* Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nuớc và bảo vệ môi trường nuớc
Thứ nhất, tổ chức quản lý môi trường nước thống nhất theo lưu vực. Thứ hai, xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ nguồn nuớc. Thứ ba, bảo vệ môi trường nước mặt. Thứ tư, bảo vệ môi trường nước ngầm
* Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nuớc biển ven bờ
Quản lý tổng hợp dải ven biển cần xác định rõ nhiệm vụ, nội dung cụ thể của công việc quản lý vùng biển ven bờ Hải Phòng, Quảng Ninh bao gồm: Thu thập số liệu về tài nguyên, điều kiện môi trường tự nhiên, những tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường. Phân vùng chức năng vùng bờ. Xây dựng các phương án phòng tránh và ứng cứu sự cố tràn dầu. Quy hoạch các khu vực phát triển nuôi trồng hải sản, tạo thuận lợi cho công tác quản lý môi trường trong việc thu gom, xử lý chất thải và đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng môi trường các khu du lịch.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̛ởng xanh.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
2.4.1. Nhân tố chủ quan
2.4.1.1. Nhận thức về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội
2.4.1.2. Tính khả thi và tính minh bạch của hệ thống luật pháp liên quan đến phát huy vốn tự nhiên
2.4.1.3. Năng lực bộ máy quản lý nhà nước về vốn tự nhiên
2.4.1.4. Nhân lực phát huy vốn tự nhiên
2.4.2. Nhân tố khách quan
2.4.2.1. Quy mô/trữ lượng vốn tự nhiên
2.4.2.2. Phân bổ vốn tự nhiên
2.4.2.3. Cơ cấu sản xuất
2.4.2.4. Trình độ phát triển kinh tế xã hội
2.4.2.5. Trình độ phát triển công nghệ
2.5. Đo lường phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
2.5.1. Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững khi phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội
Phát huy vốn tự nhiên là nhằm nâng cao khả năng đóng góp, giá trị của tài sản tự nhiên cho quá trình phát triển KTXH của vùng thông qua các hoạt động khái thác, sử dụng, bảo tồn, đầu tư và phát triển nguồn vốn tự nhiên, qua đó đảm bảo nguồn vốn tự nhiên được bảo toàn cả gốc và có lãi theo thời gian. Trong phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng, rất nhiều tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau được sử dụng, có thể tập hợp thành các nhóm sau: Nhóm tiêu chí về hiện trạng nguồn vốn tự nhiên; nhóm tiêu chí về về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững; Nhóm tiêu chí về bảo tồn; Nhóm tiêu chí phát triển vốn tự nhiên; Nhóm tiêu chí về thể chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn tự nhiên và nhóm tiêu chí về hiệu quả phát huy vốn tự nhiên. Các tiêu chí cụ thể được lựa chọn phù hợp để đánh giá, đo lường phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng.
2.5.2. Một số tiêu chí cụ thể
2.5.2. 1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ lãng phí tài nguyên
2.5.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng, giá trị tài nguyên
2.5.2.3 Chỉ tiêu đánh giá về thể chế phát huy vốn tự nhiên
2.5.2.4 Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
2.6. Kinh nghiệm thực tiễn về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
2.6.1. Kinh nghiệm một số quốc gia
2.6.1.1. Phát huy vốn tự nhiên ở Cộng đồng Châu Âu
Các nước Châu Âu sử dụng công cụ kinh tế là chủ yếu để phát huy vốn tự nhiên. Các công cụ kinh tế được áp dụng từ rất sớm bao gồm thuế và phí. Các chính sách của Châu Âu hiện này đang lồng ghép cách tiếp cận về dịch vụ hệ sinh thái vào các quá trình lập kế hoạch. Đối với tài nguyên rừng và đất, các nước châu Âu cho phép tồn tại quyền sở hữu và chứng nhận tự nguyện. Tùy theo mỗi loại vốn tự nhiên, các nước châu Âu sẽ có hình thức kiểm tra, kiểm soát về chất lượng vốn tự nhiên khác nhau.
