Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tàu,

có vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và bảo vệ tổ quốc; vì vậy, việc áp dụng mô hình hoạt động cụ thể nào cho hoạt

động của Tập đoàn DKQGVN trong giai đọan tới là vấn đề lớn, liên quan đến

nhiều ngành, nhiều cấp cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư . Kết quả

nghiên cứu của luận án là thành công bước đầu của nghiên cứu sinh, có đóng góp

nhất định cho lý luận về quản lý kinh tế, là tài liệu bổ ích cho công tác giảng dạy,

học tập, nghiên cứu; đặc biệt kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn rấtt

lớn, giúp cho các nhà quản lý hoạt động dầu khí hoạch định và thực hiện các giải

pháp phát triển hiệu quả, bền vững Tập đoàn DKQGVN trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thêm tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, những đóng góp của Tập đoàn KTNN với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (3)- Chỉ ra những đặc điểm chủ yếu, những điều kiện cần thiết và con đường hình thành Tập đoàn KTNN, làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu về mô hình hoạt động của Tập đoàn DKVN và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. (4)- Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Tập đoàn DKQGVN đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước; so sánh hoạt động của Tập đoàn DKQGVN với một số Tập đoàn dầu khí ở nước ngoài; (5)- Làm rõ những hạn chế, yếu kém cũng như nguyên nhân của nó; (6)- Làm sáng tỏ sự cần thiết và tính tất yếu khách quan phát triển Tập đoàn DKQGVN Từ đó, làm căn cứ cho việc đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho phát triển Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới. Những điểm mới của Luận án: Luận án lựa chọn, đề xuất 04 mô hình cụ thể cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn tới trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phù hợp nhiệm vụ chiến lược phát triển Tập đoàn DKQGVN là: (1)- Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí, (2)- Mô hình tổ chức, quản lý của Tập đoàn DKQGVN, (3)- Mô hình sản xuất kinh doanh, (4)- Mô hình đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKQGVN. Trên cơ sở phân định và lượng hóa nguồn lực cho thực hiện từng nhiệm vụ, tác giả xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn DKQGVN giai đoạn tới theo công thức: M S H = ------------ x ------------ ≥ 1 100% 100% 8 Trong đó:  H = 1: được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ  H < 1: được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ  H > 1: được đánh giá là hoàn thành vượt mức nhiệm vụ  Mục tiêu hoàn thành = M  Hiệu quả sử dụng nguồn lực = S (5)- Đề xuất 6 giải pháp để thực hiện các mô hình nêu trên.  Đề xuất các điều kiện và kiến nghị với nhà nước để thực hiện mô hình hoạt động có tính khả thi và hiệu quả. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Những nghiên cứu của các tác giả đã phản ánh và đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động, cũng như mô hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở những góc độ khác nhau (có nghiên cứu đi vào nghiên cứu tổng thể hoạt động của Tập đoàn kinh tế, Tập đoàn kinh tế nhà nước, có nghiên cứu ở khía cạnh nhất định của một mô hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu tư); và có thể nhận thấy về mặt lý luận không có một mô hình Tập đoàn chung, tối ưu cho mọi Tập đoàn kinh tế khác nhau. Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về mô hình hoạt động cụ thể của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Có nhiều báo cáo mang tính chất chuyên môn, tổng kết thực tiễn hoạt động, một số đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu vào các khía cạnh quản lý cụ thể. Các nghiên cứu này giúp Tập đoàn DKVN đúc rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai để có định hướng khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả trong các dự án trong tương lai. Trong các nghiên cứu của Viện dầu khí Việt Nam và các chuyên gia trong ngành dầu khí là những nghiên cứu có giá trị trực tiếp cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN cũng chỉ đề cập tới từng vấn đề, từng