Trước hết, nâng cao nhận thức của chính bản thân thanh niên về xây
dựng NTM.
Hai là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy tối đa vai trò
nguồn lực thanh niên nông thôn phục vụ xây dựng NTM.
Ba là, sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh niên hiện có của vùng ĐBSCL
để phục vụ xây dựng NTM.
Bốn là, thực hiện tốt phát huy vai trò thanh niên người dân tộc Khmer
ĐBSCL trong xây dựng NTM
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL
trong xây dựng NTM.
7
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò nguồn lực thanh
niên ĐBSCL trong xây dựng NTM và xác định những vấn đề đặt ra trong thực
hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay.
Thứ ba, trình bày quan điểm cơ bản và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ
NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. NGUỒN LỰC THANH NIÊN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Quan niệm về thanh niên và vai trò nguồn lực thanh niên
2.1.1.1. Quan niệm về thanh niên và đặc điểm của thanh niên
Quan niệm về thanh niên
Tổng hợp từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể quan niệm chung về
thanh niên như sau: Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm
những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, thuộc mọi giai cấp, dân tộc, tầng
lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội; có những
đặc điểm riêng biệt, có vai trò to lớn trong xã hội hiện tại và quyết định sự phát
triển trong tương lai của xã hội.
Thanh niên có những đặc điểm cơ bản:
- Thanh niên là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời mỗi con người,
nằm giữa độ tuổi trẻ em và độ tuổi người lớn.
- Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù.
- Thanh niên là lớp người trẻ trung và năng động, đóng vai trò to lớn trong
xã hội hiện tại, thế hệ quyết định tương lai của quốc gia, dân tộc.
2.1.1.2. Quan niệm về nguồn lực thanh niên
Ở Việt Nam có một số nhà khoa học bàn về phạm trù “nguồn lực”, tuy
nhiên quan niệm được nhiều người tán thành là một hệ thống các nhân tố cả vật
chất lẫn tinh thần, trong đó từng nhân tố có vai trò riêng nhưng chúng có mối
quan hệ với nhau đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp góp
phần thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia.
Về nguồn lực con người (hay còn gọi là nguồn nhân lực), khái quát lại có
hai cách hiểu: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con
người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm
chất, tức là tổng thể tiềm năng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức
8
khỏe, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, năng lực, kinh nghiệm của một quốc gia, vùng
lãnh thổ, địa phương hay một công ty có khả năng huy động vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là nguồn lực lao động gồm
tổng số những người trong độ tuổi lao động và những người trên độ tuổi lao động
nhưng vẫn có khả năng lao động, bao gồm cả những người đang làm việc và
những người đang không làm việc.
Tiếp cận từ góc độ xem nguồn lực thanh niên là một bộ phận của nguồn lực
con người, có thể đưa ra quan niệm về nguồn lực thanh niên sau đây:
Nguồn lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn lực con người
dùng để chỉ tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năng của thanh niên được
thể hiện qua các yếu tố như số lượng thanh niên, cơ cấu thanh niên, đặc biệt là chất
lượng thanh niên như trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng lao động, văn hóa lao
động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng, tình cảm, tinh thần, đạo đức lối sống, của
thanh niên đã, đang và sẽ huy động nhằm phục vụ sự phát triển xã hội.
2.1.1.3. Quan niệm về vai trò nguồn lực thanh niên
Từ sự phân tích trên nhiều phương diện của khái niệm vai trò, vai trò xã
hội, cũng như phân tích chỉ ra những đặc điểm xã hội nổi bật của nguồn lực thanh
niên, có thể rút ra quan niệm về vai trò nguồn lực thanh niên như sau:
Vai trò nguồn lực thanh niên là các yếu tố thể hiện trách nhiệm, hành động,
nghĩa vụ, quyền lợi của nguồn lực này đối với xã hội bằng những phẩm chất ưu
việt như xung kích, tiên phong, tình nguyện, đi đầu, vốn có của nó. Đồng thời
phải khẳng định được vai trò chính, quan trọng, chủ yếu, cơ bản làm nên sự phát
triển của nguồn lực thanh niên.
2.1.2. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới và nội dung vai trò
nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông
thôn mới
2.1.2.1. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới
Quan niệm nông thôn
Nông thôn được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định như
sau: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã”
Quan niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Một là, xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
Hai là, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.
9
Ba là, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn ngày
càng được nâng cao.
