Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ bằng Natri Valproat và tác dụng cải thiện hành vi của môi trường phong phú trên chuột nhắt trắng

Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên

hoạt động tương tác xã hội trong bài tập mê lộ ba buồng

Trong nghiên cứu này, ở phiên 1, chuột nhóm VPA500 giảm số

lần vào buồng có chuột lạ, giảm số lần giao tiếp với chuột trong lồng

nhỏ và tăng thời gian ở buồng trung tâm; chuột nhóm VPA400 giảm

số lần vào buồng có chuột lạ; chuột nhóm VPA300 giảm số lần và

thời gian giao tiếp với chuột lạ trong lồng nhỏ so với chuột nhóm

chứng. Còn ở phiên 2, chuột nhóm VPA500 giảm số lần vào buồng

có chuột lạ mới, giảm số lần giao tiếp với chuột lạ mới và tăng thời

gian ở buồng trung tâm; chuột nhóm VPA300 giảm số lần giao tiếp

với chuột lạ mới so với nhóm chứng. Những kết quả này thể hiện

phần nào sự suy giảm trong tương tác và nhận thức xã hội ở nhóm

phơi nhiễm với VPA so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu của

Cheaha và cs. cũng chỉ ra thời gian giao tiếp với chuột đối tác lạ

trong phiên 1 của bài tập ba buồng ở nhóm VPA thấp hơn so với

nhóm chứng. Nghiên cứu của Markram và cs. trên chuột phơi nhiễm

với VPA liều 500mg/kg cân nặng cũng nhận thấy, chuột VPA giảm

các hành vi xã hội với chuột đối tác lạ như thăm dò, ngửi, chạm và

tránh tương tác bằng ẩn trốn. Tác giả cũng đưa ra ết quả ghi điện19

sinh lý tế bào nhân bên của hạch hạnh nhân của nhóm VPA có sự

tăng phản ứng với ch th ch, tăng điện thế hưng phấn kéo dài và

giảm ức chế so với nhóm chứng. Bất thường ở hạch hạnh nhân có thể

là trung tâm dẫn đến lo lắng quá mức, ám ảnh và sợ hãi. Chính sự lo

sợ này có thể dẫn tới cô lập, né tránh, rút lui xã hội và suy giảm các

hành vi xã hội.

 

