Những nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh
viên sƣ phạm
a. Trên thế giới: Nghiên cứu về năng lực của GV trong ĐG KQGD của HS,
làm cơ sở cho các trường trong đào tạo SV sư phạm đã được nhiều tác giả, tổ chức
nghiên cứu, tập trung vào 2 xu hướng chính: Những nghiên cứu trước đây tập trung
chủ yếu vào việc xác định những kiến thức, kỹ năng mà SV (GV trong tương lai) cần
có trong lĩnh vực đánh giá, như: tác giả Davies (2008), Taylor (2009). Những nghiên
cứu về sau này, theo định hướng tiếp cận năng lực, tập trung vào việc xác định những
năng lực đánh giá cốt lõi của GV, làm cơ sở đào tạo SV ngành sư phạm. Theo hướng
này, các nhà nhiên cứu không mô tả xem GV cần phải biết gì về đánh giá mà phải
làm được công việc cụ thể gì để ĐG KQGD của HS, phù hợp với xu thế mới trong
đánh giá giáo dục, điển hình như: nghiên cứu của Hiệp hội GV liên bang, Hội đồng
quốc tế về đo lường trong GD và Hiệp hội GD quốc gia Hoa Kỳ; nghiên cứu khung
năng lực của GV được ban hành bởi Department of Education and Training, Bang
niềm Tây Australia (2004), nghiên cứu chuẩn GV toán khu vực Đông Nam Á.
b. Tại Việt Nam: Những nghiên cứu về năng lực của giáo viên trong ĐG
KQGD của HS làm cơ sở cho các trường trong đào tạo năng lực đánh giá cho SV
chưa có nhiều. Mặc dù vậy, đã có các tác giả nghiên cứu về năng lực của GV trong
đó có năng lực ĐGGD, như: Nguyễn Quang Việt trong luận án tiến sĩ “Kiểm tra đánh
giá trong dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện”, tác giả Thái Duy
Tuyên đã xác định 5 nhóm năng lực sư phạm mà người GV phải có trong dạy học,
GD.; một số bài viết, công trình đã quan tâm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
năng lực ĐG KQGD của HS trong đào tạo SV sư phạm, như: “Chuẩn đầu ra trong
giáo dục đại học” của Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan, “Năng lực và năng lực nghề
nghiệp” của Trần Khánh Đức, “Nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện khung kiến thức
chung về đánh giá giáo dục và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan” của Nguyễn
Vũ Bích Hiền, Dương Thu Mai.6
Một số nhận định
- Vấn đề ĐG KQGD của HSPT nói chung, HSTH nói riêng đã được nghiên
cứu khá hoàn chỉnh từ lý luận về vai trò, chức năng của đánh giá trong quá trình dạy
học đến phương pháp, mức độ đánh giá, những yêu cầu để đảm bảo cho việc đánh giá
phải ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị, những hình thức đánh
giá phải phong phú, đa dạng, tránh sự nhàm chán cho HS trong quá trình dạy học.
- Về phát triển NL ĐGGD cho SV, các tác giả đã nghiên cứu ở các góc độ, như:
+ Năng lực ĐGGD là một trong những năng lực nghề nghiệp của GV, bộ phận
quan trọng của quá trình quản lý GD, quản lý chất lượng. Năng lực này cần được rèn
luyện ở trường sư phạm.
+ Thực trạng phát triển năng lực ĐGGD cho SV còn nhiều hạn chế về nhận
thức và cách thực hiện. Các trường SP mới dừng lại ở việc cung cấp cho SV các kiến
thức, kỹ năng về đánh giá mà ít cho SV áp dụng các kiến thức, kỹ năng đó trong
những tình huống đánh giá thực tế.
+ Một số tác giả đã chỉ ra biểu hiện của năng lực ĐGGD ở SV và các đối tượng
liên quan. Có tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực này trong
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, theo những tài liệu mà chúng tôi đã tiếp cận,
nghiên cứu, các tác giả chưa đề cập đến các vấn đề, như:
- Chưa có các nghiên cứu cụ thể về chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH.
