Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đặt ra một số yêu cầu đối
với pháp luật về VTĐPT trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất, cần khẩn trương khắc phục những hạn chế trong công
tác xây dựng pháp luật như tình trạng manh mún, thiếu đồng bộ, tính
khả thi kém. Chú trọng việc nội luật hóa những điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các quy định pháp luật
về VTĐPT của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo dựng thể chế
để bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh của hoạt động kinh
doanh VTĐPT trong kinh tế thị trường.
Thứ tư, đẩy mạnh việc tổ chức thi hành, thực thi các quy định pháp
luật về VTĐPT có hiệu quả phù hợp với các thông lệ quốc tế phổ biến.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương
thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trên các phương
diện: (i) Về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức; (ii) Về chủ
thể quan hệ vận tải đa phương thức; (iii) Về hợp đồng vận tải đa
phương thức; (iv) Giải quyết tranh chấp về VTĐPT.
5
Bốn là, Luận án đã chỉ ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương
thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Với những kết quả đạt được, Luận án là tài liệu có giá trị tốt để các
cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp tham khảo
trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong
lĩnh vực vận tải nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng, nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vận tải đa phương thức; Luận án
cung cấp nguồn tư liệu tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về vận tải đa phương thức.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, phần tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài,
phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cơ cấu thành
ba chương với các nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức và pháp
luật về vận tải đa phương thức
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
vận tải đa phương thức ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam
Trình bày khái quát các công trình khoa học đã được công bố trong
và ngoài nước về: những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức,
những vấn đề lý luận pháp luật về vận tải đa phương thức, thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức,
6
định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực thi
hành pháp luật về vận tải đa phương thức.
2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn
đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong Luận án
2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Qua quá trình khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố
trong và ngoài nước, tác giả rút ra một số nhận xét đánh giá chung về
các kết quả nghiên cứu đã đạt được như sau:
Thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về vận tải đa phương thức
(VTĐPT) đã được khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập ở các nội
dung như khái niệm, đặc trưng, vai trò, lợi ích của VTĐPT, các mô
hình VTĐPT.
Thứ hai: Ở khía cạnh pháp lý, các nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề lý luận về hợp đồng VTĐPT và trách nhiệm trong VTĐPT. Tuy
vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm pháp luật về
VTĐPT, cấu trúc pháp luật về VTĐPT và xây dựng hệ thống lý luận
chung về vấn đề này.
Thứ ba: Một số công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích các quy
định pháp luật quốc tế ở những vấn đề cơ bản nhất như: Hợp đồng
VTĐPT, trách nhiệm của người vận chuyển... Ngoài ra cũng đã có
những công trình nghiên cứu về pháp luật của các quốc gia, khu vực
cụ thể và thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên
cứu ngoài nước chưa có công trình nào đề cập đến pháp luật Việt Nam,
còn với các công trình nghiên cứu trong nước chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ và toàn diện về pháp luật và thực trạng
thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam.
Thứ tư: Về đề xuất giải pháp đối với pháp luật về VTĐPT trong
điều kiện hội nhập quốc tế, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
7
tới các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên
cứu được công bố nào ở cấp thạc sỹ và tiến sỹ, sách chuyên khảo, đề
tài khoa học nghiên cứu toàn diện về pháp luật VTĐPT Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài: “Pháp luật về vận tải
đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế" không trùng lặp với
các công trình khoa học đã được công bố cũng như có những đóng góp
mới về mặt khoa học và thực tiễn.
2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện trong luận án
Để thực hiện đề tài: “Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều
kiện hội nhập quốc tế”, các vấn đề mà tác giả phải giải quyết bao gồm:
Một là, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của VTĐPT và
pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam.
Hai là, xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về VTĐPT.
Ba là, làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong quy định pháp luật
về VTĐPT và thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật hiện nay,
nhằm đưa ra các đánh giá về vấn đề này ở Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định pháp luật về VTĐPT, đáp ứng yêu cầu của
quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên một số cơ sở lý thuyết điển
hình như: Lý thuyết chung về vận tải hàng hóa; học thuyết Mác - Lênin
về nhà nước và pháp luật; lý thuyết về hợp đồng; lý thuyết về quản lý
8
nhà nước để xây dựng hệ thống lý luận về VTĐPT và pháp luật về
VTĐPT.
