Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA
LỰC LƯỢNG HẢI QUAN
2.1.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan
* Khái quát chung về hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của lực lượng Hải quan
Hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan có
những đặc điểm chính sau đây:
- Hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan là hoạt
động thực thi, áp dụng pháp luật; mọi hoạt động đấu tranh phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của cơ quan Hải quan đều được tiến hành trong khuôn
khổ quy định của pháp luật.
- Đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải
quan là hoạt động có tính chất chuyên nghiệp cao; áp dụng tổng hợp các
phương pháp và hình thức đấu tranh bằng những nghiệp vụ chuyên sâu.
- Đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải
quan là một trong những hành động thực hiện cam kết hội nhập với quốc
tế, cùng liên kết chặt chẽ, đấu tranh vì mục tiêu chung, ngăn chặn những
hiểm hoạ mà buôn lậu gây ra cho cộng đồng.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống buôn lậu qua biên giới
của lực lượng Hải quan là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa từng
được phân tích sâu trong các công trình nghiên cứu về pháp chế XHCN và
các công trình nghiên cứu về phòng, chống buôn lậu trước đây. Do vậy, vấn
đề đặt ra trước tiên là phải nghiên cứu, xây dựng được một hệ thống lý luận
đảm bảo tính khoa học chặt chẽ với các nội dung cụ thể, rõ ràng, gồm: khái
niệm, nội dung, vai trò và những yếu tố bảo đảm của pháp chế XHCN trong
đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan.
Vấn đề tiếp theo là cần nghiên cứu so sánh, đối chiếu các quy định pháp
luật về buôn lậu và phòng, chống buôn lậu của nước ta với quan điểm, quy
định của quốc tế và pháp luật của các nước khác. Đồng thời cũng cần nghiên
cứu thực trạng đấu tranh phòng, chống buôn lậu của nước ta, so sánh với
kinh nghiệm tổ chức đấu tranh phòng, chống buôn lậu và việc bảo đảm cho
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của một số nước khác trên thế
giới. Trong tình hình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu với tốc độ ngày
càng nhanh chóng, thì đây là một vấn đề nghiên cứu rất thiết thực, nhằm mục
tiêu đưa công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của nước ta bắt kịp và qua
đó hội nhập, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với hoạt động phòng, chống buôn
lậu của thế giới.
Bên cạnh việc nghiên cứu về cơ sở lý luận, thì thực trạng của pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới
của lực lượng Hải quan hiện nay cũng là một nội dung quan trọng cần phải
được phân tích làm rõ. Khi được đánh giá một cách khách quan, sẽ thấy
được đầy đủ toàn diện cơ sở thực tiễn của vấn đề pháp chế XHCN trong
đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA
LỰC LƯỢNG HẢI QUAN
2.1.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan
* Khái quát chung về hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của lực lượng Hải quan
Hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan có
những đặc điểm chính sau đây:
9
- Hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan là hoạt
động thực thi, áp dụng pháp luật; mọi hoạt động đấu tranh phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của cơ quan Hải quan đều được tiến hành trong khuôn
khổ quy định của pháp luật.
- Đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải
quan là hoạt động có tính chất chuyên nghiệp cao; áp dụng tổng hợp các
phương pháp và hình thức đấu tranh bằng những nghiệp vụ chuyên sâu.
- Đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải
quan là một trong những hành động thực hiện cam kết hội nhập với quốc
tế, cùng liên kết chặt chẽ, đấu tranh vì mục tiêu chung, ngăn chặn những
hiểm hoạ mà buôn lậu gây ra cho cộng đồng.
* Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Có thể định nghĩa về pháp chế XHCN như sau: Pháp chế xã hội chủ
nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó có
một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ làm cơ sở cho sự tồn tại trật
tự pháp luật và kỷ luật xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và
mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để, chính xác; mọi hành động vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập thể, của công dân đều bị xử lý
nghiêm minh theo pháp luật.
* Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng,
chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan
Pháp chế XHCN trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu
qua biên giới của lực lượng Hải quan là chế độ pháp lý, quản lý của nhà
nước, trong đó hiện diện một hệ thống các quy phạm pháp luật về hoạt
động phòng, chống buôn lậu của hải quan hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp
với yêu cầu khách quan của lĩnh vực công tác đấu tranh phòng, chống
buôn lậu; Cơ quan hải quan, nhân viên hải quan phải tích cực, tự giác tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu; Mọi hoạt động thực thi nhiệm vụ
đấu tranh phòng, chống buôn lậu của hải quan phải được giám sát, kiểm
soát chặt chẽ để ngăn ngừa và phòng chống vi phạm, tiêu cực, vụ lợi, lạm
dụng quyền hạn nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và hiệu lực quản lý nhà
nước, đảm bảo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu.
