Thiết kế giáo án dạy học nhằm phát triển NL TGTH trong các tiết dạy.
- Tổ chức HĐ dạy học theo giáo án dạy học đã thiết kế.
- Quan sát quá trình HĐ trên lớp của HS khi thực hiện các nhiệm vụ HĐ.
- Thiết kế bài thực nghiệm vòng 1, vòng 2.
- Phân tích tiên nghiệm và hậu nghiệm bài thực nghiệm vòng 1 và 2.
- Nhận xét và đánh giá kết quả bài làm thực nghiệm của HS, xử lý số liệu.
- Đánh giá định tính và định lượng kết quả quá trình thực nghiệm.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực trực giác toán học cho học sinh trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2.6. Các thành tố của năng lực trực giác toán học của học sinh trong dạy học
Toán ở trường trung học phổ thông
1.2.6.1. Năng lực liên tưởng và hình dung được vấn đề: Trong dạy học môn Toán, khi
tiếp xúc với vấn đề phức tạp, trừu tượng, quá trình nhận thức của HS diễn ra dễ dàng hơn nếu họ
có thể liên tưởng đến những vấn đề đã biết (vấn đề tương tự hay đối lập, quan hệ nhân quả) có
liên quan đến nó và hình dung ra được việc sử dụng hình ảnh trực quan để thấu hiểu vấn đề phức
tạp hay thấy được mô hình cụ thể biểu diễn làm cho vấn đề đó trở nên đơn giản, gần gũi hơn để
có thể nắm bắt được vấn đề hay cách thức giải quyết của vấn đề. Do đó, NL liên tưởng và hình
dung được vấn đề được hiểu như là chủ thể HS có khả năng liên hệ những kiến thức quen thuộc
liên quan đến vấn đề, kết nối được các đối tượng, quan hệ toán học với nhau trong những tình
huống nhận thức cụ thể, đồng thời có khả năng hình dung được trong đầu về không gian vấn đề,
để chủ thể có thể nắm bắt hay giải quyết được vấn đề toán học đang xem xét.
1.2.6.2. Năng lực khái quát hóa nhanh chóng: TGTH là nhận thức trực tiếp các yếu tố,
đối tượng toán học, xem như là sự bừng sáng đột ngột, có thể là kết quả của sự vận động các
cách thức hành động khái quát và các cấu trúc rút gọn. Theo V. A. Krutexki “Trong nhiều
trường hợp, sự bừng sáng đột ngột của HS có NL có thể được giải thích bởi sự ảnh hưởng vô
thức của kinh nghiệm quá khứ mà cơ sở của chúng là NL KQH các đối tượng, các quan hệ,
các phép toán học và NL tư duy bằng các cấu trúc rút gọn”. Bởi TGTH là sự nhận thức nắm
bắt các đối tượng, quan hệ và vấn đề toán học một cách nhanh chóng do xảy ra sự giản lược, rút
gọn các bước lập luận phân tích trong quá trình lĩnh hội của chủ thể nhận thức trên cơ sở NL
KQH các đối tượng, quan hệ và vấn đề toán học đó. Do đó muốn hình thành NL TGTH cho HS
cần luyện tập NL KQH một cách nhanh chóng để có thể giúp họ thấy được bản chất, quy luật của
vấn đề toán học hay thấy được ngay chiến lược giải một bài toán.
1.2.6.3. Năng lực phán đoán và đưa ra quyết định: Trong dạy học Toán, NL phán đoán
và đưa ra quyết định có liên quan trực tiếp tới khả năng TGTH của HS. Việc HS có thể nắm
9
bắt ngay được chiến lược, giải pháp giải quyết của vấn đề, hay nhận thức nhanh chóng các
đối tượng, quan hệ toán học thể hiện qua việc HS có khả năng đưa ra những phán đoán cho
vấn đề đang xem xét (có thể cảm nhận ngay ban đầu khi mới tiếp cận vấn đề, hoặc đưa ra
phán đoán sau khi thực hiện các liên tưởng, suy luận nhanh chóng). Dựa trên những dự đoán
đó, HS hình dung và lựa chọn phán đoán thích hợp từ đó có những quyết định cho việc GQVĐ.