- Chưa xây dựng công cụ để đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực
ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH.
- Chưa đề xuất được các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề trên với đối tượng SVĐH ngành GDTH
hiện nay là cấp bách và cần thiết.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên Đại học ngành giáo dục Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3.2. Các giai đoạn phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên
Quá trình phát triển năng lực ĐGGD cho SV có 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giao nhiệm vụ (kích thích năng lực tiềm tàng và đặc điểm nhân
cách mà SV đem vào quá trình giáo dục).
Giai đoạn 2: Tiếp nhận (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ... về ĐG
KQGD của HS mà SV có được nhờ trãi qua quá trình dạy học)
Giai đoạn 3: Vận dụng (năng lực ĐGGD được hình thành cho SV nhờ sự hợp
nhất những kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ... đã học được và những tố chất nhân
cách khác, gắn với những nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình dạy học).
8
Giai đoạn 4: Thực hiện (kết quả của việc thể hiện năng lực ĐGGD vào giải
quyết các nhiệm vụ thực tế).
1.3.3. Cấu trúc của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên
Nếu xét về mặt khái niệm, năng lực là tổng hòa các yếu tố nhận thức (kiến
thức, kỹ năng) và các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm, động cơ). Khi
đã nói tổng hòa, có nghĩa là không tách ra từng phần được.
Để hình thành và phát triển năng lực trong dạy học, năng lực được phân chia
thành các thành tố. Mỗi thành tố chính là một kỹ năng thực hiện; mỗi kỹ năng được
thể hiện bởi các hành vi, mỗi hành vi có thể được thể hiện ở nhiều mức hành động
khác nhau. Chính ở cấu trúc như vậy, người ta mới có thể rèn luyện, đo lường và
đánh giá năng lực được.
Như vậy, năng lực ĐGGD cho SV được xem xét ở 3 thành phần chính sau:
- Các hợp phần của năng lực (components of competency): là lĩnh vực chuyên
môn (domain) về ĐGGD - thể hiện khả năng tiềm ẩn của SV. Mỗi hợp phần là mô tả
khái quát của một hay nhiều hoạt động và điều kiện hoạt động trong đánh giá;
- Các thành tố của năng lực (Element of competency): là các kỹ năng ĐGGD
cơ bản, kết hợp với nhau tạo nên mỗi hợp phần, thường được bắt đầu với động từ mô
tả rõ ràng giá trị của hoạt động đánh giá;
- Tiêu chí thực hiện (performance criteria): chỉ rõ yêu cầu cần thực hiện của
mỗi thành tố, gọi là chỉ số hành vi (behavioral indicator) và mức độ thành thạo ở mỗi
yêu cầu đó, gọi là tiêu chí chất lượng (quality criteria).
1.3.4. Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên trƣớc khi tốt nghiệp
và đƣờng phát triển năng lực
1.3.4.1. Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên trước khi tốt nghiệp
Trong đào tạo SV (giáo viên tương lai) cần quan tâm tới việc hình thành và
phát triển cho SV năng lực ĐGGD và năng lực này được cấu thành bởi 6 thành tố/ kỹ
năng sau: (A) Lập kế hoạch đánh giá; (B) Lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá;
(C) Thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích kết quả đánh giá; (D) Sử dụng kết quả
đánh giá; (E) Thông báo và phản hồi kết quả đánh giá; (F) Nghiên cứu về khoa học
đánh giá kết quả giáo dục.
Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/ kỹ năng của năng lực đánh giá giáo dục
Thành tố Mô tả
A. Lập kế hoạch
đánh giá
Trên cơ sở mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn học; giáo viên
phải đề xuất được nhiệm vụ đánh giá, lập kế hoạch thực
hiện đánh giá đúng mục đích và thu nhận thông tin đánh
giá đan xen trong suốt quá trình dạy học, hướng tới việc hỗ
trợ điều chỉnh hoạt động giảng dạy.
