Nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị gia đình
truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay
2.2.1.1. Nội dung những giá trị gia đình truyền thống cần phát huy
trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, phát huy giá trị đạo đức của GĐTT thể hiện qua các mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình: vợ - chồng (sống yêu thương, tình nghĩa,
thủy chung, hòa thuận); cha mẹ - con cái (cha mẹ hiền từ, sẵn sàng hy sinh,
chăm sóc cho con, con cái có hiếu với cha mẹ); ông bà - con cháu (ông bà
gương mẫu, hòa thuận, con cháu hiếu thảo, hiền lành, chăm ngoan); anh/chị -
em (anh, chị, em hòa thuận, thương yêu, gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau).
Thứ hai, phát huy giá trị giáo dục của GĐTT, gồm: giáo dục các chuẩn
mực đạo đức trong gia đình, ứng xử bên ngoài xã hội; giáo dục học tập văn
hóa; giáo dục lao động, rèn luyện tính tự lập và giáo dục giới tính cho con trẻ.
Thứ ba, phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT, gồm: phát huy sự
yêu thương, quan tâm, chăm sóc, đùm bọc, sẻ chia và tạo điều kiện để mỗi
thành viên trong gia đình có tâm lý, tinh thần tốt; có điều kiện để phát triển
toàn diện.
Thứ tư, phát huy giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT, gồm: tình yêu nước,
thương nòi, đoàn kết, chịu thương, chịu khó, hiếu học, nhân ái của dân tộc
Việt Nam.
2.2.1.2. Phương thức phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở luận bàn về khái niệm phương thức, hình thức, phát huy, tác
giả đưa ra các phương pháp thực hiện trong việc phát huy giá trị GĐTT trong
xây dựng GĐVH ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSH nói riêng hiện nay bao
gồm: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, sử dụng phương pháp ám thị, nêu
gương trong gia đình, nhà trường và xã hội
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trúc, chức năng gia đình ĐBSH; phân tích được sự biến đổi của văn hóa
làng, văn hóa gia đình, dòng họ và nghiên cứu ứng xử của cư dân đồng bằng
sông Hồng nói chung, ứng xử văn hóa của cư dân Hà Nội nói riêng Đây
chính là tài liệu tham khảo trực tiếp giúp tác giả có những căn cứ thực tiễn để
phân tích về gia đình, khảo sát, đánh giá thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong
xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
8
1.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo đặt ra cho luận án
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về việc phát huy những giá
trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm: khái quát
về gia đình, GĐTT, giá trị GĐTT, GĐVH; làm rõ sự cần thiết phải phát huy giá
trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH; chỉ ra những nội dung,
phương thức, chủ thể phát huy cũng như phân tích các yếu tố tác động đến phát
huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng phát huy giá GĐTT trong xây dựng
GĐVH ở vùng ĐBSH từ đó chỉ ra vấn đề cần phải giải quyết đặt ra hiện nay.
Ba là, trên cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu và phân tích thực trạng phát
huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cùng những vấn đề đặt
ra đòi hỏi phải giải quyết, tác giả luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ
yếu có tính khả thi nhằm phát huy có hiệu quả những giá trị GĐTT trong xây
dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quan niệm, đặc trưng và giá trị gia đình truyền thống
2.1.1.1. Gia đình truyền thống
Trên cơ sở phân tích quan niệm và cách tiếp cận của một số nhà nghiên
cứu về GĐTT, tác giả luận án quan niệm GĐTT là sản phẩm của xã hội nông
nghiệp cổ truyền, tồn tại, phát triển cả ở thành thị, nông thôn, có thể theo tư
tưởng Nho gia hoặc ít ảnh hưởng của Nho gia, trong đó chứa đựng nhiều yếu
tố tương đối ổn định, bền vững phản ánh văn hóa bản địa được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác tạo nên nét đặc sắc của văn hóa dân tộc.
