Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.1. Những thuận lợi
3.1.1.1. Thuận lợi về môi trường đầu tư để phát triển bền vững khu công nghiệp
Môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 trở lại đây, thường
xuyên được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo chỉ đạo hệ thống chính
trị vào cuộc quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) để thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung và các KCN nói riêng, từ năm 2013 đến
nay đã có 41 dự án FDI được cấp phép có tổng vốn đăng ký gần 7 tỷ USD Mỹ. Vốn
FDI đầu tư vào các KCN trong vài năm qua đã đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành điểm
sáng về thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI, với sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt,
sáng tạo trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Thái Nguyên đã và đang là
điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn đầu tư xuyên quốc gia.
3.1.1.2. Thuận lợi về trình độ phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về10
năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài
quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần.
3.1.2. Những khó khăn
3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh có địa hình phức tạp, thung lũng xen với đồi đất và núi đá vôi
nên đường đi lại không được thuận tiện, bố trí các hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước
cũng khó khăn, chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng khá cao so với các
tỉnh lân cận.
3.1.2.2. Khó khăn về kết cấu hạ tầng
Kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải
thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp. Kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, chất
lượng thấp.
Quy mô và chất lượng hạn chế của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bên ngoài
các KCN đã làm gia tăng chi phí sản xuất của các DN trong KCN và làm giảm mức độ
hấp dẫn đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KCN, KKT
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của một số địa
phương trong nước
2.3.2.1.Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc
Sự thành công trong PTBV các KCN tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến qua các kinh
nghiệm sau: Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết
kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Sử dụng hiệu quả đất CN trong các KCN theo
hướng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao, sử dụng không
gian nhiều tầng. Tập trung thu hút các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến
hiện đại đầu tư vào KCN, bằng các chính sách cụ thể như hỗ trợ BTGPMB, miễn, giảm
tiền thuê đất, hỗ trợ thủ tục đầu tư,
2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên
Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên được biết đến qua một số kinh nghiệm sau: Xây dựng hạ tầng các KCN Đồng
bộ; BQL các KCN Hưng Yên đã tập trung ưu tiên thu hút các dự án đầu tư lớn,
hiệu quả vào KCN với việc vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp vận động xúc tiến
đầu tư vào KCN.
2.3.2.3. Kinh nghiệmphát triển bền vững các khu công nghiệp của Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng đã xác định lợi thế so sánh, xu hướng phát triển của hội
nhập và mở cửa, khẳng định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX và
KKT là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội, thực hiện
CNH, HĐH.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên
Từ phân tích thành công và thất bại trong PTBV các KCN của các quốc gia và
địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Thái
Nguyên như sau:
9
Thứ nhất về phát triển kinh tế: Cần coi trọng quy hoạch phát triển dài hạn các
KCN để lựa chọn vị trí và kết nối các KCN theo vùng và đơn vị hành chính một cách
hợp lý, gắn phát triển KCN với quá trình đô thị hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, quốc gia nhằm phát huy hiệu quả lâu dài của các KCN.
Thứ hai, về phát triển xã hội:
Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ
trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN; Xây dựng, ban hành chính
sách đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng hợp lý nhằm tạo sự phát triển thuận lợi
cho các DN trong KCN cũng như người dân liên quan đến KCN; Rà soát, điều chỉnh, bổ
sung kịp thời các cơ chế, chính sách, đặc biệt là ưu đãi giành cho nhà đầu tư đầu tư trong
lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng các Khu tái đinh cư, Khu nhà ở cho công nhân làm việc
trong các KCN.
Thứ ba, về phát triển môi trường
- Tập trung, nghiên cứu xây dựng, ban hành Danh mục dự án đặc biệt ưu đãi đầu
tư và ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ tiên tiến, sản xuất
xanh thân thiện môi trường đầu tư vào KCN.
- Nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng các Khu xử lý chất thải công nghiệp tập trung
tại các vị trí cách xa khu dân cư, đô thị, thuận lợi và bảo đảm trong quá trình thu gom, vận
chuyển và xử lý triệt để chất thải công nghiệp từ KCN.
