Tóm tắt Luận án Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài

. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ

Tìm hiểu hồi ký Tô Hoài, chúng tôi không những thấy nhà văn có một vốn từ phong phú, sâu rộng, sử dụng linh hoạt, tài tình chất liệu ngôn ngữ của dân tộc để miêu tả, kể lại, hồi cố những gì mình đã trải qua, những điều mắt thấy tai nghe, mà còn thấy được sự sáng tạo, sự phá cách của ông trong sử dụng từ ngữ. Có nhiều từ ngữ, tác giả sáng tạo bằng cách kết hợp, tách, hoặc do chính tác giả nghĩ ra (tuy nhiên sự sáng tạo của tác giả cũng theo quy luật cấu tạo của từ tiếng Việt) để chuyển tải nội dung sự việc, hiện tượng mình muốn nói một cách hiệu quả nhất.

- Kết hợp 1 yếu tố của từ đa tiết này với 1 yếu tố của từ đa tiết kia để tạo thành từ mới: nhẵn trơn (nhẵn thĩ + trơn tru), ẩm nhớp (ẩm thấp + nhớp nháp), sợ run (sợ sệt + run rẩy),.; nghĩa của chúng chính là nghĩa tổng hợp của hai yếu tố gốc trong các từ đa tiết.

Ngoài ra Tô Hoài còn kết hợp hai yếu tố đơn có nghĩa, vốn có thể dùng độc lập để tạo thành đơn vị mới theo dạng ghép như: vui thương, viết khuya, trắng sương, trắng bột, nhớ mới, nhớ vui, sắc đọng, . Điều này cho thấy đề tài phản ánh và đối tượng giao tiếp có tác dụng chi phối đối với từ vựng của nhà văn.

- Tách một từ đa tiết ra thành hai từ hoặc lược bỏ một yếu tố của từ đa tiết thành từ đơn tiết: hình - bóng (hình bóng), ưa - thích (ưa thích), gà - vịt (gà vịt), lăn - chuyển (lăn chuyển), Việc tách các từ tạo nên sự đăng đối của câu văn, tạo nên chất thơ cho câu văn.

- Lược bỏ một từ tố trong từ ghép: hiện (xuất hiện), biến (biến mất), hậu (hậu đãi), chững (chững chạc), kiết (túng kiết), tươm (tươm tất),.; những từ này thường là từ ghép đẳng lập, 2 yếu tố của từ đều có nghĩa riêng, khi kết hợp lại thì chúng có nghĩa tổng hợp. Ở đây, tác giả tách ra tạo cách nói khẩu ngữ gợi nên sự gần gũi, suồng sã trong cách kể chuyện, đồng thời, tạo giá trị cao trong chuyển tải nội dung sự vật, hiện tượng được nói đến.

- Dùng từ chỉ loại (danh từ chỉ đơn vị): Trong hồi ký, việc sử dụng danh từ chỉ loại của Tô Hoài cũng có điểm đặc biệt. Một số cấu trúc từ ngữ tác giả không đi theo cái thông thường mà kết hợp theo cách của mình như: cục chữ, hạt chữ, món chữ, cái núi, miếng sống, miếng nghề, chiếc mặt trời, lò may,

+ Có những cụm từ do ông sáng tạo nên như: gầy phờ người, sợ cúp hai tai, chạy nháo đèn cù, rét cóng cá,

+ Tách, xen, thêm, bớt, thay đổi một số yếu tố trong cụm từ (thành ngữ, quán ngữ) trở thành cách nói, cách dùng của Tô Hoài như: cành cao lá dài (cành vàng lá ngọc), mọc như cua bò (mọc như nấm), búng ra sái thuốc phiện (búng ra sữa), tôi ngồi đáy giếng (ếch ngồi đáy giếng),.