B. Lựa chọn và phát
triển công cụ
đánh giá
Đây là khả năng lựa chọn, điều chỉnh hoặc biên soạn mới
các công cụ đánh giá đã xác định trong kế hoạch (công cụ
đánh giá phải phù hợp với mục tiêu/ chuẩn đầu ra, nội
dung, phương pháp và hình thức đánh giá đã quy định).
9
Thành tố Mô tả
C. Thực hiện ĐG và
xử lý, phân tích
thông tin ĐG thu
đƣợc
Khả năng sử dụng (áp dụng) các công cụ đánh đúng cách,
thu nhập các thông tin đánh giá qua các công cụ, xử lý
thông tin thu được (định tính và định lượng) và giải thích
được các kết quả đánh giá.
D. Sử dụng kết quả
đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra các quyết định về HS,
lập kế hoạch dạy học, phát triển chương trình, phát triển
nhà trường.
E. Thông báo, phản
hồi KQĐG cho HS,
gia đình HS và các
đối tƣợng liên quan
Kỹ năng thông báo bằng văn bản hoặc trao đổi về kết quả
đánh giá cho HS, phụ huynh, các nhà giáo dục và các đối
tượng liên quan khác.
G. Nghiên cứu về
khoa học ĐGGD
Đây là kỹ năng đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên
đọc hiểu các công trình về đánh giá kết quả giáo dục.
1.3.4.2. Đường phát triển năng lực đánh giá giáo dục
Đường phát triển năng lực ĐGGD gồm 5 mức độ:
Bảng 1.2: Các mức độ phát triển năng lực đánh giá giáo dục
Mức độ Mô tả chi tiết
Mức E:
Chuyên gia
Phải biết làm gì trong những tình huống được giao và thường xuyên
tìm kiếm những cách thức giải quyết tình huống hiệu quả.
Mức D:
Thành thạo
Đúc kết nhiều kinh nghiệm trong đánh giá, trách nhiệm gia tăng
cùng với kinh nghiệm.
Mức C:
Có tay nghề
Hành đồng phù hợp với nhiều tính huống đánh giá, hiểu được trách
nhiệm của cá nhân, chủ động đưa ra quyết định.
Mức B:
Khởi nghiệp
Nhận diện tình huống và có thể giải quyết tình huống dựa trên
nguyên tắc (lý luận) là chủ yếu, khá cứng nhắc và chủ quan.
Mức A:
Tập sự
Thực hiện nhiệm vụ dựa trên nguyên tắc lý thuyết, chưa gắn với bối
cảnh và tình huống thực tế, chưa ý thức rõ ràng về trách nhiệm.
Luận án sử dụng đường phát triển năng lực ĐGGD trên. Tuy nhiên, sinh viên
sư phạm – là người chưa có nghề và được đào tạo chính quy thì việc sử dụng đường
phát triển năng lực trên có thể phù hợp từ mức 1 (tập sự) đến mức 2 (khởi nghiệp).
1.4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC
1.4.1. Một số đặc trƣng cơ bản của sinh viên ngành giáo dục tiểu học
Việc đào tạo SVTH cần đào tạo về phương pháp dạy học nhiều hơn kiến thức
khoa học chuyên sâu và ĐG KQGD của HSTH cũng là một PPDH ở tiểu học.
1.4.2. Mục tiêu phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học
ngành giáo dục tiểu học
Mục tiêu dạy học là giúp SV được chuẩn năng lực ĐGGD, để sau khi tốt
nghiệp trường sư phạm, SV phải có năng lực ĐG KQGD của HSTH. Vì vậy, chuẩn
10
năng lực ĐGGD là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình đào tạo năng lực này cho
SVTH và việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang
điều khiển “đầu ra”, tức là năng lực ĐGGD cho SV.
1.4.3. Nội dung dạy học phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh
viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Mục tiêu dạy học là nhằm phát triển ở SV năng lực chuyên biệt là năng lực
ĐGGD và các năng lực chung, như: năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề... Như vậy, chuẩn năng lực ĐGGD cho SV chính là nội dung đầu vào
cần phải dạy trong học phần này, gồm các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, thái độ, động
cơ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh giá và các nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi người
học phải giải quyết ở nhà trường tiểu học.