Thứ tư, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước KCN trên địa bàn
Xây dựng bộ máy BQL các KCN đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao Tăng
cường phân cấp, ủy quyền cho BQL các KCN, đồng thời, kiện toàn bộ máy tổ chức của
BQL các KCN tỉnh đảm bảo đủ năng lực tổ chức thực thi chức năng nhiệm vụ và quyền
hạn được giao theo cơ chế " một cửa, một dấu tại chỗ".
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.1. Những thuận lợi
3.1.1.1. Thuận lợi về môi trường đầu tư để phát triển bền vững khu công nghiệp
Môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 trở lại đây, thường
xuyên được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo chỉ đạo hệ thống chính
trị vào cuộc quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) để thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung và các KCN nói riêng, từ năm 2013 đến
nay đã có 41 dự án FDI được cấp phép có tổng vốn đăng ký gần 7 tỷ USD Mỹ. Vốn
FDI đầu tư vào các KCN trong vài năm qua đã đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành điểm
sáng về thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI, với sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt,
sáng tạo trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Thái Nguyên đã và đang là
điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn đầu tư xuyên quốc gia.
3.1.1.2. Thuận lợi về trình độ phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về
10
năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài
quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần.
3.1.2. Những khó khăn
3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh có địa hình phức tạp, thung lũng xen với đồi đất và núi đá vôi
nên đường đi lại không được thuận tiện, bố trí các hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước
cũng khó khăn, chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng khá cao so với các
tỉnh lân cận.
3.1.2.2. Khó khăn về kết cấu hạ tầng
Kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải
thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp. Kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, chất
lượng thấp.
Quy mô và chất lượng hạn chế của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bên ngoài
các KCN đã làm gia tăng chi phí sản xuất của các DN trong KCN và làm giảm mức độ
hấp dẫn đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững các Khu công nghiệp về kinh tế
3.2.1.1. Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các khu công nghiệp
Theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các
KCN Việt Nam ưu tiên thành lập giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020
Thái Nguyên có 06 KCN với tổng diện tích 1.420ha, bao gồm KCN Sông Công II
250ha; KCN Sông Công I 195ha; KCN Nam Phổ Yên 120ha; KCN Yên Bình 400ha;
KCN Điềm Thụy 350ha và KCN Quyết Thắng 105ha.
Các KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã có sự gắn kết chặt chẽ với
quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh và kết cấu hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào. Hệ thống
các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong các KCN được quy hoạch hiện đại
3.2.1.2. Thực trạng công tác vận động, xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án đầu
tư vào Khu công nghiệp
Giai đoạn 2000-2012 do khó khăn về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao
thông đối ngoại của các KCN chậm được đầu tư dẫn đến kết quả hoạt động xúc tiến,
vận động và tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN ở giai đoạn này chưa có hiệu quả.
Khắc phục những hạn chế ở giai đoạn 2000-2012, BQL các KCN Thái Nguyên
đã chủ động tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiều
cơ chế chính sách liên quan đến vận động, xúc tiến và ưu đãi đầu tư vào KCN, đặc
biệt là cơ chế tập trung nguồn lực để ưu tiên cho công tác BTGPMB tạo quỹ đất sạch
gắn với đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư theo hướng tạo quỹ đất sạch từ 30-
50 ha thường xuyên để đón các nhà đầu tư. BQL các KCN đã đề xuất cơ chế với
Tỉnh ủy, HĐND và UBDN tỉnh và cơ chế này đã được Tỉnh chấp thuận về chủ
trương cho phép BQL các KCN được vận động và sử dụng toàn bộ tiền ứng trước
tiền thuê đất có hạ tầng 50 năm của DN thứ cấp đầu tư vào KCN để thực hiện công
tác BTGPMB và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại KCN Điềm Thụy phần diện
tích 180ha.