+ Khi nói về thời thời gian, tác giả cũng có cách nói riêng của mình: thuở thiếu niên, từ khi tôi bé, ngày cũ, xưa sau, lần xưa, ngày lớn, thuở trẻ, thời cũ,.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng nhiều thông tin. Thứ hai, Tô Hoài cũng dùng nhiều động từ để vẽ chân dung của nhân vật một cách sinh động. Thứ ba, các từ đơn là động từ đóng vai trò trung tâm ngữ nghĩa của câu văn. - Bên cạnh động từ, danh từ là từ đơn tiết chiếm tỉ lệ nhiều nhất 315 từ, chiếm 36,1%. Là hồi ký tác giả trần thuật, miêu tả, những sự kiện, đối tượng xung quanh mình, gắn với mình,... nên sử dụng từ đơn danh từ nhiều. - Đặc biệt, khi khảo sát từ đơn trong hồi ký Tô Hoài, chúng tôi thấy trong hệ thống từ đơn là đại từ thì từ “tôi” có tần số xuất hiện nhiều với 8353 lần. Điều này chứng tỏ, người trần thuật trong hồi ký chính là nhà văn, xưng tôi (phù hợp với đặc điểm thể loại hồi ký, vai người kể chuyện/ người trần thuật chính là tác giả). - Khi khảo sát lời văn trần thuật (lời kể, câu kể), chúng tôi bắt gặp không ít tình thái từ như: ô, ầy, ôi, quá, lắm, có 342 lần xuất hiện. Chính điều này tạo nên một kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của người nghệ sĩ. Từ đó giúp chúng ta thấy được vai trò đặc biệt của cái tôi tác giả - cái tôi giãi bày. Bên cạnh các từ đơn chủ yếu là thuần Việt, chúng tôi còn gặp một một số từ phiên âm (gốc Pháp) (Trong luận án này chúng tôi xếp là từ đơn) được ông sử dụng: cu li san, đốc tờ, ghi đông, coóc sê, xì líp, sa lông, sơ mi, xi măng, lắc lê, xúc xích, ,Sự xuất hiện của các từ phiên âm trong hồi ký cũng giúp ông dựng lại hiện thực xã hội Việt Nam những năm Pháp thuộc một cách chân thực. 2.2.1.2. Từ phức a. Từ ghép - Về số lượng, trong 5 tập hồi ký, Tô Hoài sử dụng 1199 từ ghép, trong đó từ ghép phân nghĩa 951 từ chiếm tỉ lệ lớn 79,3%, từ ghép hợp nghĩa có 248 từ, chiếm tỉ lệ thấp hơn, chỉ 20,7%. Số lượng từ ghép phân nghĩa xuất hiện nhiều hơn (18523 lần) điều đó cho thấy đối tượng được kể trong hồi ký của Tô Hoài mang tính cụ thể, tính biệt loại rõ ràng. - Trong số từ ghép phân nghĩa Tô Hoài dùng, có nhiều từ ghép mới xuất hiện, thể hiện giai đoạn đất nước ta có những thay đổi - sau cải cách. Đó là những từ ghép phân nghĩa sau: chơi chua, sở gốc, sở mới, phòng nhất, phòng nhì, lò may, cụ nội, cụ ngoại, mờ chồng, sắc đọng, nhà bàn, nhà tàu, nhà buồng, b. Từ láy - Về số lượng, trong hồi ký Tô Hoài có 1834 từ láy được sử dụng, với 9873 lần xuất hiện. - Về cách sử dụng từ láy trong đoạn văn, Tô Hoài đã sử dụng từ láy với tần số cao, có nhiều câu xuất hiện ba, bốn từ láy nhiều trang xuất hiện trên 10 từ láy. Đặc biệt có nhiều từ láy được tác giả dùng nhiều lần như trong Cát bụi chân ai, các từ láy sau đây xuất hiện nhiều: thỉnh thoảng (21 lần), lặng lẽ (13 lần), thong thả (20 lần), v.v. - Về nguồn gốc, bên cạnh những từ láy toàn dân quen thuộc, Tô Hoài còn dùng những từ láy rất mới, lạ như: thả lã, bùm tum, lở tở, léng téng, lôm lam, nhịu nhảm, nhấp nhem, mờ mừ, nhua nhúa, lướp nhướp,... Chẳng hạn: (14) Các dì tôi ngạc nhiên xiết bao, khi thấy tôi biết nhặt rau muống cọ nồi thổi cơm thạo ve vé [I, tr.91]. - Từ láy trong hồi ký của Tô Hoài tập hợp thành trường nghĩa, được dùng theo chủ đề, bối cảnh của câu chuyện: + Từ láy được dùng gắn với ngữ cảnh, miêu tả khung cảnh thiên nhiên: + Dùng từ láy để miêu tả không gian + Dùng từ láy để tả ngoại hình nhân vật. + Dùng các từ láy để miêu tả tâm trạng chính mình và tâm trạng nhân vật. + Dùng từ láy để miêu tả cảnh sắc, âm thanh + Dùng từ láy để miêu tả hành động nhân vật 2.2.2. Các lớp từ xét về mặt phong cách 2.2.2.1. Lớp từ Hán Việt Nhà văn đã có những cách kết hợp từ độc đáo, tạo nên những từ Hán Việt chuyên biệt: quân sự, kinh tế - chính trị, văn học trong các tác phẩm của ông. a. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực văn học - liên quan đến nghề văn Số lượng từ Hán Việt thuộc lĩnh vực văn học - liên quan đến nghề văn được sử dụng tương đối nhiều trong tác phẩm hồi ký Tô Hoài, có 320 từ với 1833 lần xuất hiện. Đó là những từ như: tiểu thuyết (219 lần), văn học (110 lần), văn đoàn (22 lần), tự truyện (25 lần), văn xuôi (13 lần), bản thảo (62 lần),... Những từ Hán Việt thuộc loại này xuất hiện nhiều nhất trong hồi ký Những gương mặt, khi Tô Hoài kể chuyện về các nhà văn, với 793 lần xuất hiện. Đặc biệt, với Cỏ dại viết về tuổi thơ nên từ Hán - Việt chỉ nghề văn, thuộc lĩnh vực văn học không xuất hiện trong tác phẩm. b. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực quân sự Đó là những lớp từ như: quân cảnh, thiết quân luật, chiến khu, quân dịch, chiến sĩ, tiểu đoàn, cứ điểm, tiểu khu, võ trang,...; có 299 với 1405 lần xuất hiện. c. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực kinh tế - chính trị Đó là các từ: kinh doanh, hợp đồng, thương nhân, ngân sách, kế toán, hợp tác xã, xã viên,... cũng xuất hiện tương đối nhiều trong hồi ký, đặc biệt là ở hồi ký Chiều chiều khi tác giả viết về thời kỳ đất nước bước vào thời ký đổi mới, thực hiện cải cách ruộng đất,... 2.2.2.2. Lớp từ khẩu ngữ a. Số liệu thống kê Theo quan điểm của Cù Đình Tú về phân loại lớp từ khẩu ngữ [181, tr 133-137], chúng tôi tiến hành khảo sát hồi ký Tô Hoài và đã thu được kết quả cụ thể, từ các lời văn trần thuật có 1389 từ khẩu ngữ với 9715 lần xuất hiện. b. Mô tả từ khẩu ngữ trong hồi kí Tô Hoài Qua bảng thống kê trên ta thấy Tô Hoài đã sử dụng từ ngữ khẩu ngữ với tần số cao và bằng nhiều kiểu loại khác nhau: b1. Thêm yếu tố b2. Bớt yếu tố b3. Biến yếu tố b4. Dùng nguyên từ khẩu ngữ hoặc thổ ngữ, trong đó có những từ như tiếng lóng c. Vai trò từ khẩu ngữ trong lời văn trần thuật trong hồi kí Tô Hoài Dùng từ khẩu ngữ để nhẩn nha, thong thả tái hiện muôn mặt của đời sống đầy biến động. Dùng các từ khẩu ngữ để tạo nên giọng văn mộc mạc, gần gũi, chân thực, đời thường, thôn quê. Trong nhiều trường hợp, các từ khẩu ngữ trong câu văn Tô Hoài như những điểm nhấn làm cho lời văn kể chuyển mang hơi thở đời sống dân giã, gần gũi, sinh động. Xoá mờ khoảng cách ranh giới giữa người nổi tiếng với những người bình thường, từ những chân dung văn học. Sử dụng những từ ngữ giàu hơi thở đời sống để diễn đạt những khái niệm, vấn đề, sự việc phức tạp thành giản dị, dễ hiểu, đồng thời, bày tỏ thái độ, tình cảm chân thành, sâu sắc. Chẳng hạn: (52) “Có lẽ xưa nay văn nghệ văn nghẽo vẫn thế, bảo là cần thì cần lắm, mà là thường thì cũng thường thôi. Dong duổi đó đây thích hơn” [I,tr.437]. Trong các tác phẩm hồi ký, Tô Hoài sử dụng từ ngữ địa phương không nhiều nhưng cũng có vai trò, có tác dụng làm tinh tế hoá ý nghĩa, làm giàu thêm cho tiếng nói dân tộc. Đọc hồi ký của Tô Hoài, người đọc có thể lập ra một trường từ vựng của người Kẻ Bưởi, từ những danh từ gọi tên đồ vật, sự vật đến những động từ, tính từ và cả những lời nói của người dân Kẻ Bưởi cũng được tác giả trích dẫn trực tiếp vào tác phẩm: xơi (ăn), ẵm (bồng), thầy u/anh chị (bố mẹ), đích (đúng), mướn (thuê),... 2.2.3. Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài 2.2.3.1. Số liệu thống kê 2.2.3.2. Mô tả các trường từ vựng nổi bật trong hồi kí Tô Hoài a. Trường từ vựng chỉ màu sắc a1. Số liệu thống kê Trong các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài, bên cạnh những lớp từ chỉ màu quen thuộc, tác giả còn sáng tạo ra những từ ngữ chỉ màu sắc mới, góp phần làm phong phú thêm từ chỉ màu sắc tiếng Việt như: xanh cứng, xanh mỡ, xanh eo éo, vàng rượi, vàng nhờn, vàng nhòe, vàng ròn, trắng sương, trắng nhọt, màu đói, màu đau gan, màu phong lưu, màu bệnh gan, màu sốt rét, màu ốm, màu say, a2. Vai trò của lớp từ ngữ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài - Vẽ nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, sinh động, lung linh mang hồn người, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. - Miêu tả, phản ánh hiện tượng, sự vật cụ thể. - Làm cho câu văn tươi mới đầy sắc thái. b. Trường từ vựng chỉ hoạt động b1. Số liệu thống kê Khảo sát 5 hồi ký của ông, chúng tôi thấy lớp từ vận động có 25682 lần xuất hiện; trong đó: Cỏ dại, 3425 lần; Tự truyện, 8017 lần; Những gương mặt, 3225 lần; Cát bụi chân ai, 5534 lần; Chiều chiều, 5481 lần. b2. Vai trò của trường từ vựng chỉ hoạt động trong Hồi ký Tô Hoài - Thế giới được hồi tưởng là những sự kiện, thời gian đáng nhớ được nhà văn chắt lọc và sắp xếp đầy dụng ý nghệ thuật vì vậy mạch văn, mạch cảm xúc của Tô Hoài cứ trôi theo với nhớ, còn nhớ, nhớ lại, kể, kể lại. - Yếu tố đặc sắc thể hiện được phong cách và tài năng của Tô Hoài về khả năng quan sát rất đặc biệt; khả năng ấy giúp nhà văn quan sát cặn kẽ đến mức bật ra được nét đặc sắc của đối tượng, rồi từ đó, lựa chọn từng chi tiết cụ thể, chính xác. Đây là thế mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. - Khi đi vào khảo sát cụ thể lớp từ vận động trong hồi ký cuả ông, chúng tôi nhận thấy, khi miêu tả hành động nhân vật, Tô Hoài đã sử dụng lớp từ chỉ hoạt động có cấu tạo đa âm tiết. Ông thấy được giá trị của từ láy có khả năng gợi hình, gợi cảm rất cao, nên nhà văn đã khai thác triệt để khả năng này của từ láy làm định ngữ, bổ ngữ cho động từ trung tâm. c. Trường từ vựng chỉ thời gian c1. Số liệu thống kê Lớp từ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài rất đa dạng (chỉ thời gian cụ thể, thời gian ước lượng - không cụ thể, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại,...) nhưng với đặc điểm của hồi ký là hồi tưởng, hoài niệm về thời gian đã qua mà tác giả là người kể lại, viết lại nên lớp từ ngữ chỉ thời gian quá khứ (ngày trước, ngày ấu thơ, ngày xưa, một hồi, thuở nhỏ, dạo ấy, lúc nãy, năm ngoái, mọi khi,...) xuất hiện nhiều nhất, với 1723 lần, tiếp đó là lớp từ ngữ chỉ thời gian gắn với sự kiện xuất hiện 982 lần; dạng như: Cái hồi Trúc Đường thôi dạy học ở Hà Đông;Cái năm đi chiến dịch Tây Bắc 1952; Năm 1946, hơn hai mươi năm trước khi tôi làm phóng viên báo vào mặt trận nam Trung Bộ,... Khi viết về thời gian, thời điểm trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối thì tác giả hay nói về thời gian buổi tối và buổi chiều; từ nhớ xuất hiện 547 lần, kể xuất hiện 377 lần, đặc biệt, từ viết xuất hiện 843 lần. Còn lại, là các từ chỉ thời gian khác xuất hiện trong tác phẩm như thời gian cụ thể (chủ nhật, ba tháng, năm 1954, ba giờ sáng,...), thời gian ước lượng (nhiều năm, những ngày, mấy tháng,...),... c2. Vai trò của lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài - Lớp từ chỉ thời gian quá khứ: Phản ánh đúng đặc điểm thể loại hồi ký: hồi cố, hồi tưởng, nói về những sự việc, hiện tượng đã qua. - Lớp từ chỉ đêm tối: Phản ánh số phận éo le của con người thời kỳ đó, đồng thời bộc lộ nội tâm, tâm trạng nhà văn/thời gian của sự chiêm nghiệm. - Thời gian hồi tưởng: Phản ánh đúng đặc điểm thể loại hồi ký: hồi cố, hồi tưởng, nói về những sự việc, hiện tượng đã qua. - Thời gian đồng hiện:nhằm đi đến tận cùng, đánh thức và làm sống dậy những kí ức, hoài niệm quá khứ trong vai trò người kể chuyện. 