Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng

Khi so sánh số lao động nông nghiệp đã chuyển đổi nghề (2008 - 2010) với số

lao động nông nghiệp tương ứng theo giới tính, kết quả cho thấy lao động nông

nghiệp nam giới chuyển đổi nghề chiếm tỷ lệ 15,17% cao hơn so với nữ giới chiếm

10,47%. Xu hướng tỷ lệ lao động nông nghiệp là nữ cao hơn nam; khả năng chuyển

đổi nghề của lao động nam tốt hơn lao động nữ; trong lao động nông nghiệp nam

giới, lao động trẻ tuổi và có trình độ chuyển đổi nghề nhiều hơn, nhanh hơn.

Chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp diễn ra khác nhau giữa các độ tuổi,

số lao động nông nghiệp giảm với tốc độ giảm ở các nhóm tuổi 15-24, 25-34 và 35-44

lần lượt là 10,75%/năm, 5,48%/năm và 3,70%/năm; nhưng lại tăng ở nhóm tuổi 45-60

với tốc độ cao 7,06%/năm. Lao động nông nghiệp trẻ dễ chuyển đổi nghề hơn lao động

lớn tuổi; nhóm lao động “dễ bị tổn thương” khó khăn nhiều trong học nghề và chuyển

đổi nghề do khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, lao động lại sẵn có tâm lý cố hữu tư

duy kiểu truyền thống trông chờ, ỷ lại.

pdf24 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa lao ñộng nông nghiệp với các thế mạnh về vị trí ñịa lý, giao thông, tài nguyên thiên nhiên, con người và du lịch. Tuy nhiên là vùng ñất chật, người ñông, lao ñộng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn dư thừa do công nghiệp và ño thị phát triển nhanh 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích * Cách tiếp cận: Luận án sử dụng các cách tiếp cận phù hợp như nghiên cứu có sự tham gia; tiếp cận hệ thống; tiếp cận ña ngành, liên vùng; tiếp cận giới và tiếp cận theo hộ, ñối tượng lao ñộng. * Khung lý thuyết liên quan ñến xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp: mô hình liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, mô hình các yếu tố “kéo” và “ñẩy” và mô hình kinh tế hộ. * Khung phân tích xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp: Xác ñịnh thực trạng xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng, các yếu tố ảnh hưởng ñể ñánh giá hiệu quả của các xu hướng và ñịnh hướng phát triển của các xu hướng; qua ñó ñề xuất các giải pháp chủ yếu thúc ñẩy những xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðBSH có hiệu quả, bền vững. 9 2.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu Chọn ñiểm nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương ñại diện tiểu vùng phía Bắc, thành phố Hà Nội là trung tâm của vùng và tỉnh Thái Bình ñại diện tiểu vùng phía Nam. Mỗi tỉnh chọn một huyện; mỗi huyện chọn 3 xã ñại diện. Chọn mẫu ñiều tra: Mỗi xã chọn 50 hộ, có cả hộ mất ñất nông nghiệp, có ñại diện của những hộ ñã, ñang hoặc sẽ chuyển ñổi nghề (hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ chuyên nghề phi nông nghiệp). Luận án chọn 15 doanh nghiệp sử dụng lao ñộng, 15 cơ sở ñào tạo, dạy nghề và 78 cán bộ chuyên môn cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ñể phỏng vấn thu thập thông tin về cung, cầu lao ñộng liên quan ñến lao ñộng nông nghiệp. 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các bộ, ngành, các cấp, niên giám thống kê... Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp từ ñiều tra hộ, người lao ñộng thông qua quan sát, phỏng vấn theo phiếu ñiều tra ñược thiết kế. 2.2.4 Phương pháp xử lý thông tin Thông tin thứ cấp ñược sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: (i) những tài liệu về lý luận; (ii) những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; (iii) những tài liệu của các ñịa phương. Thông tin sơ cấp ñược xử lý bằng phầm mềm Excel, SPSS, DA 4.2 (Distributive Analysis)... Trên cơ sở tài liệu ñiều tra, tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. 2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin ðề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, bộ công cụ PRA, phương pháp dự báo lao ñộng; phương pháp ñồ thị, biểu ñồ. 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ðề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: (i) Quy mô, cơ cấu lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề; (ii) Thu nhập tăng lên do chuyển ñổi nghề; (iii) Số người ăn theo ñược nuôi sống nhờ chuyển ñổi nghề; (iv) Tỷ trọng lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi ñược nghề trong tổng số lao ñộng của khu vực phi nông nghiệp Trong ñó, chỉ tiêu quy mô hay số lượng lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề là quan trọng nhất ñể ñánh giá kết quả chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp; chỉ tiêu thu nhập tăng lên do chuyển ñổi nghề của một lao ñộng nông nghiệp là quan trọng nhất ñể ñánh giá hiệu quả chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp. Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ðỔI NGHỀ CỦA LAO ðỘNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ðỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1 Thực trạng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðồng bằng sông Hồng 3.1.1 Thời kỳ từ năm 1990 ñến năm 1995 Kinh tế hộ ñã ñược “cởi trói” phát triển mạnh từ khi thực hiện Nghị quyết 10 (1988) của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ðảng khóa (VI), Nghị quyết Trung ương 5 khóa (VII) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Luật ðất ñai giao ñất lâu dài cho nông dân ñã giải phóng sức sản xuất và tạo cơ chế thúc ñẩy nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Lao ñộng nông nghiệp ñang làm việc của vùng thời kỳ này tăng 3,37%/năm về lượng, nhưng về tỷ trọng ñã thể hiện rõ xu hướng giảm từ 73,77% (1990) xuống 69,87% (1995). Nguyên nhân là do dân số hoạt ñộng kinh 10 tế của vùng tăng liên tục qua các năm ñã bổ sung bình quân hàng năm trên 60 nghìn lao ñộng cho khu vực nông nghiệp của vùng. 3.1.2 Thời kỳ từ năm 1996 ñến năm 2000 Thời kỳ này lao ñộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ñều tăng về lượng do kết quả của kiềm chế tăng trưởng dân số còn hạn chế, trong khi xuất phát ñiểm của vùng ñi lên từ nền nông nghiệp truyền thống. Lao ñộng nông nghiệp tăng chậm hơn thời kỳ trước, ñạt 1,66%/năm về lượng nhưng vẫn duy trì xu hướng giảm về tỷ trọng của thời kỳ trước, giảm từ 69,11% (1996) xuống 67,93% (2000). Tốc ñộ này còn chậm do kinh tế vùng và cả nước thời kỳ này chịu tác ñộng của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực châu Á (1988), nền kinh tế Việt Nam ở tình trạng thiểu phát làm cho ñầu tư và việc làm của vùng khó khăn, lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề bị hạn chế. 3.1.3 Thời kỳ từ năm 2001 ñến năm 2005 Thời kỳ này bắt ñầu ñánh dấu sự thay ñổi về chất của sự chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðBSH, lao ñộng nông nghiệp ñang làm việc không những giảm về tỷ lệ từ 65,12% (2001) xuống 57,18% (2005) mà ñã bắt ñầu giảm 1,16%/năm về lượng. Nguyên nhân từ ñầu tư công tăng, do Chính phủ ñã “bơm” gói kích cầu lớn làm kinh tế tăng trưởng cao hơn thời kỳ trước ñã thúc ñẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn thu hút thêm nhiều lao ñộng từ nông nghiệp chuyển sang. Thêm vào ñó là thành tựu của sự nghiệp ñổi mới, các chính sách thúc ñẩy sản xuất tạo việc làm cho lao ñộng nông nghiệp phát huy tác dụng. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản, riêng trồng trọt giảm dần tỷ trọng cây lương thực, tăng cây công nghiệp và cây thực phẩm. Mặc dù vậy, quy mô lao ñộng nông nghiệp vẫn lớn, lao ñộng thiếu việc làm và phải làm thêm lúc nông nhàn vì chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp ra khỏi ngành còn chậm, lao ñộng dồn nhiều về nông thôn. 3.1.4 Thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 ñến nay Lao ñộng nông nghiệp ñang làm việc tiếp tục chu kỳ giảm của thời kỳ 2001 - 2005 với mức giảm cao hơn (2,89%/năm) về lượng, khoảng 150.000 người/năm, về tỷ lệ giảm từ 56,21% (2006) xuống 45,73% (2010). Nguyên nhân là do lao ñộng công nghiệp tăng 8,35%/năm và lao ñộng dịch vụ tăng 7,53%/năm, trong số tăng này có ñóng góp lớn của lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề. Ngoài ra là do thời kỳ này giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 4,5%/năm; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại; nuôi trồng thủy sản thu hút lao ñộng các vùng ven biển, hồ ñầm; cho nên ñã giữ lại số lượng lớn lao ñộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 1995 2000 2005 2006 2008 2009 2010 Lao ñộng nông nghiệp Lao ñộng công nghiệp Lao ñộng dịch vụ ðồ thị 3.1 Cơ cấu lao ñộng của vùng ðồng bằng sông Hồng giai ñoạn 1990 - 2010 11 Như vậy, lao ñộng nông nghiệp của vùng giai ñoạn 1990 - 2010 giảm liên tục về tỷ trọng (ðồ thị 3.1) thể hiện rõ xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo ngành kinh tế từ nghề nông nghiệp sang nghề công nghiệp, nghề dịch vụ; những năm gần ñây chuyển sang nghề dịch vụ nhiều hơn, nhanh hơn. Nguyên nhân là vùng ðBSH có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch. Về quy mô lao ñộng nông nghiệp ñang làm việc của vùng, ñã tăng ở những thời kỳ ñầu sau công cuộc ñổi mới ñất nước (1990 - 2000), nhưng ở những thời kỳ sau ñó (2001 - 2010) ñã hình thành xu hướng giảm nhưng tốc ñộ giảm chưa nhanh (ðồ thị 3.2) và chưa ñáp ứng yêu cầu của vùng ñầu tàu kinh tế của cả nước, chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp ra khỏi ngành, nhất là ở tiểu vùng phía Nam còn chậm. ðồ thị 3.2 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo ngành kinh tế của vùng ðồng bằng sông Hồng, 1990 - 2010 3.2 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðồng bằng sông Hồng 3.2.1 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo ngành kinh tế Bảng 3.5 Chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp ñiều tra, 2008 - 2010 Năm 2008 2009 2010 Diễn giải Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tốc ñộ tăng (%) 1.Tổng số nông dân 844 100 835 100 820 100 -1,43 1.1 Lao ñộng NN 787 93,25 774 92,7 753 91,83 -2,18 -Trồng trọt 627 79,67 620 80,10 593 78,75 -2,75 -Chăn nuôi 79 10,04 68 7,78 71 9,43 -5,20 -Thuỷ sản 62 7,88 69 8,91 74 9,83 9,25 - Lâm nghiệp 19 2,41 17 3,21 15 1,99 -11,15 1.2 Lao ñộng kiêm 57 6,75 61 7,30 67 8,17 8,42 2. Lao ñộng