Số lượng lao động du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH tăng mạnh
qua các năm, năm 2005 lực lượng này có 2.143 người, đến năm 2017
đã tăng lên 10.658 người. Nhưng tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tính chuyên
nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất lượng phục vụ và thiếu đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch trong điều kiện hiện nay.
1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch và du lịch theo
hướng bền vững
Có một số công trình nghiên đã nghiên cứu đề cập và phân tích
về những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch: “Du lịch
bền vững”; “Phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng”; “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát
triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình”; “Quản lý nhà nước địa
phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền trung
7
Việt Nam”. Gắn vào đó là đề cập đến vai trò của cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch đặc biệt là các khâu thanh tra kiểm tra, do tính chất
đặc trưng của ngành du lịch. Từ đó các giải pháp phát triển được nhiều
đề tài đưa ra, mỗi giải pháp mang tính đặc trưng của vùng, miền, giải
pháp cho quản lý nhà nước của từng phạm vi đề tài nghiên cứu. “Cơ
sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”.
Cùng với những nghiên cứu trước đây, tác giả Bùi Thanh Toàn (2018)
[45] đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về phát triển bền vững trong
môi trường AEC cho tỉnh Phú Yên.
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu
Thứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về du lịch, phát
triển du lịch, du lịch bền vững, nội hàm liên quan đến PTBV du lịch;
khái niệm PTBV, phát triển du lịch bền vững, quản lý du lịch Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về nội dung này kể cả trong nước và quốc tế
Thứ hai, xu hướng chung là phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. Có nhiều kinh nghiệm
khác nhau với mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững của
một số địa phương ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thứ ba, đã phân tích, đánh giá tính hệ thống và tính bền vững
của du lịch. Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với sự phát
triển của đất nước, của vùng, của địa phương.
Thứ tư, thực trạng về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
một số tỉnh của Việt Nam như Lào Cai, Phong Nha Kẻ Bàng, vườn
quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), của các vùng du lịch Đông Bắc
Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ được nghiên cứu phân tích sâu.
Thứ năm, một số giải pháp PTBV du lịch được đưa ra: Quy
hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch; đa dạng hoá
các sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển du lịch; những cơ chế chính
sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển du
lịch; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BẾN VỮNG
2.1 Cơ sở lý luận về du lịch
2.1.1 Khái niệm
Điều 3 - Luật du lịch Việt Nam năm 2017 “Du lịch các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
8
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Từ những
khái niệm trên, nhận thấy rằng du lịch là một hoạt động đa dạng, đặc
thù, liên quan đến nhiều đối tượng như khách du lịch, phương tiện
giao thông,... và nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhằm đem lại các
lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội cho các quốc gia, địa phương. Tuy
nhiên sự tác động của hoạt động du lịch đến các địa phương, vùng
lãnh thổ và các quốc gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ chế
chính sách phát triển du lịch, loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và
các tài nguyên du lịch của từng vùng.
2.1.2 Đặc điểm du lịch
Thứ nhất, du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên.
Thứ hai, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu
tiêu dùng đa dạng của khách du lịch
Thứ ba, du lịch là ngành ngoài kinh doanh và dịch vụ ra còn phải
bảo đảm nhu cầu an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du
khách, cho địa phương và các nước đón nhận du khách.
Thứ tư, ngành du lịch là một ngành kinh tế - xã hội - dịch vụ đa
năng. Xếp du lịch là một ngành kinh tế cũng đúng, một ngành văn hóa
– xã hội cũng không sai.
2.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.1 Phát triển bền vững
2.2.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.2.1 Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững
Tại kỳ họp lần thứ 70 vào tháng 9/2015, 154 quốc gia thành
viên của đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua chương trình nghị sự
PTBV đến năm 2030. “Chương trình gồm 17 mục tiêu PTBV (SDGs),
trong đó có một số mục tiêu quan trọng như xóa đói nghèo, bảo vệ
hành tinh, đảm bảo thịnh vượng chung cho tất cả”. Về lĩnh vực du
lịch, UNWTO cố gắng gắn kết du lịch với các mục tiêu toàn cầu; tích
cực liên hệ với các chính phủ, ngân hàng, tổ chức tài chính, tư nhân,
các cơ quan của Liên hợp quốc để trao đổi và thực hiện các mục tiêu
PTBV, đặt trọng tâm vào các “mục tiêu 8 (Thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm đầy đủ và năng suất và
công việc tốt cho tất cả mọi người), mục tiêu 12 (Đảm bảo các mô
9
hình tiêu dùng và sản xuất bền vững), mục tiêu 14 (Bảo tồn và sử
dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho
PTBV)”, trong đó du lịch là một phần đặc trưng, quan trọng.