2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ Tìm hiểu hồi ký Tô Hoài, chúng tôi không những thấy nhà văn có một vốn từ phong phú, sâu rộng, sử dụng linh hoạt, tài tình chất liệu ngôn ngữ của dân tộc để miêu tả, kể lại, hồi cố những gì mình đã trải qua, những điều mắt thấy tai nghe, mà còn thấy được sự sáng tạo, sự phá cách của ông trong sử dụng từ ngữ. Có nhiều từ ngữ, tác giả sáng tạo bằng cách kết hợp, tách, hoặc do chính tác giả nghĩ ra (tuy nhiên sự sáng tạo của tác giả cũng theo quy luật cấu tạo của từ tiếng Việt) để chuyển tải nội dung sự việc, hiện tượng mình muốn nói một cách hiệu quả nhất. - Kết hợp 1 yếu tố của từ đa tiết này với 1 yếu tố của từ đa tiết kia để tạo thành từ mới: nhẵn trơn (nhẵn thĩ + trơn tru), ẩm nhớp (ẩm thấp + nhớp nháp), sợ run (sợ sệt + run rẩy),...; nghĩa của chúng chính là nghĩa tổng hợp của hai yếu tố gốc trong các từ đa tiết. Ngoài ra Tô Hoài còn kết hợp hai yếu tố đơn có nghĩa, vốn có thể dùng độc lập để tạo thành đơn vị mới theo dạng ghép như: vui thương, viết khuya, trắng sương, trắng bột, nhớ mới, nhớ vui, sắc đọng, ... Điều này cho thấy đề tài phản ánh và đối tượng giao tiếp có tác dụng chi phối đối với từ vựng của nhà văn. - Tách một từ đa tiết ra thành hai từ hoặc lược bỏ một yếu tố của từ đa tiết thành từ đơn tiết: hình - bóng (hình bóng), ưa - thích (ưa thích), gà - vịt (gà vịt), lăn - chuyển (lăn chuyển), Việc tách các từ tạo nên sự đăng đối của câu văn, tạo nên chất thơ cho câu văn. - Lược bỏ một từ tố trong từ ghép: hiện (xuất hiện), biến (biến mất), hậu (hậu đãi), chững (chững chạc), kiết (túng kiết), tươm (tươm tất),...; những từ này thường là từ ghép đẳng lập, 2 yếu tố của từ đều có nghĩa riêng, khi kết hợp lại thì chúng có nghĩa tổng hợp. Ở đây, tác giả tách ra tạo cách nói khẩu ngữ gợi nên sự gần gũi, suồng sã trong cách kể chuyện, đồng thời, tạo giá trị cao trong chuyển tải nội dung sự vật, hiện tượng được nói đến. - Dùng từ chỉ loại (danh từ chỉ đơn vị): Trong hồi ký, việc sử dụng danh từ chỉ loại của Tô Hoài cũng có điểm đặc biệt. Một số cấu trúc từ ngữ tác giả không đi theo cái thông thường mà kết hợp theo cách của mình như: cục chữ, hạt chữ, món chữ, cái núi, miếng sống, miếng nghề, chiếc mặt trời, lò may, + Có những cụm từ do ông sáng tạo nên như: gầy phờ người, sợ cúp hai tai, chạy nháo đèn cù, rét cóng cá, + Tách, xen, thêm, bớt, thay đổi một số yếu tố trong cụm từ (thành ngữ, quán ngữ) trở thành cách nói, cách dùng của Tô Hoài như: cành cao lá dài (cành vàng lá ngọc), mọc như cua bò (mọc như nấm), búng ra sái thuốc phiện (búng ra sữa), tôi ngồi đáy giếng (ếch ngồi đáy giếng),... + Khi nói về thời thời gian, tác giả cũng có cách nói riêng của mình: thuở thiếu niên, từ khi tôi bé, ngày cũ, xưa sau, lần xưa, ngày lớn, thuở trẻ, thời cũ,... 2.4. Tiểu kết chương 2 Qua khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích – miêu tả các lớp từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài chúng tôi chỉ ra được: Lời văn kể chuyện trong hồi ký có sự tham gia tích cực của lớp từ khẩu ngữ, lớp từ Hán - Việt, lớp từ chỉ màu sắc, lớp từ chỉ vận động, lớp từ chỉ thời gian, từ đơn, từ ghép, từ láy. Mỗi lớp từ, qua cách sử dụng của Tô Hoài đều phát huy hiệu quả cao nhất. Trong hệ thống từ đơn thì từ đơn là động từ xuất hiện nhiều nhất. Chính những từ này làm cho lời văn kể chuyện trong hồi ký chắc nịch, góc cạnh và sâu sắc. Từ tình thái và đại từ xưng hô “tôi” xuất hiệu với tần số cao trong hồi ký thể hiện đặc trưng của thể loại hồi ký: cái tôi tâm sự - cái tôi giãi bày. Lớp từ láy được sử dụng dày đặc trong các câu văn. Có những câu văn trong hồi ký xuất hiện bốn, năm từ láy. Tô Hoài rất có ý thức dùng các từ láy để làm cho câu văn trần thuật giàu hơi thở đời sống, gợi hình gợi cảm. Lớp từ ghép, đặc biệt là những từ ghép mới cũng là những điểm nhấn trong câu văn trần thuật của Tô Hoài. Từ ghép phân nghĩa chiếm số lượng nhiều hơn làm cho câu văn trần thuật mang tính cá thể, cụ thể. Sự xuất hiện từ ghép mới khẳng định đóng