Tóm tắt Luận án Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa)

Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông

nghiệp, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp

quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản

phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản

có lợi thế cạnh tranh. Từng bước hình thành các

khu sản xuất và chế biến nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao tại các khu công nghiệp Lam Sơn

- Sao vàng và dọc đường Hồ Chí Minh. Phấn đấu

tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,9%/năm; đến năm

2020 sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao chiếm khoảng 30% giá trị sản phẩm nông

nghiệp

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã tỉnh Thanh Hóa là vùng lãnh thổ thuộc Bắc Trung Bộ, vùng chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung có tọa độ địa lý: cực Bắc: 20 040’B; cực Nam: 19018’B; cực Đông: 106004’Đ; cực Tây: 104022’Đ. - Phía Bắc: giáp lưu vực sông Đà, sông Bôi (Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình), phía Nam: giáp lưu vực sông Hiếu, sông Yên và giáp Nghệ An, phía Đông: giáp biển Đông, phía Tây: giáp lưu vực sông Mê Kông thuộc tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào. Đặc điểm về vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đồng thời với vị trí này đã quyết định đến đặc điểm và sự phân hóa phức tạp của 9 các ĐKTN, TNTN nhưng có quy luật của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. b. Đặc điểm địa chất Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá đã trải qua quá trình lịch sử địa chất lâu dài. Những quá trình nội sinh: tạo sơn, núi lửa, động đất, làm địa hình không đều và tạo thành các đá mắc ma và biến chất. Những quá trình ngoại sinh: phong hoá đá, tác động của nước, gió, làm biến đổi địa hình và tạo ra đá trầm tích. Bên cạnh đó các đứt gãy trên lãnh thổ cũng có những tác động không nhỏ đến các biến động của môi trường địa chất trong lãnh thổ. Quá trình địa chất, kiến tạo diễn ra lâu dài đã tạo nền móng rắn chắc cho quá trình hình thành cảnh quan. Hướng đứt gãy chính chạy theo hướng Ttây Bắc - Đông Nam, các trũng sụt đã quyết định cấu trúc sơn văn và hướng vận chuyển vật chất về sau, cơ sở phân hóa CQ lãnh thổ nghiên cứu. c. Đặc điểm địa hình và địa mạo Địa hình khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây - Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 1.061.000 ha thì địa hình núi, đồi chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%. Đặc điểm địa mạo lãnh thổ lưu vực sông Mã khá đa dạng với 4 kiểu địa hình và 30 bề mặt. Trên vùng núi có sư phân hóa tự nhiên theo đai cao là nguyên nhân hình thành nên các lớp và phụ lớp CQ, còn địa mạo là nguyên nhân hình thành các hạng CQ trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. d. Đặc điểm khí hậu, sinh khí hậu Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt xấp xỉ 152 Kcal/cm2. Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 1479 - 1700 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 23oC. Độ ẩm không khí tương đối trung bình dao động trong khoảng 85 - 86%. Lượng mưa trung 1700 - 2000mm/năm. Trên cơ sở phân tích các nhân tố khí hậu lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa và kết quả phân chia các chỉ tiêu phân loại SKH, trên 1.061.000 ha đất tự nhiên toàn lãnh thổ, có sự hiện diện của 13 loại SKH với 62 khoanh vi. Khí hậu lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá có sự phân hóa đây là nguyên dân dẫn đến sự phân hóa đa dạng CQ của lãnh thổ. e. Đặc