Bốn là, môi trường nông thôn trong lành, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ
gìn và phát triển.
Năm là, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ, hệ thống chính trị
vững mạnh.
2.1.2.2. Nội dung vai trò nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu
Long trong xây dựng nông thôn mới
Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về xây dựng NTM và đặc biệt là
xuất phát từ các đặc điểm xã hội nổi bật của thanh niên, nội dung vai trò nguồn
lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM được xác định gồm:
Một là, vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng
lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM.
Hai là, vai trò trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế -
xã hội” của xây dựng NTM.
Ba là, vai trò trong thực hiện các tiêu chí về “Kinh tế và tổ chức sản xuất”
trong xây dựng NTM.
Bốn là, vai trò trong thực hiện các tiêu chí về “Văn hóa - xã hội - môi
trường” trong xây dựng NTM.
Năm là, vai trò trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính
trị” trong xây dựng NTM.
2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH
NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội
của vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1.1. Đặc điểm về địa lý, tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng ĐBSCL có vị trí thuận lợi để thanh niên ĐBSCL có những giao
lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận khoa học - kỹ thuật hiện đại phục vụ
sản xuất và xây dựng NTM. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất lương
thực - thực phẩm, chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản, đây là yếu tố có
thể tận dụng để phát triển sản xuất nhằm thực hiện các tiêu chí của NTM,
10
song cũng mất nhiều chi phí cho xây dựng hạ tầng - kinh tế xã hội của xây
dựng NTM.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng đồng bằng sông
Cửu Long
Một là, ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả
nước, thu nhập bình quân trên đầu người thấp, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu kinh tế và cũng là thế mạnh của vùng.
Hai là, ngành công nghiệp của vùng chưa thu hút được nhiều dự án đầu
tư, giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp.
Ba là, vốn đầu tư toàn xã hội và chi đầu tư phát triển tăng; đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm.
Bốn là, hệ thống giáo dục, dạy nghề của vùng từng bước được quan tâm
đầu tư, phát triển.
Năm là, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong vùng có chuyển
biến tích cực, đạt những kết quả quan trọng.
Các đặc điểm trên vừa tạo thuận lợi vừa có những ảnh hưởng đáng kể tới
phát huy nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM.
2.2.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông
Cửu Long có ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới
2.2.2.1. Về số lượng, cơ cấu
Về số lượng
Vùng ĐBSCL có số lượng thanh niên tương đối đông, thanh niên từ 16-
30 tuổi có 4.330.424 người, chiếm tỷ lệ 24,55% dân số của vùng.
Về cơ cấu
Nếu xem xét cụ thể về cơ cấu độ tuổi, cơ cấu tỷ lệ các nhóm thanh niên
trong dân cư tạo sự thuận lợi cho xây dựng NTM ở ĐBSCL.
Xem xét cơ cấu theo địa bàn cư trú, cho thấy dân số thanh niên ĐBSCL
sống tập trung nhiều ở vùng nông thôn.
Nếu xem xét cơ cấu theo thành phần dân tộc, ĐBSCL có số lượng thanh
niên người dân tộc Khmer khá đông.
Các đặc điểm về số lượng, cơ cấu của nguồn lực thanh niên về cơ bản tác
động tích cực cho xây dựng NTM, song cũng còn những yếu tố tiềm ẩn gây bất
lợi nếu không được quan tâm giải quyết tốt.
11
2.2.2.2. Về chất lượng
- Trình độ học vấn của thanh niên ĐBSCL còn thấp. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc nhận thức các vấn đề chính trị, văn hóa xã hội và
công tác giáo dục, đào tạo nghề cho thanh niên, ảnh hưởng đến chất lượng
xây dựng NTM.
- Trình độ chuyên môn, tay nghề của thanh niên ĐBSCL còn hạn chế sẽ
khó đáp ứng và phát huy được thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng để phục vụ xây
dựng NTM.
- Về việc làm, thanh niên ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, thanh niên
ĐBSCL tham gia lao động sớm, do đó kiến thức, kỹ năng, tay nghề sẽ còn những
hạn chế nhất định và tất nhiên, điều này sẽ tác động tới lao động, sản xuất trong
xây dựng NTM.
- Thu nhập của thanh niên ĐBSCL còn tương đối thấp, cuộc sống đang gặp
nhiều khó khăn, nên việc đóng góp kinh phí và dành thời gian cho xây dựng
NTM cũng bị ảnh hưởng.