1.4.4. Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Giảng viên tham gia thiết kế chuẩn năng lực ĐGGD cho SV, xây dựng đề
cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện dạy học; thực
hiện kế hoạch dạy học và đánh giá, hướng dẫn SV tự đánh giá.
1.4.5. Hoạt động học tập của sinh viên
Chuẩn bị hoạt động học tập; thực hiện hoạt động học tập ở lớp và thực hành ở
trường tiểu học; tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của mình theo chuẩn
năng lực ĐGGD và thực hiện hoạt động tự học theo chuẩn năng lực ĐGGD cho SV.
1.4.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển năng lực đánh giá giáo dục
cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Các yếu tố khách quan: Ảnh hưởng của giảng viên; nội dung, chương trình,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục ở các trường sư phạm; Học phần
“Đánh giá trong giáo dục tiểu học”; việc tham gia vào các hoạt động ở trường tiểu
học và sự hợp tác của bạn bè
Các yếu tố chủ quan: Về phía GV và về phía SV.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Xuất phát từ việc đổi mới đánh giá KQGD của HSPT nói chung, HSTH nói
riêng, vấn đề năng lực của giáo viên trong đánh giá KQGD của HS đã được nhiều tác
giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nước có nền giáo dục phát triển đã
công bố chuẩn năng lực của giáo viên về đánh giá KQGD của HS, làm cơ sở cho các
trường đào tạo SV. Ở Việt Nam, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về năng
lực đánh giá GD cho SV, giáo viên, người quản lý... Tuy nhiên, các nghiên cứu này
mới dừng lại ở việc nghiên cứu lý luận, chưa thử nghiệm tính khả thi và đưa vào vận
dụng để đào tạo SV ngành sư phạm.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực ĐGGD cho SV là phương thức dạy học
dựa chủ yếu vào chuẩn năng lực này và năng lực của giáo viên về đánh giá KQGD của
HS là năng lực chuyên biệt, năng lực này phải được rèn luyện tại các trường sư phạm.
11
Dạy học theo hướng phát triển năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH là
một trong các mục tiêu quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học. Để
phát triển năng lực này, thì trước hết phải mô tả, thiết kế chuẩn năng lực cần phát
triển. Chuẩn năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH gồm 6 thành tố sau: lập kế
hoạch đánh giá; lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; thực hiện đánh giá và xử lý,
phân tích kết quả đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; thông báo và phản hồi kết quả
đánh giá và nghiên cứu về khoa học đánh giá giáo dục ở tiểu học.
Nội dung dạy học được xác định dựa trên chuẩn năng lực ĐGGD cho SV đã
thiết kế, gồm các yếu tố đầu vào, như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, hứng
thú... và nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi SV giải quyết, có liên quan đến các hoạt động của
giáo viên trong đánh giá KQGD của HS ở trường tiểu học.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên phải theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực,
bao gồm: tham gia thiết kế chuẩn năng lực, xây dựng đề cương chi tiết học phần, xây
dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện và thực hiện kế hoạch dạy học giúp hình thành
năng lực ĐGGD cho SV và đánh giá SV theo chuẩn năng lực đã thiết kế.
Hoạt động học tập của SV theo chuẩn năng lực, gồm: chuẩn bị các điều kiện cho
việc học tập, thực hiện hoạt động học tập trên lớp, ở nhà, ở trường tiểu học và tham gia
vào quá trình đánh giá bản thân, thực hiện hoạt động tự học theo chuẩn năng lực ĐGGD.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu nhận thức của các bên liên quan (giảng viên, sinh viên, giáo viên tiểu
học) về năng lực ĐGGD cần phát triển cho SV và quá trình tổ chức dạy học ở trường
sư phạm (mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá) đã giúp
hình thành và phát triển những thành tố nào, còn bỏ sót những thành tố nào của năng
lực này. Lấy đó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực
ĐGGD cho SV.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giảng viên, sinh viên, giáo viên tiểu học về năng lực ĐGGD
cần phát triển cho SV;
- Thực trạng tổ chức dạy học ở trường sư phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến
dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH;
- Thực trạng năng lực ĐGGD của SVĐH ngành GDTH trước khi tốt nghiệp.