của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX. Nếu lớp từ Hán - Việt giúp chuyển tải nội dung một cách chính xác và khách quan nhất thì lớp từ khấu ngữ làm cho câu văn trần thuật giàu hơi thở đời sống, gần gũi và chân thật Nổi bật trong hồi ký Tô Hoài là sự xuất hiện dày đặc của các lớp từ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc, trường từ vựng chỉ sự vận động và trường từ vựng chỉ thời gian. Cách dùng các từ ngữ theo các trường này đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Lớp từ chỉ màu sắc, chỉ vận động đã góp phần miêu tả, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách rõ nét, chính xác và khách quan, thể hiện con mắt quan sát tài tình và sắc sảo của Tô Hoài. Lớp từ chỉ thời gian chính là dòng hồi tưởng, hoài niệm của tác giả về những chuyện đã qua của chính bản thân mình, gia đình, bè bạn hay lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước, đồng thời lớp từ này làm nổi bật đặc trưng thể loại hồi ký chính là hồi tưởng. Lớp từ chỉ sự vận động không chỉ lột tả được cuộc sống sinh hoạt, lao động mà còn cho người đọc thấy được bản chất, tâm trạng, thái độ của nhân vật trong hồi ký. Đồng thời thấy được cách miêu tả của tác giả chú trọng nhiều vào hoạt động, hành động nhân vật, phản ánh hiện thực sinh động. Như vậy, chính nội dung trần thuật phong phú, đa dạng nên bắt buộc Tô Hoài sử dụng hết sức đa dạng, linh hoạt các lớp từ tiếng Việt kể cả mặt cấu tạo, kể cả mặt phong cách. Đặc biệt là nhà văn dựa vào mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để tạo ra những từ của mình để diễn tả hoặc bổ sung về sắc thái ý nghĩa, hoặc diễn tả sắc thái biểu cảm (thái độ của nhà văn). Cách dùng từ của Tô Hoài nó sẽ chi phối kiểu cấu tạo câu văn của ông. Bởi vì, sang tới chương 3, khi chúng tôi khảo sát câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài, chúng tôi thấy câu văn của ông hết sức đa dạng, độc đáo, linh hoạt, uyển chuyển. Tùy theo nội dung và mục đích trần thuật mà Tô Hoài dùng câu đơn hay câu ghép, câu ngắn hay câu dài, câu bình thường hay câu đặc biệt,... Để rõ hơn về câu, vai trò và đặc điểm của câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài chúng tôi triển khai tìm hiểu, phân tích, đánh giá ở chương 3 của luận án. Chương 3 CÂU TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI 3.1. Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật 3.1.1. Câu trong ngôn ngữ Câu trong ngôn ngữ được quan niệm như là một đơn vị hằng thể, là mô hình khái quát có tính trìu tượng. 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật Câu trong hoạt động hành chức là những phát ngôn cụ thể gắn với ngữ cảnh và phong cách. Câu trong hoạt động được xem như là mặt biến thể, biểu hiện của câu trong ngôn ngữ (mặt hằng thể). Câu trong văn bản nghệ thuật là câu trong hành chức (hoạt động), một dạng hành chức đặc thù mang tính nghệ thuật. 3.1.2.1. Nhân tố chi phối a. Tác giả: b. Ngữ cảnh, chu cảnh 3.1.2.2. Đặc điểm câu trong văn bản nghệ thuật a. Thường đa dạng các kiểu câu, đa dạng về cấu tạo, và đa dạng về các loại câu tình thái; b. Văn bản nghệ thuật dung nạp nhiều câu “chệch chuẩn” khác với câu trong ngôn ngữ do phép tách câu; c. Trật tự thành phần câu có sự thay đổi linh hoạt; d. Nội dung ngữ nghĩa của câu phụ thuộc vào các câu trước, sau nó và phụ thuộc vào nội dung toàn văn bản. 3.2. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo 3.2.1. Số liệu thống kê Về cấu tạo, câu văn tác giả chủ yếu là câu đơn, có 19.946 câu (chiếm 85,7%). Câu ghép chiếm số lượng ít hơn, chỉ có 3.261 câu (chiếm 14,3 %).. 3.2.2. Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài 3.2.2.1. Số liệu thống kê 3.2.2.2. Câu đơn bình thường a. Nhận xét chung Có thể nói, câu đơn bình thường là loại câu có tần số xuất hiện rất cao trong hồi ký Tô Hoài chiếm tỷ lệ 81,5% trong tổng số câu đơn. b. Các kiểu câu đơn bình thường trong hồi kí Tô Hoài b1. Câu đơn bình thường chỉ có một nòng cốt C - V Đây là loại câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ, không có thêm bất kỳ một thành phần phụ nào. Kiểu câu đơn này trong hồi ký Tô Hoài có 8137 câu. Đặc điểm nổi bật của kiểu câu này là có đủ các thành phần nhưng nội dung lại rất ngắn gọn; đó là, những thông báo rõ ràng, những diễn tả súc tích mà dễ hiểu. Trong hồi ký Tô Hoài, kiểu câu này thường chủ ngữ đứng trước vị ngữ; nhưng cũng có khá nhiều trường hợp Tô Hoài biến đổi câu bằng cách chuyển đổi vị trí chủ ngữ - vị ngữ (96 câu). Khi đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, nội dung thông báo của câu được nhấn mạnh, gây sự chú ý cho người đọc. Ví dụ: (163) “Đi guốc mộc và mặc bộ đại cán ra đường và đã đứng tuổi // chỉ có Trần Đức Thảo và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch” [II, tr.161]. b2. Câu đơn bình thường có các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ được mở rộng thành c - v Trong các kiểu câu có các thành phần mở rộng (tức là một thành phần câu có kết câu c - v), Tô Hoài chủ yếu sử dụng những câu có thành phần bổ ngữ mở rộng (có1373 câu). Kiểu câu này nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ, miêu tả rõ hơn các hành động của nhân vật. Câu ngắn nhưng lại đủ ý cần diễn đạt. Điều này phù hợp với câu trần thuật (dùng để kể chuyện) trong ký, làm cho người đọc dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Nhìn chung, các câu đơn có các thành phần mở rộng thường tương đối dài. Sử dụng kiểu câu này, ngoài việc miêu tả, trần thuật sự việc, sự tình, nhà văn còn thể hiện những bình luận, đánh giá và bộc lộ thái độ của mình. b3. Câu đơn có các thành phần phụ Kiểu câu này được Tô Hoài sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm hồi ký. Dĩ nhiên, khi câu có thành phần phụ thì sẽ làm cho nội dung thông tin của câu được bổ sung, mở rộng; lượng thông tin của câu nhiều hơn, phong phú và sinh động hơn. Trong hồi ký Tô Hoài, câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ chỉ thời gian chiếm số lượng lớn nhất, gồm 1541 câu (chiếm 47,2 %). 3.2.2.3. Câu đơn đặc biệt a. Số liệu thống kê b. Đặc điểm câu đơn đặc biệt trong hồi kí của Tô Hoài - Về cấu tạo, câu đơn đặc biệt của Tô Hoài có các dạng sau: + Câu đơn đặc biệt chỉ có một từ; chẳng hạn: (205) “Báo động” [I, tr.632]; + Câu đơn đặc biệt gồm một cụm từ; chẳng hạn: Cụm danh từ: (206) “Những năm tháng ấy” [I, tr.529]; Cụm động từ: (207) “Vẫn chưa hết tầm phơ” [I, tr.645]; Cụm tính từ: (208) “Nhốn nháo bấn lên” [II, tr.315]; - Về vai trò trần thuật, tuy xuất hiện không nhiều nhưng loại câu này hướng người đọc vào những tâm điểm nội dung, nhấn mạnh những thông điệp mà người đọc cần chú ý. c. Các kiểu câu đơn đặc biệt trong hồi kí của Tô Hoài c1. Câu đặc biệt tự thân Về mặt cấu tạo, câu đặc biệt tự thân của Tô Hoài, có câu có một từ, có câu là một cụm từ. Về nội dung ý nghĩa, các câu đặc biệt đều có nghĩa khái quát, có tính chất xác định nội dung chủ đề của các đoạn văn trong hồi ký; đồng thời, bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, thái độ của nhà văn đối với chủ đề trần thuật. c2. Câu đặc biệt tách biệt Kiểu câu đặc biệt tách biệt xuất hiện trong hồi ký Tô Hoài chủ yếu là những kiểu tách một trạng ngữ, chủ ngữ, hay một vị ngữ của câu gốc thành câu riêng. Kiểu câu tách bổ ngữ thành câu riêng xuất hiện không nhiều. c3. Câu đặc biệt tỉnh lược Qua tư liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy, kiểu câu đặc biệt tỉnh lược chiếm 50% trong tổng số câu đơn đặc biệt (1.538 câu), chúng được sử dụng nhiều hơn kiểu câu đặc biệt tự