Luận văn Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ . vii

DANH MỤC CÁC BẢNG. ix

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.3

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4

6. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .7

7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TIẾP

CẬN THỊ TRƯỜNG.9

1.1. Cơ sở lý luận về năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại

các làng nghề.9

1.1.1 Lý luận chung về thị trường và năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm

mây tre đan .9

1.2 Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối

với sản phẩm mây tre đan tại các làng nghề. .19

1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản

phẩm mây tre đan .19

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao năng lực tiếp

cận thị trường đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ.23

1.3 Tình hình nghiên cứu về làng nghề thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế.30

1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế .30

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước .31

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ

TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA HTX MÂY TRE

ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.36

2.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc điểm, tiềm năng

phát triển sản phẩm mây tre đan tại các làng nghề .36

2.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế .36

2.1.2 Thực tiễn phát triển hàng Mây tre đan.39

2.2 Tình hình chung về HTX mây tre đan Bao La.42

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.42

2.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.47

2.2.3. Cơ sở vật chất và nguồn vốn.48

2.2.4. Quy mô sản xuất.48

2.2.5. Công cụ và các công đoạn trong đan lát .54

2.2.6. Công đoạn trong đan lát .55

2.2.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan Bao La .56

2.2.8 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh HTX mây tre đan Bao La.58

2.3 Phân tích thực trạng năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre tại

HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế .60

2.3.1 Quy trình nghiên cứu .60

2.3.2 Tổng quan về mẫu điều tra các hộ sản xuất .61

2.3.3 Phân tích năng lực tiếp cận thị trường của HTX mây tre đan Bao La.64

2.4 Phân tích mô hình hồi quy .76

2.4.1 Mô hình nghiên cứu .76

2.4.2 Giả thiết nghiên cứu .78

2.4.3 Phân tích hồi quy tương quan .79

2.4.4 Phân tích Anova .85

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ

TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HTX MÂY TRE ĐAN

BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .91

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển các làng nghề của tỉnh Thừa Thiên Huế .91

3.1.1. Mục tiêu phát triển các làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh .91

3.1.2. Phương hướng phát triển các làng nghề truyền thống .91

3.2. Cơ sở để đề ra giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm

mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.92

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường đối với sản phẩm mây tre đan tại

HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.93

3.3.1 Đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.93

3.3.2 Tăng cường mở rộng quy mô lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho các xãviên.93

3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của HTX .94

3.3.4 Tăng cường hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức quảng bá sản phẩm, quan

hệ công chúng .95

3.3.5 Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu , đảm bảo đủ số lượng nguyên vật liệu

