Dưới phương diện pháp lý, QGNTT có thể được hiểu là khả năng hành
động một cách có chủ đích của cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường để
trở thành chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng các điều kiện pháp lý để tiến
hành kinh doanh thực tế trên thị trường. Pháp luật về quyền gia nhập thị
trường là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận, quy định nội dung của quyền gia nhập thị trường, các thủ tục pháp lý
và các biện pháp bảo đảm quyền gia nhập thị trường nhằm giúp cho chủ thể
kinh doanh được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền gia nhập thị trường
của họ
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về quyền gia nhập thị trường – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n pháp, pháp luật chuyên
ngành bảo vệ. Từ đó luận án có đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện hình
thức và nội dung pháp luật về quyền gia nhập thị trường
6. Kết cấu luận án dự định thực hiện
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án được kết cấu với các phần chính sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về quyền gia nhập thị trường và pháp
luật về quyền gia nhập thị trường
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
quyền gia nhập thị trường ở Việt nam
Chương 3. Yêu cầu và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam
PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền tự do kinh doanh - quyền
kinh tế của con ngƣời
6
+ “Business and Human Rights: A Principle and Value - Based
Analysis”, Wesley Cragg, Published as Chapter Nine in The Oxford
Handbook of Business Ethics, 2010. (“Kinh doanh và Nhân quyền: Phân tích
dựa trên nguyên tắc và giá trị” của tác giả Wesley Cragg, xuất bản trong
chương 9 sách đạo đức kinh doanh Oxford, 2010.
Công trình không đề cập tới pháp luật kinh tế Việt Nam nhưng đã đề
cập một cách khá toàn diện sự tương tác giữa toàn cầu hóa và quyền con
người. Những kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ hỗ trợ rất lớn cho luận án. Cụ
thể, công trình nghiên cứu đã chỉ ra pháp luật cần có những quy định để đảm
bảo hài hòa lợi ích của chủ thể kinh doanh và mục tiêu đảm bảo quyền con
người. Do đó, khi tôn trọng quyền tự do gia nhập thị trường kinh doanh, cũng
là tôn trọng quyền con người trong pháp luật Việt Nam.
+ “Determinants of Economic Freedom Theory and Empirical
Evidence”, Herbert Grubel, Fraser Institute, April 2015. (“Các yếu tố quyết
định của học thuyết tự do kinh tế và bằng chứng thực nghiệm”, của tác giả
Herbert Grubel, viện nghiên cứu Fraser, 4/2015.
Một phần công trình cũng lý giải cụ thể vấn đề mà đề tài nghiên cứu
đặt ra, đó là mối quan hệ giữa QGNTT và các điều kiện hạn chế quyền tự do
này. Các điều kiện kinh doanh vừa bổ trợ để giúp QTDKD được đảm bảo đối
với những ngành nghề không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể
được thực hiện, đảm bảo tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu các điều kiện về
kinh doanh bị lạm dụng thì đó cũng lại hạn chế chính QTDKD. Mặc dù công
trình nghiên cứu về Hi Lạp, nhưng những ví dụ, đề xuất được đưa ra cũng là
những gợi mở cho luận án.
+ “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Kinh tế
hiện hành ở Việt Nam” của TS. Bùi Ngọc Cường, NXB Chính trị Quốc gia
2004.
7
Tác giả đưa ra quan niệm về QTDKD theo nghĩa chủ quan, khách quan,
cũng như nội dung của QTDKD bao gồm: Quyền được bảo đảm sở hữu đối
với tài sản; Quyền tự do gia nhập thị trường (thành lập doanh nghiệp, lựa
chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp); Quyền tự do hợp
đồng; Quyền tự do cạnh tranh và quyền tự do định đoạt giải quyết tranh
chấp.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường đã đồng thuận và
chứng minh QTDKD là một trong những nội dung của quyền con người. Tuy
nhiên trong những nghiên cứu này, nội dung của QGNTT chưa được nghiên
cứu một cách cụ thể, chỉ đặt trong tổng thể QTDKD mà thôi. Luận án tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về QGNTT.
