Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy hệ số phóng
đại phương sai VIF của các biến kiểm soát gồm Giới tính; Trình độ học
vấn; Nơi cư trú; Thu nhập được đưa vào phân tích ở mô hình thứ nhất
đều có giá trị < 10, bên cạnh đó hệ số phóng đại phương sai VIP của các
biến tuổi có giá trị VIP > 10 cho thấy các biến này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Như vậy tính đa cộng tuyến của các biến Giới tính; Trình
độ học vấn; Nơi cư trú; Thu nhập trong mô hình 1 là không đáng kể và
được chấp nhận trong mô hình
18 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định mua hàng nội với các loại sản phẩm khác nhau. Nghiên cứu của Phạm
Thùy Giang và Nguyễn Thị Thúy Hà (2012) đề cập đến ý định mua hàng
điện máy Trung Quốc nhưng ở góc độ ảnh hưởng của các yếu tố gắn liền
với đặc trưng của sản phẩm (giá, mẫu mã,) mà không đề cập đến các yếu
tố thuộc về nhận thức. Nghiên cứu này cũng cho rằng đối với hàng điện máy
Trung Quốc, người tiêu dùng có thể không muốn nhưng vẫn đi đến quyết
định mua, tuy nhiên lại chưa đề cập đến sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về nhận thức trong hành vi mua này.
Theo lý thuyết hành vi khách hàng, người tiêu dùng thường quyết
định mua dựa trên những cảm nhận tích cực của bản thân đối với sản phẩm.
Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thùy Giang và Nguyễn Thị Thúy
Hà (2012) thì lại có sự mâu thuẫn giữa ý định và hành vi của người tiêu
dùng đối với sản phẩm Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy rằng sự cảm nhận
tích cực và tiêu cực của người tiêu dùng có ảnh hưởng độc lập trong ý định
mua hàng Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy tác giả đã cân
nhắc và đưa nhân tố thiện cảm trong tiêu dùng và ác cảm trong tiêu dùng
vào mô hình nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu
với các biến độc lập gồm chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng; ác cảm trong
tiêu dùng; thiện cảm trong tiêu dùng; chuẩn mực chủ quan; thái độ đối
với hành vi; nhận thức về kiểm soát hành vi.
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
2.2.2.1. Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng
✓ Shankarmahesh (2006) đã tổng quan các nghiên cứu trước và
cho thấy chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng có ảnh hưởng lớn trong việc
không mua sản phẩm nhập ngoại (và mua sản phẩm nội địa). Bên cạnh
đó, khi tổng quan các mô hình nghiên cứu về hành vi mua hàng nhập
ngoại tác giả nhận thấy các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều khái niệm
để biểu thị sự ảnh hưởng này của chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng như
“ý định mua”, “thái độ đối với việc mua sản phẩm nhập ngoại”, “sự sẵn
sàng mua sản phẩm nội địa”, “sự sẵn sàng mua sản phẩm ngoại nhập”.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa nhân tố chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng
vào luận án của mình để nghiên cứu ý định mua hàng may mặc Trung
Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
✓ Shimp and Sharma (1987) xây dựng chủ nghĩa dân tộc trong
6
tiêu dùng là “khái niệm đặc trưng trong nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng và những tác động marketing” (Sharma và các cộng sự, 1995). Chủ
nghĩa dân tộc trong tiêu dùng được coi là hình thức kinh tế duy nhất của
chủ nghĩa dân tộc thể hiện niềm tin của người tiêu dùng về chuẩn mực
đạo đức trong việc mua sản phẩm nước ngoài (Shimp and Sharma, 1987,
tr.280). Như vậy, chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng biểu thị xu hướng
người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm của các nhóm trong nước và
nước ngoài, và tránh mua sản phẩm nước ngoài vì lý do dân tộc. Ngay
cả khi người tiêu dùng đánh giá sản phẩm dựa trên những giá trị riêng
(giá cả, chất lượng, tính năng) thì chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng sẽ
khiến người tiêu dùng cân nhắc trong việc mua các sản phẩm nhập khẩu
do nhận thức về sự thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà (Shimp and
Sharma, 1987).