cho sản xuất.96

3.3.6 Đề ra chiến lược phân phối sản phẩm phù hợp.96

3.3.7 Chính sách giá phù hợp.97

3.3.8 Mở rộng diện tích, mặt bằng sản xuất.97

3.3.9 Đặc biệt chú ý đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm.97

3.4 KIẾN NGHỊ .98

KẾT LUẬN.102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.105

PHỤ LỤC.106

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN

pdf136 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của sản phẩm mây tre đan tại HTX mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dân ở làng Bao La, Hợp tác xã mây tre đan Bao La đã ra đời nhằm liên kết những người dân trong làng nghề, tập trung sản xuất, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. 2.2 Tình hình chung về HTX mây tre đan Bao La 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bao La - một làng quê hiền hòa chuyên nghề làm nông của Quảng Điền - đã đi vào văn học dân gian bằng những câu ca dao mộc mạc. Tre nứa là loại cây gắn bó với bao làng quê Việt Nam. Tre mọc quanh nhà, tre mọc khắp bờ bãi ruộng vườn và cung cấp cho con người bao vật dụng. Loại tre mà người dân làng Bao La dùng để đan thúng mủng, các loại vật dụng hàng ngày dùng trong sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp là loại một loại tre đặc biệt: thân thẳng, gióng dài mà bà con ở đây thường gọi là tre lồ ô. Từ những cây tre lồ ô này, qua bàn tay của bao đời người nối tiếp nhau ở làng quê này để tạo nên danh tiếng của một loại hàng hóa rất gần gũi và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 cần thiết đối với cuộc sống của con người: thúng, mủng, rổ rá, giần sàng, nong nia, tràng trẹt Nói về nghề đan của làng, nhiều cụ cao tuổi cho biết, ngày xưa cả làng Bao La đều làm nghề đan. Hễ cứ xong mùa vụ, khi gieo cấy hoặc gặt hái xong là nhà nhà bày tre ra để đan. Làng Bao La có 6 xóm, mỗi xóm chuyên về một mặt hàng: Xóm Chợ thì chuyên đan giần, sàng; Xóm Đông chuyên đan thúng, mủng; Xóm Chùa chuyên đan rá; Xóm Đình và Xóm Hóp chuyên đan rổ rá các loại; Xóm Cầu chuyên đan nia, thúng, mủng. Mỗi xóm một loại mặt hàng nên cả làng đều làm và cả làng đều vui... Trong lịch sử thành lập làng, Bao La có hai làng gọi là Bao La ngoài và Bao La trong. Ngoài nghề làm ruộng thì đan thúng mủng vừa là nghề phụ và cũng là nghề truyền thống của người dân trong làng, đây cũng là một nguồn thu nhập của bà con. Ở làng này từ người già đến trẻ con, phụ nữ đều biết đan. Những công việc nặng nhọc như chặt tre, cưa tre, lận vành thì đàn ông đảm nhận, còn phụ nữ, trẻ con vốn mềm mại, khéo tay thì đan lát, nức vành. Cách đây trên nửa thế kỷ trở về trước, khi các mặt hàng gia dụng bằng nhựa chưa xuất hiện thì những mặt hàng đan bằng mây, tre là vật dụng chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình. Bao La là nơi cung cấp chủ yếu sản phẩm gia dụng bằng tre của dân Thừa Thiên Huế. Nghề đan tre ở Bao La có một thời phát triển mạnh để đảm bảo nhu cầu của người dân. Hàng đan lát Bao La đóng vào chợ Đông Ba, tỏa đi khắp các chợ quê như chợ cầu ngói Thanh Toàn, chợ Phò TrạchVào những dịp như trước mùa thu hoạch lúa, trước Tết nguyên đán, người người đến làng đóng hàng tấp nập, cũng có khi người dân làng Bao La chở hàng trên xe đi bán khắp nơi. Nhưng từ khi có mặt hàng nhựa xuất hiện thì sản phẩm bằng tre đan của Bao La ở vào sự cạnh tranh mới. Đặc biệt từ sau năm 1985, mặt hàng nhựa gia dụng xuất hiện ngày càng nhiều, màu sắc, mẫu mã đa dạng, phong phú thì hàng đan bằng tre càng khó tiêu thụ. Làng nghề vẫn còn hoạt động nhưng không còn không khí rộn ràng, nhà nhà đan tre như xưa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Năm 2007, Hợp tác xã Mây tre đan Bao La được thành lập. Cả làng có gần 300 hộ dân thì có đến 126 hộ vào