Việc đề xuất ngay những phán đoán khi cảm nhận ngay về vấn đề là cách thức cần thiết và
quan trọng đối với người học để tiến hành TGTH trong giải quyết các vấn đề không quen
thuộc mà HS chưa biết phương pháp giải trước đó. Vì vậy, GV cần hướng dẫn cho HS cách
suy đoán, tiến hành dự đoán, suy luận nhanh cách biến đổi bài toán, thấy trước con đường đi và
các bước biến đổi của các biểu thức, trước khi bắt tay vào thực hiện chi tiết.
1.2.6.4. Năng lực rút gọn quá trình lập luận: Theo Krutexki, “trong một số trường hợp đơn
giản cấu trúc lập luận ở HS có năng khiếu về toán được rút gọn tới mức hầu như hình thành mối
liên hệ trực tiếp giữa việc tri giác bài toán và kết quả”. Bên ngoài hiện tượng này có vẻ như là “thiếu
lập luận”, “thiếu tư duy” song ngược lại đó chính là mức độ cao của quá trình tư duy, trong lập luận
rút gọn các khâu cần thiết là không thiếu chỉ là được rút gọn mà thôi. NL rút gọn quá trình lập luận
giúp HS hình dung ra được đường lối GQVĐ mới hay thấy được kết quả bài toán bằng suy diễn
rút ngắn sau khi nhận thức nhanh chóng các khâu liên tiếp của quá trình lập luận.
1.3. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Toán
1.3.1. Hoạt động nhận thức toán học: Theo Đào Tam và Trần Trung, “HĐNT toán học
là quá trình tư duy dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó:
Xác định được mối liên hệ nhân quả và các mối liên hệ khác của các đối tượng toán học được
nghiên cứu (khái niệm; quan hệ; quy luật toán học;...); từ đó vận dụng được tri thức toán học giải
quyết các vấn đề thực tiễn”.
1.3.2. Đặc trưng của hoạt động nhận thức toán học
- Tư duy điều khiển HĐNT toán học của HS.
- Các loại hình logic điều chỉnh HĐNT.
- Sử dụng các dạng suy luận trong HĐNT toán học.
- Quan tâm tới đặc thù của HĐNT toán học trong dạy học Toán.
- Đề cao vai trò tự giác, tích cực và độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ
chức, định hướng của người dạy.
1.3.3. Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Toán: Tổ chức HĐNT trong dạy
học Toán là quá trình GV tìm tòi, chọn lọc cách thức, phương pháp sư phạm hướng dẫn cho
HS tư duy dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó, từ đó
vận dụng được tri thức toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.4. Cơ hội phát triển năng lực trực giác toán học cho học sinh trong dạy học môn
Toán ở trường trung học phổ thông
1.4.1. Những lí thuyết chỉ đạo việc dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực
trực giác toán học của học sinh ở trường trung học phổ thông: như Thuyết Trực giác của
H. Bergson, Thuyết trực giác trong Toán học của Brouwer, Thuyết đa trí tuệ của H. Gardner
và Theo quan điểm vùng phát triển của L. Vygotsky.
1.4.2. Một số ý tưởng dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực trực giác toán
học cho học sinh ở trường trung học phổ thông
10
Để tổ chức HĐ nhằm phát huy những đặc trưng của TGTH cho HS qua dạy học Toán,
chúng tôi nhấn mạnh vai trò của GV trong việc tạo sự hứng thú, khơi gợi động cơ học tập và
khai thác các tình huống học tập. Ngoài việc lựa chọn, khai thác, thiết kế những nội dung dạy
học phù hợp với những tình huống dạy học có vấn đề, tình huống không quen thuộc để tổ chức
các HĐNT cho HS, GV cần chú trọng một số ý tưởng dạy học Toán theo hướng phát triển NL
TGTH cho HS ở THPT như sau:
(1) Tạo những tình huống học tập thích hợp cho HS thực hiện nhiệm vụ nhận thức:
Thông qua gợi động cơ HĐ, GV cần tạo ra những tình huống học tập chứa đựng khó khăn,
chướng ngại mà đối với những kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS không còn tương thích, để
giải quyết trong hoàn cảnh mới nhằm tạo nhu cầu nhận thức cho HS. Trong quá trình dạy học,
GV thiết kế, tổ chức HĐ trong môi trường học tập hứng thú, tự do, quan hệ cởi mở giữa GV và
HS, HS có cơ hội được HĐ, thể hiện tố chất, thái độ và NL của bản thân.
