Điều chế và giải điều chế
Điều chế biên độ hay điều biên là biện pháp kỹ thuật dùng để truyền
thông tin qua một sóng mang cao tần (high-frequency carrier signal) được
sử dụng phổ biến trong ngành điện tử viễn thông, nhằm thay đổi biên độ
của sóng mang theo biên độ của sóng thông tin cần gửi đi. Tín hiệu mang
thông tin được gọi là tín hiệu được điều chế, tín hiệu sóng mang có tần số
cao hơn nhiều so với sóng tín hiệu. Trong các MVG, điều chế biên độ
được thực hiện bởi cấu trúc của hệ dao động cơ học.
Tín hiệu vận tốc góc đầu ra được xác định nhờ bộ giải điều chế. Tín
hiệu vận tốc góc ở đầu ra có dạng điện áp. Giải điều chế là quá trình tách
lấy tín hiệu thông tin ra khỏi sóng mang cao tần sau khi điều chế. Kỹ thuật
giải điều chế đồng bộ được sử dụng phổ biến để khuếch đại biên độ của
tín hiệu cảm và tách chúng từ dải tần số của các tín hiệu nhiễu.7
Cơ sở cơ học của vi cảm biến vận tốc góc
Hệ dao động cơ học gồm ba thành phần cơ bản là phần tử quán tính,
phần tử cản và phần tử đàn hồi. Giá trị của phần tử quán tính trong các hệ
MVG được xác định thông qua kích thước và đặc trưng vật liệu của nó.
Trong phần này, luận án chỉ tập trung vào hai phần tử còn lại của hệ.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích động lực học cảm biến vận tốc góc vi cơ điện tử nhiều bậc tự do, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động thẳng hoặc góc.
Lực Coriolis xuất hiện khi một phần tử vừa có chuyển động theo (tịnh tiến
hoặc quay) vừa có chuyển động tương đối (chuyển động quay). Chuyển
vị do lực Coriolis sinh ra sẽ phản ánh độ lớn của vận tốc góc đặt vào.
1.3. Các nghiên cứu về cảm biến vận tốc góc vi cơ điện tử
Các cảm biến vận tốc góc vi cơ điện tử (MVG) được chia thành nhiều
loại như: cảm biến kiểu dao động xoắn, cảm biến kiểu vòng dao động và
cảm biến kiểu dao động thẳng. Trong đó, do tính chất đơn giản trong cấu
trúc mà các cảm biến kiểu dao động thẳng được nghiên cứu phổ biến hơn.
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các cảm biến vận tốc
góc vi cơ điện tử kiểu dao động thẳng. Các nghiên cứu tập trung theo
hướng phân tích cơ bản cho hệ cơ học của vi cảm biến để xác định các
4
đặc trưng dao động cơ học của hệ bằng mô phỏng trên các phần mềm hiện
đại. Chế tạo mô hình theo công nghệ tiên tiến nhờ các trang thiết bị hiện
đại, từ đó có các đo đạc thử nghiệm về hoạt động của mô hình. Trên cơ
sở kết quả đạt được, các nghiên cứu tiếp theo nhằm tối ưu hóa kích thước
cho hệ cơ học nhằm nâng cao chất lượng cho hệ cảm biến.
Các nghiên cứu về cảm biến kiểu này được thực hiện theo hướng tăng
dần mức độ phức tạp của các mô hình cơ học. Trong đó, mô hình vi cảm
biến vận tốc góc dao động kiểu âm thoa (Tuning Fork Gyroscope - TFG)
có mức độ phức tạp cao và đang được quan tâm nghiên cứu.
Phân tích động lực học cho cơ hệ cảm biến MVG nói chung và TFG
nói riêng vẫn là bài toán phức tạp cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn
nhằm bổ sung, phát triển cơ sở lý thuyết và làm cơ sở cho việc thiết kế,
chế tạo các cảm biến tiếp theo.
Kết luận chương 1
Phân tích động lực học các cấu trúc cơ học cho hệ cảm biến vận tốc
góc vi cơ điện tử là bài toán có tính thời sự và cấp thiết nhằm làm cơ sở
để khắc phục một số nhược điểm trong quá trình thiết kế, chế tạo, đồng
thời đưa ra cơ sở cho việc lựa chọn mô hình và kích thước phù hợp, giảm
chi phí trong thiết kế và chế tạo sau này.