1.2. Các công trình nghiên cứu về thủ tục đăng ký gia nhập thị
trƣờng và các rào cản liên quan
+ “Lessons from Investment Policy Reform in Korea”, Françoise
Nicolas, Stephen Thomsen, Mi-Hyun Bang, OECD Working Papers on
International Investment 2013/02. (“Bài học từ cải cách chính sách đầu tư tại
Hàn Quốc” của Françoise Nicolas, Stephen Thomsen, Mi-Hyun Bang do
OECD phát hành trong tài liệu đầu tư quốc tế 02/2013)
Công trình nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc về cải cách thủ tục
đăng ký gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Theo đó, Hàn Quốc đã thành
lập ủy ban kiểm soát thủ tục hành chính, cũng như ứng dụng công nghệ thông
tin tiên tiến trong đăng ký gia nhập thị trường. Đây là những gợi mở cho luận
án đưa ra một số giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế về thủ
tục gia nhập thị trường của Việt Nam.
+ “Cutting Red Tape Administrative Simplification in Viet Nam:
Supporting the Competitiveness of the Vietnamese Economy”, OECD, 2011
(Báo cáo “Đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam: Hỗ trợ năng lực cạnh
8
tranh của nền kinh tế Việt Nam” do Tổ chức và Hợp tác và Phát triển Kinh tế
phát hành năm 2011)
Bản bản cáo chỉ ra rất rõ những ưu điểm và nhược điểm của môi trường
kinh doanh, và đây có thể là những căn cứ giúp Việt Nam xây dựng, sửa đổi
LDN năm 2014.
+ “Law Reform in Vietnam: The Uneven Legacy of Doi Moi”, Spencer
Weber Waller, Loyola University Chicago & Lan Cao, Chapman University,
International Law and Politics [Vol. 29]. (“Cải cách pháp luật ở Việt Nam:
Di sản không đồng đều của Đổi Mới” của Spencer Weber Waller, Đại học
Chicago & Lan Cao, Đại học Chapman, tạp chí Chính trị và pháp luật thế
giới
Công trình nghiên cứu được viết vào năm 1996, khi hai tác giả cùng
với ba đồng nghiệp, đã đến Việt Nam theo lời mời của Bộ Giáo dục Việt
Nam. Do đó, nghiên cứu trên cho thấy phần nào tư duy cải cách kinh tế -
pháp lý tại Việt Nam giai đoạn đầu khi thừa nhận kinh tế tư nhân, kinh tế thị
trường và QTDKD. Những phát triển, cải cách sau này của hệ thống pháp
luật Việt Nam nói chung để thúc đẩy kinh tế thị trường cũng như quyền gia
nhập thị trường chưa được nghiên cứu tới trong công trình này.
+ “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án
Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Học viện Khoa học Xã
hội, 2016.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy đã phân tích sâu sắc khái niệm, đặc
điểm, ý nghĩa của đăng ký kinh doanh; những điều kiện để thực hiện việc
đăng ký kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng và chi phối đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, luận án chỉ đề cập tới thủ tục hành chính đăng ký gia nhập thị
trường, chưa đề cập tới các nội dung của QGNTT cũng như các đảm bảo
pháp luật để thực hiện QGNTT, thành lập doanh nghiệp trên thực tế.
9
+ “Điểm nghẽn của thể chế kinh tế: Giấy phép và điều kiện kinh doanh
- bãi bỏ và cách tiếp cận mới” của tác giả Huy Đức và Nguyễn Quang Đồng,
Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, 6/2017.
Trong thảo luận chính sách này, nhóm tác giả cho rằng, muốn giải
quyết được dứt điểm vấn nạn „giấy phép con‟, Chính phủ cần phải tến hành
một cuộc cải cách toàn diện và có hệ thống về Quy định hành chính trong
kinh doanh (Regulatory reform). Công trình có những gợi mở liên quan tới
cắt giảm thủ tục hành chính trong kinh doanh nói chung, như cắt giảm các
điều kiện kinh doanh, giấy phép là những gợi mở cho luận án nghiên cứu
về cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký gia nhập thị trường.
+ “Thực thi quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề
kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2014”, TS.GVC Nguyễn Thị
Dung, Tạp chí Luật học 8/2016.
TTác giả kết luận những điểm mới về ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện theo quy định của LĐT 2014 đó là: Danh mục những ngành,
nghề này đã được quy định trong một văn bản pháp luật, các cơ quan hành
pháp không thể tùy ý bổ sung thêm các ngành, nghề có điều kiện này; LĐT
2014 cũng đã quy định rõ thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh cũng
như đưa ra mục tiêu đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan khi ban hành
các điều kiện kinh doanh.