2.1.3. Đối tƣợng và thời gian khảo sát
2.1.3.1. Đối tượng khảo sát: gồm ba nhóm
- Điều tra 71 giảng viên và 350 SV ngành giáo dục tiểu học của 6 trường ĐH
đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, gồm: Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa;
12
Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Hoa Lư, Ninh Bình; Trường ĐH Đồng Nai; Trường
ĐHSP - ĐH Thái nguyên và Trường ĐH Thủ đô.
- Điều tra 107 giáo viên đang dạy học tại 5 trường tiểu học trên địa bàn Thanh
Hóa và thành phố Hà Nội.
2.1.3.2. Thời gian: Tháng 9/2015 đến tháng 3/2016
2.1.4. Công cụ khảo sát: Phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn và quan sát sư phạm
2.1.5. Cách xử lý số liệu: Dạng 1: Những câu hỏi kín trong phiếu hỏi, phần
đáp án trả lời được đưa ra 5 mức độ đánh giá, thì chúng tôi xử lý theo điểm trung
bình cộng. Dạng 2: Một số câu hỏi điều tra được xây dựng theo các tiêu chí, thì
chúng tôi xử lý theo tỷ lệ % và thứ bậc.
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên, sinh viên và giáo viên tiểu học
về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên thông qua dạy học
Kết quả khảo sát cho thấy 100% giảng viên các trường sư phạm và GVTH đều
nhận thức được sự cần thiết về đào tạo năng lực ĐGGD cho SV; con số này đối với
SV là 89,14%; 8,86% là bình thường, đều này phản ánh đúng thực tế, bởi SV chưa
qua thực tế dạy học.
2.2.2. Thực trạng về xác định mục tiêu đào tạo năng lực đánh giá giáo dục
cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Xác định mục tiêu đào tạo là nội dung quan trọng nhất trước khi giảng dạy học
phần. Tuy nhiên, qua khảo sát, không có GV nào căn cứ vào chuẩn năng lực ĐGGD
cho SV và có tới 92,96% GV cũng không căn cứ vào tiêu chuẩn về kiểm tra, đánh giá
được quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và các quy định đánh giá HSTH do
Bộ GD&ĐT công bố; có 80,28% giảng viên căn cứ vào chuẩn đầu ra của học phần
(tức có trong đề cương chi tiết học phần) để xác định mục tiêu bài giảng; một số khác
thường xuyên căn cứ vào kinh nghiệm giảng dạy học phần này ở tiểu học (52,11%).
Khảo sát 350 SV các trường sư phạm đã học tập xong học phần “Đánh giá
trong giáo dục tiểu học”, cho thấy các trường và giảng viên chỉ mới công bố cho SV
chuẩn đầu ra của học phần được giảng viên biên soạn và nhà trường phê duyệt (đề
cương chi tiết học phần) (82,00%). Một số ít SV cũng được biết các tiêu chí về kiểm
tra, đánh giá được quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVTH và quy định đánh giá
HSTH do Bộ GD&ĐT công bố (7,42%).
Xác định mục tiêu là mục đích quan trọng nhất của quá trình dạy học, đây
chính là kim chỉ nam định hướng toàn bộ hoạt động dạy – học theo hướng đã định. Ý
kiến của 71 giảng viên khi biên soạn kế hoạch dạy học quan tâm nhiều nhất tới việc SV
đạt mục tiêu nhận thức: hiểu, nhớ, tái hiện kiến thức và mục tiêu phát triển ở SV tư duy
độc lập, sáng tạo (100%). Bên cạnh đó, các mục tiêu khác cũng được giảng viên chú ý,
như: rèn luyện những kỹ năng tương ứng với nội dung bài học (87.32%), hình thành ở
SV tình cảm nghề nghiệp (83.09%). Riêng mục tiêu hình thành ở SV thái độ, động cơ,
sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thì ít được giảng viên lựa chọn (32.39%), mà trong dạy
học nhằm hình thành và phát triển năng lực rất cần mục tiêu này.