Chương 2
CƠ SỞ VẬT LÝ VÀ CƠ HỌC CỦA VI CẢM BIẾN VẬN TỐC GÓC
Chương này hệ thống kiến thức về: cơ sở vật lý trong tạo lực dẫn động
và cảm ứng tín hiệu ra của MVG; cơ sở cơ học xây dựng mô hình MVG;
kỹ thuật điều chế biên độ và giải điều chế cho tín hiệu vận tốc góc.
2.1. Hiệu ứng tĩnh điện và ứng dụng
Hiệu ứng tĩnh điện được sử dụng để tạo lực tương tác tĩnh điện giữa
hai bản tụ đặt song song. Các lực tĩnh điện này bao gồm: lực pháp tuyến
và lực tiếp tuyến. Giá trị các lực này phụ thuộc vào khoảng xếp chồng,
khoảng cách và điện áp giữa hai bản tụ theo công thức:
5
- Lực pháp tuyến: 20 0
2
1
2
n
bx
F V
y
(2.10)
- Lực tiếp tuyến:
20
0
1
2
t
b
F V
y
(2.14)
2
1
yFn
1
2
x
y0
Ft
Ft
a) b)
Hình 2.4. Lực pháp tuyến (a) và lực tiếp tuyến (b) giữa hai bản tụ
Các thành phần lực này còn bị ảnh bởi yếu tố phi tuyến của điện trường
giữa hai bản tụ (hiệu ứng viền). Giá trị và sai số của các thành phần lực
trong trường hợp có và không kể đến ảnh hưởng của hiệu ứng viền được
thể hiện trên Hình 2.7.
a) b)
Hình 2.7. Giá trị và sai số các thành phần lực kể đến hiệu ứng viền theo
khe hở (a) và khoảng xếp chồng (b) giữa hai bản tụ
Lực tiếp tuyến tĩnh điện được ứng dụng để tạo lực dẫn cho phần tử
khối lượng trong các cơ cấu vi kích hoạt/chấp hành bằng cách tạo một cấu
trúc răng lược với nhiều bản tụ đặt song song với nhau. Ưu điểm của cấu
trúc răng lược là làm tăng giá trị của lực tiếp tuyến tĩnh điện, đồng thời
triệt tiêu các thành phần lực pháp tuyến giữa giữa các bản tụ song song.
Hiệu ứng tĩnh điện cũng được ứng dụng trong thiết kế hệ cảm ứng tín
hiệu ra cho MVG thông qua hệ tụ điện vi sai nhằm chuyển đổi từ tín hiệu
6
cơ (độ dịch chuyển của bản tụ trên phương cảm) thành tín hiệu điện - sự
biến thiên điện dung giữa hai bản tụ đó.
Phần cố định
Phần di động
kx
Ft
Hình 2.8. Nguyên lý hoạt
động kiểu răng lược
CS+
CS-
Phần tử
quán tính
A
B
B
A
P
h
ần
t
ử
q
u
án
t
ín
h
P
h
ư
ơ
n
g
cả
m
A
B
Hình 2.13. Nguyên lý đo tín hiệu cảm
Độ biến thiên điện dung giữa hai phần tử quán tính của MVG và các
bản tụ cố định theo độ dịch chuyển của nó được xác định theo công thức:
0 0
0 02 2 2
0 0
2
2S S
bx y bx
C C C n n y
y y y
(2.24)
Khi độ dịch chuyển y nhỏ, biến thiên điện dung giữa hai bản tụ thay
đổi gần như tuyến tính. Đặc điểm này cho phép xác định giá trị chuyển vị
theo phương y thông qua mức độ biến thiên điện dung của các cặp bản tụ.
2.2. Điều chế và giải điều chế
Điều chế biên độ hay điều biên là biện pháp kỹ thuật dùng để truyền
thông tin qua một sóng mang cao tần (high-frequency carrier signal) được
sử dụng phổ biến trong ngành điện tử viễn thông, nhằm thay đổi biên độ
của sóng mang theo biên độ của sóng thông tin cần gửi đi. Tín hiệu mang
thông tin được gọi là tín hiệu được điều chế, tín hiệu sóng mang có tần số
cao hơn nhiều so với sóng tín hiệu. Trong các MVG, điều chế biên độ
được thực hiện bởi cấu trúc của hệ dao động cơ học.