2.2.2.2 Nội hàm phát triển du lịch theo hướng bền vững
“Phát triển du lịch theo hướng bền vững là sự phát triển du lịch
dựa trên sự khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực,
bảo đảm đạt được đồng thời cả ba mục tiêu bền vững về kinh tế, bền
vững về văn hóa – xã hội, và bền vững về môi trường của địa phương,
của vùng và của quốc gia theo đúng yêu cầu và nguyên tắc của phát
triển bền vững”.
Nội hàm của phát triển du lịch theo hướng bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự
phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững
về văn hóa xã hội. Trách nhiệm đối với môi trường đòi hỏi tất cả các
ngành phải nhận biết và có những biện pháp can thiệp nếu không
muốn trong tương lai môi trường bị hủy hoại và xuống cấp. Bản thân
ngành du lịch cũng phải tự biết hành động như thế nào để du lịch phát
triển theo hướng bền vững hơn.
2.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững
Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí PTBV trong bộ hệ thống tiêu
chí của Liên Hợp Quốc và “các tiêu chí giám sát, đánh giá PTBV địa
phương của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”, tác giả nghiên cứu và
lựa chọn cho phù hợp để hình thành hệ thống các tiêu chí tổng hợp
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Dưới góc độ kinh tế: Vị trí, quy mô của du lịch; Lợi ích kinh tế
từ du lịch
Dưới góc độ văn hóa – xã hội: Sự tham gia của người dân; Sinh
kế dân địa phương; Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử của điểm du lịch.
Dưới góc độ môi trường: Bảo tồn tài nguyên du lịch; Giảm thiểu
ô nhiễm; Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan
2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.3.1 Môi trường thể chế, kinh doanh và chính sách
2.3.1.1 Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền
địa phương
2.3.1.2 Môi trường kinh doanh của địa phương
2.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan
10
2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch
2.3.4 Hoạt động liên kết và hợp tác du lịch của các tỉnh
2.3.5 Sự hài lòng và nhu cầu của khách du lịch
2.3.6 Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch
2.3.7 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, hội nhập kinh
tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
2.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong
nước và quốc tế
Luận án tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế bao
gồm duyên hải Nam trung bộ (Việt Nam); Khu Bảo tồn Annapurna-
Nepal; Thenmala- Ấn Độ; Koronayitu- NewZeland. Thông qua khảo
cứu kinh nghiệm, luận án rút ra một số bài học: Thứ nhất, Nhận thức
đầy đủ về PTBV. Thứ hai, xây dựng Chiến lược phát triển du lịch phù
hợp với điều kiện kinh tế của vùng, của tỉnh. Thứ ba, tổ chức quản lý
thống nhất và cụ thể. Thứ tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát
triển du lịch. Thứ năm, sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
là rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững. Thứ
sáu, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ bảy,
các địa phương phải có kế hoạch quảng bá địa danh du lịch phù hợp.
Thứ tám, khai thác hợp lý tài nguyên vào bảo vệ môi trường là trách
nhiệm từ cơ quan quản lý nhà nước đến ban quản lý các điểm du lịch,
dân cư địa phương, đến khách du lịch.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1 Tổng quan và tiềm năng du lịch các tỉnh phía nam đồng bằng
sông Hồng
3.1.1 Tổng quan về các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Các tỉnh phía nam ĐBSH gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình với tổng diện tích khoảng 4.600 km2, dân số 4.6 triệu
người và UNESCO đã công nhận khu DTSQ thế giới đối với vùng đất
ngập nước ven biển ngày 13/10/2008.“Khu DTSQ thế giới châu thổ
sông Hồng bao gồm ven biển rộng lớn các hệ sinh thái, thuộc địa giới
hành chính của 6 huyện gồm Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình);
Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (tỉnh
11
Ninh Bình). Có hai vùng lõi là vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Tổng diện tích của khu DTSQ
hơn 105 nghìn ha là nơi cư trú của nhiều loài chim quý hiếm (chim
nước và chim di cư), là hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở cửa
sông ven biển miền Bắc Việt Nam. Đây còn là khu DTSQ đầu tiên ở
khu vực Đông Nam Á áp dụng mô hình đồng quản lý giữa 3 tỉnh với
phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý một vùng đất ngập
nước rộng lớn.”