13
Về đánh giá mức độ quan trọng các thành tố của năng lực ĐGGD cho SV, kết
quả khảo sát cho thấy giảng viên, sinh viên, giáo viên tiểu học đánh giá rất rất cao kỹ
năng lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá (94,13%), điều này chứng tỏ quy trình
đánh giá KQGD của HSTH còn có nhiều hạn chế và sự cần thiết trong việc xây dựng,
điều chỉnh và công bố chuẩn năng lực ĐGGD cho SV ngành GDTH.
2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng
lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Thăm dò ý kiến của 71 giảng viên và 350 SV, kết quả khảo nghiệm như sau:
Về sự cần thiết: Có 87% các chỉ số hành vi năng lực ĐGGD cho SV đã xác lập
được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, 13% được đánh giá là tương đối cần thiết
và không có tiêu chí nào được đánh giá là không cần thiết hoặc ít cần thiết. Một số
chỉ số hành vi được đánh giá rất cao từ 4.2 đến 4.6 thể hiện mức độ cần thiết và rất
cần thiết trong quá trình dạy học; các chỉ số còn lại được đánh giá ở mức từ 3.7 đến
4.1, đây là những chỉ số ít được quan tâm trong quá trình dạy học và trong hoạt động
thực tiễn nghề nghiệp, mặc dù các chỉ số này rất cần thiết trong dạy học nhằm hình
thành và phát triển năng lực ĐGGD cho SV.
Về tính phù hợp: Các ý kiến đánh giá ở mức độ thấp hơn so với sự cần thiết.
Có 36,4% chỉ số hành vi được đánh giá ở mức phù hợp và rất phù hợp, 63,6% chỉ số
còn lại được đánh giá là tương đối phù hợp và không có chỉ số nào được đánh giá là
không phù hợp hoặc ít phù hợp. Sở dĩ có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa sự cần
thiết và tính phù hợp về các chỉ số của năng lực ĐGGD cho SV là do những người
được hỏi cho rằng một số chỉ số là rất cần thiết, tuy nhiên khi áp dụng vào quá trình
đào tạo SV là hết sức khó khăn.
Từ những kết quả trên có thể khẳng định, hầu hết các giảng viên, sinh viên cho
rằng nội dung dạy học của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” hiện nay ít
thuận lợi cho việc hình thành và phát triển năng lực ĐGGD cho SV.
2.2.4. Thực trạng đánh giá quá trình hình thành và phát triển năng lực
đánh giá giáo dục đối với sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
- Về nội dung đánh giá: nội dung đánh giá được giảng viên lựa chọn để đánh
giá kết quả học tập của SV thường tập trung chủ yếu vào kiến thức (59,15% -
85,33%) và sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm SV (54,93% - 53,00%); các nội dung
mà giảng viên ít quan tâm, như: các kỹ năng, quá trình thực hiện của cá nhân hoặc
nhóm SV để có sản phẩm, sự phối hợp hoạt động với SV khác trong nhóm và thái độ,
động cơ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Về phương pháp đánh giá: Kết quả cho thấy có sự tương đồng ý kiến của
giảng viên và SV về mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá đối với SV. Các
phương pháp kiểm tra, đánh giá được giảng viên sử dụng thường xuyên là viết tự
luận (87,32%-86,33%), kiểm tra thực hành (32,39%-22,33%), vấn đáp (5,49%-
17.67%). Các phương pháp phát huy tính tích cực nhận thức giúp hình thành năng lực
của SV thường ít được sử dụng, như: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, thực hiện bài
tập dự án; đánh giá thông qua hồ sơ học tập.
14
- Về công cụ đánh giá: kết quả cho thấy: nếu tính trung bình, công cụ đối với
SV hiện nay được giảng viên các trường sư phạm sử dụng chủ yếu vẫn là bài kiểm tra
viết (67.39%), số ít sử dụng bài tập lớn, dự án học tập giúp SV tập dượt nghiên cứu
khoa học (24.53%) (10.51%); bảng kiểm ít được quan tâm sử dụng nhất (1.89%).