2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, Các công trình nghiên cứu đều có điểm thống nhất chung ở
chỗ: vai trò của cải cách thể chế, thừa nhận các quy luật kinh tế thị trường có
ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh và QTDKD của doanh
nghiệp.
10
Thứ hai, Các công trình nghiên cứu đều thừa nhận pháp luật về
QTDKD, trong đó bao gồm QGNTT được thực hiện ở hầu hết tất cả các quốc
gia trên thế giới mặc dù có thể khác nhau về đường lối chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về đề cập về QGNTT trong nội
dung của QTDKD, mới chỉ mới dừng lại nghiên cứu các quyền ở việc xem
xét quyền của chủ thể kinh doanh trong việc: Lựa chọn loại hình kinh doanh,
quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, gia nhập
thị trường, rút khỏi thị trường,chưa có sự tổng hợp, đúc rút, khái quát về
QGNTT.
Thứ tư, Các công trình nghiên cứu tới QTDKD đều đã khái quát được
nội hàm của QTDKD, bao quát các nội dung của QTDKD, nhưng chưa
nghiên cứu kỹ, độc lập về 1 lĩnh vực trong QTDKD, đó là QGNTT.
2.2. Những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, luận án đưa ra quan điểm mới về khái niệm và nội dung của
QGNTT.
Thứ hai, luận án phân tích vai trò của đơn giản hóa QGNTT trong thực
tiễn hiện nay của Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật, thực tiễn
thực hiện pháp luật về QGNTT, luận án đưa ra được các yêu cầu và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về QGNTT phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án
Thứ nhất, luận án sử dụng học thuyết K. Marx - Lennin về nhà nước và
pháp luật, đặc biệt là hệ thống các tri thức lý luận vê thực hiện pháp luật. Bên
cạnh đó, luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
11
Nam về cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều
kiện hội nhập, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam.
Thứ hai, lý thuyết về kinh tế thị trường.
Thứ ba, lý thuyết về QTDKD: (i) Lý thuyết về quyền tự do cá nhân:
Quan điểm của các nhà tư tưởng trào lưu “khai sáng” như John Locke,
Rousseau, Mongtesquieu, Tự do ý chí như quan điểm của Aristotle, Kant,
Hobbe (ii) Các quan điểm lý luận về QTDKD - quyền kinh tế của con
người.
Thứ tư, lý thuyết về dân chủ và trách nhiệm trong kinh tế thị trường mà
ở đó, quyền lực Nhà nước bị giới hạn bởi tinh thần Nhà nước pháp quyền.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, dự kiến kết quả
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Quyền gia nhập thị trường là gì?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Tại sao pháp luật Việt Nam phải cụ thể hóa
quyền gia nhập thị trường?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Pháp luật hiện hành ở Việt Nam về quyền gia
nhập thị trường có tôn trọng bản chất của nền kinh tế thị trường, quyền tự do
kinh doanh, có khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi về sự tương
thích về hệ thống văn bản pháp luật kinh tế nói chung?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Nhà nước cần phải làm gì trong việc hoàn thiện
pháp luật để đảm bảo thực hiện quyền gia nhập thị trường tại Việt Nam?
KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN
12
CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ
TRƢỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG
1.1. Những vấn đề lý luận về quyền gia nhập thị trƣờng
1.1.1. Cơ sở của quyền gia nhập thị trƣờng
1.1.1.1. Quyền kinh tế của con người
Xét dưới góc độ triết lý khách quan, tự do nói chung và quyền tự do gia
nhập thị trường nói riêng là phạm trù tồn tại khách quan, mang tính tất yếu, là
quyền tự nhiên của con người. QGNTT, kinh doanh nhằm mục đích cải thiện
điều kiện sống - là quyền tự nhiên - quyền này vẫn tồn tại trong Luật Tự
nhiên dù Luật Thực định có ghi nhận hay chưa.
1.1.1.2. Quyền tự do kinh doanh
QTDKD là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền của một
cá nhân, nó là lẽ tất yếu, là một giá trị tự thân của con người mà nhà nước
thừa nhận và đảm bảo cho nó những điều kiện để thực hiện. Việc phân chia
QTDKH thành các nhóm quyền chỉ mang tính tương đối.