điểm thuỷ văn Tài nguyên nước của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối. Modul dòng 10 chảy mặt trung bình 20,4 - 38 lít/s/km2. Thủy chế phân hóa rõ rệt thành mùa lũ và mà cạn theo sát nhịp điệu mùa của khí hậu. Hệ thống sông Mã gồm: sông Mã và sông Chu ngoài ra còn có hệ thống sông suối dày đặc như: sông Bưởi, sông Đạt, sông Cầu Chày, sông Lèn,... Dòng chảy đã phân phối lại vật chất và năng lượng giữa các bậc địa hình, khu vực khác nhau, vận chuyển và bồi đắp phù sa hình thành nên các bồn địa, bề mặt bậc thềm sông ở lãnh thổ lưu vực sông Mã và góp phần vào sự phân hóa các lớp cảnh quan. f. Đặc điểm thổ nhưỡng Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có 10 nhóm đất chính và 31 loại đất khác nhau trên tổng diện tích 991898.19 ha đất. Thổ nhưỡng của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa khá đa dạng, trên nhiều dạng địa hình, trong đó địa hình đồi núi dốc chiếm ưu thế. Do đó trong quá trình hình thành và phát triển CQ lãnh thổ, sự phân hóa đa dạng của thổ nhưỡng kết hợp lớp phủ thực vật tạo nên tính đa dạng của loại CQ. g. Đặc điểm sinh vật Thảm thực vật tự nhiên phân bố phổ biến trong lưu vực, được chia thành các vành đai: đai nhiệt đới trên núi > 700 m trên đá vôi; đai nhiệt đới trên núi > 700 m trên các loại đá mẹ khác; đai nhiệt đới < 700 m trên đá vôi; đai nhiệt đới < 700 m trên các loại đá mẹ khác. Thảm thực vật nhân tác chủ yếu gồm: rừng trồng, lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm và cây trồng trong các khu dân cư. Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động nuôi,... Chính sự kết hợp của các quần xã thực vật tự nhiên và nhân tác nói trên với các loại đất là dấu hiệu để xác định các loại CQ trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. h. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của lãnh thổ Nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, gồm: kim loại sắt và hợp kim sắt có quặng sắt, sắt - mangan và sa khoáng, kim loại màu và kim loại hiếm đã phát hiện thấy 7 mỏ và điểm quặng chì - kẽm, nguyên liệu hoá chất-phân bón có secpentin, nguyên liệu cho sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng có cao lanh, nhiên liệu có than bùn,... 2.1.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế - xã hội trong thành tạo cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu a. Dân cư và nguồn lao động Tính đến năm 2016 tổng dân số trên lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa là khoảng 3.712.600 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân: 1,95%, trong đó 11 khoảng 30% dân số sống tập trung ở thành thị còn lại phân bố ở nông thôn và vùng núi. Dân cư đông đã tạo ra một nguồn lao động dồi dào cho lãnh thổ lưu vực sông Mã. Đến năm 2016 lực lượng lao đông động của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa vào khoảng 2.251,03 nghìn người, chiếm 60,6% dân số. b. Cơ cấu và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế Tăng trưởng kinh tế: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 theo giá so sánh năm 2010 ước tăng 9,05% so với cùng kỳ; trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,52%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,96%; các ngành dịch vụ tăng 8,83%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 9,16%. c. Các yếu tố kinh tế - xã hội trong mối liên hệ thành tạo cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Con người ngày càng tác động mạnh vào tự nhiên một cách toàn diện và sâu sắc, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm biến đổi môi trường và các thành phần tự nhiên, đồng thời hình thành nên một số cảnh quan nhân sinh. 2.2. Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Để xây dựng được hệ thống phân loại CQ phải dựa trên các nguyên tắc sau: nguyên tắc lịch sử - viễn cảnh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc đồng nhất tương đối. 2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan Bảng 2.20. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ lƣu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa TT Cấp phân loại Dấu hiệu đặc trƣng Kết quả phân loại CQ 1 Hệ thống CQ Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng. -Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa 2 Phụ hệ thống cảnh quan Tương quan giữa địa hình và gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam quyết định sự phân bố lại nhiệt ẩm. -Phụ hệ cảnh quan có nhịp điệu mùa mưa hè thu, mùa đông lạnh 3 Kiểu CQ Đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định kiểu thảm thực vật phát sinh và tính thích ứng của các quần thể thực vật do biến động của cân bằng nhiệt ẩm. -Lãnh thổ nghiên cứu có 13 kiểu cảnh quan 4 Lớp CQ Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ. - Lớp cảnh quan núi - Lớp cảnh quan đồi - Lớp cảnh đồng bằng 5 Phụ lớp CQ Đặc trưng về trắc lượng hình thái địa hình phân tầng bên trong của lớp cảnh quan. Thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật. -Phụ lớp CQ núi trung bình -Phụ lớp CQ núi thấp -Phụ lớp CQ thung lũng, vùng trũng -Phụ lớp CQ đồi cao -Phụ lớp CQ đồi thấp -Phụ lớp CQ đồng bằng cao -Phụ lớp CQ đồng bằng thấp 12 6 Hạng CQ Được phân chia theo chỉ tiêu địa mạo thổ nhưỡng, địa mạo trầm tích bề mặt. Về địa mạo đó là các dạng địa hình được phân chia theo nguyên tắc hình thái-nguồn gốc, trên bề mặt được cấu tạo bởi một loại hoặc tổ hợp các loại đất, một tổ hợp các vật liệu trầm tích. Lãnh thổ nghiên cứu có 34 hạng cảnh quan 7 Loại CQ (nhóm loại) Sự kết hợp của các (nhóm) quần xã thực vật với các (nhóm) loại đất qua các tác động của con người. Lãnh thổ nghiên cứu có 348 loại CQ ( trong đó có hai loại chung là mặt nước và dân cư) Như vậy hệ thống phân loại CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa gồm 7 cấp: hệ  phụ hệ  kiểu  lớp  phụ lớp  hạng  loại. Đây là cơ sở để thành lập bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu tỷ lệ 1:100.000. 2.2.3. Bản đồ cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Thành lập bản đồ CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1:100.000, NCS đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp. Trên cơ sở các bản đồ chuyên đề đã có ở cùng tỷ lệ là bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật tỷ lệ 1:100.000. Nghiên cứu các sơ đồ, bảng biểu kèm theo, trên phần mềm Mapinfor và ArcMap. + Lát cắt cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Để làm rõ sự phân hóa của đặc điểm tự nhiên và cấu trúc của cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu. Trên cơ sở bản đồ cảnh quan và các bản đồ hợp phần NCS đã xây dựng 3 lát cắt cảnh quan là: lát cắt A - B; C - D; E - F. 2.2.4. Các đơn vị phân loại cảnh quan - Các đơn vị phân loại cảnh quan bậc cao: hệ CQ; phụ hệ CQ; lớp CQ - Các đơn vị phân loại CQ cấp thấp: phụ lớp CQ; kiểu CQ; hạng CQ; loại CQ 2.2.5. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa a. Lớp cảnh quan - Lớp cảnh quan núi gồm có phụ lớp CQ núi trung bình, phụ lớp CQ núi thấp và phụ lớp CQ thung lũng và vùng trũng. - Lớp cảnh quan đồi là địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, có độ cao từ chục mét đến 200 m, có 221.170,6 ha, chiếm 19,9% diện tích tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. - Lớp cảnh quan đồng bằng có 205.467,9 ha, chiếm 18,5% diện tích tự nhiên của lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa. b. Phụ lớp cảnh quan 1 Phụ lớp cảnh quan núi trung bình 236.449 ha 21,3% 2 Phụ lớp CQ núi thấp 201.772,4 ha 18,1% 3 Phụ lớp cảnh quan thung lũng và vùng trũng 81.606 ha 7,3% 4 Phụ lớp cảnh quan đồi cao 164.164,8 ha 14,7% 5 Phụ lớp cảnh quan đồi thấp 14.437,9 ha 1,3% 6 Phụ lớp đồng bằng cao 57.005,8 ha 5,2% 7 Phụ lớp đồng bằng thấp 191.029,9 ha 17,2% 13 c. Kiểu, hạng và loại cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa Kiểu CQ được đặc trưng bởi một kiểu thảm thực vật phát sinh với những ưu hợp nhất định trên một tổ hợp đất điển hình được phát triên trên cùng một trung địa hình đồng nhất. Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa gồm có 13 kiểu CQ. Trên cơ sở phân chia theo chỉ tiêu địa mạo - thổ nhưỡng, địa mạo - trầm tích bề mặt. Lãnh thổ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa gồm 34 hạng CQ. Sự kết hợp giữa loại đất với thảm thực vật, hình thành nên một lại cảnh quan. Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa gồm có 348 loại CQ. 2.2.6. Đặc điểm cấu trúc động lực cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa Nhịp điệu mùa của CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã có mối liên quan chặt chẽ đến nhịp điệu mùa của khí hậu. Sự thay đổi nhiệt - ẩm liên quan đến sự chuyển động biểu kiến Mặt Trời và cơ chế hoạt động của gió mùa khu vực Đông Nam Á đã in dấu tính nhịp điệu mùa CQ trên lãnh thổ nghiên cứu. 2.2.7. Phân tích chức năng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa a. Cơ sở phân loại chức năng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu - Mỗi đơn vị CQ có thể đảm nhiệm một hoặc vài chức năng; các đơn vị CQ có thể cùng đảm nhiệm một chức năng; chức năng cảnh quan bị chi phối bởi cấu trúc cảnh quan; các cảnh quan có sự khác biệt về chức năng với hướng sử dụng. b. Phân tích chức năng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu Cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu gồm có các nhóm chức năm sau: nhóm chức năng sản xuất; nhóm chức năng xã hội; nhóm chức năng sinh thái. Cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có sự đa dạng về chức năng. 2.3. Phân vùng cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Mã Trên cơ sở nguyên tắc phân vùng cảnh quan (mục 1.2.9 trang 27) kết hợp với việc phân tích đặc điểm cấu trúc, chức năng cảnh quan cũng như các điều kiện hình thành nên các đơn vị cảnh quan. Lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 vùng CQ và 24 tiểu vùng cảnh quan. CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA 3.1. Đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý ngành nông, lâm nghiệp lãnh thổ lƣu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa 3.1.1. Quy trình các bước đánh giá cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Nga - Đông Âu và Việt Nam như: mô hình đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ của L.I. Mukhina 14 (1970), A.M. Marinhich (1970), P.G. Sisenko,. Phạm Hoàng Hải (1997), Nguyễn Cao Huần (2005), NCS khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp. Kết quả đánh giá nếu điểm của cảnh quan càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với ngành sản xuất đó. 3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cảnh quan Nguyên tắc của ĐGCQ là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể, tương ứng với chúng là đặc tính thành phần