khía cạnh của một số mô hình cụ 9 thể, như: mô hình đầu tư nước ngoài, mô hình quản lý người đại diện, mô hình huy động vốn.Trong khi, những vấn đề nghiên cứu mang tính tổng thể để hoàn thiện, đề xuất các mô hình cụ thể có nghĩa hết sức quan trong cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN trong giai đoạn tới là: mô hình quản lý nhà nước về dầu khí, mô hình tổ chức quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh, mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá và tạo điều kiện cho phát triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam chưa có nghiên cứu, tài liệu nào đề cập đến; do đó, đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tập đoàn kinh tế (TĐKT) là mô hình tổ chức kinh tế tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng mục đích, các chính sách quản lý của nhà nước, quá trình hình thành, mô hình hoạt động, định hướng phát triển Tập đoàn kinh tế ở mỗi nước là khác nhau. Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực kinh tế còn hạn chế, việc hình thành chuyển đổi các TCT 90-91 thành TĐKT (cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được hình thành từ việc chuyển đổi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) là hình thức chỉ riêng có ở trong nền kinh tế Việt Nam, ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển không có hình thức này, và vì vậy cũng chưa có tài liệu nào đề cập tổng quan đến vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nƣớc liên quan đế hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam Theo nghiên cứu của tác giả, các văn bản pháp luật của nhà nước nêu trên đã đề cập tương đối đồng bộ, liên tục sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với thực tiễn mọi hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKQGVN nói riêng. Tuy nhiên, các thể chế, chính sách và các văn bản pháp quy của nhà nước áp dụng cho Tập đoàn DKVN vẫn còn một số hạn chế sau: Thứ nhất: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của Tập đoàn trên thực tiễn vẫn chưa bao quát được hết được các hoạt động cụ thể của Tập đoàn; đơn cử như: Tập đoàn đã có Nghị định riêng của Chính phủ về “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mẹ - Tập đoàn DKVN”, nhưng mô hình quản lý nhà nước về dầu khí, mô hình sở hữu vẫn chưa được tách bạch, còn chồng chéo nhiều cấp; chưa có quy định mô hình đánh giá hiệu quả tổng thể thực hiện các nhiệm vụ (ngoài nhiệm vụ SXKD, còn các nhiệm vụ: một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, ASXH) Thứ hai: Việc phân công, phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại Tập 10 đoàn DKVN còn chưa rõ ràng, dẫn tới chồng chéo, buông lỏng quản lý, giám sát. Thứ ba: về mô hình quản lý tài chính, Tập đoàn DKVN hoạt động theo Nghi định riêng của Chính phủ, còn có những quy định đặc thù riêng mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không có dẫn tới tư tưởng ỷ lại vào bao cấp, làm giảm động lực trong nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ tư: Việc thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp đối với Tập đoàn DKQGVN còn mang nặng nội dung thực hiện về thoái vốn, cổ phần hóa, chưa chú trọng đến tái cấu trúc tổng thể các nội dung về mô hình tổ chức quản lý, hiệu quả điều hành Thứ năm: Nhiều cảnh báo, kiến nghị được các cấp có thẩm quyền chỉ đạo, nhưng chưa tuân thủ nghiêm nên tính răn đe và phòng ngừa, nâng cao hiệu quả kém tác dụng. 1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế 1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc Samsung hoạt động theo mô hình gia đình trị và phân cấp; đánh giá thị trường cao hơn lợi nhuận; dự kiến, tới năm 2020, Tập đoàn Samsung sẽ có doanh thu toàn cầu lên tới 400 tỷ USD. 1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) Tập đoàn Temasek Holdings được thành lập với trách nhiệm làm chủ sở hữu và quản lý khoảng 30 dự án đầu tư khởi nghiệp. Với khởi đầu khiêm tốn, đến nay phạm vi đầu tư chính của Temasek gần như bao trùm toàn bộ các lĩnh vực và các ngành kinh tế mũi nhọn của Singapore. Trong quá trình hoạt động, Temasek luôn đề cao tôn chỉ “tối đa hóa lợi nhuận” cho công ty và các cổ đông. Theo số liệu công