Dựa trên những phân tích của các tác giả đã nghiên và được trình bày ở
trên, luận án tiếp cận QTDKD theo ba nhóm quyền sau: Quyền tự do gia
nhập thị trường, tự do hợp đồng, và tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh.
Trong đó tập trung nghiên cứu QGNTT.
1.1.1.3. Các nguyên tắc của kinh tế thị trường
Các nền kinh tế thị trường có thể mang tính thực tiễn, nhưng nó cũng
dựa trên các nguyên tắc cơ bản của tự do cá nhân. Trên những cơ sở của nền
kinh tế thị trường tự do đó, nhu cầu về việc xây dựng một ngành luật thương
mại nói chung, những quy định đảm bảo QTDKD, trong đó có nhóm QGNTT
nói riêng, mới có điều kiện phát sinh và phát triển.
13
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền gia nhập thị trƣờng
1.1.2.1. Gia nhập thị trường
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, gia nhập thị trường được hiểu
là quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục cần thiết để trở thành
chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng các điều kiện pháp lý khác để tiến
hành kinh doanh thực tế trên thị trường.
1.1.2.2. Khái niệm quyền gia nhập thị trường
QGNTT có thể được hiểu là khả năng hành động một cách có chủ đích
của cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường để trở thành chủ thể kinh doanh,
đồng thời đáp ứng các điều kiện pháp lý để tiến hành kinh doanh thực tế trên
thị trường. QGNTT tồn tại khách quan, là nhu cầu tất yếu của con người,
ngay cả khi pháp luật thực định không thừa nhận. Tuy nhiên, QGNTT được
bảo vệ bằng pháp luật sẽ phát huy hiệu quả, thúc đẩy tự do sáng tạo của con
người và phát triển kinh tế.
1.1.2.3. Đặc điểm của quyền gia nhập thị trường
Thứ nhất, quyền gia nhập thị trường tồn tại tất yếu trong nền kinh tế -
xã hội, không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước
Thứ hai, quyền gia nhập thị trường là nội dung cơ bản hợp thành quyền
tự do kinh doanh
Thứ ba, quyền gia nhập thị trường phải đặt trong những giới hạn của
trật tự công cộng
Thứ tư, quyền gia nhập thị trường chỉ là hiện thực nếu được pháp luật
ghi nhận với các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật
1.1.3. Vai trò của quyền gia nhập thị trƣờng ở Việt Nam
1.1.3.1. Đối với các chủ thể kinh doanh
GNTT là cơ sở để chủ thể kinh doanh được phép thực hiện các hoạt
động kinh doanh, đặc biệt trong những lĩnh vực có điều kiện.
14
1.1.3.2. Đối với nền kinh tế
QGNTT kinh doanh tạo thuận lợi cho sự phát triển các ý tưởng kinh
doanh (đổi mới, cạnh tranh, các nỗ lực sáng tạo sản xuất, ...) và dẫn đến tăng
trưởng kinh tế.
1.1.3.3. Đối với xã hội
Tự do tham gia thị trường kinh doanh góp phần phát triển xã hội: Khi
nền kinh tế phát triển, đồng hành với các chính sách thương mại được mở
rộng, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được đầu tư triệt để để phục vụ cho sự
phát triển đó sẽ kéo theo sự đi lên của trình độ phát triển xã hội.
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
Pháp luật về quyền gia nhập thị trường là tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, quy định nội dung của quyền gia
nhập thị trường, các thủ tục pháp lý và các biện pháp bảo đảm quyền gia nhập
thị trường nhằm giúp cho chủ thể kinh doanh được thụ hưởng, thực hiện và
bảo vệ quyền gia nhập thị trường của họ.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
1.2.2.1. Quy định về nội dung của quyền gia nhập thị trường
Thứ nhất, quyền lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh phù hợp để gia
nhập thị trường
Thứ hai, quyền lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và các điều
kiện đáp ứng khi gia nhập ngành, lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Thứ ba, quyền quyết định quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh và
tên doanh nghiệp
1.2.2.2. Quy định về điều kiện chủ thể, thủ tục đăng ký gia nhập thị
trường
Thứ nhất, về điều kiện chủ thể thực hiện quyền gia nhập thị trường
15
Thứ hai, về thủ tục đăng ký gia nhập thị trường
1.2.2.3. Quy định về các biện pháp bảo đảm, chế tài xử lý khi có vi
phạm pháp luật về quyền gia nhập thị trường
1.2.3. Quá trình hình thành pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
ở Việt Nam
1.2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật về quyền gia nhập thị
trƣờng ở Việt Nam
1.3. Pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng của một số quốc gia
trên thế giới và bài học cho Việt Nam
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền gia nhập thị trƣờng
2.1.1. Quy định về nội dung của quyền gia nhập thị trƣờng
2.1.1.1. Quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp để
gia nhập thị trường
QGNTT chỉ có thể được thực hiện thực sự khi pháp luật ghi nhận nhiều
mô hình doanh nghiệp, với các tính chất pháp lý khác nhau để các nhà đầu tư
lựa chọn.