hợp tác xã. Ngoài những mặt hàng truyền thống như thúng mủng, giần, sàng, rổ rá dùng trong sinh hoạt và trong nghề nông thì hợp tác xã đã mở rộng thêm hàng mây tre đan mỹ nghệ, dùng phục vụ cho du lịch. Truyền thống nghề đan của làng và lòng yêu nghề, gắn bó với nghề đã gắn kết những con tim và khối óc của cả làng nhằm tìm ra một hướng đi mới cho sản phẩm đan lát Bao La. Sau khi hợp tác xã được thành lập, một chuyên gia của tổ chức thương mại EU, quá mê những tinh xảo của làng nghề đan lát Bao La đã giúp làng tạo ra 6 mẫu mới, từ 6 mẫu hàng đó, hợp tác xã đã sáng tạo thêm nhiều mẫu mới, đến năm 2008 đã có gần 50 mẫu, sau hơn 5 năm phát triển đến nay HTX có trên 500 mẫu hàng khác nhau. Đầu ra chính cho các sản phẩm làng nghề Bao La chủ yếu là các khách hàng tại hội chợ trong và ngoài nước, các nhà hàng khách sạn, quán cà phê. Sản phẩm làm ra tham dự các Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài tỉnh đều đạt giải. Đặc biệt tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tổ chức tại Hà Nội, trong số 16 đơn vị mây tre đan cả nước dự thi thì Bao La là một trong 4 đơn vị được chọn hàng đi triển lãm ở châu Âu. Niềm vui và hạnh phúc của người dân Bao La càng tăng thêm vì tay nghề của họ thuộc vào hàng nhất, nhì trong cả nước. Các lĩnh vực hoạt động của HTX mây tre đan Bao La như sau: - Sản xuất các mặt hàng làm bằng nguyên liệu mây tre. - Cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho làng nghề và những người sản xuất các mặt hàng mây tre. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tổ chức hướng dẫn xã viên thực hiện khi được đại hội đại biểu xã viên quyết định. - Tổ chức thiết kế mẫu mã, đào tạo xã viên nâng cao tay nghề và sản xuất sản phẩm mới, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất. - Nhận sản xuất các loại sản phẩm Mây tre theo yêu cầu của khách hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của làng nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân, sao cho người dân có thể sống bằng nghề truyền thống. Với nỗ lực khôi phục làng nghề, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội như lẵng đơm hoa, lẵng trang trí, các loại giá treo đèn trang trí Dân nghề đan lát Bao La đang nỗ lực tiếp cận kỹ thuật mới, để làm cho làng nghề tiếp tục phát triển. Ông Võ Văn Dinh, Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Bao La cho biết: “Thông qua Công ty TNHH Vạn Xuân ở tỉnh Quảng Bình và một số đối tác ở TP Hồ Chí Minh, năm 2013 các sản phẩm mây tre đan do HTX sản xuất đã xuất khẩu và có chỗ đứng trên thị trường các nước. Theo đánh giá, các sản phẩm mây tre đan Huế xuất sang đều được các đối tác đón nhận vì mẫu mã đẹp, tinh xảo mà giá cả lại hợp lý. Năm 2014, HTX đẩy mạnh thiết kế mẫu, tạo ra nhiều mẫu mã mới phục vụ thị trường trong nước và tiếp tục cung ứng hàng cho các DN xuất khẩu sang thị trường châu Âu.” Tình hình năng lực sản xuất của HTX thể hiện qua nguồn vốn và nhân lực như sau: + Về nhân lực: Toàn bộ HTX mây tre đan Bao La năm 2012 có 110 hộ xã viên với 130 lao động. Năm 2013, số hộ xã viên tăng lên 112 hộ, tốc độ tăng là 1,82%, năm 2014 toàn HTX có 120 hộ xã viên với 145 lao động, tăng lên nhiều so với 2 năm trước đó. Tổng số cán bộ quản lý và số nghệ nhân vẫn giữ nguyên qua các năm. Toàn HTX vẫn có 2 nghệ nhân được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận đó là ông Võ Chức và ông Thái Phi Hùng. Và 3 cán bộ quản lý là 3 người đồng sáng lập nên HTX mây tre đan Bao La. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.2: Tình hình chung về năng lực của HTX mây tre đan Bao La qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 2012 2013 2014 +/- % +/- % I. Nhân lực 1. Tổng số cán bộ quản lý Người 3 3 3 0 0,00 0 0,00 2. Tổng số hộ xã viên Hộ 110 112 120 2 1,82 8 7,14 3. Tổng số lao động Người 130 136 145 6 4,62 9 6,62 4. Tổng số nghệ nhân Người 2 2 2 0 0,00 0 0,00 II. Vốn 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 920 950 1.070 30 3,26 120 12,63 2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 770 800 920 30 3,90 120 15,00 3. Vốn vay Triệu đồng 150 150 150 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: HTX mây tre đan Bao La) + Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn kinh doanh của HTX mây tre đan Bao La không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012, nguồn vốn kinh doanh của HTX đạt 920 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 950 triệu đồng, tương đương tăng 3,26%. Năm 2014, tổng nguồn vốn kinh doanh của HTX tăng lên đạt 1.070 triệu đồng, tốc độ tăng là 12,63% so với năm 2013. Trong tổng nguồn vốn của HTX, hầu hết là vốn chủ sở hữu, vốn vay qua các năm không đổi, bằng 150 triệu đồng, đây là phần góp vốn của các hộ xã viên HTX, ngoài ra, HTX không còn nợ của ai. Điều này chứng tỏ tiềm lực về tài chính của HTX khá tốt, tạo tiền đề cho việc kinh doanh hiệu quả về sau. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 2.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của HTX được đại hội xã viên thông qua và nhất trí phấn đấu thành lập cơ cấu tổ chức phù hợp và đầy đủ thành phần. Ngay sau khi thành lập, được sự trợ giúp của Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, sở Công thương cán bộ HTX mới có điều kiện tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lí và sản xuất tại các cơ sở sản xuất hàng Mây tre ở các tỉnh phía Bắc. Cần phải có sự nỗ lực học hỏi trong thời gian tới để vận hành tốt hơn công việc của HTX. Mặt khác việc phân công trách nhiệm của các thành viên trong HTX cũng chưa rõ ràng, các loại công việc đang được thực hiện chung giữa các thành viên. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của HTX Thể hiện sự điều hành quản lí Thể hiện sự giám sát Về xã viên: khi vận động thành lập HTX, ban sáng lập đã vận động các hộ sản xuất hàng mây tre đan tham gia góp vốn đầu tư. Kết quả vận động được 126 hộ gia đình tham gia. Toàn bộ số hộ góp vốn đều là những hộ sản xuất mây tre đan, có lao động để có thể tham gia vào công việc chung của HTX. Đại Hội xã viên Ban kiểm soát Tổ cung cấp Tổ chỉ đạo sản xuất Tổ tiêu thụ sản phẩm Tổng hợp, kho quỷ Ban quản trị Ban chủ nhiệm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.2.3. Cơ sở vật chất và nguồn vốn - Nguồn vốn là vấn đề quan trọng mang tính quyết định cho sự hoạt động của một đơn vị kinh tế. HTX Bao La được thành lập với một nguồn vốn hết sức eo hẹp. Tổng số 126 xã viên với cổ phần 200.000 đ/1 xã viên số vốn góp của HTX là: 25.200.000 đ. Nguồn vốn này không đủ cho sự hoạt động của HTX nên và tháng 7/2007 ban quản trị HTX quyết định vay 100.000.000đ từ ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0.65 %, huyện Quảng Điền hỗ trợ 20.000.000 đ và cho vay không lãi 20,000,000 đ. Vậy tổng nguồn vốn ban đầu là 165,200,000 đ. Đó là những đồng vốn đầu tiên cho sự hoạt động của HTX. - Cơ sở vật chất của HTX đang còn nhiều thiếu thốn, khi thành lập phải mượn cơ sở vật chất của làng và xã bao gồm: 120 m2 nhà cấp 4 để làm văn phòng, nơi sản xuất và nhà kho, 220 m2 sân bãi và đình làng. Sau một thời gian, được sự giúp đỡ của các cơ quan có liên quan, HTX đã xin 2000 m2 đất để xây dựng nhà trưng bày, lò sấy nguyên liệu và sản phẩm. HTX cũng mua sắm thêm một số công cụ sản xuất, tuy nhiên hoạt động đan lát chủ yếu vẫn là thủ công. 2.2.4. Quy mô sản xuất 2.2.4.1. Lao động tham gia đan Những năm 80 của thế kỉ XX khi hàng mây tre truyền thống của Bao La xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường Liên Xô và Đông Âu, tất cả các hộ gia đình đều tham gia đan lát. Sau đó khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thị trường xuất khẩu không còn, nghề đan lát của làng không phát triển, có khi người dân bỏ nghề đi làm nghề khác. Trong những năm gần đây nhu cầu của người dân có tăng trở lại, sản phẩm làm ra có thể bán được nên người dân bắt đầu khôi phục nghề truyền thống. Hiện nay, toàn HTX Bao La có 80% hộ dân trong làng tham gia sản xuất các mặt hàng mây tre đan truyền thống. Hầu hết các hộ này đều sản xuất nông nghiệp là chính, lấy nghề đan lát làm nghề phụ. Là một nghề truyền thống có từ lâu đời nên trong làng ai cũng biết đan. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng tham gia đan chủ yếu là người già, người đã có gia đình, trẻ em. Những người trong độ tuổi thanh niên thường đi làm nghề khác tham gia đan rất ít, chỉ mang tính trợ giúp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Trong từng khâu của kĩ thuật đan lát có sự phân công lao động theo từng công đoạn: Chẻ nan và vành, vót nan, đan, nức: thường là phụ nữ, người già, trẻ em nói chung là người có sức khỏe yếu. Vót vành, lặn vành: Chủ yếu là đàn ông người có sức khỏe tốt, có độ khéo léo cao vì đây là công đoạn khó và cần sức khỏe. Bảng 2.3: Tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao La qua 3 năm 2012-2014 (ĐVT: Người) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 +/- % +/- % Tổng LĐ của HTX (người) 130 136 145 6 4.62 9 6.21 Phân theo giới tính Nam 51 52 60 1 1.96 8 13.33 Nữ 79 84 85 5 6.33 1 1.18 Phân theo thâm niên làm việc Dưới 5 năm 10 15 17 5 50.00 2 11.76 5-10 năm 25 26 28 1 4.00 2 7.14 10-15 năm 40 38 40 -2 -5.00 2 5.00 15-20 năm 35 33 35 -2 -5.71 2 5.71 Trên 20 năm 20 24 25 4 20.00 1 4.00 (Nguồn: HTX mây tre đan Bao La) Nhìn vào bảng tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao La ta thấy tổng số lao động của HTX tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tổng số lao động của HTX là 130 người, năm 2013 tăng lên 136 người, tương ứng với mức tăng 4,62% so với năm 2012. Đến năm 2014, tổng số lao động làm việc cho HTX Bao La đạt 145 người, tăng 9 người, tương ứng với tăng 6,21% so với năm 2013. + Xét về giới tính: Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta cũng thấy rõ, lao động nữ tại HTX Bao La chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lao động nam. Năm 2013, lao động nữ chiếm 60,77% trong số tổng lao động của HTX, lao động nam chỉ chiếm 39,23%. Đến năm 2013 lao động nữ tiếp tục chiếm đa số và còn tăng lên so với năm trước, chiếm 61,8% tổng lao động, và cũng còn tăng lên qua năm 2014. Điều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 này cũng dễ hiểu bởi làng nghề mây tre đan Bao La bao đời nay cần sự chăm chỉ, tỉ mỉ, chịu thương chịu khó của phụ nữ, chính vì đặc điểm nghề nghiệp đó mà cơ cấu lao động của HTX cũng phản ánh điều này. Hơn nữa, lao động nam trong làng dần chuyển qua các nghề khác cho nguồn thu nhập cao hơn. Đây cũng là một thực trạng mà HTX cần có hướng đi đúng để giải quyết, giữ chân các tay nghề giỏi của làng. + Xét về thâm niên nghề: Hầu hết lao động của HTX có thâm niên làm nghề lâu năm, từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động. Thực trạng HTX Bao La cũng cho thấy lao động làm nghề chủ yếu là phụ nữ và người già, có thâm niên nghề lâu năm, còn các lao động trẻ dễ có hướng đi khác cho nghề nghiệp. HTX cũng cần có giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực trẻ, để nghề của làng còn truyền lại cho thế hệ sau. 2.2.4.2. Thời gian đan Việc đan lát diễn ra quanh năm, tuy nhiên đây là một nghề phụ nên thời gian chính thường được dùng vào các công việc như: trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác. Mọi