bố, Temasek mang lại cho cổ đông mức lợi tức đầu tư bình quân khá ấn tượng với 18%/năm trong vòng hơn 30 năm qua. 1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro Metro là một Tập đoàn thương mại lớn của Cộng hòa Liên bang Đức. Các doanh nghiệp thành viên hoạt động dưới 6 “thương hiệu” nổi tiếng nhất của Tập đoàn là Metro Cash & Carry, Real, Extra, Media Markt und Saturn, Praktiker và Kaufhof. Thực chất hiện nay, đây là tên của sáu hệ thống siêu thị bao trùm khắp nước Đức và châu Âu. 1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga Tập đoàn Dầu khí Yukos rơi vào khủng hoảng năm 2003 khi khoản nợ thuế và các khoản tiền phạt khác phải trả cho Chính phủ Nga của hãng này lên tới 18,4 tỷ USD. Giá cổ phiếu sụt giảm từ 20-30%. Cùng lúc đó, các chủ nợ trong và ngoài nước cùng lúc yêu cầu trả nợ. Đến ngày 01/08/2006, sau hơn 3 năm điều tra việc gian lận thuế, Yukos bị tuyên bố phá sản và bắt đầu thực hiện các thủ tục phá sản. 11 1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Tính tới cuối năm 2009, tổng nợ phải trả của Vinashin là hơn 86.700 tỷ đồng; trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 10,9 lần. Với số nợ cao gấp nhiều lần cùng với thông tin tài chính không minh bạch Vinashin đã mất khả năng thanh toán, mất an toàn tài chính và dẫn tới sụp đổ. 1.3.6. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu Thứ nhất: Các nghiên cứu tiếp cận, phản ánh, đề cập đến vấn đề tổng thể mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế. Các nghiên cứu này đã giúp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án. Thứ hai: Các công trình nghiên cứu những khía cạnh nhất định của một mô hình cụ thể: mô hình quản lý, cơ chế tài chính, mô hình đầu tưcủa Tập đoàn kinh tế; đặc biệt các nghiên cứu thực tiễn cho hoạt động của Tập đoàn DKQGVN của các chuyên gia trong ngành dầu khí giúp cho nghiên cứu sinh nhận biết một các tổng quát về các mô hình hoạt động cụ thể của các Tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn DKQGVN nói riêng, từ đó kế thừa tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các mô hình cụ thể khác mà các tác giả của các công trình trên chưa đề cập. Thứ ba: Qua nghiên cứu nguyên nhân không thành công của một số Tập đoàn kinh tế (cả ở Việt Nam và Quốc tế) chủ yếu do mô hình hoạt động chồng chéo, năng lực quản trị yếu kém, đánh giá thực trạng còn mang nặng tính kinh tế, không kịp thời dẫn tới hiệu quả hoạt động kém, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sảnlà cơ sở thực tiễn để tác giả hoàn thiện nghiên cứu luận án. Thứ tư: Hệ thống các văn bản pháp luật về điều chỉnh hoạt động của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn DKQGVN nói riêng dù đã khá đầy đủ, nhưng trên thực tiễn vẫn chưa bao quát hết các mô hình, loại hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước và đặc thù của Tập đoàn DKQGVN. Những công trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa nghiên cứu đề tài luận án của mình. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới: - Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí, - Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn DKQGVN, - Mô hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn DKQGVN, - Mô hình hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để tạo điều kiện cho phát triển Tập đoàn dầu khí ở Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, đây là khoảng trống, là đề tài độc lập, có mục tiêu nghiên cứu 12 riêng; nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu nhằm khỏa lấp khoảng trống khoa học, hiện thực hóa hoàn chỉnh mô hình tổng thể cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế 2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế - Khái niệm về Tập đoàn kinh tế và Tập đoàn kinh tế nhà nước Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất khái niệm về Tập đoàn kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia hay nền kinh tế mà còn trên phạm vi quốc tế và các nhà khoa học chuyên ngành. Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quan niệm: Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Tập đoàn là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng bản thân Tập đoàn lại không phải là một pháp nhân, Tập đoàn không có tư cách pháp nhân. - Tính tất yếu của sự hình thành các Tập đoàn kinh tế Tập đoàn kinh tế ra đời và phát triển là đòi hỏi khách quan của quy luật tích lũy, tích tụ tập trung, quy luật cạnh tranh, lợi ích kinh tế tối đa; đáp ứng yêu cầu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh tế: Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân. Hầu hết các Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp của nhiều công ty thành viên. Tập đoàn kinh tế là thực thể đa sở hữu. Hầu hết các Tập đoàn đều có quy mô lớn và phạm vi hoạt động rộng. Sự liên kết chủ yếu trong Tập đoàn là thông qua quan hệ về đầu tư vốn. Hầu như các Tập đoàn đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. - Điều kiện và phương thức hình thành các Tập đoàn kinh tế Mỗi quốc gia với điều kiện đặc thù cần lựa chọn con đường, bước đi phù hợp. (bằng con đường truyền thống/hoặc bằng đầu tư của Chính phủ). Các phương thức hình thành Tập đoàn kinh tế: Phát triển tự thân. Liên kết tự phát giữa các doanh nghiệp. Nhà nước đứng ra thành lập các Tập đoàn kinh tế trên cơ sở các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Kết hợp giữa liên kết tự phát và tác động của Nhà nước để hình thành các Tập đoàn kinh tế. - Mô hình Tập đoàn kinh tế Thực tế, có thể thấy không có một mô hình Tập đoàn tối ưu chung cho mọi nhóm công ty. Mô hình Tập đoàn cụ thể phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến lược chung của Tập đoàn; đặc điểm, tính chất, mục tiêu và chiến lược phát 13 triển của các công ty thành viên trong Tập đoàn; môi trường và hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia. - Vai trò của Tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường: Thu hút, tích tụ và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. Đào tạo và phát triển nguồn lực. Thúc đẩy hội nhập kinh tế - Quản lý và kiểm soát đối với Tập đoàn kinh tế  Trong quản lý Tập đoàn có thể lựa chọn một trong các mô hình: tập trung, phân tán, hay hỗn hợp. Đối với mô hình tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu não (thường là công ty mẹ). Trong mô hình phân tán, công ty mẹ chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát định hướng, giao quyền tự chủ hoạt động cho các công ty con. Trong mô hình hỗn hợp, công ty mẹ vừa giao quyền tự chủ cho các công ty con, vừa thâu tóm quyền lực ở một số lĩnh vực trọng yếu.  Kiểm soát đối với Tập đoàn kinh tế: dưới góc độ kiểm soát trong Tập đoàn, cần lưu ý một số yếu tố sau:  Thứ nhất, khả năng kiểm soát.  Thứ hai, lĩnh vực kiểm soát.  Thứ ba, kiểm soát theo mục tiêu của Tập đoàn.  Thứ tư, thời gian kiểm soát.  Tỷ lệ nào để có thể kiểm soát ?  Quan hệ trong nội bộ Tập đoàn kinh tế: Quan hệ về đầu tư, Quan hệ tài chính, Cơ chế trách nhiệm, Quan hệ về nhân sự, Giao dịch nội bộ. - Hình thành hệ thống tài chính hợp nhất Tập đoàn Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, đầu tư, kết quả hoạt động của toàn bộ Tập đoàn sau khi loại trừ những giao dịch trong nội bộ Tập đoàn. Việc loại trừ giao dịch trong nội bộ Tập đoàn là rất quan trọng nhằm phản ánh chính xác giá trị sản phẩm và lợi nhuận thực: Sau khi loại bỏ những giao dịch nội bộ, các báo cáo này sẽ thể hiện tổng vốn cổ phần là tổng chủ sở hữu của các công ty con. 2.1.2. Một số mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới - Mô hình Cartel Thuật ngữ “cartel” bắt nguồn từ tiếng Đức nội hàm dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp có vị trí độc lập với nhau (hợp tác theo chiều ngang) nhằm nâng cao sức mạnh của các bên trên thị trường. - Mô hình Conglomerate Conglomerate là hình thức liên kết giữa các công ty không cùng ngành. - Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản 14 Mỗi keiretsu thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. - Mô hình chaebol ở Hàn Quốc Nét đặc trung của chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối. - Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc  Về thực chất, các Jituan Gongsi của Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với keiretsu của Nhật Bản, chaebol của Hàn Quốc hay các conglomerate của châu Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là quá trình hình thành nên các Jituan Gongsi mang đậm dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.  