Tóm tắt Luận án Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ Xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay

Một số cách tiếp cận xung quanh khái niệm dân chủ hiện nay

Thực tế đời sống tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay có nhiều cách tiếp cận

đối với khái niệm dân chủ. Trong đó có thể khái quát 5 cách tiếp cận cơ bản:

Thứ nhất, cách tiếp cận xem dân chủ là một phạm trù chính trị, nó chỉ ra đời,

tồn tại trong xã hội có giai cấp.

Thứ hai, cách tiếp cận coi nhân quyền là bộ phận cốt lõi của dân chủ, đồng

thời cho rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền; và, xem dân chủ là một giá trị phổ13

biến, có tính toàn nhân loại, thời gian và không gian không có giá trị nhiều trong

việc làm nó biến đổi.

Thứ ba, cách tiếp cận cho rằng, dân chủ và lãnh đạo là hai khái niệm không

thể tương dung; và muốn có dân chủ phải đa nguyên về chính trị.

Thứ tư, quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối thoại

hòa bình và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với chuyên chính

Thứ năm, xem dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử; lịch sử

xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của khái

niệm đó.

Từ việc phân tích những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ trên đây có thể

nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Cần phải biết

chắt lọc, kết hợp một cách biện chứng những nhân tố hợp lý từ các cách tiếp cận

đó để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về dân chủ.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ Xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I cuốn sách, tác giả đã luận bàn rất ngắn gọn, súc tích về khái niệm và một số quan niệm cơ bản về dân chủ từ nhiều phương diện khác nhau. Ngoài quan niệm cơ bản “Dân chủ là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó, quyền lực thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân”, ở những khía cạnh khác, trong các quan hệ khác nhau của đời sống xã hội, tác giả còn nêu ra 11 quan niệm khác nhau về dân chủ. Cuốn sách còn có nhiều nhận định, đánh giá sâu sắc chứa đựng nhiều gợi mở. Ví dụ: “Dân chủ nếu có khiếm khuyết, nó sẽ được sửa chữa bằng một trình độ dân chủ cao hơn. Tuy nhiên, không phải chính thể nào cũng thừa nhận chân lý này..”. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản, có các tác giả tiêu biểu như: Vũ Văn Hiền, Lê Văn Toan và Nguyễn Viết Thảo, Phạm Văn Đức... Các công trình trên cũng đã chỉ ra những hạn chế, những “bế tắc” của nền dân chủ phương Tây trước yêu cầu phát triển mới. Đặc biệt, giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiếp tục đấu tranh đòi thực hiện nền dân chủ công bằng hơn, bảo vệ lợi ích cho họ. Từ một số công trình nghiên cứu trên có thể thấy, nền dân chủ tư sản hay “dân chủ phương Tây” không phải là “một mô hình lý tưởng”, một “khuôn mẫu” để các nước học tập hay mô phỏng. Bản thân các học giả phương Tây cũng thừa nhận điều này. Đây cũng là một bài học cho quá trình xây dựng và thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta học hỏi, tiếp thu các giá trị tiến bộ, tích cực của dân chủ phương Tây nhưng cũng phải biết loại bỏ những tính chất tiêu cực của nó, đặc biệt đấu tranh phê phán các quan điểm có tính chất áp đặt mô hình dân chủ phương Tây vào nước ta dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch. 8 Về thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa có các tác giả: Nguyễn Tiến Phồn, Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường, Lê Minh Quân, Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông, Đỗ Thị Thạch... 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu mang tính so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Các tác giả tiêu biểu của những nghiên cứu này là: Nguyễn Đức Bách, Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Văn Quyết, Lô Quốc Toản,... 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về dân chủ, về thực hành dân chủ tư sản và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa Một là, công trình nghiên cứu về dân chủ và các cách tiếp cận bản chất dân chủ, tiêu biểu như: N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina, David Held, O.T.Bogomolov, Thoma Meyer... Hai là, các công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản, tiêu biểu có thể kể đến như: Lilia Sevtsova, Người Nga bàn về các giá trị phương Tây. Câu hỏi mà tác giả đặt ra là: tại sao những người tự do ở Nga không còn tin tưởng vào giá trị tự do của phương Tây và Mỹ nữa? Qua việc nghiên cứu nền dân chủ phương Tây, tiêu biểu là Mỹ, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản là: “Sự thật là bản thân chủ nghĩa tự do phương Tây hiện nay còn rất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề xuất khẩu dân chủ”. Đài Tiếng nói quốc tế nước Nga, Những vấn đề của nền dân chủ Mỹ. Tác giả của bài viết đã chỉ ra tính vô căn cứ trong tham vọng toàn cầu của Mỹ là “mở rộng và bảo vệ tự do nhân quyền trên toàn thế giới” bởi những vấn đề đó của nước Mỹ cũng không tốt đẹp gì. Ba là, các nghiên cứu về thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là các công trình của các tác giả người Trung Quốc. Ở Trung Quốc, vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là chủ đề được Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm và là nội dung trọng tâm của nhiều nghiên cứu về chính trị học, luật học và xây dựng Đảng. Các công trình bàn nhiều về vấn đề này có thể kể ra là: Cốc Văn Khang,; Đặng Đình Lựu, Thái Thượng Kim. Các tác giả kể trên đã rõ sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc về thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là tư tưởng thực hiện dân chủ 9 gắn với nền chính trị pháp quyền, đây cũng là một bài học cho quá trình xây dựng lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đối với việc thực hành dân chủ ở Lào, có thể kể đến công trình của Khăm Phon Bun Na Di. 1.2. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Giá trị của các công trình tổng quan Từ những công trình nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: Các công trình nghiên cứu được giới thiệu trên đây đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện lý luận và thực tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản: - Các tác giả đã có nhận thức chung về nội hàm của khái niệm dân chủ: từ nghĩa gốc dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tiếp cận trên những góc độ, phương pháp khác nhau và được nhận thức như là phạm trù phức tạp có bản chất nhiều thứ bậc với nội hàm rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy điểm chung tương đối thống nhất trong quan niệm về nội dung dân chủ. Dân chủ được hiểu là chế độ chính trị, hình thức nhà nước khẳng định chủ quyền nhà nước của nhân dân; là quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là của giai cấp thống trị; là thành quả đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột; là cơ chế, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội; là giá trị xã hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người trong tiến trình phát triển xã hội... - Các công trình trên có nhận thức chung tương đối thống nhất về nền dân chủ: với những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, các nghiên cứu cho thấy có nhiều loại hình dân chủ, chế độ dân chủ, nền dân chủ với những nội dung, đặc trưng khác nhau; ngay cả một loại hình dân chủ cũng có những biến thể khác nhau. Giữa các loại hình dân chủ, giữa các nền dân chủ, kể cả giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, là những loại hình dân chủ có sự khác nhau về chất cũng có những nguyên tắc, cơ chế, giá trị chung, phổ biến cả trên phương diện nội dung, hình thức, cả nhận thức và thực tiễn. Theo đó, nền dân chủ, chế độ dân chủ là một chỉnh thể xã hội trong đó các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu, các nguyên tắc dân chủ được ghi nhận và thực thi trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. 10 - Từ những góc độ, khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm lớn đối với các nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có công trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ Xôviết. Có công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong sự nghiệp cải cách mở cửa, nghiên cứu về dân chủ nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới ở Lào và ở Việt Nam. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu sâu về nội dung chính trị, thể chế của dân chủ xã hội chủ nghĩa; cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa từ góc độ cơ chế, giá trị xã hội, giá trị văn minh của nó. Đồng thời, cũng đã có công trình quan tâm nghiên cứu nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số khía cạnh nội dung qua mỗi đại hội Đảng, qua từng chặng đường đổi mới của đất nước ta (10 năm, 15 năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm đổi mới). Tóm lại, xung quanh vấn đề nhận thức về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có rất nhiều công trình đề cập đến các khía cạnh, mức độ khác nhau, tùy theo mục đích và phương pháp tiếp cận. Những kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên là tài liệu tham khảo có giá trị về nhiều mặt để tác giả luận án tham khảo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và mục đích đề ra. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm Kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích những nhận thức chung về khái niệm "dân chủ" một cách có hệ thống (từ nội hàm gốc là "quyền lực của nhân dân" cho đến nhiều quan niệm "phái sinh" theo lịch sử...), trên cơ sở đó làm rõ bản chất, quá trình ra đời, phát triển và vai trò của dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Thứ hai, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt, những giá trị của dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, đề xuất những yêu cầu cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 11 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN DÂN CHỦ 2.1.1. Quan niệm về dân chủ 2.1.1.1. Quan niệm chung về dân chủ Dân chủ với tính cách là một phạm trù khoa học, một khái niệm chính trị được nảy sinh và hình thành trong quan hệ với áp bức, chuyên chế, với những hiện tượng độc tài, độc đoán, chuyên quyền. Là khái niệm mang tính lịch sử, nên dân chủ không xuất hiện tức khắc và cũng không tồn tại bất biến. Nó được phát triển trong tiến trình lịch sử nhân loại và trong quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các mặt đối lập: giữa tư tưởng tự do và nô lệ, giữa dân chủ và chuyên chế, độc tài. Khái niệm "dân chủ" hiện nay được hiểu rất rộng và theo nhiều chiều cạnh phong phú, đa dạng: dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội (tự do, bình đẳng, quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: gia đình, bạn bè, thầy trò...); dân chủ với tư cách là một hình thức nhà nước. Dân chủ, không chỉ là phạm trù chính trị, mà còn là phạm trù xã hội, không chỉ là phạm trù lịch sử, mà còn phạm trù vĩnh viễn. 2.1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ ra đời trên cơ sở kế thừa các thành tựu của văn minh nhân loại; một mặt, các ông phát triển những tư tưởng dân chủ đã có, mặt khác bổ sung, phát triển quan điểm mới phù hợp với điều kiện lịch sử đương thời. Quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về dân chủ được biểu hiện ở một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, trên cơ sở từ “nội hàm gốc” của “dân chủ nguyên thủy” - với nghĩa thật sự là “quyền lực của nhân dân” trong điều kiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, các ông đã tập trung nghiên cứu “vấn đề dân chủ” từ khi xã hội loài người có chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp và xuất hiện các loại nhà nước, 12 dân chủ (chế độ dân chủ hoặc nền dân chủ). Đó là hình thức tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực. Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin sử dụng khái niệm dân chủ trên phương diện quyền lợi của nhân dân, là vấn đề quyền lợi dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng. Thứ ba, trên phương diện chế độ chính trị, chủ nghĩa Mác đã lý giải khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một hình thái nhà nước, như là chế độ dân chủ hay chính thể dân chủ. 2.1.1.3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Về nền dân chủ tư sản, nghiên cứu vấn đề dân chủ được đặt ra trong điều kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ; sự tuyệt đối hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương thời cũng như nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen trước hết vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản. Việc phân tích tính chất tạm thời, tính chất nhất định sẽ bị vượt qua của dân chủ tư sản đã đưa các nhà kinh điển mácxít đến tư tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa như là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ chân chính mà đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó, dân chủ sẽ tiêu vong. Về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân: “Trước hết nó tạo ra một chế độ dân chủ mà nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản”. 2.1.2. Một số cách tiếp cận xung quanh khái niệm dân chủ hiện nay Thực tế đời sống tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm dân chủ. Trong đó có thể khái quát 5 cách tiếp cận cơ bản: Thứ nhất, cách tiếp cận xem dân chủ là một phạm trù chính trị, nó chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp. Thứ hai, cách tiếp cận coi nhân quyền là bộ phận cốt lõi của dân chủ, đồng thời cho rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền; và, xem dân chủ là một giá trị phổ 13 biến, có tính toàn nhân loại, thời gian và không gian không có giá trị nhiều trong việc làm nó biến đổi. Thứ ba, cách tiếp cận cho rằng, dân chủ và lãnh đạo là hai khái niệm không thể tương dung; và muốn có dân chủ phải đa nguyên về chính trị. Thứ tư, quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối thoại hòa bình và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với chuyên chính Thứ năm, xem dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử; lịch sử xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của khái niệm đó. Từ việc phân tích những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ trên đây có thể nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Cần phải biết chắt lọc, kết hợp một cách biện chứng những nhân tố hợp lý từ các cách tiếp cận đó để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về dân chủ. 2.2. QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.2.1. Quan niệm về "tương đồng" và "khác biệt", "tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa", "khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa" Khái niệm "tương đồng" được hiểu là “như nhau, giống nhau”. Trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, có các từ tương tự như: sự giống nhau, sự tương đồng, sự thống nhất Những từ này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, đặc điểm, mối liên hệ có ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Khái niệm "khác biệt" được hiểu là: “không giống hay những nét riêng biệt”. Trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, có nhiều từ để chỉ nội dung này như: “khác nhau”, “riêng biệt”, “khác biệt” Các khái niệm này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, mối liên hệ, yếu tố cấu thành khác nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau. Đối với luận án này, nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những điểm chung, những sự giống nhau có tính quy luật giữa hai nền dân chủ này, đồng 14 thời thấy được những điểm khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. 2.2.2. Những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản 2.2.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân. 2.2.2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản trên lĩnh vực kinh tế Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân chủ, cũng là nội dung cho thấy sự khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về thực chất, dân chủ trong kinh tế là tôn trọng và bảo đảm hài hòa các lợi ích, trước hết là lợi ích của người lao động. Nhà nước phải thông qua cơ chế lợi ích, các nhân tố kích thích, các đòn bẩy kinh tế mà khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm tới sản xuất, nâng cao năng suất lao động và gắn bó với công việc. 2.2.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa – xã hội Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân. 2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.3.1. Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trong sự tác động của những điều kiện lịch sử khác nhau Nền dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều không xuất hiện ngẫu nhiên mà có tính tất yếu. Nó không xuất hiện tùy ý, tùy tiện theo ý muốn chủ quan của con người mà theo yêu cầu khách quan của lịch sử. Nó ra đời trong những 15 điều kiện lịch sử nhất định. Dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhất định mà dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và mang những điểm tương đồng và khác biệt với nhau. 2.3.2. Tính chất của các nền dân chủ tác động và quy định sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Những tính chất cơ bản của các nền dân chủ tác động và làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có sự tương đồng nhưng mặt khác lại có những khác biệt căn bản. Tính giai cấp của dân chủ. Tính nhân loại của dân chủ Tính nhân dân của dân chủ: Tính lịch sử và tính kế thừa của dân chủ 2.3.3. Yếu tố thời đại tác động đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định nhưng mỗi thể chế dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn bị chi phối bởi yếu tố thời đại làm cho chúng có xu hướng phát triển khác nhau. Bởi thế, bối cảnh thời đại được coi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tương đồng hay khác biệt giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đương đại. Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy những biến động khôn lường. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc trên nhiều mặt, cả về kinh tế, chính trị, quân sự, và khoa học - công nghệ, trong đó, có những đặc điểm, xu hướng nổi bật và có cả những chấn động bất ngờ, biến hóa khôn lường, đầy kịch tính. Những sự kiện lịch sử, những đặc điểm, xu hướng vận động ấy của thế giới tác động, ảnh hưởng đến xu hướng cũng như thể chế, phương thức thực hành dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý là những tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa. 16 Chương 3 THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3.1.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai kiểu nhà nước lại khác nhau. Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò, cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai kiểu nhà nước khác nhau. Thứ ba, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa biểu hiện ra những quan hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội mang những tính chất khác nhau. 3.1.2. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy định bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa lại lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 3.1.3. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa - xã hội Thứ nhất, ở phương diện xã hội, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều được thể hiện với tính cách là phương thức tổ chức, quản lý và hoạt động của 17 tổ chức và xã hội. Tuy nhiên, cách thức thực hiện, tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức và xã hội lại có sự khác nhau mang tính bản chất. Thứ hai, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều là giá trị tiến bộ xã hội, đều thừa nhận những quyền tự do, bình đẳng của công dân. 3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Thành tựu của sự vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Về nhận thức, qua 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Đó cũng là thành tựu của sự vận dụng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về thực tiễn, thành tựu vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem xét trên một số lĩnh vực cơ bản là chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. Trên lĩnh vực chính trị: Trong quá trình vận dụng đúng đắn những điểm tươnng đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, học hỏi kinh nghiệm và những ưu điểm của dân chủ tư sản trong lĩnh vực chính trị, qua hơn 30 năm đổi mới ở nước ta, dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơquan dân cử được mở rộng và có những bước tiến mới. Trên lĩnh vực kinh tế: Điểm nổi bật thể hiện sự vận dụng điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta qua hơn 30 năm đổi mới là đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh, hình thức phân phối, bình đẳng trước pháp luật, hoạt động theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, tạo nên điều kiện nền tảng cho việc thực hành và phát huy dân chủ. 18 Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Qua hơn 30 năm đổi mới, dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã được mở rộng và nâng lên một bước. Nhiều văn bản pháp luật đã cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta đã có nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. 3.2.2. Hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 3.2.2.1. Hạn chế trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Về nhận thức: Trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhận thức và nghiên cứu lý luận về bản chất của dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra; chưa đạt được nhiều kết quả có giá trị định hướng, mang tính đột phá cho quá trình đổi mới, xây dựng và phát huy dân chủ. Về thực tiễn: Trong vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực tiễn xây dựng và phát huy nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội tiền tư bản. Hai là, thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao nên ảnh hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội. Ba là, trình độ dân trí chưa cao, các điều kiện để thực hành dân chủ còn rất thiếu và yếu, chưa có ý thức pháp luật cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thực hành dân chủ. 19 3.2.2.2. Những vấn đề đặt ra Thứ nhất, nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ còn theo tư duy cũ, hoặc tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, ca ngợi một chiều tính ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa; hoặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nhung_diem_tuong_dong_va_khac_biet_giua_dan.pdf
Tài liệu liên quan