3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và không gian du lịch
Ba tỉnh phía nam ĐBSH được quy hoạch thuộc vùng kinh tế
duyên hải Bắc Bộ đa dạng loại địa hình: vùng đồng bằng thấp trũng,
vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi và bán sơn địa, bờ biển dài
142 km. Các tỉnh phía nam ĐBSH có nhiều tiềm năng về du lịch với
bãi biển dài và đẹp, di tích lịch sử lâu đời và nhiều cảnh quan tự nhiên
độc đáo. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế của các tỉnh phía nam
ĐBSH có sự sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong
những năm qua, du lịch đã có những đóng góp đáng kể đến phát triển
kinh tế cho các tỉnh, nhiều địa điểm du lịch cũ được khai thác, địa
điểm mới được xây dựng tạo điểm thu hút riêng cho vùng.
3.1.2 Tiềm năng du lịch của các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng
3.1.2.1 Tiềm năng du lịch thiên nhiên
3.1.2.2 Tiềm năng du lịch văn hóa
3.2 Thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng
sông Hồng theo hướng bền vững
3.2.1 Dưới góc độ kinh tế
3.2.1.1 Vị thế, quy mô của ngành du lịch
a) Du lịch trong định hướng, chính sách phát triển kinh tế của địa phương
(1) Du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH ngày càng được khẳng định
về tiềm năng, vị trí, hình ảnh, và chất lượng trên bản đồ du lịch của
Việt Nam.
(2) Các điểm du lịch đều nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, nhiều
nơi giáp ranh giữa các tỉnh lân cận, thuận tiện cho việc tham quan, di
chuyển, liên kết.
(3) Các điểm du lịch đều nằm xen kẽ với khu dân cư, cách trung
tâm thành phố không xa, có cả các dịch vụ tiện ích, giải trí xung quanh.
b) Tăng trưởng du lịch
12
Tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và liên tục, trung bình đạt
18,78% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng GRDP nói chung và tốc độ
tăng ngành dịch vụ nói riêng. Du lịch đã khẳng định được tầm quan
trọng trong phát triển kinh tế ở địa phương.
c) Chuyển dịch trong cơ cấu ngành du lịch
Tỷ trọng cơ cấu trong ngành du lịch đã phản ánh đúng về ngành
du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH, dịch vụ phụ trợ du lịch thiếu và
yếu; sản phẩm đặc thù ít, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung cần
phong phú hơn. Trong cơ cấu đầu tư các tỉnh thuộc nam ĐBSH hiện
chưa có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch mà
chỉ có dự án với vốn đầu tư trong nước, trong đó phần lớn là vốn nhà
nước.
3.2.1.2 Lợi ích kinh tế từ du lịch
a) Đóng góp vào GRDP và các ngành khác
Năm 2010, giá trị tăng thêm ngành du lịch chiếm 0,57% tổng
GRDP, đến năm 2018 chiếm khoảng 1,5% tổng GRDP của các tỉnh
phía nam ĐBSH. Sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu GRDP
còn nhỏ bé, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của du lịch của các
tỉnh (tính chung cả nước du lịch đóng góp khoảng 5,9% vào GDP).
b) Thu hút lao động du lịch
Cùng với sự gia tăng của ngành du lịch là sự gia tăng của lao
động trong ngành. Các địa phương, điểm du lịch đã thu hút và giải
quyết nhu cầu lao động cho cộng đồng dân cư, đồng thời là địa chỉ hấp
dẫn cho lao động từ các địa phương khác tới, từ các ngành khác sang.
c) Số lượng khách du lịch
Khách du lịch nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH chiếm tới trên
90%, liên tục từ năm 2005 đến nay, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
là 12%, phần đông khách nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH là đến
Ninh Bình (chiếm trên 70% khách cả vùng phía nam). Về các chỉ tiêu
du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa phương đón
nhiều khách du lịch của cả nước, nhưng nếu so sánh với các tiểu vùng
du lịch ở ĐBSH & DHĐB thì lượng khách đến nam ĐBSH còn khá
khiêm tốn (các tỉnh phía nam ĐBSH khách du lịch chỉ bằng 1/3 tiểu
vùng trung tâm và hơn ½ tiểu vùng duyên hải Đông Bắc).