2.6.1.2. Phát huy vốn tự nhiên ở Hoa Kỳ
Hoạt động phát huy vốn tự nhiên của Hoa Kỳ là dựa vào luật pháp. Hoa Kỳ cũng tích cực sử dụng công cụ kinh tế để quản lý vốn tự nhiên. Chính phủ đứng ra xây dựng những nhà máy xử lý chất thải nhưng sẽ thu phí đối với việc sử dụng tài nguyên. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
2.6.1.3. Phát huy vốn tự nhiên ở Trung Quốc
Để phát huy vốn tự nhiên, Trung Quốc dựa vào luật pháp và công cụ kinh tế. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt chú trọng các loại thuế đánh vào việc khai thác và sử dụng vốn tự nhiên. Phương án phát triển tài nguyên đất của Trung Quốc là không cho sở hữu đất tư nhân. Tương tự, tài nguyên khoáng sản được sở hữu bởi Nhà nước. Nhà nước bảo đảm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. Hàng năm các cơ quan quản lý vốn tự nhiên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc bảo vệ quỹ tài nguyên ở từng địa phương.
2.6.1.4. Phát huy vốn tự nhiên ở Malaysia
Phát huy vốn tự nhiên ở Malaysia thông qua các đạo luật. Một công cụ đặc biệt để Malaysia phát huy vốn tự nhiên là giáo dục ý thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như khai thác sử dụng vốn tự nhiên hợp lý. Công cụ kinh tế cũng được sử dụng khá mạnh mẽ ở Malaysia thông qua các hình phạt, cưỡng chế.
2.6.2. Kinh nghiệm của một số vùng
2.6.2.1. Kinh nghiệm của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Để phát huy tốt hơn nguồn vốn tự nhiên, nhà nước đã đưa ra chương trình hành động cụ thể bao gồm: Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến giảm sức mạnh tổng hợp của cả vùng. Thứ hai, xây dựng quy hoạch tài nguyên và tổ chức không gian lãnh thổ. Thứ ba, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với quản lý và đặc điểm của vốn tự nhiên. Thứ tư, bảo vệ tài nguyên bằng nhiều biện pháp.
2.6.2.2. Kinh nghiệm của vùng duyên hải miền Trung
Để phát huy hiệu quả tài nguyên nước, vùng duyên hải miền Trung đã phải nghiên cứu lập quy hoạch nước cho toàn vùng, xây dựng các công trình thuỷ lợi hoàn chỉnh, nâng cao điều khiển hệ thống, tiết kiệm và chống lãng phí nước để nâng cao hiệu quả khai thác. Ngoài ra, các tỉnh còn kiên cố hoá các hệ thống kênh bằng bê tông cốt thép hoặc xây đá. Tạo ra những hồ chứa nước bậc thang theo địa hình vùng đất cát nhằm bổ cập nhân tạo cho mực nước ngầm và tăng độ ẩm cho đất. Từ đó từng bước tăng được tầng phù thực vật, phát triển mô hình canh tác làm nông nghiệp. Lắp đặt các hệ thống tưới tiêu cùng với các biện pháp xử lý ô nhiễm nước. Các tỉnh nằm trong vùng duyên hải miền Trung có mỏ khoáng sản sử dụng quy hoạch và giấy phép khai thác để quản lý và phát huy loại tài nguyên này.
2.6.3. Bài học rút ra cho vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, luật pháp là công cụ đầu tiên, có tác động mạnh mẽ nhất đối với quản lý và phát huy vốn tự nhiên. Thứ hai, chính phủ cần cân nhắc xây dựng hệ thống các công cụ kinh tế phù hợp trên cơ sở định giá vốn tự nhiên. Thứ ba, mỗi loại vốn tự nhiên đều phải được quy hoạch với những phương án sử dụng cụ thể với việc phân vùng theo đặc tính từng vùng riêng biệt. Thứ tư, chính sách phát từng loại vốn tự nhiên được xem xét trên cơ sở đặc điểm của mỗi loại. Thứ năm, xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng từng loại vốn tự nhiên cũng như hiệu quả quản lý vốn tự nhiên.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT HUY
VỐN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Vùng đồng bằng sông Hồng trong hệ thống vùng của Việt Nam
Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm 2 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, 9 tỉnh là Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Vùng có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế khác với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình chủ yếu là đồng bằng. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
3.2. Nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
325.1. Mô hình nghiên cứu
Mỗi nhân tố ảnh hưởng tương ứng với một biến độc lập. Trong đó, có 9 biến độc lập là nhận thức, thể chế luật pháp, năng lực quản lý, nhân lực phát huy vốn tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ, phân bổ vốn tự nhiên, quy mô vốn tự nhiên và 1 biến phụ thuộc và phát huy vốn tự nhiên. Tổng số lượng biến quan sát cho biến độc lập là 40 và có 3 biến quan sát cho biến phụ thuộc.