✓ Các nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt trong các nhóm
dân tộc tương tự nhau do các loại sản phẩm khác nhau (Thelen và cộng
sự, 2006). Nó cũng được cho rằng sự khác biệt về nhân khẩu học và tâm
lý xã hội của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến mức độ của chủ nghĩa
dân tộc. Yếu tố chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, xã hội và tâm lý đã
được xác định là tiền đề quan trọng của chủ nghĩa dân tộc
(Shankarmahesh, 2006). Các tài liệu marketing đã có những nỗ lực để
điều tra về độ tuổi, giới tính và thu nhập như là các biến điều tiết khi
người tiêu dùng mua và tiêu dùng sản phẩm (Homburg and Giering,
2001; Lambert-Pandraud và cộng sự, 2005).
✓ Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng có chủ nghĩa
dân tộc cao sẽ nhiều khả năng mua sản phẩm địa phương và giữ thái độ
tiêu cực đối với các thương hiệu nước ngoài (Bandara và Miloslava,
2012). Điều này có thể do sự đánh giá cao các thuộc tính và chất lượng
của sản phẩm trong nước và đánh giá thấp chất lượng hàng hóa nước
ngoài (Sharma và cộng sự, 1995). Nó cũng đã được gợi ý rằng người tiêu
dùng có chủ nghĩa dân tộc cao có thái độ tích cực đối với sản phẩm từ
các nước có nền văn hóa tương đồng (Sharma và cộng sự, 1995; Watson
và Wright, 2000). Shankarmahesh (2006) đã tổng kết đánh giá các tài
liệu về chủ nghĩa dân tộc và cũng cho rằng phần lớn các nghiên cứu trước
đều đưa ra kết quả rằng chủ nghĩa dân tộc tác động tiêu cực đến ý định
mua sản phẩm nước ngoài của người tiêu dùng.
2.2.2.2 Ác cảm trong tiêu dùng
Ác cảm trong tiêu dùng đề cập đến những cảm xúc tiêu cực mạnh
mẽ đối với việc mua các sản phẩm từ một quốc gia mà người mua không
ưa thích. Đa số các nghiên cứu về ác cảm trong tiêu dùng xem xét thái
độ của thành viên trong một quốc gia đối với sản phẩm của quốc gia
khác. Cụ thể như các công trình nghiên cứu về thái độ của người Mỹ đối
với sản phẩm Trung Quốc (Witkowski, 2000); thái độ của người Úc đối
với sản phẩm của Pháp (Ettensen and Klein, 2005); thái độ của người Hà
Lan đối với sản phẩm của Đức (Nijssen and Douglas, 2004); thái độ của
người Mỹ (Klein, 2002; Klein and Ettensen, 1999) và Hàn Quốc (Shin,
2001) đối với sản phẩm của Nhật. Cùng với khái niệm chủ nghĩa dân tộc
trong tiêu dùng, ác cảm trong tiêu dùng cũng là một khái niệm hữu ích
đối với các nhà quản lý marketing trong việc nghiên cứu lý do đằng sau
quyết định mua hàng của người tiêu dùng đối với sản phẩm nhập khẩu.
Vì vậy, tác giả luận án đưa nhân tố Ác cảm trong tiêu dùng vào mô hình
nghiên cứu của mình nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của nó đến ý định
mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
2.2.2.3 Thiện cảm trong tiêu dùng
Thiện cảm trong tiêu dùng được bắt nguồn từ lý thuyết nhận dạng
7
xã hội (Tajfel, 1982). Lý thuyết này được dùng để phân biệt giữa trong
nhóm và ngoài nhóm. Bối cảnh xã hội khác nhau có thể tác động đến suy
nghĩ, cảm nhận và hành động dựa trên mức độ khác nhau của bản thân
mỗi người. Bản sắc riêng của mỗi nhóm là không xác định (Schlenker,
1986), và nó thường là lựa chọn của cá nhân theo ý mình (Swann, 1987).