- Nhận thức chính trị của đa số thanh niên ĐBSCL đúng đắn, đây là dấu
hiệu tốt cho việc phát huy vai trò của nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM.
- Định hướng giá trị của đa số thanh niên ĐBSCL hiện nay hết sức thực tế,
do đó, có thể khai thác những yếu tố này thông qua giải quyết việc làm, hỗ trợ
vốn nhằm phát triển sản xuất để thanh niên đóng góp xây dựng NTM.
- Nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ĐBSCL khá phong
phú và đa dạng. Đây là dấu hiệu tốt để tuyên truyền, vận động thanh niên, nhất là
thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bào dân tộc, hăng hái lao động sản xuất,
thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nhất là chủ trương về xây dựng NTM ở địa phương hiện nay.
- Sức khỏe của thanh niên ĐBSCL tương đối nhĩnh hơn so với mặt bằng
sức khỏe của thanh niên cả nước nói chung. Có thể xem là yếu tố thuận lợi về
mặt thể chất tạo tiền đề cho thanh niên tham gia xây dựng NTM và nâng cao chất
lượng nguồn lực thanh niên của vùng.
2.2.3. Chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về thanh niên và xây dựng nông thôn mới
- Chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước ta về thanh niên và xây dựng NTM đã tác động tích cực trong việc tạo
12
ra những tiền đề, điều kiện tốt nhất để thanh niên tham gia một cách có hiệu
quả vào các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trực tiếp tạo ra
những thuận lợi về cơ chế, chính sách, kinh phí cho thanh niên tham gia xây
dựng NTM.
- Tuy nhiên, trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách, quy định của
Đảng, Nhà nước cũng khó trách khỏi những bất cập, chưa phù hợp, đặc biệt,
trong tổ chức thực hiện còn tồn tại những tiêu cực, điều này gây ảnh hưởng
nhất định đến tâm lý, tinh thần, thái độ của thanh niên trong tham gia xây
dựng NTM.
2.2.4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội
nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
Tạo nhiều cơ hội cho thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên ĐBSCL trong việc tiếp cận với
khoa học kỹ thuật tiên tiến.
-Tạo cơ hội cho thanh niên ĐBSCL trong học tập, tiếp cận và mở rộng thị
trường mới, mở rộng quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền
trong nước và quốc tế.
- Tạo hội về việc làm, tăng thu nhập cho đông đảo thanh niên ĐBSCL.
Mang lại nhiều thách thức cho thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM
- Sự tương thích giữa trình độ học vấn của thanh niên ĐBSCL với các cơ
hội tìm kiếm việc làm có thu nhập của họ,...
- Một bộ phận thanh niên dễ mơ hồ trong xác định các giá trị sống, họ dễ
ngộ nhận, chạy theo cuộc sống vật chất,...
- Đòi hỏi thanh niên về năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội, kiến thức về
ngoại ngữ, tin học, thói quen lao động trong môi trường công nghiệp,...
- Dễ dẫn đến sự xáo trộn xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên,...
Các yếu tố trên vừa tạo tiền đề thuận lợi vừa gây khó khăn cho thanh niên
trong góp phần thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất, lao động có việc làm, thu
nhập, hộ nghèo,... trong xây dựng NTM.
13
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
3.1.1. Trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp
nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới
Những thành tựu chủ yếu
Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
xây dựng NTM của nguồn lực thanh niên ĐBSCL đạt nhiều kết quả quan trọng.
Một số hạn chế
- Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn chưa tích cực tham
gia thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng NTM.
- Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn chỉ tham gia
thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng NTM mang
tính hình thức.
3.1.2. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hạ tầng kinh tế - xã
hội” trong xây dựng nông thôn mới
Những thành tựu chủ yếu
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Giao thông” của
nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Thủy lợi” của nguồn
lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Cơ sở vật chất văn
hóa” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Nhà ở dân cư” của
nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
Một số hạn chế
- Một bộ phận thanh niên ĐBSCL vẫn chưa tích cực tham gia xây dựng,
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
- Một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn hiểu chưa đúng về
trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương.