Ngoài ra, Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
và hội nhập quốc tế trong việc đề xuất các định hướng và giải pháp
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về VTĐPT trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- VTĐPT là gì? VTĐPT mang lại những lợi ích gì đối với nền kinh tế?
Giả thuyết nghiên cứu: VTĐPT là hình thức vận chuyển hàng hoá
bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một
chứng từ vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng
hoá. VTĐPT có thể được thực hiện dựa trên nhiều mô hình khác nhau
nên mang lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia và cho cả xã hội.
- Pháp luật VTĐPT là gì? Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp
luật về VTĐPT như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật VTĐPT bao gồm tổng thể các
quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong hoạt động VTĐPT. Các quy định pháp luật
VTĐPT được thể hiện trong nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau như: trong các ĐƯQT, các văn bản quy phạm pháp luật do
quốc gia ban hành. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các tập quán
quốc tế hay án lệ cũng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ VTĐPT.
Vì VTĐPT là một hình thức vận chuyển hàng hoá, do vậy, pháp luật
về VTĐPT cũng là một bộ phận thuộc pháp luật về vận chuyển hàng
hoá. Nội dung pháp luật VTĐPT sẽ bao gồm các nhóm quy phạm pháp
luật điều chỉnh về điều kiện kinh doanh VTĐPT, quy định về chủ thể
9
quan hệ VTĐPT, hợp đồng VTĐPT, giải quyết tranh chấp về VTĐPT
và các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về VTĐPT.
- Những tồn tại trong pháp luật về VTĐPT và việc thực hiện pháp
luật về VTĐPT ở Việt Nam là gì? Pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam
cần phải hoàn thiện như thế nào và cần có những giải pháp gì để nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật VTĐPT bước đầu đã đáp ứng
được yêu cầu điều chỉnh với các nội dung có tính đặc thù của VTĐPT,
đặc biệt là về trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT. Bên cạnh
đó, vẫn còn những hạn chế, bất cập. Để đáp ứng những đòi hỏi của
quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam cần được
tiếp tục sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm sự thống nhất với pháp
luật về vận tải hàng hóa và logistics cũng như của toàn bộ hệ thống
pháp luật nói chung, đồng thời bảo đảm sự tương thích với pháp luật
quốc tế để tăng cường hội nhập.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC
1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức
Mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển làm gia tăng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lịch sử VTĐPT
được đánh dấu bằng sự kết hợp của ít nhất hai phương tiện vận tải
trong một hành trình liền mạch từ cuối những năm 20, đầu những năm
30 của thế kỷ XX. Cuộc cách mạng container trong những năm 60, sự
ra đời của tàu chuyên dụng chở container kiểu tổ ong (Cellular
container vessels), tàu Ro - Ro, cần cẩu giàn (gantry crances) đã
thúc đẩy sự tăng trưởng của VTĐPT.
10
Ở Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng VTĐPT do một
công ty giao nhận của Việt Nam tự đứng ra tổ chức được thực hiện lần
đầu tiên bởi công ty Vietfracht từ năm 1982. Trong những năm gần
đây, với sự phát triển hết sức nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam,
các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành GTVT được cải
thiện ngày một rõ rệt đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho phương
pháp vận tải này phát triển ngày càng nhanh chóng tại Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm vận tải đa phương thức
Theo tác giả, VTĐPT có thể được hiểu như sau: Vận tải đa phương
thức là hình thức vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức
vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người
chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá.
1.1.3. Đặc điểm của vận tải đa phương thức
So với các phương thức vận tải hàng hoá truyền thống và dịch vụ
logistics VTĐPT có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, VTĐPT là hoạt động vận chuyển hàng hóa có ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau tham gia. Đây là điểm khác biệt cơ bản
của VTĐPT với vận tải đơn thức và logistics.
