Xây dựng nông thôn mới
1.2.2.1. Khái niệm
Nông thôn “là vùng lãnh thổ khác với thành thị, ở đó đất đai thường rộng lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống bằng nghề sản xuất N, L, TS, mật độ dân số thấp, CSHT và CSVCKT kém phát triển, trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống dân cư và nền sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị”.
“Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
“NTM trước tiên phải là nông thôn (không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, TP) và khác với nông thôn truyền thống, bao gồm những nội dung sau: Nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại, không gian nông thôn mang đặc trưng của cảnh quan và hộ gia đình nông thôn; Sản xuất bền vững theo hướng hàng hóa, đảm bảo thu nhập và việc làm cho lao động nông thôn, không có hộ nghèo đói; Đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng được nâng cao; Bảo vệ và phát triển TNTN, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; Xã hội nông thôn được quản lí tốt và dân chủ”.
1.2.2.2. Đặc trưng và chức năng của nông thôn mới
NTM mang những đặc trưng cơ bản: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
NTM bao gồm ba chức năng cơ bản: Chức năng sản xuất nông nghiệp; Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc; Chức năng sinh thái.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới vùng TDMNPB, mang đến nhu cầu và thị trường tiêu thụ nông sản lớn, nhất là lương thực, rau, hoa quả sạch, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, VTĐL của tỉnh còn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức (suy giảm diện tích đất nông nghiệp, cạnh trạnh với nông sản Trung Quốc và các tỉnh lân cận).
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình và đất
Địa hình Bắc Giang chia thành 02 tiểu vùng. Trong đó, vùng miền núi có thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây ăn quả (vải thiều, na, hồng, chè, ) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng trung du có lợi thế về trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, sản xuất LT-TP, chăn nuôi gia súc, gia cầm , nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Trên địa bàn tỉnh có 06 nhóm đất, trong đó đất đỏ vàng là nhóm đất chính (chiếm 63,1% diện tích tự nhiên), chủ yếu để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng. Nhóm đất phù sa có quỹ đất lớn thứ hai (chiếm 13,1% diện tích tự nhiên), được phân bố ở ven các sông, thích hợp với các cây trồng ngắn ngày (lúa, rau đậu, hoa-cây cảnh, ...). Tiếp đến là các nhóm đất bạc màu, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
2.1.2.2. Khí hậu
Bắc Giang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm ở mức 24oC, lượng mưa dao động từ 1.300 đến 1.500 mm, độ ẩm không khí dao động trong khoảng 80-85%. Đây là điều kiện thuận lợi cho địa phương có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng cơ cấu cây trồng (nhất là cây vụ đông), gieo trồng nhiều vụ/năm. Gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thiên tai (hạn hán, lũ lụt), dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi làm hạn chế hiệu quả sản xuất.
2.1.2.3. Nguồn nước
Bắc Giang có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 03 con sông lớn chảy qua địa bàn là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, có 70 hồ chứa lớn (hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Suối Nứa, hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong, hồ Suối Cấy, ). Cùng với hệ thống sông, hồ, nhiều đập thủy lợi (đập Đá Ong, đập Cầu Sơn, ) có ý nghĩa quan trọng cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, khai thác và NTTS.
2.1.2.4. Sinh vật
Bắc Giang có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật có giá trị lớn. Hệ thực vật rừng khá phong phú với 276 loài cây gỗ thuộc 136 chi của 57 họ thực vật; 452 loài cây dược liệu thuộc 53 chi của 28 họ cây vỏ, dây leo, Hệ động vật rừng khá đa dạng, theo số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh (chủ yếu tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử) có 226 loài, thuộc 81 họ và 24 bộ.