11
3.2.1.3. Thực trạng công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư làm ăn lâu
dài trong Khu công nghiệp của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khu
công nghiệp
UBND tỉnh và BQL các KCN Thái Nguyên hàng tháng định kỳ một lần đã tổ chức
đối thoại với cộng đồng các DN KCN, đặc biệt là các DN FDI trong KCN để trao đổi,
thảo luận về các khó khăn phát sinh trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của
DN, trên cơ sở đó có tổng hợp, phân tích, đánh giá và chỉ đạo xử lý ngay các vấn đề
vướng mắc để tạo niềm tin và tạo thuận lợi cho các DN KCN yên tâm, tập trung nâng
cao chất lượng hoạt động đầu tư - sản xuất kinh doanh của DN KCN.
3.2.1.4. Thực trạng công tác hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh tạo tác động lan tỏa tích cực trong khu công nghiệp của Chính
quyền địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp
Trong thời gian từ 2000-2012, các DN hoạt động trong KCN chủ yếu là DN nhỏ
và vừa, công tác quản trị DN còn hạn chế nên việc tiếp nhận và tổ chức thực hiện chủ
trương tạo liên kết tác động lan tỏa tích cực từ KCN tới vùng ngoài KCN dường như
chưa được thực hiện tốt. Từ năm 2013 đến nay, do có nhiều DN FDI là những tập đoàn
hàng đầu thế giới có quy mô đầu tư lớn vào KCN đã và đang là hạt nhân thực hiện các
chính sách tác động lan tỏa tích cực đối với KCN như Samsung đã xây dựng những
công trình phúc lợi hiện đại phục vụ chuyên gia, công nhân lao động làm trong khuôn
viên tổ hợp.
3.2.1.5. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao và đổi mới
công nghệ của các Doanh nghiệp các khu công nghiệp của Chính quyền địa phương
và Ban quản lý các khu công nghiệp.
Năm 2012, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-
UBND quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo
Quyết định này, các DN được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại
như: công nghệ nguồn, công nghệ tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất,
năng lực cạnh tranh, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên,
3.2.1.6. Thực trạng hoạt động khuyến khích Doanh nghiệp khu công nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp
Hiện nay, các KCN tỉnh đã thu hút đầu tư được 118 dự án, trong đó có 41 dự án
thực hiện sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với quy mô lớn. Cụ thể là, trong năm
2014, doanh số xuất khẩu của cả tỉnh đạt 9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ các DN KCN
là 8,8 tỷ USD, chiếm 97,77% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
3.2.1.7. Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư, sản xuất kinh doanh và đánh giá
hiệu quả các doanh nghiệp khu công nghiệp của Ban quản lý các khu công nghiệp
* Về quản lý hoạt động đầu tư
Do đặc thù ở giai đoạn đầu từ năm 2000-2012 phát triển các KCN, các dự án thu
hút đầu tư vào các KCN chủ yếu là dự án có quy mô nhỏ. Giai đoạn 2013 trở lại đây,
do có những đột phá về kết quả thu hút đầu tư với 41 dự án đầu tư FDI có quy mô vốn
đầu tư đăng ký 7 tỷ USD chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực điện, điện tử,
có tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhanh đến năm 2014 đạt 3,2 tỷ USD và năm 2015 sẽ đạt
mức giải ngân 6,5 tỷ USD.
12
* Về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sau cấp phép và đánh giá hiệu quả
hoạt động của BQL các KCN đối với DN KCN
Trong giai đoạn 2000-2012, hoạt động quản lý sau cấp giấy chứng nhận đầu tư của
BQL các KCN đối với các DN KCN còn rất hạn chế. Giai đoạn từ năm 2013 trở lại đây
kết hợp với sự chủ động, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức của BQL
các KCN, các lĩnh vực quản lý Nhà nước sau cấp phép của BQL các KCN được nâng
tầm phù hợp với xu thế hội nhập.
3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về xã hội
3.2.2.1. Thực trạng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu công nghiệp
sử dụng lao động địa phương của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khu
công nghiệp
Trong thời gian từ năm 2012 về trước, do suy thoái kinh tế nên nhu cầu sử dụng
lao động của các DN cũng bị cắt giảm. Từ năm 2013 trở lại đây với việc Dự án Tổ hợp
công nghệ cao Samsung Thái Nguyên đầu tư vào KCN Yên Bình, kinh tế có dấu hiệu
phục hồi thì nhu cầu sử dụng lao động tại các DN KCN đã tăng trở lại từ quy mô 6000
lao động trong suốt các năm 2009-2012, đến nay đã tăng vọt lên quy mô 36.000 lao
động, gấp 6 lần và con số này sẽ tăng lên 100.000 lao động vào năm 2015 và 150.000
lao động vào năm 2017.