(2) Tạo cơ hội cho HS hình dung, suy nghĩ nhanh, đưa ra nhiều phán đoán về vấn đề
trước khi bắt tay vào việc thực hiện: Trong quá trình dạy học, HS được tìm tòi, phát hiện vấn
đề, phán đoán về cách GQVĐ thông qua các nhiệm vụ yêu cầu HS phát biểu, mô tả về cảm
nhận ngay vấn đề, phát hiện giải pháp có thể để GQVĐ trước khi tiến hành thực hiện những
bước làm cụ thể trên giấy. GV cần khơi gợi HS đưa ra nhiều giải pháp, những khía cạnh khác
nhau của vấn đề, tìm kiếm những ý tưởng mới, đột phá và sáng tạo từ người học. Đôi khi GV
phải động viên, chấp nhận những ý tưởng ngây thơ, những giải pháp sai lầm của HS.
(3) Chú trọng phát triển cho HS các NL tư duy tiền logic trong dạy học Toán: Thông
qua các tình huống học tập, GV chú trọng sử dụng các HĐ trí tuệ, các NL tư duy như tưởng
tượng, liên tưởng, KQH, suy luận quy nạp. Các NL này tạo tiền đề cho HS biết hình dung và
đưa ra phán đoán, phát hiện vấn đề góp phần phát triển TD TGTH cho HS.
(4) Hình thành cho HS thói quen nắm bắt bản chất của vấn đề, đường lối của giải pháp,
bỏ qua những bước lập luận dài dòng, chi tiết: Trong quá trình giải toán, GV cần luyện tập cho
HS hình dung vấn đề hay giải pháp trong đầu óc, suy nghĩ, biến đổi nhanh chóng vấn đề thông
qua rút gọn quá trình lập luận, lược bỏ những khâu trung gian. Tạo thói quen cho HS trình bày
sơ đồ tư duy, biết mô tả cấu trúc để giúp HS thấy được toàn cảnh của giải pháp GQVĐ, khắc sâu
mặt ý nghĩa nắm được bản chất của vấn đề, đồng thời bỏ qua bớt những khâu tính toán chi tiết,
lập luận dài dòng hướng tới rèn luyện cho HS tư duy rút gọn.
(5) Nhấn mạnh HĐ suy đoán của trực giác cần thực hiện trước các HĐ của suy diễn
trong học tập môn Toán: GV cần nhấn mạnh các HĐ đặc trưng của TGTH được tiến hành trước
trong tiến trình GQVĐ của HS. Trong đó TGTH được xem là mục đích được tiến hành trước
để định hướng chiến lược GQVĐ, còn lập luận logic và suy diễn như là phương tiện được tiến
hành sau đó để kiểm nghiệm lại kết quả suy ra từ TG mà thôi.