d) Thu nhập từ du lịch
Năm 2010, tổng thu từ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH đạt
13
được 979.927 triệu đồng đến năm 2018 đã lên tới 4.486.000 triệu
đồng; tăng gấp 4,5 lần. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng
không ngừng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới tổng
thu từ du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH sẽ gia tăng, góp phần tích
cực vào sự phát triển KT-XH của các địa phương.
e) Giá dịch vụ du lịch
Giá phòng khách sạn, vé tại các điểm du lịch cũng không cao khi
so sánh với một số điểm du lịch của Hà Nội và các tỉnh lân cận.
f) Mức chi tiêu của khách du lịch
Mức chi tiêu trung bình hiện nay du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH
chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uống và vận
chuyển khách. Dịch vụ lữ hành, hướng dẫn đưa các đoàn đi tham quan
danh lam thắng cảnh, hang động; lễ chùa... còn chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng thu từ du lịch. Do lượng khách này thường đi trong ngày,
thời gian lưu lại không lâu, ảnh hưởng không nhỏ tới tổng thu của
ngành du lịch
3.2.2 Dưới góc độ xã hội - văn hóa
3.2.2.1 Sinh kế của dân địa phương
a) Việc làm trong ngành du lịch
Cùng với sự gia tăng của ngành du lịch là sự gia tăng của lao
động trong ngành. Các địa phương, điểm du lịch đã thu hút và giải
quyết nhu cầu lao động cho cộng đồng dân cư, đồng thời là địa chỉ hấp
dẫn cho lao động từ các địa phương khác tới, từ các ngành khác sang.
Tuy nhiên, tính riêng năm 2018 tổng số lao động tham gia (cả trực tiếp và
gián tiếp) vào du lịch trên tổng số lao động ở các tỉnh phía nam ĐBSH
chiếm từ 1% - 3% - con số rất khiêm tốn so với tiềm năng du lịch.
b) Tỷ lệ lao động địa phương tham gia vào du lịch
Với cư dân địa phương, khi phát triển du lịch, nghề nghiệp của
họ đã thay đổi đáng kể, nhiều gia đình bỏ nghề truyền thống (chủ yếu
là nông nghiệp) chuyển sang làm dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà
nghỉ lưu trú, hàng ăn, tham gia hướng dẫn du lịch. Những hộ làm nghề
thủ công mỹ nghệ, du lịch phát triển tạo thêm động lực để phát triển
sản xuất, đặc biệt là tạo ra những sản phẩm độc đáo mang hơi thở
truyền thống địa phương.
c) Thu nhập của dân địa phương
Qua điều tra phỏng vấn, những hộ trả lời thu nhập tốt hơn đều là
14
những hộ thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn
các tỉnh. Thu nhập của dân cư tại ba tỉnh phía nam ĐBSH nhìn chung
đã được nâng lên rất nhiều thời gian qua. Năm 2018 thu nhập của dân
địa phương trung bình đã tăng gấp ba so với năm 2005.
3.2.2.2 Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử tại điểm du lịch
a) Công tác bảo tồn các di tích
Các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn đang tiếp tục khai thác, nghiên
cứu để trùng tu, khôi phục, bảo tồn các di tích. Song song đó các tỉnh
làm hồ sơ gửi Bộ văn hóa thẩm tra, đánh giá, xếp hạng các di tích theo
các cấp độ khác nhau để thuận tiện cho việc lên phương án huy động,
phân bổ vốn cho việc bảo tồn các di tích cũng như kêu gọi bà con
chung tay gìn giữ.
b) Số lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống được giữ gìn
Số lượng lễ hội ở các tỉnh phía nam ĐBSH là rất lớn, hiện nay
các tỉnh đã khai thác đưa vào các tour du lịch phục vụ khách. Các lễ
hội thể hiện sự phong phú trong đời sống tinh thần của bà con ở các
tỉnh, và cũng là nguồn lực lớn để các nhà quản lý thấy được những lợi
thế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển cho địa phương.