3.2.2.2. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu công
nghiệp thực hiện quan hệ hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao
động trong khu công nghiệp
Trong giai đoạn 2000-2012 các DN đầu tư vào KCN chủ yếu là DN vừa và nhỏ và
chủ yếu là DN trong nước, năng lực tài chính, trình độ quản lý và ý thức chấp hành chế
độ chính sách đối đối với người lao động của một số DN KCN còn hạn chế dẫn đến
quan hệ lợi ích hài hòa giữa chủ DN và người lao động chưa được quan tâm. Thời gian
gần đây, với sự tham gia của các DN hàng đầu thế giới đầu tư vào KCN như Samsung,
các DN đã xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa lợi ích giữa DN và người lao động
tốt hơn, thể hiện trên các khía cạnh như thu nhập của người lao động được nâng cao và
ổn định, các công trình phúc lợi tập thể trong nội bộ DN được xây dựng, việc thực hiện
các chế độ chính sách khác đối với người lao động đều được DN chấp hành tốt.
3.2.2.3. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu công
nghiệp đào tạo người lao động
UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 quy
định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, theo
đó mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau: hỗ trợ 25% tiền học phí đối với DN đào tạo từ 50-
150 người, hỗ trợ 40% đối với DN đào tạo lao động từ 151-300 người, hỗ trợ 50% tiền
học phí đối với DN đào tạo từ 300 người trên 300 người.
Ngoài ra, đối với dự án đặc thù thuộc Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái
Nguyên tại KCN Yên Bình, Tỉnh sẽ được hỗ trợ 500.000/người khi Samsung đào tạo
người địa phương vào làm việc tại Tổ hợp theo thỏa thuận hợp tác phát triển dự án
(PDA) đã ký giữa tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Samsung.
3.2.2.4. Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của tỉnh Thái
Nguyên được phản ánh qua các vấn đề như: Về cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng,
13
hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất; Công tác huy động vốn cho bồi thường giải phóng mặt
bằng và tái định cư.
3.2.2.5. Thực trạng chính sách nhà đầu tư cung cấp dịch vụ xã hội cho công nhân
Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 188/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 về
phát triển nhà ở xã hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương có KCN
đẩy mạnh việc khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư nhà ở cho
công nhân KCN và tạo cơ sở cho việc định hướng quy hoạch phát triển KCN gắn liền
với quy hoạch phát triển nhà ở cho người lao động KCN.
Tuy nhiên, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực này chưa
thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư vì đây là lĩnh vực đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốn
đầu tư dài, nên cần có thêm chính sách hỗ trợ đầu tư từ các địa phương có KCN.
3.2.3. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về môi trường
3.2.3.1. Thực trạng xây dựng khung khổ pháp lý bảo vệ môi trường
Khung khổ pháp lý BVMT đối với KCN của nước ta còn nhiều bất cập. Các doanh
nghiệp KCN vẫn tìm mọi cách né tránh các quy định này. Các văn bản pháp lý trong
lĩnh vực BVMT KCN còn khá chung chung nên khó tổ chức thực hiện.
3.2.3.2. Thực trạng công tác quản lý và khuyến khích các khu công nghiệp xây
dựng các khu xử lý chất thải tập trung
Hiện nay, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các KCN trên địa bàn Tỉnh, mới đề
cập đến khu xử lý nước thải tập trung chưa đề cập đến xử lý rác thải sinh hoạt và rác
thải CN, khu xử lý chất thải rắn cũng chưa được quy hoạch thành khu vực xử lý
riêng cho KCN.
3.2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động xử lý chất thải của
Doanh nghiệp khu công nghiệp
Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường
các KCN được tiến hành thường xuyên theo các hình thức: BQL các KCN trực tiếp tiến
hành kiểm tra từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khi các nhà máy vào vận
hành sản xuất.