Tín hiệu vận tốc góc đầu ra được xác định nhờ bộ giải điều chế. Tín
hiệu vận tốc góc ở đầu ra có dạng điện áp. Giải điều chế là quá trình tách
lấy tín hiệu thông tin ra khỏi sóng mang cao tần sau khi điều chế. Kỹ thuật
giải điều chế đồng bộ được sử dụng phổ biến để khuếch đại biên độ của
tín hiệu cảm và tách chúng từ dải tần số của các tín hiệu nhiễu.
7
2.3. Cơ sở cơ học của vi cảm biến vận tốc góc
Hệ dao động cơ học gồm ba thành phần cơ bản là phần tử quán tính,
phần tử cản và phần tử đàn hồi. Giá trị của phần tử quán tính trong các hệ
MVG được xác định thông qua kích thước và đặc trưng vật liệu của nó.
Trong phần này, luận án chỉ tập trung vào hai phần tử còn lại của hệ.
2.3.1. Phần tử đàn hồi
Phần tử đàn hồi trong các MVG có dạng các dầm đàn hồi liên kết
các phần tử với nhau và với nền. Các dầm này được thiết kế sao cho các
phần tử khối lượng có thể dao động tịnh tiến trên các phương mong muốn
(phương dẫn và cảm). Dầm được thiết kế sao cho hệ đạt trạng thái cộng
hưởng trên các phương, và hạn chế dao động trên các phương khác.
Một số dầm đàn hồi được sử dụng trong các cấu trúc vi cơ điện tử như:
- Dầm đơn thẳng:
Cố định
L
y
zO
y
xO
b
h
A
B
b
h
h'
Mặt cắt ngang
Hình 2.19. Cấu trúc dầm đơn và các dạng mặt cắt ngang
Độ cứng tương đương của dầm trên phương y
Dầm đơn kiểu Fixed – Free:
3
3 y
y
EJ
k
L
(2.36)
Dầm đơn kiểu Fixed – Guided:
3
12 y
y
EJ
k
L
(2.38)
Dầm đơn kiểu Fixed – Fixed:
3
192 y
y
EJ
k
L
(2.40)
- Dầm đơn vuông góc:
Độ cứng tương đương của dầm kiểu này được xác định như sau:
8
3 3
2 1 1 22 1
2 2 1 1 1 2
4 4
;
4 4
h h
x y
h h
L r L L r Lh hEb Eb
k k
L L r L L L r L
(2.44)
với
3
1 2hr h h
- Dầm gập:
L1, h1
L
2
,
h
2
F
L1, h1
y
x
O
L
1
,
J
1
L2, J2
y
x
O
a) b)
Hình 2.22. Cấu trúc dầm gập đơn (a) và dầm gập kép (b)
Độ cứng tương đương của dầm gập đơn có một đầu ngàm, một đầu
được dẫn hướng được xác định như sau:
3
3
1 21 1
2
2 1 2 1 1 2
2
;
6 4 2
h
x y
h h
L r LEbh hEb
k k
r L L L L L r L
với
3
1
2
h
h
r
h
(2.46)
Độ cứng tương đương của dầm gập kép được xác định theo công thức:
2 2 2 2
1 2
2 2 2 2 2 2
1 2
14 36 8 812 12
;
4 41 36 4 10 5
L L J J L L J J
x y
L L J J L L J J
r r r r r r r rEJ EJ
k k
L r r r r L r r r r
(2.48)
với 2 2
1 1
; L J
L J
r r
L J
2.3.2. Phần tử cản
Có 2 loại lực cản tác dụng lên các thành phần chuyển động:
- Lực cản do ma sát trượt hình thành khi các lớp không khí nằm giữa
các khe hẹp có chuyển động tương đối (Slide damping)
Hệ số cản của hệ được xác định từ phương trình Navier-Stokes cho
chất khí lý tưởng, và có thể viết theo công thức sau:
0
sl SL
A
c
d
(2.50)
trong đó, SL là độ nhớt hiệu dụng của môi trường khí giữa hai tấm phẳng
khi trượt và được xác định thực nghiệm gần đúng theo công thức:
9
100,7881 2 0,2 n
SL K
n nK K e
(2.51)
- Lực cản ma sát hình thành do sự nén của các lớp không khí nằm giữa
các khe hẹp (Squeeze damping).