2.1.3. Kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số Bắc Giang năm 2015 là 1.641,2 nghìn người, đứng thứ 16/63 tỉnh, TP trên cả nước và đứng đầu toàn vùng TDMNPB. Số dân nông thôn tuy có xu hướng giảm dần song còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dân số (88,7%), cao hơn cả nước (66,1%) và vùng TDMNPB (77,8%). Năm 2015, tỉ trọng lao động N, L, TS chiếm 54,7%. Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hóa, có tinh thần sáng tạo và khả năng tiếp thu nhanh KHKT.
2.1.3.2. Công nghiệp hóa và đô thị hóa
Trong giai đoạn 2005-2015, CNH và ĐTH ở Bắc Giang diễn ra khá mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Tốc độ gia tăng dân số đô thị của Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 là 1,7%/năm và tỉ lệ dân đô thị thấp hơn nhiều tỉnh, TP khác trên cả nước song vẫn đứng thứ 4/15 tỉnh vùng TDMNPB. Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 khu công nghiệp (KCN) được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 (KCN Đình Trám, KCN Song Khê-Nội Hoàng, KCN Quang Châu, KCN Vân Trung, KCN Việt Hàn) và nhiều cụm công nghiệp. Do vậy thu hút ngày càng nhiều lao động và tạo ra nhu cầu lớn về LT-TP, song dẫn đến tình trạng suy giảm diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường,
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Bắc Giang có mạng lưới giao thông phong phú với sự hội tụ của nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa giúp trao đổi nông sản hàng hóa thuận lợi. Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT đã hoàn thành (tháng 05/2016) góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH nói chung và nông nghiệp nói riêng. Mạng lưới bưu chính viễn thông của Bắc Giang phát triển với tốc độ nhanh. Nguồn cung cấp điện khá ổn định. Mạng lưới chợ ngày càng phát triển với 134 chợ (năm 2015), tỉnh cũng chú trọng xây dựng hệ thống chợ đầu mối ở nông thôn để thu mua và trao đổi nông sản, tiêu biểu như chợ An Châu (Sơn Động), chợ Chũ (Lục Ngạn), chợ Mọc (Tân Yên), chợ Dĩnh Kế và Bãi Mía (TP. Bắc Giang), Hệ thống doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản tăng lên về số lượng và hiệu quả sản xuất. Hệ thống thủy lợi của Bắc Giang từng bước được cải tạo, nâng cấp và làm mới với 1.624 công trình thủy lợi phục vụ cấp nước tưới (hai hệ thống lớn là hệ thống Thác Huống và Cầu Sơn-Cấm Sơn), 618 công trình hồ chứa, 803 công trình trạm bơm tưới và tiêu kết hợp, 203 công trình đập dâng. Đa số các công trình này đảm bảo việc tưới nước cho cây lúa là chính và một phần cây hoa màu, cây ăn quả.
2.1.3.4. Nguồn vốn
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 4.253,0 tỉ đồng (chiếm 3,9% tổng vốn đầu tư phát triển xã hội). Riêng năm 2015, vốn đầu tư cho N, L, TS là 2.075,2 tỉ đồng (chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư).
2.1.3.5. Thị trường tiêu thụ
Với dân số hơn 1,6 triệu người, công nghiệp phát triển mạnh đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh khác tới nên nhu cầu tiêu thụ LT-TP lớn. Việc mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản vừa điều tiết sự hình thành, phát triển tiểu vùng nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa.
2.1.3.6. Chính sách phát triển nông nghiệp
Trên cơ sở những chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới thúc đẩy sản xuất N, L, TS, tiêu biểu là Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.
2.1.3.7. Khoa học - kĩ thuật, công nghệ
Bắc Giang tích cực ứng dụng các loại giống mới, quy trình kĩ thuật tiên tiến gắn với áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều sáng kiến, giải pháp công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong sản xuất N, L, TS. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm, mở rộng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, bền vững.
