexin V
Sau khi phơi nhiễm với LPS và 1 số cytokine như IL-10, IL-2,
TNF-α và INF-γ, so với nhóm tế bào đối chứng, thì nhóm bất hoạt A20
không thể hiện sự khác biệt về phần trăm số tế bào phản ứng dương tính
với kháng thể Annexin V và âm tính với 7-AAD. Tương tự như vậy,
khi phân tích apoptosis bằng tỉ lệ tế bào dương tính với Caspase-3,
kết quả là không có sự khác biệt giữa nhóm bất hoạt A20 và nhóm
chứng. Như vậy, trong 2 thí nghiệm này protein A20 không tác động
đến quá trình apoptosis của TBT. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu
khác, nhóm của T. Das và nhóm của Z. Jin, đều chỉ ra rằng A20 đóng
vai trò ức chế qua trình apoptosis ở nhiều loại tế bào miễn dịch.
Về vai trò của một số cytokine đối với quá trình apoptosis, thông
qua cả hai phương pháp khảo sát là phần trăm tế bào dương tính với
Annexin V, âm tính với 7-AAD và phần trăm tế bào dương tính với
Caspase-3, kết quả đều cho thấy rằng so với nhóm tế bào đối chứng thì
nhóm tế bào được xử lý bằng TNF- (10 ng/ml), INF- (10 ng/ml) và
IL-2 (30 ng/ml) không thể hiện khác biệt rõ ràng về phần trăm tế bào
chết do apoptosis. Trong khi đó IL-10 ở nồng độ 20 ng/ml và 200 ng/ml
làm tăng cường quá trình apoptosis. Điều này chỉ ra rằng IL-10 thúc đẩy
quá trình apoptosis của TBT, còn các cytokine khác như TNF-, INF-,
15
IL-2 thì không làm tăng cường quá trình này. Kết quả này cũng phù hợp
với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cytokine kháng viêm IL-10
tham gia cảm ứng quá trình apoptosis ở một số loại tế bào khác nhau bao
gồm TBT và đại thực bào.
Khi sử dụng LPS làm đối chứng, kết quả cũng đều cho thấy
rằng A20 không ảnh hưởng đến apoptosis của CD11b+DC. Chính vì
thế, chúng tôi không nghiên cứu về ảnh hưởng của protein A20 đến
apoptosis của các loại TBT khi phơi nhiễm với profilin.
3.2. Nghiên cứu một số tín hiệu phân tử liên quan đến quá trình
sinh lý TBT dƣới vai trò điều hòa của protein A20
3.2.1. Protein A20 điều hòa sự phosphoryl hóa IκB-α, STAT1 và
STAT3 trong TBT nhóm CD11b+DC khi phơi nhiễm với profilin
Hình 3.9. Ảnh hưởng của protein A20 lên con đường tín hiệu IκB-α,
STAT1 và STAT3 ở tế bào CD11b+DC khi phơi nhiễm profilin (n=5)
Sau khi bị xử lý với TgPRF trong các thời điểm 30, 60, 120
phút, nhóm tế bào CD11b+DC đã bất hoạt gen A20 có sự tăng cường
phosphoryl hóa IκB-α so với các nhóm chứng (không bất hoạt A20),
nhưng không đạt được ý nghĩa thống kê.
16
Đối với tín hiệu STAT1, bất hoạt gen A20 có sự tăng cường
phosphoryl hóa STAT1 so với các nhóm chứng không bất hoạt.
Ngoài ra có thể quan sát thấy mức độ tăng cường phosphoryl hoá
càng tăng theo thời gian xử lý từ 30, 60 phút nhưng giảm ở thời điểm
120 phút. Như vậy là protein A20 ức chế sự phosphoryl hoá cả phân
tử tín hiệu STAT1.
Tuy nhiên, biểu hiện của phân tử tín hiệu STAT3 không khác
biệt đáng kể giữa nhóm tế bào được xử lý bằng A20-siRNA và nhóm
chứng không bất hoạt. Điều này nghĩa là protein A20 không có vai
trò điều hoà quá trình phosphoryl hoá phân tử protein STAT3.