Hệ số cản của không khí cho hai tấm phẳng song song có dịch chuyển
theo phương pháp tuyến được xác định theo công thức:
22
26 22 2 4
0
1 164
1 1
sq
pA
c
y
(2.57)
Trong quá trình tính toán, các hệ số cản của cả hệ được xác định trên
từng phương dựa vào cấu trúc thực, trong đó các thành phần cản cần được
xác định dưới dạng hệ giảm chấn mắc song song hoặc nối tiếp. Khi đó, hệ
số cản tương đương của toàn hệ được xác định theo các công thức sau:
; (1,2,3,...)ic c i (2.60)
1 1
; (1,2,3,...)
i
i
c c
(2.61)
Công thức (2.60) được sử dụng cho trường hợp các thành phần cản
được bố trí song song nhau, trong khi công thức (2.61) được sử dụng cho
trường hợp các thành phần cản được bố trí nối tiếp.
Kết luận chương 2
Trong chương này, luận án đã trình bày khái quát cơ sở vật lý và cơ
sở cơ học của các vi cảm biến vận tốc góc kiểu dao động. Cơ sở cơ học
cho phép xác định hệ số độ cứng của các thanh đàn hồi và hệ số cản nhớt
của môi trường trong hệ dao động cơ học MEMS, phục vụ cho việc tính
toán các giá trị động lực học đặc trưng cho một hệ vi cảm biến đã có hoặc
có thể tính toán tối ưu kích thước cho hệ theo hướng thiết kế.
Chương 3
ĐỘNG LỰC HỌC VI CẢM BIẾN VẬN TỐC GÓC
HAI BẬC TỰ DO
3.1. Động lực học vi cảm biến vận tốc góc một phần tử hai bậc tự do
10
3.1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của MVG cơ bản
Cấu tạo của MVG cơ bản gồm một phần tử quán tính m được treo
trên nền nhờ các thanh đàn hồi, có một đầu cố định trên nền, đầu còn
lại liên kết với khối lượng m, đảm bảo cho phần tử quán tính có thể dao
động tự do theo hai phương vuông góc nhau. Phần tử quán tính được
dẫn động đến trạng thái cộng hưởng bởi lực Fd trên phương dẫn (x).
Khi có vận tốc góc Ω, lực Coriolis Fc xuất hiện và gây ra dao động trên
phương cảm (y). Dao động này gọi là dao động cảm và chứa thông tin
vận tốc góc đưa vào.
m
C=O
Ω
Hệ quy chiếu
quán tính A
Hệ quy chiếu
động B
Fd
Fc
y
x
X
Y
a) b)
Hình 3.1. Cấu tạo (a) và nguyên lý hoạt động (b) của một MVG cơ bản
3.1.2. Hệ phương trình vi phân dao động của MVG cơ bản
Hệ phương trình vi phân dao động của hệ được thiết lập trên cơ sở áp
dụng nguyên lý Đa-lăm-be với phần tử có chuyển động phức hợp. Theo
đó, hệ phương trình vi phân chuyển động của phần tử quán tính có dạng:
x x
y y
2
2
dmx c x k x F my
my c y k y mx
(3.14)
Các đại lượng 2mx và 2my là thành phần lực Coriolis tác dụng lên
phần tử quán tính trên hai phương tương ứng.
3.1.3. Dao động tự do của MVG cơ bản
Hệ phương trình vi phân dao động trong trường hợp dao động tự do
không cản, khi chưa đặt vận tốc góc Ω, có dạng:
0
0
x
y
x x
y y
(3.15)
Điểm neo
11
với
x xk m , y yk m . Nghiệm của (3.15) khi các thông số của
hệ được thiết kế sao cho các tần số riêng ωx ≈ ωy = ωn có dạng:
0 0
0 0
cos( )cos sin( )sin
sin( )sin cos( )cos
n n
n n
x A t B t
y A t B t
(3.16)
Theo đó, quỹ đạo của phần tử quán tính là một Ellip.
Khi đưa vào hệ một vận tốc góc Ω ≠ 0 (Ω2 << ωn), hệ phương trình vi
phân dao động có dạng:
x
y
2
2
mx k x my
my k y mx
(3.18)
Hình 3.2. Các dao động thành phần khi hệ tự do không cản
Trong trường hợp này, chuyển động của phần tử quán tính có dạng
"tuế sai", quỹ đạo sau mỗi chu kỳ là một Ellip "suy biến" gần như thành
các đoạn thẳng trong mặt phẳng chuyển động.
