Tóm tắt Luận án Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp

Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau:KCN

là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản

xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều

kiện trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.8

2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp

(i) Đây là khu vực được quy hoạch phát triển công nghiệp mang tính

liên vùng; (ii) Tập trung trong một không gian nhất định; (iii) KCHT được

đảm bảo bởi công ty phát triển hạ tầng KCN, công ty dịch vụ KCN; (iv)

Điều kiện tự nhiên, môi trường phát triển của các KCN nhìn chung thuận

lợi, KCN được hình thành ở các nước trong quá trình CNH chính là để tạo

ra những điều kiện thuận lợi về cả cơ chế chính sách lẫn KCHT để khuyến

khích các nhà đầu tư tập trung vào KCN; (v) Trong KCN không có dân cư

sinh sống nhưng bên ngoài KCN có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn lao

động đang làm việc ở KCN được hình thành và phát triển.

2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế

Vai trò của KCN bao gồm: (i) Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài

nước để phát triển kinh tế; (ii) Chuyển giao công nghệ kích thích sự phát

triển các ngành công nghiệp phụ trợ; (iii) Phát triển nguồn nhân lực, giải

quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; (iv) Đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách;

(v) Phát triển KCN gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.3. Các tác động tiêu cực của khu công nghiệp đến nền kinh tế

Bên cạnh những tác động tích cực, sự ra đời và hoạt động của các

KCN có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Qua thực tế của Việt Nam

đã cho thấy: (i) Ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế; (ii) Ảnh

hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự xã hội ở nhiều địa phương; (iii) Ô