phi NN 366 100 385 100 413 100 6,23 -Tiểu thủ CN 44 12,02 44 11,43 51 12,35 7,66 -Công nghiệp 115 31,42 128 33,27 138 33,41 9,54 -Dịch vụ 207 56,56 213 55,30 224 54,24 4,03 Nguồn: Tổng hợp số liệu ñiều tra (2011) Xu hướng lao ñộng nông nghiệp giảm 2,18%/năm do chuyển ñổi nghề sang nghề công nghiệp, nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề dịch vụ hoặc nghề kiêm. Nguyên 12 nhân thúc ñẩy lao ñộng chuyển ñổi nghề là nhu cầu tăng thu nhập; do ñất nông nghiệpbị thu hẹp; do tác ñộng của các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Trong số 64 lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi nghề sang nghề khác (2008 - 2010), số lao ñộng nông nghiệp chuyển sang nghề công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 38,10%; chuyển sang nghề dịch vụ chiếm 28,57%; tiếp ñến là chuyển sang nghề nông nghiệp kiêm, thấp nhất là nghề tiểu thủ công nghiệp. Hình 3.1 Các nghề chuyển ñổi của lao ñộng nông nghiệp ñiều tra *Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp trong ngành nông nghiệp: Lao ñộng chăn nuôi giảm giảm có tính chất thời ñiểm do các ñịa phương chưa có quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung, lại bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm những năm qua; lao ñộng thuỷ sản còn chiếm tỷ lệ thấp nhưng ñã tăng cao 9,25%/năm. Tuy nhiên, lao ñộng trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao 78,75% và giảm không nhanh 2,75%/năm. Khi xét các lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi nghề trong ngành nông nghiệp, xu hướng chính là lao ñộng nghề trồng trọt chuyển sang nghề chăn nuôi 53,33%, nghề thủy sản 43,34% và nghề lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. *Chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp có sự khác nhau giữa các loại hộ về quy mô và tốc ñộ chuyển ñổi nghề: Hộ thuần nông không có ở hộ giàu, chiếm 28,12% hộ khá, chiếm ña số hộ trung bình và toàn bộ hộ nghèo, có thuận lợi chuyển ñổi nghề trong ngành nông nghiệp. Hộ kiêm chuyển nghề 11,11% số hộ vì dễ huy ñộng nguồn lực và ñã quen với việc làm phi nông nghiệp. Hộ phi nông nghiệp có kiến thức, thường trình ñộ cao hơn không chuyển sang thuần nông. Hộ giàu và hộ khá quyết ñịnh chuyển nghề nhanh hơn do có vốn, có kiến thức và năng ñộng, sáng tạo hơn; thường chuyển sang hộ phi nông nghiệp, hộ kiêm. Chỉ có 4,16% số hộ nghèo có lao ñộng chuyển ñổi ñược nghề do hạn chế về trình ñộ, khó khăn về nguồn lực. * Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp có sự khác nhau giữa các khu vực, tiểu vùng: Tại vùng ðBSH có sự chênh lệch lớn về trình ñộ phát triển giữa hai tiểu vùng, tiểu vùng phía Bắc chiếm tới 84% GDP vùng; GDP/người ñạt hơn 1.400 USD gấp gần 2 lần tiểu vùng phía Nam. ðây là ñiều kiện kinh tế ñể lao ñộng nông nghiệp của tiểu vùng phía Bắc năng ñộng hơn, chất lượng cao hơn và sự chuyển ñổi nghề mạnh mẽ hơn tiểu vùng phía Nam. Do sự khác biệt về ñặc ñiểm ñịa kinh tế và trình ñộ phát triển trong quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện ñại hóa (HðH) ñã làm cho xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp khác nhau giữa các không gian lãnh thổ. Khu vực nội ñô và trung tâm, lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi chậm hoặc ổn ñịnh. Khu vực ven ñô ñang Lao ñộng nông nghiệp Nghề công nghiệp - xây dựng Nghề dịch vụ - thương mại Nghề nông nghiệp kiêm Nghề tiểu