2.1.4. Đánh giá chung
Bắc Giang có nhiều cơ hội, lợi thế về VTĐL, ĐKTN và TNTN, KT-XH để phát triển nông nghiệp (như vị trí địa chính trị, thị trường tiêu thụ rộng lớn, mô hình liên kết sản xuất, ). Tuy nhiên, còn nhiều thách thức, khó khăn đặt ra đối với sự phát triển của ngành (sự cạnh tranh của sản phẩm nông sản từ các tỉnh lân cận thuộc Đồng bằng sông Hồng và Trung Quốc, thiên tai, tác động của ĐTH đến quỹ đất và lao động nông nghiệp, khả năng thu hút đầu tư cho sản xuất còn hạn chế, )
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
2.2.1. Khái quát chung
Quy mô và tăng trưởng GTSX N, L, TS tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2005-2015 (Đơn vị: Tỉ đồng, giá so sánh 1994 và 2010; %)
Năm
GTSX
2005
2010
2015
TTBQ (%/năm)
TTBQ (%/năm)
TTBQ (%/năm)
2005-2010
2011-2015
2005-2015
Tổng
3.495,3
13.589,9
17.773,6
7,2
5,5
6,4
Nông nghiệp
3.292,2
12.736,9
16.083,6
7,1
4,8
6,1
Lâm nghiệp
123,5
320,0
719,5
4,8
17,8
10,7
Thủy sản
79,6
533,0
970,5
17,0
12,8
15,1
Nguồn: Tính toán từ [17]
Đến nay, N, L, TS vẫn được coi là ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Điều này được thể hiện ở chỗ khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 88,7% dân số và 54,7% lao động xã hội, chiếm 22,7% GRDP toàn nền kinh tế (năm 2015).
GTSX N, L, TS năm 2015 đạt 17.773,6 tỉ đồng (giá so sánh 2010), tăng 14.278,3 tỉ đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực N, L, TS bình quân trong 10 năm qua (2005-2015) đạt 6,4%/năm. Trong cơ cấu GTSX N, L, TS giai đoạn 2005-2015, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế (luôn chiếm trên 90%GTSX toàn ngành), tuy có giảm dần song còn chậm.
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước NTTS ở Bắc Giang tăng liên tục.
Trong tổng số 389.548,3 ha diện tích đất tự nhiên của Bắc Giang năm 2015, đất nông nghiệp chiếm 77,6% (tương đương 302.404,6 ha).
2.2.2. Nông nghiệp
2.2.2.1. Khái quát chung
GTSX nông nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2015, từ 3.292,2 tỉ đồng năm 2005 lên 16.083,6 tỉ đồng năm 2015 (giá so sánh), gấp 4,9 lần. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 6,1%/năm.
Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp (theo giá thực tế)
phân theo ngành tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 Nguồn: Xử lý từ [17]
Trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh, trồng trọt giữ vai trò chủ đạo (50,5%), tiếp theo là chăn nuôi (47,1%) và dịch vụ nông nghiệp (2,4%) năm 2015. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.
2.2.2.2. Trồng trọt
a. Khái quát chung
GTSX ngành trồng trọt tăng nhanh, từ 2.275,3 tỉ đồng năm 2005 lên 8.280,8 tỉ đồng năm 2015 (theo giá so sánh) (gấp 3,6 lần). Tốc độ tăng trưởng GTSX trung bình 5,1%/năm. Trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây trồng chính, giữ vai trò chủ đạo, song có xu hướng giảm về tỉ trọng. Năm 2015, tỉnh lựa chọn xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) để triển khai thực hiện xã NTM theo đặc trưng riêng vùng trồng cây ăn quả huyện Lục Ngạn và mô hình thôn NTM để tạo dấu ấn riêng trong xây dựng NTM.
b. Cây lương thực có hạt
Cây lương thực có hạt đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt cả về GTSX và diện tích. GTSX ngành trồng cây lương thực có hạt tăng lên nhanh chóng (từ 1.038,5 tỉ đồng năm 2005 lên 3.130,4 tỉ đồng năm 2015, gấp 3,0 lần). Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng 1,1 lần, từ 380,1 kg/người lên 403,0 kg/người giai đoạn 2005-2015.