Các tài liệu marketing đã chỉ ra rằng sở thích của người tiêu dùng và sự
đánh giá sản phẩm không chỉ dựa trên những dấu hiệu sản phẩm (chất
lượng, thương hiệu, giá cả) mà còn phụ thuộc vào yếu tố cảm xúc
(Holbrook and Hirschman, 1982; Batra and Holbrook, 1990). Trong thực
tế, cảm xúc tích cực đối với một quốc gia khác có thể dẫn đến việc mua
sản phẩm của quốc gia đó do sự thiện cảm của người tiêu dùng. Thiện
cảm là thuật ngữ dùng để chỉ “sự có thiện cảm hay bị thu hút bởi một
người hoặc vật; hướng tới một cái gì đó theo khuynh hướng tự nhiên;
cảm thông và thấu hiểu cho một cái gì đó” (Theo Oxford Từ điển trực
tuyến). Jaffe and Nebenzahl (2006) đã giới thiệu thuật ngữ “thiện cảm
trong tiêu dùng” nhưng mô hình của họ không được kiểm tra thực
nghiệm. Oberecker và cộng sự (2008, tr.26) đã mở rộng khái niệm này
trong một nghiên cứu định tính, và xác định thiện cảm trong tiêu dùng
như là “một cảm giác thích, thông cảm và thậm chí gắn bó hướng tới một
quốc gia nước ngoài cụ thể, trở thành cùng trong một nhóm từ những
kinh nghiệm cá nhân trực tiếp của người tiêu dùng và/hoặc như là một
sự hiển nhiên, ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định của người tiêu
dùng, liên quan đến sản phẩm và dịch vụ có xuất xứ từ các nước thiện
cảm”. Theo nghiên cứu này, thiện cảm được khái niệm theo 2 chiều: (1)
tình cảm thấp sẽ ảnh hưởng đến sự “thông cảm” và (2) mức độ tình cảm
cao ảnh hưởng đến “sự gắn bó”. Người tiêu dùng có thể trải nghiệm trực
tiếp hoặc gián tiếp (hoặc cả hai) với một quốc gia cụ thể và có xu hướng
xem đất nước đó như là một phần trong nhóm của họ (Baumgartner và
Goldberg, 2002), khiến họ có mức độ tin tưởng cao và có thiện cảm với
quốc gia đó, đồng thời thể hiện sự kết nối thông qua việc tiêu thụ sản
phẩm của quốc gia đó.
2.2.2.4 Thái độ đối với hành vi; chuẩn mực chủ quan và nhận thức về
kiểm soát hành vi
Một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất và hỗ trợ tốt cho việc
dự đoán hành vi của con người, trong đó có hành vi mua của người tiêu
dùng là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1985, 1991). Mô
hình đề xuất rằng thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận
thức về kiểm soát hành vi ảnh hưởng tới hành vi chủ yếu thông qua tác
động của ý định hành vi. Trong mô hình này, ý định được xem là yếu tố
quyết định tới hành vi. Khả năng tiên đoán hành vi của TPB đã được
chứng minh qua một loạt các nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu dùng như ý
định mua sản phẩm du lịch (Lâm and Từ Hy Viên, 2004), hành vi thương
lượng bán lẻ (Lee, 2000), hành vi mua sắm xanh (Chan and Lau, 2001),
và phản ứng không hài lòng của khách hàng (Cheung và cộng sự, 2005).
Joanne và cộng sự (2009) đã kiểm định toàn bộ ba nhân tố của mô hình
TPB trong việc dự đoán hành vi mua sản phẩm có xuất xứ từ Úc của
người tiêu dùng Trung Quốc. Nghiên cứu đã khẳng định cả ba nhân tố
này đều ảnh hưởng tới ý định mua hàng nhập khẩu Úc của người Trung
Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng của mô hình để dự đoán ý định
mua hàng nhập khẩu còn hạn chế. Để đảm bảo tính chặt chẽ cho mô hình
nghiên cứu của luận án và nhằm mục tiêu kiểm định lý thuyết hành vi có
kế hoạch trong bối cảnh nghiên cứu ý định mua hàng ngoại của người
tiêu dùng tại Việt Nam, tác giả luận án đưa cả ba nhân tố theo lý thuyết
hành vi có kế hoạch vào mô hình nghiên cứu và xem xét sự đóng góp của
8
chúng trong việc giải thích ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của
người tiêu dùng Việt Nam
2.2.2.5 Các biến kiểm soát
Nghiên cứu của Chaney and Gamble (2008) kiểm tra mối quan
hệ giữa thái độ của người tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ trong & ngoài
nước và hành vi mua tương ứng của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng các yếu tố nhân khẩu học và địa lý góp phần vào sự khác
biệt trong thái độ của người tiêu dùng. Do đó, có những người tiêu dùng
thích các nhà bán lẻ trong nước và có những người tiêu dùng khác thích
các nhà bán lẻ nước ngoài.