3.1.4. Dao động cưỡng bức của MVG cơ bản
Lực dẫn Fd đặt vào phải đảm bảo cho dao động dẫn đạt trạng thái ổn
định. Bằng cách khảo sát quan hệ giữa tần số lực kích thích với biên độ
dao động dẫn (Hình 3.5), ta có thể tìm được tần số kích thích thích hợp
cho hệ MVG một phần tử. Theo đó, tần số kích thích có thể được lựa chọn
trong khoảng 8750 ÷ 8870 rad/s (1393 ÷ 1412 Hz) với độ lệch tần số tương
thích là f = 16 Hz nhằm đạt được giá trị biên độ mong muốn.
Quỹ đạo của pt quán tính
12
a) b)
Hình 3.5. Quan hệ biên độ - tần số khi f ≠ 0 (a) và khi f = 0 (b)
Với tần số kích thích đã được lựa chọn, dao động trên phương dẫn đạt
trạng thái ổn định, khi đó dao động cảm có biên độ phụ thuộc vào giá trị
và quy luật thay đổi của vận tốc góc đưa vào như trên Hình 3.6.
a) b)
Hình 3.6. Đáp ứng trên phương cảm của phần tử quán tính khi vận tốc
góc có dạng tam giác (a) và hình thang (b)
3.1.5. Hiện tượng quá điều chế
Đây là hiện tượng mà khi vận tốc góc Ω đưa vào có giá trị lớn, tín hiệu
dao động cảm có giá trị biên độ rất lớn tạo thành nguồn tín hiệu nhiễu tác
động ngược trở lại dao động dẫn, gây ra sự mất ổn định của thành phần
dao động dẫn. Hiện tượng này dẫn đến sự mất ổn định cho MVG và hạn
chế khoảng đo của cảm biến. Khi đó, tín hiệu dao động cảm không còn
phản ánh đúng vận tốc góc đưa vào hệ. Hình ảnh về hiện tượng quá điều
chế được thể hiện trên Hình 3.7 khi vận tốc góc đưa vào có giá trị lớn.
13
Hình 3.7. Một dạng quá điều chế
cx
kx
Ω
m
mk
x
y
Fd
cy/2
cy/2ky/2
ky/2
O
Hình 3.8. Mô hình vi cảm biến
vận tốc góc hai bậc tự do
3.2. Xây dựng mô hình vi cảm biến vận tốc góc hai phần tử khối lượng
3.2.1. Mô hình động lực học của MVG hai phần tử khối lượng
Cấu tạo một MVG hai bậc tự do với hai phần tử khối lượng liên kết
với nhau bằng hệ lò xo - giảm chấn gồm: phần tử quán tính có khối lượng
m, liên kết trực tiếp với phần tử khung ngoài có khối lượng mk bởi các
dầm đàn hồi có độ cứng tương đương ky. Khung ngoài được liên kết với
nền bằng các dầm đàn hồi (có độ cứng tương đương kx). Các thành phần
cản nhớt trên các phương lần lượt là cx và cy (Hình 3.8).
3.2.2. Mô hình 3D của MVG hai phần tử khối lượng
a) b)
Hình 3.9. Mô hình 3D (a) và chia lưới (b) của MVG
Mô hình 3D cho cấu trúc MVG có dạng như Hình 3.9a. Phần tử quán
tính 1 được liên kết với khung dẫn ngoài 2 nhờ 4 dầm gập đàn hồi 3 có
dạng chữ "U". Khung ngoài được treo trên nền nhờ 4 dầm gập đàn hồi
14
khác 4. Các dầm 4 có một đầu cố định với nền bằng các điểm neo để tạo
thành dạng dầm gập có một đầu cố định và một đầu được dẫn hướng.
3.2.3. Xác định giá trị các tham số động lực học đặc trưng của MVG
a) Giá trị khối lượng của các phần tử
Khối lượng của các phần tử dao động được xác định bằng việc áp dụng
các ứng dụng trong ANSYS, sau khi thiết kế mô hình 3D cho MVG.
b) Giá trị độ cứng tương đương của phần tử đàn hồi
Tham số độ cứng tương đương của các dầm đàn hồi trên phương dẫn
và phương cảm được xác định theo công thức (2.46) hoặc có thể sử dụng
quan hệ lực – biến dạng để xác định dựa trên mô phỏng bằng ANSYS.