Đối tượng khảo sát: các nhà quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, doanh nghiệp khai thác sản xuất, các hộ sản xuất. Bảng hỏi được thiết kế theo thang điểm Likert 5 mức độ đánh giá các tiêu chí thuộc các nhân tố nêu trên. Mẫu nghiên cứu: 487.
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
3.2.2.1. Đánh giá thang đo
Trong 9 biến độc lập được kiểm định thì hầu hết các thang đo đều có độ tin cậy được đánh giá cao. Riêng chỉ có thang đo “Quy mô vốn tự nhiên” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.424 0.5 và đạt độ tin cậy.
3.2.2.2. Thống kê mô tả về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
Thực tế đánh giá đối với 9 nhân tố ảnh hưởng tới phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, theo kết quả khảo sát hầu hết chỉ đạt từ cấp độ trong khoảng từ 3 đến 4, là mức trung bình.
3.2.2.3. Phân tích nhân tố EFA
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, mô hình được điều chỉnh với 9 biến độc lập, 33 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc (3 biến quan sát) được rút trích để kiểm định mô hình.
3.2.2.4. Phân tích hồi quy
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng với các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện qua đẳng thức sau:
Y = 0,081* X1 + 0,145* X2 + 0,094*X3 + 0,233*X4 + 0,075*X5 + 0,137*X6 + 0,291*X7 + 0,149*X8 + 0,151*X9
Y: Phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng; X1: Nhận thức ; X2: Thể chế pháp luật; X3: Năng lực quản lý; X4: Nhân lực phát huy vốn tự nhiên; X5: Trình độ phát triển kinh tế xã hội; X6: Cơ cấu sản xuất; X7: Trình độ công nghệ; X8: Phân bổ vốn tự nhiên; X9: Quy mô vốn tự nhiên. Tất cả các biến số đều ảnh hưởng tỷ lệ thuận tới biến phụ thuộc.
3.3. Thực trạng mức độ bền vững khi phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
3.3.1. Mức độ lãng phí tài nguyên
Hiện nay vùng vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên lãng phí, đặc biệt là đất, nước và khoáng sản. Trong đó, khoáng sản là loại tài nguyên bị khai thác trái phép nhiều nhất; việc hoàn trả lại môi trường sau khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập.
3.3.2. Nâng cao chất lượng (giá trị) tài nguyên
3.3.2.1. Duy trì chức năng tài nguyên đất
* Đặc điểm tài nguyên đất
ĐBSH có 8 loại đất chủ yếu trong đó đất phù sa; ngoài ra, còn một số loại đất như đất chiêm trũng, đất chua mặn, đất mặn, đất bạc màu; đất đỏ vàng và đất cát.
* Chất lượng đất để phát triển kinh tế - xã hội
Có thể thấy đất ở vùng vùng đồng bằng sông Hồng khá phức tạp và đa dạng. Lượng đất phì nhiêu khá lớn do phù sa bồi đắp ở các lưu vực sông. Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm đất, khiến cho đất bạc màu vì sử dụng nhiều chất hoá học trong quá trình sản xuất của người dân đã và đang trở nên nghiêm trọng hơn.
3.3.2.2. Duy trì chức năng tài nguyên nước
* Đặc điểm tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt vùng đồng bằng sông Hồng phong phú nhưng việc khai thác sử dụng nguồn nước này còn gặp khó khăn do tính chất phân mùa dòng chảy cũng như phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước từ thượng nguồn.
Lượng nước ngầm ở vùng khá dồi dào, việc cung cấp nước ở vùng nông thôn đồng bằng sồng Hồng hầu như hoàn toàn dựa vào nguồn nước ngầm.