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ bằng Natri Valproat và tác dụng cải thiện hành vi của môi trường phong phú trên chuột nhắt trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng hành vi giữa những con chuột ông mang về nhà cho con chơi cùng với những con được giữ trong lồng ở phòng thí nghiệm. Cho đến những năm 1960 đã có những phát hiện về thay đổi sinh hóa và cấu trúc não ở động vật được tiếp xúc với môi trường thí nghiệm phong phú. Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển thần kinh nên việc sử dụng MTPP được cho là có tác dụng điều trị, cải thiện các khiếm khuyết do quá trình bệnh lý gây nên. 1.8. Nghiên cứu về bệnh tự kỷ tại Việt Nam Trong những năm gần đây, số lượt trẻ đến hám và điều trị rối loạn phổ tự ỷ ngày càng gia tăng. Trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu về một số yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu lâm sàng để phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ tự kỷ, hướng nghiên cứu gây mô hình bệnh vẫn còn hiêm tốn... Việc chẩn đoán, điều trị cho trẻ tự kỷ còn gặp nhiều hó hăn vì chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy, nhiều trẻ tự kỷ hông được phát hiện và điều trị sớm, dẫn đến trẻ bị thiệt thòi cả về trí tuệ, sức khỏe, khó hăn hi hòa nhập cộng đồng. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Chuột nhắt trắng chủng Swiss sinh ra từ chuột bố, mẹ do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất động vật thí nghiệm chuẩn thức - Viện 6 Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp, được sử dụng trong hai nội dung nghiên cứu sau đây: * Nội dung 1: Xây dựng mô hình bệnh tự kỷ trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Chuột được chia thành: nhóm chứng (Chứng) 35 con, các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh với các liều 300, 400 và 500 mg/kg cân nặng (VPA300, VPA400 và VPA500, với số lượng lần lượt là 31, 32 và 30 chuột). * Nội dung 2: Đánh giá tác dụng cải thiện hành vi của môi trường phong phú trên chuột nhắt được gây mô hình bệnh tự kỷ với liều xác định. Chuột được chia thành: nhóm chứng nuôi trong môi trường chuẩn (Chứng-C) và nuôi trong MTPP (Chứng-PP), với số lượng lần lượt là 69 và 72 con; nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh với liều xác định 500 mg/ g nuôi trong môi trường chuẩn (VPA-C) và nuôi trong MTPP (VPA-PP) với số lượng mỗi nhóm là 66 và 65 con. Các quy trình thực nghiệm và chăm sóc động vật thực nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất động vật thí nghiệm chuẩn thức - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Ban cung cấp động vật thí nghiệm - Học viện Quân y. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, can thiệp, có đối chứng. 2.2.2. Phương tiện và hóa chất Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu gồm natri valproat (Sigma Aldrich, Đức) và dung dịch natri clorid 0,9% (B.BRAUN, Việt Nam). Chuột được nuôi trong điều kiện nhiệt độ ổn định ở 25 ± 10C, độ ẩm 60-70% và chu kỳ sáng tối 12/12 giờ. Các nhóm chuột Chứng-C và VPA-C được nuôi trong môi trường chuẩn (MTC), còn các nhóm chuột Chứng-PP và VPA-PP được nuôi trong MTPP. MTC là lồng 7 nuôi có ch thước 30x20x15 cm, đủ thức ăn dạng cám viên, nước uống, vật liệu làm tổ. MTPP là lồng nuôi có ch thước lớn 50x30x30 cm, chia hai tầng, gồm các thành phần: bánh xe chạy bộ, cầu thang, dây leo, bập bênh, nhà ngủ, đường hầm, bóng lăn, đủ thức ăn dạng cám viên, nước uống và vật liệu làm tổ. Phòng thực nghiệm yên tĩnh, nhiệt độ ổn định ở 25 ± 10C, có đặt một buồng thực nghiệm để tiến