2.1.1.2. Đặc trưng của gia đình truyền thống
Một là, GĐTT là sản phẩn của xã hội nông nghiệp cổ truyền, gắn với nền
kinh tế tự nhiên, sản xuất tự cung, tự cấp là chính và ít biến đổi trong biến thiên
của lịch sử.
Hai là, gia đình thường đông con, kết hôn sớm.
Ba là, gia đình có kết cấu bền chặt, quy mô lớn.
Bốn là, tư tưởng, giá trị chuẩn mực gia đình và giáo dục trong gia đình
chủ yếu theo tư tưởng của Nho giáo.
9
Năm là, tính cố kết cộng đồng, yêu thương và có trách nhiệm cao đối với
các thành viên trong gia đình thậm chí mở rộng ra dòng họ, làng, xã và quê
hương, đất nước.
2.1.1.3. Giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam
Trên cơ sở luận bàn về giá trị, truyền thống và vai trò của giá trị truyền
thống, tác giả hiểu Giá trị GĐTT là những yếu tố, những mặt, những quy tắc,
chuẩn mực đúng đắn, tốt đẹp, tích cực về đạo đức, giáo dục, tâm lý tình cảm
và ý thức cộng đồng được nảy sinh, hình thành, tồn tại, phát triển trong
GĐTT, được cộng đồng xã hội cũng như từng GĐTT thừa nhận, hướng tới, áp
dụng, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Nó là cái tương đối ổn định,
được lưu truyền trong mỗi gia đình, giúp cho các thành viên trong gia đình noi
theo, xác định được mục tiêu, phương hướng cho hoạt động của mình.Giá trị
của GĐTT đã góp phần chủ yếu tạo ra sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình, là tế
bào lành mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và góp phần hình thành nên
truyền thống của dân tộc, hình thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân
tộc Việt Nam.
2.1.2. Quan niệm và đặc trưng của gia đình văn hóa
Qua nghiên cứu, kế thừa các công trình đi trước, tác giả hiểu: GĐVH là
một kiểu gia đình mới được hình thành trên cơ sở giữ gìn, kế thừa, phát huy
những giá trị tốt đẹp của GĐTT, của văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc những giá trị tiến bộ, nhân văn của nhân loại trong thời đại mới. Gia
đình đó phải tạo ra được môi trường tốt để các thành viên trong gia đình có
điều kiện phát triển toàn diện, hài hòa cả vật chất lẫn tinh thần và để gia đình
thực sự là tế bào mạnh khỏe, thúc đẩy phát triển xã hội.
Từ quan niệm và các tiêu chí công nhận về GĐVH, tác giả cho rằng
GĐVH bao gồm 05 đặc trưng cơ bản sau: là sản phẩm của xã hội mới khi nước
Việt Nam giành được độc lập và lựa chọn phát triển đất nước theo con đường
định hướng xã hội chủ nghĩa; thường là gia đình có quy mô nhỏ (gia đình hạt
nhân, gia đình hai thế hệ), ít con và kết hôn theo quy định của pháp luật; gương
mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, quy định của địa phương, nơi cư trú và tích cực tham gia các phong trào
thi đua; là sự kết hợp giữa những giá trị tốt đẹp của GĐTT với những yếu tố
tiến bộ, nhân văn của thời đại; là gia đình no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ và
hạnh phúc, bền vững.
10
2.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, CHỦ THỂ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.2.1. Nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị gia đình
truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông
Hồng hiện nay
2.2.1.1. Nội dung những giá trị gia đình truyền thống cần phát huy
trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, phát huy giá trị đạo đức của GĐTT thể hiện qua các mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình: vợ - chồng (sống yêu thương, tình nghĩa,
thủy chung, hòa thuận); cha mẹ - con cái (cha mẹ hiền từ, sẵn sàng hy sinh,
chăm sóc cho con, con cái có hiếu với cha mẹ); ông bà - con cháu (ông bà
gương mẫu, hòa thuận, con cháu hiếu thảo, hiền lành, chăm ngoan); anh/chị -
em (anh, chị, em hòa thuận, thương yêu, gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau).