Thứ hai, người kinh doanh VTĐPT hành động với vai trò người
chịu trách nhiệm tổ chức toàn bộ hoạt động vận chuyển, là trung tâm
của toàn bộ quá trình VTĐPT.
Thứ ba, toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá chỉ dựa trên một
hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người gửi hàng và được thể
hiện trên một chứng từ vận tải duy nhất hoặc một vận đơn VTĐPT.
Thứ tư, chỉ có một người chịu trách nhiệm về hàng hoá trước người
gửi hàng, đó là người kinh doanh VTĐPT.
Thứ năm, người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh VTĐPT
tiền cước phí chở suốt cho tất cả các phương thức vận tải mà hàng hoá
11
đi qua theo một mức giá xác định hoặc dựa trên những nguyên tắc xác
định giá được các bên thoả thuận trong hợp đồng.
Thứ sáu, VTĐPT có phạm vi vận tải rộng với sự tham gia đa dạng
của các phương thức vận tải.
1.1.4. Các mô hình vận tải đa phương thức và vai trò của vận
tải đa phương thức
1.1.4.1. Các mô hình vận tải đa phương thức
VTĐPT có thể được thực hiện theo nhiều mô hình khác nhau như:
Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea - Air), mô hình
vận tải bộ - vận tải hàng không (Road - Air), mô hình vận tải đường
sắt - vận tải bộ (Rail - Road), mô hình vận tải đường sắt/ đường bộ/
vận tải nội thủy - vận tải đường biển (Rail/ Road/ Inland waterway -
Sea), mô hình cầu lục địa (Land Bridge) và một số mô hình khác.
1.1.4.2 Vai trò của vận tải đa phương thức trong nền kinh tế
Những lợi ích mà VTĐPT mang lại bao gồm: Tạo ra một đầu mối
duy nhất trong việc vận chuyển; Giảm chi phí và thời gian vận tải; Đơn
giản hóa thủ tục, chứng từ; Tạo điều kiện tốt hơn để sử dụng các
phương thức vận tải, tạo ra các dịch vụ vận tải mới; Bảo vệ môi
trường... Thông qua mạng lưới vận tải kết nối nhanh chóng và dễ dàng,
VTĐPT có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt
trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về vận tải đa phương thức
1.2.1. Khái niệm pháp luật về vận tải đa phương thức
Trong phạm vi luận án, theo tác giả, pháp luật về VTĐPT bao gồm
tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động VTĐPT.
12
1.2.2. Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật vận tải đa
phương thức
1.2.2.1. Cấu trúc hình thức của pháp luật về vận tải đa phương thức
Hoạt động VTĐPT thường có phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc
gia. Cấu trúc hình thức của pháp luật về vận tải đa phương thức bao
gồm: Các điều ước quốc tế về vận tải hàng hóa, luật quốc gia, các tập
quán thương mại quốc tế, án lệ.
1.2.2.2. Cấu trúc nội dung của pháp luật về vận tải đa phương thức
Việc xác định cấu trúc nội dung của pháp luật về VTĐPT được
thực hiện dựa trên việc phân nhóm các quan hệ xã hội chịu sự điều
chỉnh của pháp luật. Ở Việt Nam, nội dung của pháp luật về vận tải đa
phương thức bao gồm: Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh;
Các quy định về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức; Các quy định
pháp luật về hợp đồng vận tải đa phương thức; Các quy định về giải
quyết tranh chấp về vận tải đa phương thức.
1.2.3. Các nguyên tắc của pháp luật vận tải đa phương thức
Các nguyên tắc của pháp luật vận tải đa phương thức bao gồm:
Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh; Nguyên
tắc bảo đảm lợi ích của các bên trong hoạt động vận tải; Nguyên tắc
bảo đảm chủ động hội nhập thương mại quốc tế.
1.2.4. Sự phát triển của pháp luật về vận tải đa phương thức ở
Việt Nam
1.2.4.1. Giai đoạn trước năm 2003
Trước khi Việt Nam ban hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày
29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức, hoạt động kinh
doanh VTĐPT và khung pháp lý về vấn đề này ở Việt Nam đều khá
manh mún.