nhiễm môi trường gia tăng.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận án 1.3.2.1. Khoảng trống trong các nghiên cứu - Các nghiên cứu chưa đưa ra quan niệm về phát triển các KCN theo hướng bền vững dựa trên tác động của hiệu quả kinh tế lan tỏa đến các vấn đề xã hội và môi trường cả bên trong và bên ngoài KCN. - Tại thành phố Đà Nẵng, chưa có công trình nghiên cứu độc lập, bài bản và có hệ thống nào đã được công bố về phát triển các KCN theo hướng bền vững, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách, giải pháp phát triển phù hợp. 1.3.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án Từ định hướng, khung phân tích và các đánh giá được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án sẽ là: 7- Về phương pháp tiếp cận: Luận án nghiên cứu phát triển KCN theo hướng bền vững tất cả các KCN ở thành phố Đà Nẵng trên các tác động: (i) Phát triển bền vững về kinh tế các KCN (ii) Hiệu quả về kinh tế tác động lan tỏa đến xã hội bên trong và bên ngoài KCN; (iii) Hiệu quả về kinh tế tác động lan tỏa đến môi trường bên trong và ngoài KCN. - Về phương pháp đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững: Luận án sẽ đánh giá dựa trên cách tiếp cận ở trên và sử dụng hệ thống các tiêu chí cụ thể, bao gồm: (i) Các tiêu chí về kinh tế; (ii) Các tiêu chí về xã hội; (iii) Các tiêu chí về môi trường; (iv) Kết hợp với sử dụng kết quả khảo sát thực tế một số chỉ tiêu có liên quan để phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân tác động đến sự phát triển của các KCN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: (i) Phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản về PTBV, trong đó luận án đưa ra khái niệm về phát triển các KCN theo hướng bền vững; (ii) Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN theo hướng bền vững; (iii) Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững; (iv) Phân tích thực trạng phát triển các KCN theo nội dung, theo các nhân tố ảnh hưởng; (v) Đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo các tiêu chí; (vi) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau:KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. 82.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp (i) Đây là khu vực được quy hoạch phát triển công nghiệp mang tính liên vùng; (ii) Tập trung trong một không gian nhất định; (iii) KCHT được đảm bảo bởi công ty phát triển hạ tầng KCN, công ty dịch vụ KCN; (iv) Điều kiện tự nhiên, môi trường phát triển của các KCN nhìn chung thuận lợi, KCN được hình thành ở các nước trong quá trình CNH chính là để tạo ra những điều kiện thuận lợi về cả cơ chế chính sách lẫn KCHT để khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào KCN; (v) Trong KCN không có dân cư sinh sống nhưng bên ngoài KCN có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn lao động đang làm việc ở KCN được hình thành và phát triển. 2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế Vai trò của KCN bao gồm: (i) Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế; (ii) Chuyển giao công nghệ kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; (iii) Phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; (iv) Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách; (v) Phát triển KCN gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3. Các tác động tiêu cực của khu công nghiệp đến nền kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực, sự ra đời và hoạt động của các KCN có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Qua thực tế của Việt Nam đã cho thấy: (i) Ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế; (ii) Ảnh hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự xã hội ở nhiều địa phương; (iii) Ô nhiễm môi trường gia tăng. 2.2.Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 2.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững 2.2.1.1. Lịch sử hình thành khái niệm phát triển bền vững trên thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil đã đưa ra bản tuyên ngôn “Về Môi trường và phát triển” một lần nữa khẳng định “PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Tại Hội nghị lần này, các nước đã thông qua chương trình Nghị sự 21, đây là chương trình hành động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển. 92.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam Theo quan điểm của luận án, PTBV là quá trình nhằm đạt được mục tiêu phát triển hợp lý, hài hòa trên cả ba mặt trong đó kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết theo hướng tiến bộ, công bằng và môi trường được bảo vệ theo hướng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học. 2.2.2. Khái niệm và nội dung của phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 2.2.2.1. Khái niệm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Quan niệm của luận án về phát triển các KCN theo hướng bền vững là đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của KCN, đồng thời những thành quả kinh tế của KCN có tác động lan tỏa và chịu sự ràng buộc của các khía cạnh xã hội và môi trường cả trong và ngoài KCN. Như vậy, để đảm bảo phát triển các KCN theo hướng bền vững, nội hàm của phát triển các KCN theo hướng bền vững bao gồm các nội dung sau: Một là, phát triển bền vững về kinh tế:Duy trì hiệu quả trong hoạt động kinh tế của KCN bao gồm hiệu quả bên trong KCN và tác động lan tỏa của KCN đến địa phương có KCN, vùng và cả nước.Hiệu ứng lan tỏa về kinh tế của KCN đến địa phương và vùng thể hiện qua những tác động tích cực mà các KCN mang lại cho địa phương có KCN và vùng lân cận; Hai là, phát triển bền vững về xã hội: Sự lan tỏa của hoạt động kinh tế đến PTBV về xã hội cả bên trong và bên ngoài KCN; Ba là, phát triển bền vững về môi trường: Lan tỏa của hoạt động kinh tế đến sự PTBV về môi trường bên trong và bên ngoài hàng rào KCN. 2.2.2.2. Nội dung của phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững a. Nội dung phát triển các KCN theo hướng bền vững về kinh tế: (i) Quy hoạch phát triển các KCN hợp lý và hiệu quả; (ii) Quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư theo đúng cam kết ban đầu; (iii) Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ đối với các DN trong KCN; (iv) Lựa chọn và triển khai áp dụng mô hình hoạt động của KCN có hiệu quả, đảm bảo PTBV. 10 b. Nội dung phát triển các KCN theo hướng bền vững về xã hội: (i) Ban Quản lý các KCN và địa phương cần đảm bảo kết hợp hài hòa các loại lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động; (ii) Khuyến khích các DN cung ứng các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người lao động; (iii) Chính quyền địa phương và Ban Quản lý các KCN luôn khuyến khích các DN tham gia đào tạo và sử dụng lao động địa phương. c. Nội dung phát triển các KCN theo hướng bền vững về môi trường: (i) Xây dựng và hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN; (i) Khuyến khích các KCN xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung; (iii) Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các DN KCN; (iv) Công tác quản lý môi trường khu công nghiệp; (v) Có biện pháp chế tài nhằm xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường KCN. 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp 2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá phát triển về kinh tế các khu công nghiệp theo hướng bền vững - PTBV bên trong các KCN: (1) Vị trí đặt KCN; (2) Quy mô đất đai và tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất hoạt động của KCN; (3) Tỷ lệ lấp đầy KCN; (4) Doanh thu, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các DN trong KCN; (5) Liên kết sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN - PTBV lan tỏa từ các KCN đến địa phương và vùng: (1) Đóng góp của KCN vào ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của địa phương; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN; (3) Đóng góp của KCN vào ngân sách địa phương; (4) Đóng góp về kim ngạch xuất khẩu cho địa phương. 2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển về xã hội các khu công nghiệp theo hướng bền vững - PTBV bên trong các KCN:(1) Thu nhập của người lao động trong các KCN; (2) Các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người lao động trong KCN; (3) Mức độ bảo đảm yêu cầu của các yếu tố xã hội, nhân văn cho PTBV KCN. 11 - PTBV lan tỏa từ các KCN đến địa phương và vùng: (1) Giải quyết việc làm cho địa phương có KCN; (2) Các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương có KCN. 2.2.3.3. Tiêu chí đánh giá phát triển về môi trường các khu công nghiệp theo hướng bền vững (1) Các chỉ tiêu đánh giá về xử lý nước thải trong KCN; (2) Các chỉ tiêu đánh giá về xử lý chất thải rắn trong KCN; (3) Các chỉ tiêu đánh giá về vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong KCN. 2.2.4. Các nhân tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững (i) Hệ thống luật pháp liên quan đến phát triển các KCN; (ii) Chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển các khu công nghiệp; (iii) Mô hình tổ chức hoạt động của Ban quản lý KCN; (iv) Năng lực nội tại của KCN về trình độ công nghệ, trình độ lao động và ý thức chấp hành pháp luật của các DN; (v) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương có KCN. 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế Tổng hợp các kinh nghiệm của thành phố Thẩm Quyến - Trung Quốc và Malaisia. 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước Tổng hợp kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng Một, việc quy hoạch các KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hai, cần chủ động xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển các KCN để thu hút đầu tư; Ba, chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp; Bốn, chọn lọc các dự án đầu tư phù hợp với thế mạnh và xu hướng phát triển của địa phương, sử dụng nguồn lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, KCHT và dịch vụ phát triển; Năm, khẳng định vai trò nhà nước là nhân tố then chốt dẫn tới sự thành công của các KCN; Sáu,đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển KCN với các yếu tố về KCHT kinh tế, xã hội, môi trường trong khu vực có KCN. 12 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Khái quát về khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 3.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 6 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1.167,1 ha. Trong đó có 3 KCN thành lập trước năm 2000 là KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu và 3 KCN thành lập trong giai đoạn 2001 – 2005 là KCN Hòa Cầm và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng và KCN Hòa Khánh Mở rộng. 3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Giới thiệu về vị trí địa lý; thời tiết và khí hậu; tài nguyên và môi trường của thành phố Đà Nẵng. 3.1.2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Dân số: Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 2014 là 1.007.653 người. Trong đó dân số đô thị là 879.502 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 – 2014 là 2,14%/năm. Dự báo đến năm 2020, dân số thành phố Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu người. Với 6 quận gồm Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ và 2 huyện là Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Mật độ dân số bình quân năm 2014 là 784 người/km2. Dân số được phân bố không đều giữa quận, huyện; nội thành và ngoại thành. Quận Thanh Khê: 19.920 người/km2, quận Hải Châu 8.871 người/km2 trong khi đó huyện Hoà Vang chỉ có 174 người/km2. 