hành các bài tập đánh giá hành vi. Buồng thực nghiệm hình trụ tròn (đường kính 2 m, cao 2 m), được quây kín xung quanh và trần bằng vải đen dày và sử dụng ánh sáng bóng đèn mờ 25 W. Các thiết bị nghiên cứu hành vi gồm: mặt phẳng nghiêng, hệ thống ghi và phân t ch âm siêu âm, môi trường mở, rotarod và các mê lộ chữ thập, ba buồng và mê lộ nước, cùng hệ thống ghi và phân tích hành vi Any-maze. 2.2.3. Quy trình nghiên cứu * Nội dung 1: Xây dựng mô hình bệnh tự kỷ trên chuột nhắt trắng. Chuột nhắt trắng cái trưởng thành chủng Swiss được kiểm soát chu kỳ sinh sản, cho giao phối, xác định ngày của thai kỳ. Vào ngày thứ 12,5 của thai kỳ, các chuột mẹ được chia ngẫu nhiên vào nhóm sinh chuột con chứng và các nhóm sinh chuột con phơi nhiễm VPA trước sinh. Các chuột mẹ sinh chuột con chứng được tiêm phúc mạc liều đơn dung dịch NaCl 0,9%, 0,01 ml/g cân nặng. Các chuột mẹ sinh chuột con thuộc các nhóm gây mô hình được tiêm phúc mạc dung dịch VPA nồng độ 50 mg/ml, liều đơn 300, 400, 500 và 600 mg/kg cân nặng. Với các liều VPA này, chúng tôi tiến hành thử liều tác dụng/gây độc. Vì liều VPA 600 mg/kg gây chết/độc với các chuột non phơi nhiễm ngay trong tuần đầu sau sinh, nên số chuột non phơi nhiễm ở liều VPA600 được đánh giá hành vi trong các giai đoạn tiếp theo rất hạn chế. Bởi vậy, nghiên cứu hiện tại sử dụng các liều 300– 500 mg/kg và các kết quả thực nghiệm tương ứng với các liều này. 8 Chuột con sinh ra được chia thuộc nhóm chứng hoặc các nhóm VPA300, VPA400, VPA500 theo liều phơi nhiễm trong thời kỳ bào thai. Đánh giá hành vi chuột con gồm: ghi âm siêu âm ở giai đoạn 3- 10 ngày tuổi; bài tập mặt phẳng nghiêng ở 6-8 ngày tuổi; các bài tập trong môi trường mở, tương tác xã hội ba buồng, mê lộ chữ thập, rotarod, mê lộ nước ở giai đoạn 49-61 ngày tuổi. Từ đó, xác định liều VPA phù hợp nhất gây mô hình bệnh tự kỷ trên chuột nhắt. * Nội dung 2: Đánh giá tác dụng cải thiện hành vi của MTPP trên chuột nhắt đã gây mô hình bệnh tự kỷ với liều xác định. Gây mô hình bệnh tự kỷ trên chuột nhắt bằng phơi nhiễm ở ngày 12,5 của thai kỳ với liều VPA xác định để đánh giá tác dụng cải thiện hành vi của MTPP trên mô hình này. Chuột con ở các nhóm chứng và VPA sau khi cai sữa (ngày 21) được chia nhóm ngẫu nhiên nuôi trong MTC hoặc trong MTPP, mỗi lồng 3-6 con, nuôi riêng theo giới, với thời gian nuôi là 4 tuần. Đánh giá hành vi chuột con các nhóm trước khi nuôi trong MTC và MTPP, gồm: ghi âm siêu âm ở giai đoạn 3-10 ngày tuổi; bài tập mặt phẳng nghiêng ở 6-8 ngày tuổi. Quy trình nuôi trong MTPP: lồng nuôi được sắp xếp thành các mẫu đánh số thứ tự, mỗi mẫu có 5 đồ vật, 3 ngày thay đổi một lần bao gồm thay ổ mới, rửa sạch và làm hô đồ vật, thay thế một đồ vật mới và đổi vị tr hai đồ vật cũ. Đánh giá hành vi chuột con sau khi nuôi trong MTC và MTPP: Chuột ở giai đoạn 49-61 ngày tuổi, qua các bài tập môi trường mở, mê lộ ba buồng, mê lộ chữ thập, rotarod, mê lộ nước, so sánh, đánh giá tác dụng của MTPP so với ở MTC lên hành vi chuột nhắt đã gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ. 9 2.2.4. Xử lý số liệu Số liệu được thể hiện qua các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ phần trăm. So sánh các tỉ lệ bằng kiểm định 2, so sánh các giá trị trung bình của nhiều nhóm có phân phối chuẩn bằng phân tích phương sai một nhân tố, hoặc phân tích Kruskal-Walis với phân phối không chuẩn, so sánh giá trị trung bình giữa nhiều nhóm ở nhiều thời điểm khác nhau bằng phân t ch phương sai hỗn hợp, các thuật toán thống kê chạy trên phần mềm IBM SPSS Statistics 20.0. 