người chỉ tham gia đan vào lúc rãnh rỗi. Đối với người già thì thời gian đan nhiều hơn các đối tượng khác, vì họ không tham gia trồng Lúa, Lạc hay Mía... và họ thường đan cả ngày. Còn phụ nữ và đàn ông thường đan tranh thủ vào buổi tối, sau khi kết thúc mùa vụ thì họ đan nhiều hơn. Trẻ em thường đan ngoài giờ đi học, vào mùa hè. Do hầu hết các sản phẩm đan lát đều là dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp (rổ cà phê, thúng, nia...), mà đặc thù của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ nên việc đan lát cũng mang tính mùa vụ rõ rệt. Tính mùa vụ thể hiện ở mùa nào sản phẩm ấy như vào mùa cà phê thì chủ yếu đan rổ cà phê, chuẩn đị đến mùa lúa thì đan nia, thúng... Và cũng vì thế mà thời gian đan cũng theo mùa vụ như vậy. Thời gian đan nhiều nhất trong năm là từ tháng 8 đến tháng 11. Vì trong thời gian này mưa nhiều người dân có nhiều thời gian rãnh, nhu cầu tiêu thụ tăng lên (chủ yếu là Rổ cà phê). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.2.4.3. Chủng loại sản phẩm Hoạt động mây tre đan truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như: Nia, thúng, dần sàng, rổ thưa (rổ cà phê), rá, lồng bàn, nong, chẹt, khung dù hàng mã... mẫu mã sản phẩm thay đổi rất nhiều. Do sự xuất hiện của các loại phẩm nhựa có nhiều ưu điểm về giá cả, mẫu mã và việc cơ khí hóa trong nông nghiệp nên có một số chủng loại như rá, rổ rửa rau, nong... không có thị trường tiêu thụ nên hiện nay đan rất ít. Ước lượng tổng sản phẩm truyền thống làm ra trong một năm của toàn làng Bao La là 20.000 sản phẩm các loại. Trong vài năm trở lại đây có một số hộ chuyển sang sản xuất khung dù hàng mã cung cấp cho các hộ sản xuất hàng mã. Số hộ sản xuất khung dù không nhiều, chủ yếu là các đối tượng neo đơn, người có sức khỏe yếu. Nguyên liệu dùng làm khung dù có thể dùng các loại tre chất lượng thấp, tre tận dụng. Tuy nhiên đây không phải là sản phẩm đặc trưng của Bao La. Bảng 2.4: Chủng loại sản phẩm sản xuất của HTX mây tre đan Bao La Loại sản phẩm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL sản phẩm SL chủng loại SL sản phẩm SL chủng loại SL sản phẩm SL chủng loại SP từ mây 0 0 0 0 0 0 SP từ tre 4.000 20 4.500 23 4.800 30 SP kết hợp mây tre 20.000 100 23.000 120 26.000 150 SP khác 1.000 5 1.200 5 1.300 6 (Nguồn: HTX mây tre đan Bao La) Sản phẩm chủ yếu là kết hợp mây tre, chiếm đến 90% tổng số sản phẩm sản xuất của HTX. Năm 2012, tổng số sản phẩm sản xuất từ mây tre kết hợp là 20.000 sản phẩm. Năm 2013 tăng lên đạt 23.000 sản phẩm và tăng lên 26.000 sản phẩm năm 2014. Sau đó là các sản phẩm từ tre, sản lượng hàng năm đạt từ 4.000 – 4.800 sản phẩm. Một số sản phẩm khác như khung dù và một số sản phẩm từ nhựa (như ghế ngồi, bàn nhựa) là làm gia công cho công ty Phước Hiệp Thành ở Hương Trà, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 loại hình này này HTX cũng có đơn đặt hàng quanh năm. Tuy nhiên, đây cũng không phải là mặt hàng chủ đạo của HTX. 2.2.4.4 Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu dùng cho đan lát ở đây gồm có: tre, dây cước, mây. Trong đó cây tre là nguồn nguyên liệu chính quan trọng, tiếp đến là dây cước và cây mây. Các sản phẩm đan lát truyền thống với mẫu mã và chất lượng được cải thiện người dân thường đan bằng tre sau đó nức bằng dây cước. Cây mây ít được sử dụng để nức các loại sản phẩm này. Nguồn nguyên liệu tự nhiên cây mây và tre thường được khai thác vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm, vì nếu khai thác thời gian này tre và mây sẽ không bị mọt. Nguồn nguyên liệu Tre: - Địa điểm chính cung cấp nguyên liệu tre là các xã vùng gò đồi của huyện Hương Trà, Hòa Mỹ, huyện Phong Điền, địa điểm bán buôn như ở Bãi Dâu,Tp Huế. Nếu những nơi như trên không có tre người dân có thể đi xa hơn. Người dân đến tận nơi có tre để mua, họ tự lựa chọn những cây tre đảm bảo chất lượng và có giá cả phù hợp. Có một số hộ tự túc được nguồn nguyên liệu cho gia đình nhờ trồng tre trong diện tích đất xunh quanh nhà. Tuy nhiên lượng nguyên liệu tự túc tại địa phương này không nhiều, chất lượng tre không đảm bảo, chỉ sản xuất được các sản phẩm có kích thước nhỏ chất lượng thấp. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của người dân, HTX đã làm đầu mối cung cấp tại chỗ. Nhưng nguồn tre cung cấp không nhiều, chất lượng không đồng đều, giá cả cao hơn nhiều so với mua tận nơi nên người dân tự đi mua để tiết kiệm chi phí mua ngoài. Hiện nay, hoạt động này của HTX đã ít dần nên người dân vẫn phải tự túc nguyên liệu. - Đối tượng mua chủ yếu của người dân là các hộ gia đình, cũng do mua với số lượng ít, nhỏ lẻ nên không có thỏa thuận hay hợp đồng. Họ thường đi đến những nơi có khả năng có nguyên liệu như các hộ dân, các vùng rừng trồng tre. Vì vậy có nhiều khi họ đi mua nhưng không mua được, ảnh hưởng đến sản xuất của gia đình, tốn công sức và chi phí. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu chủ yếu của người dân là xe đạp, xe kéo tay có một số ít sử dụng xe gắn máy để vận chuyển. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 - Giá các loại nguyên liệu (Bảng 2.3) theo số liệu điều tra cho thấy giá mua tại các hộ gia đình rẻ nhất nên đó là lựa chọn của người dân. Còn những nơi khác có giá cao hơn chỉ có một số ít các hộ không có lao động, hộ neo đơn thường mua gần. Bảng 2.5: Ước lượng nguyên liệu tiêu thụ/năm và giá theo các nguồn Loại nguyên liệu Số lượng sử dụng/năm Giá mua tại các nguồn HTX (Đồng/cây) Hộ dân (Đồng/cây) Mua ngoài (Đồng/cây) Tre (cây) 42.000 9.500 7.500 10.000 Mây (cây) 2.660 - 600 1.000 Cước (kg) 1.670 - - 50.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) - Theo đánh giá chung của người dân thì nguồn nguyên liệu Tre có xu hướng ngày càng khan hiếm. Tại những nơi là đầu mối cung cấp như HTX Bao La, các điểm bán lẻ cũng cho thấy Tre có chất lượng tốt ngày càng ít, số lượng tre cũng ít hơn các năm trước. Những hộ đi mua tại các hộ gia đình thì cho rằng nguồn nguyên liệu suy giảm rất mạnh trong nhưng năm trở lại đây. Nguyên nhân của sự suy giảm nguyên liệu là do giá bán tre không tăng lên nên người trồng tre không có lợi nhuận. Người dân chặt tre trồng các loại cây khác như keo lai. Diện tích rừng tre thu hẹp do rừng bị chặt phá, cháy rừng. Người dân không trồng mới mà chỉ khai thác và khai thác không có kế hoạch nên rừng tre tự nhiên cũng như rừng tre trồng ngày càng cho năng suất thấp hơn. Nguồn nguyên liệu mây: Cây mây thường được trồng ở bờ rào của các hộ gia đình, trồng trong vườn, hay mọc tự nhiên trong rừng. Mây được người dân mua ở rất nhiều nơi, ngay tại địa phương cũng có trồng mây nhưng không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Việc mua mây cũng như mua tre có nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, giá cả tăng lên. Vì vậy, người dân tìm nguồn nguyên liệu thay thế là dây cước. Mây chỉ còn được sử dụng trong một số sản phẩm theo yêu cầu của những người đặt mua để tiêu dùng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Nguồn nguyên liệu dây Cước: Đây là nguyên liệu thay thế cho Mây, được sản xuất công nghiệp nên rất đầy đủ, đáp ứng theo yêu cầu của người dân. Cước được cung ứng ngay tại địa phương. Lượng cước tiêu thụ hằng năm cho việc đan lát là rất lớn lên đến 1.670 kg (bảng 3). Đây là nguyên liệu dùng để thay thế cho nguyên liệu Mây ngày càng khan hiếm. Cước là nguyên liệu có nhiều lợi thế hơn so với Mây, tuy sản phẩm làm ra không đẹp như nức bằng Mây nhưng với loại sản phẩm