1.4.3. Cơ hội phát triển năng lực trực giác toán học cho học sinh trong dạy học môn
Toán ở trường THPT: Trong học tập môn Toán, những nội dung và HĐ học tập cơ bản của
HS được liên kết với nhau cùng hướng vào hình thành các NL. NL TGTH của HS trong dạy
học Toán được thể hiện ở khả năng liên kết nội dung kiến thức môn Toán thông qua HĐ học
tập để hình dung được vấn đề, nắm bắt được vấn đề, phán đoán được cách GQVĐ, tình huống
vận dụng kiến thức toán học. Từ yêu cầu trên, chúng tôi nhận thấy các đặc điểm sau cần xem
xét để tìm kiếm những cơ hội phát triển NL TGTH cho HS qua dạy học Toán:
11
- Cơ hội phát triển NL thành tố của NL TGTH như NL KQH nhanh chóng, NL phán
đoán và đưa ra quyết định được thể hiện thông qua việc tổ chức cho HS xem xét những sự kiện
riêng lẻ, cụ thể trong những tình huống nhận thức có vấn đề, biết cách khái quát vấn đề từ các
trường hợp riêng lẻ, biết cách khái quát từ cái tổng quát đã biết đến cái tổng quát chưa biết;
có khả năng phán đoán, phát hiện các quy luật chung của các sự kiện trong học tập nội dung
toán, có khả năng đưa ra những định hướng GQVĐ, đưa ra các giả thuyết, dự đoán cho vấn
đề toán học, từ đó lựa chọn quyết định phù hợp về chiến lược GQVĐ.
- Cơ hội phát triển NL liên tưởng và hình dung được vấn đề thể hiện thông qua việc
HS có khả năng hình dung, liên hệ vấn đề toán học với những kiến thức và kinh nghiệm đã có,
biết kết nối và hình dung được hình ảnh trực quan hay phát hiện được mô hình tương thích của
vấn đề toán học trừu tượng, những tình huống mà yêu cầu người học phải phát hiện ra kiến
thức, giải pháp liên hệ với vấn đề mới, khả năng tưởng tượng thấy được các hình và các tính
chất của chúng, hình dung ra được đường lối GQVĐ khi đối mặt với các tình huống mới.
- Cơ hội phát triển NL thành tố khác của NL TGTH như NL rút gọn quá trình lập luận
thể hiện khi HS biết suy luận, ước lượng nhanh chóng, có khả năng lập luận ngắn gọn cách
biến đổi bài toán, khả năng lược bỏ, rút bớt những bước lập luận trung gian trong quá trình
GQVĐ, hình dung được sơ đồ suy luận thấy được đường lối GQVĐ.
Chương 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TRỰC GIÁC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Mục đích và đối tượng khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu sự hiểu biết GV toán ở trường THPT về khái niệm và HĐ liên quan tới
TGTH, các NL thành tố của NL TGTH; mức độ quan tâm và vận dụng các HĐ liên quan TG
trong quá trình dạy học toán ở trường THPT.
- Tìm hiểu khả năng sử dụng TGTH của HS trong học tập toán ở trường THPT.
- Có thể phát hiện ra những loại HĐ hoặc NL nào khác thể hiện là NL thành tố của NL
TGTH trong quá trình dạy học toán ở trường THPT.
- Tìm hiểu và phân tích những thuận lợi và khó khăn, sai lầm của GV trong quá trình
dạy học cho HS tiếp cận kiến thức theo hướng phát triển NL TGTH.
2.1.2. Đối tượng khảo sát: 98 GV toán và 142 HS lớp 10 tại một số trường THPT.
2.2. Nội dung khảo sát và tổ chức khảo sát
2.2.1. Nội dung khảo sát
- Qua quan sát, phỏng vấn: Dự giờ GV một số tiết dạy toán ở trường THPT.
- Qua phiếu điều tra GV: thiết kế phiếu điều tra dành cho GV.
- Qua phiếu điều tra HS: thiết kế phiếu bài tập toán dành cho HS lớp 10.
2.2.2. Tổ chức khảo sát
- Thiết kế phiếu khảo sát với đối tượng là GV toán THPT.
- Thiết kế phiếu câu hỏi bài tập dành cho HS lớp 10.
- Thời gian khảo sát và dự giờ từ 10/4/2017 đến 12/5/2017.
- Tiến hành khảo sát 98 GV toán và 142 HS lớp 10 tại một số trường THPT.
12
- Thu thập các phiếu điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Tiến hành đánh giá về mặt định tính và định lượng. Rút ra những kết luận ban đầu
về việc phát triển NL TGTH của GV và HS sau quá trình khảo sát.