Có hai cách đặt lực để xác định độ cứng tương đương của hệ:
- Cách thứ nhất: Đặt lực đơn vị vào một kết cấu dầm gập đơn, xác
định độ cứng tương đương của một dầm.
- Cách thứ hai: Đặt lực đơn vị vào toàn bộ cấu trúc MVG, độ cứng của
cấu trúc được xác định qua chuyển vị đạt được của hệ trên phương đó.
c) Giá trị hệ số cản của phần tử cản
Trong phạm vi nghiên cứu, luân án chỉ quan tâm đến yếu tố cản do hai
phần tử khối lượng chuyển động tịnh tiến song song với nền mà chưa kể
đến các hệ răng lược trên phương dẫn và phương cảm ứng. Do đó, theo
công thức (2.50), các hệ số cản trên các phương được xác định là:
5
0 0
1,03 10
f prx
x SL SL
A AA
c
y y
Ns/m
6
0 0
6,9 10
y pr
y SL SL
A A
c
y y
Ns/m
3.3. Động lực học vi cảm biến vận tốc góc hai khối lượng, hai bậc tự do
3.3.1. Hệ phương trình vi phân dao động của MVG hai khối lượng
Hệ phương trình vi chuyển động của hệ hai bậc tự do được thiết lập từ
phương trình Lagrange loại 2 khi xét trong hệ trục tọa độ quán tính.
2 2
2 2
2 ( ) 2
2 ( ) 2 0
x x m d
y y
x x x d y a
y y y x
(3.30)
15
Hệ phương trình (3.30) mô tả dạng chuyển động chung cho hệ dao
động MVG với hai phần tử khối lượng có hai bậc tự do.
3.3.2. Các dạng dao động riêng
Các tần số dao động riêng và các dạng dao động riêng của MVG được
xác định từ bài toán phân tích modal trong môi trường ANSYS.
Phương trình vi phân dao động của cơ hệ có dạng:
[ ]{ } [ ]{ } [ ]{ } { }M u C u K u F (0.1)
Bảng 3.3. Một số tần số dao động riêng
Các dạng dao động riêng Tần số (Hz)
Dạng dao động dẫn (Drive mode) 8757
Dạng dao động cảm (Sense mode) 9095
Dạng dao động thứ 3 (Bending mode) 12799
Dạng dao động thứ 4 (Torsion mode) 18688
Dạng dao động thứ 5 19487
Dạng dao động thứ 6 27729
Tần số dao động riêng của 6 dạng dao động riêng đầu tiên của MVG
dạng hai phần tử được liệt kê trong Bảng 3.3.
Một đặc điểm cần quan tâm của MVG là sự tương thích (matching)
của tần số dẫn và tần số cảm. Sự tương thích này được đánh giá thông qua
độ lệch tần số f = |fd – fc|, thông số này được gọi là tần số tương thích
(mismatched frequency). Tần số tương thích này nên có giá trị khoảng
100 Hz. Ngoài ra, tần số của các dạng dao động khác của hệ cách xa tần
số của hai dạng chính. Kết quả khảo sát cho thấy tần số tương thích phụ
thuộc nhiều vào các thông số kích thước của các dầm gập.
3.3.3. Đáp ứng biên độ - tần số
Biên độ và pha ban đầu của các dao động trên các phương được xác
định theo công thức:
16
2 2 2 2 2 2
10 20
2 2 2
1 21 1
10 20 1 22 2 2 2
1 2
( ) 4 2
;
2 ( )
tan ; tan 2
( ) 4
y y
x x
x x
a a
A A
B B
B B
B B
(3.37)
trong đó:
2
2 2 2 2 2 2 2 2 2( )( ) 4 ( )x y x yd
2
2 2 2 2 2 2 2 4 ( ) ( )x y y x
2 2 2 2 2 2 2 2
1
2 2 2 2 2 2
2
( )( ) 4 ( )
( ) ( )
x y x y
x y y x
B d
B
Hình 3.18. Đáp ứng biên độ và pha của các dao động
Hình 3.18 mô tả quan hệ giữa biên độ của các dao động dẫn và cảm
với tần số kích thích trong một số trường hợp vận tốc góc Ω có giá trị xác
định. Kết quả cho thấy, biên độ dao động cảm thay đổi theo vận tốc góc,
trong khi dao động dẫn có biên độ ổn định, và xác định được tần số dẫn
fd = 8978 Hz và tần số cảm fc = 9094 Hz, tần số tương thích f = 116 Hz.