bán giá rẻ và yêu cầu thẩm mỹ thấp thì Cước lại là nguyên liệu phù hợp, giảm công sức chẻ, phơi. So với Mây thì sử dụng dây Cước mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.2.5. Công cụ và các công đoạn trong đan lát 2.2.5.1 Công cụ Trước đây, công cụ được người dân ở đây sử dụng là các công cụ thủ công, ít có sự thay đổi so với trước, các loại công cụ là: Dao chẻ Tre, Cưa, Dao Rựa Bảng 2.6 : Các loại công cụ trong sản xuất mây tre đan Stt Loại công cụ Giá công cụ(đồng/1chiếc) Số năm sử dụng TB (năm) 1 Mác (Dao chẻ Tre) 100.000 5 2 Khung Cưa 20.000 5 3 Lưỡi Cưa 10.000 2 4 Máy cưa 3.500.000 10 5 Máy chẻ tre 55.000.000 10 6 Máy mài 2.000.000 10 7 Máy chà (vót) 8.000000 5 8 Dao Rựa 120.000 4 9 Chui 8.000 1 10 Máy khoan 5.000.000 (Nguồn: Số liệu điều tra) Vì sử dụng công cụ thủ công thô sơ nên năng suất lao động thấp. Chi phí mua các loại công cụ này rất thấp. Và các loại công cụ này có chu kì sản xuất dài nên chi phí cố định trên năm và chia trên đầu sản phẩm là không đáng kể. Trong ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 hoạt động đan lát ở một số cơ sở lớn ở các tỉnh phía Bắc, người dân sử dụng các loại máy móc như Máy cưa, Máy chẻ nan. Sử dụng máy móc trong sản xuất góp phần nâng cao năng xuất lao động. Ở Bao La việc sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại mới được người dân đầu tư những năm gần đây, sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động cho các hộ dân. Các máy móc có giá trị lớn như máy khoan, máy chẻ tre thường được HTX đầu tư, còn các hộ gia đình không đầu tư các máy móc đắt tiền này. 2.2.6. Công đoạn trong đan lát Quy trình trong sản xuất mây tre đan không thay đổi so với trước kia, các công đoan thực hiện vẫn chưa được cải tiến. Do người dân vẫn sử dụng các công cụ thủ công nên không có điều kiện cải thiện quy trình sản xuất. Các công đoạn là: - Cắt khúc nguyên liệu: Tùy từng loại sản phẩm khác nhau mà khúc tre sẽ có chiều dài khác nhau. Và phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ mà khúc tre đó có chứa mắt hay không. Ví dụ, nếu cắt tre để đan Lồng bàn thường nằm trong một lóng, và chiều dài trên 70cm. - Chẻ nan và vành: Sau khi mua tre nguyên liệu, lựa chọn đoạn Tre phù hợp với từng loại sản phẩm đan, cắt khúc và chẻ nan, vành. Một số sản phẩm người dân sử dụng mây cho công đoạn nức thì phải vót Mây. Tùy từng loại sản phẩm khác nhau mà kích thước của nan và vành khác nhau. - Vót nan và vành: Để làm cho nan và vành được đều, trơn phải được vót, tuy nhiên các sản phẩm của người dân đan hiện nay không có yêu cầu cao về thẩm mỹ nên chỉ vót sơ qua. - Đan: Công đoạn này đan tạo hình, có nhiều cách đan khác nhau tùy từng sản phẩm mẫu mã như mong mốt, mong đôi, mong ba. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 - Lặn vành: Các loài sản phẩm đan của người dân đều hình tròn, lặn vành là khâu tạo hình cho sản phẩm. Đây là khâu kĩ thuật khó nhất, thường do đàn ông hoặc những người có sức khỏe thực hiện. - Nức: Đây là công đoạn hoàn thiện sản phẩm, sử dụng dây cước hoặc dây Mây để nức xunh quanh vành, tạo độ chắc chắn cho sản phẩm. - Để sản phẩm có độ bền, chống mối mọt, chống mốc sau khi đan bỏ lên gác bếp hoặc hơ sản phẩm trên khói. Sản phẩm sau khi xử lí bảo quản thường có màu vàng khói, có độ bền cao hơn. Và những năm 80, khi hàng mây tre xuất khẩu sảng Liên Xô người dân còn sử dụng Đồng sunfat để sử lí trước khi đan, giữ được màu tự nhiên của tre. 2.2.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của HTX mây tre đan Bao La Qua bảng tình hình doanh thu của HTX mây tre đan Bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_tiep_can_thi_truong_cua_san_pham_may_tre_dan_tai_htx_may_tre_dan_bao_la_huyen_quan.pdf
Tài liệu liên quan