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa và ngô tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2005-2015
Năm
Lúa
Ngô
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Năng suất (tạ/ha)
2005
114,0
556,6
48,8
13,3
44,3
33,3
2010
112,3
597,8
53,2
12,3
44,9
36,7
2015
111,6
619,0
55,5
10,7
42,3
39,5
Nguồn: [17]
Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô và được trồng phổ biến ở khắp các huyện.
Cây lúa: Đây là cây lương thực chính, chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Diện tích đất trồng lúa giảm dần nhưng so với toàn vùng TDMNPB, Bắc Giang vẫn có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất (năm 2015: chiếm 16,4% toàn vùng) và đứng thứ 21/63 tỉnh, TP trên cả nước. Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất đại trà như Hương thơm số 1, LT2, Bắc thơm số 7, Nàng Hương, Nàng Xuân, N46, BC15 tập trung tại các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Ngạn, Sơn Động, Hiệp Hòa. Ở Bắc Giang có 02 vụ lúa chính là vụ đông xuân và vụ mùa, trong đó vụ lúa đông xuân đang dần trở thành vụ sản xuất chính.
Cây ngô: Là cây lương thực quan trọng thứ hai. Tuy nhiên giai đoạn 2005-2015, diện tích gieo trồng cũng như sản lượng ngô giảm. Do áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất ngô tăng (từ 33,3 tạ/ha năm 2005 lên 39,5 tạ/ha vào năm 2015). Một số giống ngô được trồng nhiều là LVN4, LVN61, NK4300, CP888, CP999, LVN99,
c. Cây hoa màu lương thực
Các cây hoa màu được trồng phổ biến ở Bắc Giang là khoai lang, sắn, khoai sọ, ... và được trồng xen canh hoặc luân canh với cây lúa, hoặc trồng trên các bãi bồi ven sông, suối hoặc các khu vực đồi trung du, chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý Bắc Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng khoai lang cao nhất vùng TDMNPB.
d. Cây rau đậu, hoa, cây cảnh
Từ lâu, Bắc Giang là nơi cung cấp cây rau đậu thường xuyên và quan trọng cho các tỉnh lân cận và TP. Hà Nội. GTSX cây rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng liên tục. Năm 2015, GTSX đạt 2.253,5 tỉ đồng (giá thực tế) và chiếm 19,4% GTSX ngành trồng trọt.
e. Cây ăn quả
Quy mô và cơ cấu GTSX ngành trồng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Quy mô GTSX
(tỉ đồng, giá thực tế)
% trong cơ cấu GTSX
ngành trồng trọt
2005
477,5
18,2
2010
1.241,5
18,7
2015
3.567,0
30,8
Nguồn: Tổng hợp từ [17]
Hiện nay, Bắc Giang đã hình thành được một số vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung theo hình thức trang trại vườn đồi - mô hình kinh tế có hiệu quả cao ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Sơn Động, Lạng Giang, .... Năm 2015, GTSX cây ăn quả chiếm 30,8% GTSX ngành trồng trọt.
Trong tập đoàn cây ăn quả, cây vải chiếm vị trí quan trọng và là cây hàng hóa chủ lực. Kể từ năm 2005, tỉnh thực hiện chuyển đổi một phần diện tích vải đã trồng hiệu quả kinh tế không cao sang phát triển một số cây ăn quả khác như cam, bưởi, nhãn, Do vậy, diện tích trồng vải giảm rõ rệt, từ 40,3 nghìn ha năm 2005 xuống còn 31,0 nghìn ha năm 2015 (giảm 1,3 lần), song sản lượng lại tăng từ 69,0 nghìn tấn năm 2005 lên 186,0 nghìn tấn năm 2015 (gấp 2,7 lần). Năm 2015, cây vải chiếm tới 68,4% diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Hầu khắp các địa phương trong tỉnh đều trồng vải, song trồng nhiều nhất là các huyện: Lục Ngạn (52,2% diện tích và 63,7% sản lượng), Lục Nam (19,2% diện tích và 15,6% sản lượng), tiếp theo là các huyện Yên Thế, Sơn Động, Tân Yên. Ngoài ra, Bắc Giang còn có diện tích trồng cam, nhãn, na, hồng, dứa, chuối, xoài khá lớn và mang lại giá trị kinh tế cao.