2.1.2. Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan
Một là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan góp phần hoàn thiện, củng cố nền
10
pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Hai là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan góp phần đảm bảo cho mục tiêu
xây dựng lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh thông
qua việc hoàn thiện chế độ quản lý, đào tạo cán bộ công chức Hải quan và
các chế độ chính sách khác
Ba là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan tạo lập và duy trì trật tự, kỷ
cương, kỷ luật trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của Hải quan.
Bốn là, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan có ảnh hưởng đến việc nâng cao
trách nhiệm, nhận thức, ý thức nghiệp vụ của cán bộ, công chức Hải quan
trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
2.2. NỘI DUNG CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA HẢI QUAN
2.2.1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của Hải quan đòi hỏi sự hoàn thiện, đồng bộ
của hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của Hải quan; đảm bảo cho cơ quan Hải quan có đủ
cơ sở, địa vị pháp lý thích hợp để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh
phòng, chống buôn lậu mạnh mẽ, hiệu quả
Các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Hải quan trong đấu tranh
phòng chống buôn lậu qua biên giới trước hết phải dựa trên những nguyên
tắc chung về tổ chức, cơ cấu và hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Quá trình thực thi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của Hải quan làm phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội. Những quan hệ
xã hội này cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý, vừa đảm bảo phù
hợp với Hiến pháp và pháp luật, vừa đảm bảo tạo ra những điều kiện thuận
lợi, không gây cản trở khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của Hải quan.
2.2.2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của Hải quan đòi hỏi cơ quan Hải quan phải
được tổ chức theo pháp luật, các cán bộ, công chức Hải quan phải tích
cực, tự giác tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu
Pháp chế XHCN được thể hiện thông qua việc chấp hành, thực hiện
pháp luật một cách đầy đủ, đúng đắn và hợp lý của các chủ thể, từ cơ quan
nhà nước đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
11
Đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống buôn
lậu nói riêng có thể coi là một trận tuyến quyết liệt, giữa một bên là lực
lượng chức năng của Nhà nước, còn bên kia là những đối tượng vi phạm
pháp luật các loại với nhiều thủ đoạn che giấu và thường xuyên thay đổi
phương thức hoạt động. Vì vậy, muốn đấu tranh phòng, chống buôn lậu có
hiệu quả, cơ quan Hải quan phải tiến hành nhiệm vụ của mình một cách
tích cực, chủ động và sáng tạo.
2.2.3. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của Hải quan đòi hỏi mọi hoạt động thực thi
nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan
phải được giám sát, kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa và phòng chống vi
phạm, tiêu cực, vụ lợi, lạm dụng quyền hạn nhằm đảm bảo kỷ cương,
kỷ luật và hiệu lực quản lý nhà nước
Đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan có tính
chất rất dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vụ lợi hoặc lạm dụng quyền hạn.
Việc giám sát, kiểm soát hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của Hải quan trước hết phải được tiến hành thường xuyên trong nội bộ
lực lượng Hải quan với cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu.
Giám sát hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải
quan còn có các cơ quan chức năng của nhà nước khác, như: Hội đồng
nhân dân, Thanh tra, Viện kiểm sát Các cơ quan này giám sát thông qua
chương trình, kế hoạch hoặc thông qua từng vụ việc cụ thể.
Ngoài ra phải đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện việc giám
sát đối với hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan.
2.2.4. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng, chống
buôn lậu qua biên giới của Hải quan đòi hỏi mọi việc làm sai trái, mọi
chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động phòng,
chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan đều phải được xử lý nghiêm
minh, đúng quy định của pháp luật
Sẽ không thể có pháp chế XHCN nếu như những việc làm sai trái, vi
phạm pháp luật không được xử lý nghiêm minh.