thủ công nghiệp 14,28% 19,05% 28,57% 38,10% 13 ñô thị hóa, công nghiệp hóa số lượng và tỷ lệ lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nhiều sang các nghề công nghiệp và nghề dịch vụ. Khu vực thuần nông và ven biển lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề diễn ra nhiều trong ngành nông nghiệp hoặc chuyển sang các nghề kiêm, sang lao ñộng tự do. Hà Nội, Hải Dương và Thái Bình lao ñộng nông nghiệp giảm tương là 0,63%/năm, 2,25%/năm và 3,38%/năm. 3.2.2 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo hình thức nghề nghiệp Phần lớn lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề sang nghề phổ thông như xây dựng, sửa chữa, vận tải, xe ôm, bốc vác, dịch vụ hàng quán, buôn bán nhỏ, làm ñậu phụ, nấu rượu... Có tới 46,62% lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi nghề chuyển sang làm nghề giản ñơn. Xu hướng này sẽ diễn ra thời gian tới theo hướng lao ñộng nông nghiệp ngày càng có trình ñộ, tay nghề, do ñó sẽ gia tăng số lượng lao ñộng nông nghiệp ñược ñào tạo nghề và chuyển sang các nghề có chuyên môn kỹ thuật. 3.2.3 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo tính chất công việc Khi xét các lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi nghề sang nghề phi nông nghiệp có tới 61,70% cho rằng nghề ñang làm không có tính ổn ñịnh, lâu dài; trong ñó tính không ổn ñịnh (lao ñộng không có việc làm thường xuyên) cao hơn cả thuộc về nghề dịch vụ chiếm 63,79%, tiếp ñến là nghề công nghiệp chiếm 22,41%... Xu hướng chung là phần lớn lao ñộng nông nghiệp mong muốn làm nghề nhận tiền công, ăn lương chiếm 66,66% và số còn lại mong muốn có nghề tự tạo. Lao ñộng nông nghiệp mong muốn ổn ñịnh, sợ rủi ro. 3.2.4 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo di cư - Lao ñộng nông nghiệp di cư và chuyển ñổi nghề: Trong số 43 lao ñộng nông nghiệp di cư và chuyển ñổi ñược nghề có 41,47% chuyển sang nhóm nghề công nghiệp, 23,25% chuyển sang nhóm nghề dịch vụ; và có 34,88% chuyển ñổi sang nghề phi nông nghiệp khi ñi xuất khẩu lao ñộng. Lao ñộng nông nghiệp di cư thường có trình ñộ thấp, vốn duy nhất là sức lao ñộng và họ có thể làm bất cứ nghề gì. Họ thường làm nghề lao ñộng chân tay, nặng nhọc, sống tạm bợ, không có sự bảo trợ chặt chẽ của pháp luật, do không có hộ khẩu nên bị thiệt thòi khi tiếp cận dịch vụ công cộng; họ trở thành tầng lớp thứ dân ở các ñô thị. 3.2.5 Xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp theo giới tính, ñộ tuổi của lao ñộng Khi so sánh số lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi nghề (2008 - 2010) với số lao ñộng nông nghiệp tương ứng theo giới tính, kết quả cho thấy lao ñộng nông nghiệp nam giới chuyển ñổi nghề chiếm tỷ lệ 15,17% cao hơn so với nữ giới chiếm 10,47%. Xu hướng tỷ lệ lao ñộng nông nghiệp là nữ cao hơn nam; khả năng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nam tốt hơn lao ñộng nữ; trong lao ñộng nông nghiệp nam giới, lao ñộng trẻ tuổi và có trình ñộ chuyển ñổi nghề nhiều hơn, nhanh hơn. Chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp diễn ra khác nhau giữa các ñộ tuổi, số lao ñộng nông nghiệp giảm với tốc ñộ giảm ở các nhóm tuổi 15-24, 25-34 và 35-44 lần lượt là 10,75%/năm, 5,48%/năm và 3,70%/năm; nhưng lại tăng ở nhóm tuổi 45-60 với tốc ñộ cao 7,06%/năm. Lao ñộng nông nghiệp trẻ dễ chuyển ñổi nghề hơn lao ñộng lớn tuổi; nhóm lao ñộng “dễ bị tổn