Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việc tiếp cận nguồn tài liệu cũng như khả năng tiếp cận

thực tiễn các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức thực thi bên Ba

Lan, nên luận án chưa có điều kiện tập trung đi sâu vào làm rõ hơn

thực tiễn của từng mô hình phát triển kinh tế nông thôn ở cấp địa

phương của Ba Lan, hay những trường hợp điển hình trong thu hút

doanh nghiệp vào khu vực địa phương. Những hạn chế trong luận án

cũng là hướng mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này

theo phương thức tiếp cận từ dưới lên, kết hợp với phỏng vấn định

tính các trang trại, hộ nông dân, các cơ quan chính quyền địa

phương để có được nhìn nhận rõ hơn về khả năng tiếp cận các

nguồn lực từ chính phủ, khu vực trong phát triển kinh tế nông thôn

cũng như là hiểu rõ hơn các sáng kiến mà chính quyền và người dân

Ba Lan áp dụng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm: Kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp cận kinh tế quốc tế: Tiếp cận hoạt động về kinh tế nông thôn trong sự phụ thuộc về các chính sách phát triển khu vực, cũng như xác định sự đóng góp của lĩnh vực này đối với Ba Lan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu: Luận án tiếp cận từ các tài liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế như: Ủy ban châu Âu, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba 5 Lan, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia châu Âu và chuyên gia các nước khác, các thông tin trên sách báo điện tử, các số liệu của các cơ quan hữu quan của một số nước châu Âu và Việt Nam trên tất cả các khía cạnh liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn. 4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các tài liệu được tập hợp, dịch (nếu là tài liệu tiếng nước ngoài), sắp xếp, phân loại theo từng chủ đề nội dung trong khung phân tích. Các số liệu cần xử lý thống kê được nhập số liệu và xử lý số liệu qua phần mềm Excel để hình thành các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị. 4.2.3. Phương pháp thông kê, phương pháp so sánh và phân tích và dự báo Phân tích các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế xã hội Ba Lan, tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính tỷ trọng kinh tế khu vực nông thôn trong nền kinh tế quốc dân ở các giai đoạn khác nhau. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ khác nhau giữa các thời kỳ như tăng giảm trong sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn 4.2.4 Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này sử dụng, để cho thấy thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng một cách rõ ràng nhất, từ đó nhìn nhận rõ hơn những giải pháp của Chính phủ Ba Lan trong việc phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội cũng như khắc phụ điểm yếu trong phát triển kinh tế nông thôn nhằm đối phó với thách thức đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận: Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn, thông qua việc làm rõ những lý thuyết phát triển kinh tế nông thôn, các yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong quốc gia, các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông thôn. Về thực tiễn: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Ba 6 Lan, đánh giá những thành công, hạn chế và thách thức đặt ra trong phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt giữa Ba Lan và Việt Nam, những bài học kinh nghiệm có thể học hỏi, và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Thứ nhất, luận án đã chỉ ra phát triển kinh tế nông thôn theo lý thuyết mô hình nông thôn mới với việc phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, khai thác những sáng kiến ở cấp địa phương đang trở thành xu hướng chính trong phát triển nông thôn ở các nước phát triển và đang phát triển. Thứ hai, từ việc đánh giá những thành công và tồn tại, những điểm tương đồng và điều kiện áp dụng trong triển khai phát triển phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan, luận án đã rút ra bài học và hàm ý chính sách đối với phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. . Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu hết sức hữu ích cho công tác giảng dạy ở các trường đại học, tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. 7 Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn. Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan những thập niên đầu thế kỷ XXI. Chương 4. Bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án 1.1.1.Nghiên cứu lý luận về khu vực nông thôn và thành thị Các nghiên cứu làm rõ hơn về khái niệm khu vực nông thôn và thành thị ở nước ngoài có: Wiggins S, Proctor S (2001) Kathy Miller (2002) Kostas Stamoulis (2007) Ủy ban Châu Âu (2014) giả Joop de Beer (2014) Gustavo Bastos BragaI và các cộng sự, (2016); trong nước có Mai Thanh Cúc (2005) Hoàng Việt (2013) 1.1.2.Nghiên cứu lý luận về kinh tế nông thôn. Các nghiên cứu cụ thể bao gồm: Gustav Ranis và Frances Stewart (1993), Clack Edward (2011) Guogang Wang (2015); Daphne Meredith (2016); Alexandru Pavel (2019) 1.1.3.Những nghiên cứu về phương thức phát triển kinh tế nông thôn Một số công trình tiêu biểu như: J. Kirk Ring (2005); OECD (2006); Peter Midmore (2007) 1.1.4. Nghiên cứu các trường hợp cụ thể về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan Các tác giả như: A.Kowalski, M.Wigier, P.Chmieliński (2008); Józef Mosiej(2014); Agnieszka Baer-Nawrocka (2016) Anetta Barska (2018) 1.1.5. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Việt Nam 8 Một số tác giả tiêu biểu như: Lưu Đức Khải (2012) Vũ Trọng Khải (2015) World Bank 2016, Michaud (2016) Finn Tarp (2017) Bộ nông nghiệp &PTNT (2018) 1.2.Một số kết luận được rút ra liên quan đến luận án và khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.2.1.Các vấn đề đã thống nhất: Thứ nhất: Khái niệm khu vực nông thôn là những khái niệm còn gây nhiều tranh cãi và chưa được đồng nhất trong việc áp dụng giữa các quốc gia trong khu vực. Thứ hai, cung cấp một phần những luận cứ khoa học về lý luận phát triển kinh tế nông thôn, tiêu chí đánh giá về phát triển nông thôn. Thứ ba, chính sách của chính phủ cần tập trung nhằm khuyến khích cung cấp các yếu tố đầu vào, trong đó tập trung vào hạ tầng cứng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Cuối cùng, cần phải đa dạng hóa kinh tế khu vực nông thôn, trong đó trú trọng phát triển các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn. Các vấn đề còn tranh luận Thứ nhất, áp dụng đồng nhất một khái niệm khu vực nông thôn để so sánh, đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn mỗi một quốc gia. Thứ hai, các hình thức áp dụng mô hình phát triển nông thôn nào là hợp lý đối với các quốc gia, cụ thể: Phương thức phát triển nông thôn cũ tập trung vào trợ cấp nông nghiệp, hay phương thức mới tập trung vào: Đầu tư, nâng cao cạnh tranh khu vực nông thôn bằng việc khai thác những thế mạnh, đặc trưng từng vùng, khu vực. 9 Thứ ba, vấn đề thể chế, chính sách phát triển kinh tế nông thôn cần được cụ thể hóa, tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Cuối cùng, thúc đẩy quá trình phân cấp giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương nhằm tăng tính trách nhiệm và giải trình trong hoạch định và thực thi chính sách, nâng cao hơn khả năng gắn kết với các tổ chức tư trong khu vực, khai thác và phát huy các sáng kiến cộng động trong phát triển kinh tế nông thôn. 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình trên còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu: Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích được đầy đủ luận cứ khoa học, xây dựng được khung lý thuyết đầy đủ về phát triển kinh tế nông thôn. Thứ hai, các công trình chưa áp dụng khung lý thuyết để nhìn nhận rõ hơn những thành công trong việc thực thi phát triển kinh tế nông thôn những thập niên đầu thế kỷ XXI. Thứ ba, chưa có công trình đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước, rút ra những bài học thành công của Ba Lan mà Việt Nam có thể học hỏi, cũng như những bài học chưa thành công mà Việt Nam cần tránh. Cuối cùng, các công trình nghiên cứu chưa có kết nối với thế giới, đặc biệt là Ba Lan. Với những bài học kinh nghiệm được rút ra, trong bối cảnh Ba Lan đang hội nhập sâu rộng với khu vực. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN 2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn 2.1.1. Lý thuyết hai khu vực ( lý thuyết nhị nguyên) 10 Theo lý thuyết này, khu vực thành thị mang tính hiện đại, năng động, còn khu vực vùng nông thôn được mặc định là kém phát triển. Các quốc gia nên ưu tiên tập trung vào phát triển sản xuất công nghiệp hơn là phát triển khu vực nông thôn. 2.1.2. Thuyết tăng trưởng nội sinh (hay thuyết tăng trưởng mới) Thúc đẩy thị trường tự do và giảm sự can thiệp của chính phủ. Cần phải kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, tăng cường các cơ hội kinh tế khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn cần phải được thay đổi từ trên xuống (top-down) đến hướng tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực địa phương. 2.1. 3. Lý thuyết sinh kế bền vững Tập trung vào quá trình chuyển đổi sản xuất cũng như thay đổi thể chế với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xóa bỏ bất bình đẳng trong khu vực nông thôn (Schejtman và Berdegué, 2004). Các phương pháp này này chú trọng vào các phương pháp phát triển kinh tế theo khu vực và sử dụng các lợi thế so sánh đặc trưng của từng vùng miền làm động lực cho phát triển. 2.1.4. Lý thuyết mô hình nông thôn mới Các quốc gia cần phải hướng cách tiếp cận vào khu vực khi hoạch định các chính sách phát triển nông thôn thay thế cho cách tiếp cận lĩnh vực, làm cho chính sách nông thôn có thể lồng ghép, hòa hợp với các chính sách ngành khác và cải thiện việc chi tiêu công sao cho có hiệu quả và hợp lý ở các khu vực nông thôn. Dựa vào đầu tư chiến lược nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho từng khu vực; Khai thác các đặc trưng của từng khu vực như là một yếu tố tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mới. 11 2.2.Pphát triển kinh tế nông thôn 2. 2.1. Các Khái niệm về khu vực nông thôn, kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn Tại khu vực EU (2014) quy định là khu vực nông thôn là khu vực có mật độ dân số dưới 150 người trên mỗi km2. Tại Ba Lan, việc phân loại các tiêu chí được áp dụng theo chuẩn chung của liên minh châu Âu. Khái niệm phát triển Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế, là sự thay đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, là sự tăng và giảm về quy mô sản lượng, chất lượng của sự thay đổi trong nền kinh tế và cả đến sự tiến bộ của xã hội. Khái niệm về kinh tế nông thôn Khái niệm kinh tế nông thôn bao hàm các hoạt động gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm tạo ra sự tăng trưởng khu vực nông thôn. Quá trình đa dạng hóa các hoạt động kinh tế trong khu vực nông thôn, trong đó, tập trung mọi nguồn lực nhằm thu hút và thúc đẩy hoạt động phi nông nghiệp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân. Nội hàm của phát triển kinh tế nông thôn bao gồm 05 thành tố sau: (1) Nhiều hơn về số lượng: (2) Tốt hơn về chất lượng; (3) Đa dạng hơn về cơ cấu sản phẩm; (4) Thay đổi về tổ chức và thị trường và (5) Đảm bảo công bằng giữa các vùng miền trong quốc gia. 2 2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế nông thôn 12 Một số đặc điểm chính: (1) là một nhân tố trong phát triển nông thôn; (2) tạo ra sự hiện đại hóa khu vực nông thôn;(3) hướng đến quá trình tự do hóa theo cơ chế thị trường;(4) gắn với quá trình đa dạng hóa kinh tế nông thôn; và (5) hướng đến sự phân cấp trong quản lý và hướng đến sự bền vững 2.2.3. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn Cải thiện khả năng cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn; dựa trên nguồn lực địa phương; hoàn thiên hệ thống chuỗi cung ứng hàng nông sản; đa dạng hóa các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp; và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. 