Hiện nay, LDN 2020 kế thừa các quy định và ghi nhận các mô hình
doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, công ty nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ
phần, công ty hợp danh. Một điểm mới, điểm tích cực của LDN 2014, 2020
đó là có ghi nhận thêm doanh nghiệp xã hội bên cạnh doanh nghiệp cung ứng
các sản phẩm và dịch vụ công ích.
16
LDN và LĐT Việt Nam có sự tương đồng với pháp luật của các nước
trên thế giới khi quy định các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các
chủ thể kinh doanh thực hiện quyền lựa chọn mô hình kinh doanh khi GNTT.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong các quy định về doanh nghiệp tư
nhân, công ty hợp danh
2.1.1.2. Quyền lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và các
điều kiện đáp ứng khi gia nhập ngành, lĩnh vực kinh doanh đặc thù.
Quyền lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
LDN 2014, 2020 quy định doanh nghiệp có quyền “tự do kinh doanh
ngành, nghề mà pháp luật không cấm”,
Điều 6 LĐT 2020 quy định cấm các ngành nghề kinh doanh cụ thể
Song hành việc quy định ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, LĐT 2014 và
hiện nay là LĐT 2020 cũng đã quy định về các tiêu chí xác định ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Quy định về điều kiện gia nhập thị trường trong những ngành, lĩnh vực
cần điều kiện
Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Hiện nay, Khoản 6, Điều 7 LĐT 2020 đã luật hóa các hình thức của
điều kiện đầu tư, kinh doanh, đó là: Giấy phép; Giấy chứng nhận; Chứng chỉ;
Văn bản xác nhận, chấp thuận; Các yêu cầu khác phải đáp ứng để thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản
của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài
Một số nhận xét đánh giá
Thứ nhất, đã có sự đổi mới căn bản trong việc xác định thẩm quyền ban
hành văn bản quy định điều kiện kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện.
17
Thứ hai, hệ thống hóa ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và
số lượng điều kiện kinh doanh có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Thứ ba, minh bạch hóa trong thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Thứ tư, thiếu thống nhất giữa LĐT và LDN về thuật ngữ liên quan tới
lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, kinh doanh
2.1.1.3. Quyền quyết định quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh
và tên doanh nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không cản trở quyền góp vốn đầu tư
kinh doanh của cá nhân, tổ chức và đã thiết kế các quy định nhằm đảm bảo
quyền góp vốn kinh doanh cũng như lựa chọn địa điểm, tên doanh
nghiệpđược thực hiện một cách minh bạch.
2.1.2. Quy định về điều kiện chủ thể, thủ tục đăng ký gia nhập thị
trƣờng
2.1.2.1. Quy định về điều kiện chủ thể gia nhập thị trường
Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân
được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp.
2.1.2.2. Quy định về thủ tục đăng ký gia nhập thị trường
Đăng ký gia nhập thị trường của doanh nghiệp là một thủ tục hành
chính, do các cá nhân, tổ chức sáng lập của doanh nghiệp thực hiện, bao gồm
việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (đăng ký doanh nghiệp), và các thủ tục
để được cấp các loại giấy phép cũng như các điều kiện pháp lý cần thiết khác
cho việc bắt đầu hoạt động kinh doanh.
2.1.2.3. Một số nhận xét, đánh giá
Thứ nhất, thay đổi về tư duy tiếp cận trong quy định về thủ tục đăng ký
gia nhập thị trường.