13
1.2.4.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Năm 2003, với sự ra đời của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP,
VTĐPT lần đầu tiên được điều chỉnh trực tiếp bằng một văn bản QPPL
bên cạnh những văn bản QPPL quy định chung về vận chuyển hàng hóa.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vận tải đa phương
thức trong điều kiện hội nhập quốc tế
Những yếu tố tác động đến pháp luật VTĐPT bao gồm: Chủ
trương, chính sách của nhà nước về phát triển VTĐPT; Sự phát triển
của thị trường VTĐPT; Đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế; Luật
pháp quốc tế và tập quán quốc tế về VTĐPT; Sự tương tác giữa các
bộ phận pháp luật.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về vận tải đa phương thức
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa
phương thức
Trong pháp luật Việt Nam, vận tải đa phương thức được phân chia
thành vận tải đa phương thức nội địa và vận tải đa phương thức quốc
tế và phải đáp ứng các điều kiện khác nhau.
Đánh giá chung về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức ở
Việt Nam có thể thấy:
Thứ nhất, quy định về điều kiện kinh doanh VTĐPT của Việt Nam
về cơ bản tương đồng với pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia
trong khu vực.
Thứ hai, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT ở Việt Nam
đơn giản hơn so với nhiều quốc gia trên cơ sở chỉ đặt ra yêu cầu về tài
sản và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kinh doanh VTĐPT với tính
14
chất là điều kiện bảo đảm năng lực tài chính của người kinh doanh
VTĐPT.
2.1.2. Thực trạng pháp luật về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức
2.1.2.1. Người gửi hàng
Việc sử dụng khái niệm người gửi hàng trong pháp luật về VTĐPT
Việt Nam là phù hợp với khái niệm consignor trong các điều ước quốc
tế và pháp luật các quốc gia khác về VTĐPT. Tuy nhiên, đối chiếu với
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vận chuyển tài
sản và văn bản pháp luật về vận tải đơn thức hiện hành, vừa dễ gây
nhầm lẫn khi áp dụng.
2.1.2.2. Người kinh doanh VTĐPT và người vận chuyển thực tế
Qua các quy định của pháp luật Việt Nam về người kinh doanh
VTĐPT có thể thấy:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam khá tương đồng với các nước trong
khu vực trong việc ghi nhận đối tượng tham gia hợp đồng với vai trò
người kinh doanh VTĐPT. Tuy nhiên, về phạm vi kinh doanh cũng có
sự khác biệt khi Việt Nam chia VTĐPT thành VTĐPT quốc tế và
VTĐPT nội địa và đặt ra điều kiện khác nhau cho người kinh doanh
VTĐPT hoạt động ở phạm vi tương ứng, trong khi phần lớn các nước
không có sự phân chia này
Thứ hai, việc sử dụng khái niệm “người vận chuyển” trong Nghị
định 87/2009/NĐ-CP mặc dù phù hợp với Hiệp định khung ASEAN
về VTĐPT và một số quốc gia trong khu vực, nhưng lại chưa đảm bảo
sự thống nhất với các quy định của các văn bản pháp luật về vận tải
đơn thức như Luật Hàng không dân dụng năm 2006 (sđ), Bộ luật Hàng
hải năm 2015.
2.1.2.3. Người nhận hàng
15
Theo quy định của Nghị định 87/2009/NĐ-CP, người nhận hàng là
tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận
tải đa phương thức. Tuy nhiên, việc nhận dạng người nhận hàng trong
quy định pháp luật VTĐPT khá mờ nhạt. Các quy định về chứng từ
VTĐPT cũng không quy định rõ về việc giao trả hàng hóa gắn với
chứng từ VTĐPT.