2.2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học của giảng viên trong quá
trình tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên
Qua phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy có 4 phương pháp dạy học được các giảng
viên sử dụng thường xuyên là: thuyết trình với tỷ lệ trung bình là 95.82%, thảo luận/
xemina với tỷ lệ trung bình là 76.78%; Vấn đáp: 72.59% và giải quyết vấn đề:
59.41%. Các phương pháp mới phát huy tính tích cực, tự giác học tập của SV thì ít
được sử dụng thường xuyên, như: dự án: 24.06%, hợp đồng: 1.67%, trãi nghiệm:
2.09%, ... điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo GVTH, hạn chế
việc hình thành và phát triển năng lực ở SV trong đó có năng lực đánh giá.
2.2.6. Thực trạng năng lực đánh giá giáo dục của sinh viên tốt nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy: đánh giá chủ quan của đội ngũ giảng viên về năng
lực ĐGGD của SV tốt nghiệp là: tiêu chí về kiến thức được đánh giá rất cao (điểm
trung bình: 4,3), tiêu chí về thái độ được đánh giá ở mức cao (điểm trung bình: 3,89),
tiêu chí về kỹ năng và tiêu chí năng lực được đánh giá ở mức trung bình (điểm trung
bình: 3,28 và 2,96).
Mặt khác, ý kiến của 107 GVTH cho thấy, GVTH đánh giá năng lực ĐGGD
đối với SV mới tốt nghiệp thấp hơn so với đánh giá của giảng viên các trường sư
phạm. Chỉ có 3 tiêu chí có điểm đánh giá ở mức cao (3,55-3,57-4,09), tiêu chí về
năng lực được đánh giá ở mức trung bình (2,82).
2.2.7. Nhận định về thực trạng phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho
sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Từ kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy xuất hiện một số vấn đề sau:
Một là: Phát triển năng lực ĐGGD cho SV là rất cần thiết, tuy nhiên các SV
sau khi tốt nghiệp thì năng lực này còn rất hạn chế.
Hai là: Dạy học giúp SV có kiển thức, kỹ năng, năng lực ĐGGD, nhưng việc
áp dụng những điều đã học ở trường sư phạm vào thực tiễn đánh giá KQGD của HS ở
trường tiểu học như thế nào là vấn đề quan trọng hơn. Qua kết quả điều tra cho thấy,
SV hiện nay ít được áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn ở trường tiểu
học. Đây có thể là khoảng cách nhất định giữa trường đào tạo với nơi sử dụng sản
phẩm đào tạo của trường (các trường tiểu học).
Ba là: Việc đánh giá SV ở các trường sư phạm còn mang nặng về đánh giá
kiến thức, kỹ năng; đánh giá năng lực ít được quan tâm; hay nói đúng hơn việc đánh
giá SV hiện nay của các trường sư phạm chưa hướng theo chuẩn năng lực, cũng như
yêu cầu về đánh giá HS ở các trường tiểu học.
15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Việc khảo sát thực trạng quá trình dạy học nhằm hình thành và phát triển năng
lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Giảng viên, sinh viên, giáo viên tiểu học đều nhận thức được rằng: phát triển
năng lực ĐGGD cho SV ngành GDTH là cần thiết. Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo năng lực này còn rất hạn chế.
Các trường sư phạm chưa thiết kế chuẩn năng lực ĐGGD cho SV. Mặc dù các
trường đã ban hành đề cương chi tiết học phần, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có ở SV khi học xong một học phần, chưa quy
định rõ chuẩn năng lực phải đạt được ở SV khi tốt nghiệp.
Nội dung dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” chủ yếu được
xây dựng theo cách tiếp cận nội dung, cấu trúc theo môn học, mục tiêu học phần chưa
phù hợp với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ đã xác định trong chuẩn năng lực ĐGGD cho SV.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu vẫn là thuyết trình, các
phương pháp và hình thức dạy học tích hợp, định hướng các hoạt động và phát huy
tính tích cực của SV ít được sử dụng.