3.2.2. Protein A20 điều hòa sự phosphoryl hóa IκB-α, STAT1 và
STAT3 trong TBT nhóm pDC khi phơi nhiễm với profilin
Hình 3.10. Ảnh hưởng của protein A20 lên con đường tín hiệu IκB-α,
STAT1 và STAT3 ở tế bào pDC khi phơi nhiễm profilin (n=5)
Kết quả trên hình ảnh Western blot cho thấy sau khi xử lý với
TgPRF, nhóm pDC bất hoạt A20 có sự tăng cường phosphoryl hóa
17
IκB-α so với các pDC nhóm chứng. Kết quả này đã khẳng định rằng
A20 ức chế biểu hiện tín hiệu IκB-α trong tế bào pDC.
Tương tự như vậy, khi bất hoạt gen A20, biểu hiện của phân tử
p-STAT1 cao hơn so với nhóm chứng control siRNA. Kết quả này đã
khẳng định rằng A20 ức chế biểu hiện các tín hiệu STAT1 trong tế
bào pDC. Các băng đối chứng (GAPDH) đều bắt màu đậm rõ nét, có
kích thước tương đồng nhau ở các giếng.
Tuy nhiên, biểu hiện phân tử tín hiệu STAT3 sau khi tế bào
pDC xử lý với TgPRF không thay đổi khi các tế bào được xử lý bằng
A20-siRNA so với nhóm chứng không bất hoạt A20. Như vậy, A20
không ức chế biểu hiện tín hiệu STAT3 trong tế bào pDC khi phơi
nhiễm trưởng thành bởi profilin.
3.2.3. Protein A20 điều hòa sự phosphoryl hóa STAT1 và STAT3
trong TBT nhóm CD11b+DC khi xử lý với LPS
Hình 3.11. Ảnh hưởng của protein A20 lên con đường tín hiệu IκB-α,
STAT1 và STAT3 ở tế bào CD11b+DC khi phơi nhiễm LPS (n=5)
18
Kích thích LPS dẫn đến việc tạo ra các STAT1 bị phosphoryl
hóa. So với các tế bào nhóm chứng, bất hoạt gen A20 rõ ràng đã tăng
cường biểu hiện của STAT1 bị phosphoryl hóa. Các băng chứng
(GAPDH) đều bắt màu đậm rõ nét, có kích thước tương đồng nhau ở
các giếng. Kết quả này chỉ ra rằng protein A20 điều hòa âm con
đường STAT1 trong các TBT.
Tuy nhiên, sau khi kích hoạt LPS, biểu hiện STAT3 tương tự
nhau ở cả hai kiểu gen bất hoạt A20 và không bất hoạt. Kết quả này
chỉ ra rằng protein A20 không ảnh hưởng đến con đường tín hiệu
STAT3 trong các TBT nhóm CD11b+DC khi được xử lý với LPS.
Cho đến nay, đã có những công bố về vai trò điều hòa âm của
protein A20 đối với tín hiệu NF-κB, tuy nhiên có rất ít nhóm nghiên
cứu tập trung đánh giá vai trò của protein A20 trong việc điều chỉnh
các chức năng của TBT thông qua các dòng tín hiệu STATs. STATs
là họ các protein phiên mã nội bào điều hoà nhiều chức năng khác
nhau của tế bào như: sự tăng sinh, sự chết theo chương trình và sự
biệt hoá. Sự mất kiểm soát của nhân tố này thường gặp ở các khối u
nguyên phát làm tăng cường khả năng sống sót của khối u và ức chế
miễn dịch. Các nghiên cứu bất hoạt gen STAT đã cho thấy các protein
STAT có liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch và đóng một vai
trò quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch và giám sát khối
u. Chuột thiếu hụt gen STAT1 xuất hiện các khối u tự phát nhanh
hơn so với nhóm đối chứng. Đột biến gen STAT1 ở người dẫn tới
giảm khả năng chống chịu với các bệnh nhiễm trùng.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra protein A20 ức chế sự
phosphoryl hoá STAT1 ở cả tế bào pDC khi xử lý phơi nhiễm với
profilin và tế bào CD11b+DC khi phơi nhiễm LPS/profilin. Tuy
nhiên, không ảnh hưởng đến sự phosphoryl hoá STAT3. Kết quả này
19
trùng khớp với một số nghiên cứu gần đây, protein A20 được chứng
minh là điều hoà con đường STAT1 trong một số loại tế bào bao gồm
tế bào tuỷ xương myeloid hay tế bào ung thư biểu mô gan HCC.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa protein
A20 và tín hiệu STAT1. Từ năm 1998, Manthey và cộng sự đã chỉ
rằng trong bạch cầu đơn nhân, biểu hiện của gen A20 được quy định
bởi dòng tín hiệu STAT1 và sau đó nhóm nghiên cứu của De Wilde
cũng báo cáo tác dụng ức chế tín hiệu STAT1 của gen A20 trên các
tế bào myeloid.