13 3.1.3. Vai trò, vị trí của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là trung tâm của VKTTĐMT, đây không chỉ đóng vai trò như là hạt nhân tăng trưởng của vùng mà còn là cửa ngõ phía Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Việc nằm trên tuyến giao thông này đã tạo cơ hội cho các DN ở Đà Nẵng hợp tác, tiếp cận các vùng nguyên liệu, thị trường, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và xuất khẩu, tăng cường giao lưu với các hoạt động văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 3.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế 3.2.1.1. Thực trạng về công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp 3.2.1.2. Thực trạng về công tác thanh tra, giám sát, quản lý hoạt động đầu tư ở các khu công nghiệp 3.2.1.3. Thực trạng về công tác khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 3.2.1.4. Thực trạng về áp dụng mô hình hoạt động kinh tế ở các khu công nghiệp 3.2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về xã hội 3.2.2.1. Thực trạng về sự kết hợp hài hòa các loại lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động 3.2.2.2. Thực trạng về hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo và sử dụng lao động địa phương 3.2.3. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về môi trường 3.2.3.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường khu công nghiệp 3.2.3.2. Thực trạng về khuyến khích các khu công nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung 14 3.2.3.3. Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 3.2.3.4. Thực trạng về công tác quản lý môi trường khu công nghiệp 3.2.3.5. Thực trạng xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường khu công nghiệp 3.2.4. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các nhân tố ảnh hưởng 3.2.4.1. Hệ thống luật pháp liên quan đến phát triển các khu công nghiệp 3.2.4.2. Chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển các khu công nghiệp 3.2.4.3. Mô hình tổ chức hoạt động của khu công nghiệp và của Ban quản lý khu công nghiệp 3.2.4.4. Năng lực nội tại của khu công nghiệp về trình độ công nghệ, trình độ lao động và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp 3.2.4.5. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương có khu công nghiệp 3.3. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các tiêu chí 3.3.1. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế 3.3.1.1. Đánh giá phát triển nội tại khu công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế Được xem xét trên các tiêu chí: (i) Vị trí đặt KCN, có thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa vào, ra KCN; (ii) Quy mô đất đai và tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất hoạt động của KCN, phân tích trên khía cạnh sự phù hợp với yêu cầu phát triển hay không; (iii) Tỷ lệ lấp đầy KCN: đánh giá hiệu quả khai thác KCN thông qua các dự án đầu tư theo thời gian trên diện tích công nghiệp đất hiện có; (iv) Doanh thu, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn của các DN trong KCN: dựa trên hiệu quả hoạt động về kinh tế của các DN; (v) Liên kết sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN: quá trình liên kết, phân công lao động xã hội của các DN được thực hiện nhằm phát huy hết hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN 15 3.3.1.2. Đánh giá tác động lan tỏa ra bên ngoài từ khu công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế Về tác động lan tỏa ra bên ngoài KCN: (i) Đóng góp của KCN vào ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của địa phương; (ii) chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN; (iii) Đóng góp vào ngân sách nhà nước; (iv) Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN mang lại cho địa phương thông qua các mức đóng góp cụ thể. Mức đóng góp cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của các DN KCN. 3.3.2. Đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng về xã hội 3.3.2.1. Đánh giá phát triển nội tại khu công nghiệp theo hướng bền vững về xã hội Được phân tích dựa trên các tiêu chí về thu nhập của người lao động có đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của họ không. Các dịch vụ xã hội như phương tiện đi lại công cộng, nhà ở, y tế cộng đồng, có thuận lợi cho người lao động và tỷ lệ tham gia các loại hình bảo hiểm được xem xét trên cơ sở quyền lợi của người lao động được hưởng, trách nhiệm của người sử dụng lao động thông qua việc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đối với người lao động 3.3.2.2. Đánh giá tác động lan tỏa ra bên ngoài từ khu công nghiệp theo hướng bền vững về xã hội Các chỉ tiêu được xem xét: (i) giải quyết việc làm cho lao động địa phương có KCN; (ii) các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương có KCN. Qua đó, cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc xây dựng KCN đối với người dân địa phương trên góc độ về đời sống kinh tế - xã hội cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. 3.3.3. Đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng về môi trường 3.3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về xử lý nước thải trong khu công nghiệp: (i) Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung; (ii) Tỷ lệ các DN trong KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của KCN. 16 3.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá về xử lý chất thải rắn trong khu công nghiệp: Tỷ lệ % DN thay thế nguyên vật liệu đầu vào từ loại tạo ra chất thải không tái chế được bằng loại nguyên vật liệu tạo ra chất thải tái chế được trên tổng số DN trong KCN. 3.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong khu công nghiệp: (i) Về chất lượng không khí trong KCN, nồng độ khí độc SO2, NO2, CO, chì, nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở KCN Hoà Khánh; (ii) Số lượng và tỷ lệ các DN đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong KCN; (iii) Tỷ lệ DN có diện tích đất trồng cây xanh đạt tối thiểu 15%. Phân tích các chỉ tiêu trên để chỉ ra những tác động từ hoạt động của DN trong KCN đến môi trường bên trong và ngoài KCN. 3.4. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững 3.4.1. Những kết quả đạt được 3.4.1.1. Về các yếu tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Một là, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện; Hai là, mô hình tổ chức hoạt động của Ban quản lý các KCN và Chế xuất cải tiến đáng kể; Ba là, trình độ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên về quy mô số lượng và tỷ lệ, góp phần nâng cao NSLĐ của các DN trong KCN trong những năm qua; Bốn là, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên trong KCN đã được chuyển giao cho công ty khai thác hạ tầng kỹ thuật quản lý, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào KCN có thể nhanh chóng thực hiện dự án của mình mà không lo đến vấn đề hạ tầng kỹ thuật. 3.4.1.2. Về kinh tế Một là, vị trí các KCN đang đứng chân thuận lợi cho quá trình phát triển; Hai là, doanh thu và NSLĐ trong KCN đối với các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong những năm qua đều tăng lên; Ba là, đóng góp của KCN đối với địa phương các năm qua liên tục tăng lên. 3.4.1.3. Về xã hội Một là, tình hình thu hút thêm lao động vào KCN trong những năm qua liên tục tăng lên; Hai là, các công trình phúc lợi xã hội đã được quan 17 tâm đầu tư; Ba là, tỷ lệ người tham gia đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tại các DN có xu hướng tăng lên; Bốn là, việc phát triển các KCN tập trung đã tạo điều kiện di dời các nhà máy từ nội thành vào KCN, góp phần chỉnh trang đô thị thành phố, hình thành các khu đô thị, khu dân cư phát triển. 3.4.1.4. Về môi trường Một là, có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải từ các nhà máy ở các KCN; Hai là, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư; Ba là, các KCN ở Đà Nẵng đã áp dụng các mô hình KCN sinh thái, giảm khí thải carbon trong hoạt động sản xuất; Bốn là, hầu hết các DN trong các KCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của nó 3.4.2.1. Những hạn chế, yếu kém (a) Về các nhân tố tác động đến phát triển các KCN theo hướng bền vững Một là, chưa cho ra đời được Luật về KCN, KCX; Hai là, Chất lượng quy hoạch các KCN ở Đà Nẵng được đánh giá là chưa thực sự đảm bảo tính bền vững; Ba là, mô hình tổ chức hoạt động của KCN chưa bền vững; Bốn là, Các chính sách về lao động, chính sách môi trường; Năm là, Hàm lượng công nghệ trong đầu tư của các DN thấp, sự phù hợp với ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao. (b) Về kinh tế: Một là, tỷ lệ lấp đầy cao nhưng hiệu quả sử dụng đất trong KCN chưa đáp ứng được yêu cầu; Hai là, quá trình liên kết kinh tế giữa các DN trong các KCN ở Đà Nẵng chưa có, chưa xuất hiện các liên kết ngành kiểu “cluster”; Ba là, các chỉ tiêu về kinh tế như doanh thu, NSLĐ, đóng góp vào NSNN tăng lên nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu vào một số DN lớn. (c) Về xã hội: Một là, thu nhập của người lao động còn thấp; Hai là, các dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu; Ba là, thời gian làm việc của người lao động và chế độ chính sách đối với lao động nữ vẫn chưa được thực hiện đúng ở một số DN; Bốn là, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội bên trong và ngoài hàng rào KCN trong thời gian vừa qua chưa đảm bảo. 18 (d) Về môi trường: Một là, các DN chưa tuân thủ nghiêm túc về pháp luật BVMT; Hai là, quá trình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải thiếu ổn định; Ba là, các nhà máy xử lý nước thải mới đạt chuẩn B theo QCVN; Bốn là, các công trình xử lý chất thải chưa được đầu tư đồng bộ; Năm là, vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn từ các KCN ở Đà Nẵng còn ở mức cao. 3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (1) Văn bản hệ thống luật pháp trong quá trình áp dụng vào thực tế vẫn gây nên tình trạng chồng chéo, trùng lắp; (2) Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với các KCN ở thành phố Đà Nẵng về công tác triển khai thực hiện quy hoạch chưa cụ thể, thiếu chặt chẽ; (3) Kết cấu hạ tầng KCN phát triển thiếu đồng bộ; (4) Cơ chế chính sách áp dụng đối với các KCN và việc quản lý của cơ quan nhà nước thiếu chặt chẽ; (5) Mô hình liên kết kinh tế chưa được triển khai thực hiện ở các KCN; (6) Việc đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội; (7) Các cấp chính quyền của thành phố Đà Nẵng chưa có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về các dịch vụ xã hội và tiện ích công cộng; (8) Công tác kiểm tra, giám sát và quản lý môi trường KCN chưa chặt chẽ; (9) Các dự án đầu tư trong KCN khi quy hoạch ban đầu không được phân chia theo khu vực, theo ngành; (10) Do thiếu vốn đầu tư dẫn đến đầu tư thiếu đồng bộ các công trình xử lý nước thải; (11) Các mô hình phát triển nhằm bảo vệ môi trường bên trong và bên ngoài KCN ở Đà Nẵng chưa phát huy được hiệu quả. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững 4.1.1. Dự báo tình hình trong nước và quốc tế tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng 4.1.1.1. Cơ hội phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững (1) Thị trường xuất khẩu sản phẩm sẽ được mở rộng ở các nước có nền kinh tế phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ gia 19 tăng; (2) Tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của các DN; (3) Đà Nẵng đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư qua những kết quả tốt như môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi hơn, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) dẫn đầu cả nước trong những năm qua; (4) Đà Nẵng là địa phương nằm trong VKTTĐMT, có môi trường đầu tư tương đối thuận lợi và có khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư. 4.1.1.2. Thách thức trong phát triển các khu công nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_theo_huong_ben_vung_o_thanh_pho_da_n_ng_7411_1916284.pdf
Tài liệu liên quan