Phần lớn các nghiên cứu trong marketing (Cooil và cộng sự,
2007; Crask and Reynolds, 1978; Korgaonkar và cộng sự, 1985) cho thấy
rằng thu nhập có liên quan chặt chẽ với thái độ và ý định mua của người
tiêu dùng. Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn thì có những hạn chế về
tài chính ít hơn đối với những gì họ có thể mua, và do đó họ có thể mua
hàng ở bất cứ đâu. Người tiêu dùng có thu nhập cao được cho là có giá
trị thời gian hơn người tiêu dùng có thu nhập thấp (Murthi and
Srinivasan, 1999), do vậy sẽ giảm thời gian tìm kiếm thông tin mua sản
phẩm. Nghiên cứu Alexander Josiassen và cộng sự (2011) đã cho thấy
rằng ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng đến sự sẵn sàng
mua tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, và giảm khi thu nhập
người tiêu dùng giảm.
Theo báo cáo nghiên cứu về thói quen tiêu dùng thời trang của
người Việt Nam năm 2012 của công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến
W & S thì mức chi tiêu dành cho quần áo của người tiêu dùng Việt Nam
đứng ở vị trí thứ 3 (sau thực phẩm và tiền tiết kiệm), chiếm 13,9% trong
tổng các khoản chi tiêu cá nhân. Nữ có tỷ lệ lựa chọn và mua quần áo
cho bản thân nhiều hơn nam giới 13,6%. Nữ có mức độ mua sắm thường
xuyên nhiều hơn nam giới và mức độ này ngày càng giảm dần theo tuổi.
Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhu cầu mua sắm của
người tiêu dùng thường tăng lên sau khi nhận lương hoặc những lúc có
nhiều tiền. Theo Bùi Thanh Huân và Nguyễn Hoàng Trân (2011), “giới trẻ
mua hàng may mặc khi chúng thỏa mãn được những tiêu chuẩn lựa chọn
của mình”. Như vậy, có thể có sự khác nhau trong ý định mua hàng may
mặc giữa các nhóm người tiêu dùng phân loại theo một số biến kiểm soát.
Trên cơ sở đó, để đảm bảo độ chặt chẽ và tin cậy cho kết quả
nghiên cứu, tác giả luận án đã đưa các biến kiểm soát bao gồm tuổi; giới
tính; trình độ học vấn; thu nhập vào trong mô hình nghiên cứu của luận
án.
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.3.1 Mô hình nghiên cứu
Trong mô hình nghiên cứu của luận, tác giả luận án đã đề xuất sáu
nhân tố tác động có thể có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam. Đó là các nhân
tố: (1) chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng; (2) Ác cảm trong tiêu dùng; (3)
Thiện cảm trong tiêu dùng; (4) thái độ đối với hành vi; (5) chuẩn mực chủ
quan; (6) nhận thức về kiểm soát hành vi. Mối quan hệ của sáu biến độc lập
trên với biến phụ thuộc ý định mua hàng may mặc Trung Quốc sẽ được
kiểm định trong điều kiện có các biến kiểm soát. Lý do các biến nhân khẩu
được đưa vào làm biến kiểm soát vì theo tổng quan của tác giả luận án dựa
theo các nghiên cứu trước đây, các biến này quan hệ có ý nghĩa thống kê
với biến phụ thuộc. Để đảm bảo tính chặt chẽ, tác giả đưa vào mô hình
nghiên cứu của luận án bốn biến nhân khẩu bao gồm (1) Tuổi; (2) Giới tính;
(3) Trình độ học vấn; (4) Thu nhập.
9
2.3.2 Các giả thuyết
H1: Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng có mối quan hệ ngược chiều
với ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
H2: Ác cảm trong tiêu dùng ảnh hưởng ngược chiều với ý định mua
hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
H3: Thiện cảm trong tiêu dùng có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định
mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
H4: Thái độ đối với hành vi có mối quan hệ thuận chiều với ý định
mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam
H5: Chuẩn mực chủ quan có mối quan hệ ngược chiều với ý định
mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
H6: Nhận thức về kiểm soát hành vi có mối quan hệ thuận chiều với
ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thang đo các nhân tố
Thang đo Ý định mua hàng theo nghiên cứu của Mathur (1998).