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu qua biên giới
của Hải quan chủ yếu thể hiện ở các dạng cơ bản sau:
- Cơ quan Hải quan, nhân viên Hải quan không làm hết trách nhiệm,
để xảy ra các vụ việc tiêu cực, lạm dụng quyền hạn, tiếp tay, bỏ lọt đối
tượng, hàng hoá buôn lậu; không tuân thủ đúng quy trình, thủ tục, biện
pháp nghiệp vụ làm xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
12
- Cá nhân, tổ chức không hỗ trợ hoạt động của cơ quan Hải quan,
không cung cấp thông tin, tài liệu cần xác minh cho cơ quan Hải quan;
thực hiện các việc làm gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống buôn lậu
qua biên giới của Hải quan.
- Các đối tượng vi phạm và cá nhân, tổ chức khác chống đối việc làm
của cơ quan Hải quan, nhân viên Hải quan; hoặc không chấp hành quyết
định ngăn chặn, xử lý của cơ quan Hải quan, cản trở đối với công tác đấu
tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan.
2.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI
CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN
2.3.1. Bảo đảm về pháp lý
Với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, hệ thống pháp luật về đấu
tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan không ngừng
được hoàn thiện, đồng bộ, ngày càng đáp ứng được với những yêu cầu, đòi
hỏi của công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu theo từng thời kỳ, từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội.
2.3.2. Bảo đảm về sự lãnh đạo của Chính phủ đối với công tác
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan
Vai trò lãnh đạo của Chính phủ là hết sức quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt của công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, theo yêu cầu của Tổ chức Hải quan thế giới, các quốc gia
thành viên phải nhanh chóng tiến hành cải cách Hải quan, nâng cao năng
lực phòng, chống buôn lậu qua biên giới và đảm bảo hoạt động Hải quan
minh bạch, liêm chính. Toàn bộ những yêu cầu đó đều phải được cam kết
thực hiện ở cấp lãnh đạo cao nhất là Chính phủ của các nước.
2.3.3. Bảo đảm về sự tổ chức, quản lý và xây dựng lực lượng Hải
quan chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh
Xây dựng lực lượng Hải quan chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh
vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành Hải quan. Trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu, hội nhập với
thế giới, vấn đề tổ chức, xây dựng lực lượng Hải quan có nhiều nội dung
mới và đã nhận được sự quan tâm thật sự sâu sắc của Đảng và Nhà nước.
Lực lượng Hải quan được quan tâm xây dựng, không ngừng phát triển
cả về số lượng và chất lượng, ngày càng chuyên nghiệp, tinh nhuệ và hiện
đại là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực, hiệu quả mọi hoạt động
Hải quan. Qua đó bảo đảm cho việc tăng cường, củng cố pháp chế XHCN
trong hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan.
13
2.3.4. Bảo đảm về tài chính, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện,
kỹ thuật và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức Hải quan
Vấn đề tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật luôn luôn được coi
là một vấn đề cơ bản, quan trọng đối với sự phát triển, nâng cao khả năng, sức
chiến đấu trong phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan.
2.3.5. Bảo đảm về sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan
chức năng và sự tham gia, ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân đối
với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan
Việc các cơ quan chức năng ngày càng tăng cường phối hợp chặt chẽ
với cơ quan Hải quan trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và ý thức tham
gia, ủng hộ của quần chúng nhân dân ngày càng được nâng cao đã làm tăng
thêm sức mạnh và hiệu quả cho hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của lực lượng Hải quan, giúp cho cơ quan Hải quan quản lý cán bộ công
chức được tốt hơn. Điều này chính là một yếu tố vô cùng cần thiết bảo đảm
cho pháp chế XHCN trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới
của Hải quan được củng cố và tăng cường.
2.3.6. Bảo đảm từ sự phối hợp của các tổ chức quốc tế và các quốc
gia có liên quan đến hoạt động phòng chống buôn lậu qua biên giới
của Hải quan
Hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng
Hải quan Việt Nam đã được pháp luật nước ta quy định. Hải quan Việt Nam
cũng đã tham gia đầy đủ và là một thành viên có trách nhiệm, hoạt động tích
cực trong khuôn khổ của công ước quốc tế về hợp tác đấu tranh phòng, chống
buôn lậu. Sự hợp tác, hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế và các quốc gia
có liên quan là một yếu tố bảo đảm rất cần thiết cho việc nâng cao năng lực
hoạt động và tăng cường pháp chế XHCN trong phòng, chống buôn lậu qua
biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam.
2.4. PHÁP CHẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
QUA BIÊN GIỚI CỦA HẢI QUAN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
NHỮNG KINH NGHIỆM GỢI MỞ ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM
2.4.1. Pháp chế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của Hải quan một số nước
Một là, quy định pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của Hải quan một số nước
- Quy định về buôn lậu, tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong
lĩnh vực Hải quan.