Thứ hai, phát huy giá trị giáo dục của GĐTT, gồm: giáo dục các chuẩn
mực đạo đức trong gia đình, ứng xử bên ngoài xã hội; giáo dục học tập văn
hóa; giáo dục lao động, rèn luyện tính tự lập và giáo dục giới tính cho con trẻ.
Thứ ba, phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT, gồm: phát huy sự
yêu thương, quan tâm, chăm sóc, đùm bọc, sẻ chia và tạo điều kiện để mỗi
thành viên trong gia đình có tâm lý, tinh thần tốt; có điều kiện để phát triển
toàn diện.
Thứ tư, phát huy giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT, gồm: tình yêu nước,
thương nòi, đoàn kết, chịu thương, chịu khó, hiếu học, nhân áicủa dân tộc
Việt Nam.
2.2.1.2. Phương thức phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở luận bàn về khái niệm phương thức, hình thức, phát huy, tác
giả đưa ra các phương pháp thực hiện trong việc phát huy giá trị GĐTT trong
xây dựng GĐVH ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSH nói riêng hiện nay bao
gồm: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, sử dụng phương pháp ám thị, nêu
gương trong gia đình, nhà trường và xã hội
2.2.1.3. Chủ thể phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng
gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả nghiên cứu, xem xét
chủ thể phát huy từ ba góc độ: gia đình, cộng đồng xã hội, nhà trường ở
vùng ĐBSH.
11
2.2.2. Sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay là
tất yếu khách quan vì:
Thứ nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Thứ hai, những biến đổi phức tạp của giá trị GĐTT hiện nay đặt ra yêu
cầu khách quan cần phải kế thừa, phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH
ở vùng ĐBSH hiện nay.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA
ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng đồng bằng
sông Hồng
ĐBSH có lịch sử phát triển lâu đời nhất Việt Nam, được coi là cái nôi của
nền văn hóa dân tộc, nằm trong vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi
dào, phong phú, đang dạng, lại có Thủ đô Hà Nội nên đây là vùng phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội năng động nhất cả nước. Phát huy lợi thế của vùng, các
gia đình vùng ĐBSH có điều kiện thuận lợi để phát huy tốt các giá trị của
GĐTT, đồng thời cũng học hỏi, tiếp thu các giá trị mới để xây dựng gia đình
thành GĐVH - ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội
vùng BĐSH cũng tồn tại một số hạn chế như: thường xuyên chịu ảnh hưởng
của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh làm cho tâm lý và đời sống của các gia
đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng; tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ gây
bất bình đẳng giới, mất dân chủ; tư tưởng văn hóa làng, cộng đồng, quen suy
nghĩ theo thói quen đám đông, triệt tiêu tính sáng tạo của mỗi cá nhân khi điều
kiện kinh tế, xã hội thay đổi; các hủ tục, mê tín, dị đoan vẫn tồn tại làm thổi
bùng những mặt hạn chế, những phong tục, tập quán lạc hậu gây tác động xấu
đến xây dựng GĐVH nói riêng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng
ĐBSH nói chung.
2.3.2. Đặc trưng gia đình truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng
Gia đình vùng ĐBSH ngoài những đặc điểm chung giống GĐTT Việt
Nam, còn có những đặc trưng riêng như: sống tập trung, đông đúc - đề cao tính
cộng đồng và gắn bó sâu nặng với văn hóa làng xã; vẫn còn nặng tư tưởng
12
trọng nam hơn nữ; có đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú và coi
trọng giáo dục, đào tạo.
Sống tập trung, đề cao tính cộng đồng, có đời sống tinh thần đa dạng,
phong phú và coi trọng giáo dục, đào tạo đây chính là những đặc trưng tạo điều
kiện thuận lợi giúp các gia đình tiếp tục phát huy tốt giá trị giáo dục của GĐTT
trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH
cũng cần xóa bỏ những hạn chế nảy sinh từ đặc trưng của gia đình vùng ĐBSH
như: tư tưởng cục bộ, bè phái, tư duy theo thói quen đám đông, tư tưởng gia
trưởng, trọng nam khinh nữ...