3.3.4. Một số dạng dao động của MVG hai phần tử
Đáp ứng biên độ của hệ khi thay đổi lực kích thích và vận tốc góc cho
thấy biên độ dao động dẫn chỉ còn phụ thuộc vào giá trị lực kích thích
trong khi biên độ dao động cảm phụ thuộc vào giá trị lực kích thích và
phụ thuộc tuyến tính vào giá trị vận tốc góc đầu vào.
17
Hình 3.19. Đáp ứng hệ khi thay đổi lực kích thích và vận tốc góc
Khi vận tốc góc đưa vào có dạng xung khác nhau, đáp ứng của hệ trên
phương cảm có dạng phản ánh quy luật của vận tốc góc.
a) b)
Hình 3.23. Ứng xử của hệ khi vận tốc góc có dạng xung hình thang (a)
và xung hình sin (b)
Kết luận chương 3
Chương 3 đã khảo sát, phân tích xác định đáp ứng của hai mô hình
MVG trong một số trường hợp khi vận tốc góc thay đổi theo các quy luật
khác nhau. Các kết quả cho thấy đáp ứng của hệ trên phương cảm phản
ánh rõ nét độ lớn và quy luật của vận tốc góc cần đo.
Chương 4
ĐỘNG LỰC HỌC VI CẢM BIẾN VẬN TỐC GÓC
KIỂU ÂM THOA
4.1. Cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa
Tuning Fork Gyroscope (TFG) là vi cảm biến vận tốc góc có cấu tạo
gồm hai phần đối xứng nhau, mỗi phần được coi là một Gyroscope đơn
18
với một phần tử quán tính được treo bên trong khung dẫn [8, 9, 13, 20].
Cả khung và phần tử quán tính ở mỗi bên đều được treo trên nền nhờ các
thanh đàn hồi. Hai phần này liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau nhờ
một cấu trúc cơ học. Chức năng của cấu trúc này là loại bỏ dạng dao động
đồng pha, duy trì dao động ngược pha của hai Gyroscope đơn hai bên mà
nó liên kết trong suốt quá trình hoạt động. Từ đó, làm tăng mức tín hiệu
biên độ của dao động cơ học trên phương cảm của các phần tử quán tính,
qua đó tăng khả năng cảm nhận tín hiệu vận tốc góc cần đo của cảm biến.
4.2. Mô hình hóa vi cảm biến vận tốc góc kiểu âm thoa
Khung liên kết trong mô hình TFG có cấu tạo dạng quả trám. Mô hình
dạng 2D của khung này được thể hiện trên Hình 4.3.
Hình 4.3. Cấu tạo 2D của khung quả trám
Từ mô hình động lực học của TFG, áp dụng định luật 2 Newton sau
khi tách từng phần tử của cả hệ, ta nhận được hệ phương trình vi phân dao
động cho toàn hệ như sau:
1 1 1 1 1 1
2 2 2 2
1 1 1 2 2 1
2 2 2 2 2 2
2 2 2 2
1 1 1 2 2 2
1 1 1 1 1 1 1 1
2 2 2 2 2 2 2 2
1
( ) ( ) 2 cotg
4
1
( ) ( ) 2 cotg
4
2
2
x x
y
x x
y
s y y s
s y y s
m x c x k x
k L L x L L x L F
m x c x k x
k L L x L L x L F
m y c y k y m x
m y c y k y m x
(4.9)
l
5 - Điểm neo
6 - Dầm treo khung
7 - Thanh cứng
8 - Phần dầm liên kết
L
7
6 5
Mặt cắt ngang của thanh 7
Mô hình 2D 1/4
α0
8
19
trong đó: 1 0 2 0cos ; sinL L L L và
2 2
1 1 2
1
( )
atan
L L x L
x
4.3. Phân tích động lực học của khung liên kết kiểu quả trám
Hai mô hình 3D của khung có cấu tạo cơ bản giống nhau (Hình 4.3),
chỉ khác nhau về cách liên kết treo trên nền. Ở cấu trúc thứ nhất, khung
quả trám được tự do (không treo) với nền mà chỉ có liên kết với hai phần
tử khối lượng ở hai bên. Còn cấu trúc thứ hai, khung liên kết được treo
nhờ hai thanh dầm đàn hồi đơn ở đầu trên và dưới của khung với
kích thước l = 100 μm, tiết diện mặt cắt ngang b×h = 3×12 μm2.