2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan 2.3.1. Nhân tố tác động bên ngoài Là một thành viên của Liên minh châu âu, chính vì vậy, Ba Lan chịu sự ràng buộc bởi các quy định, chính sách ở cấp khu vực EU. Mốt sô những biến động nổi bật của khu vực đã và đang tác động đến phát triển kinh tế nông thôn ở Ba Lan như: (1) chính sách phát triển nông thôn của Liên minh châu Âu; (2) cuộc khủng hoảng nợ công khu vực; (3) vấn đề di cư trong khu vực;(4) tình trạng già hóa dân số; và (5) chủ nghĩa dân túy bùng phát tại khu vực liên minh châu Âu. 2.3.2. Các nhân tố anh hưởng bên trong quốc gia Phát triển kinh tế nông thôn chịu sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, các nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, khả năng ứng dụng công nghệ và sự thay đổi về chính sách. 13 2.4. Tiêu chí đánh giá và khung phân tích phát triển kinh tế nông thôn 2.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn GDP nông nghiệp và tỷ trọng GDP nông nghiệp trong GDP toàn nền kinh tế; Quy mô trang trại; Năng suất lao động nông nghiệp 2.4.2. Nhóm tiêu chí đánh giá các hoạt động phi nông nghiệp Thu nhập bình quân trên đầu người dân; Việc làm lao động khu vực nông thôn; Tiêu chí đo lường mức độ dịch chuyển lao động khu vực nông thôn Ba Lan; Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn; Chi tiêu cho hoạt động đổi mới, sáng tạo (R&D); Số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN BA LAN NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nông thôn Ba Lan 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa hình Ba Lan Ba Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Trung Âu, có tổng diện tích 3,127,000 km² với dân số 38,56 triệu, đứng vị trí thứ 6 trong khối Liên minh châu Âu xét cả về dân số và diện tích. 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu Có sự biến động đáng kể về độ dài của từng mùa riêng lẻ. Nhiệt độ không khí trung bình trong giai đoạn 2010- 2018 dao động từ 7.5°C đến 9.6°C và lượng mưa có sự giao động lớn từ 576 mm đến 830 mm 3.1.1.3. Khu vực nông thôn Ba Lan chia thành 16 khu vực với 314 quận huyện và 2.479 xã. Khu vực nông thôn Ba Lan chia thành các khu vực nông thôn hẻo 14 lánh, khu vực giáp ranh đô thị.Có 03 hình thức khu vực chủ yếu là: (1) vùng thuần nông; (2) vùng trung gian và (3) đô thị. 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội . 3.1.2.1. Tình trạng dân số Sự biến động dân số Ba Lan là không nhiều với biên độ tăng giảm giữa các năm trung bình 0,2%/ năm. Năm 2018, dân số Ba Lan là 38,41 triệu người. Khu vực nông thôn tăng 547 nghìn người năm 2018 so với năm 2000 bởi sự gia tăng tỷ lệ sinh, khu vực nông thôn được cải thiện dẫn đến sự nhập cư tăng. 3.1.2.2.Tình hình lao động khu vực nông thôn Xu hướng biến động việc làm đối nhóm lao động có độ tuổi từ 15 – 24 tuổi cũng đã tăng từ 50.4 lên 50.9 % trong giai đoạn 2014- 2018. Tỷ lệ có việc làm theo của nhóm lao động nhiều tuổi ( nam 55-64, nữ 55-59) cũng có tỷ lệ tăng khá cao ở khu vực nông thôn với mức tăng 49,4-54%, còn đối với nhóm lao động trẻ (18-24 ) thì tỷ lệ này tăng nhẹ hơn ở mức 36-37%. Tỷ lệ thất nghiệp: Ba Lan được hưởng lợi từ các nguồn lực tài chính từ khu vực EU nhằm cải thiện điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn đã giảm đáng kể từ mức 17,6% năm 2004 xuống 8,5% năm 2014 và hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn 4,2% năm 2018. Xu hướng dịch chuyển lao động khu vực nông thôn Ba Lan: Lao động nhập cư quốc tế vào khu vực nông thôn Ba Lan trong những năm qua tăng từ 38.500 năm 2006 lên 86.000 năm 2018, chủ yếu là những lao động không có tay nghề đến từ Ukraina. 15 3.2. Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI 3.2.1 Một số nét chính về kinh tế nông thôn Ba Lan Tập trung vào “chính sách hẹp” kết hợp với các chiến lược phát triển khu vực nhằm tập trung giải quyết vào các mục tiêu cụ thể như: (1) Cải thiện khả năng cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; (2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn; (3) Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) Đa dạng hóa kinh tế nông thôn 3.2.1.1. Giai đoạn chuyển đổi 1993-2004 Ba Lan đã có những điều chỉnh mạnh “Chính sách phát triển nông thôn” với hàng loạt các chính sách khác cũng được điều chỉnh nhằm hướng đến tự do hóa trong nông nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh của các trang trại, hỗ trợ tài chính ưu đãi phục vụ sản xuất. 3.2.1.2. Giai đoạn hội nhập EU từ 2004 đến nay Thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng đến bền vững và đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Sự vận hành các chính sách trong phát triển kinh tế nông thôn theo chính sách chung của khu vực. 3.2.1.3.Sự chuyển dịch kinh tế nông thôn Ba Lan. Trong cả giai đoạn 2000-2018 tăng trưởng GDP khu vực nông thôn đã tăng 60% với giá trị đạt được là 92.841 triệu Euro, tăng trưởng trung bình Khu vực nông thôn giai đoạn từ 2000-2014 là 3,3%. có sự tăng trưởng GDP cao nhất trong khối các nước OECD. Tỷ lệ đóng góp GDP khu vực nông thôn thay đổi theo từng giai đoạn và chiếm 30% vào 2018.Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Ba Lan tăng đáng kể từ mức 10.556 USD năm 2000 lên 17.035 USD 2018, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các khu vực.Năng suất lao động ở Ba Lan đã sự thay đổi đáng kể. Mức năng suất được 16 ghi nhận sự hội tụ ngang với mức bình quân chung quốc gia từ mức 81% năm 2000 lên 87% năm 2014. 3.2.2. Các biện pháp phát triển kinh tế khu vực nông thôn Ba Lan 3.2.2.1.Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ sản xuất nông nghiệp trong GDP của Ba Lan giảm dần từ mức 4,5% năm 2004 xuống 2,4% năm 2016. Giá trị sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây đạt giá trị cao với 23.206 triệu euro tăng 4,65% so với 2016. Số lượng các trang trại có diện tích 20- 50 ha đã tăng từ 97 nghìn trang trại năm 2010 lên 102 nghìn trang trại năm 2016 và số trang trại lớn hơn 50 ha cũng tăng từ 27-34nghìn trang trại năm 2016 Tỷ trọng một số sản phẩm nông sản của Ba Lan trong EU 28 ngày càng cao, như táo 26,4%, thịt gia cầm 15,1%, bắp cải trắng 31,4% , tiếp đó là các sản phẩm như lúa mạch, yến mạch và đứng thứ 3 trong EU là củ cải đường, lúa mỳ. 3.2.2.2. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp khu vực nông thôn Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp còn thấp; Hoạt động đa dạng hóa kinh tế nông thôn Ba Lan được cải thiện với các nguồn lực hỗ trợ tài chính từ EU; Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tự kinh doanh trong khu vực nông thôn được thực hiện mạnh khi Ba Lan trở thành thành viên EU; Sự phát triển các loại hình tự kinh doanh, hoạt động sản xuất trong khu vực nông thôn đã thu hút được lực lượng lớn lao động. 3.2.2.3. Phát triển thị trường lao động nông thôn Thực thi chính sách thị trường lao động tích cực ( Active labour market policy) tập trung vào 03 mục tiêu: (1) phát triển các chương trình đào tạo nghề nhằm cung cấp cho người lao động những kỹ năng mới; (2) tăng cầu tuyển dụng đối với các doanh nghiệp thông qua cơ 17 chế hỗ trợ tiền lương, đâu tư tạo việc làm và (3) tăng cường khả năng kết nối việc làm thông qua nâng cấp các hệ thống tìm kiếm việc làm. 3.2.2.4. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn Đầu tư vào khu vực nông thôn Ba Lan nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong chiến lược phát triển quốc gia. Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong GDP tương ứng với mức 3.5% GDP năm 2015, cao hơn mức bình quân của các nước OECD là 3,1%.Các hoạt động đầu tư hạ tâng nông thôn khá đa dạng từ hiện đại hóa lĩnh vực giao thông, năng lượng, truyền thông 3.2.2.5. Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ Mạng lưới đổi mới được chính phủ Ba Lan thành lập năm 2015, cùng với mạng lưới này thì các trung tâm dịch vụ tư vấn tư nhân, các doanh nghiệp, các dịch vụ khuyến nông đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản xuất. Một số sáng kiến tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ: (1) Xây dựng mạng lưới đổi mới quốc gia với sự gắn kết của các trường đại học, viện nghiên cứu, các Hiệp hội gắn kết với mạng lưới đổi mới khu vực; (2) Vận động các chủ trang trại tham gia vào mạng lưới hợp tác và đổi mới được tài trợ bởi ngân sách EU; (3) Hoàn thiện chính sách về tăng khả năng tiếp cận chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư công nghệ đổi mới sinh thái. 3.2.2.6. Nâng cao vai trò chính phủ đối với sự phát triển kinh tế nông thôn Điều chỉnh về khung khổ chính sách, thể chế: Tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chí hội nhập của EU; Thực hiện các chương trình phát triển nông thôn 18 3.3. Đánh giá thành công và hạn chế về phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan 3.