2.3. Phân tích kết quả khảo sát
2.3.1. Kết quả khảo sát: Dự giờ GV, Phiếu điều tra GV và phiếu câu hỏi bài tập của HS.
2.3.2. Phân tích kết quả khảo sát
Ưu điểm: Đa số GV có kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm, có trình độ chuyên môn
sau đại học nên việc tiếp cận các hướng nghiên cứu mới. GV có ý tưởng bài dạy khá hay, có
kĩ năng diễn đạt vấn đề, đặt câu hỏi tốt, tổ chức lớp và tương tác với HS nhiều.
Hạn chế: GV vẫn còn nặng về lối truyền thống. GV thường trình bày kiến thức toán
học mà chưa chú trọng giải thích ý nghĩa của các kiến thức để HS hiểu rõ bản chất của kiến thức
toán học. GV chưa đòi hỏi, kích thích HS tự tìm tòi lời giải, cách thức GQVĐ mà thường cung
cấp ngay phương pháp giải, chỉ rõ quy trình từng bước áp dụng đối với các dạng toán mới. Nhiều
bài tập chỉ đòi hỏi áp dụng theo công thức, kĩ năng tính toán và vận dụng. Còn thiếu những câu
hỏi và bài tập rèn luyện quan sát trực quan, dự đoán phát hiện, kĩ năng suy luận nhanh gọn, chưa
khai thác triệt để những tình huống có thể phát triển NL TGTH cho HS.
Nguyên nhân: Đối với GV: GV còn ảnh hưởng lối dạy học truyền thống, thường có
tâm lí dạy học trong thời gian ngắn cần truyền đạt nhiều kiến thức với khối lượng vượt hoặc
như theo qui định. Đặc biệt trong dạy học giải bài tập, GV tập trung vào cho HS giải nhiều
bài tập vận dụng quy trình Việc lựa chọn nội dung để phát triển các NL tư duy tiền logic, đặc
biệt trực giác, tưởng tượng là vấn đề khó khăn và chưa được GV quan tâm đúng mức.
- Đối với HS: Trình độ HS khảo sát ở mức trung bình khá, còn thụ động, ngại khác biệt
khi không theo khuôn khổ đã có trước, sợ mắc phải sai lầm. Thói quen học tập khi cần GQVĐ
luôn mong chờ, ỷ lại được GV cung cấp phương pháp giải khi đối mặt với bài toán mới, chưa
quen thuộc. Đa số HS còn suy nghĩ rập khuôn mà ít khi hiểu ý nghĩa của kiến thức.
- Về tài liệu dạy học: Tài liệu về TGTH và sự vận dụng vào quá trình dạy học chưa
nhiều, chưa có những công trình nghiên cứu đưa ra cách thức thực hiện cụ thể, những kỹ thuật
dạy học phát triển NL TGTH cho HS trong những tình huống dạy học ở trường THPT.
Chương 3
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TRỰC GIÁC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Định hướng tổ chức hoạt động nhận thức phát triển cho học sinh năng lực
trực giác toán học trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông: định hướng nội
dung dạy học, phương pháp dạy học, định hướng đối với người dạy và người học.
3.2. Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức phát triển NLTGTH cho HS trong
dạy học toán ở trường THPT
3.2.1. Cơ sở khoa học đề xuất cách thức tổ chức hoạt động nhận thức cho HS
Trên cơ sở triết học, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Việc phát
hiện các mâu thuẫn là nguồn gốc của HĐNT tìm tòi tri thức mới của HS. HĐNT nói chung,
toán học nói riêng được bắt nguồn từ việc phát hiện các mâu thuẫn để từ đó tạo động lực cho
HĐ giải quyết các mâu thuẫn. Các mâu thuẫn trong dạy học Toán này làm nảy sinh các nhiệm
13
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
vụ nhận thức, các đối tượng của HĐ và tư duy thúc đẩy HĐNT của người học.
Trên cơ sở lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget và Vygotxky, dạy học thông qua
việc tổ chức cho HS HĐ tự chủ chiếm lĩnh kiến thức. Vận dụng vào quá trình dạy học, việc
học tập của HS có bản chất HĐ: Bằng HĐ và thông qua HĐ của bản thân người học mà chiếm
lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như đạo đức, thái độ.