3.2.4. Vai trò của protein A20 đối với một số chức năng sinh lý của
tế bào pDC thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
3.2.4.1. Vai trò của protein A20 đối với sự trưởng thành của tế bào
pDC thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
Hình 3.12. Ảnh hưởng của A20 lên biểu hiện của marker trưởng
thành của pDC thông qua con đường tín hiệu IκB-α và STAT1
20
Vai trò ức chế của protein A20 đối với sự trưởng thành tế bào
thông qua biểu hiện của MHC II trên tế bào pDC đều bị giảm khi có
fludarabine hoặc chất ức chế IKK. Trong khi đó, biểu hiện của CD40
trên tế bào pDC chỉ bị giảm đáng kể khi chỉ có chất ức chế IKK.
3.2.4.2. Vai trò của protein A20 đối với sự tiết cytokine của tế bào
pDC thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
Hình 3.13. Ảnh hưởng của protein A20 lên sự tiết cytokine của tế bào
pDC thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
Chất ức chế IKK có vai trò ức chế hoàn toàn sự tăng cường
giải phóng của các cytokine IL-6, IL-12p40, TNF-α và IFN-γ trong
các tế bào pDC bị bất hoạt A20. Trong khi đó fludarabine chỉ ức chế
sự tiết TNF-α của tế bào pDC bị bất hoạt A20.
3.2.4.3. Vai trò của protein A20 đối với sự di chuyển của tế bào pDC
thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
21
Hình 3.14. Ảnh hưởng của protein A20 lên sự di chuyển tế bào pDC
thông qua tín hiệu IκB-α và STAT1
Sự tăng cường di chuyển của các tế bào pDC bị bất hoạt A20
bị loại bỏ khi môi trường nuôi cấy tế bào được thêm chất ức chế IKK
và không thay đổi khi có fludarabine.
Vai trò của tín hiệu NF-κB đặc biệt quan trọng điều hòa hoạt
động của tế bào pDC bị bất hoạt gen A20 khi phơi nhiễm với TgPRF
trong nghiên cứu này vì chất ức chế IKK đã đảo ngược hoàn toàn
những thay đổi trong biểu hiện của dấu hiệu trưởng thành, sản phẩm
cytokine và khả năng di chuyển, trong khi fludarabine chỉ loại bỏ một
phần biểu hiện tăng cường của MHC II và sự tiết cytokine TNF-α.
Protein A20 đã được chứng minh là chất ức chế hoạt động tế bào qua
trung gian tín hiệu NF-κB khi tiếp xúc với các kháng nguyên khác.
Gần đây trong một số loại tế bào, gen A20 cũng được biết là có tác
dụng ức chế kích hoạt STAT1, giúp ngăn ngừa tử vong do nhiễm T.
gondii ở chuột. Dựa trên các kết quả đạt được, chúng tôi đã kết luận rằng
protein A20 ức chế sự trưởng thành của tế bào pDC thông qua tín hiệu
NF-κB và ức chế một phần phản ứng viêm thông qua tín hiệu STAT1.
Tác dụng của A20 đối với tế bào pDC có thể sẽ ảnh hưởng đến đáp ứng
miễn dịch trong nhiễm T. gondii.
3.2.5. Vai trò của protein A20 đối với chức năng của tế bào
CD11b
+
DC thông qua tín hiệu STAT1
22
3.2.5.1. Vai trò của protein A20 đối với quá trình sản xuất cytokine
của tế bào CD11b+DC thông qua tín hiệu STAT1
Hình 3.15. Ảnh hưởng của protein A20 đối với sự tiết cytokine của
CD11b
+
DC thông qua con đường tín hiệu STAT1
Sau khi kích thích bởi LPS, sự tiết cytokine ở nhóm bất hoạt
gen A20 tăng cường so với nhóm chứng không bất hoạt. Đáng chú ý
là, tác dụng ức chế của gen A20 đối với TNF-α và IL-10 đã bị giảm
đáng kể khi fludarabine được thêm vào môi trường nuôi cấy. Bằng
chứng này đã chỉ ra rằng tác dụng của prote
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_vai_tro_dieu_hoa_cua_gen_ma_hoa_p.pdf