2.2.5. Địa điểm nghiên cứu Labo Sinh lý học - Học viện Quân y. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ trên chuột nhắt trắng chủng Swiss bằng tiêm natri valproat trƣớc sinh 3.1.1. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên sự phát triển phối hợp vận động, thăng bằng trong bài tập mặt phẳng nghiêng Hình 3.1. Thời gian hoàn thành quay 1800 ở chuột nhóm chứng và các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh 6–8 ngày tuổi. **: p<0,01, *** p:<0,001 so với của nhóm chứng cùng ngày +:p<0,05, ++: p<0,01 so với ở ngày 6 cùng nhóm Thời gian hoàn thành động tác quay ở các nhóm VPA400 và VPA500 dài hơn nhóm chứng, rõ nhất ở nhóm VPA500. 10 3.1.2. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên giao tiếp bằng phát âm Hình 3.7. Số lần phát âm của chuột nhóm chứng và các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh 3–10 ngày tuổi ở dải tần số dưới 35 kHz. Số lần phát âm ở nhóm chứng cao hơn ở các nhóm VPA, rõ nhất ở nhóm VPA500 (p < 0,001). 3.1.3. Ảnh hưởng của natri valproat lên hoạt động vận động, khám phá trong môi trường mở Kết quả nghiên cứu trên Bảng 3.3 cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm (p > 0,05) về quãng đường và vận tốc vận động. 3.1.4. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên hoạt động tương tác xã hội trong mê lộ ba buồng Bảng 3.4. Số lần và thời gian vào các buồng trong mê lộ ba buồng phiên 1 ở chuột nhóm chứng và các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh. Chỉ số Nhóm n ± SD p Số lần vào buồng 1 (lần) a.Chứng 35 14,51 ± 5,89 pa,b > 0,05 pa,c < 0,01 pa,d < 0,001 b.VPA300 31 13,26 ± 7,06 c.VPA400 32 9,45 ± 4,65 d.VPA500 30 9,10 ± 6,69 Thời gian ở buồng 1 (s) a.Chứng 35 295,61 ± 67,91 > 0,05 b.VPA300 31 270,02 ± 55,48 c.VPA400 32 291,33 ± 102,41 d.VPA500 30 262,10 ± 122,78 Thời gian ở buồng trung tâm (s) a.Chứng 35 91,61 ± 42,93 pa,b > 0,05 pa,c > 0,05 pa,d < 0,05 b.VPA300 31 89,78 ± 30,05 c.VPA400 32 118,71 ± 116,55 d.VPA500 30 133,22 ± 99,27 11 Số lần vào buồng 1 ở nhóm chứng cao hơn ở các nhóm VPA400, VPA500 (p <0,01 đến p < 0,001). Thời gian ở buồng trung tâm ở nhóm VPA500 cao hơn ở nhóm chứng (p < 0,05). 3.1.5. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên hành vi liên quan đến lo lắng trong bài tập mê lộ chữ thập Kết quả nghiên cứu trên Bảng 3.8 cho thấy số lần vào cánh mở ở nhóm chứng cao hơn ở các nhóm VPA300 (p < 0,05) và VPA400 (p < 0,01), không có sự khác biệt với nhóm VPA500. Thời gian ở cánh mở ở nhóm chứng cao hơn ở các nhóm VPA300, VPA400 và VPA500 (p < 0,05 đến p < 0,001). Thời gian ở cánh đóng ở nhóm chứng thấp hơn ở nhóm VPA400 (p < 0,001), không có sự khác biệt với các nhóm VPA300 và VPA500. 3.1.6. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên khả năng phối hợp vận động, thăng bằng trong bài tập trên rotarod Hình 3.12. Thời gian duy trì vận động trên trục quay ở chuột nhóm chứng và các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh. Thời gian vận động trên trục quay ở nhóm chứng cao hơn ở các nhóm VPA (p < 0,01 đến p < 0,001). 3.1.7. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên khả năng học tập và trí nhớ không gian trong bài tập mê lộ nước 12 Hình 3.13. Quãng đường (A) và thời gian tìm bến đỗ (B) ở chuột nhóm chứng và các nhóm phơi nhiễm VPA trước sinh qua 6 ngày tập. Quãng đường bơi tìm bến đỗ ở nhóm chứng ngắn hơn ở các nhóm VPA300 và VPA500 (p < 0,05 đến p < 0,001). Thời gian bơi để tìm bến đỗ ở nhóm chứng ngắn hơn ở nhóm VPA500 (p < 0,01). 