Nhưng đồng thời cũng đặt ra trọng trách là phải gìn giữ, bảo tồn và
phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa.
3.2.2.3 Sự tham gia của người dân
a) Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch
Sự tham gia của dân cư vào hoạt động du lịch như: cho thuê nhà
trọ, hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, chụp ảnh, tham gia quản lý
xung quanh điểm du lịch (trông giữ xe, tham gia họp dân phố đóng
góp cho quy hoạch, phát triển du lịch địa phương).
b) Mức độ hài lòng và hợp tác của người dân với vai trò đóng góp cho
cộng đồng
3.2.3 Dưới góc độ môi trường
3.2.3.1 Bảo tồn tài nguyên du lịch
a) Mật độ điểm du lịch
Nhìn chung, mật độ điểm du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH
tương đối dầy với đầy đủ các công trình văn hóa, lịch sử, di tích xen
lẫn cảnh quan tự nhiên.
b) Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư
Các tỉnh phía nam ĐBSH có quy hoạch tổng thể, chi tiết nhiều
15
các khu và điểm du lịch trên toàn tỉnh. Ninh Bình có quy hoạch khu,
điểm du lịch Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Kênh Gà-
Vân Trình, chùa Bái Đính Thái Bình có khu, điểm quy hoạch biển
Cồn Vành, chùa Keo... Nam Định có quy hoạch khu du lịch Vườn
Quốc gia Xuân Thủy, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần
c) Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường
Về mức phí được thu và chi tại địa phương cũng như mức trích
nộp vào ngân sách, hầu hết mức được giữ lại từ 70 – 80% của giá trị
mức phí, 20% đóng góp vào ngân sách.
3.2.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm
Phía nam ĐBSH có vườn quốc gia, khu Ramsar, khu DTSQ thế
giới, di sản thế giới, vì vậy có sự đa dạng về tài nguyên, sự đa dạng
sinh học hàng đầu cả nước. Việc phát triển “nóng” du lịch, đặc biệt
vào mùa cao điểm làm vượt quá sức chứa, sức chịu tải môi trường gây
ảnh hưởng đến các loài thực vật và tập tính của các loài động vật tại
các khu, điểm du lịch.
a) Sử dụng năng lượng nước
Do nhận thức của người dân, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu không đúng quy định, chất thải công nghiệp, sinh hoạt là
nguyên nhân làm cho nguồn nước mặt có biểu hiện bị ô nhiễm.
b) Chất thải được thu gom và xử lý
Việc bố trí hệ thống thùng rác, túi thu gom rác thải ở các đô thị,
các khu du lịch, các khu dân cư tập trung còn thiếu và chưa phù hợp
cho việc phân loại rác. Hệ thống xử lý thu gom rác thải chỉ có ít doanh
nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định.
c) Môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề đang được báo động tại các
tỉnh đặc biệt là Thái Bình, Nam Định. Một số nguồn thải có tiềm ẩn
gây ô nhiễm không khí như: các hoạt động xây dựng công trình nhà ở,
đường xá; các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe chở đất đá, vật
liệu xây dựng; hoạt động của các làng nghề; khí thải từ hệ thống điều
hòa với nồng độ khí và bụi vượt quá chỉ tiêu cho phép như CO2,
CO, NO2, NO...
3.2.3.2 Bảo tồn sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan
a) Mức độ xuống cấp những cảnh quan du lịch
Quá trình đô thị hóa đã có phần tác động không nhỏ, lấn át cảnh
16
quan du lịch, tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến không gian và môi
trường du lịch. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số di tích không đúng
chức năng, vai trò và mục đích ở một số điểm du lịch đã dẫn đến tình
trạng bị hư hỏng, xuống cấp.
b) Mức độ tiêu thụ sản phẩm động vật quý hiếm
Kết quả khảo sát cho thấy không có cửa hàng nào bán sản phẩm
động vật hoang dã làm đồ lưu niệm và đồ trang trí (như sử dụng da
thú, sừng, răng và vuốt).
* Đánh giá chung mức độ đạt được theo các tiêu chí phát triển du lịch
theo hướng bền vững
Có 17/25 chỉ tiêu chưa đạt tiêu chí bền vững, cùng với kết quả
khảo sát đánh giá của các đối tượng về phát triển du lịch theo hướng
bền vững ở địa phương (đa số câu trả lời đạt điểm trung bình 3-3,4/5)
cho thấy phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH những năm qua chưa
bền vững.