f. Cây công nghiệp
GTSX cây công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2015. Đến năm 2015, GTSX đạt 675,5 tỉ đồng và chiếm 5,8% cơ cấu GTSX ngành trồng trọt. Cây công nghiệp hàng năm thường được trồng luân canh với cây lúa, trên đất bạc màu hoặc bãi bồi ven sông, chủ yếu là cây lạc, mía, thuốc lá, đậu tương. Trong đó, lạc là cây hàng hóa thế mạnh của tỉnh. Năm 2015, diện tích trồng lạc đạt 11,7 nghìn ha (hiếm tới 90,7% diện tích cây công nghiệp hàng năm), được trồng thành hai vụ: vụ đông xuân và vụ mùa (thu đông). Đây là địa phương đứng đầu vùng TDMNPB về diện tích và sản lượng lạc, còn so với cả nước thì đứng 4/63 tỉnh, TP. Cây công nghiệp lâu năm đáng chú ý ở Bắc Giang là cây chè. Năm 2015, diện tích chè toàn tỉnh đạt 532 ha (94,5% cho thu hoạch) và sản lượng đạt 4,2 nghìn tấn. Huyện trồng nhiều chè nhất là Yên Thế (80,6% diện tích và 92,7% sản lượng chè toàn tỉnh).
2.2.2.3. Chăn nuôi
a. Khái quát chung
Quy mô GTSX chăn nuôi tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2015, từ 917,4 tỉ đồng năm 2005 lên 7.367,1 tỉ đồng năm 2015 (giá so sánh), gấp 8,0 lần. Tốc độ tăng trưởng GTSX trung bình đạt 10%/năm. Cơ cấu GTSX của ngành chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng GTSX chăn nuôi gia súc giảm (song vẫn chiếm ưu thế) và tăng tỉ trọng GTSX ngành chăn nuôi gia cầm cùng sản phẩm không qua giết thịt. Cơ cấu vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng đàn gia cầm và lợn, giảm đàn trâu bò, tập trung phát triển 02 vật nuôi chính là gà và lợn thịt tại các huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang.
Biến động số lượng vật nuôi chủ yếu tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015
(Đơn vị: Nghìn con)
Vật nuôi
2005
2010
2015
Tăng (+), giảm (-) năm 2015 so với năm 2005
Trâu
92,0
83,7
57,5
- 34,5
Bò
99,8
151,0
134,2
+ 34,4
Lợn
928,4
1.162,4
1.244,2
+ 315,8
Gia cầm
Trong đó: Gà
9.075
7.486
15.424
13.526
16.586
14.642
+ 7.511
+ 7.156
Nguồn: Xử lý từ [17]
b. Chăn nuôi lợn
Năm 2015, số lượng đàn lợn trên địa bàn tỉnh 1.244,2 nghìn con, tăng gấp 1,34 lần so với năm 2005, đứng đầu vùng TDMNPB và đứng thứ 3 cả nước (sau TP. Hà Nội và Đồng Nai).
c. Chăn nuôi gia cầm
Năm 2015, đàn gia cầm đạt 16,6 triệu con, tăng gấp 1,83 lần so với năm 2005 và 1,07 lần so với năm 2010. Bắc Giang đứng đầu vùng TDMNPB, đứng thứ 4 cả nước (sau Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An) về tổng đàn gia cầm hiện nay. Gia cầm được nuôi nhiều ở các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Hiệp Hòa Trong cơ cấu đàn gia cầm, gà là vật nuôi chính (chiếm 88,3% tổng đàn gia cầm).