thương” khó khăn nhiều trong học nghề và chuyển ñổi nghề do khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, lao ñộng lại sẵn có tâm lý cố hữu tư duy kiểu truyền thống trông chờ, ỷ lại. 14 Như vậy, trong các xu hướng trên, xu hướng theo ngành kinh tế, theo hình thức nghề nghiệp và theo di cư là các xu hướng chính. Xu hướng theo ngành kinh tế là chủ ñạo, xuyên xuốt có tính chi phối các xu hướng còn lại, cần khuyến khích xu hướng này diễn ra mạnh mẽ hơn theo mục tiêu CNH, HðH của vùng, của các ñịa phương. Xu hướng theo hình thức nghề nghiệp và xu hướng theo tính chất công việc sẽ còn tiếp tục diễn ra, nhưng về lâu dài sẽ thu hẹp. Xu hướng theo di cư, cần ñược kiểm soát chặt chẽ và tiến tới hạn chế người di cư là lao ñộng phổ thông bằng các giải pháp kinh tế. Xu hướng theo giới tính, ñộ tuổi của lao ñộng cần quan tâm ñến vấn ñề bình ñẳng giới và hỗ trợ các lao ñộng “dễ bị tổn thương”, thúc ñẩy lao ñộng trẻ học nghề và chuyển ñổi sang các nghề có chuyên môn, ổn ñịnh. 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến xu hướng chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðồng bằng sông Hồng 3.3.1 Nhóm các yếu tố thuộc về người lao ñộng a. Trình ñộ văn hoá của lao ñộng: Lao ñộng nông nghiệp tăng 1,02%/năm ở trình ñộ trung học cơ sở và giảm nhiều 5,27%/năm ở trình ñộ trung học phổ thông, cũng giảm 5,77%/năm ở trình ñộ dưới trung học cơ sở. Sự chuyển ñổi nghề từ nghề nông nghiệp sang các nghề khác diễn ra mạnh nhất ở nhóm lao ñộng có trình ñộ từ trung học cơ sở trở lên. Nhóm lao ñộng có trình ñộ trung học phổ thông có xu hướng chuyển ñổi nghề tập trung vào nghề công nghiệp và chủ yếu là làm công nhân trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp. b. Trình ñộ chuyên môn kỹ thuật của lao ñộng: Số lao ñộng nông nghiệp có trình ñộ chuyên môn kỹ thuật tăng 3,14%/năm. Những lao ñộng nông nghiệp có trình ñộ chuyên môn kỹ thuật tỷ lệ chuyển ñổi nghề cao chiếm 38,00% và chuyển ñổi sang những nghề ổn ñịnh; còn những lao ñộng nông nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật chuyển ñổi nghề chỉ có 6,14%, những nghề sau khi chuyển ñổi phần lớn là nghề trong nội bộ ngành nông nghiệp hoặc ñi làm nghề tự do như làm thuê thời vụ, làm rất nhiều nghề khác nhau miễn là có thu nhập như nghề thợ may, thợ sửa chữa xe ñạp, xe máy, phu hồ, cửu vạn, xe ôm.... c. Nhu cầu gia tăng mức sống, thu nhập của lao ñộng: Trong các loại nghề ñiều tra, thu nhập của lao ñộng nghề nông nghiệp ñã tăng 8,47%/năm (tăng 135 nghìn ñồng/người/tháng), nhưng vẫn thấp nhất trong các loại nghề. ðây là căn nguyên thúc ñẩy lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi sang nghề khác ñể tăng thu nhập, mức sống. 3.3.2 Nhóm các yếu tố thuộc về cộng ñồng a. Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa: Vùng có tốc ñộ tăng trưởng cao ñạt 7,3%/năm (2001 - 2010), cơ cấu kinh tế khá hiện ñại với ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80% GDP, vốn ñầu tư ở khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng tăng nhanh. ðã làm xuất hiện cơ hội và cân ñối mới về nhu cầu lao ñộng cả số lượng lẫn chất lượng; xuất hiện các nghề mới. ðây là tiền ñề cơ bản cho lao ñộng lao ñộng chuyển ñổi nghề nhanh, mạnh, linh hoạt. Tuy nhiên, kinh tế vùng hạn chế về cơ cấu ñầu tư, phát triển chưa bền vững và mất cân ñối giữa các tiểu vùng ñã làm chậm quá trình chuyển ñổi ñó. Nhu cầu ñặt ra từ công nghiệp hóa làm cho năng suất lao ñộng tăng và thời gian lao ñộng của lao ñộng nông nghiệp giảm và xuất hiện những lao ñộng dôi dư; làm tăng nhu cầu có việc làm, tìm kiếm nghề mới của lao ñộng nông nghiệp. b. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và thu hồi ruộng ñất: Quy hoạch tổng thể 15 của vùng chưa ñồng bộ, các ñịa phương chưa có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ñến năm 2020. Giai ñoạn 2001 – 2010, mỗi năm vùng ðBSH có khoảng 4.500 ha ñất lúa bị thu hồi từ ñó có khoảng 1 triệu lao ñộng nông nghiệp bị ảnh hưởng. Tỷ lệ ñô thị hóa của vùng là 29,89%, tỷ lệ này ở tiểu vùng phía Nam chỉ ñạt hơn 13,1% dẫn ñến lao ñộng nông nghiệp chuyển ñổi nghề ít hơn, chậm hơn so với tiểu vùng phía Bắc. Thu hồi ruộng ñất ñã tác ñộng mạnh ñến phương thức sản xuất, cơ cấu nghề; từ ñó ảnh hưởng ñến thu nhập của lao ñộng, bình quân 1 ha ñất nông nghiệp bị thu hồi có 13 lao ñộng nông nghiệp bị mất việc làm. Xu hướng thu nhập của lao ñộng nông nghiệp sau khi thu hồi ñất tăng lên khi họ ñã chuyển ñược sang nghề khác. c. Sự thay ñổi quy mô và cơ cấu thị trường: Có tới 51,6% lao ñộng nông nghiệp ñã chuyển ñổi sang nghề phi nông nghiệp làm việc tại ñịa phương như buôn bán nhỏ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cho thuê nhà ở, xây dựng, làm thuê, vận tải, khuân vác... Số lao ñộng làm việc trong khu công nghiệp, doanh nghiệp tại ñịa phương chỉ chiếm 11,70%. Nguyên nhân là thị trường lao ñộng của vùng, nhất là của tiểu vùng phía Bắc chưa phát triển; cung cầu lao ñộng chưa thực sự gặp nhau ñể ñiều tiết thị trường lao ñộng nông nghiệp. Cơ cấu ñào tạo lao ñộng chưa sát thực tế nhu cầu, mới chỉ chủ yếu tập trung ñào tạo nghề phi nông nghiệp như nghề mây tre, nghề mộc, nghề may, cơ khí, sửa chữa máy móc cho nên nhiều lao ñộng nông nghiệp không chủ ñộng học nghề, vì học xong chưa có việc làm ngay hoặc làm nghề mà sản phẩm không tiêu thụ ñược do thiếu thị trường, thiếu doanh nghiệp tiêu thụ. d. Chính sách ñào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao ñộng nông nghiệp: Trong thời gian qua, các ñịa phương thực hiện “ðề án 1956” ñã liên tục mở các lớp dạy nghề nông nghiệp (15 nghề) và dạy nghề phi nông nghiệp (99 nghề) cho lao ñộng nông nghiệp, nông thôn. Kết quả, tỷ lệ lao ñộng qua ñào tạo của vùng tăng từ 18,1% năm 2008 lên 22,7% năm 2010; với lao ñộng ñiều tra, số lao ñộng nông nghiệp không qua ñào tạo ñã giảm 3,39%/năm. Số lao ñộng nông nghiệp ñã qua ñào tạo nghề chuyển ñổi sang nghề mới chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 22,67%. Nguyên nhân là do chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp diễn ra ña dạng; nhưng còn chưa có sự hỗ trợ nhiều của chính sách, chính quyền; chưa có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới dẫn ñến lao ñộng chuyển ñổi nghề mang tính tự phát. ðiều này ñặt ra yêu cầu phải ñổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, giáo viên, cách thức ñào tạo; chính sách hỗ trợ ñào tạo nghề của Nhà nước và ñịa phương; nâng cao năng lực thực hành của các cơ sở giáo dục, ñào tạo nghề. e. Ý chí chính trị của cơ quan quản lý Nhà nước: Thực tế cho thấy, ở những ñịa phương nào cấp ủy ðảng ñưa vấn ñề ñào tạo nghề và chuyển ñổi nghề cho lao ñộng nông nghiệp, nông thôn vào thành chủ trương, nghị quyết; và chính quyền xây dựng thành quy hoạch, kế hoạch ñào tạo nghề, chuyển ñổi nghề