thân và kiểu câu tách biệt. d. Vai trò của câu đơn đặc biệt trong lời văn trần thuật trong hồi kí Tô Hoài - Thông báo sự xuất hiện một hiện tượng nào đó. Chẳng hạn: (236) “Báo động” [I, tr.632, tr 693]. - Dùng thay lời tác giả để thuyết minh ngữ cảnh về không gian, thời gian. Ví dụ: “Đêm công viên Thống Nhất [I, tr.593]. - Dùng để giới thiệu nhân vật: (244) Oanh! [I, tr.761]. - Dùng để trần thuật những sự việc, sự tình, những biến cố xẩy ra trong cuộc sống: (245) Chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952 [I, tr.401]. - Tách thành phần giải thích, đề ngữ, bổ ngữ thành một câu độc lập để nhấn mạnh, tạo tính biểu cảm. Chẳng hạn: (249) “Tiểu thuyết Mười năm của tôi - một trong những ấn phẩm cuối cùng của Hội nhà văn. Lập tức, các báo mổ xẻ phê bình” [I, tr.550] → Tách thành phần đề ngữ và giải thích ngữ. - Đem lại lượng thông tin vừa đủ để người đọc tiếp nhận một cách nhanh chóng, dễ dàng, tránh những yếu tố dư thừa không cần thiết. - Nhấn mạnh chủ ngữ, vị ngữ, làm cho người đọc chú ý đến nhân vật hoặc hành động nhân vật. - Để bộc lộ cảm xúc: (256) Ôi chao! [I, tr.778]. - Để thể hiện thái độ phủ định - khẳng định: (262) Đành chịu [I, tr119]. - Dùng lối nói đảo ngữ để nhấn mạnh. 3.2.2.4. Vai trò của câu đơn trong hồi ký của Tô Hoài a. Vai trò trần thuật Hồi ký Tô hoài có số lượng câu đơn rất lớn. Câu đơn có cấu tạo đơn giản, thường ngắn gọn nên người đọc dễ hiểu và dễ tiếp nhận nội dung thông báo. Bên cạnh câu đơn rất ngắn, Tô Hoài dùng xen những câu đơn dài nhằm mở rộng nội dung ý nghĩa cho câu văn, để kể cho hết những điều muốn kể, nghĩa là, thoả mãn mục đích trần thuật. Để miêu tả, làm sáng tỏ những hành động, hay những suy tư, suy nghĩ của nhân vật, Tô Hoài đã lựa chọn câu đơn mở rộng thành phần bổ ngữ khi tái hiện bức tranh cuộc sống, bức tranh lịch sử một thời đại. Những câu đơn mở rộng thành phần bổ ngữ tái hiện liên tiếp những hành động của nhân vật phần nào đã giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn điều đó. 3.2.2.5. Cách sử dụng câu đơn trong hồi ký của Tô Hoài - Dùng kết hợp các kiểu câu độc đáo, đa dạng - Nhấn mạnh lối nói khẩu ngữ 3.2.3. Câu ghép trong hồi ký Tô Hoài 3.2.3.1. Số liệu thống kê 3.2.3.2. Các kiểu câu ghép trong hồi ký Tô Hoài a. Câu ghép có từ liên kết Tư liệu khảo sát cho thấy, câu ghép đẳng lập được sử dụng nhiều nhất trong trong hồi ký Tô Hoài, gồm 608 câu, chiếm 53,8% trong tổng số câu ghép có có từ liên kết. Tiếp đó là câu ghép chính phụ, còn câu ghép qua lại ít được Tô Hoài sử dụng trong hồi ký, chỉ có 12 câu, chiểm tỉ lệ 1,2%. Cách sử dụng câu ghép đẳng lập trong hồi ký Tô Hoài có những điểm đặc biệt, tạo nét riêng phong cách. Trước hết, Tô Hoài có ý thức tạo sự đối xứng về cấu trúc và ngữ nghĩa trong câu ghép đẳng lập. Đó là sự đối xứng về ý nghĩa các từ ngữ, sự cân xứng về cấu tạo ngữ pháp các vế câu. Sự đối xứng ấy được thể hiện qua việc dùng kết từ. b. Câu ghép không có từ liên kết - câu ghép chuỗi Đây là loại câu ghép được dùng nhiều nhất trong tổng số câu ghép của hồi ký Tô Hoài. Số lượng câu ghép chuỗi trong hồi ký của Tô Hoài là 2132 câu, chiếm 65,3%; đây là một tỉ lệ rất cao. Kiểu câu ghép chuỗi được nhà văn sử dụng với nhiều vai trò khác nhau. (321) “Bố // chết oan, em // chết trận, mẹ // chết già, Vlat // thì chết một mình” [II, tr.433]. 3.2.3.3. Vai trò của câu ghép trong hồi kí của Tô Hoài a. Thể hiện thái độ phán đoán, suy lí (nếuthì; vìnên; tuynhưng) b. Thể hiện nhận định, đánh giá, phản bác (nhưng, mà,) c. Thể hiện thái độ liệt kê (câu ghép chuỗi) d. Thể hiện thái độ miêu tả (câu ghép chuỗi) e. Thể hiện thái độ tường giải sự kiện (câu gh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_ngon_ngu_tran_thuat_trong_hoi_ky_to_hoai.doc
Tài liệu liên quan