2.3.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng đồng
bằng sông Hồng
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vùng ĐBSH trong
những năm qua phát triển đi đầu so với các vùng khác trong cả nước, đã tạo ra
môi trường giúp cho nhiều gia đình năng động, nhạy bén với thời cuộc có cơ
hội làm giàu, có điều kiện để chăm sóc con cái, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và
phụng dưỡng, báo hiếu ông bà, cha mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các gia
đình giao lưu, học hỏi lẫn nhau và phát huy tốt giá trị của GĐTT trong xây
dựng GĐVH, làm cho gia đình ngày càng no ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, mặt
trái của kinh tế thị trường đã tạo ra lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, nhiều
giá trị đạo đức, nền nếp, phép tắc trong gia đình bị phá vỡ, tác động xấu đến gia
đình, xã hội, cản trở phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH, làm cho
quan hệ hôn nhân, gia đình đối mặt với nguy cơ lỏng lẻo, kém bền vững...
2.3.4. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hóa vùng đồng bằng
sông Hồng
Với lợi thế là vùng kinh tế động lực, năng động nhất cả nước, các tỉnh
ĐBSH đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh
và mạnh so với các vùng khác. Đây là điều kiện giúp các gia đình học hỏi áp
dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất làm tăng
năng suất lao động, tăng thu nhập cho gia đình, tạo cơ sở vật chất giúp gia đình
có điều kiện để chăm sóc, quan tâm lẫn nhau, có điều kiện để đầu tư cho con cái
học hành, nâng cao dân trí, tiếp thu cái mới, cái sáng tạo Tuy nhiên, quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trong những năm qua ở ĐBSH
cũng tạo ra những hiện tượng phức tạp, tiêu cực như tình trạng thất nghiệp, tình
trạng ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường sản xuất, kinh doanh, giáo dục, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
mỗi gia đình.
13
2.3.5. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở vùng ĐBSH đã tạo ra cơ hội giúp các
gia đình giao lưu, học hỏi những kiến thức mới, giá trị mới từ văn hóa của cả
nước, văn hóa khu vực, trên thế giới đồng thời xóa bỏ những hủ tục, lạc hậu còn
tồn tại trong mỗi gia đình. Qua giao lưu, hội nhập các gia đình cũng quảng bá
văn hóa gia đình, văn hóa vùng đến bạn bè trong nước và quốc tế. Đây chính là
cơ hội tốt để phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH. Bên
cạnh đó, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay,
cũng đặt ra rất nhiều vấn đề mang tính tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến công tác
xây dựng gia đình nói riêng, các mặt của đời sống xã hội nói chung như: xuất
hiện hiện tượng lấy vợ, lấy chồng nước ngoài; các tệ nạn xuyên quốc gia như
buôn bán phụ nữ, trẻ em, môi giới hôn nhân... nguy cơ bị đồng hóa, phá vỡ,
biến đổi giá trị của GĐTT, của văn hóa vùng. Tất cả những mặt trái nêu trên trở
thành lực cản cho việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng như
phát triển kinh tế, xã hội của vùng ĐBSH.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG HIỆN NAY
3.1.1. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị
đạo đức của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng
đồng bằng sông Hồng
Trong những năm qua, các gia đình vùng ĐBSH đã phát huy tốt nội dung
giá trị đạo đức của GĐTT trong xây dựng GĐVH. Các mối quan hệ trong gia
đình không ngừng được củng cố và phát huy: vợ chồng quan tâm, yêu thương,
hòa thuận, thủy chung; cha mẹ yêu thương, chăm sóc, sẵn sàng hy sinh bản thân
để lo cho con cái, con cái vì thế hiếu thảo, vâng lời cha mẹ; ông bà sống gương
mẫu, hòa thuận, cùng cha mẹ bảo ban con cháu nên con cháu kính trọng, chăm
ngoan, yêu thương, chăm sóc ông bà; anh chị em đoàn kết, hòa thuận, yêu
14
thương, bảo ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Kết quả, phát huy giá trị đạo
đức của GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH, góp phần tạo nên gia đình
êm ấm, hòa thuận, hạnh phúc. Tỷ lệ các gia đình đạt danh hiệu GĐVH trong
vùng thường từ 80% trở lên, năm sau cao hơn năm trước.