3.2.2. Tác dụng của môi trƣờng phong phú lên hành vi trên chuột nhắt đƣợc gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ bằng phơi nhiễm natri valproat trƣớc sinh liều 500 mg/kg cân nặng 3.2.2.1. Tác dụng của môi trường phong phú lên hoạt động vận động hám phá trong môi trường mở trên chuột nhắt được gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ Bảng 3.11. Hoạt động trong môi trường mở của chuột các nhóm chứng và mô hình VPA500 nuôi trong MTC và MTPP. Chỉ số Nhóm n ± SD p Số lần vào vùng trung tâm (lần) a.Chứng-C 62 20,82 ± 11,72 pa,b > 0,05 pa,c < 0,05 pc,d < 0,001 b.Chứng-PP 72 18,72 ± 10,84 c.VPA-C 66 16,22 ± 9,22 d.VPA-PP 65 22,82 ± 10,27 Thời gian ở vùng trung tâm (s) a.Chứng-C 62 25,56 ± 22,18 pa,b > 0,05 pa,c > 0,05 pc,d < 0,01 b.Chứng-PP 72 30,08 ± 28,38 c.VPA-C 66 20,70 ± 13,20 d.VPA-PP 65 29,79 ± 19,01 Số lần và thời gian ở vùng trung tâm ở nhóm VPA-C cao hơn ở nhóm VPA-PP (p < 0,01 đến p < 0,001). B 13 3.2.2.2. Tác dụng của môi trường phong phú lên hoạt động tương tác xã hội trên chuột nhắt được gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ Bảng 3.12. Số lần và thời gian vào các buồng trong mê lộ ba buồng phiên 1 của chuột các nhóm chứng và mô hình VPA500 nuôi trong MTC và MTPP. Chỉ số Nhóm n ± SD p Số lần vào buồng 1 (lần) a.Chứng-C 69 14,75 ± 9,98 pa,b < 0,001 pa,c < 0,01 pc,d >0,05 b.Chứng-PP 72 8,76 ± 4,07 c.VPA-C 66 10,86 ± 8,66 d.VPA-PP 64 9,34 ± 4,53 Thời gian ở buồng 1 (s) a.Chứng-C 69 314,33 ± 95,94 pa,b < 0,05 pa,c >0,05 pc,d > 0,05 b.Chứng-PP 72 360,03 ± 145,93 c.VPA-C 66 307,22 ± 113,21 d.VPA-PP 64 342,63 ± 138,99 Thời gian ở buồng trung tâm (s) a.Chứng-C 69 85,71 ± 51,68 pa,b < 0,01 pa,c < 0,05 pc,d < 0,01 b.Chứng-PP 72 80,95 ± 93,41 c.VPA-C 66 116,92 ± 91,61 d.VPA-PP 64 83,48 ± 76,40 Số lần vào buồng 1 ở nhóm chứng nuôi MTC cao hơn ở các nhóm chứng nuôi MTPP và nhóm VPA nuôi MTC (p < 0,01). Thời gian ở buồng 1 ở nhóm chứng nuôi MTC thấp hơn ở nhóm chứng nuôi MTPP (p < 0,05). Thời gian ở buồng trung tâm ở nhóm chứng thấp hơn nhóm VPA (p<0,05), ở các nhóm nuôi MTPP đều thấp hơn các nhóm tương ứng nuôi MTC (p < 0,01). 3.2.2.3. Tác dụng của MTPP lên hành vi liên quan đến lo lắng trên chuột nhắt được gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ Kết quả nghiên cứu trên Bảng 3.18 cho thấy số lần vào cánh mở ở nhóm chứng nuôi MTC cao hơn ở các nhóm chứng nuôi MTPP, nhóm VPA nuôi MTC (p < 0,05 - p < 0,01); ở nhóm VPA nuôi MTC thấp hơn ở nhóm VPA nuôi MTPP (p < 0,05). Thời gian ở cánh mở ở 14 nhóm chứng nuôi MTC cao hơn ở nhóm chứng nuôi MTPP và nhóm VPA nuôi MTC (p < 0,01). 3.2.2.4. Tác dụng của MTPP lên phối hợp vận động thăng bằng trên chuột nhắt được gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ Hình 3.27. Thời gian duy trì vận động trên trục quay ở các nhóm chuột chứng và mô hình VPA500 nuôi trong MTC và MTPP. ***: p < 0,001 so với nhóm chứng-C; +++: p < 0,001 so với nhóm VPA-C Thời gian vận động trên trục quay ở các nhóm nuôi MTPP (chứng và VPA) cao hơn các nhóm nuôi môi trường chuẩn ( p< 0,001). 3.2.2.5. Tác dụng của MTPP lên học tập, trí nhớ không gian trên chuột nhắt được gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ Hình 3.32. Quãng đường (A) và thời gian bơi tìm bến đỗ (B) ở các nhóm chuột chứng và mô hình VPA500 nuôi MTC và MTPP qua 6 ngày tập. Quãng đường bơi tìm bến đỗ ở nhóm VPA nuôi MTPP ở nhóm VPA nuôi MTC (p < 0,001). Thời gian bơi tìm bến đỗ ở các nhóm nuôi MTPP rút ngắn hơn so các nhóm nuôi môi trường chuẩn (chứng và VPA, p < 0,01 đến p < 0,001). B A 15 Chƣơng 4. BÀN UẬN 4.