- Quy định về địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
- Quy định về biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
14
Hai là, về việc tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện pháp luật trong
hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
- Quan hệ phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan khác cho Hải quan
trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
- Những bảo đảm về tài chính, cơ sở vật chất và chế độ chính sách đối
với lực lượng Hải quan.
- Những đảm bảo về quản lý, xây dựng lực lượng, phòng, chống tiêu
cực, tham nhũng của Hải quan một số nước.
2.4.2. Những kinh nghiệm gợi mở đối với Hải quan Việt Nam
Một là, xây dựng chính sách pháp luật phòng, chống buôn lậu tập
trung, thống nhất.
Hai là, cần có quan điểm, nhận thức mới về vị trí, vai trò và thẩm
quyền của lực lượng Hải quan trong phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
Ba là, học tập kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, phòng, chống tiêu
cực, tham nhũng trong lực lượng Hải quan.
Bốn là, học tập kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hoá, đảm bảo cơ sở
vật chất kỹ thuật cho hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của
Hải quan.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN VIỆT NAM
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH BUÔN LẬU Ở VIỆT NAM VÀ CHỨC
NĂNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA HẢI
QUAN VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát về tình hình buôn lậu ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay
Tình hình buôn lậu ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là cực kỳ
nghiêm trọng, nóng bỏng và phức tạp, đang là một trong những vấn đề gây
bức xúc nhất đối với an ninh trật tự và sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội nước ta. Từ năm 2001 đến nay (2014), tệ nạn buôn lậu có những biểu
hiện chủ yếu sau đây:
Về tình trạng hàng nhập lậu, hiện nay hàng hoá nhập lậu đủ loại
đang tràn ngập thị trường trong nước.
Về tình hình xuất lậu hàng hoá, khoáng sản. Song song với hoạt
động nhập lậu thì hoạt động xuất lậu hàng hoá, khoáng sản cũng diễn ra
nghiêm trọng không kém.
Về tình hình buôn lậu dưới hình thức trung chuyển hàng hoá qua
lãnh thổ Việt Nam. Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa của
nước ta và sự thông thoáng trong việc làm thủ tục Hải quan, các đối tượng
15
buôn lậu quốc tế đã gia tăng các hoạt động vận chuyển những loại hàng
cấm qua lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay tình hình buôn lậu đang cực kỳ nghiêm trọng, phức tạp và
nóng bỏng; những nỗ lực đấu tranh ngăn chặn của Nhà nước ta chưa cho
thấy được hiệu quả như mong muốn; các giải pháp hiện nay đều đang bế
tắc không giải quyết được tình hình. Quy mô của những vụ buôn lậu ngày
càng lớn hơn; nhiều đường dây, ổ nhóm lớn vẫn tồn tại và hoạt động
mạnh, nhiều đối tượng cầm đầu chưa bị phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm
minh. Điều đó cho thấy đã đến lúc cần phải có những chính sách mới,
những chính sách đột phá để có thể giải quyết, đẩy lùi được tệ nạn này,
nhằm mang lại sự lành mạnh cho nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ta đang xây dựng.
3.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan Việt Nam
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp
thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng
hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai
sinh Hải quan Việt Nam.
- Giai đoạn 1945 - 1954: Trong tình hình cả nước bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Hải quan Việt Nam đã phối
hợp cùng các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế và đấu tranh
kinh tế với địch. Nhiệm vụ chính là tạo nguồn thu cho Ngân sách quốc gia,
kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự
do và vùng tạm chiếm.
- Giai đoạn 1954 - 1975: Đây là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Giai đoạn này Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ bảo
đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại
hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp
nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.
- Giai đoạn 1975 - 1986: Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển
khai hoạt động trên địa bàn cả nước từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến
biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay quốc tế, Bưu cục ngoại
dịch, Trạm chở hàng. Hải quan Việt Nam được xác định là "Công cụ
chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng kiểm tra
và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập
qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập
khẩu, ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá, tiền tệ qua biên giới”
- Giai đoạn 1986 - 2000: Năm 1986, Đại hội Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủ trương mở cửa, phát
16
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN. Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan, xác định chức năng của
Hải quan Việt Nam là "Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt Nam qua
biên giới".