Căn cứ vào những định hướng đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.
3.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức phát triển NLTGTH cho HS trong dạy
học toán ở trường THPT: gồm năm bước: (1) Tạo tình huống nhận thức chứa đựng tri thức
mới cần trang bị cho HS, (2) Tổ chức cho HS tiến hành HĐ trực giác hình dung được vấn đề,
phán đoán về cách GQVĐ, (3) Sử dụng suy diễn để kiểm nghiệm kết quả có được từ TG, (4)
Rút ra kết luận về tri thức mới, (5) Lựa chọn tình huống mới nhằm củng cố và vận dụng tri
thức, thể hiện qua sơ đồ sau:
3.3. Một số cách thức tổ chức hoạt động nhận thức phát triển các năng lực thành tố
của năng lực trực giác toán học cho học sinh trong dạy học Toán ở trường THPT
3.3.1. Cách thức tổ chức hoạt động nhận thức phát triển năng lực liên tưởng và hình
Tạo tình huống
nhận thức chứa
đựng tri thức cần
trang bị
Tổ chức việc hình
dung vấn đề, phán
đoán về cách
GQVĐ
Lựa chọn
PPDH phù hợp
Tổ chức các
HĐ trí tuệ
Sử dụng suy diễn
kiểm nghiệm kết
quả trực giác
Phát biểu vấn
đề, mô tả đường
lối giải quyết
Chứng minh,
giải thích vấn đề
Thất bại
Quy trình tổ chức
HĐNT phát triển
NL TGTH
HĐ tổ chức
của GV
HĐ NT
của HS
Hướng dẫn sử
dụng các thao
tác chứng minh
Xác định mục
tiêu, lựa chọn
tình huống, gợi
động cơ học tập
Xác định khó
khăn của HS
Tiến hành các
HĐ trí tuệ, HĐ
trực giác
Rút ra kết luận về
tri thức mới
Xác định không
gian vấn đề, liên
tưởng và huy
động kiến thức
Thực hiện
giải pháp GQVĐ
Thể chế hóa
kiến thức/
khẳng định về
tri thức mới
Hình thành tri
thức mới, cách
thức GQVĐ
Lựa chọn tình
huống mới củng
cố và vận dụng tri
thức
Đánh giá việc
vận dụng tri
thức mới của
HS
Vận dụng tri
thức, cách thức
GQVĐ vào tình
huống mới
14
dung được vấn đề cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông
3.3.1.1. Mục đích tổ chức: Việc tổ chức các HĐ bồi dưỡng NL liên tưởng và hình dung
được vấn đề trong dạy học Toán nhằm xây dựng được nền tảng vững chắc, cách thức liên tưởng
và hình dung về một vấn đề để tạo cơ hội phát hiện nhiều ý tưởng mới giúp TG xảy ra khi người
học đối mặt với một vấn đề đang xem xét cụ thể. Việc luyện tập cho HS NL liên tưởng và hình
dung được vấn đề một cách hiệu quả giúp cho HS có thể hình dung trước sơ bộ về kết quả của
vấn đề hay cách GQVĐ nhờ tiến hành suy nghĩ nhanh chóng vấn đề đang xem xét.
3.3.1.2. Một số cách thức rèn luyện NL liên tưởng và hình dung được vấn đề cho HS trong
dạy học Toán ở trường THPT: GV cần chú trọng các HĐ chủ yếu như sau:
- Khai thác các tính chất, đối tượng tương tự giữa tri thức toán học giúp cho HS nhận
ra nhanh chóng các liên tưởng và hình dung được vấn đề.
- Luyện tập cho HS thực hiện chuyển hóa các liên tưởng từ đối tượng này sang đối
tượng khác giúp HS xuất hiện các ý tưởng, phát hiện tri thức mới.
- Sử dụng các tình huống học tập tạo cho HS hình dung trong đầu các hình và các tính
chất của chúng, nhìn thấy được những biến đổi, những quan hệ của giữa các đối tượng toán
học, phát triển trí tưởng tượng không gian.