trung hạn và dài hạn cho lao ñộng nông nghiệp thì ở ñịa phương ñó chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp bền vững hơn. Tỉnh Bắc Ninh là một ñiển hình của vùng ðBSH về kết quả chuyển ñổi nghề cho lao ñộng nông nghiệp có vai trò lớn của yếu tố “Ý chí chính trị của cơ quan quản lý Nhà nước”, tỉnh và hệ thống chính trị từ tỉnh ñến cấp xã ñã ñặt ra quyết tâm chính trị ñến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, thành phố trực thuộc Trung ương, với cơ cấu lao ñộng theo ngành kinh tế là 36,8% - 40,30% - 22,9 %. Vì 16 vậy, những năm qua cơ cấu lao ñộng có sự chuyển biến mạnh cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. f. ðiều kiện tự nhiên và dân số: Vùng ðBSH có ñịa hình ña dạng và phong phú là nơi thuận lợi ñể lao ñộng học nghề, chuyển ñổi nghề. Tuy nhiên, ñất chật người ñông, trong khi mỗi ha ñất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người ở nông thôn thì ðBSH là 15,7 người, cứ 1 ha ñất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao ñộng nông nghiệp thì ở ðBSH chứa tới 6,29 lao ñộng. ðiều này dẫn ñến lao ñộng nông nghiệp thiếu ñất canh tác, thiếu việc làm khá gay gắt, buộc họ phải tìm nghề mới, phải chuyển ñổi nghề. Cộng với những bất cập về tổ chức không gian lãnh thổ, sự liên kết vùng lỏng lẻo, kinh tế phát triển chưa bền vững; các ñịa phương thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là những nguyên nhân dẫn ñến tình trạng các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa ñủ mạnh ñể “kéo” lao ñộng ra khỏi nông nghiệp ñang dư thừa lao ñộng. 3.4 ðiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối với chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp vùng ðồng bằng sông Hồng Bảng 3.18 Phân tích SWOT chuyển ñổi nghề của lao ñộng nông nghiệp ðiểm mạnh (S) 1.Con người: Nông thôn phát triển nhất cả nước về ñời sống văn hóa xã hội. Dân trí cao so với các vùng khác. Lao ñộng nông nghiệp dồi dào; tỷ lệ lao ñộng trẻ, qua ñào tạo khá cao. Có nhiều cơ sở giáo dục, ñào tạo, dạy nghề, viện nghiên cứu, doanh nghiệp lớn tại vùng 2.Vị trí ñịa lý: Có Thủ ñô Hà Nội; có vùng kinh tế trọng ñiểm Bắc bộ. 3. Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, ðBSH là ñầu mối liên kết vùng với Trung Quốc và ðông - Bắc Á. Giao thông ñường bộ, ñường sắt, ñường thủy, ñường không. 4. Vùng ñã có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ñến năm 2020. 5.Tài nguyên thiên nhiên: sinh thái ña dạng; ñất ñai phì nhiêu; nhiều khoáng sản, nguồn nước ña dạng 6.Du lịch: Bờ biển 620 km; nhiều danh thắng nổi tiếng, 1.700 di tích văn hóa; văn minh lúa nước 7.Có nhiều doanh nghiệp, tập ñoàn kinh tế; nhiều dự án quy mô lớn, nhu cầu tuyển lao ñộng cao. 8.Truyền thống lâu ñời phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề... Cơ hội (O) 1.Vùng ñược ðảng, Chính phủ ñặc biệt quan tâm; có nhiều chính sách, chương trình lớn về phát triển kinh tế xã hội, nhất là vùng kinh tế trọng ñiểm phía Bắc với vai trò ñầu tàu kinh tế cả nước. 2.Công nghiệp ñang phát triển nhanh, ñẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xu thế toàn cầu hóa. 3.Kinh tế tăng trưởng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh; các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ phát triển. 4.Hội nhập quốc tế mạnh mở ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_ttla_tran_gia_long_7815_2005339.pdf
Tài liệu liên quan