Thang đo Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng được trích dẫn theo
nghiên cứu của Shimp and Sharma, 1987.
Thang đo ác cảm trong tiêu dùng được trích từ nghiên cứu của Klein
và cộng sự (1998)
Thang đo thiện cảm trong tiêu dùng được trích từ nghiên cứu của
Nes và cộng sự (2014)
Thang đo thái độ đối với hành vi được trích từ nghiên cứu của Icek
Ajzen (2002)
Thang đo chuẩn mực chủ quan được trích từ nghiên cứu của Ajzen
(2002)
Thang đo nhận thức về kiểm soát hành vi trích từ nghiên cứu của
Icek Ajzen(2002)
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo ba bước gồm nghiên cứu
định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn
chuyên sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực marketing và các chuyên
Ý định
mua
hàng
may mặc
Trung
Quốc
Biến kiểm soát
tuổi; giới tính;
trình độ học vấn,
thu nhập
Chủ nghĩa dân tộc trong
tiêu dùng
Thiện cảm trong tiêu dùng
Ác cảm trong tiêu dùng
Thái độ đối với hành vi
Chuẩn mực chủ quan
Nhận thức về kiểm soát hành vi
10
gia trong ngành thời trang may mặc, cũng như phỏng vấn trực tiếp một
số đối tượng người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp tác giả
kiểm tra độ phù hợp và điều chỉnh mô hình lý thuyết, đảm bảo thang đo
xây dựng phù hợp với lý thuyết. Kết quả nghiên cứu định tính dự kiến
được sử dụng làm cơ sở cho việc điều chỉnh các thang đo của các học giả
nước ngoài cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam trước khi
triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình.
Nghiên cứu định lượng là phương pháp được dùng để thu thập các
dữ liệu từ đó kiểm định tác động của một số yếu tố (chủ nghĩa dân tộc
trong tiêu dùng; thiện cảm trong tiêu dùng, ác cảm trong tiêu dùng, thái
độ đối với hành vi; chuẩn mực chủ quan; nhận thức về kiểm soát hành
vi) đến ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt
Nam.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 100 đối tượng
người tiêu dùng thông qua phương pháp khảo sát. Các dữ liệu thu thập
được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành
nghiên cứu chính thức trên diện rộng.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 600 đối
tượng người tiêu dùng thông qua phương pháp khảo sát. Dữ liệu thu thập
được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương
quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương
pháp hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 18.
3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu của luận án này là người tiêu dùng Việt Nam.
Họ là những người ra quyết định chọn và mua sản phẩm may mặc Trung
Quốc hoặc có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chọn và mua sản
phẩm may mặc Trung Quốc. Do các điều kiện trên, tổng thể đối tượng
của cuộc nghiên cứu này là những người tiêu dùng Việt Nam có độ tuổi
trên 18, sinh sống và làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, họ
có thể là sinh viên hoặc làm các công việc khác nhau, thuộc các tổ chức
khác nhau (làm nghề tự do, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh
nghiệp,...)
3.2.3. Kết quả nghiên định tính
03 trong số 04 chuyên gia đều đồng ý rằng có mối quan hệ giữa
nhân tố Ác cảm trong tiêu dùng và Thiện cảm trong tiêu dùng với ý định
mua hàng may mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam.
05 trong 06 người tiêu dùng được phỏng vấn đều cho rằng hàng
may mặc Trung Quốc loại thường là mặt hàng có mức giá bình dân, mẫu
mã đa dạng và dễ tìm kiếm để mua.
Những nhân tố còn lại: Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng, Thái độ
đối với hành vi, Chuẩn mực chủ quan đều được tất cả các đối tượng được
phỏng vấn nhất trí là có mối quan hệ với Ý định mua hàng may mặc
Trung Quốc.
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Các thang đo Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu dùng, Ác cảm trong tiêu
dùng, Thiện cảm trong tiêu dùng, Chuẩn mực chủ quan, Thái độ đối với
hành vi, nhận thức về kiểm soát hành vi đều có hệ số Cronbach Alpha và
hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp
theo.
3.2.5. Thống kê mô tả mẫu theo biến kiểm soát
- Số nữ là 312 người, chiếm tỷ lệ 76,8% mẫu. Số lượng nam giới
là 94 người chiếm tỷ lệ 23,2%.