Có được kết quả nêu trên, trước hết, xuất phát từ chính nhận thức và hành
động cụ thể của mỗi thành viên trong gia đình. Bằng việc sử dụng phương pháp
nêu gương, bằng lời nói, hành động cụ thể, các gia đình đã phát huy tốt các giá
trị, chuẩn mực đạo đức của GĐTT. Song hành với gia đình, các tỉnh ĐBSH
thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, phát tờ rơi, sân khấu hóa và tổ
chức các cuộc thi về chủ đề gia đình, xây dựng các mô hình, câu lạc bộ: “Gia
đình hạnh phúc”, “Gia đình thủy chung”, “Gia đình hòa thuận”, “Cha là tấm
gương sáng cho con”, “Người cha tốt của con”, “Ông bà mẫu mực, con cháu
thảo hiền”...
Bên cạnh những mặt tích cực như trên, phát huy giá trị đạo của GĐTT
trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Nhiều giá
trị, chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của gia đình đứng trước nguy cơ bị
xâm hại, mai một, còn nhiều gia đình ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình, con cái
bất hiếu với ông bà, cha mẹ, anh chị em mất đoàn kết...
3.1.2. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể hát huy giá trị giáo
dục của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng
bằng sông Hồng
Phát huy truyền thống hiếu học, các gia đình vùng ĐBSH đã thực hiện tốt
giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, ứng xử ngoài xã hội, định hướng giáo
dục học tập văn hóa, kỹ năng lao động, rèn luyện tính tự lập và giáo dục giới
tính cho con trẻ.
Cha mẹ, ông bà, người lớn trong gia đình vùng ĐBSH bằng kỹ năng, bằng
sự hiểu biết của bản thân, phấn đấu làm tấm gương tốt cho con cái noi theo. Gia
đình tạo mọi điều kiện để con cái được học tập, phát triển, hoàn thiện nhân cách.
Các dòng họ, mở rộng ra cộng đồng làng xã giáo dục con cháu bằng phương
pháp tuyên truyền, nêu gương những người tài, người học giỏi, có địa vị cao
trong xã hội và bằng hình thức lập quỹ khuyến học, khuyến tài. Các cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể ban hành các văn bản, đề án và tuyên truyền, tập huấn, nói
chuyện chuyên đề, phát tờ rơi... hỗ trợ các gia đình trong giáo dục đạo đức, lối
sống và giáo dục giới tính cho con em mình. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh
15
vùng ĐBSH chỉ đạo các trường, ngoài nhiệm vụ giáo dục kiến thức văn hóa,
chuyên môn tích cực tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình,
giáo dục giới tính đến người học. Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của hệ thống chính trị
và các gia đình nên vùng ĐBSH hiện nay vẫn giữ vững vị trí đứng đầu cả nước
về trình độ phát triển dân trí, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và
bồi dưỡng nhân tài.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát huy giá trị giáo dục của GĐTT
trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay còn có những hạn chế như:
công tác tuyên truyền, phát triển giáo dục chưa tương xứng với vùng; một số
cha mẹ còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giáo dục cho con; lựa chọn
sai phương pháp giáo dục hoặc cha mẹ mải lo kiếm tiền mà buông lỏng quản
lý, không có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái dẫn đến nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội...