2.1.3. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận tải đa phương thức
Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng VTĐPT, pháp luật Việt Nam đặt
ra các quy định cụ thể điều chỉnh các nội dung sau:
2.1.3.1. Về chủ thể hợp đồng VTĐPT
Trong quan hệ hợp đồng VTĐPT, chủ thể hợp đồng VTĐPT bao
gồm người gửi hàng và người kinh doanh VTĐPT (đã được trình bày
tại mục 2.1.2.1 và 2.1.2.2)
2.1.3.2. Về đối tượng của hợp đồng VTĐPT
Điểm khác biệt về đối tượng của hợp đồng VTĐPT là ở chỗ người
kinh doanh VTĐPT không đơn thuần chỉ thực hiện hoạt động vận
chuyển mà chịu trách nhiệm tổ chức toàn bộ hoạt động vận chuyển
trên cơ sở phối hợp hai hoặc nhiều phương thức vận chuyển. Hàng hoá
trong VTĐPT thường được xác định với phạm vi rộng, bao gồm cả vật
được sử dụng để chứa, đóng gói phục vụ cho việc vận chuyển.
2.1.3.3. Về nội dung, hình thức hợp đồng VTĐPT
a. Nội dung hợp đồng VTĐPT
Nội dung hợp đồng bao gồm tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng. Trong pháp luật về VTĐPT, nội dung này
được thể hiện qua các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người
gửi hàng và người kinh doanh VTĐPT.
b. Về hình thức hợp đồng VTĐPT
16
Nghị định số 87/2009/NĐ-CP đã có bước tiến đáng kể khi không đặt
ra yêu cầu về hình thức hợp đồng, bỏ quy định về hình thức bắt buộc của
hợp đồng VTĐPT.
2.1.3.4. Quy định về chứng từ vận tải đa phương thức
Quy định về chứng từ VTĐPT trong pháp luật Việt Nam được xây
dựng trên cơ sở quy định chung của Bản quy tắc của UNCITAD/ICC
về chứng từ VTĐPT quốc tế, phù hợp với Hiệp định khung ASEAN
về VTĐPT và quy định của các nước trong khu vực.
2.1.4. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp
2.1.4.1. Phạm vi khiếu nại, khởi kiện
Quy định về phạm vi khiếu nại, khởi kiện trong pháp luật về
VTĐPT của Việt Nam đã bảo đảm sự phù hợp với các quy định trong
pháp luật quốc tế và thống nhất với quy định về phạm vi trách nhiệm
của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
2.1.4.2. Thời hạn, thời hiệu
Đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh
chấp có thể thấy một số vấn đề nảy sinh từ các quy định này như sau:
Về thời hạn khiếu nại:
Thứ nhất, Nghị định 87/2009/NĐ-CP không có sự phân biệt về thời
hạn khiếu nại đối với các trường hợp khiếu nại về chất lượng và số
lượng hàng hóa.
Thứ hai, trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics tham gia hoạt động VTĐPT với vai trò người kinh doanh
VTĐPT thời hạn khiếu nại sẽ được áp dụng theo Nghị định
87/2009/NĐ-CP.
Thứ ba, Nghị định số 87/2009/NĐ-CP không đặt ra vấn đề nếu quá
thời hạn khiếu nại mà không thực hiện khiếu nại, bên có quyền lợi bị
vi phạm mất quyền khởi kiện tại Trọng tài, Toà án có thẩm quyền. Điều
17
này có nghĩa việc không thực hiện khiếu nại sẽ không ảnh hưởng tới
quyền khởi kiện của bên có quyền lợi bị vi phạm.
Về thời hiệu khởi kiện:
Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về VTĐPT là 9 tháng, kể từ
khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định
tại khoản 3 Điều 20 hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo
quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc sau ngày theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 87/2009/NĐ-
CP. Hạn chế của quy định này là việc quy định thời hiệu khởi kiện
ngắn về cơ bản dẫn đến sự hạn chế quyền khởi kiện khi phát sinh tranh
chấp về VTĐPT.
2.1.4.3. Về phương thức giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết các tranh chấp về vận tải đa phương thức chỉ được
giải quyết thông qua ba phương thức là: thương lượng giữa các bên,
trọng tài hoặc tòa án theo quy định của pháp luật. Quy định này không
chỉ mâu thuẫn với Luật Thương mại năm 2005, mà còn ảnh hưởng tới
quyền lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp của
các chủ thể trong quan hệ VTĐPT cũng như đi ngược lại chủ trương
phát triển hoà giải thương mại ở Việt Nam.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức
2.2.1. Những kết quả đạt được trong thi hành pháp luật về vận
tải đa phương thức
Cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động VTĐPT,
việc tổ chức thi hành các quy định pháp luật về VTĐPT cũng đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận. Thể hiện qua một số khía cạnh:
Thứ nhất, thủ tục hành chính từng bước được đơn giản hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động VTĐPT.