* Chất lượng tài nguyên nước
Thời gian qua, chức năng tài nguyên nước đã bị suy giảm nghiêm trọng, không chỉ ở khối lượng tài nguyên mà cả chất lượng.
3.3.2.3. Duy trì chức năng tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở vùng đồng bằng sông Hồng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
3.3.2.5. Duy trì chức năng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
* Đặc điểm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Ở vùng ĐBSH, Hưng Yên là tỉnh hoàn toàn không có rừng. Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình không có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng. Các tỉnh khác có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ít hơn, độ che phủ thấp.
* Chất lượng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Diện tích rừng tự nhiên được ổn định. Chất lượng rừng tự nhiên trong rừng đặc dụng ngày càng phát triển, ngoài rừng đặc dụng đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nhận khoán bảo vệ và chăm sóc và bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, kết hợp với trồng dặm thì chất lượng rừng cũng ngày càng được cải thiện tốt hơn. Nhưng một điều đáng lo ngại là rừng chưa được bảo vệ tốt như ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vẫn bị tình trạng lâm tặc chặt phá rừng lấy gỗ làm chất lượng rừng bị ảnh hưởng.
3.4. Thực trạng thể chế phát huy vốn tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Hồng
3.4.1. Các văn bản quy định về phát huy vốn tự nhiên
Các văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý vốn tự nhiên vùng ĐBSH từ Trung ương đến địa phương không phải là nhỏ, chia theo từng loại tài nguyên nhưng vẫn còn rất hạn chế và thiếu sót.
3.4.2. Mục tiêu, quy hoạch phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng
3.4.2.1. Mục tiêu phát huy và quy hoạch tài nguyên nước
Quy hoạch phát huy tài nguyên nước hoàn toàn mới dừng lại ở việc khai thác nước cho nhu cầu ở và sản xuất, xử lý nước thải để giảm ô nhiễm môi trường nhưng chưa nhìn nhận nước là một nguồn vốn cần phát triển.
3.4.2.2. Mục tiêu phát huy và quy hoạch tài nguyên đất
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được thực hiện riêng từng tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhưng không có bản quy hoạch chung cho toàn vùng. Những điều chỉnh chỉ xoay quanh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nội dung chính của quy hoạch là phân định lượng đất cho từng ngành sản xuất chứ không có quy hoạch liên quan đến phát triển, cải thiện chất lượng đất hay sử dụng đất như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất cho hiện tại và tương lai.
3.4.2.3. Mục tiêu phát huy và quy hoạch tài nguyên khoáng sản
Có thể thấy, quy hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản được gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhưng rất sơ sài.
3.4.2.4. Mục tiêu phát huy, quy hoạch đa dạng sinh học và tài nguyên rừng
Mục tiêu quy hoạch được xác định chủ yếu phân vùng và đưa ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học bằng việc quy định các khu bảo tồn, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng chưa có xác định rõ mục tiêu sử dụng tài nguyên, định mức khai thác hay định mức trồng rừng để hướng tới mục tiêu “hoàn trả vốn tự nhiên”.
3.4.3. Chính sách phát huy vốn tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng
3.4.3.1. Chính sách phát huy tài nguyên nước
Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa. Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
3.4.3.2. Chính sách về đất đai
Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những chính sách quan trọng để quản lý và phát triển tài nguyên đất. Đối với đất nông nghiệp, chính quyền địa phương đưa ra chính sách giữ ổn định về quy mô. Nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng còn thực hiện chính sách thu gom đất không sử dụng. Cơ chế bồi thường đất được áp dụng ở vùng đồng bằng sông Hồng theo quy định chung của nhà nước.
3.4.3.3. Chính sách khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản
Việc khai thác tài nguyên khoáng sản dựa vào những tính toán về khả năng khai thác, tác động tới môi trường. Các khu vực được xác định có thể khai thác sẽ đấu giá và cấp quyền khai thác theo thời gian. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo hướng rõ ràng, minh bạch từ khâu tiếp nhận, đơn giản hóa thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản...