- Khai thác mối liên hệ nhân quả của tri thức toán học, mối liên hệ giữa các tri thức
toán học giúp HS hình dung ra được đường lối giải quyết, lược đồ giải, sơ đồ tư duy của vấn
đề hình học trước khi tiến hành thực hiện.
- Xây dựng các tình huống chứa các hình ảnh trực quan cho trước hỗ trợ HS trực giác
phát hiện bản chất vấn đề hay hình dung được cách thức giải quyết một vấn đề toán học.
- Xây dựng các tình huống giúp HS hình dung được hình ảnh trực quan, mô hình của
vấn đề từ đó phát hiện đường lối giải quyết vấn đề toán học.
3.3.1.3. Các ví dụ minh họa: Ví dụ 3.4. Giải bài toán sau: “Cho các điểm A(-1; 2; 3),
B(3; 0; -1), C(1; 4; 7) và (P): – 2 2 6 0x y z . Tìm tọa độ M thuộc (P) sao cho biểu thức
2 2 2T MA MB MC đạt giá trị nhỏ nhất”.
1) Bước 1: Tạo tình huống nhận thức chứa đựng tri thức mới cần trang bị cho HS:
Bài toán yêu cầu xác định tọa độ điểm trên một mặt phẳng thỏa mãn điều kiện cho trước, là bài
toán khá quen thuộc nhưng khó khăn ở chổ biểu thức đạt giá trị nhỏ nhất khá phức tạp.
2) Bước 2: Tổ chức cho HS tiến hành các HĐ trực giác, hình dung được ý tưởng,
phán đoán về cách giải quyết vấn đề
+ HS có thể hình dung được vị trí của M trên mặt phẳng (P) tương đối gần A, B, C sao
cho biểu thức T nhỏ, vì khi điểm M trên (P) dần đi ra xa các điểm A, B, C thì khoảng cách từ
M đến các điểm đó càng dài, do đó biểu thức T càng lớn.
+ Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC hoàn toàn xác định. Quan sát biểu thức đã cho
HS có thể liên tưởng đến 3MA MB MC MG , với mọi điểm M, do đó phải biến đổi biểu
thức qua trọng tâm G quy về biểu thức đơn giản hơn xác định được điểm M.
+ HS liên tưởng cách giải bài toán “Cho A không thuộc mặt phẳng (P). Tìm điểm M trên
(P) sao cho MA2 nhỏ nhất”: M trên (P) sao cho MA nhỏ nhất M là hình chiếu của A lên (P).
+ HS trực giác phát hiện được kết quả bài toán là điểm M cần tìm là hình chiếu của
trọng tâm G của tam giác ABC lên mặt phẳng (P).
15
3) Bước 3: Sử dụng suy diễn kiểm nghiệm kết quả đề ra từ trực giác
Ta có G(1;2;3) là trọng tâm ABC nên 2 2 2 23T MG GA GB GC .
Do đó T đạt giá trị nhỏ nhất khi M là hình chiếu của G lên mặt phẳng (P). Xác định
được tọa độ của điểm 0;4;1M suy ra ( ,( )) 3MG d G P
khi đó 2
min
3.3 48 75T .
4) Bước 4: Rút ra kết luận về tri thức mới và vận dụng: HS hình thành tri thức phương
pháp qua việc liên tưởng quy lạ về quen. GV tập luyện cho HS khả năng liên tưởng giúp HS
có thể nhìn bài toán dưới nhiều góc độ về hướng giải bài toán, khả năng phát triển bài toán
mới từ bài toán ban đầu bằng cách liên tưởng đối tượng này sang đối tượng khác.