của khách thể để xác định mức độ thích hợp của các CQ cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt. 3.1.3. Lựa chọn đơn vị đánh giá Đối với nông nghiệp là những CQ có chức năng sinh khối được phân tích trước đó. Đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ, CQ được chọn đánh giá là các CQ có chức năng ưu thế thuộc nhóm chức năng sinh thái, có độ dốc phổ biến trên 25º; đối với mục đích phát triển rừng sản xuất là những CQ có chức năng thuộc 2 nhóm chức năng sinh thái và sinh khối, có độ dốc ưu thế từ 8 - 15º; đối với mục đích bảo tồn, lựa chọn những CQ thuộc nhóm chức năng sinh thái và xã hội. 3.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành sản xuất kinh tế lãnh thổ nghiên cứu 3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá - Các chỉ tiêu phải có sự phân hoá rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu; phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển; số lượng các chỉ tiêu có thể nhiều ít khác nhau. 3.2.2. Đánh giá thích nghi cho các nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả Nhóm cây lương thực, thực phầm: lãnh thổ nghiên cứu có dân số đông, vì vậy vấn đề đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân là một nhiệm vụ hàng đầu; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: nhóm cây này có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền núi, đặc biệt là cây mía; nhóm cây ăn quả về cơ bản lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng lớn về trồng cây ăn quả. Bảng 3.1. Phân cấp mức độ thích nghi cho 3 nhóm cây nông nghiệp Nhóm cây Yếu tố Mức độ thích hợp Rất thích hợp S1 (3đ) Thích hợp S2 (2đ) Kém thích hợp S3 (1đ) Nhóm cây lương thực, thực phẩm Loại đất Pb, Pk, Pg, Pf, Pj, Py, D B, Bq, S, Smi, Fs, Fl, Fv, Fq, Fp Fa, Rv, Rr, Mm, M, Mi, C Độ dốc < 3o 3o - 8o 8 o - 15o Tầng dày > 100 50 - 100 < 50 Thành phần cơ giới trung bình nặng nhẹ; cát pha Nhiệt độ >= 23oC 20oC - 23oC 18 - 20o Lượng mưa > 2.000 1.500-2.000 < 1.500 Số tháng lạnh 2 3 >= 4 Nguồn nước Tưới chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế 15 Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Loại đất Fl, Fv, Fp, Pk, Pf, D B, Bq, Fk, Fs, Fq Fa, Rr, Pb, Pg, Pj, Py. Độ dốc < 3o 3o - 8o 8o - 15o Tầng dày > 100 50 - 100 < 50 Thành phần cơ giới trung bình nặng nhẹ; cát pha Nhiệt độ >= 23oC 20oC - 23oC 18 - 20o Lượng mưa > 2.000 1.500 - 2.000 < 1.500 Số tháng lạnh 2 3 >= 4 Nguồn nước Tưới chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nhóm cây ăn quả Loại đất Fs, Fl, Fv, Fq, Fp, D B, Bq, Fq, Fa, Rv, Rr Fa, Pk, Pf, Pb, Pg, Pj, Py, Độ dốc < 3o 3o - 8o 8o - 20o Tầng dày > 100 50 - 100 < 50 Thành phần cơ giới trung bình nặng nhẹ; cát pha Nhiệt độ >= 23oC 20oC - 23oC 18 - 20o Lượng mưa > 2.000 1.500 - 2.000 < 1.500 Số tháng lạnh 2 3 >= 4 Nguồn nước Tưới chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Xác định trọng số các chỉ tiêu: kết quả cho thấy đối với các nhóm cây trồng: loại đất có trọng số số cao nhất. Tính CR của cả ba nhóm cây đều < 0,1 nên các trọng số này được chấp nhận. Bảng 3.6. Xác định mức độ thích nghi của 3 nhóm cây trồng Nhóm cây Dmax Dmin D Mức thích nghi Rất thích hợp Thích hợp Kém thích hợp Lương thực, thực phẩm 0,375 0,172 0,067 0,308 - 0,375 0,240 - 0,307 0,172 - 0,239 Công nghiệp ngắn ngày 0,375 0,202 0,057 0,318 - 0,375 0,260 - 0,317 0,202 - 0,259 Ăn quả 0,376 0,176 0,066 0,310 - 0,376 0,243 - 0,309 0,176 - 0,242 Phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ đối với từng nhóm cây trồng. Bảng 3.8. kết quả phân cấp mức độ thích nghi của CQ đối với với nhóm cây lƣơng thực, thực phẩm TT Cấp thích nghi Loại cảnh quan Diện tích ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp (63 loại CQ) 54, 57, 58, 80, 95, 100, 103, 120, 123, 124, 125, 126, 162, 173, 174, 175, 177, 180, 181, 183, 184, 189, 190, 192, 193, 196, 197, 213, 224, 231, 233, 235, 236, 237, 238, 250, 259, 282, 286, 287, 289, 293, 295, 296, 297, 298, 302, 303, 304, 306, 308, 309, 312, 322, 335, 336, 337, 339, 340, 341, 343, 344, 345. 