18
Thứ hai, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, bảo đảm
cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động vận tải đa phương thức.
Những kết quả đã đạt được của Việt Nam nói trên đã thể hiện
những nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các cam kết quốc tế, đặc
biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA trong việc
xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thương
mại quốc tế.
2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
Pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT trong thời gian
qua cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, trong việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh.
Bằng việc dỡ bỏ quy định về điều kiện kinh doanh đối với VTĐPT
nội địa và thay vào đó quy định người kinh doanh các phương thức
vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức phải đáp ứng
các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với
mỗi phương thức vận tải. Do đó, rất khó để xác định khi nào doanh
nghiệp tham gia với vai trò người kinh doanh VTĐPT, quan hệ được
xác lập là VTĐPT hay vận tải kết hợp thông thường để thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Nguyên nhân là do chưa có sự phân định rõ giữa dịch vụ VTĐPT
với logistics và vận tải thông thường, vì vậy gây nhầm lẫn giữa các
dịch vụ vận tải, giao nhận, bốc dỡ, vận tải đa phương thức... và dịch
vụ logistics.
Thứ hai, về thủ tục đăng ký kinh doanh.
Bằng việc phải thực hiện đăng ký kinh doanh với nhiều ngành nghề
cụ thể, người kinh doanh VTĐPT phải đáp ứng các điều kiện với các
ngành nghề vận tải hàng hóa cụ thể đó. Điều này tạo nên nhiều tầng
19
điều kiện kinh doanh, trở thành gánh nặng gây khó khăn cho các chủ
thể kinh doanh.
Thứ ba, việc phân chia VTĐPT thành VTĐPT nội địa và VTĐPT
quốc tế chưa phù hợp, gây bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh
VTĐPT nội địa.
Do pháp luật lại chưa có các quy định đặc thù cho các hoạt động
này, nên chưa đạt được mục đích tạo điều kiện cho sự phát triển của
VTĐPT nội địa, đồng thời tồn tại quy định chưa phù hợp khi áp dụng
chung cho cả VTĐPT nội địa và VTĐPT quốc tế. Việc phân chia này
còn dẫn đến tạo ra sự bất lợi cho chính các doanh nghiệp trong nước
trong áp dụng một số chính sách, chưa bảo đảm sự bình đẳng trong kinh
doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ tư, trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng
VTĐPT và giải quyết tranh chấp.
Mặc dù việc tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương
thức là đối tượng của hợp đồng VTĐPT, nhưng không phải lúc nào
các bên cũng xác lập loại hợp đồng này. Việc các bên không gọi đúng
tên quan hệ khi xác lập hợp đồng đã gây khó khăn cho việc xác định
đúng quan hệ hợp đồng được xác lập,
Việc xác định quan hệ được xác lập có phải là hợp đồng VTĐPT
hay không còn gắn với việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh
chấp về hợp đồng. Trong giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng
hóa, rất khó để tìm được các vụ việc tranh chấp về VTĐPT được đưa
ra giải quyết bằng con đường tố tụng.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do khái niệm
“dịch vụ logistics” được quy định trong pháp luật Việt Nam có nội
hàm bao gồm cả hoạt động VTĐPT. Nguyên nhân tiếp theo là trong
quan hệ vận chuyển hàng hóa nói riêng và quan hệ hợp đồng kinh
20
doanh, thương mại tại Việt Nam nói chung, việc đặt tên cho hợp đồng
cũng được thực hiện không thống nhất.
Thứ năm, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước còn có sự
chồng chéo gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh.
Bất cập trong quản lý nhà nước về VTĐPT hiện nay là sự thiếu đồng
bộ, thiếu nhất quán, chưa rõ ràng về trách nhiệm và giới hạn quản
lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phap_luat_ve_van_tai_da_phuong_thuc_trong_di.pdf