3.4.3.4. Chính sách về rừng và đa dạng sinh học
Thực hiện giao rừng cho các hộ gia đình quản lý để tăng cường trách nhiệm bảo vệ rừng. Bảo tồn và tiếp tục phát triển diện tích rừng hiện có, giảm dần diện tích rừng nghèo; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân có thể khai thác các sản phẩm phụ từ rừng để tăng thêm thu nhập.
3.4.4. Thực hiện chính sách bảo tồn, khôi phục, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với vốn tự nhiên trong quá trình sử dụng
3.4.4.1. Bảo vệ tài nguyên nước
Chính quyền các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cũng xem xét chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch phát triển thuỷ lợi, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước, rác thải đồng bộ với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
3.4.4.2. Bảo vệ, khôi phục tài nguyên đất
Thứ nhất, chính quyền cấp tỉnh khuyến khích nông dân tìm kiếm kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong vùng. Thứ hai, đưa ra những khuyến khích phát triển nền nông nghiệp sạch vừa cung cấp những nông sản chất lượng cao lại vừa giữ được chất lượng đất để sử dụng cho những đợt sau. Thứ ba, ở các vùng đất dốc, nông dân thường thực hiện trồng cây kinh tế như lạc, đỗ tương, chè, cây ăn quả. Thứ tư, với những vùng đất bạc màu cho năng suất sản xuất nông nghiệp thấp thì được chuyển đổi hình thức sử dụng sang đất phi nông nghiệp như xây dựng đô thị, khu công nghiệp hay công trình giao thông
3.4.4.3. Bảo vệ, khôi phục tài nguyên khoáng sản
Việc khai thác khoáng sản trong vùng đồng bằng sông Hồng được quản lý dựa vào giấy phép. Chính vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp khi khai thác khoáng sản phải có những cam kết về phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường.
3.4.4.4. Bảo vệ, khôi phục tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Biện pháp bảo vệ rừng cơ bản nhất của các tỉnh có rừng ở vùng đồng bằng sông Hồng là quy hoạch rừng thành các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích người dân trồng rừng và khai thác kinh tế ở các loại rừng trồng để tránh ảnh hưởng tới rừng tự nhiên.
3.5. Thực trạng hiệu quả phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
3.5.1. Giá trị kinh tế của vốn tự nhiên
3.5.1.1. Giá trị tài nguyên nước
Tiềm năng nước dưới đất ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng là rất lớn nhưng việc khai thác sử dụng chỉ chiếm một phần không đáng kể. ĐBSH mới chỉ khai thác được 13,17% trữ lượng tiềm năng.
3.5.1.2. Giá trị tài nguyên đất
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 83,26 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để nhường chỗ cho các khu công nghiệp và các đô thị dân cư.
3.5.1.3. Giá trị tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Trữ lượng gỗ của vùng chỉ bằng khoảng 3,5% trữ lượng gỗ của cả nước, tương ứng với 27,5 triệu m3 gỗ các loại. Thảm thực vật rừng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc khu hệ thực vật đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, với 3 kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu: (i) kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; (ii) kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; và (iii) kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
3.5.1.5. Giá trị tài nguyên khoáng sản
Vùng có một số loại khoáng sản: than đá, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp và kim loại. Trong đó, than được đánh giá là tài nguyên khoáng sản dồi dào nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Đối với vật liệu xây dựng, vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều điểm nguyên liệu đã được phát hiện để sản xuất vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn, chất lượng cao được dùng trong các ngành công nghiệp gốm sứ, gạch viên và thủy tinh.
3.5.2. Hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
3.5.2.1. Hiệu quả phát triển kinh tế
GDP năm 2016 của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 23% tổng GDP của cả nước. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. GDP công nghiệp của vùng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP công nghiệp của cả nước (16,2%) và thấp hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ (54,56%). Hoạt động dịch vụ tuy tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp (21,94%) trong tổng số GDP dịch vụ cả nước. Đây là vùng có tốc độ tăng trưởng GRDP lớn nhất là 12,02% trong 6 tháng đầu năm 2018. Cho đến nay, vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, kinh tế chủ yếu vẫn thuần nông. Trong những năm qua, công nghiệp vùng đã có những bước tiến nhất định. Tỷ trọng GDP công nghiệp mới đạt 27,22%. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm ngư nghiệp.