205.838,9 19,4 2 Thích hợp (40 loại CQ) 15, 16, 47, 53, 56, 65, 67, 96, 107, 134, 137, 150, 163, 168, 179, 206, 220, 221, 222, 249, 271, 285, 288, 290, 291, 299, 301, 307, 310, 311, 315, 316, 317, 318, 325, 327, 328, 329, 331, 333. 67.830,5 6,4 3 Kém thích hợp ( 18 loại CQ) 10, 50, 66, 69, 74, 84, 90, 132, 144, 148, 156, 161, 186, 205, 242, 245, 332, 338. 27.039,8 2,5 4 Không thích hợp (228 loại CQ) 760.290,7 71,7 Tổng 348 1.061.000 100,0 16 Bảng 3.10. Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của CQ đối với nhóm cây công nghiệp ngắn ngày TT Cấp thích nghi Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp (22 loại CQ) 80, 100, 103, 120, 124, 162, 173, 174, 175, 189, 200, 224, 250, 255, 259, 260, 263, 276, 314, 320, 321. 41.617,2 3,9 2 Thích hợp (31 loại CQ) 15, 16, 47, 54, 56, 58, 65, 67, 95, 96, 107, 123, 125, 126, 134, 137, 150, 168, 177, 197, 236, 237, 252, 254, 256, 258, 261, 262, 265, 277, 281. 40.994,04 3,8 3 Kém thích hợp ( 7 loại CQ) 66, 84, 90, 148, 179, 245, 275. 9.998,2 0,9 4 Không thích hợp (288 loại CQ) 968.390,6 91,3 Tổng 348 1.061.000 100,0 Bảng 3.12. Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với nhóm cây ăn quả TT Cấp thích nghi Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ %) 1 Rất thích hợp (13 loại CQ) 54, 67, 96, 173, 162, 173, 174, 189, 197, 224, 237, 250, 259. 25.149,6 2,4 2 Thích hợp (14 loại CQ) 15, 56, 112, 134, 149, 169, 188, 202, 209, 210, 212, 236, 247, 268. 45.936,9 4,3 3 Kém thích hợp ( 11loại CQ) 94, 106, 114, 118, 160, 172, 191, 214, 217, 241, 274. 50.938,5 4,8 4 Không thích hợp (310 loại CQ) 938.974,9 88,5 Tổng 348 1.061.000 100,0 3.2.3. Đánh giá thích nghi cho rừng phòng hộ và rừng sản xuất Đối với rừng đặc dụng, chức năng là bảo tồn, trong lãnh thổ nghiên cứu có 53 loại cảnh quan với 131.744,22 ha, chiếm khoảng 12,4% diện tích lãnh thổ gồm hai vườn quốc gia và 4 khu bảo tồn thiên nhiên. Đối với rừng đặc dụng đây là loại hình sử dụng cảnh quan một cách đặc trừng và được bảo tồn nghiêm ngặt, do đó NCS chỉ đánh giá loại hình sử dụng cảnh quan cho lâm nghiệp thông qua rừng phòng hộ và rừng sản xuất. * Lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho rừng phòng hộ và rừng sản xuất Bảng 3.13. Phân cấp chỉ tiêu thích nghi đối với các loại rừng lãnh thổ lƣu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa Loại rừng Chỉ tiêu Mức độ thích nghi Rất thích hợp S1 (3đ) Thích hợp S2 (2đ) Kém thích hợp S3 (1đ) Rừng Phòng hộ Vị trí phòng hộ Vị trí đầu nguồn, ven biển Khu vực sườn, gần bồn tụ Thung lũng Địa hình Núi TB & Núi thấp, ven biển Đồi, thung lũng Đồi sót Độ dốc > 25o , < 3o 15 - 25o 8o - 15o Loại đất Hk, Ha, Hs, Hq, Fk, Fs, Fv, Fa, Fq B, Bq, Mm, M, Smi, Fl, Fp, Rr, Cc Pk, Pg, Pf, Pj, Py, D, E, núi đá Tầng dày > 100 m 50 – 100 m < 50 m Lượng > 2.000 mm 1.500 - 2.000 mm < 1.500 mm 17 mưa Thảm thực vật Rừng kín thường xanh Rừng trồng, rừng ngập mặn Trảng cỏ cây bụi Rừng sản xuất Độ dốc 8o - 15o 15 - 25o > 25o Địa hình Đồi , thung lũng Núi TB & Núi thấp Đồi sót, ven biển Loại đất Hk, Ha, Hs, Hq, Fk, Fs, Fv, Fa, Fq B, Bq, Mm, M, Smi, Fl, Fp, Rr, Pk, Pg, Pf, Pj, Py, D, E, Cc, núi