Hình 4.9. Quan hệ lực kích thích và biến dạng của khung
Đáp ứng của các khung khảo sát được thể hiện trên Hình 4.9, trong đó
chuyển vị của mô hình 1 lớn hơn mô hình 2 khi có cùng lực tác dụng,
chứng tỏ mô hình 2 của khung quả trám có độ cứng tương đương cao hơn.
Kích thước của các khung được lựa chọn sao cho độ cứng của các
khung trên các phương tương ứng có được giá trị mong muốn.
4.4. Đặc trưng dao động của TFG
Khi phân tích dao động tự do của hệ TFG, thành phần dao động dẫn
có dạng hoàn toàn ngược pha, dao động này tắt dần theo thời gian, tuy
nhiên do hệ số cản không lớn nên dáng điệu của dao động có dạng gần
điều hòa. Kết quả phân tích này cho thấy rằng mô hình TFG được giới
0
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
0 2 4 6 8 10
C
h
u
y
ể
n
v
ị
tr
ê
n
p
h
ư
ơ
n
g
x
[
μ
m
]
Lực đặt vào [μN]
Mô hình 1
Mô hình 2
20
thiệu có khả năng tạo ra dạng dao động ngược pha.
a) Đáp ứng biên độ-tần số b) Quan hệ biên độ-lực kích thích
Hình 4.14. Xác định lực kích thích
Khi có lực kích thích với tần số và giá trị lực được xác định từ bài toán
phân tích đáp ứng biên độ tần số và đáp ứng biên độ theo lực kích thích
(Hình 4.14) thì dao động của hai phần tử khung ngoài cũng có dạng ngược
pha (Hình 4.15).
Hình 4.15. Dao động của khung ngoài khi kích thích có dạng điều hòa
Kết quả phân tích cho thấy (Hình 4.18), dao động trên phương cảm của
hai phần tử quán tính hai bên khung có trạng thái ngược pha hoàn toàn,
đồng thời biên độ của dao động cảm này phản ánh đúng quy luật của vận
tốc góc đưa vào.
21
Hình 4.18. Đáp ứng trên phương cảm với một số dạng vận tốc góc
4.5. Khả năng bù lệch pha của cấu trúc TFG đề xuất
Trong thực tế, hai lực dẫn có thể không ở trạng thái ngược pha hoàn
toàn, do đó các dao động của hai khung cũng không đảm bảo được sự
ngược pha. Lúc này, khung quả trám đóng vai trò như một bộ điều chỉnh,
đảm bảo duy trì được trạng thái ngược pha cho hai khung dẫn.
Các lực dẫn có dạng:
1 0 1
2 0 2
sin(2 )
sin(2 )
F F ft
F F ft
(4.11)
Trong khoảng độ lệch pha khảo sát (-100 ÷ 100), độ lệch pha dẫn và độ
lệch pha điện có quan hệ tuyến tính (Hình 4.19), độ lệch pha điện càng
lớn thì mức độ lệch pha của hai dao động dẫn hai bên càng cao. Để đánh
giá khả năng bù lệch pha cho dao động dẫn, ta đưa vào hệ số r là tỷ số
lệch pha: d dr , theo đó khi tỷ số r càng nhỏ thì khả năng bù lệch pha
cho dao động dẫn của khung quả trám càng cao và ngược lại.
Kết quả cho thấy, độ lệch pha giữa hai dao động của hai khung ngoài
giảm đi đáng kể khi có khung quả trám, chẳng hạn khi độ lệch pha lực
điện là 100, hệ số ky = 10 N/m, thì đầu ra hai khung ngoài dao động lệch
pha với góc là 0,850 ứng với khả năng hạn chế lệch pha của khung quả
22
trám đạt 91,5%; trong trường hợp ky = 25 N/m, góc lệch pha cơ của dao
động dẫn là 1,650 cho khả năng chống lệch pha tăng lên 95%.
Hình 4.19. Khả năng bù lệch pha cho dao động dẫn
4.6. Một số kết quả mô phỏng
Mô hình 3D và chia lưới của hệ TFG được thể hiện như trên Hình 4.21.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phan_tich_dong_luc_hoc_cam_bien_van_toc_goc.pdf