3.2.3.4. Thực trạng chế tài xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Đến nay, có thể nói hệ thống chính sách pháp luật về BVMT đã được hoàn thiện,
bổ sung rất nhiều, trong đó có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và mức xử phạt vi phạm hành chính đối
với từng loại hành vi vi phạm, thậm chí có những hành vi vi phạm vượt ngưỡng hành
chính có thể được coi là tội phạm môi trường và được xử theo pháp luật hình sự. Tuy
nhiên, thực trạng các chế tài này còn rất nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các DN KCN
thiếu ý thức, luôn trốn tránh nghĩa vụ BVMT (điển hình là Nhà máy kẽm điện phân -
KCN Sông Công I).
3.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN
3.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy BQL các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Từ chỗ chỉ có 02 phòng chuyên môn là Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ vào thời
điểm bắt đầu thành lập năm 2000 Theo Quyết định số 130/2000/QĐ-TTg ngày
20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2004 BQL đã phát triển thành 3 phòng:
Văn phòng, Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trường, Phòng Quản lý Đầu tư và Doanh
nghiệp; năm 2010 phát triển thành 4 phòng: Văn phòng, Phòng Quản lý Đầu tư và
14
Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Lao động, Phòng quản lý quy hoạch và môi trường; năm
2014 BQL các KCN đã được UBND tỉnh chấp thuận, phê duyệt Đề án kiện toàn tổ
chức bộ máy với cơ cấu tổ chức là 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 đơn vị sự
nghiệp trực thuộc
3.3.2. Thực trạng về trình độ và năng lực của Ban quản lý các Khu công
nghiệp Thái Nguyên
Giai đoạn 2000-2012, BQL các KCN Thái Nguyên có 15 biên chế hành chính,
trong đó có 03 Lãnh đạo Ban, 06 lãnh đạo phòng và 06 chuyên viên; năng lực làm việc
và năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn còn hạn chế.
Giai đoạn từ 2013 đến nay ở giai đoạn này trình độ và năng lực quản lý của BQL
đã được cải tiến rõ nét, tạo lập được niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước khi
đầu tư vào các KCN, được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao nhiều nhiệm vụ quan
trọng như: đàm phát ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án với Tập đoàn Samsung
và các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khác khi đầu tư vào các KCN, được ủy quyền
làm Tổ trưởng Tổ công tác hỗ trợ đặc biệt Dự án Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái
Nguyên, Dự án KCN Điềm Thụy và nhiều dự án khác.
3.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.4.1. Đánh giá các khu công nghiệp theo tiêu chí đo lường mức độ phát triển
bền vững
3.4.1.1. Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp theo các tiêu
chí bền vững về kinh tế
Đánh giá mức độ PTBV các KCN theo các tiêu chí bền vững về kinh tế bao gồm: *
Đánh giá về vị trí quy hoạch xây dựng KCN; * Quy mô và tỷ lệ lấp đầy các KCN; * Đánh
giá về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Về thu hút vốn đầu tư / 1
ha đất công nghiệp, Về doanh thu và doanh thu xuất khẩu về mức độ thỏa mãn nhu cầu của
DN KCN và hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh của các DN KCN, về mức độ tăng
trưởng GTSX và đóng góp với ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DN KCN. Về mức đóng góp nguồn thu ngân sách địa phương từ các KCN.
3.4.1.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái nguyên theo tiêu chí xã hội.
Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
nguyên theo tiêu chí xã hội bao gồm: * Đánh giá mức độ bền vững về xã hội trong
KCN qua tiêu chí mối quan hệ hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động và
tiêu chí thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động của giới chủ DN KCN; *
Đánh giá phát triển bền vững các Khu công nghiệp về xã hội qua tiêu chí tạo việc làm
và thu nhập của người lao động trong DN KCN; * Đánh giá mức độ phát triển bền
vững các Khu công nghiệp qua tiêu chí mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động địa
phương và mức độ cải thiện đời sống của cư dân địa phương có KCN.
3.4.1.3. Đánh giá mức độ phát triển bền vững về mặt môi trường của các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đánh giá mức độ phát triển bền vững về mặt môi trường của các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: * Đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi
trường qua tiêu chí môi trường bên trong KCN; * Đánh giá mức độ phát triển bền
vững các Khu công nghiệp với các tiêu chí tác động tới môi trường bên ngoài KCN.