Một số Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới: Shell (Công ty dầu khí quốc tế - IOC)CNOOC (Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc); Petronas (Công ty Dầu khí Quốc gia); Gazprom (Công ty dầu khí quốc gia Nga). 2.1.3. Kinh nghiệm phát triển TĐKT ở một số nước và bài học đối với Việt Nam - Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nước  Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong giai đoạn đầu của sự hình thành các Tập đoàn ở Trung Quốc, Trung Quốc đã sử dụng chính sách tận dụng các lợi thế so sánh để xây dựng một môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự hợp tác. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc được khuyến khích thành lập các Tập đoàn doanh nghiệp mà không có bất kỳ một hạn chế nào về địa bàn, lĩnh vực và ngành nghề.  Kinh nghiệm của Singapore Đối với các công ty có vốn đầu tư nhà nước, Nhà nước có vai trò như các cổ đông trong công ty. Điều này có nghĩa là, nên có sự độc lập hóa khỏi Nhà nước trong quá trình ra quyết định và cơ chế tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, để cho các công ty này làm ăn có hiệu quả, cần phải có một ban quản lý và điều hành độc lập với bộ phận cổ đông này.  Kinh nghiệm của Nhật Bản Tập đoàn kinh tế của Nhật Bản được hình thành trên cơ sở phát triển các bộ phận bên trong của công ty thành các công ty thành viên. Các Tập đoàn kinh tế Nhật bản thường chia nhỏ theo các chức năng hoạt động như sản xuất, bán hàng, dịch vụ thành các công ty thành viên. Từ đó hình thành một tổ chức các doanh nghiệp linh hoạt xung quanh công ty mẹ để đạt hiệu quả cao, đáp ứng sự thay đổi của môi trường. 15 - Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động TĐKTNN ở Việt Nam  Tập đoàn kinh tế cần được hình thành dựa trên cơ sở khách quan, phải phù hợp với các quy luật và nguyên lý kinh tế cơ bản.  Tập đoàn kinh tế nhà nước với cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát và điều hành bởi một bộ máy quản lý thống nhất thuộc nhà nước.  Tập đoàn kinh tế nhà nước điều chỉnh các ngành/lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được.  Các Tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và an ninh ở mỗi quốc gia.  Cần phân định rõ vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và với tư cách quản lý, điều tiết kinh tế.  Có hai hình thức cơ bản hình thành Tập đoàn kinh tế: Doanh nghiệp phát triển tuần tự theo quy luật tự nhiên/hoặc hình thành Tập đoàn trên cơ sở một tổng công ty/công ty Nhà nước có quy mô rất lớn.  Cần phải xác định rõ và gắn trách nhiệm của Tập đoàn KTNN với nhiệm vụ, kết quả kinh doanh, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư  Vai trò của người đứng đầu Tập đoàn là rất quan trọng.  Lợi thế cạnh tranh của các Tập đoàn KTNN được bảo đảm bằng khoa học - công nghệ, quản trị công ty, chất lượng nguồn nhân lực. 2.2. Thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế Việt Nam 2.2.1. Sự cần thiết hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 2.2.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về thí điểm hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nước 2.2.3. Đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành TĐKTNN ở Việt Nam - Một số đặc điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam (giai đoạn thí điểm) - Vai trò Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam - Điều kiện hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 2.2.4. Thực trạng mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam - Mô hình cấu trúc sở hữu của Tập đoàn kinh tế nhà nước:  Công ty mẹ (100% vốn nhà nước/hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/hoặc công ty cổ phần.  Công ty con gồm công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty con do công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoạt động dưới hình thức công ty cổ 16 phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.  