d. Chăn nuôi bò
Chăn nuôi bò ở Bắc Giang cũng góp phần cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và cung cấp thịt cho bữa ăn hàng ngày cho người dân. Năm 2015, đàn bò của tỉnh là 134,2 nghìn con. Đây là tỉnh có tổng đàn bò đứng thứ 2 trong vùng TDMNPB (sau Sơn La) và đứng thứ 15/63 tỉnh, TP cả nước. Ngoài giống bò vàng thì chương trình “Zebu” đàn bò (giống bò Zebu-giống bò u nhiệt đới) đã và đang được mở rộng. Bò được nuôi nhiều ở các huyện trung du và đồng bằng, dẫn đầu là huyện Hiệp Hòa, tiếp sau là Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên và Lục Nam.
e. Chăn nuôi trâu
Số lượng đàn trâu của Bắc Giang giảm do khâu làm đất đã được cơ giới hóa, chủ yếu nuôi lấy thịt. Năm 2015, số lượng đàn trâu 57,5 nghìn con, đứng thứ 13/15 tỉnh TDMNPB (chỉ trên Bắc Kạn và Quảng Ninh), song cũng đứng thứ 18/63 tỉnh, TP cả nước. Các huyện nuôi nhiều trâu là Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Lạng Giang, Yên Thế (chủ yếu là các huyện vùng núi).
f. Chăn nuôi gia súc khác
Bắc Giang hiện nay còn chú trọng phát triển một số vật nuôi khác như ngựa, dê, chăn nuôi ong lấy mật,
2.2.3. Thủy sản
2.2.3.1. Khái quát chung
Trong giai đoạn 2005-2015, GTSX ngành thủy sản liên tục tăng, từ 79,6 tỉ đồng năm 2005 lên 970,5 tỉ đồng năm 2015 (gấp 11,2 lần so với năm 2005, giá so sánh). Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành luôn cao hơn khu vực N, L, TS và ngành nông-lâm nghiệp, trung bình giai đoạn 2005-2015 đạt 15%/năm. Cơ cấu GTSX thủy sản của tỉnh cũng đang chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa (tỉ trọng ngành khai thác giảm và tăng tỉ trọng ngành NTTS). Về sản lượng thủy sản, mức độ chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2005, tỉ trọng sản lượng khai thác là 32,7% và nuôi trồng là 67,3%. Đến năm 2015, tỉ trọng sản lượng nuôi trồng đã vượt khai thác chiếm 89,7%, còn khai thác chiếm 10,3%.
2.2.3.2. Nuôi trồng thủy sản
GTSX thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, từ 48,2 tỉ đồng năm 2005 lên 751,8 tỉ đồng năm 2015 (gấp 15,6 lần so với năm 2005). Tốc độ tăng trung bình 22,8%/năm. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng nhanh, từ 6,1 nghìn tấn năm 2005 lên 32,5 nghìn tấn năm 2015 (gấp 5,4 lần so với năm 2005). Diện tích mặt nước NTTS của Bắc Giang tăng mạnh, đứng thứ 3/15 tỉnh của vùng TDMNPB (sau Quảng Ninh và Phú Thọ). 100% là diện tích nước ngọt. Diện tích NTTS an toàn sinh học mới được áp dụng từ năm 2012 với quy mô nhỏ khoảng 05 ha, tăng lên 310 ha năm 2015. Đối tượng thủy sản được nuôi chủ yếu là các đối tượng cá truyền thống (mè, trôi, trắm, ).
2.2.3.3. Khai thác thủy sản
Trong giai đoạn 2005-2015, GTSX ngành khai thác tăng từ 19,5 tỉ đồng năm 2005 lên 77,5 tỉ đồng năm 2015 (gấp 4,0 lần so với năm 2005). Sản lượng thủy sản khai thác tăng lên, từ 2,9 nghìn tấn năm 2005 lên 3,9 nghìn tấn năm 2015 (gấp 1,3 lần so với năm 2005). Hoạt động khai thác thủy sản ở Bắc Giang chủ yếu là đánh bắt cá, tôm từ sông Thương, sông Lục Nam và một số hồ lớn.