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ trên chuột nhắt trắng chủng Swiss bằng tiêm natri valproat trƣớc sinh Hiện nay có ba hướng tiếp cận gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ trên động vật là mô hình di truyền (đột biến gen), mô hình yếu tố môi trường (sử dụng hóa chất) và mô hình gây tổn thương não. Mỗi hướng tiếp cận đều có các ưu điểm, nhược điểm riêng [9],[67],[68]. Các tác giả lựa chọn phương pháp gây mô hình tự kỷ thường dựa vào mục đ ch nghiên cứu, điều kiện tiến hành nghiên cứu của từng cơ sở. Ở Việt Nam hiện nay chưa thực hiện được các kỹ thuật tạo sinh ra các dòng động vật đột biến gen để có thể gây mô hình di truyền bệnh tự kỷ. Trong nghiên cứu này, việc lựa chọn gây mô hình tự kỷ bằng VPA và thời điểm tiêm VPA dựa trên các nghiên cứu trước đây cho thấy tác động của VPA là yếu tố môi trường làm thay đổi sự phát triển thần kinh trong quá trình phát triển bào thai nhất là xung quanh giai đoạn đóng ống thần kinh và hoàn thiện các cấu trúc thần kinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng liều VPA từ 100-800 mg/kg cân nặng đường uống, tiêm dưới da, tiêm phúc mạc trong khoảng thời gian từ ngày 9-15 của thai kỳ ở các chủng chuột khác nhau. Cách xác định ngày 12,5 dựa trên theo dõi chu kỳ động dục của chuột để ghép đôi một đêm vào giai đoạn chuột cái động dục, sáng hôm sau xác định sự có mặt tinh trùng trong âm đạo chuột cái được t nh là ngày đầu tiên của thai kỳ (ngày 0,5 tính từ tối hôm trước đến sáng hôm sau). Chuột cái sau giao phối được tách riêng theo dõi cân nặng và các dấu hiệu mang thai, sáng ngày 13 (ngày 12,5) xác định chắc chắn chuột mang thai để tiêm. Thời điểm tiêm này cũng tương đồng với lựa chọn trong các nghiên cứu trước đây, được cho là 16 tạo mô hình phơi nhiễm trước sinh với kết quả khả quan. Việc lựa chọn bài tập và đánh giá hành vi trên chuột gây mô hình thực nghiệm bệnh tự kỷ dựa trên các hành vi trên chuột tương ứng các biểu hiện trên người tự kỷ đã được đề xuất bởi một số nghiên cứu có giá trị của Crawley, Wöhr ..., được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng gây mô hình tự kỷ thực nghiệm thành công trên động vật. 4.1.1. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên sự phát triển phối hợp vận động, thăng bằng trong bài tập mặt phẳng nghiêng Bài tập mặt phẳng nghiêng dùng để đánh giá sự phát triển vận động ở giai đoạn non sau khi sinh. Cheaha và cs. nghiên cứu trên chuột nhắt trắng chủng Swiss được gây mô hình bệnh tự kỷ bằng VPA liều 600mg/kg cân nặng đường tiêm dưới da vào ngày 13 của thai kỳ nhận thấy thời gian quay 1800 trong bài tập mặt phẳng nghiêng ở giai đoạn 3-10 ngày tuổi của nhóm VPA dài hơn so với nhóm chứng. Trong nghiên cứu của Wöhr và cs. trên chuột đột biến mất gen Shank1 - gen liên quan đến tự kỷ, cũng chỉ ra ở giai đoạn 2- 12 ngày tuổi, chuột đột biến gen Shank1-/- kéo dài thời gian quay 180 0 trong bài tập mặt phẳng nghiêng so với chuột Shank1+/- và chuột nhóm chứng (Shank1+/+). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các nhóm chuột phơi nhiễm với VPA, đặc biệt là nhóm VPA500, sự hoàn thiện chức năng vận động chậm hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với các tác giả trước đây trên chuột cống và chuột nhắt về phối hợp vận động. 4.1.2. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên khả năng giao tiếp bằng phát âm siêu âm Chuột phát ra âm thanh ở dải tần số siêu âm trong các bối cảnh khác nhau trong quá trình phát triển và trưởng thành. Nghiên cứu về phát âm là một công cụ hữu ích trong các mô hình động vật về các bệnh rối loạn tâm thần nói chung và tự kỷ nói riêng. Nghiên cứu của 17 Cheaha và cs. nhận thấy số lần phát âm/1 phút ở giai đoạn 3-10 ngày tuổi của nhóm VPA thấp hơn so với nhóm chứng. Wöhr và cs. nghiên cứu trên chuột đột biến mất gen Shan 1 cũng chỉ ra ở 8 ngày tuổi, chuột đột biến gen Shank1-/- giảm số lần phát âm so với chuột nhóm chứng. Các thông số âm như tần số âm đỉnh của chuột đột biến gen Shank1 -/- cao hơn nhóm chứng, biên độ âm đỉnh không có sự khác biệt giữa các nhóm, biến đổi tần số ở chuột đột biến gen Shank1 -/- thấp hơn chuột Shank1+/- và thấp hơn chuột Shank1+/+ và không có sự khác biệt về phát âm theo giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các nhóm chuột phơi nhiễm trong bào thai với VPA đặc biệt là nhóm VPA500 biểu hiện giảm tỷ lệ phát âm ở dải tần số trên 35 kHz, giảm số lần, thời gian phát âm, tần số âm ở dải tần số thấp dưới 35 Hz, như vậy phơi nhiễm trong bào thai với VPA làm giảm khả năng giao tiếp, thông tin liên lạc trên chuột nhắt giai đoạn 3-10 ngày tuổi, và các kết quả của chúng tôi cũng đồng chỉ ra ảnh hưởng phơi nhiễm VPA trước sinh, đặc biệt lên sự phát âm ở dải tần có hàm chứa ý nghĩa thông tin. 4.1.3. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên hoạt động vận động, khám phá trong môi trường mở Bài tập vận động trong môi trường mở được dùng để đánh giá hoạt động vận động và hành vi khám phá. Trong nghiên cứu này, các chỉ số quãng đường và vận tốc vận động giữa chuột nhóm chứng và các nhóm tiêm VPA không có sự khác biệt chứng tỏ VPA không ảnh hưởng đến hoạt động vận động tự phát nói chung. Số lần và thời gian vào vùng trung tâm ở nhóm VPA500 có xu hướng giảm so với nhóm chứng phần nào thể hiện mối quan tâm hạn chế và giảm khả năng khám phá ở nhóm chuột phơi nhiễm với VPA liều 500mg/kg cân nặng. Roullet và cs. khi nghiên cứu trên chuột nhắt phơi nhiễm với VPA liều 800mg/kg cân nặng đường uống ở ngày 11 của thai kỳ nhận thấy chuột nhóm VPA không thể hiện sự khác biệt về hoạt 18 động vận động trong môi trường mở so với nhóm chứng. Mehta và cs. nghiên cứu trên chuột nhắt phơi nhiễm với VPA liều 600mg/kg đường tiêm dưới da ở ngày 13 của thai kỳ cũng nhận thấy VPA không ảnh hưởng đến hoạt động vận động tự phát, nhưng làm giảm hoạt động khám phá. Những thay đổi này được cho là có liên quan đến sự giảm số lượng tế bào ở nhân vận động và tế bào Purkinje ở thùy giun của tiểu não hay những thay đổi ở vùng vỏ não trán trước, hạch hạnh nhân Những kết quả về hoạt động vận động trong môi trường mở trong nghiên cứu gây mô hình của chúng tôi tương đồng với các giả thuyết trên. 4.1.4. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên hoạt động tương tác xã hội trong bài tập mê lộ ba buồng Trong nghiên cứu này, ở phiên 1, chuột nhóm VPA500 giảm số lần vào buồng có chuột lạ, giảm số lần giao tiếp với chuột trong lồng nhỏ và tăng thời gian ở buồng trung tâm; chuột nhóm VPA400 giảm số lần vào buồng có chuột lạ; chuột nhóm VPA300 giảm số lần và thời gian giao tiếp với chuột lạ trong lồng nhỏ so với chuột nhóm chứng. Còn ở phiên 2, chuột nhóm VPA500 giảm số lần vào buồng có chuột lạ mới, giảm số lần giao tiếp với chuột lạ mới và tăng thời gian ở buồng trung tâm; chuột nhóm VPA300 giảm số lần giao tiếp với chuột lạ mới so với nhóm chứng. Những kết quả này thể hiện phần nào sự suy giảm trong tương tác và nhận thức xã hội ở nhóm phơi nhiễm với VPA so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu của Cheaha và cs. cũng chỉ ra thời gian giao tiếp với chuột đối tác lạ trong phiên 1 của bài tập ba buồng ở nhóm VPA thấp hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Markram và cs. trên chuột phơi nhiễm với VPA liều 500mg/kg cân nặng cũng nhận thấy, chuột VPA giảm các hành vi xã hội với chuột đối tác lạ như thăm dò, ngửi, chạm và tránh tương tác bằng ẩn trốn. Tác giả cũng đưa ra ết quả ghi điện 19 sinh lý tế bào nhân bên của hạch hạnh nhân của nhóm VPA có sự tăng phản ứng với ch th ch, tăng điện thế hưng phấn kéo dài và giảm ức chế so với nhóm chứng. Bất thường ở hạch hạnh nhân có thể là trung tâm dẫn đến lo lắng quá mức, ám ảnh và sợ hãi. Chính sự lo sợ này có thể dẫn tới cô lập, né tránh, rút lui xã hội và suy giảm các hành vi xã hội. 4.1.5. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên hành vi liên quan đến lo lắng trong bài tập mê lộ chữ thập Bài tập mê lộ chữ thập thường được dùng để đánh giá hành vi liên quan đến lo lắng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chuột ở các nhóm tiêm VPA đều có xu hướng có số lần và thời gian ở cánh đóng nhiều hơn so với nhóm chứng, rõ nhất ở nhóm VPA400. Như vậy, phơi nhiễm với VPA trong bào thai làm chuột dễ bị lo lắng, sợ hãi. Nghiên cứu của Markram và cs. cũng nhận thấy chuột nhóm VPA tăng hành vi lo lắng thể hiện ở tăng thời gian ở cánh đóng, giảm thời gian ở cánh mở trong bài tập mê lộ chữ thập. Đồng thời, chuột nhóm VPA biểu hiện tăng tr nhớ sợ hãi, tăng sợ hãi chung và giảm dập tắt sợ hãi trong bài tập sợ hãi có điều kiện. Các biểu hiện tăng lo lắng, sợ hãi hoặc suy giảm giao tiếp xã hội được đề cập ở trên có thể do sự thay đổi theo hướng tăng ch th ch, giảm ức chế của tế bào nhân bên hạch hạnh nhân. 4.1.6. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên khả năng phối hợp vận động, thăng bằng trong bài tập rotarod Trong nghiên cứu này, thời gian vận động trên trục quay ở các nhóm VPA đều ngắn hơn so với nhóm chứng chứng tỏ khả năng phối hợp vận động, giữ thăng bằng ở chuột tiêm VPA ém hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Morakotsriwan và cs. trên chuột tiêm VPA liều 400mg/kg cân nặng cũng nhận thấy chuột nhóm VPA biểu hiện giảm thời gian vận động trên trục quay so với chuột nhóm 20 chứng trong bài tập rotarod. Đặc biệt, hi được điều trị bằng hỗn hợp chiết xuất từ gạo nếp cẩm và nhộng tằm, chuột nhóm VPA tăng thời gian vận động trên trục quay so với nhóm hông được điều trị. Cho đến nay, những hiểu biết về nguyên nhân của những hiếm huyết vận động ở bệnh nhân tự kỷ còn há nghèo nàn. Piochon và cs. đề cập đến sự suy giảm tính dẻo và giảm bớt synap ở tiểu não có thể gây nên các vấn đề về vận động. Một số tác giả khác cho rằng những bất thường về vận động trong bệnh tự kỷ có liên quan đến sự giảm số lượng tế bào ở nhân vận động và tế bào Purkinje ở thùy giun của tiểu não. 4.1.7. Ảnh hưởng của phơi nhiễm natri valproat trước sinh lên khả năng học tập, trí nhớ không gian trong mê lộ nước Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chuột nhóm VPA500 có giảm tỷ lệ tìm được bến đỗ, kéo dài thời gian bơi để tìm được bến đỗ, tăng quãng đường bơi để tìm được bến đỗ ở các ngày luyện tập biểu hiện suy giảm khả năng học tập và trí nhớ không gian. Tuy vậy, ở ngày 7, thời gian bơi ở góc trước đó đặt bến đỗ chưa thấy sự khác biệt giữa nhóm chứng và các nhóm VPA. Nghiên cứu của Kataoka và cs. trên chuột nhắt ICR được tiêm màng bụng VPA liều 500mg/kg cân nặng vào ngày 12,5 của thai kỳ cũng chỉ ra ở bài tập mê lộ nước Morris, nhóm VPA500 thể hiện tăng thời gian bơi để tìm được bến đỗ ở các ngày luyện tập 1-6 và giảm thời gian bơi ở góc trước đó đặt bến đỗ ở ngày 7 rõ rệt so với nhóm chứng. Từ các kết quả trên có thể thấy chuột nhắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_thuc_nghiem_benh.pdf
Tài liệu liên quan