- Giai đoạn 2001 đến nay: Đây là thời kỳ thực hiện chủ trương công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 29/06/2001, Quốc Hội khóa X đã thông qua Luật Hải quan. Theo đó,
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chức năng phòng, chống buôn lậu là một chức năng gốc, một chức
năng cơ bản gắn với bản chất hoạt động của Hải quan Việt Nam. Trải qua
các giai đoạn lịch sử, chức năng phòng, chống buôn lậu ngày càng trở lên
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Hải quan Việt Nam. Trong xu thế
hiện đại hóa Hải quan hiện nay, trình độ kiểm soát hàng hóa, phương tiện
vận tải xuất nhập của Hải quan mỗi nước được phản ánh chính xác nhất
qua việc thực hiện chức năng phòng, chống buôn lậu này. Do đó, chức
năng phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan Việt Nam ngày
càng được chú trọng hơn và là lĩnh vực nghiệp vụ đang được ưu tiên tiến
hành hiện đại hóa trước một bước.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN
LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Thành tựu và mức độ hoàn thiện
Một là, vai trò, trách nhiệm của lực lượng Hải quan trong đấu tranh
phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
Hai là, thẩm quyền, biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua
biên giới của lực lượng Hải quan.
Ba là, quy định về tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng và điều kiện
đảm bảo hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách thực hiện nhiệm
vụ phòng, chống buôn lậu.
Có thể nói, pháp luật về phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực
lượng Hải quan Việt Nam hiện hành đã xác định được tương đối đầy đủ
nội hàm và những vấn đề pháp lý cơ bản về công tác phòng, chống buôn
lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan. Hệ thống các quy định của pháp
luật này là cơ sở quan trọng đảm bảo cho việc tăng cường pháp chế XHCN
17
trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, nâng cao được hiệu quả ngăn chặn,
phát hiện, bắt giữ và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới của lực lượng Hải quan.
3.2.2. Hạn chế, bất cập
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, pháp luật về phòng,
chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan còn có những hạn
chế, chưa phù hợp, thể hiện ở những điểm chính sau đây:
Một là, quy định về vai trò, trách nhiệm của lực lượng Hải quan trong
đấu tranh phòng, chống buôn lậu chưa tương xứng với năng lực và bản
chất hoạt động quản lý đặc thù của lực lượng Hải quan; gây khó khăn cho
việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu.
Hai là, quy định còn thiếu các biện pháp cần thiết đảm bảo cho sức
mạnh trấn áp của lực lượng Hải quan đối với các đối tượng buôn lậu.
Ba là, chưa quy định cho lực lượng kiểm soát Hải quan được áp dụng
nghiệp vụ tình báo Hải quan.
Bốn là, thẩm quyền điều tra hình sự còn hạn chế, dẫn đến việc tiến hành
các hoạt động điều tra vụ án buôn lậu của cơ quan Hải quan trong thực tế rất
khó khăn.
Năm là, thiếu các quy định cụ thể về tổ chức, bộ máy, tiêu chuẩn,
tuyển chọn và chế độ đối với cán bộ công chức kiểm soát; quy chế, điều
lệnh công tác của lực lượng kiểm soát Hải quan.
Sáu là, thiếu các quy định cụ thể về chế độ kiểm tra, giám sát, đôn đốc
việc chấp hành pháp luật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên
giới của lực lượng Hải quan.
3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC
LƯỢNG HẢI QUAN
3.3.1. Ưu điểm, kết quả
Những ưu điểm chính trong việc triển khai thực hiện pháp luật phòng,
chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan được thể hiện ở các
nội dung sau:
- Việc tổ chức, chỉ đạo thi hành nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu qua
biên giới của ngành Hải quan.
- Việc triển khai xây dựng văn bản cụ thể hóa quy trình nghiệp vụ
trong phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan.
- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng kiểm soát Hải quan.
- Hoạt động tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm
soát trong toàn ngành Hải quan.
- Kết quả đạt được của lực lượng Hải quan Việt Nam trong thực hiện
pháp luật đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
18
3.3.2. Những hạn chế, thiếu sót của lực lượng Hải quan Việt Nam
trong thực hiện pháp luật nhằm đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua
biên giới
Bên cạnh những yếu tố tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_phap_che_xa_hoi_chu_nghia_trong_dau_tranh_phong_chong_buon_lau_qua_bien_gioi_cua_luc_luong_hai_qu.pdf