đá Tầng dày > 100 m 50 - 100 m < 50 m Lượng mưa > 2.000 mm 1.500 - 2.000 mm < 1.500 mm Thảm thực vật Rừng kín thường xanh Rừng trồng, rừng ngập mặn Trảng cỏ cây bụi * Xác định trọng số các chỉ tiêu: Rừng phòng hộ: vị trí phòng hộ có trọng số số cao nhất ( k = 0,224), rừng sản xuất chỉ tiêu địa hình có trọng số lớn nhất (k = 0,259). Tính tỷ số nhất quán CR của cả ba nhóm cây đều < 0,1 nên các trọng số này được chấp nhận. Bảng 3.18. Khoảng điểm và các cấp thích nghi của hai loại rừng TT Loại rừng Dmax Dmin D Mức thích nghi Rất thích hợp Thích hợp Kém thích hợp 1 Rừng phòng hộ 0,431 0,174 0,085 0,346 - 0,431 0,260 - 0,345 0,174 - 0,259 2 Rừng sản xuất 0,447 0,166 0,093 0,354 - 0,447 0,260 - 0,353 0,166 - 0,259 Phân hạng mức độ thích nghi của các loại cảnh quan đối với từng loại rừng. Bảng 3.20. Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với với rừng phòng hộ T T Cấp thích nghi Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp (30 loại CQ) 2, 9, 12, 14, 27, 39, 41, 42, 55, 56, 75, 77, 79, 82, 85, 88, 91, 93, 99, 104, 108, 109, 119, 137, 209, 214, 217, 266, 269, 274. 66.311,1 6,3 2 Thích hợp (74 loại CQ) 5, 6, 8, 11, 15, 17, 18, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 32, 33, 36, 43, 54, 76, 78, 81, 83, 86, 87, 89, 92, 96, 101, 102, 106, 117, 134, 139, 149, 160, 165, 170, 173, 174, 176, 182, 185, 195, 197, 199, 219, 220, 223, 224, 228, 232, 234, 236, 237, 239, 241, 248, 250, 253, 259, 264, 267, 270, 272, 273, 278, 279, 292, 323, 324, 326, 330, 346. 199.860,1 18,9 3 Kém thích hợp ( 18 loại CQ) 166, 167, 171, 178, 187, 194, 198, 230, 251, 257, 280, 284, 294, 305, 313, 319, 334, 342. 38.104,7 3,5 4 Không thích hợp (226 loại CQ) 756.724,1 71,3 Tổng 348 1.061.000 100,0 Bảng 3.22. kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với rừng sản xuất T T Cấp thích nghi Loại cảnh quan Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Rất thích hợp (27 loại CQ) 59, 60, 64, 67, 72, 77, 114, 127, 130, 133, 135, 136, 137, 140, 149, 160, 189, 200, 208, 209, 214, 216, 217, 241, 242, 243, 274. 99.151,4 9,4 18 2 Thích hợp (39 loại CQ) 15, 54, 56, 62, 63, 73, 96, 98, 106, 129, 131, 134, 139, 141, 142, 145, 151, 152, 158, 159, 162, 170, 173, 174, 185, 197, 201, 204, 220, 224, 237, 240, 244, 246, 259, 266, 267, 270, 292. 137.161,8 12,9 3 Kém thích hợp ( 25 loại CQ) 78, 165, 166, 167, 171, 187, 194, 195, 198, 199, 225, 228, 230, 236, 250, 257, 272, 273, 278, 279, 280, 284, 394, 305, 313. 61.378,05 5,8 4 Không thích hợp (257 loại CQ) 763.308,7 71,9 Tổng 348 1.061.000 100,0 3.3. Thực trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lƣu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa 3.3.1. Thực trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước a. Khai thác, sử dụng nước mặt - Khai thác chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp là chính chiếm tới 97,4% lượng nước, nước cho sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm 1,53 %, nước cho sản xuất công nghiệp làng nghề, dịch vụ chỉ có 1,07 %. b. Khai thác sử dụng nước dưới đất Khai thác phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt ở nông thôn và đô thị là chủ yếu, chiếm tới 95,95 %; nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ rất hạn chế chỉ chiếm khoảng 4,05%. 3.3.2. Thực trạng sử dụng đất (theo mục đích sử dụng) Diện tích đất tự nhiên là 1.061.000 ha năm 2016 phân thành các nhóm: nhóm đất nông nghiệp có 914.603 ha chiếm 86,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phan_tich_cau_truc_va_chuc_nang_canh_quan_ph.pdf
Tài liệu liên quan