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan Ba Lan đang tập trung vào phát triển thị trường, đầu tư sản xuất( S+O); Chiến lược (W+O) khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội bằng các giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; Chiến lược ( S+T) khai thác lợi thế, sức mạnh và giảm thiểu những thách thức: khai thác các sáng kiến cộng đồng để huy động nguồn lực; Chiến lược ( W +T) nhằm khắc phục những điểm yếu, giảm thiểu những thách thức để đạt được sự phát triển bền vững. 3.3.2. Một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế nông thôn (1) Khu vực nông thôn Ba Lan đã có những bước chuyển biến hết sức ấn tượng; (2) chính sách tích tụ ruộng đất đã tạo ra sự thay đổi về phương thức sản xuất của các trang trại nông nghệp; (3) sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vị trí quan trọng đối với sự phát triển khu vực nông thôn; (4) năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các trang trại được bổ trợ bởi các chính sách, các sáng kiến trong phát triển kinh tế nông thôn; (5) tỷ trọng đóng góp trong các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng cao; (7) nguồn nhân lực lao động khu vực nông thôn ngày được cải thiện; (8) các chính sách được điều chỉnh theo chuẩn chung của khu vực; và (9) sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. 3.3.3. Tồn tại và hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn Diện tích bình quân trang trại ở Ba Lan đạt chưa đến 20ha thấp hơn mức bình quân chung của EU. Lĩnh vực nông nghiệp Ba Lan hiện vẫn là lĩnh vực thâm dụng lao động so với các nước thành viên EU 19 Hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa phát triển bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn còn bị hạn chế ở nhiều khu vực. 3.3.3. Một số đánh giá về những sáng kiến, giải pháp mà Ba Lan đã thực hiện trong phát triển kinh tế nông thôn (1) Áp dụng khung lý thuyết về nông thôn mới với việc phân tích SWOT để đề ra chiến lược, chương trình hành động. (2) Thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế nông thôn bằng các hoạt động phi nông nghiệp; (3) Thị trường lao động nông thôn được thay đổi mạnh mẽ bởi sự phân cấp trong quản lý, sự linh hoạt trong đào tạo, dạy nghề; (4) lồng ghép thực hiện các chương trình khu vực với chương trình trong nước như; (5) sử dụng các chính sách tài chính nhằm can thiệp vào thị trường mua bán bất động sản được thực hiện thông qua việc sử dụng tín dụng ưu đãi (6) thực hiện phân cấp với việc tăng cường vai trò của cấp địa phương; (7) thiết lập hệ thông cung cấp thông tin nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông nhằm tiếp cận rộng hơn khu vực nông thôn; (8) thay đổi hình thức tiếp cận trong phát triển kinh tế nông thôn ( thực hiện các chương trình LEADER) CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 4.1. Tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế nông thôn giữa Ba Lan và Việt Nam 4.1.1.Một số điểm tương đồng giữa hai nước Khung pháp lý chính sách đối với phát triển kinh tế nông thôn: Cùng thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, xóa bỏ dần cơ chế trợ cấp trong sản xuất nông nghiệp. 20 Cùng thực hiện các chương trình phát triển nông thôn với một số nội dung tương đồng về mục tiêu và phương pháp. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nông thôn với phần lớn dân số tập trung khu vực nông thôn Các biện pháp trong phát triển kinh tế nông thôn: Sản xuất nông nghiệp đều có tăng trưởng sản lượng, xuất khẩu nhanh, năng suất lao động được cải thiện, đều thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được thúc đẩy với các hoạt động đa dạng hóa kinh tế nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện; nguồn nhân lực lao động nông thôn được đào tạo; ứng dụng KHCN vào trong sản xuất. 4.1.2. Một số điểm khác biệt Cải cách thể chế và xác lập cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Quá trình thực hiện còn nhiều lĩnh vực không kiểm soát được, kém hiệu quả như chất lượng sản phẩm hàng nông sản vẫn còn nhiều dư lượng kháng sinh, vượt ngưỡng quy đinh theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_kinh_te_nong_thon_ba_lan_trong_nh.pdf
Tài liệu liên quan