2.2.4. Lâm nghiệp
2.2.4.1. Khái quát chung
Những năm qua, GTSX lâm nghiệp tăng nhanh. Năm 2015, GTSX lâm nghiệp là 719,5 tỉ đồng (gấp 5,8 lần so với năm 2005). Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2005-2015 là 10,7%/năm. So với nông nghiệp và thủy sản, GTSX ngành lâm nghiệp của tỉnh mặc dù gia tăng hàng năm cao song lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX N, L, TS (3,8% năm 2015). Nguyên nhân do sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả sản xuất thấp, địa bàn sản xuất khó khăn (chủ yếu ở các huyện vùng cao, giao thông chưa phát triển), chu kỳ sản xuất dài.
Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp của Bắc Giang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng và chăm sóc rừng, tăng tỉ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản khác cũng như dịch vụ lâm nghiệp. Xét về cơ cấu diện tích rừng, nếu như năm 2005 tỉ trọng diện tích rừng tự nhiên chiếm ưu thế (56,9%) thì đến năm 2015 ưu thế này nhường cho tỉ trọng diện tích rừng trồng (57,6%).
2.2.4.2. Khai thác rừng
Khai thác tài nguyên rừng chủ yếu là gỗ, củi, luồng, vầu, nứa hàng, măng tươi, lá dong, Sản lượng gỗ ngày càng tăng từ 39,1 nghìn m3 năm 2005 lên 400,1 nghìn m3 năm 2015 (gấp 10,2 lần so với năm 2005). Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu gỗ với diện tích khoảng 70 nghìn ha tại các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động.
2.2.4.3. Trồng và chăm sóc rừng
Tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình lớn nhằm đẩy mạnh hoạt động trồng rừng như “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng”, “Chương trình 327”, “Tết trồng cây”, Năm 2005, diện tích rừng trồng đạt 3,9 nghìn ha và tăng lên 81,7 nghìn ha năm 2015.
2.2.4.4. Bảo vệ và phát triển rừng
Đến nay, Bắc Giang cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy cho kiểm lâm; xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng,
2.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang
2.2.5.1. Hộ nông dân (nông hộ)
Những năm qua, số lượng hộ N, L, TS giảm (sự sụt giảm số hộ này chủ yếu là hộ nông nghiệp), thay vào đó là sự tăng lên của hộ phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nông hộ vẫn là đơn vị sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp, nông thôn của địa phương xét trên các khía cạnh sử dụng đất, nguồn lao động, các hàng hóa sản xuất ra.
Để làm sáng tỏ hơn tình hình dồn điền đổi thửa và hiệu quả kinh tế khi nông hộ tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn, tác giả tiến hành điều tra cụ thể 120 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất trên các cánh đồng lớn đó là Phú Khê-Đông Bến (xã Quế Nham, huyện Tân Yên), Phấn Lôi (xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng), Thanh Lâm (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa). Kết quả điều tra cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp/01 cánh đồng/01 hộ có sự thay đổi khá lớn giữa hai thời kỳ trước và sau khi xây dựng NTM, hệ thống dịch vụ CSHT hỗ trợ sản xuất tiến bộ hơn, nông hộ được miễn 100% thủy lợi phí và ứng dụng cơ giới hóa cao. Sau khi kết thúc 04 vụ sản xuất, được hỗ trợ 500 triệu đồng từ ngân sách Trung Ương nhằm tạo nguồn vốn để phục vụ cho việc cải tạo, nâng cấp kênh mương, thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà người dân gặp phải là đầu ra cho nông sản lại ít được hỗ trợ, đa phần do “thuận mua, vừa bán” nên ảnh hưởng tới thu nhập của hộ, không chỉ “mất mùa trượt giá” (do chất lượng kém) mà “được mùa vẫn rớt giá” (do bị cạnh tranh).