Công ty liên doanh liên kết. - Mô hình liên kết trong Tập đoàn kinh tế nhà nước: Hình thức liên kết phổ biến hiện nay là thông qua điều phối của công ty mẹ. - Mô hình cơ cấu tổ chức trong nội bộ Tập đoàn kinh tế nhà nước: Hội đồng thành viên, kiểm soát viên và Tổng giám đốc. Riêng đối với Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), cơ cấu tổ chức công ty mẹ khác với cơ cấu tổ chức các công ty còn lại. Cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ. - Mô hình cơ cấu vận hành nội bộ: Quản lý, điều hành thông qua công ty mẹ; - Kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế nhà nước Hầu hết các trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước đều có bộ phận kiểm soát nội bộ; bộ phận này do Hội đồng thành viên quyết định thành lập trực thuộc Hội đồng thành viên (riêng đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội, bộ phận kiểm soát do Tổng Giám đốc quyết định thành lập). - Quản lý và giám sát của Nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước: thông qua các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban hành 2.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam 2.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động của các Tập đoàn KTNN ở Việt Nam - Những kết quả đạt được  Mối quan hệ trong nội bộ đã có chuyển biến so với mô hình tổng công ty nhà nước trước đây.  Hầu hết các Tập đoàn kinh tế nhà nước đều hoàn thành nhiệm vụ được giao;  Trình độ công nghệ và nguồn nhân lực tăng.  Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số Tập đoàn kinh tế nhà nước tăng qua các năm. - Những hạn chế và nguyên nhân  Những hạn chế:  Việc hình thành chủ yếu dựa vào các quyết định hành chính, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các nhân tố nội tại của Tập đoàn kinh tế.  Chưa định hình được hệ thống tiêu chí đánh giá đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước; mà vẫn chỉ sử dụng tiêu chí về kinh tế  Đầu tư tràn lan, gây mất kiểm soát đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước.  Cấu trúc hình tháp, với 3-4 tầng doanh nghiệp; do đó, mối quan hệ về vốn, quyền và tài sản trong nội bộ Tập đoàn rất phức tạp, không tương ứng với 17 năng lực tài chính, năng lực quản lý và kiểm soát.  Đa dạng của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; dẫn tới tình trạng, không rõ ràng về đầu mối đại diện chủ sở hữu nhà nước.  Hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư.  Một số Tập đoàn là biến thể của mô hình tổng công ty cũ, nên khó thực hiện được mục tiêu đề ra.  Việc huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất kinh doanh triển khai còn chậm.  Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; còn cần nhiều kiến nghị nhà nước về cơ chế đặc thù để tồn tại.  Chưa có sự phân định rõ giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận trong Tập đoàn kinh tế nhà nước.  Việc kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước chưa hiệu quả, còn lỏng lẻo.  Một số Tập đoàn kinh tế nhà nước có trình độ công nghệ chưa cao, thiếu vốn, tiềm lực và hiểu biết về công nghệ tiên tiến trên thế giới còn hạn chế, việc chủ động tiếp cận và nhập khẩu được công nghệ gốc tiên tiến, hiện đại của thế giới khó khăn.  Những nguyên nhân của hạn chế  Các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã chú trọng đầu tư theo chiều rộng.  Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển không thích ứng.  Năng lực quản trị của Ban quản lý một số Tập đoàn còn yếu kém.  Đầu tư tiền không nhỏ vào những ngành, lĩnh vực không phải là thế mạnh.  Đại diện chủ sở hữu còn chồng chéo.  Hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nước không xuất phát từ quy luật khách quan.  Việc thực hiện thí điểm quá nhiều và quá lâu đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng không có sự đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên. Kết luận Chƣơng 2 Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2, Luận án nhận định: (1)- Tập đoàn kinh tế là khái niệm không mới trên thế giới, nhưng là tương đối mới ở nước ta. (2)- Đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành, mô hình phát triển và những đóng góp của các Tập đoàn kinh tế ở mỗi quốc gia, tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_hoat_dong_cua_ta.pdf
Tài liệu liên quan