3.1.3. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị
tâm lý, tình cảm của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn
hóa vùng đồng bằng sông Hồng
Giá trị tâm lý, tình cảm vẫn được các gia đình vùng ĐBSH quan tâm, coi
trọng, phát huy trong xây dựng GĐVH. Có 89,9% số người được hỏi cho rằng
giá trị tâm lý, tình cảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình họ và có
84,5% cho rằng cần phát huy giá trị tâm lý, tình cảm của GĐTT.
Trong thời gian qua, các gia đình vùng ĐBSH không ngừng chăm lo, vun
đắp, xây dựng các mối quan hệ trong gia đình và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
để gia đình hạnh phúc, trở thành mái ấm yêu thương đối với mỗi thành viên
trong gia đình.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thực hiện tốt công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và thực hiện chính sách liên quan đến gia
đình; thực hiện tốt công tác hòa giải, tư vấn tháo gỡ những mâu thuẫn, rắc rối
xảy ra trong gia đình đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ gia đình phát
triển hạnh phúc, bền vững, chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm lo, phụng
dưỡng người có công, người cao tuổi, chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, ở khu vực ĐBSH hiện nay
vẫn còn nhiều gia đình chưa thực hiện tốt chức năng tâm lý, tình cảm trong gia
đình, làm cho gia đình chưa thực sự là tổ ấm, thậm chí còn trở thành gánh nặng
gây ra các tệ nạn, bức xúc cho gia đình và xã hội.
16
3.1.4. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị ý
thức cộng đồng của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa
vùng đồng bằng sông Hồng
Kế thừa, phát huy những nét đẹp, giá trị ý thức cộng đồng trong GĐTT,
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân các
tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã: làm tốt các công tác tuyên truyền, đưa phát huy ý
thức cộng đồng vào thành tiêu chí xét danh hiệu GĐVH, thôn văn hóa, xóm văn
hóa, làng văn hóa, tổ văn hóa... đưa vào trong hương ước, quy ước làng xã; đẩy
mạnh phong trào thi đua “toàn dân toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, phát động các phong trào thi như: người tốt, việc tốt, phong trào các gia
đình giúp nhau nuôi dạy con tốt, giúp nhau cùng xây dựng, phát triển kinh tế
giỏi, phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phong trào chung một tấm lòng,
xây dựng Quỹ vì người nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa... Thông qua các
phong trào thi đua, giúp các gia đình ngày càng đoàn kết, gắn bó với nhau và
thêm yêu làng, yêu quê hương, đất nước.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc phát huy giá trị ý thức cộng đồng
trong gia đình của khu vực ĐBSH vần còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nội dung này ở một số nơi, một số chỗ còn thiếu
nghiêm túc, thiếu sự quan tâm và đôi khi còn mang tính hình thức; Trong nhiều
gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xã do việc duy trì và đề cao thái quá tính
cộng đồng cũng dẫn đến những mặt hạn chế, tiêu cực như: trọng nam khinh nữ;
phủ định vai trò của cá nhân, san bằng cá tính dẫn đến chủ nghĩa bình quân;
triệt tiêu tính sáng tạo, tư duy theo thói quen đám đông; tính địa phương, cục
bộ, tư tưởng bè phái, vây cánh; tư tưởng trọng danh hão, coi trọng địa vị gia
đình, dòng họ của một số dòng họ lớn hoặc gia đình có chức sắc, có quyền lực
trong cộng đồng mà coi thường gia đình, dòng họ nhỏ hơn...
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA
ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
3.2.1. Mâu thuẫn giữa sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền
thống trong xây dựng gia đình văn hóa với hạn chế trong nhận thức về giá
trị và phát huy giá trị gia đình truyền thống của người dân ở vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay
Thứ nhất, nhận thức về giá trị GĐTT hiện nay chưa thật sự thống nhất,
còn “xơ cứng”, chưa theo kịp với sự biến đổi dạng thức của nó trong xã hội
hiện đại.