Thông tin hoạt động sản xuất trên cánh đồng lớn tỉnh Bắc Giang
năm 2015
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
Tổng số cánh đồng lớn
+ % so với cả nước
+ % so với vùng TDMNPB
Cánh đồng
%
%
118
5,2
64,8
Số hộ tham gia
+ % so với cả nước
+ % so với vùng TDMNPB
+ % so với tổng số hộ nông nghiệp của tỉnh
Hộ
%
%
%
12.675
2,0
28,3
5,4
Diện tích gieo trồng trong 12 tháng qua
+ % so với cả nước
+ % so với vùng TDMNPB
+ % so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Ha
%
%
%
3.794
0,7
29,8
2,6
Diện tích kí hợp đồng bao tiêu trước khi sản xuất
+ % so với cả nước
+ % so với vùng TDMNPB
+ % so với tổng diện tích gieo trồng của tỉnh
Ha
%
%
%
324
0,2
6,5
8,5
Quy mô diện tích đất bình quân của từng cánh đồng lớn
Ha
32,2
Số lượt hộ tham gia bình quân/01 cánh đồng lớn
Hộ
107
Tỉ lệ hộ trên cánh đồng lớn có áp dụng cơ giới hóa và quy trình kĩ thuật so với tổng số hộ trên cánh đồng lớn
%
100
Tỉ lệ sản phẩm chuyên môn hóa
+ Lúa
+ Lạc
+ Rau
%
3,6
1,3
1,1
Tỉ lệ cây trồng chính trên cánh đồng lớn
+ Lúa
+ Lạc
+ Rau
+ Dưa
%
100
87,3
4,2
7,6
0,9
Tổng số mùa vụ thực hiện trên cánh đồng (thời gian thường là 01 năm).
Vụ
379
Thời vụ thực hiện phương án sản xuất
Vụ/năm
02
Tỉ lệ cánh đồng lớn được cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao KHKT
%
100
Tỉ lệ cánh đồng lớn được kí kết tiêu thụ sản phẩm
%
6,1
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [4], [5], [16], [17]
2.2.5.2. Trang trại
Năm 2015, tổng số trang trại toàn tỉnh tăng lên 507 trang trại (gấp 3,7 lần so với năm 2011). Đây là địa phương có số lượng trang trại đứng thứ 2 vùng TDMNPB (sau Thái Nguyên) và 24/63 tỉnh, TP trên cả nước. Các huyện có số lượng trang trại lớn như huyện Tân Yên (132 trang trại, chiếm 26,0% toàn tỉnh), Hiệp Hòa (119 trang trại, chiếm 23,5% toàn tỉnh), tiếp sau là các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng. Trong số 507 trang trại, có tới 88,6% là trang trại chăn nuôi (tương đương với 449 trang trại). Đến ngày 01/07/2016, số trang trại trên địa bàn là 662 trang trại.
2.2.5.3. Hợp tác xã nông nghiệp
Ở Bắc Giang, số lượng HTX nông nghiệp tăng từ 134 HTX năm 2006 lên 313 HTX năm 2016 (gấp 2,3 lần). Nhiều mô hình HTX ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sự phát triển của HTX nông nghiệp trên địa bàn thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, giảm nghèo, xây dựng NTM, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
2.2.5.4. Doanh nghiệp nông nghiệp
Số doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng từ 22 doanh nghiệp năm 2005 lên 195 doanh nghiệp năm 2015 (gấp 8,9 lần). Doanh nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy liên kết sản xuất, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
2.2.5.5. Vùng chuyên canh và sản xuất tập trung
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa (lúa, lạc, vải, rau, ) và vùng chăn nuôi tập trung (trâu, bò, lợn, gia cầm, ). Một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nong_nghiep_trong_qua_trinh_xay_d.doc