3.3.2. Cách thức tổ chức hoạt động nhận thức phát triển năng lực phán đoán và đưa
ra quyết định cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông
3.3.2.1. Mục đích tổ chức: NL phán đoán và đưa ra quyết định là một thành tố liên quan
trực tiếp đến việc phát triển NL TGTH, bởi khi đứng trước vấn đề, HS có nắm bắt được vấn đề,
đối tượng, quan hệ toán học ngay lập tức hay không thể hiện ở HS nhanh chóng đưa ra những
phán đoán về đối tượng, quan hệ toán học. Do đó, việc tổ chức HĐNT phát triển NL này nhằm
giúp HS biết đưa ra được những dự đoán về vấn đề toán học, phán đoán được ngay được đường
lối giải quyết, kết quả của bài toán, từ đó lựa chọn những quyết định phù hợp cho việc hiểu và
nắm bắt được vấn đề, cách thức GQVĐ. Hiệu quả của việc rèn luyện NL này giúp HS biểu hiện
được sự nhanh chóng nhận thức vấn đề, khả năng liên tưởng và sáng tạo trong GQVĐ.
3.3.2.2. Một số cách thức rèn luyện NL phán đoán và đưa ra quyết định cho HS qua dạy
học Toán ở trường THPT: GV có thể chú trọng tổ chức thông qua các HĐ sau:
- Sử dụng các tình huống cho HS tiến hành các HĐ trí tuệ như so sánh, tương tự, khái
quát hóa, đặc biệt hóa để HS phán đoán giả thuyết và đưa ra quyết định cho việc phát hiện
vấn đề hay GQVĐ một cách nhanh chóng.
- Tổ chức các tình huống giúp HS sử dụng các loại suy luận như suy luận quy nạp, suy
luận có lí để phán đoán giả thuyết, cách thức GQVĐ và đưa ra quyết định phù hợp.
- Sử dụng các tình huống trực quan cho HS đưa ra phán đoán về cách thức GQVĐ nhờ
kết nối giữa hình ảnh trực quan và bản chất của vấn đề.
- Tạo cơ hội cho HS sử dụng ngắn gọn những lập luận có căn cứ nhanh chóng đưa ra
các phán đoán và lựa chọn quyết định hiệu quả.
3.3.2.3. Các ví dụ minh họa: Ví dụ 3.7. GV tổ chức HĐNT phát triển NL phán đoán và
đưa ra quyết định cho HS qua: Giải phương trình:
22 4 6 11x x x x .
1) Bước 1: Tạo tình huống nhận thức chứa đựng tri thức mới cần trang bị: Rõ ràng
không thể dùng các phép biến đổi tương đương để giải phương trình trên vì sẽ làm tăng bậc
một cách đáng kể, khi đó vấn đề trở nên phức tạp hơn.
2) Bước 2: Tổ chức cho HS tiến hành các HĐ trực giác, hình dung được ý tưởng,
phán đoán về cách giải quyết vấn đề
- HS phán đoán và đưa ra quyết định cho việc lựa chọn cách thức GQVĐ.
+ Phán đoán 1: HS có nhận xét vế phải luôn lớn hơn hoặc bằng 2. Từ đó HS đưa ra
phán đoán cần đánh giá được hai vế của phương trình.
Khả năng tìm 2 4x x k , với k bằng sử dụng BĐT Bunhiacôpxki.
16
+ Phán đoán 2: Quan sát các biểu thức trong căn thức trong vế trái ta nhận thấy tích
của chúng có liên quan đến biểu thức của vế phải. Do đó, HS có thể đưa ra phán đoán sử dụng
phương pháp đặt ẩn phụ. Khả năng đặt ẩn phụ đưa việc giải phương trình ẩn cũ về giải hệ
phương trình mới dạng đối xứng có thể giải quyết được.
- HS trực giác phát hiện đường lối giải quyết vấn đề:
+ Đối với phán đoán 1: Nhận thấy
2 26 11 ( 3) 2 2VP x x x .
HS có thể trực giác phát hiện vế trái là tổng của hai căn thức có hai biểu thức chứa
2 4x x làm HS có thể liên tưởng đến BĐT Bunhiacôpxki.
Do đó vế trái của phương trình luôn nhỏ hơn hoặc bằng 2.
+ Đối với phán đoán 2: Trực giác đặt ẩn phụ
Đặt 2, 4 , , 0u x v x u v . Khi đó giải hệ phương trình ẩn ,u v .
3) Bước 3: Sử dụng suy diễn kiểm nghiệm kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nang_luc_truc_giac_toan_hoc_cho_h.pdf