15
3.4.2. Đánh giá chung thực trạng phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.4.2.1. Kết quả phát triển bền vững các Khu công nghiệp
* Về kinh tế
- Các KCN của tỉnh đã được hình thành, xây dựng và phát triển theo đúng quy
hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hệ thống kết cấu hạ tầng các
KCN của tỉnh ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại.
- Đóng góp lớn vào cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo động lực đột phá trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI với con
số kỷ lục trong năm 2013,2014 thu hút được 41 dự án FDI với vốn đăng ký đạt 7 tỷ
USD, với kết quả ấn tượng này đã đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- Góp phần tổng hợp, phân tích, đánh giá được những bất cập về cơ chế chính sách
đối với phát triển các KCN, đặc biệt là hệ thống pháp luật về KCN, tạo tiền đề cho
những đề xuất, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế hệ thống pháp luật đối với KCN.
* Về xã hội
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các DN KCN đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh hiệu quả gắn chặt với trách nhiệm xã hội để đóng góp những tác động
lan tỏa cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư liền kề KCN, bằng
chuyển đổi mô hình sản xuất.
- Huy động được nguồn lực tổng hợp tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn như
đường, điện, trường, trạm bằng nguồn vốn xã hội hóa như tài trợ của các DN KCN.
* Về môi trường
- Đã đầu tư xây dựng được những công trình bảo vệ môi trường chung ở một
số KCN mang tầm cỡ quốc tế, nâng cao ý thức của các DN KCN, người lao động,
cộng đồng dân cư liền kề KCN tham gia tích cực vào thực hiện tốt pháp luật bảo vệ
môi trường.
- Lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất thân thiện
với môi trường vào KCN để làm hạt nhân tác động lan tỏa về sản xuất sạch, thân thiện
môi trường trong KCN như Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tại
KCN Yên Bình.
3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển bền vững các khu công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên
* Về kinh tế
- Chất lượng quy hoạch một vài KCN còn hạn chế, việc đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hạ tầng giao thông đối ngoại của các KCN giai đoạn 2000 -
2010 chậm được đầu tư nâng cấp; nguồn lực tập trung cho công tác BTGPMB và xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các KCN giai đoạn 2000 - 2010 nhỏ giọt nên chưa tạo
ra quỹ đất sạch gắn với kết cấu hạ tầng nên ảnh hưởng lớn đến công tác vận động, thu
hút đầu tư vào các KCN.
16
- Năng lực tài chính của một số chủ đầu tư hạ tầng KCN còn hạn chế dẫn đến tiến
độ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng CÒN chậm.
Các dự án thứ cấp thu hút đầu tư vào các KCN (giai đoạn 2000 - 2012) chủ yếu là
những dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô đầu tư không lớn, công nghệ
trung bình.
* Về xã hội
- Do trình độ văn hóa cũng như trình độ của cộng đồng dân cư thuộc vùng dự án
các KCN còn hạn chế, nên chưa tiếp cận và làm quen được với tác phong sản xuất công
nghiệp hiện đại.
- Nhiều DN KCN chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình đầu tư sản
xuất - kinh doanh nên đã phát sinh những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa người
sử dụng lao động và người lao động.
- Lực lượng lao động tại DN KCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN, chưa
thu hút được nhiều cán bộ quản lý giỏi, công nhân tay nghề cao nên nhiều những khâu
then chốt trong dây chuyền sản xuất hầu hết là lao động nước ngoài.
* Về môi trường
- Đến nay, vẫn còn một vài KCN chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi
trường chung như, trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống
thoát nước thải, khu vực chung chuyển rác thải công nghiệp trước khi vận chuyển tới
khu vực xử lý tập trung, hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động.
- Ý thức chấp hành pháp luật môi trường của một số DN KCN thấp kém, nên các
DN chủ động tránh né sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.
- BQL các KCN mặc dù là cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ
môi trường KCN, nhưng chưa được UBN tỉnh uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường nên hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_phat_trien_ben_vung_cac_khu_cong_nghiep_tren_dia_ban_tinh_thai_nguyen_0249_1917202.pdf