18
Thứ hai, về hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng đã tạo thuận lợi
đối với tổ chức, cá nhân trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc nộp
hồ sơ và nhận kết quả
Thứ ba, còn sự khác biệt, phân tán về thủ tục đăng ký doanh nghiệp
giữa LDN và một số luật chuyên ngành.
Thứ tư, các quy định về đáp ứng điều kiện kinh doanh còn chưa minh
bạch, tạo rào cản gia nhập thị trường, hạn chế QTDKD.
2.1.3. Quy định về các biện pháp bảo đảm, chế tài xử lý khi có vi
phạm pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng ở
Việt Nam
2.2.1. Thực tiễn thi hành nội dung quyền gia nhập thị trƣờng ở Việt
Nam
Một số nhận xét
Thứ nhất, tiêu chí xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa rõ
ràng
Thứ hai, việc phân loại các ngành nghề đầu tư kinh doanh theo nhóm
để quản lý còn chưa chính xác.
Thứ ba, việc lập danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện
không giúp kiểm soát được tốt hơn các điều kiện kinh doanh.
Thứ tư, có yếu tố “lợi ích nhóm” trong bàn hành các quy định về điều
kiện kinh doanh
2.2.2. Thực tiễn thi hành thủ tục đăng ký gia nhập thị trƣờng
Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh
nghiệp đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018.
19
Năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,2%
so với năm 2018.
Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 đạt
1,73 triệu tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2018.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm
2020 là 3.892.036 tỷ đồng (tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm:
số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 1.594.083 tỷ đồng
(tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019) và số vốn đăng ký tăng thêm của các
doanh nghiệp là 2.297.953 tỷ đồng (tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019)
với 32.623 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. Số vốn đăng ký tăng thêm đã cho
thấy niềm tin của các doanh nghiệp đang hoạt động về sự phục hồi kinh tế
sau đại dịch.
2.2.2.2. Cơ chế phối hợp, liên thông và trao đổi thông tin giữa các cơ
quan quản lý nhà nước trong giải quyết thủ tục đăng ký gia nhập thị
trường của doanh nghiệp
Để thực tế có thể đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổng thời gian
thực hiện quy trình gia nhập thị trường, khởi sự kinh doanh hiện nay ở Việt
Nam hiện nay là 08 thủ tục trong 16 ngày.
2.2.3. Thực tiễn thi hành các biện pháp bảo đảm, xừ lý vi phạm
pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
QTDKD nói chung, QGNTT nói riêng đã được Hiến pháp, các đạo luật
về kinh doanh thương mại cụ thể hóa, cũng như việc cải cách thủ tục hành
chính, xóa bỏ các rào cản gia nhập thị trường ngày được thực hiện.
Các chủ thể kinh doanh rất khó có thể áp dụng cơ chế khởi kiện hành
chính về việc vi phạm quy định thủ tục hành chính của cơ quan đăng ký kinh
doanh. Vì nếu khởi kiện được, các hoạt động sau đó của họ chắc chắn sẽ còn
liên quan tới cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như các cơ quan nhà nước
20
khác, điều này sẽ gây khó khăn trong suốt quá trình hoạt động còn lại của
doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN GIA NHẬP
THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng ở
Việt Nam
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng phải đảm
bảo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trƣờng
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng phù hợp
với điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng nhằm tiết
kiệm chi phí gia nhập cũng nhƣ đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối
với doanh nghiệp
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng nhằm
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
3.2. Định hƣớng của việc hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập
thị trƣờng ở Việt Nam
Để hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam một
cách triệt để, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền gia nhập thị
trường, cần phải định hướng thực hiện cải cách các quy chế hành chính về
kinh doanh nói chung và quyền gia nhập thị trường nói riêng để đảm bảo
hành lang thông thoáng khi thực hiện pháp luật về QGNTT.
21
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng ở Việt Nam
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền gia nhập thị trƣờng
ở Việt Nam
3.3.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Doanh nghiệp
Thứ nhất, bỏ quy định liên quan tới nhóm cán bộ, công chức, viên chức
không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm
quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định tại Điểm e,
Khoản 2, Điều 17 LDN 2020.
Thứ hai, quy định về khái niệm doanh nghiệp
Thứ ba, Về Doanh nghiệp tư nhân
Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân như hiện nay, pháp luật Việt
Nam phải tương đồng với ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phap_luat_ve_quyen_gia_nhap_thi_truong_ly_lu.pdf