- Về cơ cấu tuổi của mẫu có thể thấy số người từ 18 đến 25 tuổi là
nhiều nhất bao gồm 245 người chiếm tỷ lệ 60,3%, số người trong độ tuổi
11
từ 26 đến 35 tuổi có số lượng lớn thứ hai(92 người)chiếm tỷ lệ 22,7%.
- Về nơi cư trú, có 223 người có địa chỉ thường trú tại thành phố Hà
Nội chiếm tỷ lệ 54.9%. Số người có địa chỉ thường trú tại thành phố Hồ Chí
Minh là 183 người chiếm tỷ lệ 45.1%.
- Về trình độ học vấn, có 6 người trình độ học vấn dưới phổ
thông trung học chiếm tỷ lệ 1.5%. Số người có trình độ học vấn tốt
nghiệp phổ thông trung học trong mẫu là 99 người, chiếm 24.4%. Số
người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học là 230 người chiếm tỷ lệ
56.7%.
- Về thu nhập có thể thấy nhóm người có thu nhập dưới 5 triệu
đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,7% tương ứng với 226 người. Nhóm có tỷ
lệ cao thứ hai bao gồm 70 người là nhóm có thu nhập từ 5 triệu đến 7,5 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ 17,2%. Nhóm có thu nhập từ 7,6 triệu đến 10 triệu
đồng gồm 54 người chiếm tỷ lệ 13,3%. Thu nhập từ 10,1 triệu đến 12,5 triệu
đồng có 25 người chiếm tỷ lệ 6,2%. Có 09 người có thu nhập từ 12,6 triệu
đến 15 triệu đồng chiếm 2,2%. Chỉ có 2 người có thu nhập từ 15,1 triệu đến
17,5 triệu đồng chiếm 0,5%. Nhóm có thu nhập từ 17,6 triệu đến 20 triệu
đồng có 3 người chiếm tỷ lệ 0,7% và nhóm có thu nhập trên 20 triệu đồng
có 17 người chiếm tỷ lệ 4,2%.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đánh giá thang đo
4.2.1 Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của
các thang đo biến độc lập
Kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của
hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là Skewness nhỏ hơn
3 và Kurtosis nhỏ hơn 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo biến độc lập
có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích
tiếp theo ở các phần sau.
4.2.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Kết quả thống kê giá trị min, max của từng biến quan sát giá trị
trung bình của các biến quan sát trong thang đo Ý định mua hàng may
mặc Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam là khá đồng đều và đều
nằm dưới mức trung bình (mean = 1,90; 2,04; 2,13; 2,24). Qua giá trị
trung bình này có thể thấy ý định mua hàng may mặc Trung Quốc của
người tiêu dùng Việt Nam ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh không cao hơn mức trung bình.
4.2.3 Kiểm định giá trị của thang đo
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy KMO = 0.815 thỏa
mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 (Kaiser, 1974). Như vậy có thể kết luận
phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Tương tự như vậy
kết quả kiểm định Barlett cho thấy p = 0.000 < 0.05 như vậy có thể kết
luận các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố
và đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA.
Kết quả cho thấy từ 56 biến quan sát hội tụ vào 11 nhóm nhân tố.
Tổng phương sai giải thích được khi nhóm nhân tố được rút ra là 67,441%
(>50%).
Kết quả phân tích EFA cho thấy:
1) 10 tiêu chí đo lường của nhân tố Chủ nghĩa dân tộc trong tiêu
dùng là CNDT1, CNDT2, CNDT3, CNDT4, CNDT5, CNDT6, CNDT7,
CNDT8, CNDT9, CNDT10 đều được tải vào cùng một nhóm. Các hệ số
tải đạt từ 0,635 đến 0,880, đảm bảo tiêu chuẩn > 0,3 và cho thấy các biến
quan sát có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.
2) Kết quả EFA của nhân tố Ác cảm trong tiêu dùng cho thấy các
12
tiêu chí đo lường đều có hệ số tải > 0,3 và tải về 2 nhóm nhân tố tương
ứng với hai khía cạnh khác nhau của một khái niệm. Như vậy, 2 nhóm
tiêu chí này là những chỉ báo của hai nhân tố độc lập, biểu diễn hai phạm
trù khác nhau của khái niệm Ác cảm trong tiêu dùng.
Nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát ACDT-C1, ACDT-
CT2, ACDT-CT3, ACDT-CT4 có hệ số tải về nhân tố từ 0.732 đến 0.796
Nhân tố thứ hai gồm các biến quan sát ACDT-KT5, ACDT-KT6,
ACDT-KT7, ACDT-KT8, ACDT-KT9 có hệ số tải về nhân tố từ 0.750
đến 0.822
Như vậy các biến quan sát đều có quan hệ với các nhân tố tương
ứng và thước đo đảm bảo yêu cầu.
Từ kết quả EFA cho thấy biến Ác cảm trong tiêu dùng được tách
ra thành hai nhân tố độc lập, để thuận tiện cho bước phân tích tiếp theo
tác giả luận án đặt tên và mã hóa 2 nhân tố mới được tách ra như sau:
- Nhân tố có các biến quan sát ACDT-CT1, ACDT-CT2, ACDT-
CT3, ACDT-CT4 cùng chạy về một nhóm nhân tố, thể hiện thái độ cảm
xúc tiêu cực hay sự ác cảm của người tiêu dùng bắt nguồn từ những xung
đột chính trị đối với một quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Nhân tố mới này
được đặt tên là Ác cảm trong tiêu dùng về chính trị và được mã hóa là
ACDT-CT
- Nhân tố có các biến quan sát ACDT-KT5, ACDT-KT6, ACDT-
KT7, ACDT-KT8, ACDT-KT9 cùng chạy về một nhóm, thể hiện thái độ
cảm xúc tiêu cực hay sự ác cảm của người tiêu dùng bắt nguồn từ những
xung đột về kinh tế đối với một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia. Nhân
tố mới này được đặt tên là Ác cảm trong tiêu dùng về kinh tế và được mã
hóa là ACDT-KT
Các biến quan sát vẫn được giữ nguyên ký hiệu mã hóa như ban
đầu
3) Kết quả EFA của nhân tố Thiện cảm trong tiêu dùng cho thấy
các tiêu chí đo lường tải về 5 nhóm tương ứng với năm khía cạnh khác
nhau trong khái niệm. Như vậy, 5 nhóm chỉ báo này là các thang đo của
năm nhân tố độc lập, biểu diễn năm phạm trù khác nhau của khái niệm
Thiện cảm trong tiêu dùng.
Nhân tố thứ nhất bao gồm các biến quan sát TCDT-C1, TCDT-C2
có hệ số tải về nhân tố cùng bằng 0,920
Nhân tố thứ hai gồm các biến quan sát TCDT-PC3, TCDT-PC4,
TCDT-PC5, TCDT-PC6, TCDT-PC7 có hệ số tải về nhân tố từ 0.680
đến 0.880
Nhân tố thứ ba gồm các biến quan sát TCDT-GT8, TCDT-GT9,
TCDT-GT10 có hệ số tải về nhân tố từ 0.773 đến 0.829
Nhân tố thứ tư gồm các biến quan sát TCDT-CN11, TCDT-CN12,
TCDT-CN13, TCDT-CN14, TCDT-CN15, TCDT-CN16 có hệ số tải về
nhân tố từ 0.671 đến 0.844
Nhân tố thứ năm gồm các biến quan sát TCDT-CT17, TCDT-
CT18, TCDT-CT19 có hệ số tải về nhân tố từ 0.638 đến 0.893.
Từ kết quả EFA cho thấy biến thiện cảm trong tiêu dùng được tách
13
ra thành năm nhân tố độc lập, để thuận tiện cho bước phân tích tiếp theo
tác giả luận án đặt tên và mã hóa 5 nhân tố mới được tách ra như sau:
- Nhân tố có các biến quan sát TCDT-C1, TCDT-C2 biểu hiện cảm
giác thích, thông cảm và thậm chí gắn bó của người tiêu dùng hướng tới
một quốc gia nước ngoài cụ thể. Nhân tố này được đặt tên là Thiện cảm
– chung và được mã hóa là TCDT-C
- Nhân tố có các biến quan sát TCDT-PC3, TCDT-PC4, TCDT-
PC5, TCDT-PC6, TCDT-PC7 biểu hiện sự cảm tình của người tiêu dùng
đối với một quốc gia nước ngoài được bắt nguồn từ sự khám phá những
đặc trưng văn hóa (lịch sử, giá trị, truyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nhung_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_mua_hang.pdf