3.5.2.2. Hiệu quả phát triển xã hội - văn hóa
Vùng ĐHSH có một lực lượng lao động dồi dào (11.993,8 nghìn người năm 2016, chiếm 22% lực lượng lao động cả nước), lao động trẻ chiếm 72%. Lao động đã qua đào tạo chiếm 28,4%. Số lượng cán bộ khoa học và công nghệ chiếm 57% tổng số cả nước, trong đó 52% trên đại học. Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư trong vùng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
3.5.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Hệ thống đô thị
Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đô thị khá dày đặc.
* Hệ thống trục tuyến giao thông
Hệ thống đường sắt đều quy tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài cả nước. Mạng lưới đường ô tô cũng đều quy tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các hướng với các trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển. Cả mạng lưới và phương tiện vận tải đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các thành phố lớn từ duyên hải lên trung du, miền núi.
3.5.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực phát huy vốn tự nhiên
Với số lượng lớn các trường đào tạo như vậy nhưng số lượng các trường đào tạo các ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường là rất ít. Cơ cấu phân bổ chỉ tiêu cho các ngành liên quan cũng không cao. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành môi trường hiện nay có gần 50.000 người. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường cần bổ sung lực lượng, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới...
3.6. Đánh giá chung về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
3.6.1. Đánh giá về nguồn vốn tự nhiên
3.6.1.1. Những giá trị đạt được
Thứ nhất, ĐBSH có tài nguyên nước rất dồi dào bao gồm cả nước mặt lẫn nước dưới lòng đất. Thứ hai, tài nguyên đất của vùng ĐBSH khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau. Thứ ba, ĐBSH có đường bờ biển kéo dài. Thứ tư, rừng trồng của vùng ĐBSH đang được mở rộng giúp loại vốn tự nhiên này phát triển. Thứ năm, tài nguyên khoáng sản của ĐBSH chủ yếu là đất sét trắng và than.
3.6.1.2. Những hạn chế về vốn tự nhiên
Thứ nhất, vùng vùng đồng bằng sông Hồng vẫn rơi vào tình trạng thiếu nước, đặc biệt thiếu nước sạch và hạn hán. Thứ hai, tài nguyên đất cũng là một trong những vốn tự nhiên có giá trị lớn của vùng vùng đồng bằng sông Hồng tuy nhiên việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn bất cập; chất lượng đất có nơi xuống cấp. Thứ ba, tài nguyên rừng ít ỏi và chất lượng suy giảm nghiêm trọng do không được quản lý chặt chẽ. Thứ năm, tài nguyên khoáng sản không phong phú, số lượng nhỏ và trữ lượng không nhiều.
3.6.2. Những hạn chế về phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, mô hình phát huy vốn tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội mang tính truyền thống theo mô hình tuyến tính. Thứ hai, nguồn nhân lực quản lý và phát huy vốn tự nhiên còn nhiều hạn chế. Thứ ba, việc lượng giá tài nguyên làm cơ sở cho các hoạt động phát huy vốn tự nhiên còn rất hạn chế. Thứ tư, cơ sở pháp lý về vốn tự nhiên trong phát triển bền vững của vùng cũng chưa được cụ thể hoá. Thứ năm, chưa thống nhất cách thức sử dụng các công cụ kinh tế để phát huy hiệu quả vốn tự nhiên. Thứ sáu, nhận thức về giá trị và cách thức sử dụng hợp lý vốn tự nhiên của chính quyền cũng như người dân vùng đồng bằng sông Hồng còn hạn chế.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY VỐN TỰ NHIÊN
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối cảnh phát triển
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Hiện nay, thế giới đã nhìn nhận tài nguyên thiên nhiên là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Trong khi đó, vốn tự nhiên đang liên tục bị suy giảm ở mọi nơi đe doạ làm yếu dần khả năng tăng trưởng kinh tế và đời sống con người. Để phát huy vốn tự nhiên, hầu hết các chính phủ phải sử dụng ngân sách để đầu tư nhưng sau đó là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_huy_von_tu_nhien_de_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_vung_dong.docx