14
3.1.3. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Kinh tế và tổ chức sản
xuất” trong xây dựng nông thôn mới
Những thành tựu chủ yếu
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Thu nhập” và tiêu
chí “Hộ nghèo” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Lao động có việc
làm” và “Tổ chức sản xuất” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
Một số hạn chế
- Còn một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vùng ĐBSCL
chưa chú ý nhiều đến phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
- Mức thu nhập của thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn ĐBSCL
hiện nay nhìn chung còn thấp nếu so sánh với chỉ tiêu về thu nhập theo vùng của
Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020.
- Còn nhiều nhu cầu bức xúc chính đáng về lao động, việc làm, sản xuất
của đoàn viên, thanh niên nông thôn ĐBSCL chưa được giải quyết tốt.
3.1.4. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Văn hóa - xã hội - môi
trường” trong xây dựng nông thôn mới
Những thành tựu chủ yếu
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Giáo dục và Đào
tạo” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Văn hóa” của nguồn
lực thanh niên ĐBSCL.
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Môi trường và an
toàn thực phẩm” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
Một số hạn chế
- Trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động của một bộ
phận không nhỏ thanh niên nông thôn ĐBSCL nhìn chung còn thấp.
- Việc đẩy lùi các tập quán lạc hậu ở nông thôn chuyển biến chậm.
- Ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL công tác tuyên truyền về bảo vệ môi
trường của lực lượng đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đoàn cho người dân còn
chưa được thực hiện tốt; một bộ phận thanh niên còn chưa có ý thức trong việc
bảo vệ môi trường.
3.1.5. Trong tham gia thực hiện các tiêu chí về “Hệ thống chính trị”
trong xây dựng nông thôn mới
Những thành tựu chủ yếu
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Hệ thống chính trị và
tiếp cận pháp luật” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
15
- Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí về “Quốc phòng và an
ninh” của nguồn lực thanh niên ĐBSCL.
Một số hạn chế
- Còn một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn thờ ơ với vấn
đề chính trị - xã hội, không muốn tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội ở địa phương.
- Nhiều hoạt động phong trào của Đoàn có biểu hiện dàn trải, thiếu hấp
dẫn, chỉ thu hút một bộ phận đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia.
- Một bộ phận thanh niên nông thôn kém hiểu biết về pháp luật, có các
hành vi vi phạm pháp luật.
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT
RA TRONG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC THANH NIÊN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HIỆN NAY
3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò
nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông
thôn mới
3.2.1.1. Nguyên nhân của thành tựu
Một là, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng và Nhà nước đối với
thanh niên cả nước nói chung, trong đó có thanh niên ĐBSCL.
Hai là, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh; các tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố; các tỉnh đoàn, thành đoàn vùng ĐBSCL trong việc phát huy vai trò nguồn
lực thanh niên xây dựng NTM.
Ba là, nội dung và phương thức hoạt động Đoàn, Hội ngày càng bám sát
nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương.
Bốn là, những đặc điểm tích cực của thanh niên ĐBSCL từng bước được
phát huy đã góp phần đem lại nhiều thành tựu cho xây dựng NTM.
3.2.1.2. Nguyên nhân hạn chế
Một là, mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cùng sự bùng nổ của
công nghệ thông tin hiện nay, nhất là mạng xã hội đã ít nhiều tác động làm thay
đổi nhận thức trong thanh niên theo hướng tiêu cực dẫn đến đóng góp của họ
trong xây dựng NTM còn ít.
Hai là, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về thanh
niên và công tác thanh niên còn chung chung, khó triển khai thực hiện, chậm
được cụ thể hoá, thiếu nguồn lực để thực hiện đã tác động trực tiếp đến đời sống
16
thanh niên và công tác thanh niên, điều này ảnh hưởng nhất định đến kết quả
thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM.
Ba là, sự quan tâm của cấp uỷ đảng ở một số địa phương đối với tổ chức
Đoàn Thanh niên, đặc biệt là trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn kết, tập hợp
thanh niên, phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng NTM chưa được toàn
diện, đầy đủ.
Bốn là, do trình độ học vấn, nhận thức của một bộ phận thanh niên còn hạn
chế, đời sống của thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bào
dân tộc còn khó khăn, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến
đóng góp cho xây dựng NTM của họ còn hạn chế.
3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh
niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn lực thanh
niên trong xây dựng nông thôn mới với hạn chế trong nhận thức của các chủ
thể về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong
xây dựng nông thôn mới
Yêu cầu của xây dựng NTM ở ĐBSCL đặt ra ngày càng cao đối với nguồn lực
thanh niên.
Nhận thức của các chủ thể về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên
ĐBSCL trong xây dựng NTM còn hạn chế.