Vấn đề đánh giá SV hiện nay chủ yếu vẫn là đánh giá tổng kết, đánh giá
thường xuyên ít được chú trọng; công cụ sử dụng trong đánh giá không đa dạng; đánh
giá đồng đẳng và tự đánh giá ít được quan tâm.
Kết quả điều tra, tìm hiểu cho thấy năng lực ĐGGD của SVĐH ngành GDTH
tốt nghiệp ra trường chủ yếu được đánh giá ở mức độ trung bình.
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn năng lực đánh giá giáo
dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học trƣớc khi tốt nghiệp
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Chuẩn năng lực ĐGGD cho SV được điều chỉnh, hoàn thiện dựa trên cơ sở kết
hợp mô hình nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp tương lai của. Việc thiết
kế chuẩn năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH trước khi tốt nghiệp sẽ giúp SV
biết rõ mình phải học gì và làm được những gì để đáp ứng nhiệm vụ đánh giá KQGD
của HS ở trường tiểu học. Từ đó, SV biết xây dựng được kế hoạch học tập và rèn
luyện cho bản thân khi học tập ở trường sư phạm.
16
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Các hướng tiếp cận để điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn NL ĐGGD cho SV
Tiếp cận hệ thống; tiếp cận phân tích quy trình thực hiện ĐGGD và chức năng
của GVTH trong đánh giá; tiếp cận mô hình hoạt động của giáo viên tiểu học và tiếp
cận quy trình thiết kế chuẩn năng lực
b. Chuẩn năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH
- Xác định các thành tố của năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH
Trên cơ sở chuẩn năng lực ĐGGD cho SV (mục 1.3.4.1), năng lực ĐGGD dự
kiến phát triển ở SVTH sẽ gồm sáu thành tố là: (A) lập kế hoạch đánh giá; (B) lựa chọn
và phát triển công cụ đánh giá; (C) thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích thông tin
đánh giá thu được; (D) sử dụng kết quả đánh giá; (E) thông báo, phản hồi kết quả đánh
giá cho HS, gia đình HS, các đối tượng khác và (G) nghiên cứu về khoa học ĐGGD.
- Xác định các chỉ số hành vi năng lực ĐGGD cho SV
Hình 3.1 Cấu trúc năng lực ĐGGD cho sinh viên (6 thành tố và 16 chỉ số hành vi)
- Xây dựng tiêu chí chất lượng
Minh họa tiêu chí chất lượng của chỉ số hành vi xác định được các yếu tố của
bản kế hoạch đánh giá KQGD của HSTH trong thành tố lập kế hoạch đánh giá:
Bảng 3.3. Tiêu chí chất lƣợng của các chỉ số hành vi
Thành
tố
Chỉ số
hành vi
Tiêu chí chất lƣợng
A.
Lập kế
hoạch
đánh
giá
A.1. Xác định
được các yếu
tố của bản kế
hoạch ĐGGD
của HSTH
A.1.1. Chưa nêu được các căn cứ, cơ sở khoa học của
việc lập kế hoạch đánh giá; chưa xác định được các yếu
tố của bản kế hoạch; chưa gắn kết cơ sở khoa học với yếu
tố trong bản kế hoạch ĐGGD;
A.1.2. Nêu được các căn cứ, cơ sở khoa học của việc lập
kế hoạch đánh giá; xác định được một số yếu tố của bản
kế hoạch nhưng còn rời rạc;
A.1.3. Nêu được các căn cứ, cơ sở khoa học của việc lập
kế hoạch đánh giá và xác định được đầy đủ các yếu tố của
bản kế hoạch.
- Dự thảo chuẩn năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH
- Thiết kế các câu hỏi đo lường, đánh giá năng lực ĐGGD cho SV ngành GDTH
- Đo nghiệm trên thực tiễn và định cỡ:
17
Mẫu thử nghiệm là 30 SV K14 ĐHGD Tiểu học, Trường ĐH Hồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_danh_gia_giao_duc_cho_si.pdf