17
Thứ hai, nhận thức về sự cần thiết phải kế thừa phát huy giá trị GĐTT
trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Qua
nghiên cứu, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại nhận thức theo hai xu hướng
đối lập nhau, cụ thể: có 13,2% số người được hỏi cho rằng không cần thiết
phải phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH hiện nay. Và đối lập nó,
còn có một số gia đình cho rằng phải kiên quyết giữ giá trị của GĐTT. Cả hai
xu hướng trên đều nhận thức sai lệch, mang tính chất cực đoan, tuyệt đối hóa
một chiều.
3.2.2. Mâu thuẫn giữa tầm quan trọng của việc phát huy giá trị gia
đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa với hạn chế trong
phương thức triển khai thực hiện
Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa đủ mạnh, có bề rộng nhưng
thiếu chiều sâu, nội dung chưa sâu sắc, phương thức chưa đa dạng, phong phú,
chưa thật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Việc sử dụng các
phương thức, hình thức tuyên truyền mặc dù nhiều nhưng thiếu tính đồng bộ,
rập khuôn, xơ cứng, máy móc và hình thức.
Công tác tuyên truyền chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của các địa
phương trong vùng.
Việc tuyên truyền giáo dục còn có biểu hiện phiến diện, một chiều, đề cao
thái quá một phương thức, nội dung theo ý chủ quan.
3.2.3. Mâu thuẫn giữa sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền
thống trong xây dựng gia đình văn hóa với bất cập trong hệ thống tổ chức
bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nếp sống văn hóa và
gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức và cán bộ làm công tác gia đình ở cấp huyện, xã
còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và thiếu về số lượng. Phần lớn các huyện chưa
có bộ phận chuyên sâu và cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về xây dựng nếp
sống văn hóa và gia đình riêng biệt. Nhất là ở cấp xã, phường, các cán bộ làm
công tác này thường phải kiêm nhiệm rất nhiều việc.
Thứ hai, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nếp sống
văn hóa và gia đình nhất là cấp xã, phường còn yếu do trình độ hạn chế hoặc
làm kiêm nhiệm không đúng chuyên môn...
18
3.2.4. Mâu thuẫn giữa sự thiếu hụt các thiết chế về công tác gia đình
với phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa
Một là, qua nghiên cứu cho thấy Việt Nam chưa có Luật bảo tồn các giá
trị gia đình truyền thống, nên các quy định liên quan đến việc giữ gìn, phát huy
giá trị GĐTT trong việc xây dựng GĐVH trong hệ thống pháp luật còn mờ
nhạt, lại phân tán trong nhiều văn bản pháp luật.
Hai là, vùng ĐBSH chưa xây dựng được chiến lược phát triển về văn
hóa, gia đình của vùng.
Ba là, chưa có chính sách, thù lao cho cán bộ làm công tác gia đình dưới
cơ sở (thôn, xóm, tổ dân phố). Hiện nay, họ đang làm công tác gia đình bằng
lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
Bốn là, hiện nay chưa có cơ chế giao ban vùng trong hoạt động xây dựng
nếp sống văn hóa và gia đình để cùng nhau đánh giá, thảo luận, trao đổi kinh
nghiệm phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH giữa các tỉnh trong vùng.
3.2.5. Mâu thuẫn giữa sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền
thống trong xây dựng gia đình văn hóa với hạn chế về các điều kiện để
phát huy ở vùng đồng bằng sông Hồng
Cơ sở vật chất, kinh tế, kỹ thuật (các thiết chế văn hoá như: nhà văn hoá,
trung tâm văn hóa, thư viện; các trang thiết bị như bàn ghế, máy tính, loa đài
truyền thông, kinh phí hoạt động) một số nơi còn ít, nghèo nàn, lạc hậu,
không đảm bảo cho công tác tuyên truyền, giáo dục. Việc triển khai xây dựng
các thiết chế văn hóa, nhất là cấp xã, phường, thôn, tổ vẫn gặp khó khăn hoặc
sử dụng nhà văn hóa có nơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_huy_gia_tri_gia_dinh_truyen_thong_trong.pdf