3.2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao trong thực hiện vai trò nguồn lực
thanh niên trong xây dựng nông thôn mới với hạn chế của công tác giáo dục -
đào tạo, hướng nghiệp cho thanh niên đồng bằng sông Cửu Long
Những yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện vai trò nguồn lực thanh niên
ĐBSCL trong xây dựng NTM hiện nay.
Những bất cập trong công tác giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp cho nguồn
lực thanh niên ĐBSCL hiện nay.
3.2.2.3. Mâu thuẫn giữa một số hạn chế trong tâm lý, lối sống vùng của
thanh niên đồng bằng sông Cửu Long với quy định về tiêu chí xây dựng nông
thôn mới hiện nay
Một số đặc điểm của “văn hóa sông nước” ĐBSCL gây nhiều khó khăn
trong việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên thực hiện các quy định về tiêu
chí xây dựng NTM.
Mâu thuẫn giữa tâm lý, tính cách con người Nam Bộ xưa gây cản trở tới
việc phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL với thực hiện các quy định
về tiêu chí NTM.
17
3.2.2.4. Mâu thuẫn giữa sự mong đợi cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân
đối với chủ thể thanh niên và tổ chức thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
với những kết quả đóng góp chưa tương xứng của những chủ thể này cho xây
dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long
Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng cao vào lực lượng thanh niên và tổ chức
của thanh niên cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng trong xây dựng NTM.
Đóng góp của chủ thể thanh niên và tổ chức thanh niên ĐBSCL trong xây
dựng NTM còn chưa tương xứng.
Chương 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC THANH NIÊN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL phải gắn liền với mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần xây dựng NTM.
Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM ở ĐBSCL phải
gắn với yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của vùng.
Phát huy vai trò nguồn lực thanh niên ĐBSCL trong xây dựng NTM là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vùng.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
NGUỒN LỰC THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
4.2.1. Nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vị trí, vai trò xung kích
của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông
thôn mới
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về vị trí, vai trò
của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông
thôn mới
Trước hết, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa
phương vùng ĐBSCL về vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực thanh niên trong
xây dựng NTM.
18
Hai là, nâng cao nhận thức của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội vùng ĐBSCL về vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực thanh niên trong
xây dựng NTM.
4.2.1.2. Nâng cao nhận thức của gia đình và toàn xã hội về vị trí, vai trò
của nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông
thôn mới
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về vị trí,
vai trò của thanh niên trong xây dựng NTM.
Hai là, động viên sự quan tâm của gia đình, xóm ấp, cộng đồng dân cư, các
đơn vị kinh tế đối với tuổi trẻ.
Ba là, các gia đình khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho thanh niên
tham gia các hoạt động xây dựng NTM.
Bốn là, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục thanh niên.
4.2.2. Tập trung đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bằng
sông Cửu Long nhằm nâng cao trình độ học vấn, nhận thức, nghề nghiệp, tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu
xây dựng nông thôn mới
4.2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đồng bằng sông Cửu
Long nhằm trang bị tốt kiến thức cho nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu
xây dựng nông thôn mới
Một là, thực hiện rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ
thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa
khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của học sinh.
Hai là, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phương pháp dạy học
tích cực, sáng tạo, tăng thời gian tự học, thời gian đi thực tế cho học sinh, gắn bó
chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành trong nhà trường.
Ba là, tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào
tạo một số trường đại học, trường dạy nghề có chất lượng ở ĐBSCL.
Bốn là, tiến hành chấn chỉnh, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp ở các địa phương ĐBSCL.
Năm là, thực hiện sự định hướng cho các nhà trường, cơ sở dạy nghề về
nội dung của giáo dục - đào tạo.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
giáo dục - đào tạo ở địa phương.
Bảy là, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục mầm non và phổ thông ở
ĐBSCL từ bằng đến cao hơn mức bình quân chung cả nước.
19
4.2.2.2. Nâng cao trình độ học vấn cho nguồn lực thanh niên đồng bằng
sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Trước hết, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm thay
đổi nhận thức của từng gia đình về vai trò của giáo dục - đào tạo.
Thứ hai, duy trì thành tích hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học
cơ sở đã đạt được trong những năm tiếp theo, nhất quyết không để diễn ra tình
trạng tái mù
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nguon_luc_thanh_nien_dong_bang_song_cuu_long.pdf