3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo
hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH
3.3.1 Môi trường thể chế và chính sách
3.3.1.1 Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền
địa phương
Ba tỉnh nam ĐBSH, đều đã có quy hoạch phát triển du lịch còn
hiệu lực. Cụ thể là “Quyết định số 3562/QĐ-UBND, ngày l9/12/2017
của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du
lịch tinh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và
“Quyết định số 1501/QĐ-UBND, ngày 01/09/2011 của UBND tỉnh
Nam Định về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án lập Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Ngày 30/8/2018, UBND tỉnh Ninh Bình ban
hành “Quyết định số 1124/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”.
3.3.1.2 Sự phối hợp giữa các ban ngành trong quản lý du lịch
Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đi vào hệ thống, có sự
phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và dân
cư vào các hoạt động du lịch. Có sự phối hợp, tham gia của lực lượng
an ninh đảm bảo an toàn, văn minh các khu, điểm du lịch.
17
3.3.1.3 Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý
du lịch
Trên thực tế, sự đóng góp ý kiến của người dân về công tác lập
quy hoạch và quản lý du lịch còn rất ít và hầu như không có. Các dự
án về du lịch người dân thiếu thông tin nên chưa thực sự tham gia vào
quá trình triển khai và giám sát dự án.
3.3.1.4 Môi trường kinh doanh của địa phương
Trong vòng nhiều năm qua, các tỉnh ở phía nam ĐBSH đã có
nhiều thay đổi và nỗ lực để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, lành
mạnh nhằm thu hút đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham
gia vào kinh doanh và phát triển du lịch địa phương.
3.3.1.5 Đầu tư cho phát triển du lịch
Trên địa bàn các tỉnh thuộc nam ĐBSH hiện chưa có dự án đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, đây cũng là tình trạng
chung của một số tỉnh lân cận. Phần lớn vốn đầu tư phát triển dành cho
du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH là từ vốn nhà nước. Việc thu hút
các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du
lịch còn gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư còn ít quan tâm đến việc
bỏ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch.
3.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan
3.3.2.1 Cơ sở hạ tầng
Theo đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở hạ tầng tại
các tỉnh nam ĐBSH, đường giao thông, Internet và thông tin liên lạc,
điện, nước đạt mức tốt tuy nhiên điểm dành cho chất lượng hệ thống
đường giao thông là cao nhất. Kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá tốt
và rất tốt 69,2% du khách dành cho chất lượng đường giao thông;
58,8% dành cho chất lượng thông tin; 59,28% dành cho chất lượng
điện; 59,8% khách du lịch dành cho chất lượng nước. Tuy nhiên, với
sự phát triển nhanh mạng lưới thông tin như hiện nay, khi phỏng vấn
thêm khách du lịch, họ cũng muốn các tỉnh nâng cao chất lượng của
mạng Internet và thông tin liên lạc hơn để kết nối trong nước và quốc
tế dễ dàng và nhanh chóng.
3.3.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ liên quan
a) Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Kết quả điều tra khảo sát khách du lịch đến các tỉnh phía nam
ĐBSH về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở các tỉnh đều ở
18
mức trung bình và tốt.
b) Hệ thống dịch vụ phụ trợ
Kết quả điều tra khách du lịch đánh giá về chất lượng dịch vụ
phụ trợ: Trong đó, hệ thống y tế đạt 3,38 điểm, ngân hàng đạt 3,37
điểm, tức là chất lượng dịch vụ phụ trợ đạt mức trung bình. Khi xem
xét theo tỷ lệ du khách, cho thấy có trên 56% du khách đánh giá chất
lượng hệ thống y tế là trung bình, dịch vụ ngân hàng được khách đánh
giá ở mức bình thường là hơn 60%. Do đó, trong thời gian tới các tỉnh
cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế
và ngân hàng để góp phần làm tăng sự hài lòng cho khách du lịch khi
đến nam ĐBSH.
3.3.3 Nguồn nhân lực
Số lượng lao động du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH tăng mạnh
qua các năm, năm 2005 lực lượng này có 2.143 người, đến năm 2017
đã tăng lên 10.658 người. Nhưng tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tính chuyên
nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất lượng phục vụ và thiếu đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_du_lich_o_cac_tinh_phia_nam_dong.pdf